1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Lạng Sơn

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi ruouMauSon, 23/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    CÁC TUYẾN DU LỊCH THUỘC NGHÀNH DU LỊCH LẠNG SƠN
    Du lịch nội địa:
    Tới các danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh theo nhu cầu của khách du lịch.
    Du lịch nước ngoài:
    Tới một số nước trên thế giới và đặc biệt là du lịch tới các vùng của đất nước Trung Quốc.
    Các trung tâm lữ hành du lịch Lạng Sơn
    TT Tên đơn vị Địa chỉ Điện thoại
    1-Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch
    Số 41 Đường Lê Lợi Thành phố Lạng Sơn
    025 870 236
    2-Trung tâm du lịch 1
    Số 117 Đường Trần Đăng Ninh Thành phố Lạng Sơn
    025 872 085
    3- Trung tâm du lịch 2
    Số 2 Đường Hoàng Văn ThụThành phố Lạng Sơn
    025 810 556
    4-Cty XNK & Dịch vụ TM
    Số 28 Đường Lý Thái Tổ Thành phố Lạng Sơn
    025 870 330
    Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách Quốc tế

    1-Khách sạn Bắc Sơn
    Số 41- Lê Lợi - Thành phố Lạng Sơn 0
    25 871 849
    2- Khách sạn Đông Kinh
    Số 2 - Nguyễn Du - Đông Kinh- Thành phố Lạng Sơn
    025 870 166
    3 -Khách sạn Kim Sơn
    Số 3 - Minh Khai - Thành phố Lạng Sơn
    025 870 378
    4- Khách sạn Tam Thanh
    Số 117 - Trần Đăng Ninh - Thành phố Lạng Sơn
    025 870 979
    5 -Khách sạn Anh Đào
    Số 1 - Nhị Thanh - Thành phố Lạng Sơn
    025 870 543
    6- Khách Sạn Ngọc Mai
    Số 35 - Lê Lợi - Thành phố Lạng Sơn
    025 873 396
    7- Khách Sạn Bích Hưng
    Số 39 - Lê Đại Hành - Thành phố Lạng Sơn
    025 870 736
    8- Khách Sạn Hoà Bình
    Số 127 - Trần Đăng Ninh - Thành phố Lạng Sơn
    025 870 807
    9- Khách Sạn Mẫu Sơn
    Số125 - Trần Đăng Ninh - Thành phố Lạng Sơn
    025 876 818
    10- Nhà Khách A1
    Phường Chi Lăng -Thành phố Lạng Sơn
    025 870 221
    11- Nhà khách Cửa nam
    Phường Chi Lăng Thành phố Lạng Sơn
    025 810 249



  2. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Hội đầu pháo Kỳ Lừa - Tỉnh Lạng Sơn​

    Hội đầu pháo Kỳ Lừa ở thị xã Lạng Sơn có từ thế kỷ 17, gắn với một truyền thuyết lịch sử thể hiện lòng nghĩa hiệp của viên tướng thời Hậu Lê là Thần Công Tài. Lễ hội bắt đầu từ ngày 22 tháng giêng âm lịch bằng việc rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và kết thúc vào ngày 27 sau khi đã diễn ra hội cướp đầu pháo cùng nhiều trò chơi dân gian khác.
    Hằng năm, vào dịp đầu xuân - bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng giêng (âm lịch) tại thị xã Lạng Sơn lại diễn ra lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa với quy mô, hình thức và nội dung phong phú như múa sư tử, chơi cờ người, đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và quay lại. Sở dĩ nội dung rước kiệu được coi là nội dung chính; quan trọng và hấp dẫn nhất, vì theo truyền thuyết sự việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ.
    Theo lịch sử ghi lại đền Tả Phủ được xây dựng từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) để thờ viên tướng thời Hậu Lê là Thân Công Tài - chức Tả đô đốc Hán quận công, vì thế nhân dân địa phương ngày xưa quen gọi là đền Tả Phủ. Ông Thân Công Tài là người có học, có tài được Trịnh Tạc trọng dụng bổ nhiệm lên Lạng Sơn làm phó tướng nhận chức Đô đốc giúp việc cho Vi Đức Thắng, trấn giữ nơi biên thùy. Trước kia, khu Kỳ Lừa khi ông chưa khai phá mở chợ thường hay bị lũ lụt ngập úng, khi dựng chợ ông cho mua sắm lễ đưa xuống đền Kỳ Cùng để cúng thần Giao Long (thần sông nước). Từ đó, chợ Kỳ Lừa không bị ngập úng nữa, nhân dân địa phương yên tâm họp chợ và họ cho rằng ông Thân Công Tài được thần sông phù hộ để lo việc đời, nên sau khi ông mất, nhân dân lập miếu thờ ông; hằng năm tổ chức lễ hội, rước thần Giao Long lên đền Tả Phủ, nhằm mục đích cầu mong thần Giao Long luôn phù hộ cho ông Thân Công Tài và nhân dân địa phương luôn gặp những điều may mắn, có được cuộc sống yên vui tốt lành.
    Đền Kỳ Cùng xây dựng từ bao giờ cho đến nay chưa có tài liệu nào xác định chứng minh chính xác, theo hồi ức của nhân dân thì đền có từ rất lâu và đã qua nhiều lần sửa chữa. Đền Kỳ Cùng hiện nay thờ Tuần Tranh. Tương truyền, ông Tuần Tranh là một vị quan dưới thời nhà Trần, được cử lên Lạng Sơn đánh giặc, trấn ải biên thùy. Do chủ quan, nên binh sĩ của ông hay bị ốm đau, lúc lâm trận với giặc thường hay bị thương vong, thiệt hại. Sợ quay về triều đình sẽ bị phạt nặng, bước đường cùng ông nhảy xuống sông tự vẫn và con sông này được gọi là sông "Kỳ Cùng". Khi ông Thân Công Tài lên Lạng Sơn nhậm chức, được biết chuyện ông đã viết sớ về tâu với Vua để minh oan cho ông Tuần Tranh. Trong tiềm thức của mình, nhân dân địa phương cảm phục lòng nghĩa hiệp của ông Thân Công Tài nên đã mở hội hằng năm và rước ông Tuần Tranh (đền Kỳ Cùng) lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ). Vì vậy mới có nội dung rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ.
    Hội Đầu pháo Kỳ Lừa bắt đầu từ sáng ngày 22 tháng giêng (âm lịch). Cùng với đoàn người trang phục lộng lẫy, đủ các loại cờ, võng lọng, một tốp thanh niên trai tráng y phục chỉnh tề gọi là "Đồng nam" để khiêng kiệu; một tốp thiếu niên vận đồng phục gọi là "Đồng tử" khiêng đỉnh được đội sư tử múa vây quanh, đi qua các khu dãy phố Kỳ Lừa rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng đón rước ông Tuần Tranh (hay Thần sông) lên kiệu. Đúng giờ ngọ bắt đầu làm lễ. Lễ xong, đoàn người rước kiệu đến đền Tả Phủ hạ kiệu làm lễ tạ ơn.
    Bước sang ngày 23, 24 tháng giêng, lễ hội đầu pháo bắt đầu. Đầu pháo có gắn đầu kim loại, cuốn vải cẩn thận, chuẩn bị xong rước ra sau đền làm lễ cúng thần, xong đầu pháo được đem ra đốt. Khi pháo nổ, vòng kim loại hất lên không trung rơi xuống, mọi người tranh nhau cướp. Những ai tranh được đầu pháo thì đem đến trình với thần đền và Ban Tổ chức lễ hội lấy phần thưởng, phần thưởng ở đây thường là bức tranh vẽ khung cảnh hữu tình và có các chữ Phúc - Lộc - Thọ (hình đầu pháo). Người ta đem vật này về thờ tại gia đình và tin rằng trong năm sẽ làm ăn may mắn bình yên. Trong thời gian hội có các đầu pháo theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 (không có số 7 vì kiêng). Cùng với phần thưởng được trao, những người thắng cuộc thường mang đầu pháo về cầu may, mỗi đầu pháo chỉ được thờ một năm. Đến mùa hội sang năm những gia đình có đầu pháo đem ra đền làm lễ tạ rồi trao lại đầu pháo cho đền.
    27 tháng giêng là ngày kết thúc hội. Cũng vào giờ ngọ, mọi người tập trung ở đền Tả Phủ làm lễ tạm biệt ông Tuần Tranh. Sau tuần lễ, kiệu bắt đầu được rước trở lại đền Kỳ Cùng với nghi thức ban đầu.
    Hòa với trò chơi cướp đầu pháo, lễ rước kiệu, ở đây còn có nhiều hình thức vui chơi như thi đấu cờ người, múa sư tử, hát giao duyên (hát sli, hát lượn)... tạo nên không khí nhộn nhịp vui tươi cho cả một vùng thị xã trong những ngày xuân.
  3. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Hội đầu pháo Kỳ Lừa - Tỉnh Lạng Sơn​

    Hội đầu pháo Kỳ Lừa ở thị xã Lạng Sơn có từ thế kỷ 17, gắn với một truyền thuyết lịch sử thể hiện lòng nghĩa hiệp của viên tướng thời Hậu Lê là Thần Công Tài. Lễ hội bắt đầu từ ngày 22 tháng giêng âm lịch bằng việc rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và kết thúc vào ngày 27 sau khi đã diễn ra hội cướp đầu pháo cùng nhiều trò chơi dân gian khác.
    Hằng năm, vào dịp đầu xuân - bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng giêng (âm lịch) tại thị xã Lạng Sơn lại diễn ra lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa với quy mô, hình thức và nội dung phong phú như múa sư tử, chơi cờ người, đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và quay lại. Sở dĩ nội dung rước kiệu được coi là nội dung chính; quan trọng và hấp dẫn nhất, vì theo truyền thuyết sự việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ.
    Theo lịch sử ghi lại đền Tả Phủ được xây dựng từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) để thờ viên tướng thời Hậu Lê là Thân Công Tài - chức Tả đô đốc Hán quận công, vì thế nhân dân địa phương ngày xưa quen gọi là đền Tả Phủ. Ông Thân Công Tài là người có học, có tài được Trịnh Tạc trọng dụng bổ nhiệm lên Lạng Sơn làm phó tướng nhận chức Đô đốc giúp việc cho Vi Đức Thắng, trấn giữ nơi biên thùy. Trước kia, khu Kỳ Lừa khi ông chưa khai phá mở chợ thường hay bị lũ lụt ngập úng, khi dựng chợ ông cho mua sắm lễ đưa xuống đền Kỳ Cùng để cúng thần Giao Long (thần sông nước). Từ đó, chợ Kỳ Lừa không bị ngập úng nữa, nhân dân địa phương yên tâm họp chợ và họ cho rằng ông Thân Công Tài được thần sông phù hộ để lo việc đời, nên sau khi ông mất, nhân dân lập miếu thờ ông; hằng năm tổ chức lễ hội, rước thần Giao Long lên đền Tả Phủ, nhằm mục đích cầu mong thần Giao Long luôn phù hộ cho ông Thân Công Tài và nhân dân địa phương luôn gặp những điều may mắn, có được cuộc sống yên vui tốt lành.
    Đền Kỳ Cùng xây dựng từ bao giờ cho đến nay chưa có tài liệu nào xác định chứng minh chính xác, theo hồi ức của nhân dân thì đền có từ rất lâu và đã qua nhiều lần sửa chữa. Đền Kỳ Cùng hiện nay thờ Tuần Tranh. Tương truyền, ông Tuần Tranh là một vị quan dưới thời nhà Trần, được cử lên Lạng Sơn đánh giặc, trấn ải biên thùy. Do chủ quan, nên binh sĩ của ông hay bị ốm đau, lúc lâm trận với giặc thường hay bị thương vong, thiệt hại. Sợ quay về triều đình sẽ bị phạt nặng, bước đường cùng ông nhảy xuống sông tự vẫn và con sông này được gọi là sông "Kỳ Cùng". Khi ông Thân Công Tài lên Lạng Sơn nhậm chức, được biết chuyện ông đã viết sớ về tâu với Vua để minh oan cho ông Tuần Tranh. Trong tiềm thức của mình, nhân dân địa phương cảm phục lòng nghĩa hiệp của ông Thân Công Tài nên đã mở hội hằng năm và rước ông Tuần Tranh (đền Kỳ Cùng) lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ). Vì vậy mới có nội dung rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ.
    Hội Đầu pháo Kỳ Lừa bắt đầu từ sáng ngày 22 tháng giêng (âm lịch). Cùng với đoàn người trang phục lộng lẫy, đủ các loại cờ, võng lọng, một tốp thanh niên trai tráng y phục chỉnh tề gọi là "Đồng nam" để khiêng kiệu; một tốp thiếu niên vận đồng phục gọi là "Đồng tử" khiêng đỉnh được đội sư tử múa vây quanh, đi qua các khu dãy phố Kỳ Lừa rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng đón rước ông Tuần Tranh (hay Thần sông) lên kiệu. Đúng giờ ngọ bắt đầu làm lễ. Lễ xong, đoàn người rước kiệu đến đền Tả Phủ hạ kiệu làm lễ tạ ơn.
    Bước sang ngày 23, 24 tháng giêng, lễ hội đầu pháo bắt đầu. Đầu pháo có gắn đầu kim loại, cuốn vải cẩn thận, chuẩn bị xong rước ra sau đền làm lễ cúng thần, xong đầu pháo được đem ra đốt. Khi pháo nổ, vòng kim loại hất lên không trung rơi xuống, mọi người tranh nhau cướp. Những ai tranh được đầu pháo thì đem đến trình với thần đền và Ban Tổ chức lễ hội lấy phần thưởng, phần thưởng ở đây thường là bức tranh vẽ khung cảnh hữu tình và có các chữ Phúc - Lộc - Thọ (hình đầu pháo). Người ta đem vật này về thờ tại gia đình và tin rằng trong năm sẽ làm ăn may mắn bình yên. Trong thời gian hội có các đầu pháo theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 (không có số 7 vì kiêng). Cùng với phần thưởng được trao, những người thắng cuộc thường mang đầu pháo về cầu may, mỗi đầu pháo chỉ được thờ một năm. Đến mùa hội sang năm những gia đình có đầu pháo đem ra đền làm lễ tạ rồi trao lại đầu pháo cho đền.
    27 tháng giêng là ngày kết thúc hội. Cũng vào giờ ngọ, mọi người tập trung ở đền Tả Phủ làm lễ tạm biệt ông Tuần Tranh. Sau tuần lễ, kiệu bắt đầu được rước trở lại đền Kỳ Cùng với nghi thức ban đầu.
    Hòa với trò chơi cướp đầu pháo, lễ rước kiệu, ở đây còn có nhiều hình thức vui chơi như thi đấu cờ người, múa sư tử, hát giao duyên (hát sli, hát lượn)... tạo nên không khí nhộn nhịp vui tươi cho cả một vùng thị xã trong những ngày xuân.
  4. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Giới thiệu đám cưới người Dao ở Lạng Sơn


    Hôm nay tại bản Đông Áng, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn có một đám cưới của người Dao Thanh Y tổ chức theo phong tục cổ truyền cho cô dâu Hà Thị Vân và chú rể Lý Văn Hai.
    Từ sáng sớm hai chảo gang to đã được đun "hết tốc lực" bằng những thanh củi rực cháy, và bà con người Dao trong vùng đã thay phiên nhau đến "uống rượu mừng".
    Phải chờ đến 15h chú rể mới được phép đến nhà gái đón dâu, tôi tranh thủ gặp già làng Hà Văn Cắm và trưởng bản Hà Văn Sắt tìm hiểu về phong tục cưới xin của người Dao Thanh Y. Rất may, cả hai người đều thông thạo tiếng phổ thông.
    Quá trình dựng vợ gả chồng của người Dao cũng tiến hành qua ba bước: Dạm hỏi - Đính hôn - và Tổ chức đám cưới. Là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người, nên cha mẹ hai bên đều có thái độ thận trọng và nghiêm túc. Họ thường trực tiếp trao đổi ý kiến và bao giờ cũng dựa trên sự thuận tình của đôi trẻ chứ không theo hủ tục phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó".
    Trước khi đến dạm hỏi, nhà trai nhờ người "đánh tiếng" với nhà gái về thời gian họ sẽ đến thưa chuyện. Người trực tiếp đi dạm hỏi là cha, mẹ chàng trai và một người đàn ông hàng xóm đứng tuổi có đức độ, uy tín và kinh tế khá giả. Lễ vật dạm hỏi chẳng có gì khác ngoài chai rượu trắng mặc dù nhà gái bao giờ cũng chuẩn bị sẵn mâm cơm thịnh soạn để đãi khách. Nếu nhà gái đồng ý sẽ đặt "tờ mệnh" ghi ngày tháng, giờ sinh của cô gái lên bàn thờ, vị đại diện nhà trai đặt lên đó 3.000 đồng và nhận lấy tờ mệnh. Nhà trai đem tờ mệnh đó về, đưa đến thầy mo cùng tờ mệnh chàng trai để xem số cho đôi trẻ. Nếu số đôi trẻ không hợp nhau, nhà trai chỉ cần thông báo đến nhà gái qua đôi lời nhắn nhủ. Nếu số hợp nhau, nhà trai sẽ đến nhà gái lần thứ hai, đặt lên bàn thờ gia tiên 12.000 để làm lễ và ít ngày sau đó, lễ đặt chân gà (tức lễ đính hôn) được tổ chức.
    Trong lễ đính hôn, nhà trai đem đến nhà gái lễ vật bao gồm hai con gà, hai chai rượu, hai ống gạo nếp. Nếu gà được nhà gái đem mổ ngay để làm đồ cúng là mọi việc suôn sẻ. Hai họ sẽ tiếp tục chuyện trò, thỏa thuận số lượng các đồ lễ mà nhà trai phải đem sang nhà gái trong dịp cưới. Số lượng này tùy thuộc vào dòng họ cô gái lớn hay bé và phong tục riêng của mỗi tộc Dao. Với Dao đỏ vùng Tràng Định là 4 triệu tiền mặt, 140kg thịt lợn, 8 lít rượu, 1 con gà và số thịt dùng để chia phần cho những người thân thích trong gia đình cô dâu (trước đây ông, bà ngoại mỗi người 12kg, con trai cả của ông ngoại 8 kg, con trai thứ, con gái của ông ngoại và anh chị em ruột của cô dâu mỗi người 2 kg). Với Dao Lù Gang vùng Mẫu Sơn là 1,5 triệu đồng, 50kg thịt lợn, 50 lít rượu trắng, 30kg gạo và một số thịt phần. Với Dao Thanh Y ở Đình Lập đồ thách cưới có phần khiêm tốn hơn, chỉ có 40kg thịt lợn, 1 đến 2 đồng bạc trắng và 1,8 triệu tiền mặt.
    Một nửa số tiền mặt đó nhà trai phải đưa cho nhà gái trước khoảng mươi ngày để mua một đôi hoa tai bằng vàng hoặc bạc, 2 chăn bông, 2 chiếc chiếu, 2 phích đựng nước, 2 nồi con. Những tư trang và đồ dùng này được bổ sung vào số của hồi môn cùng với toàn bộ tặng phẩm và tiền mừng của người thân, dân bản sẽ được đem về nhà trai trong lễ rước dâu.
    Sau lễ đính hôn, nếu không gặp điềm gì xấu như giữa đường gặp rắn bò ngang, hoẵng kêu, nhện sa, thì lễ cưới sẽ được gấp rút chuẩn bị. Nhà trai xem được ngày tốt, đem hai lít rượu đến nhà gái thông báo ngày cưới. Nhà gái nhận rượu, đem một lít ra uống cùng nhau, một lít gửi biếu ông bà ngoại, vừa là để tỏ lòng hiếu thảo, vừa là kính báo sắp gả con.
    Lễ cưới của người Dao còn được gọi là lễ uống rượu. Trong ngày vui đó, chỉ có chú rể người Dao Thanh Y mới đi đón dâu. Cùng đi với chú rể có một ông hàng xóm đức độ, uy tín, gia cảnh đề huề (như người đại diện và chứng kiến), một người đàn bà đứng tuổi giúp chú rể ăn vận trang phục truyền thống.
    15h ngày hôm đó, họ đến sát bản Đông Áng thì dừng lại bên bờ sông chờ ông đại diện thông báo cho nhà gái và xin phép thày mo. Mỗi lần thông báo và xin phép đó, ông đại diện đều đặt lên bàn thờ vài ba ngàn đồng để làm lễ. Mặc dù thày mo đã cho phép, đoàn nhà trai vẫn không được đến thẳng nhà gái mà phải đến một nhà hàng xóm gọi là nhà tiền trạm. Nhưng để vào được nhà tiền trạm này, chú rể khoác lên người bộ áo cưới có khá nhiều dải vải hoa văn sặc sỡ trông như những lá bùa và phải qua ba lần dừng lại trước dải lụa đào do bốn người phụ nữ giăng ngang và hát những bài dân ca chúc mừng. Cứ sau mỗi bài hát, ông đại diện nhà trai lại vui vẻ thưởng cho bốn người ngăn đường 12.000đ để dải lụa đào được mở ra. Ngày hôm sau khi sang nhà gái, họ còn trải qua 2 lần ngăn đường như thế, một lần ở cửa nhà, một lần ở cửa buồng cô dâu.
    Ông Phóng - bố đẻ cô dâu - trịnh trọng đặt lên bàn thờ một mâm cơm cúng. Thày mo rì rầm khấn báo tổ tiên về việc có một người con gái trong gia đình đi làm dâu con ở dòng họ khác. Cô dâu Hà Thị Vân từ trong buồng riêng đi ra, nghẹn ngào xúc động vái lạy tổ tiên 3 lần trước sự chứng kiến của người thân. Rồi cô bước ra khỏi nhà mà không được phép quay lại. Theo sau cô là đoàn người đi đón dâu của họ nhà trai, kể cả những người gánh lễ vật đến nhà gái từ hai hôm trước, và một số người nhà gái đưa dâu cùng với của hồi môn.
    Vượt qua hơn hai giờ đồng hồ đi bộ, những người rước dâu về đến nhà trai ở bản Khe Pặn. Tại đây một nghi lễ trang trọng nhất trong ngày cưới được tổ chức - cô dâu vái lạy tổ tiên nhà chồng. Bàn thờ trong ngày cưới được gọi là Hồng Đường (tiếng Dao là Hoòng Toòng), có kê một dãy bàn ghế trang trọng, trên bàn có bày 12 bát con, 12 đôi đũa, 12 chén rượu tượng trưng cho 12 họ đầu tiên của người Dao và vài bát gan lợn. Bố mẹ chàng rể chắp tay mời 12 vị đáng kính nhất của chủ và khách lên ngồi vào hai dãy ghế ở hai bên bàn. Thày mo bắt đầu tiến hành các nghi lễ. Cô dâu và chú rể được dẫn đến trước Hồng Đường. Cô dâu trùm khăn kín mặt, đứng lạy, chỉ có chú rể quì xuống 3 lần, mỗi lần 3 lễ tổ tiên. Lễ xong, cô dâu, chú rể vào buồng riêng, trả lại mấy gian nhà ngoài cho quí khách khề khà nhắm rượu và chuyện trò rôm rả.
    Hai ngày hôm sau, đôi vợ chồng trẻ mới đưa nhau về nhà gái làm lễ lại mặt (tiếng Dao gọi là ùi mỉn). Gia đình nhà trai cho một cô bé gái từ 12 đến 15 tuổi đi theo để khi đến gần nhà gái thì gánh giúp đồ lễ. Đồ lễ có gà, rượu, bánh (hoặc gạo). Ngày hôm đó, chú rể được bố vợ dẫn đi chào họ hàng thân thích. Hôm sau, đôi vợ chồng trẻ mới quay lại Khe Pặn, và cuộc sống mới thực sự bắt đầu.
    Lên vùng cao Lạng Sơn vào mùa đông và mùa xuân rất hay gặp đám cưới Dao. Bạn sẽ có cảm giác như gặp một rừng hoa di động, bởi vì trang phục của con gái Dao thật đẹp và rực rỡ. Tất nhiên là bạn sẽ phát hiện thêm một vài điều không giống với những nghi lễ mô tả trong bài viết này. Giữa các tộc Dao ở các địa phương thường có những phong tục riêng, khác biệt. Nhưng có điều chắc chắn là bạn sẽ được họ nhiệt thành mời uống những chén rượu mừng ngất ngây nồng ấm.
  5. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Giới thiệu đám cưới người Dao ở Lạng Sơn


    Hôm nay tại bản Đông Áng, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn có một đám cưới của người Dao Thanh Y tổ chức theo phong tục cổ truyền cho cô dâu Hà Thị Vân và chú rể Lý Văn Hai.
    Từ sáng sớm hai chảo gang to đã được đun "hết tốc lực" bằng những thanh củi rực cháy, và bà con người Dao trong vùng đã thay phiên nhau đến "uống rượu mừng".
    Phải chờ đến 15h chú rể mới được phép đến nhà gái đón dâu, tôi tranh thủ gặp già làng Hà Văn Cắm và trưởng bản Hà Văn Sắt tìm hiểu về phong tục cưới xin của người Dao Thanh Y. Rất may, cả hai người đều thông thạo tiếng phổ thông.
    Quá trình dựng vợ gả chồng của người Dao cũng tiến hành qua ba bước: Dạm hỏi - Đính hôn - và Tổ chức đám cưới. Là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người, nên cha mẹ hai bên đều có thái độ thận trọng và nghiêm túc. Họ thường trực tiếp trao đổi ý kiến và bao giờ cũng dựa trên sự thuận tình của đôi trẻ chứ không theo hủ tục phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó".
    Trước khi đến dạm hỏi, nhà trai nhờ người "đánh tiếng" với nhà gái về thời gian họ sẽ đến thưa chuyện. Người trực tiếp đi dạm hỏi là cha, mẹ chàng trai và một người đàn ông hàng xóm đứng tuổi có đức độ, uy tín và kinh tế khá giả. Lễ vật dạm hỏi chẳng có gì khác ngoài chai rượu trắng mặc dù nhà gái bao giờ cũng chuẩn bị sẵn mâm cơm thịnh soạn để đãi khách. Nếu nhà gái đồng ý sẽ đặt "tờ mệnh" ghi ngày tháng, giờ sinh của cô gái lên bàn thờ, vị đại diện nhà trai đặt lên đó 3.000 đồng và nhận lấy tờ mệnh. Nhà trai đem tờ mệnh đó về, đưa đến thầy mo cùng tờ mệnh chàng trai để xem số cho đôi trẻ. Nếu số đôi trẻ không hợp nhau, nhà trai chỉ cần thông báo đến nhà gái qua đôi lời nhắn nhủ. Nếu số hợp nhau, nhà trai sẽ đến nhà gái lần thứ hai, đặt lên bàn thờ gia tiên 12.000 để làm lễ và ít ngày sau đó, lễ đặt chân gà (tức lễ đính hôn) được tổ chức.
    Trong lễ đính hôn, nhà trai đem đến nhà gái lễ vật bao gồm hai con gà, hai chai rượu, hai ống gạo nếp. Nếu gà được nhà gái đem mổ ngay để làm đồ cúng là mọi việc suôn sẻ. Hai họ sẽ tiếp tục chuyện trò, thỏa thuận số lượng các đồ lễ mà nhà trai phải đem sang nhà gái trong dịp cưới. Số lượng này tùy thuộc vào dòng họ cô gái lớn hay bé và phong tục riêng của mỗi tộc Dao. Với Dao đỏ vùng Tràng Định là 4 triệu tiền mặt, 140kg thịt lợn, 8 lít rượu, 1 con gà và số thịt dùng để chia phần cho những người thân thích trong gia đình cô dâu (trước đây ông, bà ngoại mỗi người 12kg, con trai cả của ông ngoại 8 kg, con trai thứ, con gái của ông ngoại và anh chị em ruột của cô dâu mỗi người 2 kg). Với Dao Lù Gang vùng Mẫu Sơn là 1,5 triệu đồng, 50kg thịt lợn, 50 lít rượu trắng, 30kg gạo và một số thịt phần. Với Dao Thanh Y ở Đình Lập đồ thách cưới có phần khiêm tốn hơn, chỉ có 40kg thịt lợn, 1 đến 2 đồng bạc trắng và 1,8 triệu tiền mặt.
    Một nửa số tiền mặt đó nhà trai phải đưa cho nhà gái trước khoảng mươi ngày để mua một đôi hoa tai bằng vàng hoặc bạc, 2 chăn bông, 2 chiếc chiếu, 2 phích đựng nước, 2 nồi con. Những tư trang và đồ dùng này được bổ sung vào số của hồi môn cùng với toàn bộ tặng phẩm và tiền mừng của người thân, dân bản sẽ được đem về nhà trai trong lễ rước dâu.
    Sau lễ đính hôn, nếu không gặp điềm gì xấu như giữa đường gặp rắn bò ngang, hoẵng kêu, nhện sa, thì lễ cưới sẽ được gấp rút chuẩn bị. Nhà trai xem được ngày tốt, đem hai lít rượu đến nhà gái thông báo ngày cưới. Nhà gái nhận rượu, đem một lít ra uống cùng nhau, một lít gửi biếu ông bà ngoại, vừa là để tỏ lòng hiếu thảo, vừa là kính báo sắp gả con.
    Lễ cưới của người Dao còn được gọi là lễ uống rượu. Trong ngày vui đó, chỉ có chú rể người Dao Thanh Y mới đi đón dâu. Cùng đi với chú rể có một ông hàng xóm đức độ, uy tín, gia cảnh đề huề (như người đại diện và chứng kiến), một người đàn bà đứng tuổi giúp chú rể ăn vận trang phục truyền thống.
    15h ngày hôm đó, họ đến sát bản Đông Áng thì dừng lại bên bờ sông chờ ông đại diện thông báo cho nhà gái và xin phép thày mo. Mỗi lần thông báo và xin phép đó, ông đại diện đều đặt lên bàn thờ vài ba ngàn đồng để làm lễ. Mặc dù thày mo đã cho phép, đoàn nhà trai vẫn không được đến thẳng nhà gái mà phải đến một nhà hàng xóm gọi là nhà tiền trạm. Nhưng để vào được nhà tiền trạm này, chú rể khoác lên người bộ áo cưới có khá nhiều dải vải hoa văn sặc sỡ trông như những lá bùa và phải qua ba lần dừng lại trước dải lụa đào do bốn người phụ nữ giăng ngang và hát những bài dân ca chúc mừng. Cứ sau mỗi bài hát, ông đại diện nhà trai lại vui vẻ thưởng cho bốn người ngăn đường 12.000đ để dải lụa đào được mở ra. Ngày hôm sau khi sang nhà gái, họ còn trải qua 2 lần ngăn đường như thế, một lần ở cửa nhà, một lần ở cửa buồng cô dâu.
    Ông Phóng - bố đẻ cô dâu - trịnh trọng đặt lên bàn thờ một mâm cơm cúng. Thày mo rì rầm khấn báo tổ tiên về việc có một người con gái trong gia đình đi làm dâu con ở dòng họ khác. Cô dâu Hà Thị Vân từ trong buồng riêng đi ra, nghẹn ngào xúc động vái lạy tổ tiên 3 lần trước sự chứng kiến của người thân. Rồi cô bước ra khỏi nhà mà không được phép quay lại. Theo sau cô là đoàn người đi đón dâu của họ nhà trai, kể cả những người gánh lễ vật đến nhà gái từ hai hôm trước, và một số người nhà gái đưa dâu cùng với của hồi môn.
    Vượt qua hơn hai giờ đồng hồ đi bộ, những người rước dâu về đến nhà trai ở bản Khe Pặn. Tại đây một nghi lễ trang trọng nhất trong ngày cưới được tổ chức - cô dâu vái lạy tổ tiên nhà chồng. Bàn thờ trong ngày cưới được gọi là Hồng Đường (tiếng Dao là Hoòng Toòng), có kê một dãy bàn ghế trang trọng, trên bàn có bày 12 bát con, 12 đôi đũa, 12 chén rượu tượng trưng cho 12 họ đầu tiên của người Dao và vài bát gan lợn. Bố mẹ chàng rể chắp tay mời 12 vị đáng kính nhất của chủ và khách lên ngồi vào hai dãy ghế ở hai bên bàn. Thày mo bắt đầu tiến hành các nghi lễ. Cô dâu và chú rể được dẫn đến trước Hồng Đường. Cô dâu trùm khăn kín mặt, đứng lạy, chỉ có chú rể quì xuống 3 lần, mỗi lần 3 lễ tổ tiên. Lễ xong, cô dâu, chú rể vào buồng riêng, trả lại mấy gian nhà ngoài cho quí khách khề khà nhắm rượu và chuyện trò rôm rả.
    Hai ngày hôm sau, đôi vợ chồng trẻ mới đưa nhau về nhà gái làm lễ lại mặt (tiếng Dao gọi là ùi mỉn). Gia đình nhà trai cho một cô bé gái từ 12 đến 15 tuổi đi theo để khi đến gần nhà gái thì gánh giúp đồ lễ. Đồ lễ có gà, rượu, bánh (hoặc gạo). Ngày hôm đó, chú rể được bố vợ dẫn đi chào họ hàng thân thích. Hôm sau, đôi vợ chồng trẻ mới quay lại Khe Pặn, và cuộc sống mới thực sự bắt đầu.
    Lên vùng cao Lạng Sơn vào mùa đông và mùa xuân rất hay gặp đám cưới Dao. Bạn sẽ có cảm giác như gặp một rừng hoa di động, bởi vì trang phục của con gái Dao thật đẹp và rực rỡ. Tất nhiên là bạn sẽ phát hiện thêm một vài điều không giống với những nghi lễ mô tả trong bài viết này. Giữa các tộc Dao ở các địa phương thường có những phong tục riêng, khác biệt. Nhưng có điều chắc chắn là bạn sẽ được họ nhiệt thành mời uống những chén rượu mừng ngất ngây nồng ấm.
  6. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Ai lên xứ Lạng cùng anh - Lạng Sơn

    Lạng Sơn là một thị trấn biên giới sầm uất và lâu đời nhất của VN. Hiện nay Lạng Sơn được du khách trong nước biết đến vì có nhiều các hang động, đền chùa cổ kính và vì có các chợ đông đúc, nhiều mặt hàng giá rẻ. Ở phường Tam Thanh có dấu tích của thành nhà Mạc, có động Tam Thanh và Nhị Thanh, có hòn Vọng Phu mang hình nàng Tô Thị ôm con chờ chồng. Ở phường Chi Lăng có chợ Đông Kinh sầm uất, có động Chùa Tiên, đền Ngũ Nhạc, đền Quan Tam Phủ, chùa Thành. Ở phường Vĩnh Trại có đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ.
    Các công ty du lịch ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đều có các tuyến đưa du khách đi Lạng Sơn tham quan và đi lễ vì các chùa chiền, đền phủ, hang động ở đây nổi tiếng là linh thiêng. Từ Hà Nội, nếu muốn đi tự túc có thể đi tàu hỏa mỗi ngày có hai chuyến hoặc thuê xe ôtô. Ngay cuối phố Phủ Doãn (Hà Nội) có rất nhiều xe chở thuê với giá khoảng 900 nghìn/ xe 12 chỗ hoặc 1,2 triệu đồng/ xe 15 chỗ, đi về trong 1 ngày. Các lái xe đều rất thông thạo mọi nơi ở Lạng Sơn; họ có thể dẫn bạn đi lễ chùa chiền, thăm thú hang động, thậm chí dẫn bạn đi chợ nào để mua hàng gì cho rẻ và thật; nhờ họ, bạn có thể đi nhiều nơi ở Lạng Sơn trong một ngày. Bạn cũng có thể đón xe khách chất lượng cao tại bờ hồ Hoàn Kiếm, Phùng Hưng và chân cầu Long Biên. Chú ý là đã có rất nhiều du khách vào chợ rồi mải mê la cà mua hàng và ăn quà đến nỗi không còn thời gian đi tham quan hoặc lỡ chuyến xe về, đúng như câu ca dao nổi tiếng xưa nay:
    Ai lên xứ Lạng cùng anh,
    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
    Tay cầm bầu rượu, nắm nem,
    Mảng vui quên cả lời em dặn dò.
  7. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Ai lên xứ Lạng cùng anh - Lạng Sơn

    Lạng Sơn là một thị trấn biên giới sầm uất và lâu đời nhất của VN. Hiện nay Lạng Sơn được du khách trong nước biết đến vì có nhiều các hang động, đền chùa cổ kính và vì có các chợ đông đúc, nhiều mặt hàng giá rẻ. Ở phường Tam Thanh có dấu tích của thành nhà Mạc, có động Tam Thanh và Nhị Thanh, có hòn Vọng Phu mang hình nàng Tô Thị ôm con chờ chồng. Ở phường Chi Lăng có chợ Đông Kinh sầm uất, có động Chùa Tiên, đền Ngũ Nhạc, đền Quan Tam Phủ, chùa Thành. Ở phường Vĩnh Trại có đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ.
    Các công ty du lịch ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đều có các tuyến đưa du khách đi Lạng Sơn tham quan và đi lễ vì các chùa chiền, đền phủ, hang động ở đây nổi tiếng là linh thiêng. Từ Hà Nội, nếu muốn đi tự túc có thể đi tàu hỏa mỗi ngày có hai chuyến hoặc thuê xe ôtô. Ngay cuối phố Phủ Doãn (Hà Nội) có rất nhiều xe chở thuê với giá khoảng 900 nghìn/ xe 12 chỗ hoặc 1,2 triệu đồng/ xe 15 chỗ, đi về trong 1 ngày. Các lái xe đều rất thông thạo mọi nơi ở Lạng Sơn; họ có thể dẫn bạn đi lễ chùa chiền, thăm thú hang động, thậm chí dẫn bạn đi chợ nào để mua hàng gì cho rẻ và thật; nhờ họ, bạn có thể đi nhiều nơi ở Lạng Sơn trong một ngày. Bạn cũng có thể đón xe khách chất lượng cao tại bờ hồ Hoàn Kiếm, Phùng Hưng và chân cầu Long Biên. Chú ý là đã có rất nhiều du khách vào chợ rồi mải mê la cà mua hàng và ăn quà đến nỗi không còn thời gian đi tham quan hoặc lỡ chuyến xe về, đúng như câu ca dao nổi tiếng xưa nay:
    Ai lên xứ Lạng cùng anh,
    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
    Tay cầm bầu rượu, nắm nem,
    Mảng vui quên cả lời em dặn dò.
  8. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Phố chợ Kỳ Lừa Lạng Sơn​


    Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn là dấu ấn của văn hoá hội chợ khá đậm đà. Chợ không những chỉ là nơi giao lưu hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu, hẹn hò của thanh niên các dân tộc. Chợ Kỳ Lừa mỗi tháng họp sáu phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh .
    Người đến chợ có khi không cốt để mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn, Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp ban thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn, tìm đến những niềm đồng cảm bao quanh. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục,còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng.
    Mỗi năm Lạng Sơn có Hội chợ Kỳ lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sác dân tộc. Chợ Kỳ lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm. Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn
  9. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Phố chợ Kỳ Lừa Lạng Sơn​


    Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn là dấu ấn của văn hoá hội chợ khá đậm đà. Chợ không những chỉ là nơi giao lưu hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu, hẹn hò của thanh niên các dân tộc. Chợ Kỳ Lừa mỗi tháng họp sáu phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh .
    Người đến chợ có khi không cốt để mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn, Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp ban thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn, tìm đến những niềm đồng cảm bao quanh. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục,còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng.
    Mỗi năm Lạng Sơn có Hội chợ Kỳ lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sác dân tộc. Chợ Kỳ lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm. Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn
  10. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Sản vật Lạng Sơn​


    Đến xứ lạng, du khách không chỉ ngẩn ngơ trước mây nước, núi non, hang động, với những phố chợ phiên mà câu ca thuở xưa có viết:
    "Đồng Đăng cô phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"​
    Bạn còn được khám phá những hương vị rất riêng của Lạng Sơn qua những món ăn đặc sản của xứ này. Nếu kể về phở, ngoài các loại phở thông dụng như nhiều nơi khác, xứ Lạng còn có hai món phở đặc biệt là phở chua và phở vịt quay.
    Phở chua được làm bởi bánh phở tươi thái nhỏ (phải thật nhỏ, bánh dai sợi mới ngon) được trộn với các loại gia vị, thịt xá xíu lạc rang giã nhỏ, trứng vịt luộc bổ tư và nước lũ. Thêm vài cọng rau mùi tàu, mùi ta, vài lát ớt đỏ tươi rắc lên trên đĩa, bạn đã có một món điểm tâm rất ngon, ăn không bị ngấy bởi vị chua, ngòn ngọt, cay cay, bùi bùi rất thú. Còn phở vịt quay ở xứ Lạng cũng rất ngon, nếu đến Lạng Sơn một lần mà bạn không thưởng thức thì thật đáng tiếc. Có một loại gia vị thường ăn kèm với phở không thể thiếu là măng chua ngâm với ớt, tỏi và "mác mật - một loại gia vị vào loại hảo hạng của Lạng Sơn. Chọn măng gì, ngâm một lọ măng ớt như thế nào cho ngon, đấy là một nghệ thuật.
    Có một món ăn điểm tâm nữa rất Lạng Sơn là món bánh cuốn trứng ăn nóng. Kỹ thuật tráng bánh cuốn của người xứ Lạng cũng giống như một số địa phương khác cũng có món bánh cuốn nóng. Riêng cách ăn có hơi khác Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa... khi ăn bánh cuốn người ta thường pha chế nước chấm gồm nước mắm, giấm, đường, hạt tiêu, ớt. Người xứ Lạng cũng dùng gia vị như vậy nhưng cho thêm nhân thịt nạc băm nhỏ rang kỹ. Đĩa bánh cuốn nóng nghi ngút khói bưng ra còn được rưới thêm một thìa thịt băm rang khô, thêm chút mùi hoa, mùi tàu thái thật nhỏ, lọ măng ớt, bạn đã có một món ăn thật hấp dẫn. Còn khi ngồi vào bàn tiệc "ăn để nhớ, ăn để hiểu về Lạng Sơn", xin bạn đừng quên gọi món vịt quay và thịt lợn quay. Đây cũng là món trong cỗ bàn sang trọng và tiệc cưới người xứ Lạng. Vịt quay muốn ngon phải là giống vịt bầu Thất Khê. Giống vịt này vừa béo vừa dầy thịt, xương nhỏ thịt mềm. Từ kỹ thuật sơ chế tẩm ướp gia vị đến lúc quay để vịt vừa chín, tỏa mùi thơm ngậy của thịt vịt và lá mác mật, da vịt căng bóng, có màu vàng sẫm của mật ong là bí quyết riêng của người xứ Lạng. Miếng thịt vừa chặt ra nóng sốt bốc khói, vừa mềm vừa béo, cắn ngập chân răng với mùi vị đặc trưng đấy mới đích thực là vịt ngon. Người Lạng Sơn ăn vịt quay không chấm nước mắm hay xì dầu mà tự chế một loại nước lủ có đủ vị ngọt, chua, mặn, cay, thơm. Vịt quay có thể ăn cùng với bún và các loại rau diếp, rau thơm.
    Thịt lợn quay ở Lạng Sơn không chỉ là món ăn đặc sản mà còn là lễ vật trong đám cưới của người Tày và người Nùng. Khi đến nhà gái đón dâu, nhà trai phải có thịt lợn quay, phong giấy đỏ, bọc trong lá chuối để làm lễ gia tiên. Món thịt lợn quay muốn ngon không béo phải chọn loại 20-25kg/con. Khi cạo lông chú ý không để da bị trầy xước, vì khi quay lợn sẽ bị nứt bì mất nước. Lợn được cạo sạch lông, mổ bỏ hết gan, lòng, rửa sạch bằng nước nguội để ráo nước sau đó bắt đầu ướp tẩm bằng các loại gia vị như hạt tiêu, mì chính, lá mác mật vào trong bụng lợn rồi khâu kín lại. Để khoảng 20-30 phút chò ngấm rồi đưa lên quay trên lò than hồng. Muốn da lợn giòn ngon có màu đẹp, trước khi quay người ta thường quét một lớp mật ong lên toàn thân con lợn. Người xứ Lạng quay lợn bằng than hoa (than củi). Thịt lợn quay vì thế khi chín sẽ không bị mất nước, ngọt thịt có mùi thơm của lá mác mật. Khi ăn chấm với nước xì dầu ngon.

Chia sẻ trang này