1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Lạng Sơn

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi ruouMauSon, 23/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Sản vật Lạng Sơn​


    Đến xứ lạng, du khách không chỉ ngẩn ngơ trước mây nước, núi non, hang động, với những phố chợ phiên mà câu ca thuở xưa có viết:
    "Đồng Đăng cô phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"​
    Bạn còn được khám phá những hương vị rất riêng của Lạng Sơn qua những món ăn đặc sản của xứ này. Nếu kể về phở, ngoài các loại phở thông dụng như nhiều nơi khác, xứ Lạng còn có hai món phở đặc biệt là phở chua và phở vịt quay.
    Phở chua được làm bởi bánh phở tươi thái nhỏ (phải thật nhỏ, bánh dai sợi mới ngon) được trộn với các loại gia vị, thịt xá xíu lạc rang giã nhỏ, trứng vịt luộc bổ tư và nước lũ. Thêm vài cọng rau mùi tàu, mùi ta, vài lát ớt đỏ tươi rắc lên trên đĩa, bạn đã có một món điểm tâm rất ngon, ăn không bị ngấy bởi vị chua, ngòn ngọt, cay cay, bùi bùi rất thú. Còn phở vịt quay ở xứ Lạng cũng rất ngon, nếu đến Lạng Sơn một lần mà bạn không thưởng thức thì thật đáng tiếc. Có một loại gia vị thường ăn kèm với phở không thể thiếu là măng chua ngâm với ớt, tỏi và "mác mật - một loại gia vị vào loại hảo hạng của Lạng Sơn. Chọn măng gì, ngâm một lọ măng ớt như thế nào cho ngon, đấy là một nghệ thuật.
    Có một món ăn điểm tâm nữa rất Lạng Sơn là món bánh cuốn trứng ăn nóng. Kỹ thuật tráng bánh cuốn của người xứ Lạng cũng giống như một số địa phương khác cũng có món bánh cuốn nóng. Riêng cách ăn có hơi khác Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa... khi ăn bánh cuốn người ta thường pha chế nước chấm gồm nước mắm, giấm, đường, hạt tiêu, ớt. Người xứ Lạng cũng dùng gia vị như vậy nhưng cho thêm nhân thịt nạc băm nhỏ rang kỹ. Đĩa bánh cuốn nóng nghi ngút khói bưng ra còn được rưới thêm một thìa thịt băm rang khô, thêm chút mùi hoa, mùi tàu thái thật nhỏ, lọ măng ớt, bạn đã có một món ăn thật hấp dẫn. Còn khi ngồi vào bàn tiệc "ăn để nhớ, ăn để hiểu về Lạng Sơn", xin bạn đừng quên gọi món vịt quay và thịt lợn quay. Đây cũng là món trong cỗ bàn sang trọng và tiệc cưới người xứ Lạng. Vịt quay muốn ngon phải là giống vịt bầu Thất Khê. Giống vịt này vừa béo vừa dầy thịt, xương nhỏ thịt mềm. Từ kỹ thuật sơ chế tẩm ướp gia vị đến lúc quay để vịt vừa chín, tỏa mùi thơm ngậy của thịt vịt và lá mác mật, da vịt căng bóng, có màu vàng sẫm của mật ong là bí quyết riêng của người xứ Lạng. Miếng thịt vừa chặt ra nóng sốt bốc khói, vừa mềm vừa béo, cắn ngập chân răng với mùi vị đặc trưng đấy mới đích thực là vịt ngon. Người Lạng Sơn ăn vịt quay không chấm nước mắm hay xì dầu mà tự chế một loại nước lủ có đủ vị ngọt, chua, mặn, cay, thơm. Vịt quay có thể ăn cùng với bún và các loại rau diếp, rau thơm.
    Thịt lợn quay ở Lạng Sơn không chỉ là món ăn đặc sản mà còn là lễ vật trong đám cưới của người Tày và người Nùng. Khi đến nhà gái đón dâu, nhà trai phải có thịt lợn quay, phong giấy đỏ, bọc trong lá chuối để làm lễ gia tiên. Món thịt lợn quay muốn ngon không béo phải chọn loại 20-25kg/con. Khi cạo lông chú ý không để da bị trầy xước, vì khi quay lợn sẽ bị nứt bì mất nước. Lợn được cạo sạch lông, mổ bỏ hết gan, lòng, rửa sạch bằng nước nguội để ráo nước sau đó bắt đầu ướp tẩm bằng các loại gia vị như hạt tiêu, mì chính, lá mác mật vào trong bụng lợn rồi khâu kín lại. Để khoảng 20-30 phút chò ngấm rồi đưa lên quay trên lò than hồng. Muốn da lợn giòn ngon có màu đẹp, trước khi quay người ta thường quét một lớp mật ong lên toàn thân con lợn. Người xứ Lạng quay lợn bằng than hoa (than củi). Thịt lợn quay vì thế khi chín sẽ không bị mất nước, ngọt thịt có mùi thơm của lá mác mật. Khi ăn chấm với nước xì dầu ngon.
  2. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Đào phai Lạng Sơn​

    Giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của đào phai càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm hoàn mỹ, sống động. Nào ai cắt nghĩa vì sao lại gọi là "đào phai", khi những cánh đào cứ phớt hồng như má thiếu nữ thế!...
    Khi ở Nhật Tân, những nụ đào còn bé xíu trên thân cành nâu sẫm trong giá rét thì ở xứ Lạng, đào phai đã nở trên khắp các nẻo đường, đèo dốc, cho mùa Xuân đến sớm với muôn nhà! Đã quen thuộc với sắc thắm của đào Nhật Tân, chẳng mấy khi ngắm đào phai ở chợ hoa những ngày giáp Tết, tôi đã hết sức thú vị trước vẻ đẹp của những cây đào phai trên núi rừng; giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của đào phai càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm hoàn mỹ, sống động. Nào ai cắt nghĩa vì sao lại gọi là "đào phai", khi những cánh đào cứ phớt hồng như má thiếu nữ thế! Chợt nhớ anh kể "ngày xưa, cha anh lên xứ Lạng, say "bầu rượu, nắm nem" của cô gái dịu hiền, hồn nhiên có đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh như sao sớm. Cô gái ấy là mẹ anh".
    Tôi nhìn ảnh mẹ trên bàn thờ, hình dung mẹ xinh tươi trong bộ váy áo chàm cùng cha đi hội, hát sli, hát lượn giữa rừng đào phai. Giờ thì cây đào phai xứ Lạng bị mất dần dần theo nhịp độ "công nghiệp hoá" và đang trở thành "của hiếm" trên các đường phố, các di tích thắng cảnh của thị xã. Nhưng ở các bản làng, từ Na Sầm lên Cao Lộc, xuống Hữu Lũng, đào phai vẫn sáng bừng trước cửa những nếp nhà đơn sơ, lá chen hoa rực rỡ, tươi non, chào đón nàng Xuân trở về. Trên mỗi nẻo đường xứ Lạng, ngắm đào phai, uống rượu núi Mẫu, nghe đàn tính, hát then, tôi mới thấy rõ cái chất hồn nhiên, yêu ca hát, sống hoà điệu với thiên nhiên, yêu thương nhau hết lòng, vươn tới vẻ đẹp trong trẻo, hiền hoà, giản dị chứ không phải vẻ đẹp đăng đối, khuôn sáo... thể hiện trong cả nghệ thuật thẩm mỹ ước mơ và đời sống thiết thực hằng ngày của người Tày - văn hoá Tày, ở xứ Lạng - xứ thơ - xứ say. Mới hay, mùa Xuân lên xứ Lạng ai cũng say người, say cảnh mà "mãi vui quên hết lời em dặn dò" là thế!...
    Tạm biệt xứ Lạng, về Hà Nội ngắm đào phai, vẫn thấy thiếu cái "hồn". Các nhà trồng đào đã cung phu tạo thế cho những cây đào phai cao gần 2m, dáng rồng uốn lượn. Rồi đem đến chợ hoa Hàng Lược, Hàng Đậu, bày cả dãy, ai "mê" thì ôm cả bầu mang về trồng. Đào phai "xuống núi" chung sống với người "dưới xuôi" đã lâu lắm rồi, và mọi người đã quen với hình dáng là cành đào phai xum xuê hoa lá. Nay thì đào phai cũng hoá rồng; nhưng đào phai chỉ thật đẹp khi nó giản dị, chợt thèm trở lại xứ Lạng để thưởng thức đào phai giữa thiên nhiên tươi đẹp.
  3. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0

    Đào phai Lạng Sơn​

    Giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của đào phai càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm hoàn mỹ, sống động. Nào ai cắt nghĩa vì sao lại gọi là "đào phai", khi những cánh đào cứ phớt hồng như má thiếu nữ thế!...
    Khi ở Nhật Tân, những nụ đào còn bé xíu trên thân cành nâu sẫm trong giá rét thì ở xứ Lạng, đào phai đã nở trên khắp các nẻo đường, đèo dốc, cho mùa Xuân đến sớm với muôn nhà! Đã quen thuộc với sắc thắm của đào Nhật Tân, chẳng mấy khi ngắm đào phai ở chợ hoa những ngày giáp Tết, tôi đã hết sức thú vị trước vẻ đẹp của những cây đào phai trên núi rừng; giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của đào phai càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm hoàn mỹ, sống động. Nào ai cắt nghĩa vì sao lại gọi là "đào phai", khi những cánh đào cứ phớt hồng như má thiếu nữ thế! Chợt nhớ anh kể "ngày xưa, cha anh lên xứ Lạng, say "bầu rượu, nắm nem" của cô gái dịu hiền, hồn nhiên có đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh như sao sớm. Cô gái ấy là mẹ anh".
    Tôi nhìn ảnh mẹ trên bàn thờ, hình dung mẹ xinh tươi trong bộ váy áo chàm cùng cha đi hội, hát sli, hát lượn giữa rừng đào phai. Giờ thì cây đào phai xứ Lạng bị mất dần dần theo nhịp độ "công nghiệp hoá" và đang trở thành "của hiếm" trên các đường phố, các di tích thắng cảnh của thị xã. Nhưng ở các bản làng, từ Na Sầm lên Cao Lộc, xuống Hữu Lũng, đào phai vẫn sáng bừng trước cửa những nếp nhà đơn sơ, lá chen hoa rực rỡ, tươi non, chào đón nàng Xuân trở về. Trên mỗi nẻo đường xứ Lạng, ngắm đào phai, uống rượu núi Mẫu, nghe đàn tính, hát then, tôi mới thấy rõ cái chất hồn nhiên, yêu ca hát, sống hoà điệu với thiên nhiên, yêu thương nhau hết lòng, vươn tới vẻ đẹp trong trẻo, hiền hoà, giản dị chứ không phải vẻ đẹp đăng đối, khuôn sáo... thể hiện trong cả nghệ thuật thẩm mỹ ước mơ và đời sống thiết thực hằng ngày của người Tày - văn hoá Tày, ở xứ Lạng - xứ thơ - xứ say. Mới hay, mùa Xuân lên xứ Lạng ai cũng say người, say cảnh mà "mãi vui quên hết lời em dặn dò" là thế!...
    Tạm biệt xứ Lạng, về Hà Nội ngắm đào phai, vẫn thấy thiếu cái "hồn". Các nhà trồng đào đã cung phu tạo thế cho những cây đào phai cao gần 2m, dáng rồng uốn lượn. Rồi đem đến chợ hoa Hàng Lược, Hàng Đậu, bày cả dãy, ai "mê" thì ôm cả bầu mang về trồng. Đào phai "xuống núi" chung sống với người "dưới xuôi" đã lâu lắm rồi, và mọi người đã quen với hình dáng là cành đào phai xum xuê hoa lá. Nay thì đào phai cũng hoá rồng; nhưng đào phai chỉ thật đẹp khi nó giản dị, chợt thèm trở lại xứ Lạng để thưởng thức đào phai giữa thiên nhiên tươi đẹp.
  4. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mình chỉ biết và post một số ít các bài giới thiệu về Lạng Sơn.Bạn nào biết các bài giới thiệu khác thì post lên đây nha!Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn giành cho box Lạng Sơn.
  5. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mình chỉ biết và post một số ít các bài giới thiệu về Lạng Sơn.Bạn nào biết các bài giới thiệu khác thì post lên đây nha!Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn giành cho box Lạng Sơn.
  6. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Lạng Sơn du lịch chợ​
    Hơn 2 tiếng ngồi trên xe từ Hà Nội, du khách đã có mặt ở Lạng Sơn. Vốn là một điểm du lịch từ lâu nổi tiếng với những di tích gắn liền truyền thuyết và lịch sử, nhưng hiện nay Lạng Sơn lại đang "hút" khách chủ yếu với hai điểm du lịch: Chợ Đồng Đăng và chợ Đông Kinh. Cho dù trong chương trình của các tour du lịch có thể có tên các điểm Tam Thanh, Nhị Thanh, đá Tô Thị..., nhưng có một điều chắc chắn đó không phải là điểm nhấn của tour. Thông thường, lộ trình phổ biến của một tour Lạng Sơn đi từ Hà Nội, thời gian trong ngày là: Đến Đồng Đăng lúc gần 10 giờ sáng, xe "đổ" du khách xuống bến ngay cạnh chợ Đồng Đăng. Khách tự do tham quan... chợ. Chợ Đồng Đăng ngày nay đã phải "tràn" nhiều ra xung quanh khu chợ xây cũ nay đã trở nên chật hẹp. Hàng hoá rất phong phú, tất cả đều là hàng Trung Quốc và giá rẻ (hoặc ít nhất là người mua cũng có cảm giác được mua rẻ). Đầu đĩa VCD Trung Quốc đủ cả các nhãn mác tiếng tăm, có loại giá chỉ trên trăm nghìn. Một chủ quán nước khuyên chúng tôi nếu có mua thì mua loại đầu VCD Qui Sheng, còn gọi là đầu "hoà thượng" vì có in hình một ông đầu trọc, giá trên 700 nghìn đồng. Đĩa CD và VCD toàn chương trình của VN, nhưng chỉ 5 nghìn đồng nếu mua lẻ và rẻ hơn nữa cho người mua buôn. Đi một vòng quanh chợ, chúng tôi gặp lại hầu như cả đoàn du lịch, ai nấy đã kịp tay xách nách mang. Hàng được mua nhiều nhất là chăn đệm và thảm trong nhà. Tuy ai nấy đều hớn hở, nhưng người chủ quán cũng "tiết lộ" cho chúng tôi biết mua chăn đệm vào thời gian này là bị đắt, có loại chăn bán tới hơn 400 nghìn đồng.
    Các gian hàng điện tử tại chợ Đông Kinh thu hút nhiều khách đến mua sắm nhất.
    Rất áy náy vì thấy trong đoàn ai cũng mua hàng mà mình thì không, tôi đã định mua một cái... tuốcnơvít kèm theo 6 đầu dự trữ, giá chỉ có 5 nghìn đồng, thì anh bạn cùng đi vội can: Cái này ở HN bán có 6 nghìn. Kết cục, để khỏi ra về tay không, chúng tôi bèn mua mấy thứ 100% made in Lạng Sơn, là 2 cân tàu xì (đậu ngâm) và 1 cân chá xoi (một thứ củ muối), chi phí hết 24 nghìn đồng. Điểm du lịch chợ Đồng Đăng kết thúc bằng việc bắt đầu điểm du lịch chợ Đông Kinh. Vẫn như vậy, nhưng đông hơn và có vẻ đắt hơn một chút. Bán hàng ở chợ này không cần chiều khách. Đã quyết là không mua gì mà đến lúc ra về, chúng tôi cũng đã xách theo: Một cái phích giữ nước nóng, một cái túi xách, một cái thớt, một cái chân máy ảnh, hai cái kìm đa năng. Dọc đường về, cứ thấy xe du lịch nào xuôi HN là lại thấy chất đầy chăn. Về rồi, mới nhớ ra chẳng ai du lịch được đâu cả, ngoại trừ hai cái chợ.
    (Trích trong 1 bài báo)
  7. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Lạng Sơn du lịch chợ​
    Hơn 2 tiếng ngồi trên xe từ Hà Nội, du khách đã có mặt ở Lạng Sơn. Vốn là một điểm du lịch từ lâu nổi tiếng với những di tích gắn liền truyền thuyết và lịch sử, nhưng hiện nay Lạng Sơn lại đang "hút" khách chủ yếu với hai điểm du lịch: Chợ Đồng Đăng và chợ Đông Kinh. Cho dù trong chương trình của các tour du lịch có thể có tên các điểm Tam Thanh, Nhị Thanh, đá Tô Thị..., nhưng có một điều chắc chắn đó không phải là điểm nhấn của tour. Thông thường, lộ trình phổ biến của một tour Lạng Sơn đi từ Hà Nội, thời gian trong ngày là: Đến Đồng Đăng lúc gần 10 giờ sáng, xe "đổ" du khách xuống bến ngay cạnh chợ Đồng Đăng. Khách tự do tham quan... chợ. Chợ Đồng Đăng ngày nay đã phải "tràn" nhiều ra xung quanh khu chợ xây cũ nay đã trở nên chật hẹp. Hàng hoá rất phong phú, tất cả đều là hàng Trung Quốc và giá rẻ (hoặc ít nhất là người mua cũng có cảm giác được mua rẻ). Đầu đĩa VCD Trung Quốc đủ cả các nhãn mác tiếng tăm, có loại giá chỉ trên trăm nghìn. Một chủ quán nước khuyên chúng tôi nếu có mua thì mua loại đầu VCD Qui Sheng, còn gọi là đầu "hoà thượng" vì có in hình một ông đầu trọc, giá trên 700 nghìn đồng. Đĩa CD và VCD toàn chương trình của VN, nhưng chỉ 5 nghìn đồng nếu mua lẻ và rẻ hơn nữa cho người mua buôn. Đi một vòng quanh chợ, chúng tôi gặp lại hầu như cả đoàn du lịch, ai nấy đã kịp tay xách nách mang. Hàng được mua nhiều nhất là chăn đệm và thảm trong nhà. Tuy ai nấy đều hớn hở, nhưng người chủ quán cũng "tiết lộ" cho chúng tôi biết mua chăn đệm vào thời gian này là bị đắt, có loại chăn bán tới hơn 400 nghìn đồng.
    Các gian hàng điện tử tại chợ Đông Kinh thu hút nhiều khách đến mua sắm nhất.
    Rất áy náy vì thấy trong đoàn ai cũng mua hàng mà mình thì không, tôi đã định mua một cái... tuốcnơvít kèm theo 6 đầu dự trữ, giá chỉ có 5 nghìn đồng, thì anh bạn cùng đi vội can: Cái này ở HN bán có 6 nghìn. Kết cục, để khỏi ra về tay không, chúng tôi bèn mua mấy thứ 100% made in Lạng Sơn, là 2 cân tàu xì (đậu ngâm) và 1 cân chá xoi (một thứ củ muối), chi phí hết 24 nghìn đồng. Điểm du lịch chợ Đồng Đăng kết thúc bằng việc bắt đầu điểm du lịch chợ Đông Kinh. Vẫn như vậy, nhưng đông hơn và có vẻ đắt hơn một chút. Bán hàng ở chợ này không cần chiều khách. Đã quyết là không mua gì mà đến lúc ra về, chúng tôi cũng đã xách theo: Một cái phích giữ nước nóng, một cái túi xách, một cái thớt, một cái chân máy ảnh, hai cái kìm đa năng. Dọc đường về, cứ thấy xe du lịch nào xuôi HN là lại thấy chất đầy chăn. Về rồi, mới nhớ ra chẳng ai du lịch được đâu cả, ngoại trừ hai cái chợ.
    (Trích trong 1 bài báo)
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Du lìch suẮi ơ? LẶc Bì?nh
    NĂi 'ến LTc BĂnh (Lạng Sơn), người ta khĂng thf khĂng nhắc 'ến nĂi Mẫu Sơn nơi cĂ những dĂng su'i trong vắt mĂt rượi bắt ngu"n từ '?nh nĂi chảy xu'ng cĂc xĂ dư>i chĂn nĂi.
    Ngay tại cửa ngĂ của huy?n LTc BĂnh (xĂ XuĂn L.), du khĂch sẽ bắt gặp dĂng su'i 'ẹp khu.i Lầy, mTt dĂng su'i vẫn cĂn mang vẻ 'ẹp hoang sơ. Nơi 'Ăy 'Ă bắt 'ầu thu hĂt khĂch du lc tương ''i rTng vĂ sĂu, nhĂn dĂn thường gọi lĂ Soong Cải. Dự kiến sau khi xĂy dựng thĂnh cĂng xĂ 'ifm Bằng KhĂnh, nơi 'Ăy sẽ lĂ mTt 'ifm du lc trụ sY UBND xĂ, su'i Bản Mặn hiền hĂa 'ưa nư>c mĂt tư>i cho cĂnh '"ng phĂ nhiĂu của xĂ vĂ cung cấp nư>c sạch cho 8% s' hT nhĂn dĂn trong xĂ.
    CĂch thi những bĂi 'Ă l>n bằng phẳng, cĂy c'i hai bĂn bờ trĂm mĂt rượi.
    MTt ngọn thĂc '. xu'ng từ 'T cao 5m tung bọt trắng xoĂ. Nếu 'ến 'Ăy vĂo 'ầu mĂa hĂ bạn sẽ bắt gặp hai bĂn bờ su'i mTt mĂu tĂm bạt ngĂn của hoa sim. Đi ngược lĂn mTt 'oạn cĂn cĂ 2 dĂng thĂc nữa. CĂng vĂo sĂu, nĂi hai bĂn bờ su'i cĂng cao, cĂy c'i um tĂm hơn, cảnh nĂn thơ hơn. CĂ những tảng 'Ă to, bằng phẳng, mấy chục người cĂ thf ng"i lĂn.
    Tạm bi?t thĂc KhuĂn Van, theo 'ường 4B khoảng 2km 'ến ngĂ tư thc su'i NĂ mẫu trong vắt, nhĂn thấy từng 'Ăn cĂ lTi bơi. Ngược lĂn nữa sẽ gặp ThĂc ĐĂy. CĂng ngu"n v>i su'i NĂ mẫu lĂ su'i Lặp Pjạ. Dư>i lĂng su'i lĂ những tảng 'Ă nửa chĂm nửa n.i trĂn mặt nư>c. DĂn lĂng vĂo rừng hĂi củi, hĂi mfng, 'ến 'Ăy 'ều dừng chĂn mĂi dao nĂn su'i m>i cd tĂn lĂ Lặp Pjạ (mĂi dao). TrĂn dĂng su'i nĂy cĂ hai vũng nư>c rTng vĂ sĂu lĂ Vằng Khuất vĂ Vằng Kheo, nơi trĂ ngụ của cĂc loĂi cĂ.
    Từ su'i Lặp Pjạ theo 'ường cĂi lĂn phĂa bắc 2km sẽ 'ến su'i Long Đầu, nơi 'Ă 'ược xếp hạng lĂ di tĂch danh thắng cấp t?nh. Nếu 'ược 'ầu tư tĂn tạo, su'i Long 'ầu sẽ lĂ mTt 'ifm du li. Nơi 'Ăy 'ang chờ sự 'ầu tư thỏa 'Ăng vĂ bĂn tay, kh'i Ăc sĂng tạo của con người 'f thức dậy mTt tiềm nfng du ln. Bạn hĂy chuẩn bc chĂn cĂc bạn.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Du lìch suẮi ơ? LẶc Bì?nh
    NĂi 'ến LTc BĂnh (Lạng Sơn), người ta khĂng thf khĂng nhắc 'ến nĂi Mẫu Sơn nơi cĂ những dĂng su'i trong vắt mĂt rượi bắt ngu"n từ '?nh nĂi chảy xu'ng cĂc xĂ dư>i chĂn nĂi.
    Ngay tại cửa ngĂ của huy?n LTc BĂnh (xĂ XuĂn L.), du khĂch sẽ bắt gặp dĂng su'i 'ẹp khu.i Lầy, mTt dĂng su'i vẫn cĂn mang vẻ 'ẹp hoang sơ. Nơi 'Ăy 'Ă bắt 'ầu thu hĂt khĂch du lc tương ''i rTng vĂ sĂu, nhĂn dĂn thường gọi lĂ Soong Cải. Dự kiến sau khi xĂy dựng thĂnh cĂng xĂ 'ifm Bằng KhĂnh, nơi 'Ăy sẽ lĂ mTt 'ifm du lc trụ sY UBND xĂ, su'i Bản Mặn hiền hĂa 'ưa nư>c mĂt tư>i cho cĂnh '"ng phĂ nhiĂu của xĂ vĂ cung cấp nư>c sạch cho 8% s' hT nhĂn dĂn trong xĂ.
    CĂch thi những bĂi 'Ă l>n bằng phẳng, cĂy c'i hai bĂn bờ trĂm mĂt rượi.
    MTt ngọn thĂc '. xu'ng từ 'T cao 5m tung bọt trắng xoĂ. Nếu 'ến 'Ăy vĂo 'ầu mĂa hĂ bạn sẽ bắt gặp hai bĂn bờ su'i mTt mĂu tĂm bạt ngĂn của hoa sim. Đi ngược lĂn mTt 'oạn cĂn cĂ 2 dĂng thĂc nữa. CĂng vĂo sĂu, nĂi hai bĂn bờ su'i cĂng cao, cĂy c'i um tĂm hơn, cảnh nĂn thơ hơn. CĂ những tảng 'Ă to, bằng phẳng, mấy chục người cĂ thf ng"i lĂn.
    Tạm bi?t thĂc KhuĂn Van, theo 'ường 4B khoảng 2km 'ến ngĂ tư thc su'i NĂ mẫu trong vắt, nhĂn thấy từng 'Ăn cĂ lTi bơi. Ngược lĂn nữa sẽ gặp ThĂc ĐĂy. CĂng ngu"n v>i su'i NĂ mẫu lĂ su'i Lặp Pjạ. Dư>i lĂng su'i lĂ những tảng 'Ă nửa chĂm nửa n.i trĂn mặt nư>c. DĂn lĂng vĂo rừng hĂi củi, hĂi mfng, 'ến 'Ăy 'ều dừng chĂn mĂi dao nĂn su'i m>i cd tĂn lĂ Lặp Pjạ (mĂi dao). TrĂn dĂng su'i nĂy cĂ hai vũng nư>c rTng vĂ sĂu lĂ Vằng Khuất vĂ Vằng Kheo, nơi trĂ ngụ của cĂc loĂi cĂ.
    Từ su'i Lặp Pjạ theo 'ường cĂi lĂn phĂa bắc 2km sẽ 'ến su'i Long Đầu, nơi 'Ă 'ược xếp hạng lĂ di tĂch danh thắng cấp t?nh. Nếu 'ược 'ầu tư tĂn tạo, su'i Long 'ầu sẽ lĂ mTt 'ifm du li. Nơi 'Ăy 'ang chờ sự 'ầu tư thỏa 'Ăng vĂ bĂn tay, kh'i Ăc sĂng tạo của con người 'f thức dậy mTt tiềm nfng du ln. Bạn hĂy chuẩn bc chĂn cĂc bạn.
  10. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Ải Chi Lăng-Lịch sử hào hùng.​
    Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang. Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía Tây và dãy núi Bảo Ðài ở phía Ðông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...
    Ngược dòng lịch sử xa xăm, con người còn để lại ở Chi Lăng những vết tích của nền văn hóa Bắc Sơn - Mai Pha nổi tiếng với những hang động đẹp như trong huyền thoại và những rìu đá, mảnh gốm... minh chứng cho những giai đoạn sơ sử, tiền sử của con người sinh sống ở nước ta.
    Vào những năm trước và sau công nguyên, ải Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược. Thế kỷ XIV, tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh khi cưỡi ngựa qua biên ải đã hạ một câu thơ bất hủ: "Chi Lăng ải hiểm tựa lên trời".
    Năm 1077, phụ quốc Thái uý Lý Thường Kiệt đi thân hành về Chi Lăng gặp phò mã Thân Cảnh Phúc bàn bạc việc binh. Với chiến tuyến Quyết Lý và Giáp Khẩu (Chi Lăng), Thân Cảnh Phúc và quân dân xứ Lạng đã góp sức đánh tan bọn xâm lược Tống lần thứ hai.
    Thế kỷ XIII, cả thế giới kinh hoàng trước vó ngựa của đế quốc Nguyên Mông. Tuy nhiên, năm 1284, khi cánh quân Nguyên qua ải Chi Lăng đã bị quân ta chặn đánh kịch liệt và tướng Nguyên là Nghê Nhuận bị giết chết tại chỗ. Chính Hưng Ðạo Ðại vương Trần Quốc Tuấn đã thể hiện thiên tài quân sự của ông ở đây: bằng hố bẫy ngựa, phục binh của ta từ dưới hố dùng mã tấu phạt đứt chân ngựa, tách bọn Nguyên Mông thiện chiến ra khỏi ngựa mà tiêu diệt chúng...
    Thế kỷ XV, ải Chi Lăng lại ghi vào lịch sử Việt Nam một trang chói lọi, đó là chiến thắng 1427, giết chết Nguyên soái An Viễn hầu Liễu Thăng - chủ tướng của giặc cùng 1 vạn quân Minh, góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước. Thế kỷ XVIII, dưới thời Hoàng đế Quang Trung - một nhà quân sự thiên tài, Chi Lăng lại một lần nữa cùng quân dân cả nước đánh tan tành quân xâm lược nhà Thanh... Vào các thế kỷ XIX và XX, ải Chi Lăng lại chứng kiến những chiến công đánh Pháp, đuổi Nhật của quân dân ta.
    Ải Chi Lăng đã được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch... đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. Slôvắcxốc - nhà dân tộc học nổi tiếng Tiệp Khắc trước đây trong chuyến đi thăm ải Chi Lăng đã từng đánh giá: "Có lẽ đây là chiến luỹ hình thang độc nhất trên thế giới, nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn phải chống trả với một đội quân xâm lược mạnh hơn mình gấp trăm lần trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Thể hiện một tầm nhìn chiến lược nổi tiếng: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh".

Chia sẻ trang này