1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Lạng Sơn

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi ruouMauSon, 23/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Ải Chi Lăng-Lịch sử hào hùng.​
    Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang. Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía Tây và dãy núi Bảo Ðài ở phía Ðông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...
    Ngược dòng lịch sử xa xăm, con người còn để lại ở Chi Lăng những vết tích của nền văn hóa Bắc Sơn - Mai Pha nổi tiếng với những hang động đẹp như trong huyền thoại và những rìu đá, mảnh gốm... minh chứng cho những giai đoạn sơ sử, tiền sử của con người sinh sống ở nước ta.
    Vào những năm trước và sau công nguyên, ải Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược. Thế kỷ XIV, tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh khi cưỡi ngựa qua biên ải đã hạ một câu thơ bất hủ: "Chi Lăng ải hiểm tựa lên trời".
    Năm 1077, phụ quốc Thái uý Lý Thường Kiệt đi thân hành về Chi Lăng gặp phò mã Thân Cảnh Phúc bàn bạc việc binh. Với chiến tuyến Quyết Lý và Giáp Khẩu (Chi Lăng), Thân Cảnh Phúc và quân dân xứ Lạng đã góp sức đánh tan bọn xâm lược Tống lần thứ hai.
    Thế kỷ XIII, cả thế giới kinh hoàng trước vó ngựa của đế quốc Nguyên Mông. Tuy nhiên, năm 1284, khi cánh quân Nguyên qua ải Chi Lăng đã bị quân ta chặn đánh kịch liệt và tướng Nguyên là Nghê Nhuận bị giết chết tại chỗ. Chính Hưng Ðạo Ðại vương Trần Quốc Tuấn đã thể hiện thiên tài quân sự của ông ở đây: bằng hố bẫy ngựa, phục binh của ta từ dưới hố dùng mã tấu phạt đứt chân ngựa, tách bọn Nguyên Mông thiện chiến ra khỏi ngựa mà tiêu diệt chúng...
    Thế kỷ XV, ải Chi Lăng lại ghi vào lịch sử Việt Nam một trang chói lọi, đó là chiến thắng 1427, giết chết Nguyên soái An Viễn hầu Liễu Thăng - chủ tướng của giặc cùng 1 vạn quân Minh, góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước. Thế kỷ XVIII, dưới thời Hoàng đế Quang Trung - một nhà quân sự thiên tài, Chi Lăng lại một lần nữa cùng quân dân cả nước đánh tan tành quân xâm lược nhà Thanh... Vào các thế kỷ XIX và XX, ải Chi Lăng lại chứng kiến những chiến công đánh Pháp, đuổi Nhật của quân dân ta.
    Ải Chi Lăng đã được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch... đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. Slôvắcxốc - nhà dân tộc học nổi tiếng Tiệp Khắc trước đây trong chuyến đi thăm ải Chi Lăng đã từng đánh giá: "Có lẽ đây là chiến luỹ hình thang độc nhất trên thế giới, nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn phải chống trả với một đội quân xâm lược mạnh hơn mình gấp trăm lần trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Thể hiện một tầm nhìn chiến lược nổi tiếng: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh".
  2. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp núi Mẫu Sơn
    Tuyết phủ trên Mẫu Sơn
    Tuyết ở Mẫu Sơn, ngày tôi đến, đã tan đi rồi. Cỏ cây sau những phút hào quang được khoác lên mình tấm áo bông tuyết trắng mịn, phần nhiều đã trở nên héo úa vì giá lạnh có lúc tới -6oC. Chỉ còn lại những đào, thông là vẫn vươn mình ra trước gió, kiêu hãnh thách thức trời mây..
    Đường lên đỉnh Mẫu Sơn

    Con đường càng gần đỉnh càng ngoằn ngoèo, uốn quanh những chỏm đồi nhỏ tựa mình vào nhau... giống như những chiếc oản ngả màu tạo thành những nét vẽ bay lượn. Nét vẽ ấy hình như chẳng giống nơi đâu. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, Mẫu Sơn là niềm khao khát một lần tới của các tao nhân mặc khách. Với vị trí bao quát, tầm nhìn rộng, nhằm án ngữ cửa ngõ Đông Bắc và là cầu nối với các khu quân sự khác trong khu vực người Pháp, những năm đầu thế kỷ XX đã cho xây căn cứ quan sự ở đây. Khi khu nghỉ mát Mẫu Sơn đã hình thành cơ bản vào tháng 1-1936, bác sĩ O.Pilot đã được Thống sứ Bắc Kỳ Tholace chấp nhận đơn xin mua đất để xây biệt thự và chính thức khởi đầu cho việc xây dựng hàng loạt các biệt thự của người Pháp thời gian tiếp đó. Giờ đây, chúng chỉ còn là những bức tường rêu phong, hoang tàn. Không một viên gạch, tất cả đều được dựng nên bằng những viên đá to nhỏ. Thời gian và sự lãng quên của con người đã để mặc rêu phong và cỏ dại phủ lên những khuôn hình cổ ấy. Nhưng chính sự không can thiệp đó lại làm cho nét cổ của những tòa biệt thự thêm phần giá trị. Tôi sờ tay vào từng viên đá và mơ hồ về những tấm lưng người dân thời đó đã phải đổ mồ hôi gùi từng viên đá trên các vách núi về dựng nên những ngôi biệt thự. Bên trên những thềm móng, những bức tường rêu phong của dãy biệt thự cổ là những ngôi nhà mới. Sự đối xứng giữa nét cổ phong trần và nét mới càng làm cho cảnh quan nơi đây thêm quyến rũ. Cùng với nhiều khu nhà nghỉ, hai dãy nhà nghỉ lớn nơi đây mang nét kiến trúc cổ Pháp cũng chẳng giống bất kì một khu du lịch nào. ở đó, du khách được nghỉ ngơi trong những gian phòng tiện nghi và thoải mái, vừa thưởng thức những món ngon vừa hít hà không khí trong lành của thinh không.

    Khách sạn trên Mẫu Sơn


    Đang thơ thẩn dưới triền dốc, thấy người lạ, Triệu Thị Phương bỗng đứng lại nhìn. Gương mặt ấy chợt ửng đỏ khi tôi tò mò nhìn chăm chú vào bộ váy mà cô đang mặc. Vẫn là những họa tiết độc đáo của váy áo người Dao đấy thôi, nhưng giữa bao la trời mây, đôi khi tưởng chừng như chỉ nhún mình lên một chút là chạm vào da mặt của ông trời rồi, càng thấy, vẻ đẹp ấy tuyệt vời đến nhường nào. "Cỏ hoa không còn như trước nữa...", cô bé nói mãi mới đủ câu, tiếng Kinh còn chưa tròn vành rõ chữ. Tôi ậm ừ đi cùng em và chỉ tay về phía chỏm núi nhỏ như hình chiếc bát úp, nơi những chồi non đang bật mình tỉnh giấc: Rồi những thảm xanh sẽ trở lại, những lộc non cỏ hoa lại mơn mởn vươn lên... Phương nói rằng, cô sẽ hát một bài hát của người Dao cùng với mẹ chồng và nhiều thiếu nữ khác vào lễ hội cầu mùa ở Mẫu Sơn dịp tới. Tôi chẳng dại gì không hình dung ra nụ cười bẽn lẽn ấy càng thêm đẹp trong bộ áo sặc sỡ giữa những điệu múa của người Dao, Mông, Nùng... Và âm hưởng của tiếng kèn Pí Lè vang lên rạo rực lòng người, vỡ òa cảnh sắc. Và người người sẽ lâng lâng trong men rượu Mẫu Sơn. Thứ rượu thơm nồng do chính người nơi đây nấu bằng men có thành phần của một số cây thảo mộc chỉ có ở Mẫu Sơn. Chỉ ở độ cao ấy, với nguồn nước chảy ra từ lòng núi Mẹ, mới có hương vị rượu ngon nồng đến thế. Và cả hương thơm của thứ chè Mẫu Sơn được hái về từ những thảm chè xanh bạt ngàn trên những dãy núi nhấp nhô mà Nhà máy chè Thái Bình đang có dự định đầu tư vào nữa chứ.
    Rồi người ta sẽ đến Mẫu Sơn chẳng những để thưởng ngoạn cảnh sắc, không khí trong lành, mà còn được hòa mình vào cuộc sống con người, nền văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây. Mở ra các tua du lịch sinh thái là ý tưởng mà Sở Thương mại - Du lịch Lạng Sơn đang biến thành hiện thực.
    Phụ nữ dân tộc Dao

    Trí tưởng tượng về một bữa cơm của người Dao sẽ nhòa đi, tay bạn sẽ được gắp những món ngon của hương vị núi rừng: rau rừng, ếch hương, cầy hương... trong mâm cơm ấm cúng của mỗi gia đình. Nét thêu thùa qua bàn tay khéo léo của phụ nữ nơi đây, tiếng kèn, li rượu... và cả một khu linh địa cổ trên độ cao 1.300m (đang khảo sát) vừa được phát hiện, sẽ là điểm thu hút khách viếng thăm ngày một nhiều. Những khu nhà nghỉ và khu vui chơi giải trí như những chiếc nấm đang dần mọc lên.
    Đôi uyên ương dân tộc Dao

    Không chỉ nhà nước đầu tư, người dân cũng có thể trở thành chủ nhân của những ngôi nhà nghỉ. Chủ trương cho dân mượn đất xây không phải trả tiền đang có sức thu hút. Một chợ vùng cao đang nằm trong dự định...
    Trời trở nên trong xanh. Những đàn chim rập rờn từ phương xa đang bay về trú ngụ trong những rừng thông bạt ngàn. Bên kia là núi Cha, xung quanh là hàng trăm núi con ngồi đứng nhấp nhô biếc xanh và hùng vĩ. Xa xa là dòng sông Kỳ Cùng lượn quanh, thị trấn Lộc Bình sầm uất, thị trấn Ninh Minh - Quảng Tây - Trung Quốc. Chỉ 30 km thôi, từ thành phố Lạng Sơn, với nửa đoạn đường nhựa phẳng lì uốn quanh đồi núi, chằng lí gì bạn không một lần tới đây - núi Mẹ.
    Được ruouMauSon sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 29/04/2004
  3. ruouMauSon

    ruouMauSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp núi Mẫu Sơn
    Tuyết phủ trên Mẫu Sơn
    Tuyết ở Mẫu Sơn, ngày tôi đến, đã tan đi rồi. Cỏ cây sau những phút hào quang được khoác lên mình tấm áo bông tuyết trắng mịn, phần nhiều đã trở nên héo úa vì giá lạnh có lúc tới -6oC. Chỉ còn lại những đào, thông là vẫn vươn mình ra trước gió, kiêu hãnh thách thức trời mây..
    Đường lên đỉnh Mẫu Sơn

    Con đường càng gần đỉnh càng ngoằn ngoèo, uốn quanh những chỏm đồi nhỏ tựa mình vào nhau... giống như những chiếc oản ngả màu tạo thành những nét vẽ bay lượn. Nét vẽ ấy hình như chẳng giống nơi đâu. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, Mẫu Sơn là niềm khao khát một lần tới của các tao nhân mặc khách. Với vị trí bao quát, tầm nhìn rộng, nhằm án ngữ cửa ngõ Đông Bắc và là cầu nối với các khu quân sự khác trong khu vực người Pháp, những năm đầu thế kỷ XX đã cho xây căn cứ quan sự ở đây. Khi khu nghỉ mát Mẫu Sơn đã hình thành cơ bản vào tháng 1-1936, bác sĩ O.Pilot đã được Thống sứ Bắc Kỳ Tholace chấp nhận đơn xin mua đất để xây biệt thự và chính thức khởi đầu cho việc xây dựng hàng loạt các biệt thự của người Pháp thời gian tiếp đó. Giờ đây, chúng chỉ còn là những bức tường rêu phong, hoang tàn. Không một viên gạch, tất cả đều được dựng nên bằng những viên đá to nhỏ. Thời gian và sự lãng quên của con người đã để mặc rêu phong và cỏ dại phủ lên những khuôn hình cổ ấy. Nhưng chính sự không can thiệp đó lại làm cho nét cổ của những tòa biệt thự thêm phần giá trị. Tôi sờ tay vào từng viên đá và mơ hồ về những tấm lưng người dân thời đó đã phải đổ mồ hôi gùi từng viên đá trên các vách núi về dựng nên những ngôi biệt thự. Bên trên những thềm móng, những bức tường rêu phong của dãy biệt thự cổ là những ngôi nhà mới. Sự đối xứng giữa nét cổ phong trần và nét mới càng làm cho cảnh quan nơi đây thêm quyến rũ. Cùng với nhiều khu nhà nghỉ, hai dãy nhà nghỉ lớn nơi đây mang nét kiến trúc cổ Pháp cũng chẳng giống bất kì một khu du lịch nào. ở đó, du khách được nghỉ ngơi trong những gian phòng tiện nghi và thoải mái, vừa thưởng thức những món ngon vừa hít hà không khí trong lành của thinh không.

    Khách sạn trên Mẫu Sơn


    Đang thơ thẩn dưới triền dốc, thấy người lạ, Triệu Thị Phương bỗng đứng lại nhìn. Gương mặt ấy chợt ửng đỏ khi tôi tò mò nhìn chăm chú vào bộ váy mà cô đang mặc. Vẫn là những họa tiết độc đáo của váy áo người Dao đấy thôi, nhưng giữa bao la trời mây, đôi khi tưởng chừng như chỉ nhún mình lên một chút là chạm vào da mặt của ông trời rồi, càng thấy, vẻ đẹp ấy tuyệt vời đến nhường nào. "Cỏ hoa không còn như trước nữa...", cô bé nói mãi mới đủ câu, tiếng Kinh còn chưa tròn vành rõ chữ. Tôi ậm ừ đi cùng em và chỉ tay về phía chỏm núi nhỏ như hình chiếc bát úp, nơi những chồi non đang bật mình tỉnh giấc: Rồi những thảm xanh sẽ trở lại, những lộc non cỏ hoa lại mơn mởn vươn lên... Phương nói rằng, cô sẽ hát một bài hát của người Dao cùng với mẹ chồng và nhiều thiếu nữ khác vào lễ hội cầu mùa ở Mẫu Sơn dịp tới. Tôi chẳng dại gì không hình dung ra nụ cười bẽn lẽn ấy càng thêm đẹp trong bộ áo sặc sỡ giữa những điệu múa của người Dao, Mông, Nùng... Và âm hưởng của tiếng kèn Pí Lè vang lên rạo rực lòng người, vỡ òa cảnh sắc. Và người người sẽ lâng lâng trong men rượu Mẫu Sơn. Thứ rượu thơm nồng do chính người nơi đây nấu bằng men có thành phần của một số cây thảo mộc chỉ có ở Mẫu Sơn. Chỉ ở độ cao ấy, với nguồn nước chảy ra từ lòng núi Mẹ, mới có hương vị rượu ngon nồng đến thế. Và cả hương thơm của thứ chè Mẫu Sơn được hái về từ những thảm chè xanh bạt ngàn trên những dãy núi nhấp nhô mà Nhà máy chè Thái Bình đang có dự định đầu tư vào nữa chứ.
    Rồi người ta sẽ đến Mẫu Sơn chẳng những để thưởng ngoạn cảnh sắc, không khí trong lành, mà còn được hòa mình vào cuộc sống con người, nền văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây. Mở ra các tua du lịch sinh thái là ý tưởng mà Sở Thương mại - Du lịch Lạng Sơn đang biến thành hiện thực.
    Phụ nữ dân tộc Dao

    Trí tưởng tượng về một bữa cơm của người Dao sẽ nhòa đi, tay bạn sẽ được gắp những món ngon của hương vị núi rừng: rau rừng, ếch hương, cầy hương... trong mâm cơm ấm cúng của mỗi gia đình. Nét thêu thùa qua bàn tay khéo léo của phụ nữ nơi đây, tiếng kèn, li rượu... và cả một khu linh địa cổ trên độ cao 1.300m (đang khảo sát) vừa được phát hiện, sẽ là điểm thu hút khách viếng thăm ngày một nhiều. Những khu nhà nghỉ và khu vui chơi giải trí như những chiếc nấm đang dần mọc lên.
    Đôi uyên ương dân tộc Dao

    Không chỉ nhà nước đầu tư, người dân cũng có thể trở thành chủ nhân của những ngôi nhà nghỉ. Chủ trương cho dân mượn đất xây không phải trả tiền đang có sức thu hút. Một chợ vùng cao đang nằm trong dự định...
    Trời trở nên trong xanh. Những đàn chim rập rờn từ phương xa đang bay về trú ngụ trong những rừng thông bạt ngàn. Bên kia là núi Cha, xung quanh là hàng trăm núi con ngồi đứng nhấp nhô biếc xanh và hùng vĩ. Xa xa là dòng sông Kỳ Cùng lượn quanh, thị trấn Lộc Bình sầm uất, thị trấn Ninh Minh - Quảng Tây - Trung Quốc. Chỉ 30 km thôi, từ thành phố Lạng Sơn, với nửa đoạn đường nhựa phẳng lì uốn quanh đồi núi, chằng lí gì bạn không một lần tới đây - núi Mẹ.
    Được ruouMauSon sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 29/04/2004
  4. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    Lạng Sơn với đầu tư nước ngoài
    Tỉnh Lạng Sơn đang có nhiều chính sách và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2003-2010.
    Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh trong những năm tới là tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn đồng thời tạo được sự nhất quán trong nhận thức và hành động ở các cấp, ngành; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia.
    Năm nay, tỉnh tập trung ban hành hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư và có kế hoạch đến năm 2005 sẽ hoàn thành cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng kinh tế trọng điểm, ở các cửa khẩu, khu công nghiệp, du lịch. Thời kỳ 2003-2010 tỉnh phấn đấu thu hút từ 200-220 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, đạt 22-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
    Tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra 9 nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu trên, trong đó những giải pháp quan trọng phải làm ngay từ năm 2003 là các nhóm giải pháp vận động xúc tiến đầu tư; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, một đầu mối."
    Lạng Sơn có lợi thế về vị trí địa lý, về môi trường hoạt động thương mại, du lịch và là đầu mối của hoạt động xuất nhập khẩu của các vùng, miền trong nước qua hệ thống cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cặp chợ đường biên; có điều kiện mở cửa liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư với nước ngoài thuận lợi hơn hẳn so với nhiều tỉnh miền núi khác.
    Lợi thế của Lạng Sơn cho đến nay chưa được phát huy, bởi các nhà đầu tư nước ngoài còn khá dè dặt và mới chỉ có những dự án qui mô nhỏ. Kết quả thu hút và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua đạt thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này là cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, phân tán và chưa đủ sức tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc qui hoạch đất đai, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển ngành, lĩnh vực then chốt thiếu cụ thể; cải cách thủ tục hành chính còn chậm, từ nhận thức đến hành động của một số cấp, ngành chưa thống nhất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức còn hạn chế.
    Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào Lạng Sơn đang bắt đầu có những dấu hiệu tăng khá. Hai năm 2001 và 2002, tỉnh cấp phép cho 10 dự án với tổng vốn đăng ký là 41 triệu USD, bằng vốn đầu tư nước ngoài của cả giai đoạn 1991-2000.

    Được shoneti sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 02/05/2004
  5. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    Lạng Sơn với đầu tư nước ngoài
    Tỉnh Lạng Sơn đang có nhiều chính sách và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2003-2010.
    Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh trong những năm tới là tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn đồng thời tạo được sự nhất quán trong nhận thức và hành động ở các cấp, ngành; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia.
    Năm nay, tỉnh tập trung ban hành hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư và có kế hoạch đến năm 2005 sẽ hoàn thành cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng kinh tế trọng điểm, ở các cửa khẩu, khu công nghiệp, du lịch. Thời kỳ 2003-2010 tỉnh phấn đấu thu hút từ 200-220 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, đạt 22-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
    Tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra 9 nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu trên, trong đó những giải pháp quan trọng phải làm ngay từ năm 2003 là các nhóm giải pháp vận động xúc tiến đầu tư; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, một đầu mối."
    Lạng Sơn có lợi thế về vị trí địa lý, về môi trường hoạt động thương mại, du lịch và là đầu mối của hoạt động xuất nhập khẩu của các vùng, miền trong nước qua hệ thống cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cặp chợ đường biên; có điều kiện mở cửa liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư với nước ngoài thuận lợi hơn hẳn so với nhiều tỉnh miền núi khác.
    Lợi thế của Lạng Sơn cho đến nay chưa được phát huy, bởi các nhà đầu tư nước ngoài còn khá dè dặt và mới chỉ có những dự án qui mô nhỏ. Kết quả thu hút và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua đạt thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này là cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, phân tán và chưa đủ sức tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc qui hoạch đất đai, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển ngành, lĩnh vực then chốt thiếu cụ thể; cải cách thủ tục hành chính còn chậm, từ nhận thức đến hành động của một số cấp, ngành chưa thống nhất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức còn hạn chế.
    Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào Lạng Sơn đang bắt đầu có những dấu hiệu tăng khá. Hai năm 2001 và 2002, tỉnh cấp phép cho 10 dự án với tổng vốn đăng ký là 41 triệu USD, bằng vốn đầu tư nước ngoài của cả giai đoạn 1991-2000.

    Được shoneti sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 02/05/2004
  6. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    Măng chua, mắc mật
    Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt vời như phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh... mà còn nổi tiếng với những món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc của núi rừng thơ mộng.
    Một trong những món ăn dân dã mà có hương vị rất riêng của vùng núi đá địa đầu Tổ quốc này là món măng chua, mắc mật. Trong bữa ăn thường ngày của người dân nơi đây, măng chua, mắc mật là món ăn quen thuộc. Đây là thứ dễ kiếm, dễ làm, dễ để dành, vì nó rất hợp khẩu vị, có thể thay thế cả món canh lẫn món ăn mặn.
    Còn trên bàn ăn mà người xứ Lạng dùng để đãi các du khách từ phương xa đến, bên cạnh đĩa phở truyền thống, đĩa vịt quay vàng rộm, luôn có thêm món măng chua, mắc mật đựng trong những chiếc bát sứ nho nhỏ trắng tinh trông như những bông hoa rừng. Mầu trắng ngà của măng tre, măng nứa, quyện trong mầu đỏ của ớt, cùng những quả mắc mật mầu nâu óng ánh như mời chào thực khách. So với món măng ngâm của nhiều vùng quê khác thì món măng chua, mắc mật Lạng Sơn ngoài vị chua chua, ngòn ngọt của măng ngâm chín tới còn có vị cay dìu dịu vừa thơm, vừa nồng, phảng phất mùi vị hoa quế, hoa hồi của quả mắc mật chỉ mọc được ở vùng núi đá Lạng Sơn này mà thôi. Sự đan quyện giữa chua, cay, ngọt, mặn cùng hương thơm của các loại nguyên liệu có trong món ăn này làm dịu đi cảm giác béo ngậy của những món ăn nhiều đạm, nhiều mỡ,... tôn thêm sức hấp dẫn của món vịt quay nổi tiếng ở vùng biên giới.
    Trong cái lành lạnh của đêm cuối thu vùng núi cao, ngồi bên bếp than hồng, uống rượu men lá hoặc rượu cần Lạng Sơn với món vịt quay béo vàng, điểm chút măng chua, mắc mật, cảm nhận vị béo của thịt hòa lẫn trong vị chua, cay của măng, của ớt, của quả mắc mật, lắng nghe tiếng hát then, tiếng mưa rơi tí tách ngoài cửa sổ, khiến cho chén rượu cứ vơi lại đầy. Cái cảm giác như thực, như mơ ấy đã làm cho biết bao nhiêu khách du lịch, nhất là khách du lịch ngoại quốc khi rời khỏi nơi đây đều tìm mua bằng được vài lọ măng chua, mắc mật về để biếu bạn bè, người thân để họ, có dịp thưởng thức hương vị lạ của đặc sản vùng quê xứ Lạng...
  7. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    Măng chua, mắc mật
    Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt vời như phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh... mà còn nổi tiếng với những món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc của núi rừng thơ mộng.
    Một trong những món ăn dân dã mà có hương vị rất riêng của vùng núi đá địa đầu Tổ quốc này là món măng chua, mắc mật. Trong bữa ăn thường ngày của người dân nơi đây, măng chua, mắc mật là món ăn quen thuộc. Đây là thứ dễ kiếm, dễ làm, dễ để dành, vì nó rất hợp khẩu vị, có thể thay thế cả món canh lẫn món ăn mặn.
    Còn trên bàn ăn mà người xứ Lạng dùng để đãi các du khách từ phương xa đến, bên cạnh đĩa phở truyền thống, đĩa vịt quay vàng rộm, luôn có thêm món măng chua, mắc mật đựng trong những chiếc bát sứ nho nhỏ trắng tinh trông như những bông hoa rừng. Mầu trắng ngà của măng tre, măng nứa, quyện trong mầu đỏ của ớt, cùng những quả mắc mật mầu nâu óng ánh như mời chào thực khách. So với món măng ngâm của nhiều vùng quê khác thì món măng chua, mắc mật Lạng Sơn ngoài vị chua chua, ngòn ngọt của măng ngâm chín tới còn có vị cay dìu dịu vừa thơm, vừa nồng, phảng phất mùi vị hoa quế, hoa hồi của quả mắc mật chỉ mọc được ở vùng núi đá Lạng Sơn này mà thôi. Sự đan quyện giữa chua, cay, ngọt, mặn cùng hương thơm của các loại nguyên liệu có trong món ăn này làm dịu đi cảm giác béo ngậy của những món ăn nhiều đạm, nhiều mỡ,... tôn thêm sức hấp dẫn của món vịt quay nổi tiếng ở vùng biên giới.
    Trong cái lành lạnh của đêm cuối thu vùng núi cao, ngồi bên bếp than hồng, uống rượu men lá hoặc rượu cần Lạng Sơn với món vịt quay béo vàng, điểm chút măng chua, mắc mật, cảm nhận vị béo của thịt hòa lẫn trong vị chua, cay của măng, của ớt, của quả mắc mật, lắng nghe tiếng hát then, tiếng mưa rơi tí tách ngoài cửa sổ, khiến cho chén rượu cứ vơi lại đầy. Cái cảm giác như thực, như mơ ấy đã làm cho biết bao nhiêu khách du lịch, nhất là khách du lịch ngoại quốc khi rời khỏi nơi đây đều tìm mua bằng được vài lọ măng chua, mắc mật về để biếu bạn bè, người thân để họ, có dịp thưởng thức hương vị lạ của đặc sản vùng quê xứ Lạng...
  8. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    Chả biết post đâu.. cho vào đây vậy

    Lễ hội Du lịch văn hóa Lạng Sơn

    Lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn 2004 được tổ chức từ ngày 5 đến 17-2 (tức từ ngày 15 đến 27 tháng Giêng âm lịch), giới thiệu những giá trị đặc sắc của một vùng văn hóa truyền thống.
    Lạng Sơn trong những ngày Lễ hội du lịch - văn hóa năm 2004 nhộn nhịp và tưng bừng trong mầu cờ, hoa ngày hội với những đoàn khách từ các nơi đổ về, trong đó có không ít du khách Trung Quốc. Chương trình lễ hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch gắn với các lễ hội truyền thống dân gian lớn diễn ra liên tục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn từ ngày 5 đến hết ngày 17-2 (tức là từ 15 đến 27 tháng Giêng âm lịch).
    Trong tiết trời giá lạnh và mưa phùn, rất đông người đã về dự khai hội chùa Tam Thanh, mở đầu cho các hoạt động của Lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn vào ngày 15 tháng Giêng vừa qua. Ðây là khu di tích và danh thắng vào loại bậc nhất trên vùng biên ải phía bắc với một động chùa rộng, có nhiều nhũ đá đẹp và một hồ cảnh nước trong xanh quanh năm cùng các văn bia cổ tạc trên đá ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ, bên cạnh là một hệ thống tượng phật độc đáo được nhân dân thờ phụng lâu đời. Khách tham quan đi vãn cảnh chùa còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật dân gian có sự tham gia của các diễn viên Ðoàn nghệ thuật Lạng Sơn và Bằng Tường (Trung Quốc).
    Thời gian qua, khu di tích đã được đầu tư, tôn tạo với nhiều công trình mang nét kiến trúc dân tộc phù hợp cảnh quan thiên nhiên. Khách có thể theo những bậc đá lên ngắm cảnh trên các đài nghinh phong bên sườn núi và xem biểu diễn ca múa nhạc dân tộc trong khu nhà sàn. Cùng trong thời gian diễn ra lễ hội chùa Tam Thanh còn có lễ hội Nhị Thanh và chùa Tam Giáo, một trong tám cảnh đẹp xứ Lạng gắn liền tên tuổi danh nhân văn hóa Ngô Thì Sĩ.
    Có hai lễ hội nằm trong chương trình hoạt động của tuần lễ hội văn hóa - du lịch Lạng Sơn thể hiện rõ rệt tính văn hóa đặc trưng của cư dân nông nghiệp là lễ hội xuống đồng Khòn Lèng (dưới chân núi nàng Tô Thị) và lễ hội Giếng Tiên - chùa Tiên. Lễ hội xuống đồng có ở nhiều bản, làng đồng bào dân tộc Tày, Nùng, là dịp cầu mưa thuận, gió hòa, vụ mùa bội thu, hoa mùa tốt tươi và đời sống yên bình. Sau nghi thức cúng tế thần nông, mọi người mời nhau ăn cỗ, uống rượu và mở hội mừng, vui chơi, thi múa võ dân tộc, múa sư tử, kéo co, tung còn, đáo quay ngay trên khu ruộng còn nguyên nếp rơm rạ.
    Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nguồn nước sau này chuyển sang thờ phật, lễ hội chùa Tiên là một trong những lễ hội tiêu biểu và đông vui nhất của Lạng Sơn. Chùa nằm trong động Song Tiên trên lưng chừng núi Ðại Tượng. Muốn lên động phải bước qua 64 bậc đá quanh co bên sườn núi. Vào ngày lễ hội, mọi người thường về đây dự hội cầu mong điều tốt lành dịp đầu năm và tham dự một phong tục địa phương là đi chơi thăm Giếng Tiên để cầu sức khoẻ và làm ăn thành đạt.
    Trong các ngày 22, 23 và 27 tháng Giêng, tuần lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn sẽ tiếp tục với hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, đền Vua Lê và hội Ðầu pháo Kỳ Lừa. Di tích đền Kỳ Cùng thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, mặt trước đền nhìn ra phía bờ sông Kỳ Cùng. Hội đền có quy mô lớn và đặc sắc nhất trong các lễ hội Lạng Sơn và kéo dài trong năm ngày với nhiều hình thức vui chơi như cờ người, múa sư tử, kỳ lân, đặc biệt là trò cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ ở phố chợ Kỳ Lừa và quay lại. Hội đền Vua Lê ở xã Hoàng Ðồng được tiến hành trong hai ngày 23 và 24 tháng giêng, tưởng nhớ và tôn vinh vua Lê Thái Tổ cùng các vị tướng được ông giao lên trấn giữ và bảo vệ vùng biên ải. Sau lễ cúng, đọc văn tế ca ngợi công đức Vua Lê, cầu mong điều tốt lành, các đội nghệ thuật dân gian sẽ đến bái trước đền và múa, hát chào mừng ngày hội.
    Lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn 2004 còn tái hiện nhiều loại hình diễn xướng dân gian độc đáo từng phổ biến trong cộng đồng dân cư vào các dịp hội hè như hát sli, hát then tại chợ Kỳ Lừa, hát dân ca trên sông Kỳ Cùng cùng nhiều hoạt động thi đấu thể thao dân tộc, biểu diễn ca múa nhạc, quan họ và xiếc tại các sân khấu ngoài trời, các trung tâm văn hóa trong thành phố Lạng Sơn. Kết thúc tuần lễ hội là đêm lửa trại, giao lưu văn hóa và thả đèn trời nghệ thuật tại Cung thiếu nhi Lạng Sơn với sự tham gia của 400 thanh niên, các du khách và đại biểu. Nhân dịp này, ngành du lịch Lạng Sơn cũng tổ chức một số tua du lịch ngắn ngày khuyến mại đi mua sắm ở cửa khẩu Tân Thanh, thăm Pò Chài - Bằng Tường (Trung Quốc) và tham quan khu du lịch trên đỉnh Mẫu Sơn. Với lễ hội quảng bá đầu xuân này, hy vọng, du lịch Lạng Sơn sẽ có một bước tạo đà phát triển mạnh mẽ.
  9. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    Chả biết post đâu.. cho vào đây vậy

    Lễ hội Du lịch văn hóa Lạng Sơn

    Lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn 2004 được tổ chức từ ngày 5 đến 17-2 (tức từ ngày 15 đến 27 tháng Giêng âm lịch), giới thiệu những giá trị đặc sắc của một vùng văn hóa truyền thống.
    Lạng Sơn trong những ngày Lễ hội du lịch - văn hóa năm 2004 nhộn nhịp và tưng bừng trong mầu cờ, hoa ngày hội với những đoàn khách từ các nơi đổ về, trong đó có không ít du khách Trung Quốc. Chương trình lễ hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch gắn với các lễ hội truyền thống dân gian lớn diễn ra liên tục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn từ ngày 5 đến hết ngày 17-2 (tức là từ 15 đến 27 tháng Giêng âm lịch).
    Trong tiết trời giá lạnh và mưa phùn, rất đông người đã về dự khai hội chùa Tam Thanh, mở đầu cho các hoạt động của Lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn vào ngày 15 tháng Giêng vừa qua. Ðây là khu di tích và danh thắng vào loại bậc nhất trên vùng biên ải phía bắc với một động chùa rộng, có nhiều nhũ đá đẹp và một hồ cảnh nước trong xanh quanh năm cùng các văn bia cổ tạc trên đá ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ, bên cạnh là một hệ thống tượng phật độc đáo được nhân dân thờ phụng lâu đời. Khách tham quan đi vãn cảnh chùa còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật dân gian có sự tham gia của các diễn viên Ðoàn nghệ thuật Lạng Sơn và Bằng Tường (Trung Quốc).
    Thời gian qua, khu di tích đã được đầu tư, tôn tạo với nhiều công trình mang nét kiến trúc dân tộc phù hợp cảnh quan thiên nhiên. Khách có thể theo những bậc đá lên ngắm cảnh trên các đài nghinh phong bên sườn núi và xem biểu diễn ca múa nhạc dân tộc trong khu nhà sàn. Cùng trong thời gian diễn ra lễ hội chùa Tam Thanh còn có lễ hội Nhị Thanh và chùa Tam Giáo, một trong tám cảnh đẹp xứ Lạng gắn liền tên tuổi danh nhân văn hóa Ngô Thì Sĩ.
    Có hai lễ hội nằm trong chương trình hoạt động của tuần lễ hội văn hóa - du lịch Lạng Sơn thể hiện rõ rệt tính văn hóa đặc trưng của cư dân nông nghiệp là lễ hội xuống đồng Khòn Lèng (dưới chân núi nàng Tô Thị) và lễ hội Giếng Tiên - chùa Tiên. Lễ hội xuống đồng có ở nhiều bản, làng đồng bào dân tộc Tày, Nùng, là dịp cầu mưa thuận, gió hòa, vụ mùa bội thu, hoa mùa tốt tươi và đời sống yên bình. Sau nghi thức cúng tế thần nông, mọi người mời nhau ăn cỗ, uống rượu và mở hội mừng, vui chơi, thi múa võ dân tộc, múa sư tử, kéo co, tung còn, đáo quay ngay trên khu ruộng còn nguyên nếp rơm rạ.
    Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nguồn nước sau này chuyển sang thờ phật, lễ hội chùa Tiên là một trong những lễ hội tiêu biểu và đông vui nhất của Lạng Sơn. Chùa nằm trong động Song Tiên trên lưng chừng núi Ðại Tượng. Muốn lên động phải bước qua 64 bậc đá quanh co bên sườn núi. Vào ngày lễ hội, mọi người thường về đây dự hội cầu mong điều tốt lành dịp đầu năm và tham dự một phong tục địa phương là đi chơi thăm Giếng Tiên để cầu sức khoẻ và làm ăn thành đạt.
    Trong các ngày 22, 23 và 27 tháng Giêng, tuần lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn sẽ tiếp tục với hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, đền Vua Lê và hội Ðầu pháo Kỳ Lừa. Di tích đền Kỳ Cùng thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, mặt trước đền nhìn ra phía bờ sông Kỳ Cùng. Hội đền có quy mô lớn và đặc sắc nhất trong các lễ hội Lạng Sơn và kéo dài trong năm ngày với nhiều hình thức vui chơi như cờ người, múa sư tử, kỳ lân, đặc biệt là trò cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ ở phố chợ Kỳ Lừa và quay lại. Hội đền Vua Lê ở xã Hoàng Ðồng được tiến hành trong hai ngày 23 và 24 tháng giêng, tưởng nhớ và tôn vinh vua Lê Thái Tổ cùng các vị tướng được ông giao lên trấn giữ và bảo vệ vùng biên ải. Sau lễ cúng, đọc văn tế ca ngợi công đức Vua Lê, cầu mong điều tốt lành, các đội nghệ thuật dân gian sẽ đến bái trước đền và múa, hát chào mừng ngày hội.
    Lễ hội du lịch - văn hóa Lạng Sơn 2004 còn tái hiện nhiều loại hình diễn xướng dân gian độc đáo từng phổ biến trong cộng đồng dân cư vào các dịp hội hè như hát sli, hát then tại chợ Kỳ Lừa, hát dân ca trên sông Kỳ Cùng cùng nhiều hoạt động thi đấu thể thao dân tộc, biểu diễn ca múa nhạc, quan họ và xiếc tại các sân khấu ngoài trời, các trung tâm văn hóa trong thành phố Lạng Sơn. Kết thúc tuần lễ hội là đêm lửa trại, giao lưu văn hóa và thả đèn trời nghệ thuật tại Cung thiếu nhi Lạng Sơn với sự tham gia của 400 thanh niên, các du khách và đại biểu. Nhân dịp này, ngành du lịch Lạng Sơn cũng tổ chức một số tua du lịch ngắn ngày khuyến mại đi mua sắm ở cửa khẩu Tân Thanh, thăm Pò Chài - Bằng Tường (Trung Quốc) và tham quan khu du lịch trên đỉnh Mẫu Sơn. Với lễ hội quảng bá đầu xuân này, hy vọng, du lịch Lạng Sơn sẽ có một bước tạo đà phát triển mạnh mẽ.
  10. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Shoneti chưa lên LS mà nói về mắc mật, măng chua Ls nghe thèm quá!

Chia sẻ trang này