1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bánh đa thôn Đoài
    Thôn Đoài, thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), nổi tiếng với nghề tráng bánh đa gạo. Bánh đa ăn với cùi dừa vừa bùi, vừa ngậy là một thứ quà dân dã mà không kém chất thi vị.
    Theo một người trong thôn bí quyết làm bánh chỉ là nhờ gạo ngon vo sạch rồi cho vào ngâm 3 tiếng đồng hồ, sau đó mang xay bỏ thêm chút muối rồi cho lên tráng. Bánh đa tráng 2 lượt sau đó rắc vừng lên trên rồi mang hong khô.
    Bánh đa thôn Đoài không pha bột sắn, hay các chất liệu khác ngoài bột gạo trắng nhưng có một vị rất riêng.
    Bánh phu thê Đình Bảng - Đặc sản tỉnh Bắc Ninh
    Đây là một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó. ... Người ta nghĩ và tin tưởng rằng, được ăn bánh này thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn...
    Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và hương ngũ vị. Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô (còn bột thô thì bán cho hàng bánh rán). Tới khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm mầu. Người ta còn nạo đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh có thêm độ giòn.
    Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường..., tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh, đó là mầu trắng của bột lọc và cùi dừa, mầu vàng của dành dành và nhân đỗ, mầu đen của hạt vừng, mầu xanh của lá, mầu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng.
    Mỗi nhà đều có một bí quyết làm bánh riêng vì vậy bánh của mỗi nhà đều có hương vị riêng, một nhãn hiệu riêng. Tất cả các khâu từ nhào bột, nặn bánh, làm nhân, tước lá, luộc bánh... đều phải làm thủ công, tốn nhiều nhân lực. Bánh gói xong được buộc dây rơm nếp, luộc xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp; có lẽ vì vậy mà người đời gọi là bánh phu thê.
    Bánh phu thê vẫn là thứ bánh quý tộc được nhiều người ưa thích, ai đã một lần thưởng thức thì khó có thể nào quên

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  2. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    BẮC GIANG
    (Mã vùng 84 - 240)

    Diện tích: 3 822 km2
    Dân số (2002): 1 534 900 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Giang
    Các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà
    Dân tộc: Việt (Kinh), Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Tày

    Khí hậu: chia làm 2 mùa: mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm 24°C.

    Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
    Địa hình: đồng bằng, trung du, miền núi.
    Giao thông: Tương đối thuận tiện
    Đường sắt: Từ Bắc Giang có thể về thủ đô Hà Nội, lên Lạng Sơn, sang Thái Nguyên và vùng công nghiệp mỏ Quảng Ninh.
    Đường bộ: Hệ thống đường bộ thuận lợi có quốc lộ 1A chạy qua. Nhiều tuyến tỉnh lộ và huyện lỵ.
    Đường sông: Tỉnh Bắc Giang có nhiều sông lớn (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua tỉnh, thuận tiện cho vận tải đường sông, góp phần tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, du lịch.
    [​IMG]
    Lễ hội

    Lễ hội Yên Thế

    Lễ hội trám rụng

    Hội Xuân

    Hội đền Suối Mỡ
    Được boy_galang812003 sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 23/02/2004
  3. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    BẮC GIANG
    (Mã vùng 84 - 240)

    Diện tích: 3 822 km2
    Dân số (2002): 1 534 900 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Giang
    Các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà
    Dân tộc: Việt (Kinh), Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Tày

    Khí hậu: chia làm 2 mùa: mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm 24°C.

    Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
    Địa hình: đồng bằng, trung du, miền núi.
    Giao thông: Tương đối thuận tiện
    Đường sắt: Từ Bắc Giang có thể về thủ đô Hà Nội, lên Lạng Sơn, sang Thái Nguyên và vùng công nghiệp mỏ Quảng Ninh.
    Đường bộ: Hệ thống đường bộ thuận lợi có quốc lộ 1A chạy qua. Nhiều tuyến tỉnh lộ và huyện lỵ.
    Đường sông: Tỉnh Bắc Giang có nhiều sông lớn (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua tỉnh, thuận tiện cho vận tải đường sông, góp phần tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, du lịch.
    [​IMG]
    Lễ hội

    Lễ hội Yên Thế

    Lễ hội trám rụng

    Hội Xuân

    Hội đền Suối Mỡ
    Được boy_galang812003 sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 23/02/2004
  4. traitim_vo

    traitim_vo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Mà bác Boy dùng 1 nick thui , xong hổng bít ai vào ai đâu ta , hic hic , dùng lém nick quá
    www.yeunhatbacninh.net/diendan
    Wellcome moi nguoi vao Forum cua em
  5. traitim_vo

    traitim_vo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Mà bác Boy dùng 1 nick thui , xong hổng bít ai vào ai đâu ta , hic hic , dùng lém nick quá
    www.yeunhatbacninh.net/diendan
    Wellcome moi nguoi vao Forum cua em
  6. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Làng Trà Xuyên
    Cùng nằm ven sông Ngũ Huyện Khê (Khúc Xuyên-Yên Phong) cách nhau bên ấy-bên này nhưng hai làng Khúc Toại-Trà Xuyên chỉ có mối quan hệ gia đình, chứ còn kết bạn quan họ với nhau thì không.

    Là một làng quan họ cổ, xa xưa Trà Xuyên có cả quan họ nam và quan họ nữ. Bọn nam như ông Đức, ông Chinh, ông Trong, ông Quỳnh...đi hát kết bạn với quan họ nữ Đào Xá, Hòa Đình. Còn bọn quan họ nữ Trà Xuyên như bà Sáu Phát...thì lại đi hát kết bạn với nam quan họ làng Thị Cầu, Điều đó còn nói lên một điều, rằng trong làng quan họ có nhiều "Bọn", mỗi bọn đi kết bạn một nơi, tùy theo sở thích.
    Nếu nói đến cựu quan họ ở Trà Xuyên thời xưa phải kể đến nghệ nhân tài hoa, là ông Thơ Phúc và bà Sáu Phát. Tiếp theo thế hệ ông Chinh, ông Trong đi chơi quan họ, bà Trường bây giờ, lúc ấy mới 10 tuổi, là bậc bé bỏng, đi theo các ông.

    Bà Trường năm nay ngoài 80 tuổi, là một nghệ nhân hát hay, nhớ lâu và thông thuộc lối chơi quan họ có tiếng ngày nay ở Trà Xuyên. Bà nhớ như in cái thời còn trẻ lúc 15-16 đi chơi quan họ với khá nhiều làng, nhất là những nơi mở hội, người ta mở hộ mấy ngày thì mình là khách cũng phải ở, phải ca với người ta hết hội mới được về, chứ không qua quít như bây giờ.

    Quan họ nam ở Trà Xuyên bây giờ chỉ còn hai ông (mặc dù ngày xưa thì rất đông) là ông Tiền (Thái Tiền) và ông Kỹ. Giọng hát hai ông có ưu điểm là hát khỏe, thuộc nhiều và rất hay đi hội ca hát. Hội ở đâu mời, xa mấy cũng đi, đã yêu nhau tam tứ núi cũng trèo như quan họ thường hát. Ở cái tuổi gần bát thập, anh Hai Tiền (cách gọi thân mật của chúng tôi) vẫn đạp xe cuốc các nơi, như Đáp Cầu, lên Đông Thái-ấp Đồn-Trần Xá (huyện Yên Phong) dạy hát quan họ.

    Ấy thế mà làng anh lại chẳng có ai nối tiếp. Làm thầy thiên hạ mà làng mình hiện nay lớp trẻ chưa theo. Tất nhiên có nhiều lý do, không hiểu sao các nghệ nhân quan họ hiện nay ở Trà Xuyên như bà Trường, bà Sáu, bà Chậu, bà Bèn...cũng thường lo lắng cho lớp người nối tiếp quan họ ở làng...chưa có ai. Điều băn khoăn ấy xét cho cùng thật đáng yêu, vì tuổi của các nghệ nhân đã cao, sự ra đi xẩy ra bất kỳ khi nào. Ngẫm lại càng thấy đúng khi thế giới người ta đã tổng kết "Một nghệ nhân mất đi là cả một thư viện của nền văn hóa bị chôn xuống đất..."
    Làng Hòa Đình
    Làng Hòa Đình (Võ Cường thị xã Bắc Ninh) xưa nhiều người quen gọi là Nhồi-làng Nhồi-phố Nhồi. Một làng quan họ cổ, có đường quốc lộ 1A chạy qua làng như chia làm đôi và tạo thành dãy phố sầm uất buôn bán hoa quả, hạt rau giống. Nơi đây nổi tiếng trồng hoa, trồng rau cung cấp cho thị xã Bắc Ninh...

    Phố Nhồi xưa còn đi vào bài ca quan họ như một sự trình làng:

    "...Ai qua quán Trắng, phố Nhồi,
    Để thương để nhớ cho tôi thế này.
    Trèo lên cây khế nửa ngày,
    Ai làm chua xót lòng này khế ơi.
    Khế héo khế lại mọc chồi
    Còn dao lá trúc thìa vôi têm trầu
    Từ ngày ta phải lòng nhau
    Bỏ buôn bỏ bán-bỏ giầu chợ phiên..."

    Lời của bài hát tự thân đã nói lên bao tâm trạng và bày tỏ nỗi niềm cùng quan họ. Bà cụ Thoan năm nay 85 tuổi, một nghệ nhân hát quan họ có tiếng ở Hòa Đình thường kể rằng: Quán Trắng phố Nhồi là bài lúc trẻ đi hội ở đâu chúng tôi cũng hát. Là một bài ca hay, bài đối lại (quán Dốc chợ Cầu) cũng hay, nên nhiều làng họ thích hát với chúng tôi cái bài này. Chỉ tiếc các ông, các bà đời trước chúng tôi, nhiều người hát hay lắm, nay chẳng còn ai...

    Ngẫm ra lời bà cụ Thoan nói có lý. Đương thời đây mà Hòa Đình cũng khá nhiều người hát giỏi, như bà Tốt, bà Phan, bà Cự, bà Ánh...thế hệ sau có anh Sang, chị Thu, chị Hồng, chị Lợi và đặc biệt dàn đồng ca thiếu nhi 150 cháu trình bày liên khúc ba bài quan họ tại Liên hoan quan họ măng non toàn tỉnh thì quả thực, phong trào ca hát quan họ ở đây thật vững vàng, ít làng có số các cháu tham gia đông đến thế...

    "...Người Hòa Bình quê ta
    Như bao khúc tình ca
    Xây dựng quê hương mình
    Quan họ vẫn tươi xinh?
    Mà giờ đây quê hương
    Đường làng như phố phường
    Trên những con đường anh vẫn đi qua
    Nhìn người trồng hoa-thêm tự hào"

    Bài hát Người Hòa Đình trên đây như đang dẫn chúng ta về với làng quê bình dị, để giới thiệu cảnh đẹp, cuộc sống con người đang chung tay dựng xây quê hương ngày càng phát triển-đổi mới đi lên cũng tiếng ca quan họ.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  7. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Làng Trà Xuyên
    Cùng nằm ven sông Ngũ Huyện Khê (Khúc Xuyên-Yên Phong) cách nhau bên ấy-bên này nhưng hai làng Khúc Toại-Trà Xuyên chỉ có mối quan hệ gia đình, chứ còn kết bạn quan họ với nhau thì không.

    Là một làng quan họ cổ, xa xưa Trà Xuyên có cả quan họ nam và quan họ nữ. Bọn nam như ông Đức, ông Chinh, ông Trong, ông Quỳnh...đi hát kết bạn với quan họ nữ Đào Xá, Hòa Đình. Còn bọn quan họ nữ Trà Xuyên như bà Sáu Phát...thì lại đi hát kết bạn với nam quan họ làng Thị Cầu, Điều đó còn nói lên một điều, rằng trong làng quan họ có nhiều "Bọn", mỗi bọn đi kết bạn một nơi, tùy theo sở thích.
    Nếu nói đến cựu quan họ ở Trà Xuyên thời xưa phải kể đến nghệ nhân tài hoa, là ông Thơ Phúc và bà Sáu Phát. Tiếp theo thế hệ ông Chinh, ông Trong đi chơi quan họ, bà Trường bây giờ, lúc ấy mới 10 tuổi, là bậc bé bỏng, đi theo các ông.

    Bà Trường năm nay ngoài 80 tuổi, là một nghệ nhân hát hay, nhớ lâu và thông thuộc lối chơi quan họ có tiếng ngày nay ở Trà Xuyên. Bà nhớ như in cái thời còn trẻ lúc 15-16 đi chơi quan họ với khá nhiều làng, nhất là những nơi mở hội, người ta mở hộ mấy ngày thì mình là khách cũng phải ở, phải ca với người ta hết hội mới được về, chứ không qua quít như bây giờ.

    Quan họ nam ở Trà Xuyên bây giờ chỉ còn hai ông (mặc dù ngày xưa thì rất đông) là ông Tiền (Thái Tiền) và ông Kỹ. Giọng hát hai ông có ưu điểm là hát khỏe, thuộc nhiều và rất hay đi hội ca hát. Hội ở đâu mời, xa mấy cũng đi, đã yêu nhau tam tứ núi cũng trèo như quan họ thường hát. Ở cái tuổi gần bát thập, anh Hai Tiền (cách gọi thân mật của chúng tôi) vẫn đạp xe cuốc các nơi, như Đáp Cầu, lên Đông Thái-ấp Đồn-Trần Xá (huyện Yên Phong) dạy hát quan họ.

    Ấy thế mà làng anh lại chẳng có ai nối tiếp. Làm thầy thiên hạ mà làng mình hiện nay lớp trẻ chưa theo. Tất nhiên có nhiều lý do, không hiểu sao các nghệ nhân quan họ hiện nay ở Trà Xuyên như bà Trường, bà Sáu, bà Chậu, bà Bèn...cũng thường lo lắng cho lớp người nối tiếp quan họ ở làng...chưa có ai. Điều băn khoăn ấy xét cho cùng thật đáng yêu, vì tuổi của các nghệ nhân đã cao, sự ra đi xẩy ra bất kỳ khi nào. Ngẫm lại càng thấy đúng khi thế giới người ta đã tổng kết "Một nghệ nhân mất đi là cả một thư viện của nền văn hóa bị chôn xuống đất..."
    Làng Hòa Đình
    Làng Hòa Đình (Võ Cường thị xã Bắc Ninh) xưa nhiều người quen gọi là Nhồi-làng Nhồi-phố Nhồi. Một làng quan họ cổ, có đường quốc lộ 1A chạy qua làng như chia làm đôi và tạo thành dãy phố sầm uất buôn bán hoa quả, hạt rau giống. Nơi đây nổi tiếng trồng hoa, trồng rau cung cấp cho thị xã Bắc Ninh...

    Phố Nhồi xưa còn đi vào bài ca quan họ như một sự trình làng:

    "...Ai qua quán Trắng, phố Nhồi,
    Để thương để nhớ cho tôi thế này.
    Trèo lên cây khế nửa ngày,
    Ai làm chua xót lòng này khế ơi.
    Khế héo khế lại mọc chồi
    Còn dao lá trúc thìa vôi têm trầu
    Từ ngày ta phải lòng nhau
    Bỏ buôn bỏ bán-bỏ giầu chợ phiên..."

    Lời của bài hát tự thân đã nói lên bao tâm trạng và bày tỏ nỗi niềm cùng quan họ. Bà cụ Thoan năm nay 85 tuổi, một nghệ nhân hát quan họ có tiếng ở Hòa Đình thường kể rằng: Quán Trắng phố Nhồi là bài lúc trẻ đi hội ở đâu chúng tôi cũng hát. Là một bài ca hay, bài đối lại (quán Dốc chợ Cầu) cũng hay, nên nhiều làng họ thích hát với chúng tôi cái bài này. Chỉ tiếc các ông, các bà đời trước chúng tôi, nhiều người hát hay lắm, nay chẳng còn ai...

    Ngẫm ra lời bà cụ Thoan nói có lý. Đương thời đây mà Hòa Đình cũng khá nhiều người hát giỏi, như bà Tốt, bà Phan, bà Cự, bà Ánh...thế hệ sau có anh Sang, chị Thu, chị Hồng, chị Lợi và đặc biệt dàn đồng ca thiếu nhi 150 cháu trình bày liên khúc ba bài quan họ tại Liên hoan quan họ măng non toàn tỉnh thì quả thực, phong trào ca hát quan họ ở đây thật vững vàng, ít làng có số các cháu tham gia đông đến thế...

    "...Người Hòa Bình quê ta
    Như bao khúc tình ca
    Xây dựng quê hương mình
    Quan họ vẫn tươi xinh?
    Mà giờ đây quê hương
    Đường làng như phố phường
    Trên những con đường anh vẫn đi qua
    Nhìn người trồng hoa-thêm tự hào"

    Bài hát Người Hòa Đình trên đây như đang dẫn chúng ta về với làng quê bình dị, để giới thiệu cảnh đẹp, cuộc sống con người đang chung tay dựng xây quê hương ngày càng phát triển-đổi mới đi lên cũng tiếng ca quan họ.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  8. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Hội thi chim - Một nét đẹp truyền thống của vùng Kinh Bắc
    Có lẽ ít người được biết quê hương Bắc Ninh còn là một trong những cái nôi của một thú chơi tao nhã: thú chơi chim và ngày hội thả chim. Người Bắc Ninh tự hào với truyền thống khoa cử của ông cha xưa, với lễ hội đền Đô tưng bừng hay lễ hội cầu Lim ngọt ngào, sâu lắng. Người Kinh Bắc nhân hậu, đảm đang, con gái Kinh Bắc chỉn chu, khéo léo.

    Du khách đến Bắc Ninh chẳng thể quên mua về vài cặp bánh phu thê Đình Bảng. Song có lẽ ít người được biết quê hương Bắc Ninh còn là một trong những cái nôi của một thú chơi tao nhã: thú chơi chim và ngày hội thả chim. Được biết mỗi năm ở đây diễn ra 2 ngày hội thả chim lớn, Ngày 16/3 âm lịch (sau lễ hội đền Đô 1 ngày) và ngày 8/8 âm lịch (giỗ vua Lý Thánh Tông). Ngày hội vào tháng 3 mỗi ***g có 10 con còn ngày hội tháng tám chỉ 8 con, vì tháng tám mùa thu và vì "Lý bát đế" (đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý).
    Trống giong cờ mở, trước nhà Thuỷ Đình giải thưởng đã treo, người đến thi và người đến xem càng lúc càng nhiều. Những ***g chim được xếp thành hàng chờ lấy số thứ tự 92 chiếc ***g xếp đều tăm tắp. Bên kia hồ vang lên ba hồi trống báo. Giờ thi được ấn định 10 rưỡi sáng.
    Lúc ấy trời quang mây tạnh, nắng vàng rực rỡ. Vào những hôm như thế này, việc theo dõi và chấm thi rất thuận lợi: chim bay trên bầu trời không bị "nhập vân" (lẫn vào mây). Nơi thả lý tưởng được chọn là một nơi quang đãng, không bị vướng cây, hướng gió tốt (không quá xuôi gió cũng không được ngược gió). Lúc này người chơi chim, dân làng, du khách đã tụ tập rất đông, vòng trong vòng ngoài. Giữa nơi thả chim đặt một chiếc bàn nhỏ. Đến thứ tự ai, người ấy mang ***g đặt lên bàn, chờ ba hồi trố ng bên này vang lên mở ***g thả. Ban giám khảo (chừng 15 người, ngồi bên kia hồ) sau khi chim bay lên, đánh trả lại ba hồi trống, ý đã nhận đàn đầu tiên và đang theo dõi. Hai ba phút sau, tiếp đến ***g thứ hai, thứ ba thả... Nếu đàn nào hỏng, trống bên này đánh một hồi dài, ý bỏ. Bên kia trả lại những hồi trống dài, đồng ý bỏ, coi như đã loại đàn ấy không phải theo dõi nữa. Đến số đàn chẵn chục (10, 20, 30) cũng có trống dài một hồi bên giao và một hồi bên nhận.
    Nghe tiếng trống thúc đều đều, lúc dồn dập, nếu không phải người chơi chim hay người làng, khó có thể biết được ngôn ngữ của nó. Giữa hai bên trống giao và nhận, chỉ nghe số hồi, số tiếng người đã có thể thống nhất với nhau về cách đánh giá. Ví như đối với những trường hợp loại: đánh hồi "trung khứ" nếu một con hay cả đàn bay về nh à trướ c thời gian quy định, đánh "đại tràng" cho trường hợp 8 con bay nối đuôi thành hàng đàn, đánh "trung tiên hành" khi một con bay trước đàn. Hay một con bỗng dưng rời đàn bay đi xa thì đánh "thượng đại viên" (đối với nước thượng).
    Hội thả chim kéo dài đến đầu giờ chiều, kết thúc bằng việc trao giải. Cách tính giải là tất cả chim dự thi chia là các tổ, mỗi tổ 10 đàn (10 ***g). Trên 10 đàn ấy qua thi lấy ra nhất, nhì, ba. Chung cuộc lại chọn ra 5 đàn đẹp nhất để trao giải: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải khuyến khích. Giải thưởng nhỏ, do chính hội viên "câu lạc bộ chim bồ câu bay" của huyện Từ Sơn đóng góp thành lập. Mỗi giải có trị giá từ 30.000đ - 50.000đ.
    Lợi ích vật chất mang lại thật là nhỏ, song "một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng" cái quan trọng là nó đã khích lệ tinh t hần nh ữ ng người yêu chim, góp phần gìn giữ bảo tồn một thú chơi tao nhã rất văn hoá này.
    Yêu chim, không ít người đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghề chơi này. Ông cụ Son người thôn Đa Hội, xã Châu Khê đỏ au quắc thước, ngoài bảy mươi vẫn không chịu vắng mặt trong bất kỳ hội thả chim trong làng ngoài huyện nào. Bác Hà Văn Tuệ ở thôn Cẩm Giàng, xã Đông Nguyên là người có thâm niên chơi chim bồ câu hai mươi năm nay. Nói về kinh nghiệm chơi chim thì bác là người rất sành: "phải loại bồ câu thuần, nhỏ, cầm chắc tay. Chim tốt là loại có tướng diện: cao cánh, lông mượt mắt nhỏ, dày mi, lông cánh to bản..." Việc huấn luyện chim cũng không phải dễ dàng

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  9. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Hội thi chim - Một nét đẹp truyền thống của vùng Kinh Bắc
    Có lẽ ít người được biết quê hương Bắc Ninh còn là một trong những cái nôi của một thú chơi tao nhã: thú chơi chim và ngày hội thả chim. Người Bắc Ninh tự hào với truyền thống khoa cử của ông cha xưa, với lễ hội đền Đô tưng bừng hay lễ hội cầu Lim ngọt ngào, sâu lắng. Người Kinh Bắc nhân hậu, đảm đang, con gái Kinh Bắc chỉn chu, khéo léo.

    Du khách đến Bắc Ninh chẳng thể quên mua về vài cặp bánh phu thê Đình Bảng. Song có lẽ ít người được biết quê hương Bắc Ninh còn là một trong những cái nôi của một thú chơi tao nhã: thú chơi chim và ngày hội thả chim. Được biết mỗi năm ở đây diễn ra 2 ngày hội thả chim lớn, Ngày 16/3 âm lịch (sau lễ hội đền Đô 1 ngày) và ngày 8/8 âm lịch (giỗ vua Lý Thánh Tông). Ngày hội vào tháng 3 mỗi ***g có 10 con còn ngày hội tháng tám chỉ 8 con, vì tháng tám mùa thu và vì "Lý bát đế" (đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý).
    Trống giong cờ mở, trước nhà Thuỷ Đình giải thưởng đã treo, người đến thi và người đến xem càng lúc càng nhiều. Những ***g chim được xếp thành hàng chờ lấy số thứ tự 92 chiếc ***g xếp đều tăm tắp. Bên kia hồ vang lên ba hồi trống báo. Giờ thi được ấn định 10 rưỡi sáng.
    Lúc ấy trời quang mây tạnh, nắng vàng rực rỡ. Vào những hôm như thế này, việc theo dõi và chấm thi rất thuận lợi: chim bay trên bầu trời không bị "nhập vân" (lẫn vào mây). Nơi thả lý tưởng được chọn là một nơi quang đãng, không bị vướng cây, hướng gió tốt (không quá xuôi gió cũng không được ngược gió). Lúc này người chơi chim, dân làng, du khách đã tụ tập rất đông, vòng trong vòng ngoài. Giữa nơi thả chim đặt một chiếc bàn nhỏ. Đến thứ tự ai, người ấy mang ***g đặt lên bàn, chờ ba hồi trố ng bên này vang lên mở ***g thả. Ban giám khảo (chừng 15 người, ngồi bên kia hồ) sau khi chim bay lên, đánh trả lại ba hồi trống, ý đã nhận đàn đầu tiên và đang theo dõi. Hai ba phút sau, tiếp đến ***g thứ hai, thứ ba thả... Nếu đàn nào hỏng, trống bên này đánh một hồi dài, ý bỏ. Bên kia trả lại những hồi trống dài, đồng ý bỏ, coi như đã loại đàn ấy không phải theo dõi nữa. Đến số đàn chẵn chục (10, 20, 30) cũng có trống dài một hồi bên giao và một hồi bên nhận.
    Nghe tiếng trống thúc đều đều, lúc dồn dập, nếu không phải người chơi chim hay người làng, khó có thể biết được ngôn ngữ của nó. Giữa hai bên trống giao và nhận, chỉ nghe số hồi, số tiếng người đã có thể thống nhất với nhau về cách đánh giá. Ví như đối với những trường hợp loại: đánh hồi "trung khứ" nếu một con hay cả đàn bay về nh à trướ c thời gian quy định, đánh "đại tràng" cho trường hợp 8 con bay nối đuôi thành hàng đàn, đánh "trung tiên hành" khi một con bay trước đàn. Hay một con bỗng dưng rời đàn bay đi xa thì đánh "thượng đại viên" (đối với nước thượng).
    Hội thả chim kéo dài đến đầu giờ chiều, kết thúc bằng việc trao giải. Cách tính giải là tất cả chim dự thi chia là các tổ, mỗi tổ 10 đàn (10 ***g). Trên 10 đàn ấy qua thi lấy ra nhất, nhì, ba. Chung cuộc lại chọn ra 5 đàn đẹp nhất để trao giải: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải khuyến khích. Giải thưởng nhỏ, do chính hội viên "câu lạc bộ chim bồ câu bay" của huyện Từ Sơn đóng góp thành lập. Mỗi giải có trị giá từ 30.000đ - 50.000đ.
    Lợi ích vật chất mang lại thật là nhỏ, song "một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng" cái quan trọng là nó đã khích lệ tinh t hần nh ữ ng người yêu chim, góp phần gìn giữ bảo tồn một thú chơi tao nhã rất văn hoá này.
    Yêu chim, không ít người đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghề chơi này. Ông cụ Son người thôn Đa Hội, xã Châu Khê đỏ au quắc thước, ngoài bảy mươi vẫn không chịu vắng mặt trong bất kỳ hội thả chim trong làng ngoài huyện nào. Bác Hà Văn Tuệ ở thôn Cẩm Giàng, xã Đông Nguyên là người có thâm niên chơi chim bồ câu hai mươi năm nay. Nói về kinh nghiệm chơi chim thì bác là người rất sành: "phải loại bồ câu thuần, nhỏ, cầm chắc tay. Chim tốt là loại có tướng diện: cao cánh, lông mượt mắt nhỏ, dày mi, lông cánh to bản..." Việc huấn luyện chim cũng không phải dễ dàng

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  10. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh
    [blue]Tỉnh Bắc Ninh là nơi có truyền thống văn hoá vẻ vang và lâu đời. Góp phần quan trọng tô thắm thêm truyền thống lịch sử văn hoá này là kho tàng tài sản - di sản văn hoá vô cùng lớn lao, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc. Trong kho tàng lịch sử văn hoá quý bàu ấy, hệ thống di sản văn hoá vật thể, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá có vai trò vô cùng qua trọng.

    Các di tích lịch sử văn hoá Bắc Ninh vốn có từ lâu đời, với nhiều công trình có giá trị lịch sử và nghệ thuật vô cùng to lớn và sâu sắc. Nhưng trải trường kì lịch sử, thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài tàn khốc, đến nay nhiều công trình di tích không còn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật như thời hoàng kim của nó, không ít di tích bị tàn phế nặng nề chưa khôi phục được.
    Theo thống kê của bảo tàng Bắc Ninh, tinhs đến năm 2003 toàn tỉnh có đến gần 1300 di tích lịch sử văn hoá. Trong số đó có 435 đình, 135 đền, 474 chùa, 44 miếu, 41 nghè, 90 nhà thờ, 5 di chỉ khảo cổ, 26 lăng mộ, 4 văn chỉ, 2 thành luỹ, 3 di tích cách mạng, 5 nhà thờ đạo, ... Số di tích đã được nhà nước xếp hạng là 270, trong đó Bộ VHTT xếp hạng 180 dii tích, còn lại là di tích do Uỷ ban nhân dân tỉnh xếp hạng.
    Trong 1300 di tích lịch sử văn hoá nêu trên, có những di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu được liệt kê theo huyện như sau:
    - Huyện Từ Sơn:
    1. Đền Đô thuộc xã Đình Bảng thờ 8 vị vua Lý. Chỉ còn một tấm bia đá thời Lê là gốc tích, đền mới được khôi phục từ năm 1998 đến nay.
    2. Đình làng Đình Bảng ? Di tích kiến trúc thời Lê tiêu biểu nhất ở Bắc Ninh.
    3. Khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự ở xã Tam Sơn.
    4. Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ ở xã Phù Khê.
    5. Chùa Tiêu (Thiên Tâm Tự) ở xã Tương Giang, đây là công trình được xây dựng từ thời Lý để thờ Phật và sư tổ Nguyên Vạn Hạnh (thân sinh Lý Công Uẩn) - nguời có nhiều công lao phò giúp nhà Lý thời buổi ban đầu. Hiện còn bia "Lý gia Linh thạch", tượng Vạn Hạnh và hệ thống tượng Phật thời Lê và thời Nguyễn được tạo tác đẹp.
    6. Đình Hồi Quan xã Tương Giang, di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.
    7. Chùa Tam Sơn thuộc xã Tam Sơn, là ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý nhưng đến kháng chiến chống Mỹ đã bị phá huỷ nặng nề. Đây là nơi gắn bó với nhiều sự kiện văn hoá lớn: đồng chí Ngô Gia Tự đã từng hoạt động cách mạng ở đó, năm 1967 Bác Hồ về thăm và trồng cây đa lưu niệm, là nơi thờ 20 vị đại khoa ở Tam Sơn.
    8. Đền thờ tiến sỹ Nguyễn Văn Huy và 10 vị đại khoa họ Nguyễn ở làng Vĩnh Kiều.
    - Huyện Tiên Du:
    1. Chùa Phật Tích xã Phật Tích: được khởi công xây dựng từ thời Lý nhưng bị tàn phá nay chỉ còn pho tượng A Di Đà và 10 linh thú bằng đá và một số bệ tượng đá, tượng đầu người mình chim, tượng rồng đá lầ còn có ý nghĩa nguyên gốc.
    2. Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo ở xã Hoài Bão.
    3. Đền Hộ Quốc xã Phú Lâm, là công trình kiến trúc cổ thờ hai ông bà có công cứu vua Lý Công Uẩn.
    4. Đình làng Thượng ở xã Cảnh Hưng là công trình nghệ thuật tiêu biểu thời Lê.
    - Huyện Yên Phong:
    1. Đình làng Diềm ở Viên Xá xã Hoà Long, công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thời Lê sau Đình Bảng.
    2. Đền Vua Bà (thuỷ tổ Quan họ) xã Hoà Long.
    3. Đền Nui ? xã Yên Phụ là nơi Lý Thường Kiệt đóng đại bản doanh chống quân Tống.
    4. Địa điểm chùa Bồ Vàng và bến sông Như Nguyệt, nơi diễn ra các trận quyết chiến trong chiến thắng Như Nguyệt, đánh tan giặc Tống năm 1077.
    5. Di tích khảo cổ Lò Gốm ở Đương Xá xã Vanh An: Lò nung gốm thế kỷ thứ IX lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam có giá trị đặc biệt cho công tác nghiên cứu khoa học.
    - Thị xã Bắc Ninh:
    1. Văn Miếu Bắc Ninh - thờ 667 vị đại khoa Bắc Ninh ? Kinh Bắc.
    2. Thành cổ Bắc Ninh, thành xây dựng từ thời Nguyễn.
    3. Đình Cỗ Mễ xã Vũ Ninh ? di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.
    4. Đình làng Đáp Cầu, di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thời Lê.
    5. Nhà thờ Nguyễn Phúc Xuyến phường Đại Phúc thờ Đức thánh tổ Bồ Tát (nhà y học), là nhà cổ dân gian thời Lê.
    - Huyện Quế Võ:
    1. Chùa Dạm (Đại Lãm Tự): khởi công xây dựng từ thời Lê, được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1964 thừ Nguyên Phi Ỷ Lan, bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp chỉ còn cột đá lớn chạm khắc rất đẹp (biểu tượng lanh ga).
    2. Cụm di tích đền, nghè và nhà thờ Cố Trạch xã Vân Dương: là trung tâm và quê hương thờ Thánh Tam Giang trong 372 làng ở xứ Bắc được Bộ VHTT xếp hạng năm 1989.
    3. Đền thờ 18 vị tiến sỹ họ Nguyễn làng Kim Đôi xã Kim Chân là di tích khoa bảng tiêu biểu nhất tỉnh.
    4. Lăng và đền thờ 18 quận công họ Nguyễn Đức xã Chi Lăng: di tích phản ánh về truyền thống thượng võ tiêu biểu nhất được Bộ VHTT xếp hạng năm 1989.
    - Huyện Gia Bình:
    1. Chùa Đại Bi xã Thái Bảo ? nơi trụ trì và quê của thiền sư Huyền Quang.
    2. Đền thờ Trạng nguyên Lê Văn Thịnh: hiện còn nhiều di vật mang giá trị lịch sử và nghệ thuật lớn, đặc biệt là rồng đá cỡ lớn, kiểu dáng độc đáo nhất nước.
    3. Chùa Thánh Ân xã Cao Đức là nơi có nhiều di vật (bia đá) chứng minh về hội nghị Bình Than thời Trần nếu xét về giá trị lịch sử và là nơi có nhiều tượng, bia đá chạm khắc đẹp nếu xét về giá trị nghệ thuật.
    - Huyện Lương Tài:
    1. Đền thờ Hàn Thuyên xã Lai Hạ - Nhà khoa bảng tiêu biểu thời Trần, quan Thượng thư, nhà thơ Nôm nổi tiếng.
    2. Lăng họ Đặng xã Phú Hoà: thờ vị quận cônng thời Lê, có kiến trúc đá tiêu biểu nhất trong các lăng còn lại ở Bắc Ninh.
    3. Đình và bia tứ diện khắc ghi về 10 vị đại khoa làng Lương Xá xã Phú Lương ? di tích tiêu biểu nhất phản ánh truyền thống khoa bảng của huyện.
    - Huyện Thuận Thành:
    1. Chùa Dâu xã Thãnh Khương: Trung tâm Phật giáo lớn đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ II. Hiện trạng công trình còn nhiều dấu ấn qua lần đại tu thời Lê, hiện nay đang đại tu theo kiến trúc thời Lê. Được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1962.
    2. Chùa Bút Tháp xã Đình Tổ: là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn tiêu biểu, chất liệu và chạm khắc đá còn nhiều, đặc biệt còn lưu giữ pho Phật Bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt (chạm khắc thời Lê) độc nhất ở nước ta.
    3. Thành cổ Luy Lâu (sau thành Cổ Loa): là di tích thành luỹ tiêu biểu cònn lại không nhiều ở Việt Nam. Dấu tích nguyên sơ không còn nhiều do đền chùa ở đây đả qua nhiều lần tu bổ.[/blue]

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     

Chia sẻ trang này