1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    topic tập trung các bài giới thiệu về Bác ninh - Bác Giang
    các website của các truờng học tại Bắc Ninh bắc Giang
    Trường chuyên Bắc Ninh
    Xin chào các bạn
    Trường chúng tôi là trường chuyên bắc ninh mới thành lập diễn đàn, rất vui khi có các bạn trong ttvnol tham gia với chúng tôi.
    Nếu rảnh rỗi thì mời các bạn tham gia diễn đàn trường chúng tôi nha. Địa chỉ: www.chuyenbacninh.net
    À wên, các bạn có thể xem thông tin tậi địa chỉ www.chuyenbacninh.com
    Trường Lý thái tổ cũng mới thành lập diễn đàn, chắc chắn các bạn ấy sẽ rất vui khi các bạn tham gia www.lythaito.com
    Wellcome to www.chuyenbacninh.net
  2. traitim_vo

    traitim_vo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ý còn thiếu mất 2 Website quan trọng nữa mù bác
    www.hanthuyen.org <=== trường Hàn THuyên Welcome mọi người
    www.hackerbad.net <=== Website về những gì về công nghệ thông tin . Nhưng chỉ đối với Bắc Ninh và Bắc Giang là được , con so với các Website khác thì không bằng , nên rất cần mọi người ủng hộ Website của chúng tôi
    Nếu có gì thắc mắc xin liên hê qua Ym này
    Ym : thangbomvn_bn
    đó là Ym của tui Thanks All
  3. traitim_vo

    traitim_vo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ý còn thiếu mất 2 Website quan trọng nữa mù bác
    www.hanthuyen.org <=== trường Hàn THuyên Welcome mọi người
    www.hackerbad.net <=== Website về những gì về công nghệ thông tin . Nhưng chỉ đối với Bắc Ninh và Bắc Giang là được , con so với các Website khác thì không bằng , nên rất cần mọi người ủng hộ Website của chúng tôi
    Nếu có gì thắc mắc xin liên hê qua Ym này
    Ym : thangbomvn_bn
    đó là Ym của tui Thanks All
  4. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    1: Mời nước mời trầu
    http://vitedi.com/quanho/moinuocmoitrau.wmv
    2: Em là con gái Bắc Ninh
    http://vitedi.com/quanho/emlacongaibacninh.wmv
    3: Ngồi tựa song đào
    http://vitedi.com/quanho/ngoituasongdao.wmv
    4: Mười nhớ
    http://vitedi.com/quanho/muoinho.wmv
    5: lên núi Ba Vì
    http://vitedi.com/quanho/lennuibavi.wmv
    6: Năm liệu bảy lo
    http://vitedi.com/quanho/namlieubaylo.wmv
    7: Đêm qua nhớ bạn
    http://vitedi.com/quanho/demquanhoban.wmv
    8: Vào chùa
    http://vitedi.com/quanho/vaochua.wmv
    9: Tay tiên chuốc chén rượu đào
    http://vitedi.com/quanho/taytienchuocchenruoudao.wmv
    10: Còn duyên
    http://vitedi.com/quanho/conduyen.wmv
    11: Con ếch
    http://vitedi.com/quanho/conech.wmv
    12: Buôn bấc buôn dầu
    http://vitedi.com/quanho/buonbacbuondau.wmv
    13: Cái hời cái ả
    http://vitedi.com/quanho/caihoicaia.wmv
    14: Rẽ phượng chia loan
    http://vitedi.com/quanho/rephuongchialoan.wmv
    15: Người ở đừng về
    http://vitedi.com/quanho/nguoiodungve.wmv
  5. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    1: Mời nước mời trầu
    http://vitedi.com/quanho/moinuocmoitrau.wmv
    2: Em là con gái Bắc Ninh
    http://vitedi.com/quanho/emlacongaibacninh.wmv
    3: Ngồi tựa song đào
    http://vitedi.com/quanho/ngoituasongdao.wmv
    4: Mười nhớ
    http://vitedi.com/quanho/muoinho.wmv
    5: lên núi Ba Vì
    http://vitedi.com/quanho/lennuibavi.wmv
    6: Năm liệu bảy lo
    http://vitedi.com/quanho/namlieubaylo.wmv
    7: Đêm qua nhớ bạn
    http://vitedi.com/quanho/demquanhoban.wmv
    8: Vào chùa
    http://vitedi.com/quanho/vaochua.wmv
    9: Tay tiên chuốc chén rượu đào
    http://vitedi.com/quanho/taytienchuocchenruoudao.wmv
    10: Còn duyên
    http://vitedi.com/quanho/conduyen.wmv
    11: Con ếch
    http://vitedi.com/quanho/conech.wmv
    12: Buôn bấc buôn dầu
    http://vitedi.com/quanho/buonbacbuondau.wmv
    13: Cái hời cái ả
    http://vitedi.com/quanho/caihoicaia.wmv
    14: Rẽ phượng chia loan
    http://vitedi.com/quanho/rephuongchialoan.wmv
    15: Người ở đừng về
    http://vitedi.com/quanho/nguoiodungve.wmv
  6. nhatduc_sylvia

    nhatduc_sylvia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Năm ngoái tôi được cha mẹ đưa đi thăm quan một số thành phố trong nam thấy có nhiều thành phố lớn như Ðà lạt, Thành phố Hồ chí minh đều có những khu phố mang tên Cô Giang, cô Bắc... Nhưng Ở Bắc giang thì không có ?... tôi có hỏi cha tôi về những tên tuổi này thì cha tôi nói đó là tên cuả hai người Anh thư là con gái Bắc giang.
    Nguyễn Thị Giang sinh năm kỷ Dậu (1909) tại Phủ Lạng Thương, thuộc tỉnh Bắc Giang. Nhà ba chị em gái, cha mẹ đặt tên theo tên tỉnh: chị là Bắc, rồi Giang, út là Tỉnh.
    Trong khi Tỉnh còn măng sữa, cô Bắc và cô Giang đã lớn khôn, nhan sắc tuy không vẹn mười nhưng gọn gàng xinh xắn. Cô Bắc chín chắn, nói năng đanh thép, cô Giang có phần lanh lợi, tháo vát hơn, cả hai đều ngay thẳng và dạn dĩ.
    Bấy giờ, khoảng những năm 1920-24, dân ta âm thầm sau chuyện Đề Thám Đội Cấn thất bại thì Pháp lại càng thêm kiêu căng trên thắng lợi trong thế chiến thứ nhất. Sang đến 1925, bỗng cụ Phan Bội Châu bị một bọn phản bội dân tộc bán đứng cho pháp để lây tiền làm cách mạng va bị bắt ở bên Tàu, giải về Hà Nội, chắc khó tránh khỏi án tử hình. Thế là ùn ùn nổi lên phong trào đòi ân xá, lòng ái quốc ngùn ngụt bốc trong đám sinh viên học sinh, những lời cổ võ của Đông kinh Nghĩa thục hồi 15 năm trước, nay không biết do ai mà bỗng khắc khoải bên tai:
    Nghĩ lắm lúc thâm gan tím ruột
    Vạch trời kia mà tuốt gưom ra
    Cũng xương, cũng thịt, cũng da
    Còn hòn máu đỏ con nhà Lạc Long
    Cớ sao chịu trong vòng trói buộc
    Bao nhiêu năm nhơ nhuốc lầm than...
    Nhân tâm tuy bừng tỉnh về chính nghĩa dân tộc và tổ quốc song ít ai dám bộc lộ công khai, vì lực lượng Pháp đang mạnh, lại được hỗ trợ tận tình do nhân viên mật thám và phần lớn quan lại, nên đó đây chỉ có thể thành lập những nhóm gọi là "hội kín" mà thôi.
    Ở Bắc Giang, một hội kín sớm qui tụ được khá nhiều thanh niên dưới sự dìu dắt của ông Xứ Nhu. Xứ Nhu là danh hiệu của ông Nguyễn Khắc Nhu ở làng Song Khê, đỗ đầu trong kỳ thi hạch của xứ Bắc Ninh do đó có tên "đầu xứ", năm 1912 xuống Nam Định thi hương, không đỗ, bực mình sang Quảng Châu theo các bạn trong nhóm Đông Du của cụ Nguyễn Hải Thần. Sau nhóm này bị đốc quân Lục Vinh Đình trục xuất vì không muốn gây chuyện với Pháp, thế là ông xứ lại quay về làng cũ, mở ra một lớp dạy trẻ để ngấm ngầm tuyển lựa đồng chí hòng mưu đồ khởi nghĩa. Đồng chí trước còn lơ thơ, nhưng sau vụ Phan Bội Châu thì bỗng trở nên ồ ạt, trong đó cô Bắc và cô Giang là những thành phần hăng say mà ông xứ rất quý trọng.
    * * *
    Toàn quyền Varenne sang thả cụ Phan Bội Châu, vào cuối năm 1925, lòng dân đang hứng khởi vì thắng lợi này, thì sang 1926 xảy ra cái tang cụ Phan Chu Trinh: ba xứ Bắc Trung Nam tỉnh nào cũng rầm rộ làm lễ truy điệu, lòng yêu nước trở thành một cao trào, khiến Pháp phải bớt tay thống trị, cho tay sai phát hành tờ báo Đông Pháp, ngụ ý nước Nam trở thành hẳn một nước Pháp ở phương Đông. Nhưng làm sao thuyết phục được những người có tâm huyết như ông Nguyễn Thái Học?
    Nguyễn Thái Học sinh năm 1901 tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, Bắc Việt. Buổi đầu học chữ nho, rồi sang trường tiểu học Việt Trì, sau xuống trường sư phạm Hà Nội. Lại bỏ đây, xin vào cao đẳng thương mại, sắp tốt nghiệp cũng lại bỏ luôn, vì chán ngán: thấy Varenne là người đảng Xã Hội, tưởng y có tư tưởng rộng rãi nên viết hai lá thư, một yêu cầu cho dân được tự do mở trường dạy công nông miễn phí, một nữa cũng cho dân mở thư xã ở các làng và các nơi công nghệ. Thì đều không được trả lời.
    Ông tìm gặp mấy nho sĩ, giáo chức cùng sinh viên ở hiệu sách Nam Đồng, tọa lạc tại số 6, đường 96, gần hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Nơi đây ngoài mặt xuất bản sách giáo khoa nhưng bên trong ngầm gieo mầm cách mạng. Rồi một ít sách bị cấm, thư xã hết vốn. Học thấy chữ nghĩa khó thành công, nên hô hào dùng sắt máu. Bèn liên kết những người cùng chí hướng, dựng ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đảng chính thức khai sinh ở Nam Đồng thư xã, lấy chi bộ làm hạ tầng, rồi tỉnh bộ, kỳ bộ, và tổng bộ, phỏng theo phương thức của Quốc dân đảng Tàu. Học được bầu làm chủ tịch. Ý thức nhiệm vụ cao cả của mình, ông liền về ngay quê nhà, quỳ lạy cha mẹ, khẩn khoản xin tha cho tội bất hiếu, và cho phép ly khai gia đình, trả tự do cho vợ là Nguyễn Thị Cửu, để đem cống hiến hoàn toàn thân mình cho đảng.
    Khi trở lại Hà Nội, ông được ngay Xứ Nhu tìm đến xin được kết nạp. Còn gì hoan hỉ hơn: ông xứ là người đứng tuổi, học thức, kinh nghiệm, lại có sẵn cả một tổ chức đầy đủ với mấy chục đồng chí nữa... Tổng bộ dành ngay cho chức vụ trưởng ban lập pháp. Ông xứ liền cử cô Bắc làm ủy viên tuyên truyền, cô Giang làm tổng thư ký. Mọi người hoan nghênh, mặc dầu đây là ngoại lệ: cương lĩnh đảng chưa dự liệu nhận đảng viên phụ nữ. Việc tuyên truyền, cô Bắc đã thành thạo, vì đã có nhiều kinh nghiệm khi ở Bắc Giang. Còn cô Giang thì công việc tế nhị và khó khăn hơn. Ngoài việc giấy tờ bề bộn, lại phải tự thân đi thông tin và truyền mệnh lệnh. Cô giỏi thay hình đổi dạng những khi phải qua mặt bọn mật thám, lại tài biến báo những lúc xảy khó khăn bất ngờ. Trong trường hợp gian nan nguy hiểm, cô thường biết an ủi cho đảng trưởng khỏi ngã lòng. Vì thế giữa hai người tự nhiên nảy ra mối tình tri kỷ.
    Một hôm cùng đi công tác ở Phú Thọ, nhân đến gần đền Hùng Vương, không ai bảo ai mà sóng đôi trước bệ thờ Quốc Tổ, thành khẩn quỳ lễ và thề sống chết bên nhau. Lễ tạ xong, Học trao cho Giang khẩu súng lục vẫn thường dắt bên mình. Và khi về đến tổng bộ, đảng trưởng ngỏ lời xin toàn đảng cho phép cưới cô Giang làm người vợ cách mạng.
    Thế rồi tin động trời báo tới: vụ Phả Lại thất bại, đảng truởng cùng những nhân vật lãnh đạo sa lưới. Cô Giang như điên như dại, khi khóc khi cười, lúc nghêu ngao hát. Các bạn phải khuyên giải cho khỏi lộ hình tích. Khi trở lại bình tĩnh, cô tự nhủ lòng: không sao! Tù 20 năm rồi cũng qua đi, hai đứa còn trẻ mà!
    Cô họp cùng Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Xuân Huân tìm cách thanh lọc những phần tử không xứng, cải tổ đường lối để củng cố cơ cấu của Đảng. Không ngờ ít lâu sau, Hội Đồng Đề Hình Pháp kết án đảng trưởng cùng 12 bạn vào tử hình chứ không phải chỉ khổ sai như hồi xử vắng mặt.
    Nghe tin sét đánh, cô liền sửa soạn đáp tàu lên Yên Bái để chứng kiến tận mắt cuộc hành hình.
    * * *
    Chiều 17 tháng 6 năm 1930 nơi đầu làng Đồng Vệ, phủ Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên (làng này ở giáp làng Thổ Tang là quê Thái Học) ánh mặt trời vàng sắp tàn, không một bóng người qua lại trên đường cái. Bỗng nghe một tiếng "đẹt", một người con gái khoảng ngoài hai mươi tuổi nằm sóng sượt bên hè, máu mê lêrth láng cả mặt mày. Thiếu nữ đó người đẫy đà, nét mặt rắn giỏi, mình mặc áo dài trắng, quần lụa thâm, đầu vấn khăn, nằm bên gốc đa cạnh quán nước, nơi vết thương trên thái dương bên trái máu vẫn rỉ ra không ngớt, gần phía tay thiếu nữ có một khẩu súng sáu. Khi nhà đương chức cho khám thi thể, thì ngoài các đồ lặt vặt có hai bức thư ngắn và một bài thơ. Bức thư thứ nhất:
    Yên Bái, ngày 17-6-1930
    Thưa thày mẹ,
    Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc, con không báo được thù cho nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con tìm về chỗ quê cha đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con.
    Đứa con dâu thất hiếu kính lạy.
    Bức thư thứ hai:
    Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau Anh phải phấn đấu thay Anh để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ.
    Bài thơ tuyệt bút:
    Thân không giúp ích cho đời,
    Thù không trả được cho người tình chung.
    Dẫu rằng đương độ trẻ trung
    Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
    Con đường tiến bộ mông mênh
    Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
    Bây giờ hết kiếp thơ đào
    Gian nan bỏ mặc dồng bào từ đây.
    Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
    Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên.
    Chết đi dạ những buồn phiền
    Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình.
    Quốc kỳ phất phới trên thành
    Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
    Cực lòng lỡ bước sa cơ,
    Chết sầu, chết thảm, có thừa xót xa.
    Thế ru? Đời thế ru mà?
    Đời mà ai biết, người mà ai hay...
    Hai bức thư và bài thơ đủ chứng tỏ tâm trạng người viết. Đó là tâm trạng một người lúc nào cũng sốt sắng trả nợ nước thù chồng, nhưng vì thất vọng, đành lấy cái chết để giữ thủy chung. Thư và thơ được viết bằng bút chì xanh trên ba mảnh giấy học trò.
    Lý dịch làng Đồng Vệ phi báo lên viên tri phủ Vĩnh Tường và viên này bẩm tỉnh ngay. Ngày hôm sau, các thám tử tây, nam ở Hà Nội, đứng đầu là Cẩm Riner cùng với Công Sứ Vĩnh Yên, và tri phủ Vĩnh Tường về tận nơi làm biên bản, dựng thi thể lên, buộc vào một tấm ván và chụp ảnh rất cẩn thận. Thi thể thiếu nữ bị lột ra để khám nghiệm, rồi để loã lồ hai ba hôm mới cho đem chôn.
    Mấy hôm sau, các báo hằng ngày ở Hà Nội đăng tin, công chúng mới biết thiếu nữ ấy là cô Nguyễn Thị Giang, đã tự sát, sau khi Học cùng 12 bạn đồng chí bước lên đoạn đầu đài, ở bãi cỏ trước trại lính khố xanh Yên Bái. Cô Giang từ Hà Nội lên tận Yên Bái, sau khi chứng kiến cái chết oanh liệt của đảng trưởng và các bạn đồng chí, đã ra nghĩa địa để thăm mộ, rồi đi mua vải sô để tang chồng và đáp ngay chuyến xe lửa chiều về Hà Nội, gặp Lê Hữu Cảnh, dặn dò mọi việc, sau lên Vĩnh Yên, đến làng Đồng Vệ tuẫn tiết.
    Có người nói khi về tới làng Đồng Vệ, cô đến cái quán dưới gốc đa hỏi chuyện bà lão bán nước mấy câu ngớ ngẩn: hỏi có biết ở Yên Bái sáng hôm đó xảy ra việc gì chăng, có biết Nguyễn Thái Học đã bị chết chém chăng? Hỏi xong cô lại tự đáp "Có lẽ đó chỉ là tin đồn nhảm chứ Nguyễn Thái Học còn sống, có bao giờ bị chết chém".
    Đời sống của cô là đời một chiến sĩ cách mạng: đến cái chết cũng lại khác thường. Năm tự sát cô mới ngoài hai mươi tuổi, còn Thái Học thì 28. Đôi ******** đều yêu nước tha thiết, hy sinh vì nước, thề cùng sống chết và đã giữ vẹn lời nguyền.
    Nghe tin Nguyễn Thái Học và cô Giang cùng chết một ngày, Phan Bội Châu cảm khái làm bài văn tế:
    Than rằng:
    Sóng nhân đạo ở hai mươi thế kỷ, bạn má hồng toan cướp gái làm trai - Gương nữ hùng trên một góc trời Nam, bọn da trắng phải ghê giòng giống Việt.
    Trên quốc sử mực chàm giấy phấn, ong cả đoàn nhan nhản bầy nô, - Dưới Long Thành máu thắm cỏ xanh, gái đến thế rành rành chữ liệt.
    Trăng thu mờ mịt, trông những buồn tênh! Người ngọc xa vời, nghĩ càng đau tuyệt.
    Nhớ nữ liệt sĩ xưa:
    Đất nhả tinh hoa - trời treo băng tuyết.
    Vóc quần thoa nhưng chí khí tu mi - Thân khuê các mà can trường khí tiết.
    Thuở bé nhờ ơn gia giáo, Hán học vừa thông ?" Tuổi xanh vào chốn học trường, Pháp văn cũng biết
    Tang hải gặp khi xoay cuộc, ngó giang sơn luống những lòng đau - Trần ai tức lôí không người, thâý nô lệ giương đôi tròng ngút.
    Xem sách Pháp từng đem óc nghĩ: Dan Đà, La Lan thuở nọ, chị em mình đã dễ ai hơn, - Giở sử nhà bỗng vỗ tay reo: Bà Trưng, Cô Triệu sau này, non nước ấy có đâu hồn chết.
    Triều cách mạng đang dâng sùng sục, cát Vệ Tinh ngậm đầy trước miệng, mong thấy bể vùi, - Vai quốc dân nặng gánh trìu trìu, đá Oa Hùng dắp sẵn trong tay, nỡ xem trời khuyết.
    Tức tội cường quyền - Thi gan sấm sét.
    Khi nhập đảng tuổi vừa mười tám, cơ nữ binh đăng đội tiền phong; - Lúc tuyên truyền sách động ba quân, lưỡi biện sĩ trổ tài du thuyết.
    Thổi gió phun mây từng mấy trận, nào Lâm Thao, nào Yên Bái, nữ tham mưu đưa đẩy đội hùng binh;
    - Vaò sinh ra tử biết bao phen, kia thành huyện, kìa đồn binh, cờ nương tử xông pha hùm rắn rết.
    Nguyễn Thái Học trổ tài kiện tướng, nhờ có cô mà lông cánh thêm dài - Phạm thị Hào nổi tiếng trung trinh, em có chị mà xứng danh nữ kiệt.
    Khốn nỗi thay!
    Vận nước còn truân - Tai trời chửa hết!
    Trắc trở buồm xuôi gió ngược, tài anh thư gặp bước gian truân. - Ngại ngùng nước biếc non xanh, tay chức nữ uổng công thêu dệt.
    Nhưng hãy còn:
    Thiết thạch tâm can, - Châu toàn bách chiết.
    Thời như thế, việc đành phải thế, đoạn đầu đài mừng được thấy anh lên. - Sống là còn thác vẫn là còn, súng kề cổ không nhường cho giặc giết.
    Tiếng súng lúc vang lên một phát, núi đổ sông nhào! - Hồn anh thư hẹn phút trùng lai, thần gào quỷ thét
    Ôi thương ôi!
    Khóc nữa mà chi! - Nói không kể xiết!
    Một nén hương lòng, - Mấy lời thống thiết!
    Bạn nữ lưu ai nối gót theo chân? - Nghĩa đoàn thể, xin từ đây cố kết!
    Hỡi ơi! thương thay!
    * * *
    Sau đó, cao hứng, cụ lại ngâm mấy vần thơ:
    Cô Khóc Cậu
    Thình lình một tiếng sét ngang lưng
    Nuốt nghẹn tơ tình xiết nói năng
    Mây mịt mờ xanh trời vẫn hắc
    Giọt chan chứa đỏ, bể khôn bằng
    Thân vàng đành cậu liều theo cát
    Dạ tuyết thôi em gửi với trăng
    May nữa duyên sau còn gặp gỡ
    Suối vàng cười nụ, có ngày chăng?
    Hồn Cậu Trả Lời
    I
    Gặp mình, mình lại thẹn cùng mình
    Ai khiến em mà vội gặp anh?
    Vẫn nghĩ có chung và có thủy
    Thôi thề đồng tử chẳng đồng sinh
    Trăm năm cuộc bụi dâu hay bể
    Một tấm lòng son sắt với đinh
    Gió dữ mưa cuồng thây kệ nó
    Dắt nhau ta tới tận thiên đình
    II
    Dắt nhau ta tới tận thiên đình
    Quyết dẹp cho yên sóng bất bình
    Mặt nước, em còn hồng giọt máu
    Nợ đời, anh chửa trắng tay tanh
    Trăm năm thề với trời riêng đội
    Bảy thước âu là mẹ chẳng sinh
    Mình hỡi, mình đừng buồn bã quá
    Hồn còn mạnh khỏe phách còn linh
    Chị Khóc Em
    (Thác lời cô Bắc khóc cô Giang)
    I
    Em ơi, em vậy, chị thì sao?
    Ghê gớm, mà cùng tiếc biết bao!
    Chung nợ cha sinh và mẹ dưỡng
    Rẽ đường vực thẳm với bờ cao
    Ngại ngùng gió yếu, mây trơ mực
    Tức tối trời say máu úa đào
    Hồn có thiêng liêng dùm tính nhỉ
    Mẹ già em bé nghĩ dường nao?
    II
    Mẹ già em bé nghĩ dường nao?
    Và nợ chồng con nặng biết bao!
    Nổ đất thình lình tay vỗ kép
    Nhuộm trời ghê gớm máu phun đào
    Giữa trường tân khổ no cay dắng
    Trước trận phong ba nổi gió trào
    Chị có ngờ đâu em đặng thế
    Biển ngần ấy rộng núi ngần cao!
    * * *
    Một chiến sĩ vô danh thời ấy đã có bài thơ ai điếu cô Giang:
    Sống nhục sao bằng sự thác vinh?
    Nước non cho vẹn chữ chung tình
    Lưỡi dao xử tử chàng không ngại
    Tiếng súng quyên sinh thiếp cũng dành.
    Một tấm can tràng trời đất thảm
    Ngàn thu tiết tháo quỷ thần kinh
    Cuộc đời xá kể chi thành bại
    Trai đã trung thì gái hẳn trinh!
    Một thi nhân khác cũng có đôi lời ca ngợi:
    Tình chồng, nợ đảng, gánh giang san!
    Thác xuống tuyền đài hận chửa tan.
    Xương trắng nêu cao gương hiêú nghĩa,
    Máu hồng in thắm chữ trung can.
    Ngàn năm tồ quốc ơn ghi mãi,
    Một thác tình chung nghĩa trả toàn
    Thành bại mặc ai người nghị luận,
    Muôn ngàn năm để tiếng Cô Giang.
    * * *
    Và đây là một câu đối, viếng người liệt nữ :
    Sống, có sống thừa, một thác tạ lòng người quốc sĩ
    Chết, không chết uổng, ngàn thu mát mặt khách hồng nhan!
    Sự nghiệp anh hùng cuả cô đã là đề tài cho rất nhiều tác phẩm văn học trong đó có những tác phẩm có tên tuổi như Tỏ mặt anh thư cuả Phan bội Châu.
  7. nhatduc_sylvia

    nhatduc_sylvia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Năm ngoái tôi được cha mẹ đưa đi thăm quan một số thành phố trong nam thấy có nhiều thành phố lớn như Ðà lạt, Thành phố Hồ chí minh đều có những khu phố mang tên Cô Giang, cô Bắc... Nhưng Ở Bắc giang thì không có ?... tôi có hỏi cha tôi về những tên tuổi này thì cha tôi nói đó là tên cuả hai người Anh thư là con gái Bắc giang.
    Nguyễn Thị Giang sinh năm kỷ Dậu (1909) tại Phủ Lạng Thương, thuộc tỉnh Bắc Giang. Nhà ba chị em gái, cha mẹ đặt tên theo tên tỉnh: chị là Bắc, rồi Giang, út là Tỉnh.
    Trong khi Tỉnh còn măng sữa, cô Bắc và cô Giang đã lớn khôn, nhan sắc tuy không vẹn mười nhưng gọn gàng xinh xắn. Cô Bắc chín chắn, nói năng đanh thép, cô Giang có phần lanh lợi, tháo vát hơn, cả hai đều ngay thẳng và dạn dĩ.
    Bấy giờ, khoảng những năm 1920-24, dân ta âm thầm sau chuyện Đề Thám Đội Cấn thất bại thì Pháp lại càng thêm kiêu căng trên thắng lợi trong thế chiến thứ nhất. Sang đến 1925, bỗng cụ Phan Bội Châu bị một bọn phản bội dân tộc bán đứng cho pháp để lây tiền làm cách mạng va bị bắt ở bên Tàu, giải về Hà Nội, chắc khó tránh khỏi án tử hình. Thế là ùn ùn nổi lên phong trào đòi ân xá, lòng ái quốc ngùn ngụt bốc trong đám sinh viên học sinh, những lời cổ võ của Đông kinh Nghĩa thục hồi 15 năm trước, nay không biết do ai mà bỗng khắc khoải bên tai:
    Nghĩ lắm lúc thâm gan tím ruột
    Vạch trời kia mà tuốt gưom ra
    Cũng xương, cũng thịt, cũng da
    Còn hòn máu đỏ con nhà Lạc Long
    Cớ sao chịu trong vòng trói buộc
    Bao nhiêu năm nhơ nhuốc lầm than...
    Nhân tâm tuy bừng tỉnh về chính nghĩa dân tộc và tổ quốc song ít ai dám bộc lộ công khai, vì lực lượng Pháp đang mạnh, lại được hỗ trợ tận tình do nhân viên mật thám và phần lớn quan lại, nên đó đây chỉ có thể thành lập những nhóm gọi là "hội kín" mà thôi.
    Ở Bắc Giang, một hội kín sớm qui tụ được khá nhiều thanh niên dưới sự dìu dắt của ông Xứ Nhu. Xứ Nhu là danh hiệu của ông Nguyễn Khắc Nhu ở làng Song Khê, đỗ đầu trong kỳ thi hạch của xứ Bắc Ninh do đó có tên "đầu xứ", năm 1912 xuống Nam Định thi hương, không đỗ, bực mình sang Quảng Châu theo các bạn trong nhóm Đông Du của cụ Nguyễn Hải Thần. Sau nhóm này bị đốc quân Lục Vinh Đình trục xuất vì không muốn gây chuyện với Pháp, thế là ông xứ lại quay về làng cũ, mở ra một lớp dạy trẻ để ngấm ngầm tuyển lựa đồng chí hòng mưu đồ khởi nghĩa. Đồng chí trước còn lơ thơ, nhưng sau vụ Phan Bội Châu thì bỗng trở nên ồ ạt, trong đó cô Bắc và cô Giang là những thành phần hăng say mà ông xứ rất quý trọng.
    * * *
    Toàn quyền Varenne sang thả cụ Phan Bội Châu, vào cuối năm 1925, lòng dân đang hứng khởi vì thắng lợi này, thì sang 1926 xảy ra cái tang cụ Phan Chu Trinh: ba xứ Bắc Trung Nam tỉnh nào cũng rầm rộ làm lễ truy điệu, lòng yêu nước trở thành một cao trào, khiến Pháp phải bớt tay thống trị, cho tay sai phát hành tờ báo Đông Pháp, ngụ ý nước Nam trở thành hẳn một nước Pháp ở phương Đông. Nhưng làm sao thuyết phục được những người có tâm huyết như ông Nguyễn Thái Học?
    Nguyễn Thái Học sinh năm 1901 tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, Bắc Việt. Buổi đầu học chữ nho, rồi sang trường tiểu học Việt Trì, sau xuống trường sư phạm Hà Nội. Lại bỏ đây, xin vào cao đẳng thương mại, sắp tốt nghiệp cũng lại bỏ luôn, vì chán ngán: thấy Varenne là người đảng Xã Hội, tưởng y có tư tưởng rộng rãi nên viết hai lá thư, một yêu cầu cho dân được tự do mở trường dạy công nông miễn phí, một nữa cũng cho dân mở thư xã ở các làng và các nơi công nghệ. Thì đều không được trả lời.
    Ông tìm gặp mấy nho sĩ, giáo chức cùng sinh viên ở hiệu sách Nam Đồng, tọa lạc tại số 6, đường 96, gần hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Nơi đây ngoài mặt xuất bản sách giáo khoa nhưng bên trong ngầm gieo mầm cách mạng. Rồi một ít sách bị cấm, thư xã hết vốn. Học thấy chữ nghĩa khó thành công, nên hô hào dùng sắt máu. Bèn liên kết những người cùng chí hướng, dựng ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đảng chính thức khai sinh ở Nam Đồng thư xã, lấy chi bộ làm hạ tầng, rồi tỉnh bộ, kỳ bộ, và tổng bộ, phỏng theo phương thức của Quốc dân đảng Tàu. Học được bầu làm chủ tịch. Ý thức nhiệm vụ cao cả của mình, ông liền về ngay quê nhà, quỳ lạy cha mẹ, khẩn khoản xin tha cho tội bất hiếu, và cho phép ly khai gia đình, trả tự do cho vợ là Nguyễn Thị Cửu, để đem cống hiến hoàn toàn thân mình cho đảng.
    Khi trở lại Hà Nội, ông được ngay Xứ Nhu tìm đến xin được kết nạp. Còn gì hoan hỉ hơn: ông xứ là người đứng tuổi, học thức, kinh nghiệm, lại có sẵn cả một tổ chức đầy đủ với mấy chục đồng chí nữa... Tổng bộ dành ngay cho chức vụ trưởng ban lập pháp. Ông xứ liền cử cô Bắc làm ủy viên tuyên truyền, cô Giang làm tổng thư ký. Mọi người hoan nghênh, mặc dầu đây là ngoại lệ: cương lĩnh đảng chưa dự liệu nhận đảng viên phụ nữ. Việc tuyên truyền, cô Bắc đã thành thạo, vì đã có nhiều kinh nghiệm khi ở Bắc Giang. Còn cô Giang thì công việc tế nhị và khó khăn hơn. Ngoài việc giấy tờ bề bộn, lại phải tự thân đi thông tin và truyền mệnh lệnh. Cô giỏi thay hình đổi dạng những khi phải qua mặt bọn mật thám, lại tài biến báo những lúc xảy khó khăn bất ngờ. Trong trường hợp gian nan nguy hiểm, cô thường biết an ủi cho đảng trưởng khỏi ngã lòng. Vì thế giữa hai người tự nhiên nảy ra mối tình tri kỷ.
    Một hôm cùng đi công tác ở Phú Thọ, nhân đến gần đền Hùng Vương, không ai bảo ai mà sóng đôi trước bệ thờ Quốc Tổ, thành khẩn quỳ lễ và thề sống chết bên nhau. Lễ tạ xong, Học trao cho Giang khẩu súng lục vẫn thường dắt bên mình. Và khi về đến tổng bộ, đảng trưởng ngỏ lời xin toàn đảng cho phép cưới cô Giang làm người vợ cách mạng.
    Thế rồi tin động trời báo tới: vụ Phả Lại thất bại, đảng truởng cùng những nhân vật lãnh đạo sa lưới. Cô Giang như điên như dại, khi khóc khi cười, lúc nghêu ngao hát. Các bạn phải khuyên giải cho khỏi lộ hình tích. Khi trở lại bình tĩnh, cô tự nhủ lòng: không sao! Tù 20 năm rồi cũng qua đi, hai đứa còn trẻ mà!
    Cô họp cùng Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Xuân Huân tìm cách thanh lọc những phần tử không xứng, cải tổ đường lối để củng cố cơ cấu của Đảng. Không ngờ ít lâu sau, Hội Đồng Đề Hình Pháp kết án đảng trưởng cùng 12 bạn vào tử hình chứ không phải chỉ khổ sai như hồi xử vắng mặt.
    Nghe tin sét đánh, cô liền sửa soạn đáp tàu lên Yên Bái để chứng kiến tận mắt cuộc hành hình.
    * * *
    Chiều 17 tháng 6 năm 1930 nơi đầu làng Đồng Vệ, phủ Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên (làng này ở giáp làng Thổ Tang là quê Thái Học) ánh mặt trời vàng sắp tàn, không một bóng người qua lại trên đường cái. Bỗng nghe một tiếng "đẹt", một người con gái khoảng ngoài hai mươi tuổi nằm sóng sượt bên hè, máu mê lêrth láng cả mặt mày. Thiếu nữ đó người đẫy đà, nét mặt rắn giỏi, mình mặc áo dài trắng, quần lụa thâm, đầu vấn khăn, nằm bên gốc đa cạnh quán nước, nơi vết thương trên thái dương bên trái máu vẫn rỉ ra không ngớt, gần phía tay thiếu nữ có một khẩu súng sáu. Khi nhà đương chức cho khám thi thể, thì ngoài các đồ lặt vặt có hai bức thư ngắn và một bài thơ. Bức thư thứ nhất:
    Yên Bái, ngày 17-6-1930
    Thưa thày mẹ,
    Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc, con không báo được thù cho nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con tìm về chỗ quê cha đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con.
    Đứa con dâu thất hiếu kính lạy.
    Bức thư thứ hai:
    Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau Anh phải phấn đấu thay Anh để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ.
    Bài thơ tuyệt bút:
    Thân không giúp ích cho đời,
    Thù không trả được cho người tình chung.
    Dẫu rằng đương độ trẻ trung
    Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
    Con đường tiến bộ mông mênh
    Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
    Bây giờ hết kiếp thơ đào
    Gian nan bỏ mặc dồng bào từ đây.
    Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
    Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên.
    Chết đi dạ những buồn phiền
    Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình.
    Quốc kỳ phất phới trên thành
    Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
    Cực lòng lỡ bước sa cơ,
    Chết sầu, chết thảm, có thừa xót xa.
    Thế ru? Đời thế ru mà?
    Đời mà ai biết, người mà ai hay...
    Hai bức thư và bài thơ đủ chứng tỏ tâm trạng người viết. Đó là tâm trạng một người lúc nào cũng sốt sắng trả nợ nước thù chồng, nhưng vì thất vọng, đành lấy cái chết để giữ thủy chung. Thư và thơ được viết bằng bút chì xanh trên ba mảnh giấy học trò.
    Lý dịch làng Đồng Vệ phi báo lên viên tri phủ Vĩnh Tường và viên này bẩm tỉnh ngay. Ngày hôm sau, các thám tử tây, nam ở Hà Nội, đứng đầu là Cẩm Riner cùng với Công Sứ Vĩnh Yên, và tri phủ Vĩnh Tường về tận nơi làm biên bản, dựng thi thể lên, buộc vào một tấm ván và chụp ảnh rất cẩn thận. Thi thể thiếu nữ bị lột ra để khám nghiệm, rồi để loã lồ hai ba hôm mới cho đem chôn.
    Mấy hôm sau, các báo hằng ngày ở Hà Nội đăng tin, công chúng mới biết thiếu nữ ấy là cô Nguyễn Thị Giang, đã tự sát, sau khi Học cùng 12 bạn đồng chí bước lên đoạn đầu đài, ở bãi cỏ trước trại lính khố xanh Yên Bái. Cô Giang từ Hà Nội lên tận Yên Bái, sau khi chứng kiến cái chết oanh liệt của đảng trưởng và các bạn đồng chí, đã ra nghĩa địa để thăm mộ, rồi đi mua vải sô để tang chồng và đáp ngay chuyến xe lửa chiều về Hà Nội, gặp Lê Hữu Cảnh, dặn dò mọi việc, sau lên Vĩnh Yên, đến làng Đồng Vệ tuẫn tiết.
    Có người nói khi về tới làng Đồng Vệ, cô đến cái quán dưới gốc đa hỏi chuyện bà lão bán nước mấy câu ngớ ngẩn: hỏi có biết ở Yên Bái sáng hôm đó xảy ra việc gì chăng, có biết Nguyễn Thái Học đã bị chết chém chăng? Hỏi xong cô lại tự đáp "Có lẽ đó chỉ là tin đồn nhảm chứ Nguyễn Thái Học còn sống, có bao giờ bị chết chém".
    Đời sống của cô là đời một chiến sĩ cách mạng: đến cái chết cũng lại khác thường. Năm tự sát cô mới ngoài hai mươi tuổi, còn Thái Học thì 28. Đôi ******** đều yêu nước tha thiết, hy sinh vì nước, thề cùng sống chết và đã giữ vẹn lời nguyền.
    Nghe tin Nguyễn Thái Học và cô Giang cùng chết một ngày, Phan Bội Châu cảm khái làm bài văn tế:
    Than rằng:
    Sóng nhân đạo ở hai mươi thế kỷ, bạn má hồng toan cướp gái làm trai - Gương nữ hùng trên một góc trời Nam, bọn da trắng phải ghê giòng giống Việt.
    Trên quốc sử mực chàm giấy phấn, ong cả đoàn nhan nhản bầy nô, - Dưới Long Thành máu thắm cỏ xanh, gái đến thế rành rành chữ liệt.
    Trăng thu mờ mịt, trông những buồn tênh! Người ngọc xa vời, nghĩ càng đau tuyệt.
    Nhớ nữ liệt sĩ xưa:
    Đất nhả tinh hoa - trời treo băng tuyết.
    Vóc quần thoa nhưng chí khí tu mi - Thân khuê các mà can trường khí tiết.
    Thuở bé nhờ ơn gia giáo, Hán học vừa thông ?" Tuổi xanh vào chốn học trường, Pháp văn cũng biết
    Tang hải gặp khi xoay cuộc, ngó giang sơn luống những lòng đau - Trần ai tức lôí không người, thâý nô lệ giương đôi tròng ngút.
    Xem sách Pháp từng đem óc nghĩ: Dan Đà, La Lan thuở nọ, chị em mình đã dễ ai hơn, - Giở sử nhà bỗng vỗ tay reo: Bà Trưng, Cô Triệu sau này, non nước ấy có đâu hồn chết.
    Triều cách mạng đang dâng sùng sục, cát Vệ Tinh ngậm đầy trước miệng, mong thấy bể vùi, - Vai quốc dân nặng gánh trìu trìu, đá Oa Hùng dắp sẵn trong tay, nỡ xem trời khuyết.
    Tức tội cường quyền - Thi gan sấm sét.
    Khi nhập đảng tuổi vừa mười tám, cơ nữ binh đăng đội tiền phong; - Lúc tuyên truyền sách động ba quân, lưỡi biện sĩ trổ tài du thuyết.
    Thổi gió phun mây từng mấy trận, nào Lâm Thao, nào Yên Bái, nữ tham mưu đưa đẩy đội hùng binh;
    - Vaò sinh ra tử biết bao phen, kia thành huyện, kìa đồn binh, cờ nương tử xông pha hùm rắn rết.
    Nguyễn Thái Học trổ tài kiện tướng, nhờ có cô mà lông cánh thêm dài - Phạm thị Hào nổi tiếng trung trinh, em có chị mà xứng danh nữ kiệt.
    Khốn nỗi thay!
    Vận nước còn truân - Tai trời chửa hết!
    Trắc trở buồm xuôi gió ngược, tài anh thư gặp bước gian truân. - Ngại ngùng nước biếc non xanh, tay chức nữ uổng công thêu dệt.
    Nhưng hãy còn:
    Thiết thạch tâm can, - Châu toàn bách chiết.
    Thời như thế, việc đành phải thế, đoạn đầu đài mừng được thấy anh lên. - Sống là còn thác vẫn là còn, súng kề cổ không nhường cho giặc giết.
    Tiếng súng lúc vang lên một phát, núi đổ sông nhào! - Hồn anh thư hẹn phút trùng lai, thần gào quỷ thét
    Ôi thương ôi!
    Khóc nữa mà chi! - Nói không kể xiết!
    Một nén hương lòng, - Mấy lời thống thiết!
    Bạn nữ lưu ai nối gót theo chân? - Nghĩa đoàn thể, xin từ đây cố kết!
    Hỡi ơi! thương thay!
    * * *
    Sau đó, cao hứng, cụ lại ngâm mấy vần thơ:
    Cô Khóc Cậu
    Thình lình một tiếng sét ngang lưng
    Nuốt nghẹn tơ tình xiết nói năng
    Mây mịt mờ xanh trời vẫn hắc
    Giọt chan chứa đỏ, bể khôn bằng
    Thân vàng đành cậu liều theo cát
    Dạ tuyết thôi em gửi với trăng
    May nữa duyên sau còn gặp gỡ
    Suối vàng cười nụ, có ngày chăng?
    Hồn Cậu Trả Lời
    I
    Gặp mình, mình lại thẹn cùng mình
    Ai khiến em mà vội gặp anh?
    Vẫn nghĩ có chung và có thủy
    Thôi thề đồng tử chẳng đồng sinh
    Trăm năm cuộc bụi dâu hay bể
    Một tấm lòng son sắt với đinh
    Gió dữ mưa cuồng thây kệ nó
    Dắt nhau ta tới tận thiên đình
    II
    Dắt nhau ta tới tận thiên đình
    Quyết dẹp cho yên sóng bất bình
    Mặt nước, em còn hồng giọt máu
    Nợ đời, anh chửa trắng tay tanh
    Trăm năm thề với trời riêng đội
    Bảy thước âu là mẹ chẳng sinh
    Mình hỡi, mình đừng buồn bã quá
    Hồn còn mạnh khỏe phách còn linh
    Chị Khóc Em
    (Thác lời cô Bắc khóc cô Giang)
    I
    Em ơi, em vậy, chị thì sao?
    Ghê gớm, mà cùng tiếc biết bao!
    Chung nợ cha sinh và mẹ dưỡng
    Rẽ đường vực thẳm với bờ cao
    Ngại ngùng gió yếu, mây trơ mực
    Tức tối trời say máu úa đào
    Hồn có thiêng liêng dùm tính nhỉ
    Mẹ già em bé nghĩ dường nao?
    II
    Mẹ già em bé nghĩ dường nao?
    Và nợ chồng con nặng biết bao!
    Nổ đất thình lình tay vỗ kép
    Nhuộm trời ghê gớm máu phun đào
    Giữa trường tân khổ no cay dắng
    Trước trận phong ba nổi gió trào
    Chị có ngờ đâu em đặng thế
    Biển ngần ấy rộng núi ngần cao!
    * * *
    Một chiến sĩ vô danh thời ấy đã có bài thơ ai điếu cô Giang:
    Sống nhục sao bằng sự thác vinh?
    Nước non cho vẹn chữ chung tình
    Lưỡi dao xử tử chàng không ngại
    Tiếng súng quyên sinh thiếp cũng dành.
    Một tấm can tràng trời đất thảm
    Ngàn thu tiết tháo quỷ thần kinh
    Cuộc đời xá kể chi thành bại
    Trai đã trung thì gái hẳn trinh!
    Một thi nhân khác cũng có đôi lời ca ngợi:
    Tình chồng, nợ đảng, gánh giang san!
    Thác xuống tuyền đài hận chửa tan.
    Xương trắng nêu cao gương hiêú nghĩa,
    Máu hồng in thắm chữ trung can.
    Ngàn năm tồ quốc ơn ghi mãi,
    Một thác tình chung nghĩa trả toàn
    Thành bại mặc ai người nghị luận,
    Muôn ngàn năm để tiếng Cô Giang.
    * * *
    Và đây là một câu đối, viếng người liệt nữ :
    Sống, có sống thừa, một thác tạ lòng người quốc sĩ
    Chết, không chết uổng, ngàn thu mát mặt khách hồng nhan!
    Sự nghiệp anh hùng cuả cô đã là đề tài cho rất nhiều tác phẩm văn học trong đó có những tác phẩm có tên tuổi như Tỏ mặt anh thư cuả Phan bội Châu.
  8. nhatduc_sylvia

    nhatduc_sylvia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cũng như em ruột mình là Cô Giang, Cô Bắc tên thật là Nguyễn Thị Bắc (1908 ?" 1943), sinh tại phố Thọ Xương, phủ Lạng Thương, nay là thị xã Bắc Giang, con ông bà Nguyễn Văn Cao và Nguyễn Thị Lưu. Ông Cao tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục, bị Pháp đày ra Côn Đảo. Năm 18 tuổi, cô Bắc tham gia tổ chức yêu nước của Nguyễn Khắc Nhu là Hội Quốc dân dục tài, tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng (thành lập ngày 25-12-1927). Trong khởi nghiã Yên Bái Cô Bắc được giao phụ trách công tác tuyên truyền, binh vận và giao liên. Chính cô Bắc đã cùng một số phụ nữ khác đưa bom từ làng Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) lên tàu lửa đi Yên Bái để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tháng 2-1930 cuả Việt nam Quốc dân Ðảng. Cô bị bắt cùng các đồng chí, vẫn hiên ngang, bất khuất trước Hội đồng đề hình, ngày 28.3.1930 tại Yên Bái. Nguyễn thị Bắc đã tỏ rõ là một người Anh thư có khí phách kiên cường, cô đã mắng giặc Pháp trước hội đồng đề hình với câu nói nổi tiếng: ?T?TCác người hãy về ngay nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d?TArc đi thôi!?T?T Bị kết án 20 năm cấm cố, sau đó bị đầy đi Côn Đảo, năm 1936, cô được trả tự do. Cô đã cùng chồng là Phạm Quang Sáu, cũng là một yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng, mở cửa hàng lấy tên là Bôvô ở thị xã Bắc Ninh để làm nơi liên lạc với các nhà yêu nước.
    Thủa ấy dân tộc ta là một dân tộc chưa vượt khỏi những bức xúc tồn tại tối thiểu của con người là cái Đói, cái Rét, Nơi trú thân, người dân thất học khó thể có Khát Vọng Tự do và Dân chủ. Đối với đại đa số dân chúng những khái niệm về Quyền sống, quyền Công dân, thể chế dân chủ ? vẫn là những khái niệm mơ hồ, một thế giới mới lạ, quyến rũ nhưng còn quá xa xôi. Và, do bản năng bảo tồn sự sống, người ta không thể liều thân chiến đấu với cường quyền chỉ để đạt tới một thế giới hứa hẹn nhưng còn ở ngoài tầm tay cho nên chỉ có những người có học thức thì mới tham gia vào Quốc dân Ðảng, và họ cũng chỉ tham gia vào tổ chức này vì họ hiểu Quốc dân Ðảng chiến đấu cho độc lập tự do cuả tổ Quốc mà không cần lệ thuộc vào các nước ngoài, Không cần phải nghe lệnh sai khiến cuả các nước khác mà tiêu diệt hết những người tài giỏi, có kiến thức, không cần phải bán cả giang sơn Tổ Quốc lấy vũ khí đấu tranh cho quyền lực.
    Ngàn năm bạc mệnh, một đời tài ba... Biết bao nhiêu người có tâm huyết, biết bao nhiêu tài hoa xuất chúng, biết bao nhiêu nhà khoa học, nhà thơ, nhà văn tài giỏi... đã tham gia . Những tài hoa yểu mệnh, như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Đặng Thế Phong, Hàn Mặc Tử.... do tật bệnh cướp đi, Nguyễn Tường Cẩm - Khái Hưng, đều mất tích, nạn nhân của tội ác. Hoàng Đạo chết trong lưu lạc, Nhất Linh, tự kết liễu cuộc đời. Còn bao nhiêu nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ nữa. Còn bao nhiêu anh em chống đế quốc, chống độc tài, đã hy sinh trên chiến trường hay tại đất nước người. trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1952 hầu hết những người tham gia VNQÐ đều bị xử tử hoặc ám sát. Nguyễn Thị Bắc qua đời năm 1943.
  9. nhatduc_sylvia

    nhatduc_sylvia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cũng như em ruột mình là Cô Giang, Cô Bắc tên thật là Nguyễn Thị Bắc (1908 ?" 1943), sinh tại phố Thọ Xương, phủ Lạng Thương, nay là thị xã Bắc Giang, con ông bà Nguyễn Văn Cao và Nguyễn Thị Lưu. Ông Cao tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục, bị Pháp đày ra Côn Đảo. Năm 18 tuổi, cô Bắc tham gia tổ chức yêu nước của Nguyễn Khắc Nhu là Hội Quốc dân dục tài, tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng (thành lập ngày 25-12-1927). Trong khởi nghiã Yên Bái Cô Bắc được giao phụ trách công tác tuyên truyền, binh vận và giao liên. Chính cô Bắc đã cùng một số phụ nữ khác đưa bom từ làng Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) lên tàu lửa đi Yên Bái để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tháng 2-1930 cuả Việt nam Quốc dân Ðảng. Cô bị bắt cùng các đồng chí, vẫn hiên ngang, bất khuất trước Hội đồng đề hình, ngày 28.3.1930 tại Yên Bái. Nguyễn thị Bắc đã tỏ rõ là một người Anh thư có khí phách kiên cường, cô đã mắng giặc Pháp trước hội đồng đề hình với câu nói nổi tiếng: ?T?TCác người hãy về ngay nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d?TArc đi thôi!?T?T Bị kết án 20 năm cấm cố, sau đó bị đầy đi Côn Đảo, năm 1936, cô được trả tự do. Cô đã cùng chồng là Phạm Quang Sáu, cũng là một yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng, mở cửa hàng lấy tên là Bôvô ở thị xã Bắc Ninh để làm nơi liên lạc với các nhà yêu nước.
    Thủa ấy dân tộc ta là một dân tộc chưa vượt khỏi những bức xúc tồn tại tối thiểu của con người là cái Đói, cái Rét, Nơi trú thân, người dân thất học khó thể có Khát Vọng Tự do và Dân chủ. Đối với đại đa số dân chúng những khái niệm về Quyền sống, quyền Công dân, thể chế dân chủ ? vẫn là những khái niệm mơ hồ, một thế giới mới lạ, quyến rũ nhưng còn quá xa xôi. Và, do bản năng bảo tồn sự sống, người ta không thể liều thân chiến đấu với cường quyền chỉ để đạt tới một thế giới hứa hẹn nhưng còn ở ngoài tầm tay cho nên chỉ có những người có học thức thì mới tham gia vào Quốc dân Ðảng, và họ cũng chỉ tham gia vào tổ chức này vì họ hiểu Quốc dân Ðảng chiến đấu cho độc lập tự do cuả tổ Quốc mà không cần lệ thuộc vào các nước ngoài, Không cần phải nghe lệnh sai khiến cuả các nước khác mà tiêu diệt hết những người tài giỏi, có kiến thức, không cần phải bán cả giang sơn Tổ Quốc lấy vũ khí đấu tranh cho quyền lực.
    Ngàn năm bạc mệnh, một đời tài ba... Biết bao nhiêu người có tâm huyết, biết bao nhiêu tài hoa xuất chúng, biết bao nhiêu nhà khoa học, nhà thơ, nhà văn tài giỏi... đã tham gia . Những tài hoa yểu mệnh, như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Đặng Thế Phong, Hàn Mặc Tử.... do tật bệnh cướp đi, Nguyễn Tường Cẩm - Khái Hưng, đều mất tích, nạn nhân của tội ác. Hoàng Đạo chết trong lưu lạc, Nhất Linh, tự kết liễu cuộc đời. Còn bao nhiêu nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ nữa. Còn bao nhiêu anh em chống đế quốc, chống độc tài, đã hy sinh trên chiến trường hay tại đất nước người. trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1952 hầu hết những người tham gia VNQÐ đều bị xử tử hoặc ám sát. Nguyễn Thị Bắc qua đời năm 1943.
  10. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự) là ngôi chùa cổ, nằm ven đê bờ nam sông Ðuống, thuộc làng Bút Tháp, xã Ðình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bút Tháp - vùng Dâu chính là Trung tâm Phật giáo đầu tiên trên đất Việt Nam, ra đời cách đây ngót hai ngàn năm. Theo sách Ðịa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời Vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ðến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết.
    Năm 1644, Hòa thượng viên tịch, ông được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Ðại Ðức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết.Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên)đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Ðến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó. Chùa nhìn hướng nam, toàn bộ kiến trúc của chùa nằm trên một trục dài hơn 100 m. Cụm kiến trúc chính, tính lần lượt từ phía ngoài vào, là các công trình: Tam quan, gác chuông, nhà Tiền đường, nhà Thiêu hương, Nhà Thượng điện, cầu đá (bắc qua ao sen nhỏ) - Tích Thiện am (Tòa cửu phẩm liên hoa), nhà Trung, phủ thờ, nhà Hậu đường. Hai dãy hành lang, mỗi dãy 26 gian, chạy dọc từ hồi nhà tiền đường ra phía sau, như ôm gọn lấy cụm kiến trúc này. Bên trái chùa là nhà tổ, bên phải là cây tháp đá nổi tiếng: Tháp Báo nghiên (tháp bút), phía sau là ngọn tháp Tôn Ðức. Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992 - 1996. Ðây là ngôi chua có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa Bút Tháp nổi tiếng gần xa, bởi đây là một di tích cổ, một danh lam thắng cảnh, trải qua mưa nắng suốt hơn 350 năm, vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Chùa càng nổi tiếng bởi những công trình - tác phẩm nghệ thuật xuất sắc như Tháp Bút (cao hơn 13 mét), tháp Tôn Ðức (cao hơn 10 mét), Tòa cửu phẩm liên hoa, những bức tranh đá được chạm khắc trên các cây tháp và trên những lan can đá chạy quanh nhà Thượng điện. Và đây nữa, hơn 100 pho tượng cổ đang được lưu giữ trong chùa, trong đó có tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt - một kiệt tác vào loại độc nhất vô nhị trong các di sản văn hóa cổ xưa. Chùa Bút Tháp đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và thường xuyên được chính quyền địa phương chăm lo giữ gìn, tôn tạo. Với những giá trị độc đáo, Chùa Bút Tháp không chỉ là nơi thu hút và mến mộ của khách thập phương đến lễ Phật mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài. Ðến Bút Tháp và bắt đầu từ Bút Tháp, du khách có thể mở đầu một chuyến tham quan, du lịch kỳ thú trên miền đất cổ kính với thành cổ Luy Lâu, Chùa Dâu - đất Phật, đền Lý Bát Ðế (làng Ðình Bảng), xa hơn chút nữa là làng tranh Ðông Hồ đượm hồn dân tộc.
    Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu về Ngôi Chùa này
    (Bài và ảnh: sưu tầm)
    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 10/06/2005

Chia sẻ trang này