1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự) là ngôi chùa cổ, nằm ven đê bờ nam sông Ðuống, thuộc làng Bút Tháp, xã Ðình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bút Tháp - vùng Dâu chính là Trung tâm Phật giáo đầu tiên trên đất Việt Nam, ra đời cách đây ngót hai ngàn năm. Theo sách Ðịa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời Vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ðến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết.
    Năm 1644, Hòa thượng viên tịch, ông được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Ðại Ðức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết.Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên)đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Ðến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó. Chùa nhìn hướng nam, toàn bộ kiến trúc của chùa nằm trên một trục dài hơn 100 m. Cụm kiến trúc chính, tính lần lượt từ phía ngoài vào, là các công trình: Tam quan, gác chuông, nhà Tiền đường, nhà Thiêu hương, Nhà Thượng điện, cầu đá (bắc qua ao sen nhỏ) - Tích Thiện am (Tòa cửu phẩm liên hoa), nhà Trung, phủ thờ, nhà Hậu đường. Hai dãy hành lang, mỗi dãy 26 gian, chạy dọc từ hồi nhà tiền đường ra phía sau, như ôm gọn lấy cụm kiến trúc này. Bên trái chùa là nhà tổ, bên phải là cây tháp đá nổi tiếng: Tháp Báo nghiên (tháp bút), phía sau là ngọn tháp Tôn Ðức. Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992 - 1996. Ðây là ngôi chua có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa Bút Tháp nổi tiếng gần xa, bởi đây là một di tích cổ, một danh lam thắng cảnh, trải qua mưa nắng suốt hơn 350 năm, vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Chùa càng nổi tiếng bởi những công trình - tác phẩm nghệ thuật xuất sắc như Tháp Bút (cao hơn 13 mét), tháp Tôn Ðức (cao hơn 10 mét), Tòa cửu phẩm liên hoa, những bức tranh đá được chạm khắc trên các cây tháp và trên những lan can đá chạy quanh nhà Thượng điện. Và đây nữa, hơn 100 pho tượng cổ đang được lưu giữ trong chùa, trong đó có tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt - một kiệt tác vào loại độc nhất vô nhị trong các di sản văn hóa cổ xưa. Chùa Bút Tháp đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và thường xuyên được chính quyền địa phương chăm lo giữ gìn, tôn tạo. Với những giá trị độc đáo, Chùa Bút Tháp không chỉ là nơi thu hút và mến mộ của khách thập phương đến lễ Phật mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài. Ðến Bút Tháp và bắt đầu từ Bút Tháp, du khách có thể mở đầu một chuyến tham quan, du lịch kỳ thú trên miền đất cổ kính với thành cổ Luy Lâu, Chùa Dâu - đất Phật, đền Lý Bát Ðế (làng Ðình Bảng), xa hơn chút nữa là làng tranh Ðông Hồ đượm hồn dân tộc.
    Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu về Ngôi Chùa này
    (Bài và ảnh: sưu tầm)
    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 10/06/2005
  2. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Chùa Pháp Vân (Chùa Dâu)
    Chùa Pháp Vân thường được gọi là chùa Dâu, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa Pháp Vân cùng các chùa Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện hợp thành chùa Tứ Pháp. Ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần: chùa Pháp Vân thờ Bà Dâu, chùa Pháp Vũ thờ Bà Đậu, chùa Pháp Lôi thờ Bà Dàn, chùa Pháp Điện thờ Bà Tướng. Chùa được xây dựng từ đầu công nguyên ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu, là một trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất. Từ cuối thế kỷ VI, Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci), người Nam Âởn Độ, đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. ởChùa đã được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với quy mô lớn vào thế kỷ XIV và được trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau. Ơở tòa thượng điện, còn một số mảng chạm khắc của thời Trần, thời Lê. Chùa có tháp Hòa Phong nổi tiếng, tương truyền có 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng, được đại trùng tu vào năm 1737. Chùa Pháp Vân là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay, được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
  3. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Chùa Pháp Vân (Chùa Dâu)
    Chùa Pháp Vân thường được gọi là chùa Dâu, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa Pháp Vân cùng các chùa Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện hợp thành chùa Tứ Pháp. Ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần: chùa Pháp Vân thờ Bà Dâu, chùa Pháp Vũ thờ Bà Đậu, chùa Pháp Lôi thờ Bà Dàn, chùa Pháp Điện thờ Bà Tướng. Chùa được xây dựng từ đầu công nguyên ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu, là một trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất. Từ cuối thế kỷ VI, Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci), người Nam Âởn Độ, đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. ởChùa đã được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với quy mô lớn vào thế kỷ XIV và được trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau. Ơở tòa thượng điện, còn một số mảng chạm khắc của thời Trần, thời Lê. Chùa có tháp Hòa Phong nổi tiếng, tương truyền có 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng, được đại trùng tu vào năm 1737. Chùa Pháp Vân là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay, được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
  4. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Ấn tượng Chùa Dâu
    ---------------------------OoO-----------------------------​
    Dù ai đi đâu về đâu
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về​
    Gần hai ngàn năm biến dịch với bao lần đổi thay, tu tạo có lẽ bây giờ cảnh quan chùa Dâu đã khác xưa nhiều. Nghe nói, trước đây con đường vào chùa đẹp lắm. Qua tam quan đồ sộ và bãi đất rộng nằm giữa hai dãy ao dài in bóng chiếc cầu chín nhịp có mái lợp, kiểu nhà cầu cổ ta còn thấy ở Hội An và một số nơi khác, khách bộ hành vào chùa dâng hương thờ Phật. Đây là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

    Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt, chùa Dâu được cất theo kiểu nội công ngoại quốc, một kiểu kiến trúc á Đông truyền thống. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi chính: Tiền đường, Thiện hương và Thượng điện. Hậu đường xưa giờ không còn nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn còn được chứng kiến bốn mươi tễ gian nhà oản hai bên tả hữu. Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Dấu vết xưa nhất còn lại của ngôi chùa được khảo cổ học xác định là từ đời Trần, đợt tu bổ lớn nhất là vào năm 1313, đời vua Trần Anh Tông.

    Theo nghiên cứu sử học, chùa Dâu với nhiều tên gọi: Diên ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự...có thể ra đời đồng thời với truyền thuyết Man Nương, một trong những mã khóa mở vào tầng sâu của văn hóa Kinh Bắc. Vậy nên, hợp với chùa tổ Man Nương là cả một quần thể những chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống, nơi đây từng là nơi "kinh đô" của Phật giáo Việt Nam hơn mười thế kỷ đầu; với nhiều nhà sư nổi tiếng, với hội tắm Phật mùng tám tháng tễ hàng năm:

    Dù ai buôn bán trăm bề
    Nhớ ngày mùng tám thì về hội Dâu. ​
    Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun. Gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ ấn, tới quê hương Tây Trúc, nơi cội nguồn của tễ tưởng thiện căn, của đức Từ - Bi - Hỉ - Xả. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Đặc biệt hai pho tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ đặt hai bên điện thờ chính gợi nhớ tới những cô thôn nữ của miền quê quan họ nơi này. Dáng người thắt đáy lưng ong uyển chuyển, vành khăn vấn trên đầu bình dị và mềm mại, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy với dải lụa đào thướt tha... Cha ông ta đã rất tinh tế, nhuần nhị khi đặt tượng thờ Kim Đồng, Ngọc Nữ. Về đây, ta gặp sự giao hòa đẹp đẽ giữa tễ tưởng Phật giáo chính thống, một dạng thức văn hóa tinh thần ngoại nhập, với tâm linh, tinh thần bình dân, thuần phác. Ta cũng lại thấy ở đây một minh chứng rõ nét cho quá trình tiếp biến văn hóa, sự Việt hóa những giá trị tinh thần khi nhập nội.

    Về chùa Dâu, về Thuận Thành, ta như được tắm mình trong không khí cổ xưa qua dấu ấn của nhiều tầng bậc lịch sử - văn hóa. Đây, đô thành Luy Lâu xưa bên dòng Thiên Đức gợi nhớ thời oanh liệt của Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống xâm lược Đông Hán những năm đầu thế kỷ. Đây dòng sông Dâu đã vào thơ Tố Hữu "con sông Dâu chảy về đâu, mà lơ thơ đến Luy Lâu lại dừng". Đây nữa, miền đất trù phú Keo - Dâu với tích truyện cô thôn nữ hái dâu nết na, xinh đẹp trở thành Nhiếp chính ỷ Lan tài giỏi, trông coi việc nước, giúp vua đánh giặc. Còn kia là Bút Tháp với tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay nổi tiếng; là làng tranh Đông Hồ, nơi tâm hồn dân gian dẫu hoàn cảnh nào vẫn luôn mỉm cười trên sắc vàng giấy điệp. Cạnh đó, dòng sông Đuống "ngày xưa cát trắng phẳng lỳ" giờ vẫn bình thản trôi như đã từng trôi qua những bến bờ lịch sử. Và từ chùa Dâu, ta có thể rẽ ngang thăm núi Thiên Thai hay về bên kia sông Đuống dâng hương các vị vua đời Lý tại đền Đô.

    Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Ngày nay, chùa Dâu đang được Nhà nước và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam quan tâm trùng tu, tôn tạo để xứng đáng với tên gọi"trung tâm của Phật giáo Việt Nam"nhiều thế kỷ.
    Phạm Quang Huân
    (Tạp chí Thế giới trong ta)
  5. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Ấn tượng Chùa Dâu
    ---------------------------OoO-----------------------------​
    Dù ai đi đâu về đâu
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về​
    Gần hai ngàn năm biến dịch với bao lần đổi thay, tu tạo có lẽ bây giờ cảnh quan chùa Dâu đã khác xưa nhiều. Nghe nói, trước đây con đường vào chùa đẹp lắm. Qua tam quan đồ sộ và bãi đất rộng nằm giữa hai dãy ao dài in bóng chiếc cầu chín nhịp có mái lợp, kiểu nhà cầu cổ ta còn thấy ở Hội An và một số nơi khác, khách bộ hành vào chùa dâng hương thờ Phật. Đây là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

    Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt, chùa Dâu được cất theo kiểu nội công ngoại quốc, một kiểu kiến trúc á Đông truyền thống. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi chính: Tiền đường, Thiện hương và Thượng điện. Hậu đường xưa giờ không còn nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn còn được chứng kiến bốn mươi tễ gian nhà oản hai bên tả hữu. Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Dấu vết xưa nhất còn lại của ngôi chùa được khảo cổ học xác định là từ đời Trần, đợt tu bổ lớn nhất là vào năm 1313, đời vua Trần Anh Tông.

    Theo nghiên cứu sử học, chùa Dâu với nhiều tên gọi: Diên ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự...có thể ra đời đồng thời với truyền thuyết Man Nương, một trong những mã khóa mở vào tầng sâu của văn hóa Kinh Bắc. Vậy nên, hợp với chùa tổ Man Nương là cả một quần thể những chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống, nơi đây từng là nơi "kinh đô" của Phật giáo Việt Nam hơn mười thế kỷ đầu; với nhiều nhà sư nổi tiếng, với hội tắm Phật mùng tám tháng tễ hàng năm:

    Dù ai buôn bán trăm bề
    Nhớ ngày mùng tám thì về hội Dâu. ​
    Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun. Gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ ấn, tới quê hương Tây Trúc, nơi cội nguồn của tễ tưởng thiện căn, của đức Từ - Bi - Hỉ - Xả. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Đặc biệt hai pho tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ đặt hai bên điện thờ chính gợi nhớ tới những cô thôn nữ của miền quê quan họ nơi này. Dáng người thắt đáy lưng ong uyển chuyển, vành khăn vấn trên đầu bình dị và mềm mại, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy với dải lụa đào thướt tha... Cha ông ta đã rất tinh tế, nhuần nhị khi đặt tượng thờ Kim Đồng, Ngọc Nữ. Về đây, ta gặp sự giao hòa đẹp đẽ giữa tễ tưởng Phật giáo chính thống, một dạng thức văn hóa tinh thần ngoại nhập, với tâm linh, tinh thần bình dân, thuần phác. Ta cũng lại thấy ở đây một minh chứng rõ nét cho quá trình tiếp biến văn hóa, sự Việt hóa những giá trị tinh thần khi nhập nội.

    Về chùa Dâu, về Thuận Thành, ta như được tắm mình trong không khí cổ xưa qua dấu ấn của nhiều tầng bậc lịch sử - văn hóa. Đây, đô thành Luy Lâu xưa bên dòng Thiên Đức gợi nhớ thời oanh liệt của Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống xâm lược Đông Hán những năm đầu thế kỷ. Đây dòng sông Dâu đã vào thơ Tố Hữu "con sông Dâu chảy về đâu, mà lơ thơ đến Luy Lâu lại dừng". Đây nữa, miền đất trù phú Keo - Dâu với tích truyện cô thôn nữ hái dâu nết na, xinh đẹp trở thành Nhiếp chính ỷ Lan tài giỏi, trông coi việc nước, giúp vua đánh giặc. Còn kia là Bút Tháp với tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay nổi tiếng; là làng tranh Đông Hồ, nơi tâm hồn dân gian dẫu hoàn cảnh nào vẫn luôn mỉm cười trên sắc vàng giấy điệp. Cạnh đó, dòng sông Đuống "ngày xưa cát trắng phẳng lỳ" giờ vẫn bình thản trôi như đã từng trôi qua những bến bờ lịch sử. Và từ chùa Dâu, ta có thể rẽ ngang thăm núi Thiên Thai hay về bên kia sông Đuống dâng hương các vị vua đời Lý tại đền Đô.

    Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Ngày nay, chùa Dâu đang được Nhà nước và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam quan tâm trùng tu, tôn tạo để xứng đáng với tên gọi"trung tâm của Phật giáo Việt Nam"nhiều thế kỷ.
    Phạm Quang Huân
    (Tạp chí Thế giới trong ta)
  6. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Khu du lịch Suối Mỡ - Tỉnh Bắc Giang​
    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang.
    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang.
    Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 16 có công chúa Quế Mị Nương được nhiều vương tôn, công tử đến cầu hôn nhưng nàng chỉ đam mê du ngoạn. Khi đến vùng Suối Mỡ ngày nay, thấy đất đai khô nẻ, dân tình đói rách vì hạn hán, công chúa rất đau lòng. Nàng cùng đoàn tùy tùng lên núi Huyền Ðinh và vào ngày đầu xuân, một cơn gió mạnh đã cuốn nàng bay bổng lên trời, đưa nàng tới khúc Suối Mỡ. Khi đặt chân xuống đây, nàng đã dùng 5 đầu ngón chân ấn xuống đá và lạ thay, một dòng nước mát ào ạt chảy ra thành suối (Suối Mỡ ngày nay), đưa nước tưới cho đồng ruộng. Từ đó đất đai vùng này trở nên màu mỡ, đời sống muôn dân trở nên trù phú .
    Ðể ghi nhớ công ơn của công chúa Quế Mị Nương, dân làng đặt tên con suối ấy là Suối Mỡ và lập đền thờ, gọi là đền Thánh mẫu thượng ngàn.
    Dọc đôi bờ Suối Mỡ, người dân bản địa xây dựng 3 ngôi đền kế tiếp nhau là đền hạ, đền trung và đền thượng. Sự linh thiêng, nổi tiếng và cảnh sắc hữu tình của Suối Mỡ đã cuốn hút hàng vạn du khách tới tham quan, làm lễ dâng hương vào độ xuân về.
    Chính nơi đây, Hưng Ðạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã cùng các tướng lĩnh thân tín lập đại bản doanh để chặn đứng mũi tiến quân của bọn xâm lược Nguyên Mông từ Ải Chi Lăng, kéo về đánh chiếm Vạn Kiếp để từ đó tiến về kinh thành Thăng Long. Ðể ghi nhớ chiến công hiển hách này, người dân đã lập đền Trần, tại đây còn khu di tích 3 dinh, 7 nền, bãi, quần ngựa, thao trường...
    Khu du lịch Suối Mỡ là khu du lịch đáp ứng được các nhu cầu của du khách về nghỉ dưỡng, tham quan, cắm trại, leo núi, bơi thuyền, câu cá, đua ngựa, săn bắn....
    Được thanhk43 sửa chữa / chuyển vào 12:19 ngày 14/06/2005
  7. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Khu du lịch Suối Mỡ - Tỉnh Bắc Giang​
    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang.
    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang.
    Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 16 có công chúa Quế Mị Nương được nhiều vương tôn, công tử đến cầu hôn nhưng nàng chỉ đam mê du ngoạn. Khi đến vùng Suối Mỡ ngày nay, thấy đất đai khô nẻ, dân tình đói rách vì hạn hán, công chúa rất đau lòng. Nàng cùng đoàn tùy tùng lên núi Huyền Ðinh và vào ngày đầu xuân, một cơn gió mạnh đã cuốn nàng bay bổng lên trời, đưa nàng tới khúc Suối Mỡ. Khi đặt chân xuống đây, nàng đã dùng 5 đầu ngón chân ấn xuống đá và lạ thay, một dòng nước mát ào ạt chảy ra thành suối (Suối Mỡ ngày nay), đưa nước tưới cho đồng ruộng. Từ đó đất đai vùng này trở nên màu mỡ, đời sống muôn dân trở nên trù phú .
    Ðể ghi nhớ công ơn của công chúa Quế Mị Nương, dân làng đặt tên con suối ấy là Suối Mỡ và lập đền thờ, gọi là đền Thánh mẫu thượng ngàn.
    Dọc đôi bờ Suối Mỡ, người dân bản địa xây dựng 3 ngôi đền kế tiếp nhau là đền hạ, đền trung và đền thượng. Sự linh thiêng, nổi tiếng và cảnh sắc hữu tình của Suối Mỡ đã cuốn hút hàng vạn du khách tới tham quan, làm lễ dâng hương vào độ xuân về.
    Chính nơi đây, Hưng Ðạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã cùng các tướng lĩnh thân tín lập đại bản doanh để chặn đứng mũi tiến quân của bọn xâm lược Nguyên Mông từ Ải Chi Lăng, kéo về đánh chiếm Vạn Kiếp để từ đó tiến về kinh thành Thăng Long. Ðể ghi nhớ chiến công hiển hách này, người dân đã lập đền Trần, tại đây còn khu di tích 3 dinh, 7 nền, bãi, quần ngựa, thao trường...
    Khu du lịch Suối Mỡ là khu du lịch đáp ứng được các nhu cầu của du khách về nghỉ dưỡng, tham quan, cắm trại, leo núi, bơi thuyền, câu cá, đua ngựa, săn bắn....
    Được thanhk43 sửa chữa / chuyển vào 12:19 ngày 14/06/2005
  8. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Giới Thiệu Chùa Bút Tháp
    (Tiếp theo)
    [​IMG]
    Chùa có ngọn tháp hình cây bút nên gọi chùa Bút Tháp. ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành Bắc Ninh (xưa là xã Nhạn Tháp huyện Siêu Loại - Tỉnh Bắc Ninh. Chùa xây từ thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), khi hoà thượng Huyền Quang đến tu, ông là một nhà sư giỏi, đỗ tiến sĩ 1297, và là một trong 3 vị tổ của giáo phái "Trúc Lâm". Ông cho xây ngọn tháp cao 9 tầng trang trí hình hoa sen. Năm 1644, công chúa Diệu Tuệ và hoàng hậu Diệu Viên đến tu ở chùa này, nhà sư Minh Hành người (Trung Quốc) có danh tiếng làm hoà thượng. Đến năm 1647, chúa Trịnh Tráng cho trùng tu lại chùa theo kiểu chùa của Trung Quốc (dưới sự hướng dẫn của hoà thượng Minh Hành).
    [​IMG]
    Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự) là ngôi chùa cổ, nằm ven đê bờ nam sông Đuống, thuộc làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bút Tháp - vùng Dâu chính là Trung tâm Phật giáo đầu tiên trên đất Việt Nam, ra đời cách đây ngót hai ngàn năm. Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời Vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch, ông được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị bể nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó. Chùa nhìn hướng nam, toàn bộ kiến trúc của chùa nằm trên một trục dài hơn 100 m. Cụm kiến trúc chính, tính lần lượt từ phía ngoài vào, là các công trình: Tam quan, gác chuông, nhà Tiền đường, nhà Thiêu hương, Nhà Thượng điện, cầu đá (bắc qua ao sen nhỏ) - Tích Thiện am (Tòa cửu phẩm liên hoa), nhà Trung, phủ thờ, nhà Hậu đường. Hai dãy hành lang, mỗi dãy 26 gian, chạy dọc từ hồi nhà tiền đường ra phía sau, nh¬ ôm gọn lấy cụm kiến trúc này. Bên trái chùa là nhà tổ, bên phải là cây tháp đá nổi tiếng: Tháp Báo nghiên (tháp bút), phía sau là ngọn tháp Tôn Đức.
    [​IMG]
    Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992 - 1996. Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.
    Chùa Bút Tháp nổi tiếng gần xa, bởi đây là một di tích cổ, một danh lam thắng cảnh, trải qua m¬a nắng suốt hơn 350 năm, vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Chùa càng nổi tiếng bởi những công trình - tác phẩm nghệ thuật xuất sắc như Tháp Bút (cao hơn 13 mét), tháp Tôn Đức (cao hơn 10 mét), Tòa cửu phẩm liên hoa, những bức tranh đá được chạm khắc trên các cây tháp và trên những lan can đá chạy quanh nhà Thượng điện. Và đây nữa, hơn 100 pho tượng cổ đang được lưu giữ trong chùa, trong đó có tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt - một kiệt tác vào loại độc nhất vô nhị trong các di sản văn hóa cổ xưa. Chùa Bút Tháp đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và thường xuyên được chính quyền địa phương chăm lo giữ gìn, tôn tạo. Với những giá trị độc đáo, Chùa Bút Tháp không chỉ là nơi thu hút và mến mộ của khách thập phương đến le Phật mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài. Đến Bút Tháp và bắt đầu từ Bút Tháp, du khách có thể mở đầu một chuyến tham quan, du lịch kỳ thú trên miền đất cổ kính với thành cổ Luy Lâu, Chùa Dâu - đất Phật, đền Lý Bát Đế (làng Đình Bảng), xa hơn chút nữa là làng tranh Đông Hồ đượm hồn dân tộc.
    Thế Tân
    (Sưu tầm)
  9. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Giới Thiệu Chùa Bút Tháp
    (Tiếp theo)
    [​IMG]
    Chùa có ngọn tháp hình cây bút nên gọi chùa Bút Tháp. ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành Bắc Ninh (xưa là xã Nhạn Tháp huyện Siêu Loại - Tỉnh Bắc Ninh. Chùa xây từ thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), khi hoà thượng Huyền Quang đến tu, ông là một nhà sư giỏi, đỗ tiến sĩ 1297, và là một trong 3 vị tổ của giáo phái "Trúc Lâm". Ông cho xây ngọn tháp cao 9 tầng trang trí hình hoa sen. Năm 1644, công chúa Diệu Tuệ và hoàng hậu Diệu Viên đến tu ở chùa này, nhà sư Minh Hành người (Trung Quốc) có danh tiếng làm hoà thượng. Đến năm 1647, chúa Trịnh Tráng cho trùng tu lại chùa theo kiểu chùa của Trung Quốc (dưới sự hướng dẫn của hoà thượng Minh Hành).
    [​IMG]
    Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự) là ngôi chùa cổ, nằm ven đê bờ nam sông Đuống, thuộc làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bút Tháp - vùng Dâu chính là Trung tâm Phật giáo đầu tiên trên đất Việt Nam, ra đời cách đây ngót hai ngàn năm. Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời Vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch, ông được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị bể nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó. Chùa nhìn hướng nam, toàn bộ kiến trúc của chùa nằm trên một trục dài hơn 100 m. Cụm kiến trúc chính, tính lần lượt từ phía ngoài vào, là các công trình: Tam quan, gác chuông, nhà Tiền đường, nhà Thiêu hương, Nhà Thượng điện, cầu đá (bắc qua ao sen nhỏ) - Tích Thiện am (Tòa cửu phẩm liên hoa), nhà Trung, phủ thờ, nhà Hậu đường. Hai dãy hành lang, mỗi dãy 26 gian, chạy dọc từ hồi nhà tiền đường ra phía sau, nh¬ ôm gọn lấy cụm kiến trúc này. Bên trái chùa là nhà tổ, bên phải là cây tháp đá nổi tiếng: Tháp Báo nghiên (tháp bút), phía sau là ngọn tháp Tôn Đức.
    [​IMG]
    Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992 - 1996. Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.
    Chùa Bút Tháp nổi tiếng gần xa, bởi đây là một di tích cổ, một danh lam thắng cảnh, trải qua m¬a nắng suốt hơn 350 năm, vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Chùa càng nổi tiếng bởi những công trình - tác phẩm nghệ thuật xuất sắc như Tháp Bút (cao hơn 13 mét), tháp Tôn Đức (cao hơn 10 mét), Tòa cửu phẩm liên hoa, những bức tranh đá được chạm khắc trên các cây tháp và trên những lan can đá chạy quanh nhà Thượng điện. Và đây nữa, hơn 100 pho tượng cổ đang được lưu giữ trong chùa, trong đó có tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt - một kiệt tác vào loại độc nhất vô nhị trong các di sản văn hóa cổ xưa. Chùa Bút Tháp đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và thường xuyên được chính quyền địa phương chăm lo giữ gìn, tôn tạo. Với những giá trị độc đáo, Chùa Bút Tháp không chỉ là nơi thu hút và mến mộ của khách thập phương đến le Phật mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài. Đến Bút Tháp và bắt đầu từ Bút Tháp, du khách có thể mở đầu một chuyến tham quan, du lịch kỳ thú trên miền đất cổ kính với thành cổ Luy Lâu, Chùa Dâu - đất Phật, đền Lý Bát Đế (làng Đình Bảng), xa hơn chút nữa là làng tranh Đông Hồ đượm hồn dân tộc.
    Thế Tân
    (Sưu tầm)
  10. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Bí Ẩn của Pho Tượng Phật Chùa Bút Tháp
    [​IMG]
    Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.
    Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).
    Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn (dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:
    1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
    [​IMG]
    Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.
    2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".
    3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn
    [​IMG]
    kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.
    4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.
    5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý-Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.
    Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.
    Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ, Khoa Học & Đời Sống
    (sưu tầm)

Chia sẻ trang này