1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Chùa Hồ Thiên, di tích bị lãng quên trong rừng rậm - Bắc Giang​
    Một lần về công tác tại khu vực Mai Sưu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi được nhân dân địa phương kể về ngôi chùa cổ bị bỏ hoang từ lâu trên đỉnh núi Nước Vàng thuộc dãy Yên Tử.
    Theo lời kể thì toàn bộ khu vực chùa đã biến thành rừng rậm nhưng còn nhiều bức tường gạch, tháp gạch, tượng đá và bia đá có khắc chữ Nho...
    Đầu tháng 3/1998 vừa qua chúng tôi mới có điều kiện đi tìm ngôi chùa này. Sau một ngày xuyên rừng đã tìm thấy một ngôi chùa cổ thời Trần đúng như lời kể của nhân dân địa phương.
    Chùa cổ nằm ở độ cao chừng 1000m giữa vùng rừng núi hoang sơ mênh mang, là một kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Căn cứ vào bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân ở đây được biết:
    "...Chùa Hồ Thiên (Hồ Thiên tự) xã Phù Ninh, xưa kia thuộc tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương...".
    Như vậy chùa có tên là Chùa Hồ Thiên. Nhưng theo nội dung bài văn bia trùng tu dựng năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) thì biết thêm chùa có tên gọi khác nữa mà ngay trên bài văn bia đã chỉ rõ: Trùng tu Trù Phong tự bi ký (Bài ký bia trùng tu chùa Trù Phong). Cũng theo nội dung bài văn bia này cho biết: " Hồ Thiên tự là một danh lam cổ tự đẹp nhất ở miền Đông thổ..." .
    Tiến hành khảo sát sơ bộ thấy rằng đây là một quần thể di tích có quy mô khá hoàn chỉnh. Dưới lớp phủ của lá cây rừng, các công trình kiến trúc vẫn còn giữ nguyên phần tường xây, nền chùa và chân tảng. Nằm trên khuôn viên rộng chừng 2,5ha, chùa Hồ Thiên có khoảng hai chục công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau với tổng số khoảng trên dưới 100 gian. Ngoài ra còn có 13 ngọn tháp cổ thời Trần và thời Lê - Nguyễn. Trong số đó có một ngọn tiêu biểu cao 11m, bảy tầng hoàn thành bằng chất liệu đá xanh.
    Hiện vật ở đây còn khá nhiều loại chủ yếu bằng chất liệu đá xanh: tượng đá, thống đá, các mảnh chạm v.v... Song giá trị tiêu biểu nhất vẫn là hệ thống bia đá. Chúng tôi chưa có điều kiện tìm kiếm đào bới nên chỉ phát hiện được năm tấm bia đá khắc chữ Hán còn đọc được. Xin giới thiệu hai tấm bia tiêu biểu:
    Bia trùng tu dựng năm 1736 : tấm bia này được đặt trong một nhà bia có chiều dài 3,2m, rộng 2,9m, cao 3,5m. Nhà bia có kiến trúc bằng đá xanh gồm ba bức tường đá, mái lợp ngói đá. Mỗi bức tường là một phiến đá xanh dày 0,3m. Các bức tường đá này được ghép với nhau bằng những mộng đá rất vững chắc. Nhà bia còn một đôi câu đối khắc nổi trên tường:
    Phiên âm:
    Thuỵ hiện Nam thiên vạn tải ân quang hộ chiếu
    Pháp truyền Đông thổ thiên thu đạo đức trường minh.
    Tạm dịch:
    Thuỵ hiện trời Nam muôn thuở ân quang chiếu khắp
    Pháp truyền đất tổ ngàn thu đạođức sáng ngời.

    Bia được đặt ở chính giữa, cao 2,76m (cả bệ), rộng 1,2m. Bia dẹt có mái hình lá đề. Mặt tiền khắc bài văn bia trùng tu, mặt sau không khắc chữ, hai bên cạnh có đôi câu đối khắc nổi theo kiểu chữ Đại Triện. Đế bia cao 0,4m, rộng 1,35m, chạm khắc tinh xảo theo đề tài tứ linh. Toàn bộ tấm bia này là một công trình, một tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tuyệt mỹ.
    Nội dung: Ca ngợi cảnh đẹp Hồ Thiên và ca ngợi công đức của chúa Trịnh khi trùng tu ngôi chùa này. Cuối bài văn bia có khắc bài thơ của chúa Trịnh Cương: Ngự chế Hồ Thiên tự thi .
    Tạm dịch:
    Miền đông đều xinh đẹp
    Riêng một cảnh Hồ Thiên
    La liệt ngàn núi thẳm
    Vời vợi muôn vẻ huyền
    Thượng thừa khai cảnh phật
    Đại giác diễn chân thuyên
    Lầu gác thường truyền giới
    Đầm vực nối đất liền
    Châu báu xây cổ tháp
    Ngọc vàng rạng mọi miền
    Đạo lớn thâm hưng chấn
    Công quả được mãn viên
    Cuộc chơi vừa kết thúc
    Bút thánh đề non tiên.

    Bia dựng ngày tốt tháng 3 niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Công bộ Thượng thư Cao Huy Trạc, tước Lâm quận công và Nguyễn Trác Luân đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) soạn văn.
    Phạm Khiêm Mích, đỗ Thám hoa, làm quan chức Tham tòng Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, tước Thuật quận công và Nguyễn Huy Nhuận làm quan chức Tham tòng Hộ bộ Thượng thư, kiêm Binh bộ Thượng thư thiếu truyền tước Triệu quận công cùng nhuận sắc.
    Bia tháp Viên Nhân : tháp gạch đã đổ nát, tấm bia bị va đập bị vỡ làm mất dòng lạc khoản. Đây là nơi an táng của một vị sư tổ chùa Hồ Thiên có tên tự là Tâm Quế, huý là Trần Chi, pháp hiệu là Hoà Bình Thích Khoan Hựu thiền sư.
    Bài văn bia có nhiều chữ bị mờ mòn khó đọc. Đoạn đầu kể về tiểu sử và ca ngợi tâm đức học hạnh của nhà sư, đoạn cuối có bài minh văn:
    Phiên âm:
    Sơn xuyên vô nhãn lượng
    Phong thuỷ mạc kỳ cư
    Thân đáo bồng lai cảnh
    Thần siêu an lạc trần
    Tiêu dao đăng bảo tháp
    Thoát sái kiến chân như.
    Tạm dịch:
    Sông núi mênh mang vượt quá tầm mắt
    Gió lành, nước mát phải chăng ở chốn này
    Gửi tấm thân đến cảnh bồng lai
    Rũ bụi trần thấy tinh thần siêu thoát an lạc
    Thảnh thơi lên ngọn bảo tháp
    Thoát cõi trần tục thấy được Chân Như.

    Ngoài năm bia đá kể trên, nếu có điều kiện khai quật ở các ngọn tháp đổ hoang có thể còn phát hiện nhiều tấm bia đá khác có giá trị. Hiện nay mọc lẫn cùng cây rừng còn có nhiều cây của nhà chùa để lại như thông, vải thiều, đại trắng, quýt, bưởi, khế... Tất cả đều là cây cổ thụ hàng năm trăm tuổi trở lên... Đặc biệt còn ba cây thông già, cao hàng chục mét có đường kính tới 1,5m. Cổ nhất là cây vải thiều, gốc cây xù xì, nhiều bạnh cũng có đường kính tới trên 1,5m (tương đương ba người ôm)... Đó cũng là những hiện vật minh chứng cho niên đại của cổ tự Hồ Thiên.
    Sau khi khảo sát phế tích này, chúng tôi đã tiến hành tra cứu thư tịch cổ và các tư liệu về di tích thì được biết: Hồ Thiên là một danh lam cổ tự nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt
    Nam thời phong kiến. Chùa được khởi dựng dưới triều Trần. Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông (tức đệ nhất Phật phái Trúc Lâm) từng đăng đàn thuyết pháp tại đây. Sau khi ngài mất, đệ tử chùa Hồ Thiên đã tạc tượng thờ ngài. Nhiều năm sau cổ tự Hồ Thiên đã trở thành thiền viện danh tiếng của Phật phái Trúc Lâm. Đời Hậu Lê vào năm Vĩnh Khánh 1729 - 1732 và Vĩnh Hựu 1735 - 1740 triều đình đã cấp tiền trùng tu với quy mô rộng lớn khang trang lộng lẫy nhất vùng. Đến đầu thế kỷ XIX chùa bị đổ nát chỉ còn di tích .
    Như vậy đến nay đã gần hai thế kỷ chùa Hồ Thiên vắng bóng nhà tu hành. Các công trình kiến trúc bị đổ nát trở thành hoang phế, các hiện vật và tư liệu Hán Nôm phần nhiều bị thất lạc. Vì nằm trong sâu thẳm rừng hoang nên đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.
    Hiện chưa rõ phần đất này thuộc địa phương nào quản lý, song với ngành quản lý chuyên môn thì vấn đề khảo sát kỹ lưỡng để tiến hành nghiên cứu thiền viện Hồ Thiên là việc cần thiết.
    Đến Hồ Thiên chúng ta mới thấy được tính cấp thiết của vấn đề này. Khu rừng đang bị lâm tặc tấn công khai thác gỗ, còn ngôi mộ tháp đã bị kẻ săn tìm đào bới để kiếm tìm cổ vật. Tháp đá bảy tầng vì một quả bộc phá mà bị nghiêng đi một góc chừng 25Co và có nguy cơ bị nghiêng nhanh hơn nữa khi tán cây rừng bị chặt trụi. Bia trùng tu và nhà bia đã bị đào bới đổ nát... Qua bài viết này chúng tôi kính mong được Bộ Văn hoá Thông tin,
    Hội Phật giáo Trung ương và các ngành có liên quan cùng phối hợp khảo sát nghiên cứu để có kế hoạch bảo vệ di tích quý giá này.
    Nguồn tin: Sưu tầm

    Được thanhk43 sửa chữa / chuyển vào 13:13 ngày 23/09/2005
  2. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Vân Hà điểm du lịch hấp dẫn - tỉnh Bắc Giang​
    Vân Hà thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, mảnh đất nhô ra sông Cầu như một bán đảo là nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng.
    Vân Hà có các làng nghề truyền thống là rượu Làng Vân, gốm làng Thổ Hà, chài lưới và vận tải đường sông làng Nguyệt Ðức. Vân Hà - cũng chính là nơi có đủ đình, đền, chùa tháp, nhà thờ thiên chúa giáo và văn chỉ...
    Người dân Vân Hà có tục thờ thần núi, thần sông, thổ địa, thờ ông tổ nghề gốm là tiến sĩ Ðào Trí Tiến, và thờ bà tổ nghề rượu là Nghị Ðiệt. Làng vận tải, chài, lưới Việt Ðức có nhà thờ thiên chuá với tháp chuông cao vút nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng.
    Nhìn chung, những ngôi đình ở Vân Hà đều có quy mô lớn, có giá trị về mặt mỹ thuật. Ðình Thổ Hà, dựng năm 1692. Trong đình trang trí hoa văn với các đề tài rồng, muông thú, hoa, lá, mây, lửa... trong đ6, những bức chạm các cô gái cưỡi chim phượng và đầu rồng là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc đẹp nhất Việt Nam, được Viện Bác cổ trước đấy và Bộ Văn hóa-Thông tin nước ta xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
    Sau đình là ngôi chùa Ðoan Minh, cũng là ngôi chùa có tiếng trong vùng.
    Là một vùng đất cổ có đình, đền, chùa, tháp và các làng nghề thyền thống nên Vân Hà có rất nhiều lễ hội:
    Trước tiên là hội đền được tổ chức vào ngày 21- 26 tháng tư âm lịch tại đền chính thờ Ðức thánh Tam Giang vừa là anh hùng dân tộc, vừa là thần sông và thần rắn.
    Lễ tế thần diễn ra rất trang nghiêm, có đội quân đóng khố cởi trần túc trực, làm tăng thêm uy lực, tính thiêng liêng của thánh Tam Giang gây tác động mạnh mẽ và có tác dụng giáo dục sâu sắc về hành trạng và công đức của thánh.
    Tháng 8 có tổ chức rước ở đền, đám rước rất uy nghiêm: đi đầu
    là phường bát âm, múa sinh tiền, rồi đến kiệu đặt bài vị, phần hội có đủ các trò chơi như: chọi gà, đánh vật, đánh cờ, bịt mắt bắt dê, tối có diễn tuồng, chèo ...
    Hội làng Thổ Hà vào mùa xuân được tổ chức vào các ngày 12 và 22 tháng giêng, còn mùa thu thì mở nhiều ngày, năm nào phong lưu dân làng cho thui bò để làm lễ tế thần. Ngoài hội làng Thổ Hà còn có hội chùa Vân, còn gọi là hội thượng nguyên thu hút hàng vạn du khách về lễ hội.
    Với những nét đặc sắc về văn hóa, lịch sử và làng nghề, Vân Hà thực sự có tiềm năng lớn để trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Bắc Giang.
    Được thanhk43 sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 26/09/2005
  3. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Thong dong xứ Bắc
    Nguyễn Hoa
    Qua sông Cầu gió nhỏ
    Sông Thương đôi dòng mong
    Đường sợi son như đã
    Cùng tôi vào thong dong
    Chút trời đất tinh không
    Hỡi người căn cửa Phật
    Chiến địa xưa Nội Bàng (*)
    Rơm thơm đường ngây ngất
    Tâm sạch dầu phút giây
    Giọt sương mai ngọn cỏ
    Tôi cũng có mắt đầy
    Ngàn sóng sông đang vỗ
    Hỏi ngàn năm chùa cổ
    Hưng phế màu thời gian
    Thỉnh tiếng chuông vào gió
    Sao lòng còn chưa an ?
    Hỡi người có duyên căn
    Đường trần sao ái ngại
    Đêm hình như đang rằm
    Trăng sáng tròn mới mãi​
    (*) Nơi chiến thắng quân Nguyên thế kỷ XIII
    * Xứ Bắc, tên gọi nôm na dân dã tự nghìn xưa của cả vùng Kinh Bác rộng lớn, nay gồm đủ cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhưng với Thong dong xứ Bắc, nhà thơ Nguyễn Hoa ngay từ đầu đã khai thật rằng Qua sông Cầu gió nhỏ. Vậy là bài thơ này chỉ riêng dành ưu ái phần trung du và miền núi xứ Bắc đó thôi.
    Ngược lên phía Bắc Giang, Nguyễn Hoa đã có phong độ như người hành hương về miền tâm linh của mình. Anh thong dong cùng những lối, những nẻo nho nhỏ bộ hành, rào rạo sỏi đỏ cấp phối nông thôn, đặc trưng của miền cao xứ Bắc. Phải yêu những con đường vòng vèo giăng mắc ấy đến thế nào, Nguyễn Hoa mới có được con chữ sáng tạo Đường sợi son, khi viết tự sự Đường sợi son như đã/ Cùng tôi vào thong dong...
    Theo những đường sợi son, vừa cụ thể nghĩa đen, vừa hàm chứa nghĩa bóng ấy, nhà thơ dẫn chúng ta vào một bầu không gian lâng lâng tinh sạch có sương, có gió, có trăng, có cỏ non tơ, hoặc ngay cả thứ đã khô xác thì cũng là rơm thơm. Đó là bầu không khí trong lành của thiên nhiên, của Phật. Chính trong cái khoảng trời đất Thong dong xứ Bắc ấy, nhà thơ đã có những phút giây tâm sạch để đối thoại cùng người căn cửa Phật, đối thoại cùng xứ Bắc, quê hương phát tích của Vương triều Lý, với hơn hai trăm năm đạo Phật được tôn là quốc giáo, mở đầu cho cả thế giới chùa chiền cổ kính còn tồn tại tới hôm nay.
    Phải thấu tới cái căn cốt tâm nguyên của lẽ sắc không thế nào, nhà thơ mới sáng tạo được những hình ảnh thơ tinh lọc, đầy ý vị thiền thi Lý, Trần đến thế: giọt sương mai ngọn cỏ, ngọn sóng đông đang vỗ và rơm thơm đường ngây ngất...
    Nhà thơ đối thoại để giãi bày nỗi niềm thỉnh tiếng chuông vào gió / sao lòng còn chưa an?... Cũng để khảng định lẽ yêu đời, yêu cuộc sống nhân thế: Hỡi người có duyên căn / đường trần sao ái ngại. Phải chăng đường trần chính là con đường sợi son lạ lùng đẹp đẽ Nguyễn Hoa đã mở ra ngay từ khổ thơ đầu.
    (Nguồn: Văn nghệ số 34, ra ngày 24.8.2002)
  4. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Làng Quan Họ cổ Viêm Xá - Tỉnh Bắc Ninh​
    Làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Làng có con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thuỷ hữu tình .
    Viêm Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca ấy là đức vua Bà hiện đang được nhân dân thờ phụng tại ngôi đền cũng trên đất Viêm Xá. Ở đây, từ lòng đất đã tìm ra những di chỉ quý như lười rìu xén tinh xảo, lưỡi dao găm sắc ngọt, đốc cầm bình củ cầu kỳ, chuỗi hạt ngọc lưu ly huyền ảo. Tại núi Quả Cảm còn tìm thấy các đồ dùng sinh hoạt của con người thời xưa như bát ăn, những khuyên tai màu xanh ngà, những chuỗi lưu ly màu xanh ngọc đã chứng tỏ tài thủ công và trình độ sống một thời của các cư dân từng ở đây.
    Từ những dấu tích và huyền thoại, các nhà khoa học đã khẳng định nơi đây quần thể di tích có hệ thống khá dày đặc. Các di chỉ do kết quả khảo cổ đem lại càng khẳng định độ tuổi đến hơn 2000 năm của làng Viêm Xá cổ kính. Nổi bật là khu đền Cùng (gồm điện thờ và Giếng Tiên) nằm ngay đầu làng dưới chân núi Kim Sơn, di tích đình làng Viêm Xá nằm ngay ở mặt tiền của làng có câu đối: "Thần linh dựng lên làng Diềm, trải qua các thời đại đều phong tặng ngang trời đất". Phía trước là hồ nước nay được xây kè, cống cẩn thận, được dùng làm nơi bơi thuyền hát quan họ trong ngày hội.
    Đặc biệt là di tích đền vua Bà nằm cách đình làng vài trăm mét tuy không phải là kiến trúc đồ sộ nhưng lại là trung tâm của sự sùng kính, trân trọng không chỉ của nhân dân Viêm Xá mà cả vùng quan họ. Đền vua Bà là công trình kiến trúc cổ thời Lê có trang trí kiến trúc đắp nổi và chạm khắc đơn giản, song lưu giữ nhiều hiện vạt quý như tượng vua Bà, bài vị sắc phong, hoành phi câu đối, đồ tế khí vẫn còn khá đủ.
    Hàng năm cứ đến ngày 7-12 âm lịch truyền rằng ngày vua Bà hạ giáng xuống Viêm Xá, dân làng mở hội để tưởng niệm vị thánh mẫu, mời bạn quan họ của làng về ca hát, đối đáp mở nhiều trò vui truyền thống trong đó đặc biệt có trò vui cướp cầu vốn tồn tại như một nghi lễ tín ngưỡng có liên quan trực tiếp tới sự may rủi của dân làng trong một năm sinh sống, làm ăn.
    Khách thập phương đến đây đều có thể cảm nhận không khí linh thiêng, huyền thoại cổ xưa xen lẫn sự mộc mạc êm đềm, rất giàu tình cảm của những áng thư quan họ vùng Kinh Bắc. Hiếm có làng quan họ nào trong 49 làng quan họ trong vùng lại có tới 4 hội làng như ở Viêm Xá mà đặc biệt là hội vua Bà thu hút đông đảo nhất và dài ngày nhất.
    Trong lễ hội, ngoài phần nghi lễ thì chủ yếu là hát quan họ với các hình thức ca hát bài bản nhất, lề lối nhất và vai trò của các nghệ nhân quan họ cũng chiếm phần đáng kể trong hát thời, hát cầu đảo. Và có lẽ vì không khí quan họ thiêng liêng như vậy mà mặc dù không có những thuận lợi về giao thông, địa thế như Hội Lim nhưng hội hát quan họ Viêm Xá hàng năm vẫn duy trì sức thu hút tự nhiên đối vối phần lớn các làng quan họ trong vùng đến vui hát, thi hát như một nhu cầu tự thân đầy hứng khởi. Người làng Viêm Xá tự hào về đất quê mình là cái nôi quan họ, qua bao mưa nắng, dãi dầu làng vẫn cố công gìn giữ ngôi đền Bà chúa quan họ giản dị nhưng quanh năm tấp nập. Chuyện kể rằng cô gái làng đẹp người, đẹp nết, đảm đang nghề canh cửi tên là Nhữ Nương. Một bữa ra ruộng hái dâu, gặp vua vi hành về chốn dân dã. Cô gái lấp ló trong bờ dâu, trên trời có đám mây vàng kết tụ, hát ghẹo :
    "Tay cầm bán nguyệt xênh xang
    Bao nhiêu thảo mộc lại hàng chị đây"
    Vua vì say câu hát, thương mến mời vào cung. Nhân dân trong làng tưởng nhớ người con gái đức hạnh có tài ca hát đã rủ học thuộc những bài ca của Bà và sau này chính là dân ca quan họ. Những bài hát mà Bà sáng tác khi ca lên không chỉ làm say mê lòng người, giúp trai gái yêu thương nhau mà còn làm mùa màng tốt tươi, cây cối đơm hoa kết trái. Ở Viêm Xá còn giữ bền những làn điệu quan họ cổ trong mỗi nếp nhà, trong nhiều nghệ nhân và trong lớp trẻ hôm nay. Làng còn là một trung tâm hội hát quan họ tiêu biểu của vùng quan họ Bắc Ninh.
    Các thế hệ nghệ nhân quan họ của làng Viêm Xá luôn ý thức trong tâm khảm vốn mộc mạc, đằm thắm của mình cái sứ mạng tự nhiên là sống hết mình với dân ca quê hương, làm tất cả những gì có thể để bảo tồn và phát triển di sản quý báu đã trở thành tài sản chung của dân tộc.
  5. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Làng tranh Đông Hồ - Tỉnh Bắc Ninh​

    [​IMG]
    Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có ao tắm mát có nghề làm tranh

    Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.
    Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in.
    Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ.
    Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...
    Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt.
    Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.
    Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước sành điệu, yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ.
    Ðã có một thời gian tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Những vài năm năm trở lại đây người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

  6. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    BẮc Ninh cũng nổi tiếng với các lò gạch bên các dòng sông: Nó đây:
    [​IMG]
  7. congarung9

    congarung9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ngô?i buô?n dạo chơi giao lưu, Tiện qua Bắc Ninh em tra? có gi? tặng ca?. chi? có môfi cái gọi la? công nghệ mới na?y tặng pa? con du?ng xem nhé....
    [​IMG]
  8. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Chùa Dạm - Bắc Ninh​
    Khởi công năm 1086 và hoàn thành năm 1094, chùa Dạm (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh) là một công trình đồ sộ, uy nghiêm, nằm dựa vào sườn ngọn núi cao nhất trong dãy Lãm Sơn, trên bốn lớp nền dài 120 m, rộng 70 m ghép bằng đá. Không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc hài hòa, hội đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy, chùa Dạm còn nổi tiếng bởi những tác phẩm điêu khắc tài ba, bao hàm tư tưởng thâm thúy, cao siêu của người Việt, vốn được xem là những tác phẩm mở đầu cho nghệ thuật tạo hình tượng đài hoành tráng ở Việt Nam.
    Xứ Kinh Bắc là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới một số công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý - một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc.

    Chùa Dạm (thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là danh lam thắng cảnh điển hình
    .
    Căn cứ vào các thễ tịch cổ, chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ 2 (1086). Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình, vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sông Đuống. Năm 1087, "Vua ngự đến chùa Lãm Sơn, đến đêm ban yến cho các quan. Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến". Công trình làm trong 9 năm mới xong. Vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ Triện.
    Năm Long phù nguyên hóa thứ 5 (1105), vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa. Chùa làm xong (1094), Vua ban 300 mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa.
    Nếu như chùa Phật Tích ở dãy Nguyệt Hằng (huyện Tiên Sơn) gần đấy có 300 gian, có tòa nhà đá, bảo tháp nhiều tầng, giếng rồng, ao rồng... thì các công trình kiến trúc của chùa Dạm hẳn là vượt xa hơn thế. Nguyên do: sau chiến thắng lẫy lừng chống Tống trên phòng tuyến sông Cầu khẳng định nền độc lập tự chủ Đại Việt, Nhà Lý có xu hướng chấn hưng văn hóa dân tộc đồng thời phát triển mạnh kinh tế đất nước. Vì vậy hàng loạt chùa chiền ở Kinh Bắc nơi phát tích triều Lý càng được quan tâm. Rút kinh nghiệm xây dựng đồ sộ chùa Phật Tích trước đó ít lâu, chùa Dạm được dựng huy hoàng hơn.
    Về sự bề thế của chùa Dạm, dân gian đã lưu truyền qua câu ca: "Mười lăm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm", có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.
    Kiến trúc sư và các nhà điêu khắc xưa đã khéo tổ chức không gian một cách hợp lý để nhân gấp bội giá trị - vẻ đẹp công trình và biểu đạt ý niệm triết - mỹ á Đông.
    Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất. Núi Rùa làm tiền án, ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ chầu về. Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy.
    Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghiêm, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng "rốn nước" Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng. Chiều dài của lớp nền 120 m, rộng 70 m (chùa Phật Tích là 100 m và 60 m). Tổng cộng diện tích gần 8.000 m2. Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60 cm). Các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế, chếch khoảng 70 độ, và có độ cao 5-6 m. Mỗi cấp giật lùi vào khoảng 1,5 m làm tăng sự ổn định, vững chắc của nền. Đường lên xuống mỗi lớp nền khá rộng (khoảng 25 bậc đá).
    Lớp nền thứ nhất gọi là "bãi hội", hằng năm cứ đến mồng 8 tháng 9, nhân dân ba thôn (Triều, Trung, Trị) và 18 xã thuộc huyện Võ Giàng cũ tổ chức lễ hội và vui chơi ở đây. Còn 3 lớp nền phía trên dựng các cụm kiến trúc lộng lẫy, nguy nga (điện đường, long vũ, bảo tháp...).
    Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từng về thăm và có làm bài thơ Đại Lãm Thần quang tự ca ngợi quần thể di tích này:
    "Thần Quang tự kiểu hứng thiên u
    Sanh thỏ phi ô thiên thễợng du
    Thập nhị lâu đài khai hoa trục
    Tam thiên thế giới nhập thị màu".
    Tạm dịch:
    "Chùa Thần Quang vắng vẻ, cảnh vật có nét hứng thú u nhã riêng
    Mặt trời lặn, mặt trăng lên như ngao du giữa bầu trời
    Mười hai tòa lâu đài mở ra tranh vẽ
    Ba ngàn thế giới nhập vào đôi mắt nhà thơ"
    Hơn bốn thế kỷ sau, nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn đã qua đây, miêu tả:
    "Toàn vân lục tính tham thiên thụ
    Bàn lĩnh thanh hoàn thập lục hương"
    Tạm dịch:
    "Ba ngàn thông tám vờn mây biếc
    Mười sáu làng xanh rợp núi non".
    Không chỉ có công trình kiến trúc quy mô, chùa Dạm còn độc đáo bởi nghệ thuật tượng đài hoành tráng. Trên lớp nền thứ hai của chùa, thời Lý đã dựng tượng đài. Khu bên phải (của chùa) hình vuông, mỗi chiều 7 m, cao 2 m đều kè đá đục chạm rất sâu hoa văn sóng nước (kiểu thức thời Lý). Khu đất bên trái (của chùa) hình tròn đường kính 5 m, cao 1 m. Ngay giữa khu đất hình tròn có một cột biển bằng đá nhám liền khối cao 5 m (không kể phần ngọn bị gãy). Cột biển ấy gồm hai phần: khối hộp vuông ở dưới làm đế (gắn sâu vào lớp lối đá mạ của núi), khối trụ tròn ở trên (có đường kính 1,5 m). Đoạn dưới của khối trụ tròn chạm nổi đôi rồng đuôi giao nhau, thân hình uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu nghểnh cao cùng chầu vào viên ngọc tỏa sáng. Đầu rồng có mào lửa bốc lên, chân rồng năm móng nhọn sắc. Bộ đài là ba vòng tròn chạm hoa văn sóng nước (sóng xô, sóng cuộn).
    Hai hình tròn và vuông ở lớp nền thứ hai tượng trưng Vũ Trụ theo quan niệm người xưa: "Trời tròn-đất vuông". Cột đá khổng lồ là biểu tượng Linga (sinh thực khí) thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn thịnh, sinh sôi nảy nở của cư dân Việt chuyên canh lúa nước.
    Việc chọn cột đá lớn nguyên khối (loại đá nhám bản địa) để làm Linga và chạm đá thành nhiều vòng sóng nước để làm Yoni chứng tỏ trình độ phân thạch, trình độ điêu khắc tài ba đồng thời cũng bao hàm tễ tưởng thâm thúy, cao siêu của tổ tiên người Việt.
    Với những công trình ở chùa Dạm, có thể coi vương triều Lý là vương triều mở đầu cho nghệ thuật kiến trúc và tạo hình tượng đài hoành tráng của quốc gia Đại Việt.
    Cột biển - tượng đài hoành tráng ở ngoài trời (tồn tại hơn 9 thế kỷ) đã trở thành niềm tự hào của nền điêu khắc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ đã say mê chiêm ngưỡng cột biển đó in bóng ấn tượng, kỳ ảo vào núi non, đồng ruộng sông ngòi ở các thời điểm khác nhau khi mặt trời chiếu rọi. Không phải ngẫu nhiên mà cột biển chùa Dạm được gia công thành phiên bản đặt tại sân Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
    "Của thiêng còn một chút này", đó là những bức tường đá ở các tầng nền, là cột biển, là Yoni và những chân cột đá tảng lớn (75cmx75cm chạm hình hoa sen) còn sót lại ở chùa Dạm. Nhưng tiếc thay những di vật quý báu ấy đang bị rơi vào tình trạng hoang phế, xuống cấp thảm hại. Việc tu sửa tùy tiện, chắp vá thô kệch hiện nay đã "giết chết" vẻ đẹp và giá trị của những tác phẩm điêu khắc "độc nhất vô nhị" nơi đây. Đáng lẽ phải kè lại những tầng nền cho vững chắc ở ngay chỗ dựng cột biển và dọn sạch cỏ dại xung quanh thì người ta lại đổ bốn cột bêtông cốt thép và định lắp mái lên trên cột biển. Hành động ấy đã vô tình hủy hoại một tuyệt tác của dân tộc.
    Các bức tường đá cũng bị bạch đàn "vây bủa", che khuất. Tại sao ở chốn danh lam cổ tích như chùa Dạm, cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh không đầu tư vào hướng dẫn địa phương xã Nam Sơn trồng thông, trúc hoặc cây cảnh để tạo khuôn viên đẹp đẽ cho quần thể di tích đặc biệt này?
    Chẳng còn bao lâu nữa Việt Nam sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chùa Dạm là một điểm văn hóa - du lịch trong lộ trình lịch sử, mong sao Bộ Văn hóa và chính quyền cũng như cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh nên sớm có kế hoạch đầu tư tu bổ một cách khoa học và thích đáng để khôi phục diện mạo hoành tráng cho công trình thời Lý.
  9. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Quê hương của 8 triều Vua Lý - Tỉnh Bắc Ninh​

    Ðình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh - vùng kinh bắc (xưa là Hương Diên Uẩn- Châu Cổ Pháp) mới thực sự là vùng đất được coi là "địa linh nhân kiệt" đích thực.
    Lý Công Uẩn - một ông vua anh minh, văn võ song toàn, đã dựng nghiệp nhà Lý, trị vì đất nước qua 8 triều vua với gần 216 năm (1009- 1225), đặt tên nước là Ðại Việt, lập nên kinh đô Thăng Long. Qua gần 100 năm Thăng Long xưa và Hà Nội hôm nay đã trở thành một thủ đô anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, "thành phố vì hoà bình" duy nhất ở vùng Ðông Nam châu á, do tổ chức UNESCO thế giới phong tặng.
    Ðình Bảng - Tiên Sơn - Bắc Ninh, vùng văn hoá đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp từ xưa, cách thủ đô Hà Nội và thị xã Bắc Ninh chừng gần 20km, trên đường quốc lộ 1A. Khu vực đền Ðô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Ðền Ðô thờ 8 vị vua nhà Lý. Ông vua đầu tiên là Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ 1009 - 1028). Sau đó là các triều vua tiếp theo: Lý Thái Tông (1028- 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông (1210 - 1224).
    Lý Thái Tổ lập ra triều Lý, quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào mùa thu năm Tuất- 1010. Lý Thánh Tông (đời vua thứ ba của triều Lý) - đặt ra quốc hiệu Việt Nam là Ðại Việt (có ý ngang hàng với nhà nước Ðại Tống - Trung Quốc). Năm 1070 lập ra Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường Ðại học đầu tiên ở Việt Nam, một trong số ít quốc gia có trường Ðại học sớm nhất thế giới. Lý Nhân Tông (đời vua thứ tư) của nhà Lý, một vị vua xuất chúng. Ðặc biệt là cả 8 triều vua đều mất và mai táng ở Thọ Lăng, Thiên Ðức, hương Cổ Pháp, cách đền Ðô không xa.
    Khu di tích đền Ðô có diện tích 31.250 m2, với trên 20 hạng mục công trình gồm: đền thờ, nhà tiền tế, phương đình, nhà bia, nhà để kiệu, nhà để ngựa thờ, cửa rồng, thuỷ đình, văn chỉ, võ chỉ... Nhà thuỷ đình đền Ðô xưa đã được ngân hàng Ðông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng, nhưng cũng chính nhà thuỷ đinh ấy lại bị thực dân Pháp phá huỷ hoàn toàn cùng với quần thể kiến trúc đền Ðô vào năm 1952 trong một trận càn quét "đốt sạch, phá sạch"!
    Ðến thăm quê hương nhà Lý ta còn được chiêm ngưỡng phong cảnh đồng quê tiêu biểu vùng kinh Bắc, thăm các di tích lịch sử- văn hoá như Chùa Cổ Pháp, chùa Kim Ðài là một trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII và đình làng Ðình Bảng- một tác phẩm kiến trúc độc đáo được xây dựng đầu thế kỷ XVIII; tháp Lý Khánh Văn tưởng niệm người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; thăm Thọ lăng Thiên Ðức, một khu lăng khiêm tốn giản dị- nơi yên nghỉ của các đời vua nhà Lý...
    Lễ hội đền Ðô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15/3) năm Tuất- 1010). Lễ hội đền Ðô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục đẹp được nhân dân Ðình Bảng gìn giữ. Lễ hội đền Ðô được nhân dân cả nước hưởng ứng, nhiều khách nước ngoài cũng đến dự và để lại những ấn tượng tốt đẹp.
    Ðình Bảng còn là quê hương của truyền thống Cách mạng. Hội nghị Trung ương, Hội nghị Thường vụ Ban chấp hành Trung ương cũng từng họp tại làng Ðình Bảng- một trong những nơi họp bí mật, cận kề với cơ quan đầu não của thực dân Pháp để quyết định vận mệnh của đất nước vào năm 1945. Sau khi nhà nước Việt Nam độc lập (9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm quê hương nhà Lý.
    Ðình Bảng- Tiên Sơn- Bắc Ninh, quê hương của các vị vua triều Lý lại là một vùng quê trù phú, có truyền thống cách mạng sẽ là một điểm đến lý tưởng cho du khách mỗi khi tới Thủ đô

  10. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Lại một lần nữa đi trên quê mình mà như mới lạ vời những cánh đồng lúa đang mùa thu hoạch, những lò gốm, những miền quê yên ả,....!!! Thử hỏi các bạn đã tận hưởng những cảnh đẹp này chưa???
    Đây là một vài hình ảnh đẹp về quê hương Kinh Bắc:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các bạn có thể xem thêm nhiều ảnh đẹp nữa ở đây:
    http://ttvnol.com/f_233/592968/trang-1.ttvn
    http://ttvnol.com/f_233/546626/trang-43.ttvn

Chia sẻ trang này