1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0

    Một điều đầu tiên cần nhắc đến, là Bắc Ninh chính là cái nôi của đạo Phật ở Việt Nam. Từ thế kỷ 3, khi xâm nhập vào Việt Nam, phật giáo lấy vùng đất này làm nơi đóng đô của mình. Nguyên nhân là do thời kỳ đó, Bắc Ninh đang là thủ phủ của đất Giao Chỉ (thành Luy Lâu). Hiện nay dấu tích của thời kỳ thịnh vượng đó của Phật Giáo Việt Nam vẫn còn ở các chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
    Dấu tích của thời kỳ huy hoàng của Phật giáo Việt Nam kéo dài đến tận TK thứ 11, với sự lên ngôi của Lý Công Uẩn, một người con của làng Đình Bảng, Từ Sơn. Thuở nhỏ, ông được giao cho nhà sư Lý Khánh Vân. Trong các thời kỳ phong kiến tự chủ đầu tiên của nước ta, vai trò của Phật giáo rất lớn, trong triều đình luôn có một vị Quốc sư đóng vai trò rất lớn. Đi khắp đất Kinh Bắc, có thể gặp rất nhiều chùa chiền, trong đó có rất nhiều chùa cổ. Do đó, cái chất Phật giáo chắc đã ngấm sâu vào tâm hồn người Kinh Bắc.
    Kinh Bắc là vùng đất sản sinh ra rất nhiều bậc khoa bảng. Con người Kinh Bắc tài hoa và đa tình, vì vậy đã sản sinh ra cho đất nước một nét văn hóa vô cùng độc đáo, đó là quan họ. Quan họ là lối hát vừa dân dã, vừa cao sang, vừa bác học, vừa mang tính chất folklore. Do đó, con người Kinh Bắc bất cứ gặp ở đâu, đều thấy họ rất hào hoa, lịch thiệp, thông minh và toát lên cái chất tài hoa, nói thật, tôi thấy người Bắc Ninh ứng xử có văn hóa hơn người Hà Nội (hiện nay). Nhưng cũng phải công nhận người Kinh Bắc rất đa tình. Tỷ lệ rất cao các cô gái vùng này có ánh mắt dao cau liếc cắt tim ta đứt ngọt lịm, mặc dù họ không hề "đong đưa, tống tình" mà trái tim ta vẫn xao xuyến. Không có hẹn hò dây dưa gì, mà chia tay cứ thấy bâng khuâng, gặp lại vẫn thấy tràn đầy kỷ niệm.
    Kinh Bắc là đất giàu. Giàu do con người có đầu óc làm ăn giỏi giang. Họ không cắm mặt xuống ruộng quanh năm suốt tháng như dân vùng chiêm trũng, không chịu đựng vất vả như dân miền Trung, không láu cá láu tôm như dân Thanh Nghệ, mà thực sự bản chất của người Kinh Bắc là doanh nhân. Do có vị trí địa lý thuận lợi, các nghề thủ công mỹ nghệ và buôn bán ở Kinh Bắc rất có điều kiện phát triển. Từ đầu công nguyên, Kinh Bắc đã là một trung tâm sản xuất và buôn bán nổi tiếng khắp đất Giao Chỉ và "mẫu quốc" (Trung Quốc đô hộ). Nói đến các nghề thủ công của vùng đất này thì quá là nổi tiếng: đúc đồng, rèn thép, mộc, nề...Giỏi nghề nên họ giàu có là phải. Bạn nào đã vào làng thép Đa Hội chưa? Chẳng khác nào một Khu công nghiệp. Nhà nào cũng là một nhà máy, với tài sản máy móc lên đến hàng tỷ đồng. Nói chung dân TH mình không thể nào có thể có khả năng làm ăn đến mức đấy được. Có thì cũng chỉ vài cá nhân, đằng này người ta cả làng làm ông chủ.
    Khi người ta đã không phải lo chuyện miếng cơm manh áo, con người sinh ra quan tâm đến các nhu cầu văn hóa tinh thần. Con cái được lo học hành chu đáo, người lớn thích tổ chức hội hè đình đám, hát xướng. Lại thêm một yếu tố nữa là phong cảnh ở đây tươi đẹp, có đồng lúa quanh năm xanh tốt, ít chịu bão lụt, không có nhiều rừng sâu núi cao, sông Cầu trong xanh uốn mình như dải lụa...khiến tâm hồn con người dễ trở thành thi nhân.
    Theo tôi, đó là những tiền đề ban đầu để hình thành bản sắc văn hóa Kinh Bắc
    Bài này được Piccolo chôm chỉa từ diễn đàn của trường Lam Sơn - Thanh Hoá
  2. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Đình làng Đình Bảng - Tỉnh Bắc Ninh

    Đình làng Đình Bảng thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km; Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng long (năm 1010).


    Đình Bảng có cả cụn di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, đền, chùa, lăng, tẩm .... đặc trung của một văn hóa làng Việt Nam.
    Đình làng Đình bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của của quan Nguyễn Thạc Lương, người Đình Bảng và bà vợ rất đảm đang Nguyễn thị Nguyên quê ở Thanh hóa đã mua gỗ lim về dâng làng, xây dựng ngôi đình có thế trường tồn. Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ bá đại vương (Thần Nước) và Bạch lệ đại vương (Thần Trồng Trọt).
    Toà Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20 mét, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng và những cột lim hiếm thấy ở những ngôi đình khác. Có khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng. Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị.
    Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức Bát mã quần phi, tám con ngựa nhởn nhơ chơi trên đồng cỏ, đất nước thanh bình, con vật cũng vui. Bức lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều.
  3. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Mùa hoa cải bên sông:
    [​IMG]
    Các bạn có thể xem chi tiết tại đây:http://ttvnol.com/f_233/592968/trang-7.ttvn
  4. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Vào xem đi bà kon, xem cái link bác nguoiquanho bác ấy đưa ra ý, đẹp tuyệt cú mèo.
  5. vutuannguyen

    vutuannguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài hát Mùa Hoa Cải:
    Có một mùa hoa cải, nở vàng bên bến sông
    Em đang thì con gái, đợi anh chưa lấy chồng...
    Có một mùa hoa cải, nắng vàng trông mê mải
    Cầm tay anh bối rối, anh nói lời yêu thương.
    Anh nói rồi anh đi, chiến tranh không ước hẹn
    Sợ làm con **** trắng, thẫn thờ chiều bên sông ...
    .....
    Vừa xem ảnh, vừa nghe bài hát này....cảm xúc
  6. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Thế thì đọc bài thơ này nữa cho cảm xúc thêm dạt dào
    Bài này được phổ nhạc thành ra cái bài hát mà cậu vừa xem ảnh vừa nghe nhạc đó!
    MÙA HOA CẢI
    Có một mùa hoa cải
    Nở vàng bên bến sông
    Em đang thì con gái
    Đợi anh chưa lấy chồng.
    Anh rụt rè không dám
    Hái một bông cải ngồng
    Sợ làm con **** trắng
    Giật mình bay sang sông.
    Qua bao mùa hoa cải
    Chỉ mình anh biết thôi
    Mình anh không dám hái
    Hoa cải bay về trời.
    Bâng khuâng chiều làng bãi
    Không còn hoa cải ngồng
    Ai xui anh trở lại
    Ngày em đi lấy chồng.
    Anh lại gieo hạt cải
    Lại âm thầm đợi mong
    Có một người con gái
    Đợi anh chưa lấy chồng.
    Nghiêm Thị Hằng
  7. vutuannguyen

    vutuannguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
  8. doan_truong_nhan

    doan_truong_nhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    YÊU MỘT BẮC NINH
    __._Đức Miêng_.__
    NGƯỜI Ở ĐỪNG VỀ​
    [​IMG]
    Từ năm 1961 đến nay, chúng ta thường được nghe trên các sân khấu ca nhạc người ta giới thiệu bài "Người ở đừng về" là dân ca quan họ Bắc Ninh. Nghệ sĩ nhân dân Thanh Huyền khi biểu diễn ở nước ngoài hát bài này cũng được giới thiệu là Dân ca Quan họ. Ngay cả trên vô tuyến truyền hình, thậm chí Đoàn dân ca Quan họ thường đi biểu diễn đó đây cũng hát và giới thiệu tương tự. Và chúng tôi, cả chúng ta nữa, bấy lâu nay vẫn nghĩ cách giới thiệu như trên là đúng. Bài Người ở đừng về chẳng là dân ca Quan họ thì Dân ca nào?
    Ấy thế mà chưa đúng. Câu chuyện là thế này: Trong Quan họ có bài Chuông vàng gác cửa Tam Quan, lời của bài hát được mở đầu như sau:
    "Chuông vàng gác cửa tam quan,
    Đêm nằm tưởng đến người ngoan tôi phiền.
    Người ơi người ở đừng về..."

    Thì Nhạc sĩ Xuân Tứ lấy câu Người ơi Người ở đừng về từ giữa bài hát nhấc lên làm đầu câu hát, sắp xếp lại, đưa âm nhạc vút lên cao (người ới người ở đừng về) rồi đặt tên là bài "Người ở đừng về" mà lâu nay chúng ta vẫn tưởng là một bài Quan họ có tên nghiêm chỉnh. Thực ra trong Quan họ làm gì có bài Người ở đừng về mà chỉ có: Chuông vàng gác cửa tam quan.
    Thế mới biết, trong qua trình giữ gìn và phát triển Dân ca Quan họ, các thế hệ con cháu cứ chỉnh lý cải biên (điều tất yếu) nếu như không nói cho ngọn ngành thì đời con cháu mai sau cãi nhau chẳng thích. Các nhà nghiên cứu sẽ tốn bao nhiêu giấy mực tranh luận những vấn đề tương tự như thế này?
    HAI TỪ QUAN HỌ​
    [​IMG]
    Tuy không phải là những nhà nghiên cứu nhưng nhiều người gần xa khi gặp chúng tôi thường đặt câu hỏi: Quan họ là gì? Vì sao lại gọi là Quan họ? Định nghĩa?
    Để bạn đọc tham khảo, chúng tôi xin phép được trao đổi xung quanh hai từ này như sau:
    - Ở các làng quan họ cổ thường cho rằng Quan họ là tiếng hát "Giữa hai họ nhà quan kết bạn với nhau". Cách giải thích này chủ yếu dực vào trí nhớ và truyền miệng qua các thế hệ hát quan họ của làng mình.
    - Một số làng quan họ khác lại cho rằng Quan họ là tiếng hát của "Quan viên hai họ - gọi tắt là quan họ".
    - Có nơi còn kể: Một cô gái cắt cỏ trên núi Chè (huyện Tiên Du) hát rằng: Tay cầm bán nguyệt xênh xang - bao nhiêu thước cỏ hai làng tay ta. Thấy cô gái cắt cỏ đẹp, lại hát hay, chúa Trịnh Sâm đi du xuân qua đó phải họ (dừng) ngựa lại mà nghe. Dân trong vùng truyền tụng cho rằng tiếng hát hay đến nỗi Quan phải Họ lại nên gọi là Quan họ.
    - Có nhà nghiên cứu giải thích theo cách lập luận khác và cho rằng: Quan họ là tiếng hát của Quan viên họ nhà Lý ( Lý Công Uẩn) hát mừng vua khi vua về thăm quê hương .v.v...
    Tóm lại: Có nhiều sự giải thích, có nhiều truyền thuyết về hai từ Quan họ, nhưng chưa có cách giải thích nào đủ tính thuyết phục, thoả đáng, được nhiều người công nhận.
    Mãi gần đây (2001) có một lời giải thích được dân vùng quan họ lưu truyền, đặc biệt được giới chuyên môn đánh giá cao. đó là lời giải thích của tiến sĩ sử học Trần Đình Luyện- Giám đốc Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh - Ông đưa ra: "Bấy nay ta không để ý đấy thôi, cứ đi tìm truyền thuyết, giả thuyết nọ kia mà quên rằng Người quan họ đã giải thích (bằng ca hát ) rồi về hai từ Quan họ . Ấy là: Nói cái nỗi mà ta yêu nhau, yêu nhau chẳng lấy được nhau....và đấy chính là Quan họ. Tôi thấy có người còn nói Quan họ Bắc Ninh có từ đời Lê, đời Lý gì đó - thực ra cũng thiếu căn cứ. Tôi thì cho rằng có từ khi có cái tên tỉnh Bắc Ninh (1831). Chứ đời Lý mới cách đây gần 1000 năm thì lúc ấy làm gì có chữ Bắc Ninh mà gọi là Quan họ Bắc Ninh?.
    Câu định nghĩa xanh rờn nhưng đúng mức, ở chỗ suy cho cùng là Quan họ yêu nhau chẳng bao giờ lấy, lây thì hết, còn gì để nói, và đấy mới là Quan họ. Cách khám phá định nghĩa của Tiến sĩ Trần Đình Luyện là cách cảm của người nghe Quan họ hát nhiều, rồi gạn chắt từ mấy trăm làn điệu Quan họ ra.... mà có.
    Tôi là người mày mò mãi về hai từ này. Nhưng khi nghe giải thích quan họ là gì - là: nói cái nỗi mà ta yêu nhau - Yêu nhau chẳng lấy được nhau.... thì lấy làm tâm đắc.
    TÌNH BẠN​
    Trong giao tiếp xã hội, ai cũng có bạn, dù thân dù sơ, thực ra đây là mối quan hệ bình thường - Bạn đánh bi, đánh đáo, bạn học, bạn văn, bạn thơ, bạn rượu, bạn làm ăn v.v..và v.v... các kiểu tình bạn mà chúng ta thường gặp. Duy nhất bạn Quan họ đáng để người đời suy ngẫm.
    Trước hết khái niệm tình bạn trong quan họ được thể hiện qua những bài ca - là thứ bạn.... tình. Tình ở đây là tình người hứ không phải là thứ tình.... dẫn đến hôn nhân; vì "Quan họ có bao giờ được lấy nhau đâu" như nhiều người đã biết. Nhưng để thể hiện sự tôn vinh trân trọng bạn, mà người quan họ tự hào hát rằng: ******** ơi; duyên tình ơi; má hồng ơi; đôi người ơi; lúng liếng ơi; quan họ ơi....v.v... chứ ai nỡ hát: Bạn ơi!
    Như vậy (Theo sự biểu cảm của người quan họ) bạn và tình được coi là một: " Bạn không thấy bạn - Tình không thấy tình" như câu ca của người quan họ.
    Tình bạn được thể hiện trong ca hát là như vậy. Còn đời thường đối xử với nhau như thế nào? nhà nghiên cứu văn hoá Trần Linh Quý cho rằng: Tình bạn quan họ được hiểu là thứ tình không phải là một đời mà truyền đời.
    Từ quan niệm về tình bạn quan họ của ông đã đưa cho ta thấy đó cũng chính là ý tưởng mà người quan họ định ra để xây dựng, xây đắp, thực hiện ý tưởng cao đẹp của mình qua nhiều đời ở vùng quê quan họ. Lấy ví dụ như Quan họ làng Diềm kết bạn với Quan họ làng Bịu từ xa xưa, trải qua bao biến cố của lịch sử, qua bao thăng trầm, đến nay Quan họ đôi bên vẫn coi nhau như anh em một nhà. Các nghệ nhân cao tuổi ở làng Diềm giờ đây còn kể: Ở dưới đó (Bịu) có công việc gì chúng tôi vẫn xuống; cưới xin, ma chay, hoạn nạn, vui vẻ, bất kể việc gì; đã coi như anh em thì có nghĩa vụ như con cháu trong nhà. Trước đời chúng tôi đến các cháu bây giờ cũng thế, Quan họ hai làng quý mến nhau còn hơn cả anh em ruột thịt. Chỉ là bạn thôi mà húng tôi cư xử với nhau như thế đó.
    Ngày nay, trong các gia đình, Người lớn thường can lớp trẻ em: Nên chọn bạn mà chơi, phải chăng người lớn mong muốn quan hệ con người với con người được xác lập là tình bạn và trở thành giá trị đạo đức, nét đẹp văn hoá không thể thiếu ở mỗi con người hôm nay.
    ĐI TÌM BÈO DẠT MÂY TRÔI​
    Những năm gần đây, trong một số đĩa CD, băng Karaoke, băng từ tính có bài Bèo dạt mây trôi được giới thiệu là dân ca Nghệ Tĩnh. Việc này chẳng sao và không cần thiêt đến chúng tôi phải bàn. Nhưng cũng có băng, cũng có những khán giả yêu thích.... giới thiệu hoặc đang hiểu Bèo dạt mây trôi là Dân ca Quan họ Bắc Ninh, vì lẽ đó mới đến lượt (đồng thời cũng là trách nhiệm) chúng tôi đi tìm Bèo dạt mây trôi.
    Trước hết, chúng tôi thấy từ những năm 1970 trở lại đây không có làng quan họ nào hát bài này. Nhạc sĩ quá cố Hồng Thao đã ghi âm174 làn điệu mà không hề có làn điệu Bèo dạt mây trôi .Và ông đã từng cho biết thêm: Nhạc sĩ Nguyễn Chính công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam năm 1968. Người thu thanh đầu tiên bài dân ca này là nghệ sĩ Thương Huyền và được đài giới thiệu là Dân ca Quan họ. Hỏi nhạc sĩ Nguyễn Chính sưu tầm ở đâu ra Bèo dạt mây trôi thì được trả lời " ...cũng không nhớ...".v...
    Từ năm 1992 đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam lại giới thiệu "Bèo dạt mây trôi" là dân ca Nghệ Tĩnh. Đúng hay sai chúng tôi không bàn. Chỉ biết căn cứ vào tính chất và đặc điểm âm nhạc vùng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng thời căn cứ vào ngữ phương vùng Thanh Nghệ, chúng tôi cho rằng Bèo dạt mây trôi chưa phải là dân ca Nghệ Tĩnh. Thậm chí quý Đài của chúng ta (cả nhiều người vẫn tưởng) bấy lâu nay giới thiệu Giận mà thương là dân ca Nghệ Tĩnh cũng là sai. Chúng tôi và nhiều nhà nghiên cứu đã biết bài ca đó có tác giả là Nguyễn Trung Phong sáng tác hẳn hoi. Ông viết Giận mà thương nằm trong vở kịch do ông sáng tác nhạc có tựa đề Mẹ vắng nhà. Bao nhiêu năm rồi, nhiều người (kể cả người Nghệ Tĩnh) cũng cứ tưởng đây là bài Dân ca Nghệ Tĩnh.
    Vòng vo một chút để trở lại việc đi tìm Bèo dạt mây trôi. Thiết nghĩ việc lầm lẫn trong việc giới thiệu là khó tránh khỏi, mặc dù đó là điều đáng tiếc. Với chúng tôi, việc đi tìm Bèo dạt mây trôi vẫn chưa tới đích, gốc nguồn chẳng thấy đâu. Kết thúc bài viết rồi mà Bèo vẫn dạt, mây vẫn trôi... lững lờ trôi...
    TRẦU TÊM CÁNH PHƯỢNG​
    Xa xưa, quan họ đã tiếp khách, đi mời khách, hoặc đi chơi hội, thậm chí sang nhà nhau "thăm thầy, thăm mẹ - sau nữa là thăm anh Hai, chị Hai "thường là có cơi trầu là đầu câu chuyện".
    Thưa gửi trong câu chuyện thường ngày, cũng lấy miếng trầu làm cớ. Chẳng hạn:
    "Trầu này trầu tính, trầu tình,
    Trầu loan, trầu phượng trầu mình trầu ta.
    Trầu này têm tối hôm qua,
    Hôm nay tiếp bạn mang ra mời người...".

    Ca dao Việt Nam thì thấm thía, sâu xa:
    Ăn trầu cho miệng đỏ môi,
    Uống rượu cho chén tươi đôi má hồng.

    Trong Dân ca Quan họ có cả một bài ca nói về miềng trầu têm cánh phượng mà gửi theo những tâm trạng: "Thì tay em nâng cái cơi trầu. Mắt em nhìn em liếc em trông... Trầu têm cánh phượng dâng lên mời người. Ai ơi có thấu chăng là đến chúng em chăng..."
    Hoàn thành một miếng trầu không khó, quan trọng là biết chọn lá, chọn vỏ, chon cau và đặc biệt phải khéo tay. Cũng thì miếng trầu, người này têm đẹp, người kia têm thô cũng là chuyện dễ hiểu. Têm để có, chắc nhiều người têm đuợc. Têm mời khách mà khách ăn trầu còn nhớ mãi, nhớ cả "cái tính, cái tình" trong miếng trầu... mới là khó. Ăn trầu không hẳn để cho "Miệng đỏ môi"; uống chén rượu là uống cái Tình, thế mới xa xôi rằng: uống rượu cho chén tươi đôi má hồng là vì vậy. Cái chén làm gì có má hồng. Má hồng chỉ ở khuôn mặt thiếu nữ, nhất là thiếu nữ Quan họ khi tiếp bạn thì má đã hồng - càng hồng thêm...
    Ca dao còn nói:
    Yêu nhau cau sáu bổ ba,
    Không yêu cau sáu bổ ra làm mười

    Nhưng ca dao cũng nhắc:
    Mời nhau một miếng cau khô,
    Người khôn thích mỏng, kẻ thô tham dày.

    Làm được miếng trầu đã khó. được mời trầu còn khó hơn. Vượt lên tất cả cái tình, cái nghĩa; là lời nói câu mời sao cho khéo, cho đẹp thì nếu ta có được người Quan họ mời ăn trầu cánh phượng.... chắc cũng dễ ăn.
    HỘI LÀNG​
    [​IMG]
    Qua sử sách, đến nay các nhà nghiên cứu đã thống nhất một nhận định là: Chưa miền quê nào nhiều hội làng như ở Bắc Ninh. Về thời gian thì kể từ ngày 4 - 5 tháng giêng cho đến đầu tháng tư âm lịch, nơi nơi mở hội, đặc biệt là làng Đình Bảng ngày xưa, mỗi năm có tới 80 ngày hội.
    Hội đã mở thì rất nhiều trò chơi, như chọi gà, đu quay, cờ người, thả chim câu... nhưng không hề thiếu hát Quan họ (việc này hiện giờ nhiều làng vẫn cố gắng duy trì). Trong các làng Quan họ, ngoài việc tổ chức ca hát, ngwoif ta làm cỗ rất to để thiết đãi bạn bè. Nhiều làng còn quan niệm: Tết Nguyên đán cỗ không to bằng cỗ hội làng.
    Mỗi làng tổ chức Hội có những đặc điểm riêng. Thí dụ hội Chen (chen nhau) ở Nga Hoàng - Võ Quế. Có nghĩa là người đi trẩy hội thoả sức chen nhau, dẫu ngã xuống ao, dẫu rơi xuống giếng, vẫn vui, không ai trách ai, mà còn cho đó là may mắn đầu xuân năm mới. Thế rồi, đến nửa đêm (12 giờ)chẳng hiểu sao đèn nến trong đền vụt tắt, lúc đó người ta mặc sức Chen nhau. Nghệ sĩ Xuân Mùi ở đoàn Dân ca Quan họ còn kể rằng: "Chen nhau lúc nửa đêm mới là lúc quan trọng nhât của ngày hội. Dẫu mai này có cô gái nào chót dại mang thai thì dân làng khen chứ không hề bắt vạ.....".
    Còn như hội làng Ó xa xưa cũng có nhiều nét riêng. Cỗ to đến mấy cũng không thể thiếu món rau cần xào với bún. Áp hội, người ta chuẩn bị gà chân đen ra đình làm lễ. Chợ hôm áp phiên cũng rất đặc biệt: người bán không nói giá, người mua không mặc cả, bao nhiêu tuỳ ý, và đôi bên đều lấy đó làm niềm vui.
    Có thể nói Hội làng vùng Kinh Bắc xưa đặc biệt gắn bó với ca hát Quan họ. Tiếng hát Quan họ trong các dịp hội làng ai cũng nghĩ: đó là tiếng hát cầu phúc, cầu may, cầu tài, cầu lộc. Thậm chí người ta còn quan niệm tiếng hát ấy là chiếc cầu nối với trời đất, giữa thần phật để thỉnh cầu mưa, nắng...
    Được doan_truong_nhan sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 09/01/2006​
  9. doan_truong_nhan

    doan_truong_nhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    ...
    EM LÀ CON GÁI BẮC NINH​
    [​IMG]
    Như nhiều người cũng đã biết: Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong quá trình phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều luồng âm nhạc từ nơi khác du nhập. Đây cũng là điều tất yếu ở các thể loại dân ca. Suốt quá trình ấy, nhiều luồng âm nhạc ngoài Quan họ nhập gia đã được Quan họ hoá như: giọng Đào nương, giọng Lý, giọng Huế, giọng Hồ Quảng, giọng Tả Lý, giọng Tuồng, giọng Ca trù, giọng Chầu văn, giọng Chèo.v.v....
    Như đã nói, sở dĩ nhiều luồng từ nơi khác được Quan họ hoá bởi vì âm điệu của chúng ít nhiều đồng điệu với tính chất âm nhạc của Quan họ. Thí dụ bài Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ) được quan họ hoá thành giai điệu bài Chia rẽ đôi nơi (dân ca Quan họ). Bài Lý hành Vân (Dân ca Nam Trung Bộ) được quan họ hoá thành giai điệu bài Trăm khúc sông đổ dồn một bến. Hoặc như bài Lý tiểu khúc (Dân ca Trị Thiên) cũng được Quan họ hoá thành bài Xe chỉ luồn kim....
    Và nếu cứ nhặt ra những bài quan họ chịu ảnh hưởng âm điệu của những miền quê khác chắc sẽ còn nhiều. Tuy nhiên, âm điệu chính luồng của Quan họ được coi là số nhiều, là cơ bản, thì trong bài viết ngắn như thế này chúng tôi không có điều kiện giới thiệu. Xin phép giới thiệu một bài ca tiêu biểu trong hàng loạt bài ca tiêu biểu. Đó là bài: "Em là con gái Bắc Ninh". Một bài ca hội tụ đầy yếu tố âm nhạc trong dân ca Quan họ.
    "... Đôi tay nâng lấy cơi trầu,
    Trước mời quý khách, sau hàu đôi bên.
    Em là con gái Bắc Ninh
    Kẻ tấn người tần,
    Gửi lên tỉnh Bắccho gần yến oanh...".

    Nói là "Tiêu biểu trong hàng loạt bài ca" ở đây ý chúng tôi muốn ví toàn bộ giai điệu âm nhạc trong bài "Em là con gái Bắc Ninh" là "Giường cột chủ yếu" cho nhiều bài ca (phân câu, đoạn, cách sáng tạo giai điệu, tính chất âm nhạc...) hay nói một cách khác: Em là con gái Bắc Ninh là bài ca có phân giai điệu tiêu biểu nhất đại diện cho âm nhạc Quan họ.
    Vì vậy, bài ca ấy được nhiều người đặc biệt yêu thích. Có lẽ vì thế chăng khi tiếp các Đoàn nghiên cứu âm nhạc trên thế giới đến thăm Quan họ, các "liền chị" Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh không thể không giới thiệu với khách: "Em là con gái Bắc Ninh".

    GIÃ BẠN​
    [​IMG]
    Theo tài liệu của cố nhạc sĩ Hồng Thao (tính thời điểm năm 1988), Dân ca quan họ có 174 làn điệu (âm điệu cơ bản). Tìm trong số này chúng tôi lọc ra 23 làn điệu thuộc giọng Giã bạn.
    Giã bạn (Chia tay từ giã bạn bè) bao gồm tất cả những bài nói về sự xao xuyến, lưu luyến lúc chia tay của người Quan họ sau những canh hát dài bịn rịn tình trong ý ngoài, sau những cuộc vui "tàn đêm rạng ngày" không nỡ rời nhau:
    Người về em vẫn trông theo
    Trông nước - nước chảy - trông bèo - bèo trôi
    Người về em dặn tái hồi
    Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai

    Hoặc như:
    Vầng ô bóng đã xế tà,
    Bởi chưng dan díu hoá ra thế này.
    Đang vui chúng em trở ra về,
    Quan họ có nhớ đến chúng em chăng?

    Các cuộc chia tay bao giờ cũng lưu luyến, không ngẹn ngào mà "ngọt ngào đầu lưỡi mặn mà bên tai" như câu hát của Quan họ. Biết rằng sự chia tay chỉ là tạm thời, có thể ngày mai, ngày kia gặp lại, ấy vậy mà lời hát như man mác ấm se nỗi buồn:
    Người về để nhện giăng mùng,
    Năm canh luống chịu lạnh lùng cả năm.
    Người về nhớ chúng em chăng,
    Ai đem người ngọc thung thăng chốn này...

    Ta có thể thấy qua câu hát trên mà đọc được nỗi buồn của người Quan họ khi xa bạn. Rằng: gian buồng hẹp có cô gái Quan họ đang chịu sự lạnh lùng suốt năm canh mà như cả mộ năm giăng mắc sầu đong, khiến nhện phải vương tơ như mắc màn cho người ngủ.
    Bài ca: Để nhện giăng mùng mới chỉ là một trong số hai mươi ba nỗi lòng mà người Quan họ thường thể hiện lúc chia tay, sau chia tay. Những nỗi lòng ấy là những bài ca mà chúng tôi cho là những bài ca hay nhất trong một canh hát Quan họ như: Trống rồng, Chia rẽ đôi nơi, Chuông vàng gác cửa tam quan, Rẽ phương chia loan, Đến hẹn lại lên...
    NGỒI TỰA MẠN THUYỀN​
    Đây là bài ca rất phổ thông của quan họ. Phổ thông đến cái mức ngay cả lời giới thiệu của bài ca này, nhiều người cũng biết. Thí dụ khi các liền anh hát:
    - Ngồi tựa song đào
    Hỏi người tri kỷ ra vào vấn vương
    Gió lạnh đông trường,
    Nửa chăn nửa chiếu nửa giường đợi ai....

    Thì các liền chị hát đáp lại rằng:
    - Ngồi tựa mạn thuyền,
    Giăng in mặt nước càng nhìn càng xinh.
    Sơn thuỷ hữu tình,
    Thơ ngâm ngoài lái rượu bình trong khoang...

    Với lời dẫn trên đây tự thân đã nói tới việc Ngồi tựa song đào và Ngồi tựa mạn thuyền là hai bài ca người quan họ thường dùng khi hát đối - đáp. Ngồi tựa nơi mạn thuyền uống rượu ngắm trăng tương ứng với việc ngồi tựa song đào (cửa sổ bên phòng ở của người con gái) ướm hỏi bạn tri kỷ ra vào có thấy vấn vương. Hai không gian khác nhau cùng chung một ý tưởng: một bên là ngồi thuyền bồng bềnh giữa đêm trăng - một bên là ngồi của sổ hứng làn gió lạnh đêm đông - chung nhau cái nỗi niềm nhung nhớ, chờ đợi ******** quan họ...
    Bài ca như một câu chuyện kể, nên người nghe dễ cảm nhận, dễ nhớ, dễ thuộc. Cái hay của Ngồi tựa mạn thuyền ngoài tính âm nhạc còn là phần âm nhạc lúc kết thúc. Chẳng thế mà Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khi viết: Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh đã bộc bạch rằng: "Tôi bắt chước phần kết của bài Ngồi tựa mạn thuyền ở chỗ: đưa âm nhạc mở ra thật bay bổng. Làm trai nơi chốn cầu Hà - âm nhạc như bay vọng lên, như khát khao. Bài Hà Tĩnh của tôi thì... có công ta vun trồng thì mầu đất lại nên tươi...."
    Nghệ sĩ ưu tú Thuý Cải còn cho biết khi trình bày bài hát này tại Nhật Bản, thì Ban tổ chức còn bắc cả một cái sân khấu to như một con thuyền để Thuý Cải đứng giữa hát - dùng điện la de chiếu cảnh khiến sân khấu bồng bềnh như con thuyền.
    Tôi nhớ lại những năm tháng chiến tranh chống Mỹ - hai nghệ sĩ Mỹ là Giên-phon-đa và Hô-ly-nia khi đến thăm quan họ - đã hát song ca bài hát này một cách say sưa. Đứng trong căn nhà nơi sơ tán, với cái giọng lơ lớ - thế mà hai chị với dáng điệu đu đưa - y như là đứng trên thuyền, hát Ngồi tựa mạn thuyền..., như ai....
    KHĂN VUÔNG MỎ QUẠ​
    [​IMG]
    Trang phục nữ Quan họ đương nhiên là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ".
    Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Trong thực tế nhiều liền chị Quan họ mặc trang phục Quan họ rất đẹp, nhưng khăn chưa biết chít nên ít nhiều làm giảm vẻ đẹp thanh nhã, đoan trang của chính mình. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm....
    Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.
    Thực ra khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Quan họ. Cũng vì thế chăng, khuôn mặt búp sen của người thiếu nữ Quan họ trong ngày hội muôn đời và muôn đời... làm ngơ ngẩn các liền anh.
    Chợt nhớ:.... Có ai đó đã từng thốt lên:
    Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,
    Để anh trong dạ tơ vương.
    Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,
    Để anh hoá đá vì người....

    Được doan_truong_nhan sửa chữa / chuyển vào 12:50 ngày 09/01/2006
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới quay lại diễn đàn này, đúng là mình là ngừời xa xứ có khác
    Cảnh vật vẫn cũ, vẫn còn mãi đó, nhưng kiến giải thì thật là uyên thâm, nhất là cái bài quan họ
    Mình nghĩ mãi cũng không thấy tỏ, nhưng sau khi đọc ở đây, thì thấy nó thật là tường minh
    cảm ơn các đồng chí, các bạn đã post lên, cho mọi người thấy, những ngừời biết một chút sẽ rõ hơn, những người chưa biết sẽ thấy Bắc Ninh-Bắc Giang và Hà Bắc cũ của mình phong phú thế nào, từ vùng đất, từ con người, từ vốn văn Hóa truyền thống, đến tiềm năng du lịch phong phú,
    Xưa có câu
    Người thanh tiếng nói cũng thanh
    Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu
    Ở đâu đó, vẳng nghe bài hát, mà ca từ, điệu nhạc của nó, đã thấm đượm vào lòng người mấy chục năm nay:
    "Trên quê hương quan họ i...
    Một làn nắng cũng mang điệu dân ca...."
    Bà con cô bác, ai có những gì về Kinh Bắc, những vần thơ, điệu nhạc đã từng làm say đắm lòng người xứ lạ,
    Hãy post lên đây, để quan khách thưởng thức nào:-)

Chia sẻ trang này