1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanconkip

    vanconkip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
  2. vanconkip

    vanconkip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    chào các bác
    em đây ở chính gốc quan họ mà thật xấu hổ vì ko biet dc nhiều về chính làng quê mình sống .đọc bài của các bác sao càng thấy yêu quê hương mình càng tự hào mình dc sinh ra ở mot vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời có làn điêu dân ca làm say đắm lòng người kắp nơi
    ôi tự hào biết bao
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nơi ra đời bài thơ ?oThần? - Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt

    Nơi ấy là đền Xà trên khu vực ngã ba Xà (nay thuộc xã Tam Giang - Yên Phong - Bắc Ninh) nơi hội lưu sông Cà Lồ đổ vào sông Cầu. Đền Xà thờ Thánh Tam Giang - thượng tướng Trương Hống, phó tướng Trương Hát (là em). Hai anh em ngài đều là bậc tướng, chí dũng song toàn, phò Triệu Việt Vương, cầm quân đánh thắng quân Lương vào năm Canh Ngọ (550), giải phóng đất nước Vạn Xuân khỏi ách áp bức của vua quan nhà Lương phương Bắc. Hai anh em ngài là bậc đại nhân ?osinh vi dũng tướng, tử vi minh thần?.
    Công đức của anh em ngài rất lớn, nên được nhiều triều đại tặng phong mỹ tự: ?oĐại vương thượng đẳng thần?. Hơn 300 làng ven các triền sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Thương có đình đền thờ Đức Thánh Tam Giang. Riêng các làng bên ven triền sông Cầu kể từ thượng nguồn Đu Đuổm xuống hạ lưu Lục Đầu, hầu như đều tôn thờ Thánh Tam Giang làm Thành hoàng.
    Vào đầu triều đại Lý Nhân Tông thế kỷ thứ XI, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta lần thứ 2. Tổng binh Lý Thường Kiệt thấu hiểu tâm đen của nhà Tống, ông xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, dài theo bờ nam sông Cầu (từ ngã ba Xà trở xuống) để chặn bước tiến của quân xâm lược, khi chúng liều lĩnh sang đánh nước ta. Quả nhiên năm 1076 (năm thứ 5 triều đại Lý Nhân Tông) nhà Tống sai tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết hợp binh với quân Chiêm Thành, Chân Lạp hùng hổ sang đánh chiếm nước ta. Đến bờ sông Cầu, chúng bị chặn đứng, phải lập trại đóng quân bên bờ Bắc, củng cố lực lượng, chờ thời cơ vượt sông Cầu chọc thủng phòng tuyến của quân ta, tiến về kinh đô Thăng Long.
    Một lần, Lý Thường Kiệt dẫn quân đi kiểm tra chiến tuyến, khi đến Phương La, thấy có ngôi đền lớn bên ngã ba Xà, hỏi ra mới biết đây là đền Xà, thờ nhị vị Đại Vương Tôn Thần họ Trương - Đức Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát. Lý Thường Kiệt bèn truyền quân sửa lễ vào đền thắp hương bái yết, cầu xin âm phù hộ quốc. Truyền thuyết về sự kiện lịch sử này, dân trong vùng kể rằng:
    Đêm ấy, nằm nghỉ ở đình Xà - Ngọt, đang lúc chập chờn nửa tỉnh, nửa mơ, Lý Thường Kiệt thấy hai vị thần nhân, mũ áo chói loà hiện ra. Lý Thường Kiệt vội đứng dậy bái chào. Hai vị thần nhân cao lớn lẫm liệt khác thường. Một vị mặt đen, mắt xanh, mặc áo bào trắng. Một vị mặt trắng, râu dài, mình khoác bào đỏ, bảo rằng: Mới tới thăm nhau buổi sáng mà đã vội quên! Lũ giặc Tống kia, chỉ cần làm bạt hồn vía chúng, thì chúng sẽ tan. Anh em chúng tôi xin mang thần binh đến giúp ngài quét sạch lũ giặc... Dứt lời liền ngâm bài thơ:
    Nam quốc sơn hà nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
    Bấy giờ Lý Thường Kiệt mới biết, đấy là hai vị thần thờ ở đền Xà. Tiếng ngâm vừa dứt, bỗng hai vị thần nhân hoá thành đôi rắn có mào, trườn về phía sông Cầu.
    Lý Thường Kiệt liền truyền quân đốt đèn, lấy bút nghiên và ông ngồi trầm ngâm tự chép lại bài thơ Thần trong trí nhớ. Chép đi chép lại nhiều lần mới nhớ đúng được lời của bài thơ. Lý Thường Kiệt đắc ý khẽ cất tiếng ngâm. Mấy tỳ tướng chầu hầu nghe được, phấn chấn hẳn lên cũng lẩm nhẩm học theo. Lý Thường Kiệt sai quân chép bài thơ Thần làm nhiều bản, gửi tới tướng sĩ khắp chiến tuyến.
    Hôm sau ông bí mật đưa đại quân vượt sông sang bờ Bắc, mở trận tập kích vào đồn lũy giặc Tống. Lý Thường Kiệt đứng trước cửa đền Xà, bỗng nghe từ trên không trung có tiếng hò reo, ngựa người rầm rập, khí giới loảng xoảng cùng âm vang tiếng chiêng, tiếng trống theo nhịp bước quân đi. Ông ngửa mặt nhìn lên, thì thấy hai vị thần họ Trương, áo mũ xanh đỏ tề chỉnh, ngự trên đám mây trắng, quân sĩ đứng hai bên giáo mác tua tủa. Biết có thần binh trợ giúp, quân sĩ đều háo hức muốn xông ngay vào đồn giặc. Liền đó, từ trên cao xanh trước cửa đền vọng xuống tiếng ngâm bài thơ Thần ?oNam quốc sơn hà Nam Đế cư...? ngâm đi ngâm lại nhiều lần. Càng về sau tiếng ngâm càng sang sảng. Nghe tiếng thơ rền vang, tinh thần quân ta phấn chấn ào ạt xông lên giết giặc. Bên kia bờ Bắc, quân Tống nghe tiếng thơ ngâm mà hoảng sợ, bạt vía kinh hồn. Trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, quân giặc tan vỡ thành từng mảng, bỏ chạy toán loạn, dẫm đạp lên nhau. Xác giặc ngổn ngang trên cánh đồng Mai Thượng (nay vẫn còn dấu ấn lịch sử là cánh đồng Xác và ngôi chùa Xác, sau đổi lại là An Lạc Tự). Quân Tống đại bại, sau trận ấy vội vàng rút quân về nước.
    Đền Xà, nơi thờ vị Đại Vương Tôn Thần họ Trương ?" Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát, nơi bài thơ Thần - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta được công bố đã được tu bổ lại. Trước cửa đền Xà, năm 2000 Nhà nước đã xây dựng một nhà bia hình tứ giác hai tầng mái. Bên trong dựng một tấm bia lớn đặt trên mình con rùa. Đầu rùa đặt một bình hương. Mặt trước bia nhìn vào đền khắc bài thơ Thần bằng chữ Hán. Mặt sau, phần trên dịch âm, phần dưới dịch nghĩa bài thơ Thần.
    Bài thơ Thần - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta, ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc biệt như vậy. Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống; khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.
    Dương Quang Luân
    hot link:http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=100&a=77
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Cây rơm vàng, biểu tượng của làng quê Bắc Bộ

    Nhìn từ xa, làng tôi đã thấp thoáng trong tre trúc, trong màu xanh của ruộng đồng, cây cối. Những mái ngói nâu thân thuộc ẩn hiện. Những mảnh vườn với bờ rào xinh xinh. Những mái nhà ngoằn ngoèo bay lên luồng khói mỏng. Cạnh mảnh sân mỗi nhà bao giờ cũng có một cây rơm vàng óng. Làng tôi đang vào mùa gặt. Chân tôi sục trong màu vàng, cảm nhận cái mềm mại, thơm ngát của rơm, lúa đưa tôi trở về với những ký ức tuổi thơ.
    Rơm. Nặng nặng quấn quýt chân người. Rơm, quấn lấy bánh xe, không ít khi làm cho người đi đường cằn nhằn bực bội. Rơm là thân cây lúa sau khi đã được tuốt lấy hạt, một thứ phế thải, rất nhỏ nhoi và không đáng giá. Nhưng cứ thử tưởng tượng mà xem, bỗng dưng cuộc sống của người dân vùng nông thôn Bắc Bộ sẽ ra sao nếu thiếu vắng những sợi rơm vàng yếu ớt và mỏng mảnh ấy...
    Ở quê tôi, một vùng quê Bắc Bộ, quả thật, rơm rất thân thuộc với cuộc sống đời thường của người dân quê. Chẳng gì dẻo và mềm như lạt rơm, bó rau, bó mạ chặt mà không nát. Những ngày rỗi rãi các bà già nhà quê giở rơm nếp ra nhặt để vặn chổi, đám trẻ con nhảy lò cò quanh bà, hát bài "một sợi rơm vàng":
    "Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm
    Bà bện chổi to bà làm chổi nhỏ
    Chổi to, chổi to bà quét sân kho
    Ấy ! còn chổi nhỏ, bà để dành bé chăm lo quét nhà".
    Khi tôi nhặt rơm giúp bà, lỡ làm đứt nhiều sợi thì bà tỏ ra tiếc rẻ. Có được một sợi rơm nếp khô ráo và nguyên vẹn là cả một quá trình vất vả. Và với người già thì rơm rất quý giá, có lẽ phần nhiều do ký ức của họ đã gắn bó mật thiết với chúng.
    Thuở xưa từng tồn tại thứ đệm cực kỳ ấm có tên là "ổ rơm" của những người nghèo. "Ǎn cơm tấm, ấm ổ rơm" là câu nói mang hàm nghĩa về sự no ấm. Trong chiến tranh, những sợi rơm bé nhỏ có thể làm mũ rơm, áo tránh đạn thật tốt. Còn ngày nay, không ít nhà tạo mốt đưa rơm vào trong trang phục, điểm xuyết một cách khéo léo và tạo hiệu quả thẩm mỹ thật bất ngờ.
    Tôi yêu màu của rơm rạ. Nó là thứ màu hiền lành, êm ái và no ấm. Thuở nhỏ, lũ trẻ làng chúng tôi có thú vui nhào lộn trong rơm mỗi khi mùa về. Mùa đông Bắc Bộ rét căm căm, lũ trẻ mang theo những nùn rơm đỏ rực ra bãi thả trâu để giữ chút ấm áp của lửa bên mình. Bạn đã bao giờ được ăn một món cá quả, một khúc sắn hay một bắp ngô nướng trong rơm nếp ngay ngoài bãi chZn thả, tại một bờ sông, vào một ngày đông đầy gió ? Chà, với chúng tôi đó là món ăn tuyệt nhất! Nó giữ nguyên mùi vị bản thể của cá, sắn, khoai, ngô... và lại ngấm mùi ngai ngái của khói, đưa vào món Zn hương vị đồng bãi rất tuyệt vời.
    Trong làng tôi, từ nhà nghèo nhất tới những nhà khá giả nhất, nhà nào cũng có một đến hai cây rơm ở sân nhà. Cây rơm như một biểu tượng của làng, gắn bó với từng gia đình quanh nZm suốt tháng.
    Với thanh niên làng, cây rơm là nơi hò hẹn. Khi chàng trai bối rối nói lời tình tự, cô gái nép sát vào cây rơm, tay bối rối vò nhàu những cọng rơm nhỏ bé. Cây rơm là lá chắn để cho những nụ hôn của họ thêm phần say đắm và những sợi rơm mềm mại bao bọc chở che họ...
    Khi xa quê đôi lúc tôi nhớ da diết cây rơm của nhà. Nó như một cái gì đó thân thuộc, gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Sau vụ gặt, gia đình nào có cây rơm khổng lồ, hàng xóm qua lại sẽ cất lời trầm trồ: nhà bác năm nay có cây rơm to đáo để ! Chủ nhà vui ra mặt, bởi đây cũng là dấu hiệu được mùa, - dấu hiệu của sự sung túc no ấm. Cho đến nay, cây rơm vẫn tồn tại, gắn bó với làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Những thân cây lúa khô xác thành tro bụi rồi lại trở về với đất nâu lành để lại góp phần tạo ra những mùa vàng no ấm. Một vòng đời khép kín đầy những nhọc nhằn lặng lẽ.
    Lòng thoáng rung lên khi nhớ tới hình dáng mẹ lưng đã còng vì năm tháng, đang lụi cụi phơi rơm để dành. Mỗi sợi rơm như nhắc nhở sự tảo tần của người dân quê. Đưa một cọng rơm tươi lên miệng nhấm thử. Vị ngai ngái ngọt ngọt và cả vị mằn mặn tan nơi đầu lưỡi. Bản thân cọng rơm cũng đã tích luỹ trong nó bao nhiêu ngọt bùi, cay đắng. Hay đó chính là những giọt mồ hôi mặn mòi của ông cha từ ngàn xưa cho đến ngày nay ?
    Sưu tầm
    Đây không chỉ mỗi quê tôi, quê chúng ta, mà mỗi người con xứ Bắc đều có:D
    Thì mình cũng là Xứ Bắc, nhận vào một chút có sao đâu:D
    Nền văn minh "lúa nước", văn hóa "khoai lang" mà:) hì hì
    Ấy chít Văn hóa Văn Lang chứ
  5. Vuanoidoi7

    Vuanoidoi7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Trà mạn hảo​
    Trong ứng xử, giao tiếp, người Quan họ ít khi dùng lời nói, mà phần nhiều dùng bài ca để thay cho công việc hoặc ý định của mình. Thí dụ: mời khách uống rượu có bài ca mời rượu. Mời khách ăn trầu uống nước có bài ca ăn trầu uống nước...

    Ở bài "Khách đến chơi nhà" thì gần như các làng Quan họ đều lấy đó làm bài ca tiếp đón bạn đến nhà:

    "... Mấy khi khách đến chơi nhà
    Đốt than quạt nước pha trà người xơi.
    Trà này quý vậy người ơi,
    Mỗi người mỗi chén co tôi vui lòng.
    Tôi muốn sông cạn đất liền,
    Để tôi đi lại kẻo phiền đò giang...".


    Ấy vậy mà, riêng làng Quan họ Thị Cầu rất ít khi ca bài này, mà lại chọn bài "Trà mạn hảo" để hát khi đón khách.

    "... Trà mạn hảo có hương có vị,
    Lịch trăm chiều trăm vẻ càng xinh.
    Trà thơm thết đãi bạn hiền,
    Bạn hiền xơi nước để tôi bằng lòng.
    Trà ngon đãi khách má hồng,
    Má hồng tôi ngỏ tơ hồng nên chăng".

    Sao lại có chuyện khác người như vậy? Tìm hiểu ra mới biết: Các liền anh Thị Cầu thích chơi ngông; nghĩa là không thích hát những bài mà nhiều nơi đã hát; bèn nghĩ ra một cách là mời anh Tư La (một người làng Thị Cầu sáng tác Quan họ rất giỏi, có tiếng trong vùng) sáng tác một bài ca riêng để tiếp khách trong trường hợp khách đến chơi nhà. Bài Quan họ "Trà mạn hảo" của anh Tư La ra đời trong điều kiện và hoàn cảnh đó và Quan họ làng Thị Cầu từ đó cũng lấy luôn bài "Trà mạn hảo" làm bài ca đón bạn của làng mình. ^_^
  6. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Ôi quê tôi!!!!(Ảnh chụp chiều 5 Tết):
    [​IMG]
    Đây là cây Báng súng đầu làng nhà a Lô, chụp từ mùa thu 2005:
    [​IMG]
  7. trong0803

    trong0803 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    thức sự mới tết vùa rồi em mới có dịp về quê hương quan họ(đồng xếp từ sơn bắc ninh) thực ra em về đó là về đi làm nhưng em không phải làm nên em được đi hội
    em về dó 6 ngày nhưng em đi hội đến 4 ngày
    3 ngày đầu là em di hội làng em thấy không khí hội cung hoành tráng đúng là quê hương quan họ em được nghe quan họ suốn ngày em thấy cung hay em thấy còn có khong khí của ngày hội nhưng đến hôm sau em đi hội lim thì em lại thấy không khí khác nhiều lắm các anh chị ạ. em về đó sáng 13 là hội chính em thấy cón có một chút không khí của lễ hội nhung đó là ở trên sân trên còn khi suống sâu dưới thi lại khac em thấy không còn là không khí của lễ hội nữa mà không khí của hộ cơ bạc trứ khong phải là một lễ hội
    gì mà cả một lễ hội lớn như vậy mà không có một chò choi dân gian nào cả ngoài cho đu tre còn lại thi là toàn cờ bạc thục sự một lễ hội lớn như vậy ( gọi là lớn nhất kinh bác )thế mà để những hội cơ bạc lấn áp hết vậy sao thê thì em thực sự thấy buồn
  8. NangKhuyaChuaLen

    NangKhuyaChuaLen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0

    Vầng, em cũng buồn lắm
  9. doan_truong_nhan

    doan_truong_nhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0

    Hội Lim năm nay nhìn chung được tổ chức "công phu" hơn trước đây một chút. Trước đây, hát Quan họ chỉ được phô diễn dưới thuyền với phong cách hơi thị trường chút - liền anh, liền chị hát thì dở, mở nón đón xiền thì nhanh.
    Quan họ năm nay được biểu diễn dưới thuyền & cả trên 05 nhà tre theo các làng Quan họ cổ khác nhau, người yêu quan họ thực sự kô fải mất công mò mẫm vào tận nhà!? Thực sự thì mình fải công nhận rằng giọng hát Quan họ ở các làng đã kô còn rõ rằng là dòng Quan họ cổ nữa, nó bị pha trộn các lời mới hơi nhiều, giọng hát kô còn được rền nữa ... hay bởi kô có nghệ nhân nào đến Hội nhỉ? Một số liền anh, liền chị trẻ khoẻ nhiệt tình nhưng có mấy khách chơi xuân có thể xin trầu, đối ca?
    To nguoikinhbacyeumuathu: Học hát đê! Năm sau tham gia ca đối tìm vợ
  10. nqtuan04

    nqtuan04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Hi hi đẹp thật, không biết bây giờ những cánh đồng này còn không nhỉ. Em cũng vào cái link kia nhưng vẫn không biết cụ thể cái địa điểm ở đâu. Có bác nào biết chính xác thì chỉ dẫn cho em với, hôm nào có thời gian phải khám phá quê hương một tẹo. Chứ bình thường em chỉ đi trên đường từ HN về đến Lim thôi ặc ặc, thấy nói hình như cũng ở đâu đó gần đấy, dưng mà bác nào chỉ dẫn cụ thể cho em thì tốt quá. Thanks các bác nhiều
    Được nqtuan04 sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 17/02/2006

Chia sẻ trang này