1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Hội Thổ Hà đây, mình cũng ko nhớ mà đi được, Có anh bạn bên Box Dl mới giới thiệu tại đây ( mời mọi người ghé qua xem): http://www.ttvnol.com/f_233/663216/trang-2.ttvn
    Mượn a DG vài kiểu Demo nè:
    [​IMG]
    Cổng làng:
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Văn miếu Bắc Ninh lưu danh 677 vị tiến sĩ ​
    Ngoài Văn Miếu ở Hà Nội và Huế, nơi ghi danh, thờ phụng các vị khoa bảng trong các triều đại phong kiến Việt Nam, nước ta còn có 26 Văn Miếu hàng tỉnh, trong đó Văn Miếu Bắc Ninh nổi tiếng nhất với 677 vị tiến sĩ của xứ Kinh Bắc (chiếm gần một phần tư tổng số tiến sĩ cả nước) được ghi danh. Văn Miếu Bắc Ninh là di tích lịch sử văn hóa phản ánh rõ nét nhất về lịch sử khoa bảng vẻ vang của quê hương Kinh Bắc.


    Bia Kim bảng lưu phương và Bi Đình đang được tôn tạo
    Nếu như Văn Miếu Hà Nội chỉ ghi danh các vị đại khoa thời Lý đến thời Lê, Văn Miếu Huế ghi danh các vị đại khoa thời Nguyễn thì Văn Miếu Bắc Ninh ghi khắc tên tuổi khoa danh của 677 vị tiến sĩ từ thời Lý đến hết thời Nguyễn xuất thân từ mảnh đất văn hiến này. Văn Miếu được xây dựng từ thời Lê ở sườn phía tây bắc núi Châu Sơn, huyện Thị Cầu. Năm 1820 đã phải đại tu, năm 1826 xây thêm đền Khải Thánh ở phía tây bắc, năm 1884 phải làm lại, năm 1889 dựng khắc các bia đá Kim bảng lưu phương ở Bi Đình, năm 1893 chuyển về vị trí hiện nay, xóm 10, xã Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh. Tổng thể công trình Văn Miếu gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu đường (5 gian) hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian), hai bên hồi Tiền Đường là Hội Đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu; chính diện có bia bình phong ?oBắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký? khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén. Tại đây thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia lưu danh 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang và một số xã sau này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và Văn Giang thuộc Hưng Yên).
    Trải qua một thời gian dài đất nước triền miên trong chiến tranh, Văn Miếu không được quan tâm đầu tư tôn tạo nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống các đồ nội thất như Đại tự, Hoành phi, câu đối, đồ thờ tự bị mất hoàn toàn những gì thuộc về Văn Miếu xưa chỉ còn lại hệ thống bia đá. Đến năm 2002, UBND tỉnh Bắc Ninh đầu tư kinh phí trên 10 tỷ đồng để tiến hành đại tu Văn Miếu, các hạng mục công trình đều được xây dựng lại bằng gỗ lim và các chất liệu truyền thống theo lối cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt; tạo tác một khánh đá, tượng Khổng Tử, các ngai thờ, bài vị và đồ thờ tự khác; làm 14 con rùa đá để dựng đặt 12 tấm bia Kim bảng lưu phương, một bia phụ chép, một bia tu bổ Văn Miếu và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng xung quanh khu di tích.
    Bên làn điệu quan họ mang đậm tính trữ tình, người Bắc Ninh còn tự hào với truyền thống hiếu học qua bao đời nay. Văn Miếu Bắc Ninh được coi là trung tâm nghiên cứu giáo dục truyền thống hiếu học của Bắc Ninh - Kinh Bắc. Những năm gần đây, phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, Hội những người học trên đại học của tỉnh Bắc Ninh đã được thành lập. Ngày rằm tháng giêng hàng năm, Hội tổ chức sinh hoạt khoa học tại Văn Miếu, thắp hương tưởng niệm các nhà khoa bảng được tôn thờ ở di tích tiêu biểu này.

  3. nguyentrongthuan

    nguyentrongthuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng BẮC NINH quê ta được lên thành phố

  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về lễ hội tỉnh Bắc Giang
    Lễ hội là một hình thái sinh hoạt văn hoá cộng đồng của làng, xã Việt Nam. Từ bao đời nay, lễ hội đã gắn liền với những phong tục, lập tục của làng xã, vốn văn học nghệ thuật dân gian và tinh thần đoàn kết đấu tranh chống thiên nhiên, chống kẻ thù xâm lược. Trải qua biết bao mùa xuân, lễ hội luôn được bồi bổ, duy trì, chắt lọc và cuối cùng đã trở thành một phong tục đẹp nhằm củng cố ý thức cộng đồng dân tộc, nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí lành mạnh và nhu cầu sáng tạo, biểu diễn, thưởng thức những giá trị văn hoá nghệ thuật.

    Tỉnh Bắc Giang ngày nay, xưa nằm trong vùng khu Kinh Bắc. Nơi đây không chỉ nổi tiếng về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm, nổi tiếng về truyền thống hiếu học, khoa bảng, về những di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh mà Bắc Giang còn nổi tiếng về lễ hội dân gian truyền thống.
    Biểu tượng nghìn đời của làng quê cổ là luỹ tre làng với ngôi chùa, ngôi đình và các đền, miếu, văn chỉ. Chính chúng là những thiết chế gắn liền với tín ngưỡng thờ thành hoàng là cơ sở tạo nên truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hè, đình đám và nội dung văn hoá của làng. Bắc Giang chúng ta có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hoá của làng xã Việt Nam như đình Lỗ Hạnh (Đồng Lỗ - Hiệp Hoà ), xây năm 1576, đình Thổ Hà ( Vân Hà - Việt Yên ) xây dựng năm 1686, đình Phù Lão (Đào Mỹ - Lạng Giang) xây dựng thế kỷ XVII, đình Hả ( Tân Trung ), đình Đông (Bích Động - Việt Yên), đình Dĩnh Thép ( xã Tam Hiệp - Yên Thế )....Nhiều ngôi chùa được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: Đức La, Bổ Đà, Kem....Ngoài những đình, chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá, hầu hết các làng ở Bắc Giang đều có đình, là nơi thờ cúng thành hoàng làng.
    Hội làng đã trở thành đặc trưng riêng của mỗi làng và được tổ chức ở hầu hết các làng xã. Hội Làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ, nội dung, hình thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển ngành nghề.
    Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc về Lễ hội Bắc giang .
    Tư liệu và bài viết được lấy chủ yếu từ cuốn ?oLễ hội Bắc giang? do tác giả Ngô Văn Trụ chủ biên do Sở Văn hóa ?"Thông tin tỉnh Bắc Giang xuất hành năm 2002.

  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hi, ông anh Trụ nhà mình viết sách lâu rồi đây:)
    cái rốn hội của cả nước, hội tụ nơi Kinh Bắc trấn, Đông ngàn xứ, và nay là KBC trên ttvnol:)
    Chúc các bạn tôi trên mọi nẻo đường, dù vui, dù buồn cũng nhớ về Kinh Bắc
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Bấc ơi cho em hỏi, đi về chùa Bồng Lai ở Gia Binh có ô tô công cộng ko?
    em cảm ơn
  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản Từ Sơn
    [​IMG]
  8. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Linga đây mà chẳng thấy Yoni đâu cả quái thật đấy
    [​IMG]
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Xem hình vệ tinh không biết đây là đâu:
    [​IMG]
    Các bác ở KBC có biết nó là cái gì không (hình sao 6 cánh)?
  10. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Sao 6 cánh là thành cổ Bắc ninh đấy bạn ạ, khu vực xung quanh là Tp.Bắc Ninh. Sông Cầu chạy lòng vòng bên trên, có đoạn hình tròn nhìn hay nhờ!!!

Chia sẻ trang này