1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Cám ơn bạn @nguoiquanho đã trả lời (chắc chắn là đúng)!
  2. thoabg

    thoabg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Thấy mấy bác viết về Bắc Ninh nhà mấy bác nhiều quá em cũng thẹn vì chưa có bài nào về Bắc Giang quê mình cả nên hôm nay đọc được bài viết trên báo Sài Gòn Giải phóng nên coppy lên đây cho các bác được biết thêm đôi chút về Bắc Giang chúng em. Sau bài này em sẽ kêu gọi mấy người bạn của em ngoài đó viết bài lên cho các bác đọc nhé.
    Cách Hà Nội hơn 80 cây số, qua thị trấn Chũ êm đềm của tỉnh Bắc Giang, nơi đây là vùng sơn cước, nhưng lại có những vườn vải lọt thỏm như chìm trong thung lũng. Đi bộ đường núi tháng tư ở huyện Lục Ngạn, hoa vải bói muộn nở trắng xoá, chỉ nghe rù rì ong bay. Không một động cơ xe máy, ôtô lọt vào được không gian này
    Tôi đi qua thị trấn Chũ với cậu lái xe ôm có tên Lạc Đồng. Đồng kể, tên cậu gắn liền với sự kiện mẹ cậu đẻ rơi ở đồng vào vụ lạc, nên bố cậu khai sinh tên cậu như thế cho dễ nhớ.

    Phên dậu vùng Kinh Bắc
    Nếu bạn có dịp lên huyện Sơn Động thì nhớ ghé rừng Khe Gỗ, khe Đin. Vùng này thu hút khách du lịch mạo hiểm, thích khám phá với gần 800 loại thực vật và 43 loài động vật quý hiếm trong sách đỏ.
    Còn nếu muốn du lịch hồ Khuôn Thần thì qua phố Chũ, xuống huyện Lục Nam. Lội suối Mỡ - nơi có đền thờ công chúa Quế Mị Nương, con gái thứ 10 vua Hùng Định Vương.

    Suối Mỡ có thác Thùm Thùm, có chùa Hòn Trứng và chùa Hồ Bắc, còn lưu lại rất nhiều những dấu tích xưa cũ

    Suối Mỡ có thác Thùm Thùm, có chùa Hòn Trứng và chùa Hồ Bắc, còn lưu lại rất nhiều những dấu tích xưa cũ. Vào cuối tháng 3 cho tới tháng 4 âm lịch, khách thập phương lên suối Mỡ rất đông. Bắc Giang có một vệt dài văn hoá di sản đình chùa, nơi đây là phên dậu của vùng Kinh Bắc. Đến Bắc Giang không thể không đến chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII. Chùa tựa lưng vào núi Cô Tiên, phía trước là sông Lục và dãy núi Nham Biền.
    Chùa Vĩnh Nghiêm ẩn dật trong núi như đắm trong huyền thoại lịch sử về vị vua Trần Nhân Tông. Ba nếp - chùa Hộ, Thiên Hương, chùa Phật - xây theo hình chữ công với bốn đao cong, tám vì kèo, kiểu chống rường, thượng tam hạ tứ đơn giản mà phải ngước mỏi mắt mới dám cúi xuống.
    Chùa còn lưu giữ ba pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ. Nhiều du khách không chỉ đi chùa Vĩnh Nghiêm mà còn quá giang lên chùa Tiên Lục, nơi có cây dã hương ngàn năm tuổi, là một trong hai cây dã hương còn lại trên thế giới.
    Bắc Giang không chỉ có đình chùa cổ kính mà còn có những lăng tẩm nghệ thuật như lăng La Quý Hầu, có tượng voi phục, tượng người, văn khắc bằng đá cát. Giá trị điêu khắc cao còn ở những pho tượng đá trong lăng.
    Khám phá văn hoá ẩm thực

    Chùa Vĩnh Nghiêm ẩn dật trong núi như đắm trong huyền thoại lịch sử về vị vua Trần Nhân Tông

    Rời chùa chiền, lăng tẩm, nếu muốn mua sắm, bạn có thể đi làng nghề mây tre đan Tăng Tiến - xứ sở của giỏ mây và hàng thủ công trang trí đã xuất khẩu ra thị trường Nhật, Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc. Ở đây còn có rượu Vân Hà, xôi nếp cẩm Mỏ Thổ nổi tiếng ở làng Việt Yên, bánh đúc Đồng Quan, bánh mật Đức Thắng và chả cá Bố Hạ. Đặc biệt vải thiều, long nhãn, sen khô ngon và rẻ so với thị trường Hà Nội.
    Rất nhiều du khách chỉ thích đi xem nấu rượu Làng Vân ở làng Vân Hương - Yên Viên, Vân Hà, Bắc Giang. Người trong làng kể, năm 1976, Tổng thống Pháp đã dùng rượu Làng Vân tiếp đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Pháp trong nghi lễ quốc gia.
    Không phải ngẫu nhiên rượu Làng Vân, với nếp cái hoa vàng và 35 vị thuốc đã thu hút khách tới làng thưởng rượu với chả cá Bố Hạ.
    Bắc Giang còn là xứ sở của gốm sứ làng Mật Ninh, mang dấu ấn địa phương rõ rệt.
    Lên Bắc Giang bạn có thể đi thăm thôn bản của người Dao đỏ, Sán Chỉ, Cao Lan. Những ngôi nhà chìm trong thung lũng, núi rừng, tháng 4 đầy hoa vải và ong bay.
    Dạo quanh thôn bản, bạn còn được ngắm nhìn những vườn cây ăn trái trĩu quả, chỉ có vải, nhãn và tiếng ong bay. Đâu đó mới thấy những người làm vườn vun lá, tưới cây, tỉa cành.
    Nếu vườn có vải chín, bạn chỉ cần trả cho chủ vườn vài ngàn là đã có thể tha hồ ăn vải tự tay mình hái.
    [​IMG]
    Một thung lũng lúa ở vùng sơn cước Bắc Giang
    ( Nguồn: www.sgtt.com.vn )
  3. thoabg

    thoabg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh của Suối Mỡ thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang nè mấy bác
    [​IMG]
  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tranh dân gian
    Ðây là những bức tranh dân gian tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền của Việt-Nam. Mỗi bức tranh là tượng trưng cho một câu chuyện hay một biểu tượng dân gian. Tranh được vẽ trên một loại giấy chế tạo bằng tay và mực là màu sắc thực, lấy từ cây cỏ và vật liệu tự nhiên. Xưa những bức tranh nầy được trưng bày trong những ngày Tết như hai câu thơ của thi sĩ Tú Xương:
    "Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
    Om sòm trên vách bức tranh gà".
    Ngày nay những bức tranh này chỉ còn được sản xuất ở làng Ðông Hồ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được quocanh_uk sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 12/05/2006
  5. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Màu dân tọc sáng bừng trên jấy điệp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được quocanh_uk sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 13/05/2006
    Được quocanh_uk sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 13/05/2006
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Chùm ảnh về những bức tranh Đông Hồ của bạn rất đẹp và đa dạng, một số bức mình không hiểu hết về xuất xứ và ý nghĩa, Nếu bạn có đủ thông tin thì share cho mọi người cùng thưởng nhé!!! Thanks
    Được nguoiquanho sửa chữa / chuyển vào 17:19 ngày 13/05/2006
  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    LÀNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
    Làng Mái xưa kia nay đổi tên là làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, một làng nhỏ nằm sát bờ nam đê sông Đuống, cách thủ đô Hà Nội chừng ba mươi km về hướng đông. Đây là một trong những làng còn giữ gìn được các di sản cổ xưa nhất của vùng đất Kinh Bắc.

    Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có ao tắm mát có nghề làm tranh.
    Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.
    Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in.
    Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ.
    Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt.
    Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.
    Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước sành điệu, yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ.
    Ðã có một thời gian tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Những vài năm năm trở lại đây người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
  10. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Tranh Đông Hồ thật là đẹp, và ý nghĩa của nó cũng rất hay. Bạn quoccanh_uk đã up những bức tranh Đông Hồ rất đẹp, bạn có thể chú thích bên dưới tên của những bức tranh ấy được không? Hì, để tớ tìm ý nghĩa post lên cho mọi người xem, và cả tớ xem nữa, vì thực chất ngoài ý nghĩa của bức tranh "Đám cưới chuột" và "Hứng dừa" mà tớ được học từ năm thứ Nhất ra, thì tớ chẳng biết cái nào nữa cả.

Chia sẻ trang này