1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bacninh1981

    bacninh1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    hờ.. bỏ thời gian ra đọc 1 hơi từ trang 1 --> 8, bài các bác post lên mà mờ cả mắt , em muốn tìm đọc bài giới thiệu về con người Kinh Bac , như là con gái, con trai KB thì như thế nào , có hiền hòa dễ thương ko ha.....
    thôi off mai đọc tiếp....
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ơ hay, con gái KB ai mà chẳng hiền hoà dễ thương? Con giai KB thì không chê được rồi.
  4. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    noi nhu bac ai ma cha noi duoc , nguoi that viec that moi thuyet phuc duoc lo`ng nguoi chu
    [​IMG]
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ai trong mỗi chúng ta có lẽ đều đã từng ngẩn ngơ trước một bài hát đầy trữ tình về quê hương quan họ, bài hát "Làng quan họ quê tôi" . Bài hát này xuất hiện khắp nơi từ những cuộc giao lưu văn hoá cho đến các đám cưới ở khắp nơi trong tỉnh.
    Bài viết sau đây giúp chúng ta tìm hiểu thêm về tác giả- nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo, một người sinh ra trên mảnh đất miền trung cằn cỗi.
    Tác giả bài thơ được phổ nhạc là nhà thơ Nguyễn Phan Hách, một người con của Thuận Thành Bắc Ninh, tác giả của nhưng câu thơ mượt mà giàu hình ảnh. Ông đã từng xuất hiện trên truyền hình với một vai diễn quen thuộc: Bác sỹ hoa súng.
    Bài hát này được nghệ sỹ Thanh Hoa thể hiện rất thành công với giọng hát trong trẻo vút cao mà không kém phần da diết. (Có nhiều bạn ở tỉnh khác nhầm tưởng đây là một bài hát quan họ !).
    Chuyện về "làng quan họ quê tôi" ​
    (14/4/2006 )
    Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo
    Ở Hà Nội, thi thoảng tôi có gặp, nghe, hay loáng thoáng nhìn thấy nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khi thì ở 51 Trần Hưng Đạo, lúc bên báo Văn nghệ, hay vài lần ở Nhà xuất bản Thanh Niên. Chuyện với ông chưa nhiều, nhưng biết ông là người tài hoa. Làm thơ, vẽ bìa sách, thỉnh thoảng cũng viết phê bình báo chí và sáng tác nhạc nữa.
    Nhắc tới Nguyễn Trọng Tạo, tôi thích ông ở góc độ thơ ca, với những câu Đồng dao cho người lớn. Nhưng mà Nguyễn Trọng Tạo cũng còn được nhiều người nhớ tới qua bài hát Làng Quan họ quê tôi, phổ thơ của một người bạn: Nhà thơ Nguyễn Phan Hách. Nghe bài hát này nhiều người lầm tưởng ông Tạo đích thị phải là người Bắc Ninh thì mới nhiều chất Quan họ đến vậy. Sự thực thì chỉ có ông Phan Hách-tác giả của phần lời - là người Thuận Thành, Bắc Ninh, còn ông Tạo lại sinh ra ở xứ Nghệ. Ông Tạo từng tâm sự chân thành và khiêm tốn: "Sự thực là nếu không quen nhà thơ Nguyễn Phan Hách, thì tôi chẳng bao giờ sáng tác ra bài hát Làng Quan họ quê tôi".
    Cũng ở Hà Nội, đôi khi tôi gặp nhà thơ Nguyễn Phan Hách, hiện là giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn, có trụ sở nằm trên con phố Nguyễn Du thơm lừng hoa sữa. Ông sinh ngày 13-1-1942 tại làng Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kể lại thì vào khoảng cuối năm 1978 ông có gặp Nguyễn Phan Hách, khi ấy nhà thơ Phan Hách vừa làm xong bài thơ Làng Quan họ quê tôi nên vội lôi ra đọc cho bạn thơ nghe. Biết Nguyễn Trọng Tạo là người viết nhạc, nên sau khi đọc xong Nguyễn Phan Hách chép bài thơ đưa bạn và bảo có thể phổ thành một bản nhạc hay đấy. Ông tạo gấp tư bài thơ bỏ vào túi áo rồi đi về làng Khương Hạ. Vài hôm sau, Nguyễn Trọng Tạo đọc lại bài thơ trong lúc cái loa công cộng gần nhà đang phát ra một chương trình dân ca Quan họ. Thế là câu hát: "Làng Quan họ quê tôi, tháng Giêng mùa hát hội..." chợt bật ra và được viết ngay với những nốt nhạc đầu tiên trên gam rê trưởng: Rề lá phà phà son lá, lá pha pha mì pha lá rề...
    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kể: "Sau đó mấy hôm, tháng 12 năm 1978, chúng tôi chuyển lên ở khu nhà mới của Tổng cục Chính trị xây cho anh em nhà văn quân đội tại Vân Hồ 3. Nghệ sĩ Tôn Thất Chiêm ở trường Âm nhạc Việt Nam đến mời chúng tôi đọc thơ tại trường. Anh hỏi tôi có bài hát nào thì cho các em ở trường hát trong đêm thơ cho vui. Tôi chép đưa anh bài Làng Quan họ quê tôi. Một giờ sau tôi đến trường Âm nhạc, đã thấy Kim Phúc đang hát bên đàn piano của Tôn Thất Chiêm. Kim Phúc hát hay đến nỗi, tôi tưởng bài hát ấy không phải của tôi. Trong cuộc giao lưu vớ i sinh viên trường nhạc đêm ấy, bài hát Làng Quan họ quê tôi với giọng hát Kim Phúc đã gây một tiếng vang không thể nào quên... Sau đó, nhạc sĩ Nguyễn An "đòi" tôi đưa bài hát này cho Ban ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng. Nhưng rồi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Mãi đến tháng 6-1979, bài hát mới được thu thanh. Ca sĩ Tuyết Thanh lĩnh xướng trong tốp ca nữ khi thu thanh chưa được ưng ý. Vừa lúc đó, Thanh Hoa đến, thế là mời Thanh Hoa lĩnh xướng thử. Đẹp quá. Thế là thu luôn. Mấy hôm sau, tôi đi cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam tiêu phỉ vùng Bản Son bên Lào, đêm mở đài, nghe được bài hát này với lời giới thiệu: Nhạc: Nguyễn Trọng Tạo - Lời thơ: Phan Hách".
    Hơn phần tư thế kỷ đã trôi qua, ca khúc Làng Quan họ quê tôi đã được khán thính giả nhiều thế hệ đón nhận và là một ca khúc tiêu biểu trong đời sáng tác của nhà thơ - nhạc sĩ tài hoa xứ Nghệ: Nguyễn Trọng Tạo.
    Hoàng Thu Phố
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Yêu nhau điếu đổ lăn xe ​
    28/1/2006
    Bài Quan họ cổ chỉ có 4 câu nhưng rất khó hát với những hừ, ư, hự... ấy vậy mà hai liền anh Châm Khê (Phong Khê, Yên Phong) có cái tên đậm chất thôn dã: Nguyễn Công Lụt và Nguyễn Công Dứa lại lưu giữ được.

    Hừ la vui vẻ thế này
    Yêu nhau điếu đổ lăn xe

    (Đương Quan họ ơi)
    Phải duyên thì lấy, chớ nghe ai dèm
    Vui bằng đám hội đốt cây nhang trầm


    Làng Châm Khê nằm nép mình bên dòng Ngũ Huyện Khê với những người nông dân quanh năm lo nỗi lo mùa màng, đến nỗi để lại dấu ấn đậm nét ngay cả ở cái tên con cái họ với những Mít, Lạc, Dứa, Lụt...Nhưng cũng chính cái làng quê này là một trong những nơi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều liền anh, liền chị Quan họ với những giai điệu ngọt ngào, tha thiết, mê đắm lòng người. Anh Lụt và anh Dứa là hai trong số đó. Năm nay, anh Hai Dứa 66 còn anh Hai Lụt cũng đã 61 tuổi. Từ thủa nhỏ hai ông đã được sống trong môi trường văn hoá quan họ. Sớm theo các liền anh đi trước say mê luyện từng câu hát. Ông Dứa vẫn nhớ như in những ngày đầu học hát:" Khi chúng tôi lớn lên thì đã không còn những đám, những bọn hát nữa; cũ ng chỉ biết làng trước kia kết chạ với các làng Hạ Giang, Đông Mơi, Đào Xá, Bái Uyên. Tuy nhiên, khi ấy phong trào hát quan họ vẫn đang thịnh hành. Ngoài buổi làm đồng chúng tôi lại tranh thủ học hát. Học truyền miệng từng câu một. Trước tiên phải học lề lối." Khi nói về những tháng ngày trai trẻ đi chơi Quan họ những vệt sáng long lanh như ánh nắng xuân bừng trên đôi mắt của những con người đã ngoại lục tuần mà dấu vết thời gian khắc nghiệt đã in hằn trên gương mặt họ. Học hát quanh năm chỉ mong có hai dịp xuân, thu với những hội hè đình đám để thoả nỗi mong chờ. Những hội Diềm, Đào Xá, Y Na, Bò Sơn đến hội Bịu Sim, Lũng Giang...Cứ nghe tiếng trống là lại thấy rộn ràng, dù có bận gì thì cũng áo the khăn xếp đi hội. Từ xa, nghe tiếng hát là đã có thể phân biệt được chị hai, anh hai nào đang hát. Có những canh hát thâu đêm suốt sáng mà hôm sau vẫn phải cấy, cày. Nhưng dù mệt đến mấy thì đêm đến bước chân lại tìm đến hội để được đắm mình trong câu hát, để được thấy cái hay cái đẹp của bạn chơi. Trong hát đối đáp thuộc thể thức hát canh ở các hội Quan họ xưa, bắt buộc phải hát giọng lề lối như La rằng, Tềnh tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo...Nếu bạn hát ra câu mình phải có câu đối lại cho bằng được, nếu không thì ngượng lắm. Nghề chơi cũng lắm công phu, gặp bạn chơi ngang tài ngang sức thì thấy thích thú vô cùng, có khi hát đến tàn đêm mà không chán. Mỗi khi đội bạn ra câu hay, câu khó, anh em về nhà bàn nhau kỹ lưỡng cho canh hát hôm sau. Cứ như thế một sự ganh đua ngầm xuất hiện, tuy đó là sự ganh đua trong sáng nhưng cũng không kém phần quyết liệt.
    Khi mới tái lập tỉnh hai ông đã từng tham gia thi hát Quan họ do Sở Văn hoá - Thông tin tổ chức và đã hai lần đoạt giải cao. Nay đã là Nghệ nhân Quan họ, các ông bảo thôi không thi thố nữa, nhường chỗ cho lớp trẻ. Trên chiếc chiếu hoa giữa căn nhà cổ với vài ba đứa cháu, hai ông ca điệu Sầu đong: Sầu đong càng lắc càng đầy/Ba thu dọn lại (anh Hai ơi!) một ngày dài ghê/...Trúc se ngọn thỏ(anh Năm ơi!) tơ chùng phím loan. Lời ca nghe sao mà da diết, nồng nàn, nhưng lại như u uẩn, trầm tư. Giờ đây hai liền anh đã ít đi chơi Quan họ hơn trước. Các liền chị đôi khi cũng tỏ ý đợi chờ, trách móc. Nhưng theo ý các ông, hội làng bây giờ không mấy nơi duy trì được đám hát canh mà đa số hát có nhạc đệm. Lối chơi ấy các ông không chuộng. Phải hát canh, hát bộ suốt đêm mới thực sự là chơi Quan họ, mới hiểu hết cái hay, cái đẹp của nó. Vì vậy hễ hội làng nào có hát canh mà được mời là các ông tham gia ngay. Cả hai ông đều cho rằng sau mỗi canh hát như vậy thì khoẻ hẳn cả người vì đã trút được hết nỗi lòng trong câu hát.
    Nay con gái, con dâu và cả cháu gái của ông Lụt đều hát Quan họ và sống được bằng nghề trình diễn Quan họ. Khi nói về lớp trẻ, ông thoáng có nét trầm tư: Lớp trẻ bây giờ chủ yếu hát Quan họ lời mới, tức là Quan họ cải biên. Thể loại này có cái hay là dễ nghe, dễ hát và dễ thuộc, nhanh chóng đến được với công chúng. Tuy nhiên nó khó có thể chuyển tải hết cái hay cái đẹp của Quan họ( vang, rền, nền, nảy). Hình như chúng không có đủ kiên nhẫn cũng như thời gian để học hết cái hay cái đẹp của Quan họ cổ. Giọng ông chợt trầm buồn xa xôi:" Trình diễn mang Quan họ đến với đông đảo quần chúng là điều đáng quý. Thế nhưng không mang được những cái tinh tuý nhất củ a Quan họ đến với người nghe thì quả là đáng tiếc. Mà còn tiếc hơn nữa khi một số câu Quan họ cổ như câu Hừ la có nguy cơ thất truyền. Biết thế nhưng lực bất tòng tâm. Không thể ép lớp trẻ phải học những thứ mà chúng không thích. Đành chỉ khi nào gặp bạn tâm giao, nếu được yêu cầu thì hát cho nhau nghe đỡ nhớ."
    Khi chuẩn bị tư liệu cho bài viết, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thì, nguyên sinh viên suất sắc của lớp Diễn viên Quan họ khoá 3, được giữ lại làm giáo viên Trường Trung họcVăn hoá - Nghệ thuật Bắc Ninh. Chị Thì cho biết: "Lần đầu tiên tiếp xúc với bài hát này qua băng tư liệu của Ban sưu tầm nghiên cứu Quan họ em đã rất thích bởi lời ca hay mà cung bậc thì rất đẹp. Nhưng để hát được bài này theo đúng tiêu chí của các cụ xưa thì quả thực là cực khó. Em đã học mấy tháng mà chưa được. Tuy nhiên em sẽ cố gắng học cho bằng được vì em rất thích quan họ cổ..."Dù ngày mai việc học hát có thành hay không nhưng tâm sự của chị Thì không chỉ làm mát lòng hai liền anh Châm Khê mà còn mang lại niềm vui cho nhiề u nghệ nhân tâm huyết với quan họ cổ. Những mong đến hẹn lại lên, trong canh hát hội làng giọng Hừ ra lại ngân lên da diết, say đắm yêu nhau điếu đổ lăn xe.
    Vân Giang
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nguyễn Cường nói về ca khúc "Thành Phố Miền Quan Họ" ​
    (22/12/2005 )
    Chưa có một ca khúc nào về Kinh Bắc, miền đất của Quan họ lại ngùn ngụt và bốc lửa như Thành Phố Miền Quan Họ, một sáng tác mới toanh của Nguyễn Cường. Nguyễn Cường đã phá tan sự bình yên ngàn năm của miền Kinh Bắc. Với bài hát ấy, ca sĩ Vương Dung (Hải Dương) đã đoạt giải Nhất thể loại phong cách nhạc nhẹ, đồng thời trở thành bài hát có cá tính nhất trong đêm chung kết Sao Mai 2005. Nhạc sĩ Nguyễn Cường có buổi trò chuyện về bài hát lạ của mình.
    * Những ca khúc viết về đề tài quan họ, Kinh Bắc thường rất mượt mà, êm ái. Phải chăng ông đã phá tan sự yên tĩnh vốn có của vùng quê ấy, khi ông viết "Thành Phố Miền Quan Họ" với giai điệu sôi động và tiết tấu nhanh đến thế?
    - Dĩ nhiên rồi. Mới đây Bắc Ninh có mời tôi cùng một số nhạc sĩ về viết ca khúc chào mừng sự kiện sắp lên thành phố. Tôi nói vui là đừng có mời, tôi sẽ phá đấy. Nhưng họ vẫn mời thế là tôi viết.
    Từ trước đến nay các ca khúc biến tấu từ quan họ thường kiềng không lấy chất liệu như thế. Tôi thấy cần phải viết một cái gì đấy cho khác đi, vẫn mềm mại, nồng cháy nhưng lại tràn vào đó tinh thần khát khao bốc lửa.
    Tuy nhiên điều quan trọng là dù có biến tấu tới đâu, quan họ vẫn là nó chứ không thể bốc lửa theo kiểu Tây Nguyên. Đang có ý định như vậy, tình cờ gặp được bài thơ cùng tên của nhà thơ Giáp Đình Chiến.
    * Giáp Đình Chiến viết bài thơ ấy khi biết Bắc Ninh sắp lên thành phố. Như vậy 14 làng quan họ của thị xã Bắc Ninh sẽ gọi là khu, phường. Ông nói: "Lên thành phố là điều tốt đẹp nhưng lại sợ rồi quan họ mai một đi. Tôi sáng tác bài thơ "Thành Phố Miền Quan Họ" là như vậy".
    - Đúng thế, tôi bắt được cái ý rất hay đó, rằng ngay giữa miền quê quan họ đang dần mọc lên một thành phố hiện đại và nhân dân nơi đây vừa hân hoan đón nhận sự phát triển ấy, vừa thầm lo thành phố càng lớn lên, quan họ càng bị thu hẹp.
    Trong sự giằng xé đó, họ càng khao khát giữ được nét văn hoá ngàn xưa, khát khao khi thành phố lớn lên quan họ vẫn mãi ngân vang.
    * Tuy nhiên không chỉ bốc lửa, trong ca khúc còn có cả đoạn ca sĩ phải đọc theo kiểu ráp, có vẻ lạ lẫm với quan họ. Tại sao ông lại khai thác nó?
    - Đó là một thủ pháp. Thủ pháp này tạo mối tương phản cho ca khúc. Đừng nghĩ khai thác ráp là điều gì đó mới mẻ ở Việt Nam. Thực ra cha ông ta làm rap từ nghìn năm nay rồi.
    Đồng Dao, Cách Cú, Hát Nói kể cả Khan ở Tây Nguyên cũng là ráp. Bên cạnh đó, ngay cả trong nhiều loại hình dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ cũng tiết tấu rock rất nhiều.
    * Những lời ráp ấy gần với kiểu đọc đồng dao ngày xưa, đã vậy ông còn sử dụng nhiều lời thơ có trong lời ca quan họ như đến hẹn lại lên, câu hát Trương Chi. Phần trình diễn của Vương Dung ở những chỗ này cũng trầm xuống. Những yếu tố ấy tạo cho ca khúc dù rất bốc lửa nhưng vẫn dễ nghe ngay cả với người Kinh Bắc. Ông nghĩ gì về giọng hát Vương Dung?
    - Vương Dung là một phát hiện mới của Sao Mai 2005. Ngay từ khi chấm vòng ngoài tôi đã thấy điều này.
    Đây là một giọng hát có cá tính, năng động và ứng xử với bài hát rất thông minh. Trong vòng chung khảo dám chơi hai bài mới tinh là điều rất đáng nói. Cứ đà này cô ấy còn tiến xa.
    * Cảm xúc của ông như thế nào khi tung ra ca khúc này ở vòng chung kết Sao Mai 2005?
    - Dù đã đoán ca khúc rất có thể sẽ gây ấn tượng, tôi vẫn hết sức bất ngờ khi hàng ngàn cú điện thoại của bạn bè khắp mọi nơi từ Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ,... kể cả bạn nước ngoài đang sống ở Việt Nam gọi đến chúc mừng.
    Nhiều hơn cả những ngày Tết. Mọi người ngạc nhiên vì không ngờ Nguyễn Cường hừng hực âm vang Tây Nguyên xa tít lại sáng tác về vùng quan họ.
    (Theo TT&VH)
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 29/06/2006
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo VN ​
    21/03/2006

    Mái đầu đao uốn cong
    TTO - Chùa Dâu tên chữ là Pháp Vân tự, Diêu Ứng tự hay Cổ Châu tự, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
    Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và văn mộ Sĩ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, dấu tích đền đài, dinh thự, đường xá, bến bãi, phố chợ, hàng trăm mộ táng, lò gạch ngói, gốm cổ? làm chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau Công nguyên.
    Nơi đây từng là thủ phủ của quận Giao Chỉ, sau là Giao Châu - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta.
    Những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc ?oCổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh?, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo VN của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo VN xuất hiện cách đây khoảng 1800 năm.
    Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới vùng Dâu - tức Luy Lâu, tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu - một trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất VN.
    Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, bến bãi, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là một trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) - một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt ở vùng Dâu.
    Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì -ni -đa -lưu -chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng VN, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni.
    Thời Lý -Trần, chùa Dâu được trùng tu mở rộng với quy mô lớn mà người có công đầu là trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Vua quan, các cung tần mỹ nữ các triều đại thường lui tới thăm chùa, lễ Phật, cầu đảo, cầu tự.
    Lễ hội chùa Dâu hàng năm vào ngày tám tháng tư âm lịch- ngày kỷ niệm Phật mẫu Man Nương sinh hạ nữ nhi. Đây cũng là một trong những lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
    Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.
    Đặc biệt, ngôi tháp Hòa Phong 3 tầng vươn cao, hệ thống tương Pháp Vân (tức bà Dâu), kim đồng ngọc nữ, tượng Mạc Đĩnh Chi, các ngai thờ, tương Thạch Quang, bia đá? là những di sản nghệ thuật quý và tiêu biểu của thời Lê. Đáng chú ý là bộ khắc ván ?oCổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh? là nguồn sử liệu đặc bịệt quan trọng giúp cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo VN.
    NGUYỄN THANH SƠN
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bài viết sau đây là một sự nghiền ngẫm về văn hoá, truyền thống Việt Nam.Ông lấy sự quan sát về Kinh Bắc để tổng kết chung về truyền thống văn hoá Việt Nam.
    Giáo sư Tương Lai, tác giả bài viết là một nhân vật quen thuộc trong giới trí thức. Ông đã có nhiều bài viết tâm huyết cổ vũ cho sự phát triển và hội nhập của nước nhà.
    Mời các bạn tham khảo:
    Những lốt chân ngựa Thánh Gióng​
    26/01/2006
    TTXUÂN - Cứ mỗi lần có dịp qua vùng Quế Võ (Bắc Ninh), khi đi vào quãng đường quen thuộc, tôi không sao kìm được nỗi khát khao thôi thúc phải cố nhìn kỹ, cố đếm lại những ?olốt chân ngựa Thánh Gióng?. Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, cụ Nguyễn Đổng Chi còn ghi: ?oNgày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng.
    Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy còn mang cái tên là làng Cháy?.
    Tạc vào đất nước, hằn dấu ấn của bản lĩnh quật cường trên từng cánh đồng, dưới mỗi mái nhà tranh, trong những ngôi đền cổ, để lắng đọng sâu kín trong đời sống tâm linh, trong tâm tưởng nghĩa tình dân tộc. Tôi hiểu đó là văn hóa, là cốt lõi của văn hóa dân tộc.
    Vùng Kinh Bắc là đất của huyền thoại, cái nôi của văn hóa, không đợi phải có cái tài hoa của nhà thơ nọ đã làm sáng lên ?ohồn dân tộc cháy bừng trên giấy điệp? trong nét vẽ của ?otranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong? mới hấp dẫn tôi. Nhưng quả thật, tôi cám ơn chất tài hoa đã khơi gợi sự liên tưởng giúp gọi dậy trong tôi cảm thức muốn được sống lại trong những hoài niệm, muốn được thăng hoa từ những dấu ấn của huyền thoại đang hiển hiện sống động đến lạ lùng kia, để cảm nhận cho được cái hồn dân tộc vừa xa xôi trừu tượng, vừa thật gần gũi sâu lắng ấy.
    Hãy tin ở huyền thoại! Nếu thật rành rẽ ra, người ta sẽ phân biệt thần thoại với truyền thuyết, truyện cổ tích. Nhưng tôi đâu có bàn chuyện nghiên cứu. Tôi chỉ muốn tự tìm cho mình, tự dạy mình một cách nghĩ, cách cảm nhận, đặng lưu giữ và làm ấm sáng mãi niềm tin vào nguồn mạch vô tận của sức mạnh văn hóa dân tộc, cội nguồn của cái đã làm nên Việt Nam hôm nay.
    Đành rằng có thực mới vực được đạo. Nhưng tôi vẫn tin rằng một xã hội chỉ biết có giá trị vật chất không thể là nơi con người có thể tìm thấy hạnh phúc. Có thể bằng lòng với những con số GDP rất chi là cần thiết và quí báu, nhưng đừng quên trong đó cũng có thể hàm chứa khả năng lừa mị dễ xoa dịu những bức xúc của sự xuống cấp đạo lý xã hội, của mối quan hệ giữa người và người xấu đi. Xã hội ấy sẽ thiếu vắng cái ?ohùng tâm tráng khí? dẫn dắt nhịp sống tinh thần của lớp trẻ. Thiếu cái đó, e rằng rồi ra sẽ thiếu những điều rất lớn, có khi là thiếu tất cả!
    Những lốt chân ngựa Thánh Gióng không phải nhằm bước theo lối mòn, người đi sau giẫm lên dấu chân của người đi trước để dẫn đến thảm họa, vì con đường mòn đó không có lối ra trong một thế giới đầy biến động với những bước đột phá mà mọi sự dự đoán đều không chắc chắn. Thời đại đã thay đổi. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Vì thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động phải là phẩm chất hàng đầu của con người Việt Nam đang sống trong thế kỷ 21.
    Chúng ta có quyền tin ở huyền thoại để viết nên những huyền thoại mới trên mảnh đất thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của ông cha ta để lại.
    GS TƯƠNG LAI
  10. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này