1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Lý Hải và Lý Khoáng (tượng dá rãi)
    [​IMG]
    Bàn thờ Bát Vị Tiên Vương
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Đồ bát bửu
    [​IMG]
  3. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Họa tiết kiến trúc ở đình Đình Bảng (tặng anh thieulambacphai)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Linh Vật chùa Phật Tích
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con xin phép được gửi ảnh tượng Người lên
    Tuợng Thích Ca-Chùa Phật Tích
    [​IMG]
    Bệ Tượng
    [​IMG]
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thêm môt bài giới thiệu về tứ trấn Đông - Đoài - Nam - Bắc của đại vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ
    Giữa lòng miền đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh sông Hồng, nền văn hóa Việt cổ, có vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội, và chung quanh bốn phương tám hướng có bốn vùng văn hóa Đông Đoài Nam Bắc đã làm nên đại vùng văn hóa Bắc Bộ Việt Nam ngàn năm.
    Người Thăng Long xưa tự hào mình là người Kẻ Chợ và gọi những kẻ từ khắp nơi khắp chốn đến với kinh đô, là dân tứ xứ (như đã kể trên) hay dân tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc) hay dân tứ chiếng (chữ "chiếng" đọc trại từ chữ trấn mà ra) với sắc thái xem thường (nhiều hay ít): "trai tứ chiếng, gái giang hồ".
    Rời Thăng Long, đi theo hướng tây-đông rồi nam-bắc, chúng ta sẽ lần lượt làm quen với bốn vùng văn hóa gọi theo người xưa là : xứ Đoài, vùng đất của các tỉnh trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc và tỉnh đồng bằng Hà Tây ngày nay ; xứ Đông, vùng đất của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, lên một chút là Hải Phòng, xuống một chút là Thái Bình ; xứ Nam là vùng đất của Hà Nam, Nam Định, xuống một chút là Ninh Bình ; và xứ Bắc, vùng đất của Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay.
    Văn hóa xứ Đoài, từ trung du đến đồng bằng Bắc Bộ
    Xứ Đoài có Phú Thọ-Vĩnh Phúc ở phía bắc, Hà Tây ở phía nam, tiếp giáp Thăng Long - Hà Nội. Phú Thọ ?" Vĩnh Phúc là đất trung du, nơi gặp gỡ của ba dòng sông lớn : Hồng, Lô, Đà, nơi có kinh đô Phong Châu của vua tổ Hùng Vương, nơi người Việt cổ tổ tiên ta, con cháu rồng Lạc tiên Âu, đã dựng nước Văn Lang rồi Âu Lạc, đã sáng tạo nên những trống đồng, thạp đồng to đẹp, tượng trưng cho một văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Lạc Việt, hay văn minh sông Hồng cách nay trên dưới ba ngàn năm.
    Từ lâu dân ta vẫn luôn tâm niệm :
    "Dù ai đi ngược về xuôi,
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba".
    "Tổ" ấy là các vua Hùng và hội đền Hùng từ xưa đến nay vẫn là một lễ hội lớn của cả dân tộc.
    Trong ngày hội đền trên núi Nghĩa Lĩnh có nghi lễ rước voi với ý nghĩa muôn loài qui phục vua Hùng, có người Mường và người Việt cùng đánh trống đồng, cồng chiêng, cùng rước cỗ (bánh dầy, bánh chưng, xôi nhiều màu), rước kiệu bay, đua thuyền rồng trên hồ Đa Vai dưới chân núi? tất cả để tỏ lòng biết ơn vua Tổ đã dựng nước, thương dân, dạy dân trồng lúa, tắm chung với dân.
    Rời tiểu vùng văn hóa đất tổ Phú Thọ-Vĩnh Phúc đi về hướng nam sẽ gặp tiểu vùng văn hóa Hà Tây của xứ Đoài (trấn Sơn Tây xưa). Tỉnh lỵ của Hà Tây, thị xã Hà Đông chỉ cách Hà Nội 11 km. Hà Tây có hai núi : Tam Đảo, Ba Vì (còn gọi là Tản Viên) cao 1.280 mét, quê hương của Sơn Tinh mà dân địa phương cung kính gọi là thánh Tản, hay Tản Viên sơn thánh được thờ ở nhiều đình, đền, miếu.
    Hà Tây có bốn sông : Hồng, Đà, Đáy, Nhuệ. Đây là quê hương của nhiều anh hùng, danh nhân, từ Hai Bà Trưng, Phùng Hưng đến Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng : gấm và lụa vân Vạn Phúc, lụa, the, lĩnh La Khê, tiện gỗ Nhị Khê, thợ nề thợ mộc làng Chàng. Bên cạnh nhiều đền thờ anh hùng, danh nhân là những ngôi chùa danh bất hư truyền : Đậu, Mía, Thầy, Hương Tích, Tây Phương? đã cùng với những ngôi đình cổ kính nhất của các thế kỷ 16, 17 : Chu Quyến (đình Chàng), Tây Đằng, Yên Sở, Sơn Lộ, Hạ Hiệp? đã đi vào lịch sử văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
    Về âm nhạc dân gian, Hà Tây nổi tiếng với hai loại dân ca nghi lễ : hát Rô (Dô) và hát Chèo Tàu, thịnh hành cách nay nhiều thế kỷ. Hát Rô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai gồm 22 bài được hát lên để tôn vinh thánh Tản, trong đó có 10 bài vừa hát vừa múa, gọi là hát bỏ bộ. Sôi nổi hơn nữa là hát Chèo Tàu ở bốn thôn của xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, gắn với tục sùng bái và thờ cúng Hai Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử.
    Trong hàng chục lễ hội của Hà Tây, hội Chùa Hương là vô địch về thời gian mở hội (từ rằm tháng giêng đến hết tháng ba) cũng như về số lượng khách hành hương vãn cảnh (nhiều chục vạn nam phụ lão ấu) :
    Chùa Hương với dòng nước xanh xiết bao êm đềm
    Con thuyền đưa tôi tới nơi thần tiên"...
    Văn hóa xứ Đông, từ vịnh Hạ Long đến sông nước Thái Bình
    Xứ Đông có hạt nhân là trấn Hải Đông xưa, nhưng bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở phía đông Thăng Long, đó là phần đất bắt đầu từ Hưng Yên-Hải Dương, ngược lên phía bắc đến Hải Phòng, Quảng Ninh, xuôi về phía nam đến tận Thái Bình. Đây là quê hương của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác, Lê Quí Đôn? với nhiều di tích thắng cảnh : lăng vua Trần, đền Chử Đồng, Phố Hiến, đền Kiếp Bạc thờ đức thánh Trần, Côn Sơn mang kỷ niệm bất diệt của Nguyễn Trãi?
    Đặc sản xứ Đông được cả nước hâm mộ là nhãn ***g Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, gà Đống Cao, táo Gia Lộc, bánh đậu xanh Hải Dương?
    Nói đến xứ Đông, trước hết phải nhắc đến Phố Hiến vang bóng một thời như dân ta đã ca ngợi : "nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến", từng là một đô thị thương nghiệp quan trọng của Đại Việt của các thế kỷ 17, 18 ở Đàng Ngoài. Nằm bên bờ sông của thị xã Hưng Yên, Phố Hiến đã dung nạp nhiều thương điếm của Hà Lan (từ 1637), Anh (từ 1673), Pháp (từ 1680), v.v. Từ Phố Hiến, thương nhân Đại Việt đã xuất khẩu ra nhiều nước Á-Âu những mặt hàng có giá trị : quế, sa nhân, xạ hương, lưu huỳnh, thiếc, đồ sành sứ (Bát Tràng, Chu Đậu), đồ sơn, đường, gạo, vải, nhãn, cau, hồ tiêu? cùng một số mặt hàng quí hiếm như bông vải, lụa, đũi, sa?
    Phố Hiến có 20 phố phường vừa sản xuất vừa buôn bán như Hàng Cau, Hàng Cá, Hàng Da, Hàng Nón Hoa, Hàng Nhuộm, Hàng Sũ? Phố Hiến còn nổi tiếng với đình Hiến Nam, chợ quốc tế Vạn Lai Triều. Cảnh quan buôn bán tại đây cũng tấp nập như Hội An xứ Đàng Trong cùng thời, nhưng với thời gian Phố Hiến dần dần bị sa sút và đã suy tàn vào cuối thế kỷ 18.
    Về ca nhạc dân gian, hát đúm là một sinh hoạt dân ca có ở nhiều vùng của đồng bằng Bắc Bộ nhưng độc đáo nhất và nổi tiếng là hát đúm Thủy Nguyên của vùng Hải Phòng. Đây là tiếng hát của những cô thợ dệt, những bà mẹ quay xa do cảm hứng trong khi vừa dệt vải kéo sợi vừa nghe tiếng xa quay sè sè, tiếng ống suốt ro ro, tiếng thoi đưa lách cách mà bật lên tiếng hát.
    Hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức hàng năm như nhân dân vùng Hải Phòng và xứ Đông từng tâm niệm :
    "Dù ai buôn đâu bán đâu
    Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về"
    Ba làng Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên gồm 14 thôn, mỗi thôn chọn một trâu đực từ 8 đến 10 tuổi cho một chàng trai chưa vợ và khỏe mạnh chăn nuôi. Cuối tháng 7 có chọi thử chọn ra ba đôi trâu khỏe nhất để thi chọi ngày hội. Đấu trường (gióng) là khu đất trống trước đình làng Đồ Sơn. Sáng ngày hội, từng cặp trâu thi có vải che mắt được trịnh trọng rước vào gióng trong tiếng trống thúc liên hồi. Bỏ vải che mắt ra, chúng bắt đầu chọi nhau giữa tiếng reo hò ầm ĩ của nhiều ngàn khán giả.
    Hội Chử Đồng Tử diễn ra tại làng Yên Vinh, xã DạTrạch, huyện Châu Giang, Hải Dương, nơi có đầm Dạ Trạch. Hội gồm nhiều trò hấp dẫn như lễ dâng hương ghi nhớ công ơn vợ chồng Tiên Dung, Chử Đồng đối với dân, múa Tiên, múa Sư Tử, múa Con Đĩ đánh bồng, đấu vật, chọi gà, bắt vịt? Cái đinh của hội là đám rước kiệu Tiên Dung và Chử Đồng, một đám rước thật dài và thật trọng thể qua nhiều bờ bãi quanh làng về đến đền Dạ Trạch là một dịp để dân làng và dân vùng thưởng thức các tiết mục diễn xướng, trò chơi dân gian tiêu biểu của xứ Đông.
    Hội đền Kiếp Bạc là lễ hội lớn của toàn xứ và toàn quốc, thuở xưa được đại diện của triều đình chủ trì, tổ chức tại xã Vân Yên, huyện Chí Linh, Hải Dương, để tưởng niệm anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, qua nhiều nghi lễ và trò vui mà nổi bật là lễ dâng hương trọng thể và cuộc thi bơi trãi tưng bừng, kỷ niệm cuộc thủy chiến xưa trên sông Bạch Đằng hiển hách.
    Hội Chùa Keo của xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình, gồm hội Xuân và hội Thu. Hội Xuân mở từ mùng 4 Tết, kéo dài nhiều ngày với nhiều trò vui : thi thổi cơm, thi bắt vịt, thi ném pháo? Hội Thu diễn ra từ 13 đến rằm tháng 9 với nhiều tiết mục hấp dẫn : lễ rước kiệu thánh Không Lộ, múa vồ ếch, múa chèo cạn ban đêm, thi bơi trãi ban ngày.
    Chùa Keo Thái Bình còn giữ được một kiệt tác của kiến trúc tôn giáo Việt Nam là tháp chuông thật đẹp đẽ, cao 12 m, gồm ba tầng treo ba quả chuông lớn nhỏ, bộ khung của tháp chuông làm bằng gỗ quí, kết cấu phức tạp, tinh vi, gồm một hệ thống cột, xà, đấu, con sơn, lan can? liên kết nhau chủ yếu bằng mộng ngầm, nâng 12 mái ngói với 12 đầu đao uốn cong như 12 cánh của một đóa sen vĩ đại đang nở.
    ....
    còn tiếp
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thêm môt bài giới thiệu về tứ trấn Đông - Đoài - Nam - Bắc của đại vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ
    .....
    Vùng văn hóa xứ Nam, với di tích của ba triều đại và một vùng thiên nhiên đẹp
    Xứ Nam là trấn Sơn Nam xưa, vùng đất của ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nay còn di tích Hoa Lư, kinh đô của Đại Cồ Việt thời Đinh-tiền Lê, từ 968 đến 1009 trước khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long. Thành Hoa Lư với diện tích hơn 300 hecta đã giữ lại cho những nhà khảo cổ học Việt Nam hàng trăm di vật quí báu như những cột kinh Phật, những viên gạch lớn mang dòng chữ : "Giang Tây quân" hay "Đại Việt quốc quân thành chuyên", các di tích cung điện? cho phép nói đến một văn hóa Hoa Lư (thế kỷ 10) trước thời kỳ nở rộ của văn hóa Thăng Long (thế kỷ 11-18).
    Ở các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan của Ninh Bình, núi đá vôi bị xâm thực mạnh để lại giữa vùng đồng trũng một thắng cảnh "vịnh Hạ Long trên cạn". Thắng cảnh Bích Động được gọi là Nam Thiên đệ nhị động (sau chùa Hương), hang Tam Cốc và động Địch Lộng có chùa được gọi là Nam Thiên đệ tam động, thắng cảnh núi Non Nước (Dục Thúy), nhà thờ Phát Diệm, một kiệt tác được xây dựng cuối thế kỷ 19 theo nghệ thuật kiến trúc hoàn toàn Việt Nam như một ngôi đình vĩ đại...
    Hà Nam-Nam Định, trước hết là quê hương của các vua Trần (1226-1400). Tại thôn Tức Mạc, xã Lộc Vương, ngoại thành Nam Định, có đền Trần gồm đền Thượng và đền Hạ. Đền Thượng thờ 14 vua. Đền Hạ thờ Trần Hưng Đạo của các tướng khác có công đánh dẹp quân Mông Cổ.
    Hội Trường Yên ở Ninh Bình được tổ chức tại đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành với nhiều trò diễn : rước rồng, cờ lau tập trận, kéo chữ, đua thuyền trên sông Hoàng Long. Hội mở từ mùng 10 đến rằm tháng 3 và kết thúc bằng trò đốt pháo bông truyền thống: các nghệ nhân pháo bông tài giỏi nhất của xứ Nam đã sáng tạo được hình ảnh vua Đinh mặc hoàng bào cưỡi rồng hiện lên rực rỡ giữa không trung. Đây là kỳ công của mỹ thuật mỹ nghệ dân gian không thấy ở các lễ hội khác.
    Hội vật võ Liểu Đôi, tổ chức tại làng Liễu Đôi, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, từ mùng 5 đến mùng 10 tháng giêng, là lễ hội mang tinh thần thượng võ sâu sắc và có qui mô lớn trong hệ thống lễ hội truyền thống. Hội diễn ra tại đền Thánh Ông họ Đoàn và đền Tiên Bà họ Bùi. Điều đặc biệt là tại hội vật võ này có nhiều thiếu nữ và phụ nữ cùng tham gia với đao, côn, kiếm. Lễ nổi lửa được cử hành tượng trưng cho ánh hào quang phát ra từ kiếm thần của Thánh Ông, sau đó là lễ trao gươm, lễ múa cờ tụ nghĩa, rồi hội vật bắt đầu với nghi thức và lề luật riêng của Liễu Đôi. Sau đấu vật là các cuộc thi côn, quyền, kiếm và các cuộc thi nấu các món ăn dân giã bằng lươn, ốc, ếch, cá. Lễ hội độc đáo và kỳ lạ này hàng năm thu hút đông đảo nhân dân nhiều vùng lân cận.
    Vùng văn hóa xứ Bắc, nơi hội tụ hài hòa của vua chúa, tôn giáo và văn nghệ dân gian
    Xứ Bắc, vùng đất của trấn Kinh Bắc xưa, của hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang nay, là một vùng văn hóa nổi tiếng của tổ quốc, nơi ghi dấu Kinh Dương Vương (lăng mộ còn tại A Lữ, Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), Lạc Long Quân (đền thờ còn tại Bình Ngô, An Binh, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), và Âu Cơ (miếu thờ còn tại A Lữ) ; cũng là nơi phát tích của triều Lý (thôn Cổ Pháp, huyện Từ Sơn) : "thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp".
    Xứ Bắc có Luy Lâu, là một trung tâm Phật giáo Việt Nam quan trọng ở miền Đông Á vào đầu công nguyên thời Bắc thuộc, tương đương với hai trung tâm lớn của Phật giáo Trung Hoa cùng thời là Lạc Dương và Bình Thành.
    Xứ Bắc là nơi còn lưu giữ những ngôi chùa, ngôi đình có giá trị lịch sử và nghệ thuật quan trọng nhất của Việt Nam: chùa Dâu, Long Hàm, Lục Tổ, Phật Tích, Đức La, Tam Sơn, Vĩnh Nghiêm? ; đình Lỗ Hạnh, Thổ Hà, Phù Lưu, Phù Lão, Đình Diềm, Đình Bảng?
    Xứ Bắc có nhiều làng nghề nổi tiếng : dệt tơ lụa và nhuộm (Đình Bảng), gốm, sành, sứ (Thổ Hà và Bát Tràng), đồ thêu (thị xã Bắc Ninh) cùng những đặc sản : giò chả Từ Sơn, cam Bố Hạ?
    Xứ Bắc cũng là nơi đã sáng tạo ra những đỉnh cao của văn nghệ dân gian : truyền thống ăn ngon, mặc đẹp "ăn Bắc, mặc Kinh", tranh Đông Hồ, hát Quan Họ, hội Lim? cũng là nơi nổi tiếng về truyền thống thượng võ và hiếu học. Đây là quê hương của người anh hùng làng Dóng :
    Phá tặc đản hiềm tam tuế vãn
    Phù vân do hận cửu thiên đê
    "Trừ giặc còn hiềm ba tuổi đời là muộn
    Cưỡi mây vẫn giận chín tầng trời còn thấp"
    (Cao Bá Quát)
    Xứ Bắc cũng là xứ sở của rất nhiều ông nghè, ông cống, tiến sĩ, trạng nguyên : "một giỏ sinh đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè ông trạng" hay "một bồ tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn"...
    Nói đến vùng văn hóa xứ Bắc phải nhắc đến hai đỉnh cao của nó : hát Quan Họ và hội Lim.
    Có lẽ hát Quan Họ đã xuất hiện từ thời Lý thế kỷ 11 và những nghệ nhân dân gian già trẻ của 49 làng quan họ Bắc Ninh xưa nay làm chúng ta kinh ngạc và thán phục vì những canh hát thâu đêm của họ trong hội làng, trước cửa chùa, trên sườn đồi, trên mặt hồ.
    Liền anh quan họ mang ô lục soạn, quấn khăn nhiễu tam giang, áo lương, quần trắng ; liền chị quan họ có nón quai thao, khăn mỏ quạ, áo mớ ba, khuyên vàng, xà tích. Trong canh hát thâu đêm suốt sáng, gái trai quan họ mời chào nhau, tâm tình với nhau bằng lời thơ tiếng hát. Họ hát đôi (đôi nữ, đôi nam) và hát đối (đối lời, đối giọng). Hát đôi được phân công người hát chính và người hát luồn. Quan họ có tới hai trăm làn điệu khác nhau.
    Hát đối quan họ là trò chơi ca nhạc cao siêu, nhất là khi thi hát. Hát quan họ luôn luôn đối giọng và đối lời. Liền chị hát bài "Mười thương" thì liền anh trả lời bằng bài "Mười nhớ", nhưng phải đúng giai điệu đó.
    Làn điệu quan họ đặc sắc nhất có lẽ là bài "Giã bạn":
    Người ơi, người ở đừng về
    Người về em những khóc thầm
    Bên song vạt áo ướt đầm như mưa
    Người về em đứng trông theo
    Trông nước nước chảy trông bèo bèo trôi
    Người về em dặn tái hồi
    Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai
    Người về em dặn lời rằng
    Đâu hơn người lấy đâu bằng đợi em?
    Đỉnh cao của nghệ thuật và văn hóa quan họ là hội Lim, diễn ra tại xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, ngày và suốt đêm 13 tháng Giêng.
    Hát ngoài đồi : trong ngày hội Lim các liền anh liền chị đi chơi thành từng nhóm nhỏ, bên nam chưa có bạn thì tìm bên nữ mời họ xơi trầu, nếu nữ thuận nhận trầu tức là nhận lời hát cùng với nam ; cũng có khi nữ chủ động mời nam xơi trầu trước. Trong khi hát với nhau, nếu thấy ăn ý về giọng hát và cách đối xử thì hẹn nhau đến một ngày nào đó gặp lại xin kết nghĩa (kết bạn quan họ) với nhau cho đến trọn đời.
    Hát trong nhà : quan họ bạn được hẹn mời từ trước, buổi sáng đến thẳng hội. Quan họ khách đến cổng làng Lim là hát mừng làng đầu năm mới, mứng nhà, mừng bạn. Quan họ chủ đứng ở sân hát đón khách và chúc mừng lại, đưa khách vào nhà, cất nón, cất ô rồi ngồi xuống giường ở hai gian bên cạnh, hoặc hai bên tràng kỹ đối diện nhau mà hát.
    Hát trên thuyền : gái trai bơi thuyền trên ao hồ hay trên sông Làng Bịu (bên cạnh làng Lim) mà hát đối đáp.
    Hội Lim là hội giao duyên thi tài của gái lịch trai thanh. Điều thú vị là theo phong tục sở tại, gái trai quan họ đã kết nghĩa với nhau thì không lấy nhau, nhưng gái có chồng và trai có vợ vẫn có thể kết nghĩa và hát với nhau trọn đời, không hề có chuyện ghen tuông, mặc dầu những bài hát quan họ chứa đầy chất thơ lãng mạn của tâm hồn. Họ như là những diễn viên trên một sân khấu tình yêu lý tưởng, hát xong ai về nhà nấy để mà thương mà nhớ. Thực là một phong tục văn nghệ, một văn hóa tình cảm ít thấy trên quả đất này.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Tượng Phật Mẫu vùng Dâu ​
    [​IMG]
    Vùng đất cổ chùa Dâu- Thuận Thành là chốn tụ hội từ đầu Công nguyên với thành Luy Lâu, một di tích lớn. Tín ngưỡng bản địa thờ Mẫu Mẹ và các hiện tượng tự nhiên Mây, Mưa, Sấm, Chớp đã được dung hoà thành hình tượng Phật Mẫu, còn được lưu giữ hương khói tại chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàu, chùa Mãn Xá bên dấu vết con sông Dâu xưa.
    Truyền thuyết về bà Man Nương được sư Khâu La Đà bước qua người mà thụ thai. Nhà sư gửi con vào cây dung thụ chùa Phật Tích. Bão đổ, cây trôi về trước cửa trị sở Luy Lâu, Thái thú Sĩ Nhiếp nhờ bà Man Nương vớt cây lên bờ, đem cây tạc tượng Tứ Pháp và Man Nương... Chuyện kể từ thời Hán, nhưng tượng thờ tại năm ngôi chùa vùng Dâu mới được tạo tác vào thế kỷ 17-18 đây thôi. Lạ một điều, năm ngôi chùa, năm làng quản lý mà năm pho tượng Phật Mẫu đều nhau chằn chặn, có hơn kém chỉ là nhấp nhỉ đôi chút. Năm pho tương gần như thống nhất về tư thế, bố cục và thể hiện thần thái dung nhan. Vừa cao xa chốn tâm linh, vừa mềm mại nét thân gần người phụ nữ trần thế.

    Ngày thường, tượng Phật Mẫu vùng Dâu đều được phong kín bằng vải đỏ, chỉ đến trước ngày hội đầu tháng Tư âm lịch: Lâm râm hội Khám/ U ám hội Dâu/ Nắng vỡ đầu hội Dóng, mới được phép mở áo làm lễ tắm Phật. Khác hẳn các pho tượng Phật khác, tượng Phật Mẫu đều tạc Phật mình trần, quấn váy lên gần ngực. Thân tượng mềm nuột, thon thả từng tuýt khối liên thông mạch lạc như thân thể một trinh nữ tuổi hoa nụ. Thế tượng ngồi xếp bằng chắc chắn dáng toạ thiền, quấn quít những nếp váy đều đặn. Đường nét ấy càng tôn nét đẹp trong trắng của t hân tượng tròn phẳng.

    Đáng chú ý là động tác nửa vời của đôi tay. Thường làm tượng, nhất là tượng Phật đôi tay đều được đặt đúng điểm dừng, cũng là điểm bắt đầu, nên tạo ra cảm giác tĩnh tại. ở tượng Phật Mẫu Tứ Pháp lại thể hiện đôi tay thật động. Một tay đưa lên phía ngực làm phép, bàn tay mở ra năm ngón an nhiên. Tay kia hạ xuống, ngửa ra cứu độ vỗ về. Hai tay thật động này ăn nhịp với khuôn mặt như đang cúi xuống nói cười an ủi.

    Vẫn là những mặt tượng đầy đặn phúc hậu, nhưng năm pho tượng Phật Mẫu là năm chân dung cá tính khác nhau. Đều trong tư thế nhìn xuống nhưng có đôi mắt biểu lộ vẻ dịu dàng đằm thắm, có đôi mắt lại nhấp nháy trẻ trung, có đôi mắt mơ màng sương khói...Tất cả đều sống động với đôi môi biểu cảm da thịt trần gian. Hình khối rõ ràng chuyển động từ mắt xuống mũi, gò má, khoé miệng, cằm ... với những nét nhấn có chủ ý, cho cuồn cuộn sinh khí thần thái các vị nữ thần tự nhiên trong chức năng nuôi dưỡng phồn thực cho đất đai mùa màng thuận hoà...

    Tượng Phật thường qui phạm, khuôn mẫu. Tượng Phật Mẫu vùng Dâu là những đột biến trong nghệ thuật tôn giáo ở Việt Nam. Phật tính ở đây đã nhường cho nữ tính, tươi và ấm như chính cuộc sống của con người.
    Bài và ảnh: Anh Vũ
  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Bí Ẩn của Pho Tượng Phật Chùa Bút Tháp
    {sưu tầm}
    Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.
    Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).
    Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn (dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:
    1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
    Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.
    2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".
    3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.
    4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.
    5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý-Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.
    Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.
    Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ, Khoa Học & Đời Sống

  10. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tặng anh thieulambacphai
    Về cây Dung thụ trong sự tích Tứ pháp (Một cây lộc đầu Xuân Việt cổ) (Số 1(14)/2006)
    {sưu tầm}
    1 - Đầu năm của nhiều cư dân Đông Nam Á - khoảng cuối tháng Ba, đầu tháng Tư (Âm lịch), thường gắn với lễ đón mùa mưa, mùa của sinh sôi. Ở nước ta, những lễ hội diễn ra vào thời gian này đã được nhiều nhà nghiên cứu ngờ rằng đó là ảnh xạ gắn với lễ đón năm mới của một thời xa xôi, cùng chung dòng chảy văn hoá với cư dân quanh vùng. Vì thế, có thể tạm coi dung thụ trong sự tích Tứ Pháp ở vùng Dâu như một cây thiêng của ngày xuân Việt cổ.
    Vùng Dâu - ?ođất sinh? cây ?odung thụ? ấy, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là một trong những trung tâm Phật giáo lớn, được hình thành sớm nhất ở nước ta từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Sự ra đời của Trung tâm Phật giáo này là kết quả của quá trình tiếp biến giữa văn hoá Việt bản địa với Phật giáo du nhập từ ấn Độ. Phản ánh quá trình hình thành, phát triển của trung tâm Phật giáo Dâu, ngoài những ghi chép của sử sách, là những truyền thuyết, cùng các tư liệu khác thuộc lĩnh vực văn hoá dân gian, mà tiêu biểu là Sự tích Tứ pháp chùa Dâu - được lưu truyền trong vùng và được ?ocố định? tại văn bản ?oCổ Châu Phật bản hạnh?(1).
    Sự tích Tứ pháp chùa Dâu/Cổ châu Phật bản hạnh có thể được xem như một chuyện kể, bằng văn vần, chi tiết và đầy đủ nhất, về sự ra đời trung tâm Phật giáo Dâu. Tuy nhiên, do đây là một câu chuyện dân gian, lại được lưu truyền qua hàng ngàn năm, nên nhiều vấn đề lịch sử, văn hoá được phản ánh qua những chi tiết trong câu chuyện này, cho đến nay, vẫn chưa được sáng tỏ. Mà việc nghiên cứu văn bản này lại hầu như chưa được quan tâm. Do đấy, như một sự khởi đầu, ở đây, chúng tôi muốn thử tập trung giải mã một chi tiết nhỏ thuộc sự tích Tứ Pháp, với hy vọng sẽ nhận được nhiều góp ý, để từ đó tiếp tục nghiên cứu câu chuyện này, nhằm mở thêm một ngả đường tìm về cội nguồn lịch sử, văn hoá Trung tâm Phật giáo Dâu.
    Đó là hình ảnh cây dung thụ (2).
    2 - Sự tích Tứ Pháp là chuyện kể về việc một nhà sư ấn Độ, có tên Khâu Đà La, sang Giao Châu, ở tại vùng Dâu, truyền đạo; cô gái Việt là Man Nương theo thầy học đạo; dẫn tới sự ra đời Phật Tứ pháp ở vùng Dâu: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đó là một câu chuyện dài. Phần chuyện liên quan đến Cây Dung Thụ (3) là phần mở đầu, có thể tóm lược như sau:
    Vào khoảng thời Hán Linh đế (nửa cuối thế kỷ II), có nhà sư ấn Độ, tên là Khâu Đà La, sang truyền đạo ở vùng Dâu:
    ?oRừng xanh gọi chốn Mả Mang
    Gần miền Thạch Thất, cạnh nàng non tiên
    Có thày ở mãi Tây Thiên
    Luyện đạo tu thiền, hiệu Khâu Đà La
    Lập am dưới cội cây đa
    Trụ trì cảnh ấy, nhật đà tụng kinh?.
    Bấy giờ, ở làng Mãn Xá (làng Mèn, nay thuộc xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành), ông bà Tu Định có cô con gái là Man Nương. Vì rất khâm phục pháp thuật của nhà sư Khâu Đà La, nên khi Man Nương 12 tuổi, ông bà Tu Định đã cho theo nhà sư để học đạo:
    ?oNên mười hai tuổi khôn thay
    Chuyên học cùng thày, dĩ tâm truyền tâm?.
    Một hôm, khi sư Khâu Đà La đi vắng, Man Nương ở nhà, vì mệt quá, đã nằm ngủ ngay giữa ?okhuê trung?. Lúc trở về, Khâu Đà La đã bước qua người Man Nương. Lạ thay, từ đó Man Nương mang thai:
    ?oUy thiêng triệu khí bụt trời
    Tự nhiên cảm động hoài thai tâm trường?.
    Sau cuộc hôn phối thiêng này 14 tháng, đúng ngày mồng tám tháng tư (Âm lịch), Man Nương sinh hạ một bé gái. Theo lời cha, Man Nương đã đưa con đến gặp Khâu Đà La. Đà La liền bế đứa bé rồi hướng về những cây cổ thụ quanh đó mà khấn rằng:
    ?oRao chủ mộc thụ đâu đâu
    Có lòng yêu, sẽ vì nhau sự này
    Nhân duyên Phật tử đến đây
    Sẽ phó cho rày, dưỡng dục tiểu nhi?.
    Ngay sau đó, hai cành của một cây dung thụ liền ?othốc mở?, ẵm đứa bé vào lòng. Đến năm Giáp Tý(?), vào một đêm đầu xuân, trời bỗng nổi trận gió lớn, cây dung thụ bị đổ, đã theo dòng Thiên Đức (sông Dâu) mà trôi về trước cửa thành Luy Lâu. Từ cây dung thụ, khí thơm toả ra như hương trầm, âm thanh cất lên rì rầm như tiếng nhạc ca:
    ?oNgỡ như mùi khí hương trầm,
    Giờ lâu mảng tiếng rầm rầm nhạc ca?
    Lúc đó, thái thú Sĩ Nhiếp đang ở tại Luy Lâu, đã sai quân lính ra định kéo cây dung thụ lên để dựng điện Kính Thiên, nhưng không tài nào kéo được. Đến khi Man Nương ra bến sông - nơi cây dung thụ dừng lại, để rửa tay, thì cây bỗng nhiên chuyển động như ?ocon mừng thấy mẹ?. Man Nương bèn dùng dải yếm buộc lấy cây, kéo lên bờ dễ dàng.
    Cây dung thụ ấy đã được Sĩ Nhiếp, theo mộng báo, cho người xẻ ra để tạc tượng Phật Tứ Pháp: Pháp Vân (Bà Mây, chị cả), Pháp Vũ (Bà mưa, chị hai), Pháp Lôi (Bà Sấm/Sét, chị ba), Pháp Điện (Bà Chớp, em út). Mọi việc diễn ra thuận lợi. Song, khi tổ chức rước Tứ pháp về các chùa, thì chỉ rước được Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, còn riêng Pháp Vân thì không sao kiệu nổi. Truy tìm nguyên nhân, mới hay rằng, khi thợ xẻ cây dung thụ, gặp hòn đá nằm trong thân cây, họ đã ném xuống sông. Từ hòn đá ấy toả ra ?ohào quang sáng khắp giữa dòng ghê thay?. Mọi người theo lệnh đi tìm vớt hòn đá đó, nhưng không được. Lại đến khi Man Nương bơi thuyền đến đó và cầu khấn:
    ?oTôi xin khấn nguyện một giây,
    Phải nhân duyên ấy, Bụt này hiện lên?
    Thì hòn đá ấy mới ?ohiện lên vào lòng? Man Nương. Hòn đá thiêng ấy chính là Phật Thạch Quang, hoá thân của người con gái Man Nương.
    Kể từ đó, trung tâm Phật giáo Dâu được thành hình, với hệ thống các chùa thờ Phật Mẫu Man Nương (chùa Tổ) và bốn chùa thờ Tứ Pháp. Phật Thạch Quang được thờ ở chùa Dâu, cùng với Bà Dâu - Pháp Vân:
    ?oBốn chùa Sĩ Vương dựng làm
    Trung trùng điện các tượng vàng tốt thay
    Người ta hội họp rồng mây
    Đôi bên phố xá xem tày cảnh tiên
    Khai quang khánh tán mãn viên
    Đặt làm lệ hội Tràng Yên thuở này? (4).
    3 - Những tình tiết trong phần đầu câu chuyện sự tích Tứ Pháp, vừa được tóm lược trên đây, đã gợi trong chúng tôi hướng suy nghĩ, coi như một số giả thiết làm việc, về hình ảnh cây dung thụ.
    3.1 - Những tình tiết liên quan đến cây dung thụ, dù được gọi là cây đa, hay gọi chung là ?ochư mộc thụ? (các cây cổ thụ), thì đều gợi lên hình ảnh một dạng cây tô tem. Trong bài viết ?oVề cây chu đồng trong thần thoại Mường và tô tem cây trong tín ngưỡng của một số dân tộc ở nước ta?, GS. Phan Hữu Dật đã nhận thấy ?otư cách cây tô tem? của cây chu đồng qua những tình tiết liên quan đến cây chu đồng trong thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường (5). Chúng tôi nhận thấy cây dung thụ trong sự tích Tứ Pháp có nhiều nét tương tự:
    - Cây dung thụ là (một) cây cổ thụ, ở nơi xa con người, trong chốn rừng thiêng ?oRừng xanh gọi chốn Mả Mang?.
    - Cây dung thụ có chất người: Nghe được tiếng khấn của sư Khâu Đà La, rồi mở lòng ôm đứa bé vào lòng; nghe theo và có tình cảm với Man Nương như con với mẹ.
    - Cây dung thụ có hồn: âm thanh từ cây rì rầm như tiếng nhạc ca, khí thơm từ cây toả ra như trầm hương; cây biết báo mộng cho Sĩ Nhiếp và luôn cảm nhận được mọi diễn biến quanh mình. Khi cây bị đổ rồi trôi về trước thành Luy Lâu, bao người xúm lại cũng không kéo lên bờ được, chỉ khi Man Nương (như người mẹ) mới đưa cây lên.
    - Khi thợ xẻ đối xử với hòn đá/Thạch Quang - con của cây, không tốt (ném xuống sông), cây dung thụ (dù đã được cắt ra, tạc thành các pho tượng) liền tức giận/trả thù: không cho kiệu Phật Pháp Vân (chị cả) về chùa. Chỉ khi Man Nương ?ođón? được Thạch Quang vào lòng, mọi việc mới trôi chảy.
    - Cây dung thụ mang lại điều tốt lành cho nhân dân vùng Dâu: Được tạc thành Tứ Pháp Phật - các Phật này vốn là các nữ thần nông nghiệp ở vùng Dâu, khi thành Phật vẫn luôn sẵn sàng mang lại những điều tốt lành (cầu là được mưa thuận gió hoà) cho cư dân nông nghiệp vùng Dâu.
    Với nhiều tộc người ở nước ta, cây tô tem cũng xuất hiện khá nhiều (6). Tương tự, khi nghiên cứu các tộc người ở Ôxtrâylia, người ta cũng nhận thấy hiện tượng này: ?oNhững thần thoại về các tổ tiên Tô Tem gắn liền với những bộ phận riêng biệt của phong cảnh núi sông. Đối với người Ôxtrâylia, đất đai của công xã chứa đầy những ký ức tôn giáo thần thoại. Mỗi một vách đá, một khe núi, một hồ nước, một cái cây đều hoặc gắn với hoạt động của một hồi, một đoạn thần thoại này khác, hoặc là dấu vết còn để lại trong ký ức về hồi đoạn đó? (7).
    3.2 - Cây dung thụ là cây thiêng, mang tư cách cây thiên mệnh, bởi cây không chỉ là trục nối giữa Trời Cha với Đất Mẹ, mà cây còn hút được sinh lực của Trời Cha để truyền vào Đất Mẹ, cho muôn loài sinh sôi. Cũng chính vì được ?ogửi? vào cây thiên mệnh, nên con gái của Man Nương đã được kết tụ thành một dạng linh hồn vũ trụ, để hoá thành Thạch Quang Phật, hay nói cách khác, Thạch Quang phật chính là kết tụ của linh hồn/sinh lực vũ trụ.
    3.3 - Man Nương là con gái của ông bà Tu Định, sau cuộc hôn phối thiêng với Khâu Đà La, đã được hiện hình như bà Mẹ Xứ sở gắn với một đỉnh văn hoá phát triển của dân tộc, kết quả là đẻ ra một người con gái, người con gái ấy được gửi vào cây Dung thụ, rồi thành Thạch Quang Phật (Tượng Thạch Quang Phật tương tự hình một Linga), và từ Một cây dung thụ lại được tạc thành Bốn tượng Tứ Pháp (hoá thân của các nữ thần nông nghiệp)... Đấy là những hình ảnh/biểu tượng xoay quanh cây dung thụ, rất gần gũi, gắn bó với tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời cổ, mà việc thờ cúng các đối tượng này luôn gắn với mong cầu sự sinh sôi, phát triển của con người và muôn loài. X.A.Tôcarer đã nhận xét rất đúng rằng: ?oNhững lễ nghi và tín ngưỡng dục tình không phải lúc nào cũng dễ tách biệt khỏi các hình thức tôn giáo, đặc biệt là tách rời sự thờ cúng các thần được mùa trong nông nghiệp? (8). Như vậy, từ chuyện kể/hình ảnh về cây dung thụ trong sự tích Tứ Pháp, dường như nhiều ?omảnh vỡ? từ những tín ngưỡng dân gian cổ xưa của cư dân Việt cổ cứ hiện lên lấp lánh, rất cần được tiếp tục khám phá./.

Chia sẻ trang này