1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Về vùng văn hoá Luy Lâu - Hồi cố và mấy suy nghĩ tản mạn (ST)


    Thạch Quang, linh hồn Tứ Pháp. Ảnh: Khánh Duyên
    1- Luy lâu là tên gọi một toà thành cổ - thành Luy Lâu nơi đặt lỵ sở của chính quyền đô hộ nhà Hán trên đất nước ta vào buổi đầu Công nguyên, nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Luy Lâu cũng là tên một huyện - huyện Luy Lâu thời thuộc Hán và các đế chế Trung Hoa trong nhiều thế kỷ dưới thời Bắc thuộc...
    ... Luy Lâu cũng còn là một vùng văn hoá cổ, trung tâm của vùng văn hoá này cơ bản là vùng đất thuộc huyện Thuận Thành ngày nay.
    2- Chẳng hiểu duyên gì đã khiến tôi ?ogắn bó? với vùng đất này hơn 20 năm qua? Do quê tôi ở đó - hiển nhiên rồi. Nhưng có lẽ, điều hấp dẫn hơn cả là những vấn đề lịch sử, văn hoá đặc biệt của vùng đất này. Chúng tôi đã trở đi trở lại Luy Lâu nhiều lần để khảo sát, nghiên cứu. Điều đến nay vẫn gây xúc động mạnh trong tôi mỗi dịp hồi cố, là, chính những người dân Thuận Thành ngày ấy, bây giờ thì người còn, người mất, đã trực tiếp gợi ý, chỉ dẫn cho tôi những hiểu biết mới mẻ về vùng đất này. Đấy là cụ Thao cùng mấy cụ ông bán hàng nước ở bến Hồ, đã dắt tôi tới tận di chỉ cư trú cổ đang bị trơ ra bên vách sông Đuống, tại địa điểm Kè Đá (thuộc xóm Bãi, xã Song Hồ, nay là thị trấn Hồ). Tiếp đó, là trưởng họ Đỗ ở làng Lạc Thổ đã dịch cho tôi hiểu cuốn gia phả của dòng họ, nhờ đó, tôi được biết cụ tổ đời thứ tư của dòng họ này (cách ngày nay đã 200 năm có lẻ) đã từng tổ chức bắc cầu tre qua sông Đuống. Đó là những chỉ dẫn có ý nghĩa tiên quyết khiến tôi nảy sinh nghĩ suy rằng, dòng Đuống cổ xưa chắc chắn không giống như hiện tại. Rồi biết bao người dân đang sinh sống bên đôi bờ sông Dâu cổ đã cung cấp cho tôi ăm ắp những tư liệu quý báu về một dòng sông Dâu đã bị bồi đắp trên thực địa và chưa được các nhà nghiên cứu dò tìm. Đấy cũng là cụ Bút - cụ Từ ở đền Lũng khi đó, đã chỉ bảo rồi cùng tôi vạch rào tre, phát dứa dại, để đo đạc kích thước thành cổ Luy Lâu, để khẳng định với tôi: Cái ông học giả người Pháp có tên Madrolle, vì quá tin những tài liệu do viên công sứ Bắc Ninh là H. Wantnobert cung cấp, nên đã viết quá sai về quy mô và cấu trúc của toà thành, khiến bao người sau này cứ theo cái sai ấy, mà tiếp tục viết sai đi nhiều hơn về di tích này...
    Nhờ những chỉ dẫn, giúp đỡ ấy, tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất được một số ý kiến mới về vùng Luy Lâu, đại để:
    - Sông Dâu, chứ không phải sông Đuống, là nét cảnh quan căn bản của vùng Dâu - Luy Lâu thời cổ. Theo đấy, một hệ thống giao thông thuỷ bộ quan trọng đã hình thành, mà ngoài sông Dâu, là những con đường cổ, sau trở thành những đường chính sứ (đường cái quan), đường 181, đường 182 (mà Madrolle nói rằng dân gian quen gọi là đường của những kẻ xâm lăng), giúp Luy Lâu có thể mở rộng giao lưu với các vùng miền khác, trở thành một trung tâm đô hội.
    - Thành Luy Lâu bao gồm 2 vòng thành - Thành nội và Thành ngoại: Thành nội thì trước đó chưa được phát hiện, còn thành ngoại thì được giới thiệu sai hoàn toàn về quy mô (đo dấu tích còn khá rõ khi đó, thành ngoại dài khoảng 600m, rộng khoảng 300m, không phải là chiều dài chừng 300m, chiều rộng chừng hơn 100m, như các tài liệu trước đó vẫn công bố)(1).
    - Luy Lâu trước thời thuộc Hán đã là một trung tâm văn hoá Việt khá lớn, đặc sắc và đa dạng. Trong nhiều thế kỷ thuộc thời kỳ ?oBắc thuộc?, Luy Lâu không chỉ là nơi đặt lỵ sở của chính quyền đô hộ phương Bắc, mà còn là một trung tâm kinh tế, văn hoá quan trọng của đất nước.
    Điều đáng phấn khởi là những ý kiến có tính chất phát hiện trên đây, cho đến nay, vẫn ngày càng thể hiện tính đúng đắn của nó và luôn được tiếp nhận những bổ sung, không chỉ của riêng tôi, mà cả của rất nhiều nhà nghiên cứu, nên ngày thêm tỏ tường. Cũng vì thế, nhân dịp trở lại vấn đề vùng văn hoá Luy Lâu, trước hết tôi xin trình bày (hơi dài dòng) những hồi cố của mình là để, một lần nữa, công bố và khẳng định công lao to lớn của những người dân Thuận Thành đã đầy nhiệt tình và thảo tâm cung cấp, gợi ý cho chúng tôi những hiểu biết quý báu về vùng đất này.
    3- Bây giờ, thiết nghĩ việc miêu tả và phân tích đầy đủ, chi tiết về vùng văn hoá Luy Lâu không thể trình bày trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, nên tôi xin chỉ nhắc lại và nhấn mạnh một số vấn đề, theo tôi, cần được lưu ý để có thể có những ứng xử tốt hơn, đúng đắn hơn, với vùng văn hoá đặc biệt này.
    Thứ nhất, cần khẳng định vùng văn hoá Luy Lâu là một mẫu điển hình về sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt sau một quá trình hội nhập, tiếp biến với các dòng văn hoá ngoại lai, kéo dài hàng chục thế kỷ đầu Công nguyên. Chứng cứ là, ngay trước thời ?oBắc thuộc?, vùng Dâu (sau này là địa bàn cơ bản của huyện Luy Lâu thời Hán) đã là một trung tâm văn hoá Việt phát triển khá mạnh mẽ, đa dạng. Đây là nơi sản sinh và lưu giữ lâu đời những tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp Việt cổ, biểu hiện qua việc thờ các nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp - sau được Phật hoá thành hệ thống Tứ pháp; biểu hiện qua tín ngưỡng phồn thực, mà việc thờ đức Thạch Quang tại đền bà Dâu xưa, chùa Dâu hiện nay, là nét điển hình. Đây cũng là nơi còn lưu giữ, đến ngày nay, trong các làng thôn thuộc xã Đại Đồng Thành, một cách gọi hệ thống thân tộc hết sức cổ sơ, thuần Việt: Gọi bên nội là Ông Đực, Bà Đực; gọi bên ngoại là Ông Cái, Bà Cái. Đây cũng là một nơi sản sinh chuyện tổ tiên mở nước (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ) và đến nay vẫn còn nhiều thôn làng thành kính tổ chức phụng thờ các anh hùng văn hoá này cùng ?ocháu con? của họ...
    Trung tâm văn hoá, tín ngưỡng dân gian Việt cổ vùng Dâu trong những thế kỷ đầu Công nguyên, đã hội nhập với Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang, đưa tới sự xuất hiện trung tâm Phật giáo Dâu - một trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Hình ảnh người con gái Việt - Man Nương - sau dịp nhà sư Ấn Độ - Khâu Đà La - ?obước qua tâm phúc hư không chuyển dời? (Cổ Châu Phật bản hạnh) gắn chặt với sự ra đời hệ thống chùa thờ Tứ Pháp và trung tâm Phật giáo Dâu. Toàn bộ đặc điểm chùa chiền và hệ thống Tứ Pháp, cách bài trí tượng Phật, cùng những sinh hoạt Phật giáo tại đây, đều được bắt nguồn từ thực tế ấy. Đến thế kỷ thứ VI với vai trò là trung tâm của Thiền phái Tì - ni - đa - lưu - chi, trung tâm Phật giáo Dâu đã bước vào buổi phát triển rực rỡ nhất của mình.
    Mặt khác, để phục vụ âm mưu đồng hoá nhân dân ta của kẻ xâm lược phương Bắc, ngay từ thời thuộc Hán, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên, đặc biệt là thái thú Sĩ Nhiếp sau này, đã đẩy mạnh việc mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho học (dĩ nhiên, cũng không loại trừ âm mưu cát cứ vùng Giao Chỉ/Giao Châu của các viên thái thú này, được ngầm ẩn bên trong các hoạt động truyền bá chữ Hán, Nho học). Vì lẽ ấy, Dâu - Luy Lâu không chỉ là nơi đan xen khá phức tạp văn hoá Việt - Hán, mà còn sớm hình thành một trung tâm Nho học lớn. Những chùa Bình, chùa Định, đền Lũng, ở Luy Lâu, đến nay vẫn được nhân dân giải thích đó là nơi bình văn, định văn, là trường học của các học sinh Nho học thời ấy. Thậm chí, thái thú Sĩ Nhiếp còn được coi là ?oNam giao học tổ? (ông tổ của nền học vấn nước Nam)!
    Kết quả của quá trình hội nhập, tiếp biến văn hoá Việt - Ấn - Hán đã đưa tới sự xuất hiện một trung tâm văn hoá Luy Lâu vô cùng đặc biệt, với cốt lõi của nó chính là những tinh hoa của văn hoá Việt cổ được phát triển lên một trình độ mới. Cho nên, sau khi tiếp nhận sự du nhập mạnh mẽ của Thiền phái Tì - ni - đa - lưu - chi, sau khi đã chấp thuận cả việc đưa Sĩ Nhiếp cùng con gái ông ta lên vai trò người khai hội chùa Dâu hàng năm, thì Trung tâm Phật giáo Dâu đến nay vẫn là một trung tâm Phật giáo dân gian Việt, với vai trò độc tôn Tứ Pháp trên toà thượng điện (Tam bảo) của các chùa thuộc hệ thống này. Chỉ nội một ví dụ ấy đã khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt ở nơi đây. Tôi cho rằng những kinh nghiệm thực tiễn ở vùng văn hoá Luy Lâu sẽ rất hữu ích cho chúng ta trong quá trình đi tìm lời giải cho những thách đố ?ohoà nhập mà không hoà tan?, ?ogiữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế?... hôm nay.
    Thứ hai, cũng từ trong trường kỳ tiếp biến văn hoá, vùng Luy Lâu xưa, Thuận Thành ngày nay, là nơi đã sản sinh và hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hoá dân tộc hết sức độc đáo. Tiêu biểu trong số các di sản ấy là một hệ thống di tích lịch sử, văn hoá có giá trị nhiều mặt - vì khảo cổ, kiến trúc - nghệ thuật, tôn giáo - tín ngưỡng, đặc biệt là về lịch sử - những di tích này là sự phản ánh dọc dài lịch sử mấy ngàn năm của vùng đất này. Đó là những di tích phản ánh lịch sử, văn hoá Luy Lâu trước và trong thời Bắc thuộc: Thành Luy Lâu (ở xã Thanh Khương); đền và lăng Sĩ Nhiếp (ở xã Gia Đông); hệ thống chùa thờ Tứ Pháp (bao gồm cả chùa Tổ, thuộc xã Hà Mãn, và chùa Xuân Quan, thuộc xã Trí Quả), lăng Kinh Dương Vương và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ (thuộc xã Đại Đồng Thành)... Đó cũng là những di tích phản ánh sự tiếp tục phát triển đa dạng và độc đáo của vùng Luy Lâu trong thời kỳ quốc gia độc lập tự chủ sau này: Chùa Ngọc Khám với 3 pho tượng đá to đẹp, chùa Bút Tháp, đình Tranh và làng tranh Đông Hồ, nhà thờ dòng họ Nguyễn Gia và danh nhân Nguyễn Gia Thiều... Tất cả những di tích ấy gần như nằm trọn trong một vòng tròn vây quanh vùng Thuận Thành hôm nay. Do đấy, những giá trị đặc biệt của các di tích đã và đang không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, mà còn chứa đựng một tiềm năng du lịch văn hoá lớn.
    Cuối cùng, chúng tôi muốn trình bày mấy điều lo ngại trước thực trạng nhiều di tích ở vùng Luy Lâu, trong nhiều năm qua, còn ít được quan tâm gìn giữ, tôn tạo, thậm chí bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng.
    Đấy là việc thành cổ Luy Lâu bị xâm hại nghiêm trọng do việc một số hộ dân chuyển vào ở trong thành, và ở cả trên tường thành, do việc lấy đất tường thành làm gạch bừa bãi..., nhưng đến nay, các cấp quản lý vẫn chưa lập được bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích này theo quy định của Pháp luật. Sự xâm hại thành Luy Lâu nặng nề đến mức, mới chỉ trong vòng hơn hai mươi năm qua, diện mạo toà thành đã bị thay đổi cơ bản.
    Khu di tích đền và lăng Sĩ Nhiếp cũng ở trong tình trạng tương tự, tới mức một cán bộ ở Bảo tàng Bắc Ninh, trong chuyến cùng chúng tôi tiến hành khảo sát ở vùng này, đã phải đưa ra nhận định đau lòng, rằng ?ocông trình có giá trị ở di tích này chỉ còn chiếc cổng của khu lăng?.
    Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp càng thực đáng quan ngại. Trong số các ngôi chùa thuộc hệ thống này hiện còn, bao gồm chùa Tổ, chùa Dâu, chùa Tướng, chùa Dàn, chùa Xuân Quan, thì chỉ có chùa Dâu là đã và đang được quan tâm tu bổ, còn chùa Tổ và chùa Dàn vẫn chưa được lập hồ sơ đề nghị Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử, văn hoá. Mặt khác, các chùa này từ lâu đều đã xuống cấp nặng nề. Nhưng, điều cần báo động, cũng là điều đau đớn nhất, là tình trạng mất cắp cổ vật ở các di tích này. Trong mấy năm gần đây, sau vụ mất 6 pho tượng quý ở chùa Dâu, thì chùa Tổ đã bị kẻ gian đột nhập 3 lần, lấy cắp 7 pho tượng cổ - trong đó có những pho tượng, theo tôi, là ?ođộc nhất vô nhị?, tức là tượng ông bà Tu Định, những người, theo Cổ châu Phật bản hạnh, đã sinh thành Phật Mẫu Man Nương.
    Đấy cũng là việc hệ thống mộ Hán - chứng tích của sự xuất hiện đông đảo quan lại và quý tộc phương Bắc ở đất này trong những thế kỷ đầu Công nguyên, không những không được quan tâm bảo tồn, mà còn nhiều lần bị san lấp, đào phá. Ngay một việc chắc là không khó giải quyết, là kiểm kê toàn vùng để biết được tổng số mộ Hán hiện còn ở đây, rồi cắm mốc, cấm xâm hại, cũng chưa được tiến hành...
    Khó có thể thống kê được hết những mất mát các di sản vật thể và phi vật thể của vùng văn hoá Luy Lâu do sự thiếu quan tâm, và do thiếu những điều kiện cần thiết của chúng ta trong nhiều năm qua. Theo tôi, hình như có sự thiếu tương xứng giữa việc nghiên cứu, giới thiệu các di sản văn hoá ở Luy Lâu với những đầu tư tinh thần, tình cảm và vật chất cho việc giữ gìn (chưa nói tới tôn tạo và phát huy) những di sản ấy (?).
    Trước thực trạng vùng văn hoá Luy Lâu trong thời gian qua, thiết nghĩ chỉ có thể trình bày đôi điều tản mạn như vậy.

  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn Quốc Anh đã post tặng tôi bài viết này. Xin có đôi lời bình luận thêm như sau:
    +Trích: ông bà Tu Định có cô con gái là Man Nương. Vì rất khâm phục pháp thuật của nhà sư Khâu Đà La, nên khi Man Nương 12 tuổi, ông bà Tu Định đã cho theo nhà sư để học đạo:
    ?oNên mười hai tuổi khôn thay
    Chuyên học cùng thày, dĩ tâm truyền tâm?.
    Một hôm, khi sư Khâu Đà La đi vắng, Man Nương ở nhà, vì mệt quá, đã nằm ngủ ngay giữa ?okhuê trung?. Lúc trở về, Khâu Đà La đã bước qua người Man Nương. Lạ thay, từ đó Man Nương mang thai:
    ?oUy thiêng triệu khí bụt trời
    Tự nhiên cảm động hoài thai tâm trường?.

    ....................................
    ++++ Đôi lời bàn: Sự tích này nếu về chùa Mẫu Tứ pháp sẽ được bà vãi coi chùa đọc cả một bài thơ dài, rất hay.Theo truyền thuyết thì ngôi nhà của ông bà Tu Định sau được xây dựng nên thành chùa Mẫu Tứ pháp ngày nay. Phái tui đã có lần ghé thăm, đàm đạo với sư trụ trì ở đó. Đây là một ngôi chùa đổ nát, nhưng rất thiêng. Bên trong có thờ bà Man Nương, đứa con của bà -Đồng Tử, và thờ cả ngài Khưu Đà La- người đầu tiên truyền Phật giáo từ Ấn Độ vào VN theo truyền thuyết và sử sách. Lưu ý một chút là các chùa VN, ít chùa thờ Khưu Đà La. Đa số là thờ Đức Phật Như Lai. Do đó đây cũng là một điểm độc đáo của chùa Mẫu Tứ pháp ( mẹ của pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện).
    Thú thực là mỗi lần nhắc đến chữ Man Nương là tui rất khoái. Các cụ nghĩ ra cái tên thật đẹp. Tích truyện Man Nương gợi nhiều cảm hứng lịch sử. Nó vừa có nét hiện thực, vừa rất huyền bí.
    Hiện nay, tường đã nứt to, mái ngói đã xệ xuống và xà ngang võng xuống. Nhưng ngôi chùa này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
    Vị sư trụ trì khá trẻ, chưa đến tuổi 50 nhưng phật pháp uyên áo.Ông hiện giữ chức phó chủ tịch hội Phật giáo Bắc Ninh, và là người đi giảng bài ở nhiều nơi, một trong những ước vọng của ông là sẽ xây dựng trường đào tạo Phật giáo với một thư viện sách Phật đầy đủ ngay trên mảnh đất chùa Mẫu Tứ Pháp này. Phái tui luôn ủng hộ ông, và có mong muốn sau này giúp được ông ít nhiều trong kế hoạch triển dương Phật pháp trên quê hương Kinh Bắc.
    Sau này già, nếu bà xã quy tiên, có khi Phái tui lên chùa tu cũng nên. Hihihi
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 02:04 ngày 05/08/2006
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Phái ....có tu ...hú:)
    Có câu, "Tu chùa không bằng tu nhà" mà:)
    Đọc các bài của QA_UK cùng vớ TLBP, tự nhiên tui biết thêm về nhiều vấn đề mà trước đây loáng thoáng nghe, không thể biết hết được, bây giờ vỡ vạc thêm ra
    Cảm ơn nhiều nhiều:)
    Hãy còn nữa đấy, mọi người cùng post lên để tăng thêm chiều sâu trong hiểu biết lịch sử, tầm nhìn xa về nền văn hoá quê nhà
    Trân trọng
    Hình như mấy đoạn thơ trên, đều được trích trong Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát (người đã được Tự Đức ban cho "cái khố với hai đồng tiền" )
    Sĩ Nhiếp còn có công lớn là truyền Hán Tự vào nước ta, một đất nước có tiếng nói, nhưng chưa có chữ viết, được khai sáng thì cũng không thể phủ nhận công lao của ông được.
    ....
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 05/08/2006
  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Bắc Ninh - Đất trăm nghề (ST)

    Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, cảnh quan sinh thái phong phú, đất đai màu mỡ, giàu nguồn nước, lại thuận tiện giao lưu kinh tế - văn hoá Nam - Bắc - Đông - Tây, ngay từ những thế kỷ trước Công nguyên, xứ Bắc - Bắc Ninh đã là nôi sinh thành dân tộc và văn hoá Việt cổ truyền nhiều thế kỷ sau Công nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của đất nước sang nghìn năm quốc gia độc lập tự chủ, là đất phên dậu của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế ,văn hoá của quốc gia Đại Việt - Việt Nam.
    Với lợi thế đó, Bắc Ninh đã sớm trở thành vùng đất văn hiến với các hoạt động kinh tế, văn hoá rất phong phú và phát triển, quê hương của những con người vừa thạo nghề nông, tinh xảo trong nhiều nghề thủ công và giao thương buôn bán. Từ xưa, Bắc Ninh đã là một trong những xứ sở đa canh, đa nghề điển hình.
    Trước hết là nghề nông. Làm ruộng, cấy lúa nước, trồng hoa màu, trồng dâu chăn tằm dệt lụa vốn là nghề chính của người dân Bắc Ninh. Làng quê nông nghiệp Bắc Ninh là những làng xóm điển hình của Việt Nam. Đã có cả một bộ lạc Dâu - mà trung tâm là Dâu - nay thuộc Thanh Khương, huyện Thuận Thành, quê hương của những người nông dân thạo trồng lúa, trồng dâu với tín ngưỡng thờ bà Dâu, thờ ?oTứ Pháp? (mây, mưa, sấm, chớp), và lễ hội Dâu vào ngày 8 tháng 4 hàng năm - một lễ hội nông nghiệp điển hình ở châu thổ sông Hồng. Nhiều học giả phương Tây (Wintrebert, Madrolle) và tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huyên, viện sĩ nông học Đào Thế Tuấn đã chứng minh chỉ riêng ở vùng Từ Sơn, Bắc Ninh xưa đã có mấy chục giống lúa quý. Quả vậy, Xứ Bắc - Bắc Ninh nổi tiếng là một vùng nông nghiệp trù phú, được mọi người trong nước ca ngợi, tôn vinh:
    ?oAi lên Xứ Bắc mà trông,
    Đất lành, gạo trắng nước trong thay là?.
    Hay
    ?oTỉnh Bắc giá thóc mười hai,
    Tỉnh Đông mười tám, tỉnh Đoài hai mươi?.
    Cả một vùng ven sông Dâu, sông Đuống, sông Cầu là những làng quê của những người nông dân cần cù và thành thạo làm ruộng, trồng dâu, chăn tằm dệt lụa, như: Đại Mão (Thuận Thành), Nội Duệ, Lũng Giang, Lũng Sơn (Tiên Du), Viêm Xá, Vọng Nguyệt (Yên Phong), Tam Sơn, Cẩm Giang, Đình Bảng (Từ Sơn) .v.v.
    Làng quê nông nghiệp Bắc Ninh hầu hết cũng là những làng nghề có từ rất lâu đời và rất phong phú, đa dạng.
    Tại di chỉ Bãi Tự, dưới chân núi Tiêu Sơn (Tương Giang, Từ Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy di tích công xưởng chế tác đồ trang sức đá ngọc, có niên đại trên 3000 năm trước Công nguyên, với những sản phẩm được chế tác rất đẹp và tinh xảo, gồm hạt chuỗi, hoa tai, vòng tay, nhẫn...
    Trong nhiều di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên - Đông Sơn ở Bắc Ninh, như Nội Gầm, Quả Cảm (Yên Phong), chùa Lái, Xuân Ổ (thị xã Bắc Ninh), Lãng Ngâm, Đại Lai (Gia Bình), Đại Trạch (Thuận Thành).v.v., các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều đồ gốm, dọi xe sợi, chì lưới bằng đất nung, cùng nhiều đồ đồng, đồ đá được chế tác rất tinh xảo. Đặc biệt, đã tìm thấy quả cân bằng đồng, bằng đá. Những chứng tích khảo cổ trên đã cho thấy, từ những thế kỷ trước Công nguyên, Bắc Ninh là vùng đất của những làng nghề thủ công và sôi động các hoạt động giao thương, buôn bán, sản xuất các mặt hàng gia dụng, đồ trang sức khá tinh xảo...
    Sang thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của quận Giao Chỉ và Giao Châu, kinh tế nông nghiệp, nhất là thủ công và thương nghiệp, ở Bắc Ninh vẫn tiếp tục phát triển.
    Hàng loạt các khu lò gốm cổ đã được thấy ở Tam Sơn (Từ Sơn), Đại Lai (Gia Bình) với nhiều sản phẩm đồ gốm, đồ sành, đồ bán sứ đủ các loại, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
    Xung quanh thủ phủ Luy Lâu - Long Biên (Dâu - Thuận Thành ngày nay), là các làng nông nghiệp, xóm vạn chài và hàng loạt làng nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ cho quan lại, thị dân, sĩ tử, cho nhu cầu xây dựng và hoạt động của đô thị Luy Lâu, được phản ánh trong những bài ca dao cổ, như:
    ?oTư Thế bút mực làm giàu,
    Trà Lâm mổ lợn, uốn câu làng Dàn.
    Nấu chì đã có Văn Quan,
    Kẻ Tướng đi hát kiếm quan tiền dài.
    Nấu dầu đã có Thanh Hoài?.
    Hay
    ?oDâu Tự buôn muối, Lũng Chiền buôn nâu?.
    Hoặc
    ?oThuyền em ngược bến sông Dâu,
    Buôn chè mạn Thái còn lâu mới về?.
    Như thế, quanh Luy Lâu - Long Biên đã có các làng nghề, làng buôn và làng ca hát (ca trù). Tại đây, một khu di dích bao gồm thành lũy, đồn trại, kho tàng, dinh thự, phố chợ, bến bãi, mộ táng, các khu lò nung gạch ngói, gốm sứ... đã được phát hiện và nghiên cứu. Đặc biệt, trong thành Luy Lâu, các nhà khảo cổ đã phát hiện được khu lò đúc đồng và mảnh khuôn đúc trống đồng ở những thế kỷ đầu Công nguyên. Đó là chứng tích còn lại của đô thị Luy Lâu - một trung tâm chính trị, kinh tế và thương mại cổ xưa, to lớn, và trung tâm thủ công nghiệp, trung tâm thương mại mang tính quốc tế. Các nhà sử học đã nhận xét: ?oTrên đất Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ II tới thế kỷ IX - X, Luy Lâu không nhường vai trò một đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào? (1).
    Sang thời phong kiến độc lập tự chủ, làng nghề và các hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp ở Kinh Bắc - Bắc Ninh càng có điều kiện phát triển và hưng thịnh.
    Thời Lý - Trần, các trung tâm sản xuất đồ gốm sứ, đồ đồng ở Bắc Ninh đã hết sức sôi động, sầm uất, với các làng nghề nổi tiếng như làng gốm Phù Lãng, Thổ Hà, làng đúc đồng Quảng Bố (Vó), Hè Nôm (trước thuộc Kinh Bắc), gò dát đồng Đại Bái, buôn bán đồng Trang Liệt, với câu ca:
    ?oMuốn ăn cơm trắng cá ngần,
    Thì về làng Sặt (tức Trang Liệt) cầm cân buôn đồng?.
    Hay
    ?oĐồng nát thì về Cầu Nôm,
    Con gái lắm mồm về ở với cha?.
    Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật khu lò gốm ở Đương Xá (Vạn An - Yên Phong). Đây là khu lò lớn, gồm hàng mấy chục chiếc, có niên đại khoảng đầu thế kỷ IX - X, chuyên sản xuất đồ gốm sứ dân dụng và cao cấp. Đây là lần đầu tiên ở nước ta phát hiện được di tích lò gốm cổ ở thời kỳ đầu độc lập tự chủ, cho thấy Bẵc Ninh từ rất sớm đã là trung tâm sản xuất đồ gốm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong nước và cho xuất khẩu.
    Bắc Ninh thời Lý - Trần là quê hương chùa tháp (?oCầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài?) với quy mô to lớn, kiến trúc tài nghệ, trở thành những danh lam cổ tự vào bậc nhất của nước ta. Để phục vụ cho việc xây dựng chùa tháp, đền đài, các nghề sản xuất đồ gốm sứ, gạch ngói, các đồ trang trí, các nghề chạm khắc, đắp vẽ, xây dựng... càng có điều kiện phát triển, nhất là nghề đúc đồng, phục vụ cho việc thờ tự, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.
    Sang thời Lê - Nguyễn, Kinh Bắc - Bắc Ninh là vùng kinh tế phồn thịnh và các làng nghề có điều kiện phát triển rộng khắp. Ngoài làm ruộng, hầu như làng quê nào cũng có nghề phụ, phổ biến là sản xuất các mặt hàng thủ công và chế biến các món ăn đặc sản. Tài liệu ?oKinh Bắc phong thổ đời Lê? đã ghi lại khá đầy đủ các làng nghề của vùng Kinh Bắc vào đầu thế kỷ XIX :
    "Người Nội Trà có nghề đúc gang, sành, nghề đúc đạn, đúc lò (Yên Phong); người Thị Cầu (Võ Giàng) tài nghệ tôi thép, làm kim, làm bừa, chén sứ thường dùng; Đề Cầu nọ (Siêu Loại) khéo đúc đồng, đúc thành các thứ tiền đồng, đỉnh đồng, sanh đồng, nồi đồng không thiếu gì; Đại Bái (Gia Định) có nghề đập thau làm đủ các thứ mâm thau, chậu thau, ấm thau đều rất khéo... Làng Bát Tràng làm các đồ sứ đưa cả ra nước ngoài, đến như làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm) dát mỏng lá vàng, lá bạc; làng Giới Tế (Yên Phong) làm đồ sành to, nhỏ; làng Hoa Lâm nhuộm vải không bằng Hoa Cầu, hết nhuộm màu đỏ, màu xanh, màu nào cũng đẹp và bền. Tương làng Phú Thị đã nghe không bằng tương làng Yên Viên (Gia Lâm) bán khắp. Lũng Giang, Nội Duệ (Tiên Du) có nghề dệt lụa tơ tằm, nhưng lụa Xuân Ổ mát mỏng hơn. Bốn thôn Đại Toán đều dệt chiếu buồm, nhưng chiếu buồm làng Quế Ổ thật là nhỏ. Bảo Khám đan thúng, Vĩnh Thế (Siêu Loại) nấu mực, làm bút. Xuân Lai (Gia Định) uốn thẳng gậy tre; Đào Xá làm quạt tre; Kim Tháp làm áo tơi lá; làng Giao Tất có nghề nấu keo da trâu; Bồ Đề có rượu ngọt để ba tháng; Tỉnh Quang (Gia Lâm) muối dưa bốn mùa; ... Liên Hội, Thanh Hoài (Đông Ngàn) có nghề vớt trứng cá. Vĩnh Kiều có nghề nung ngói; Lã Côi (Gia Lâm) có nghề nung vôi. Đông Hồ (Siêu Loại) có nghề làm đồ mã, áo giấy. Lê Xá đúc lưỡi cày, diệp cày. Bến Thổ Hà có vại, có chĩnh. Vạn Đài Bang có nước mắm ngon. Trang Liệt có đồng đỏ (Đông Ngàn). Văn Quan (Siêu Loại) có hoàng đơn; Tử Nê có sơn sống. Xuân Lê (Yên Phong) có lụa mộc. Mão Điền (Siêu Loại), Đan Nhiễu có nghề nuôi cá con. Dương Xá (Siêu Loại) có nghề vàng tươi. Đa Tốn (Gia Lâm) có bánh mía nướng. Đông Lâu (Yên Phong) có cốm thơm. Thiện Tài ở Lương Tài đan lưới, đan vó. Nghi Khúc, Đoan Bái (Gia Định) làm cuốc, thuổng... Lâm Điền (Gia Định) làm men rượu, Lũng Chiền buôn củ nâu. Đại Đồng, Nghĩa Vi, Dực Vi (Siêu Loại) có nghề làm vàng hồ. Đại Mão, Lam Cầu, Bình Cầu nhà nào cũng có khung cửi dệt vải. Làng Đức Hiệp có phường Đồng Văn, Đồng Ngư có phường múa rối. Khương Tự có củ nâu. Thuần Nghĩa (Siêu Loại) có dưa chuột; Lỗi Đình (Tiên Du) làm cối xay. Võ Dương (Quế Dương) nấu rượu ngon; Tam Tảo (Gia Lâm) làm dây chuỗi; Ngâm Điền làm chỉ tơ. Yên Sơn (Gia Định) thêu bố tử; phơi long nhãn, lấy xác ve, tìm thuốc Nam có người làng Phù Ninh; ngày thường chăm chú, đúc nhãn khí, làm lưới câu, buôn the lụa có người Phù Lưu buôn bán khắp nơi...? (2).
    Sự ghi chép và mô tả trên đã cho thấy Bắc Ninh từ xưa đã thực sự là miền đất của hàng trăm nghề thủ công, sản xuất hàng muôn mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng, các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật của xã hội. Các mặt hàng ấy không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân các làng xã trong vùng, mà còn phục vụ cho nhân dân khắp mọi miền trong nước và xuất khẩu.
    Cùng với việc hình thành và phát triển các làng nghề, các làng buôn cũng xuất hiện và phát triển. Cùng đó, ở Bắc Ninh - Kinh Bắc còn có những làng khoa bảng nổi tiếng, như: Vĩnh Kiều, Tam Sơn, Kim Đôi, Hương Mạc..., và hàng loạt các làng hoạt động nghệ thuật như: hát ca trù ở Thanh Tương, múa rối nước ở Đồng Ngư, làm tranh điệp ở Đông Hồ (Thuận Thành), 49 làng Quan họ.v.v.
    Làng nghề, làng buôn cùng với mạng lưới chợ quê dày đặc và lễ hội mùa xuân được mở ra ở khắp các làng xã (Bắc Ninh là xứ sở của hội hè, đình đám), đã khiến cho làng quê Bắc Ninh không khi nào tĩnh lặng, khép kín, mà luôn luôn sôi động, nhộn nhịp các hoạt động nông nghiệp, thủ công, giao thương buôn bán, văn hoá nghệ thuật trong mối quan hệ liên kết, giao lưu rộng mở với các vùng miền trong nước và nước ngoài. Đó là nét đặc sắc của vùng quê Bắc Ninh văn hiến, là đức tính, phẩm hạnh truyền thống của người dân Kinh Bắc:
    ?oTỉnh Bắc có lịch, có lề,
    Có nghề buôn bán, có nghề cửi canh.
    Có nghề xe chỉ học hành,
    Có nghề tô vẽ tờ tranh bốn mùa?.
    Trong những đức tính, phẩm chất đáng quý đó, sự đảm đang và tài hoa của người phụ nữ làng quê Kinh Bắc được nhân dân trong vùng tôn vinh, ca ngợi:
    ?oBấy lâu con gái làng nhà,
    Nổi danh nức tiếng tài hoa nhất vùng.
    Đã thạo dệt cửi, lại giỏi nữ công,
    Ngược xuôi Nam - Bắc gánh gồng bán buôn?.

    (Ca dao).
    Thời thuộc Pháp, nhiều nghề thủ công và làng nghề thủ công ở Bắc Ninh vẫn được duy trì và phát triển cùng với việc hình thành và phát triển của đô thị Bắc Ninh (nay là thị xã Bắc Ninh). Ở đây, bên cạnh các nhà máy, bến cảng, phố chợ, công sở, còn có nhiều nghề thủ công hội tụ và phát triển, nhất là các nghề chạm khảm, thêu ren, tiện mộc, đóng giầy... Đô thị Bắc Ninh trở thành trung tâm buôn bán lớn bên cạnh các chợ làng, chợ vùng như chợ Chờ, Phù Lưu, Đình Bảng... nổi tiếng:
    ?oChợ Chờ bán sảo, bán sàng,
    Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay.
    Đình Bảng bán ấm, bán khay,
    Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông?.
    Người Pháp đánh giá ?oTỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh quan trọng nhất của xứ Bắc Kỳ..., một tỉnh rất giàu về sản phẩm và công nghệ địa phương...?. Họ đã thống kê những nghề quan trọng, trong đó có nghề rèn sắt Đa Hội, Văn Việt, Giới Tế, Tam Tảo; nghề đúc đồng Đại Bái, Đề Cầu; sơn mài Đinh Bảng; làm mây tre Trang Liệt; nghề chạm khắc gỗ ở Phù Khê, Kim Thiều ...
    Riêng ở ba huyện Gia Bình, Tiên Du, Từ Sơn, người Pháp đã thống kê được trên 600 thợ dệt. ?oDanh tiếng tốt đẹp của hàng thêu Bắc Ninh đã lan truyền khắp núi dài sông rộng và ở bên kia phương Tây người ta cũng phải nhắc đến, nhân những sự tham gia của tỉnh này vào các hội chợ triển lãm ở Mác-xây, Paris, Bruc-xen, Hà Nội, các đơn đặt hàng không ngớt dồn đến?. Đó là nhận xét và ca ngợi của người Pháp về các mặt hàng thủ công của Bắc Ninh ở nửa đầu thế kỷ XX.
    Nghề thủ công và các làng nghề truyền thống - tài sản vật chất và tinh thần vô giá của quê hương Băc Ninh cần được bảo tồn và phát huy nhằm xây dựng Bắc Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh. Tài sản này sẽ là nguồn nội lực to lớn đảm bảo đưa Bắc Ninh đến năm 2015 trở thành một tỉnh công nghiệp.

  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tu..hú chưa đủ. Phải là tu...hú...hí.
    Không phải cặp vợ chồng nào cũng đủ tình cảm và sự thân mật để...hú...hí đâu nhá.
  6. hdt_pdu

    hdt_pdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn vì những bài viết thực sự có giá trị. Tôi cũng là một người con vùng Kinh Bắc, và thực sự mong muốn được biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử rất đáng tự hào về quê hương mình. Hy vọng sẽ được đọc thêm nhiều nhiều những bài viết như thế này.
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Rạng rỡ một Bắc Ninh
    Tuỳ bút - Băng Sơn
    Bắc Ninh nằm ở khoảng nào trong đất nước? Câu hỏi có vẻ kỳ cục, buồn cười và hơi ngớ ngẩn. Xin thưa: Không đâu. Ai chẳng biết Bắc Ninh thuộc Kinh Bắc ngày xưa, một trong tứ trấn quanh kinh thành Thăng Long về bốn phía: Đông, Đoài, Nam, Bắc tức tỉnh Đông là Hồng Châu, Đoài là trấn Sơn Tây, Nam là Sơn Nam và Bắc là Kinh Bắc. Có thời Kinh Bắc còn lên tít Bắc Giang, Đồng Mỏ và ăn xuống Đông Ngàn, sát kinh thành. Cao Bá Quát sinh ra vùng Keo Sủi vẫn là Kinh Bắc. Nguyễn Công Hoan, Tô Hiệu sinh ra nơi Huê, nay thuộc Hưng Yên, nhưng ai chẳng biết câu ca:
    Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu
    Để thương để nhớ để sầu cho ai.

    Huê Cầu chính là Xuân Cầu nằm ven đường quốc lộ số 5. Cụ Hạ Bá Cang tức nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt chính là người quê Đáp Cầu (chứ không phải Xuân Cầu hay Huê Cầu), dòng họ Hạ Bá rải ra khắp nước và Đáp Cầu có nhà máy kính đang cung cấp kính cho trăm nơi, ai nhìn xuyên ánh sáng ra ngoài ngôi nhà, ngoài khu siêu thị, ngoài biệt thự lâu đài.... chắc là kính Đáp Cầu góp phần, có mặt....
    Hỏi Bắc Ninh nằm ở đâu chính là muốn trả lời rằng Bắc Ninh không chỉ là một vùng đất có sông Cầu, sông Đuống, có núi Phật Tích, Bách Môn, có chùa Dạm, Tiên Sơn, có bánh Phu Thê Đình Bảng, có núi Thiên Thai, có những con người nổi danh như Lê Quang Đạo của Đình Bảng, Hoàng Cầm của Thuận Thành, Ngô Gia Tự của Tam Sơn, Nguyễn Văn Cừ của Phù Khê v.v... mà Bắc Ninh là vùng nằm sâu thẳm trong lòng người cả nước.
    Từ vùng châu thổ sông Hồng qua thủ đô Hà Nội, kinh đô Thăng Long, ai muốn lên biên cương phía Bắc, làm sao không qua Bắc Ninh mà được? Phi Khanh đi đầy có qua đây? Ngô Thì Nhậm đi sứ phương Bắc có qua đây? Ông thi sĩ tài hoa bất tử Nguyễn Du mang nàng Kiều về làm dâu đất Việt, Việt hoá cho cô, cho cô tên Việt, tính Việt, vóc dáng Việt để đi vào triệu hồn người Việt, có thể nào cáng võng, ngựa xe của ông lại không qua Bắc Ninh, khi chính người sinh ra ông, vợ thứ của quan Tể tướng, thân phụ ông là cô gái vùng Quan họ, cô gái Bắc Ninh trăm phần trăm, cô gái cho ông dòng máu trữ tình thi sĩ. Và biết đâu, ông chẳng dừng chân, nâng chiếc bầu rượ u nấu bằng nếp cái hoa vàng ủ bằng men la hừ ơi ơ cho tấm lưng dài nằm cáng cưỡi ngựa nhiều ngày đỡ mỏi.
    Đã có bao nhiêu triệu người sống trong lòng một vùng Bắc Ninh mấy nghìn năm nay, từ khi đây là bộ Vũ Ninh, có chú bé lên ba, chợt lớn lên thành Thánh Gióng, đánh giặc, vung roi, tre gãy vụn ra khắp cánh đồng để đời sau, tre có nẩy mầm, còn rải rác bao nhiêu khóm tre khắp cánh đồng Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành, Tiên Sơn, núi Và, núi Bò.... cùng với vết chân ngựa thành hồ ao, có hình tròn như con mắt của đất đai, chơm chớp nhìn con cháu ngàn đời đang sống ra sao... đến nay ta vẫn bắt gặp nhiều chiều.
    Và bao nhiêu triệu người qua đây từ bấy. Bao nhiêu sản vật núi rừng phải vượt Bắc Ninh về với đồng bằng? Bao nhiêu vật phẩm của đồng bằng vượt Bắc Ninh lên miền rừng núi? Bắc Ninh chứng kiến.
    Chắc chắn hàng nghìn năm con đường số một không to rộng, bằng phẳng như ngày nay. Nó cong queo, uốn lượn, nó gập ghềnh khấp khểnh gồ ghề... nhưng Bắc Ninh thì lan toả, bất chấp thời gian, mưa nắng, bão bùng....
    Tại sao cả nước chỉ có một vùng này là Quan họ? Tại sao có đến 49 mà không phải là một, hay hai hoặc con số tượng trưng băm sáu? Có ai người Việt lại không từng nghe một điệu la hừ, một làn Quan họ, cả người trong nước và người xa xứ tha phương lênh đênh chìm nổi? Gốc cây đa, con **** lượn, cánh bèo dạt, đám mây trôi.... bình dị mà cao vời.... như khúc tre thành cây đàn bầu, gióng trúc thành cây sáo, đoạn lồ ô thành khúc đàn T''''rưng, hòn đá thành cây đàn đá Khánh Sơn... người gái Quan họ, liền chị Quan họ đã không là một đêm hội rồi tan, một canh rồi lặn, mà nó đã đọng lại trong triệu hồn người, phải chăng nó đã là viên cát được cấy vào lòng con trai đáy biển để rồi nó trở thành viên ngọc trai lấp lánh bẩy sắc cầu vồng.
    Những bãi dài ngô, mía ven con sông Đuống, sông Cầu, con sông đã có nhiều cầu nhưng ai qua Kinh Bắc hình như sóng vẫn vỗ ăm ắp lòng mình, con đò lãng đãng tròng trành, mà chàng ca sĩ Trương Chi không bao giờ nguôi ngoai trong tình sử, thuyền anh còn chìm trong khúc sông Tương nơi cuối làng Đình Bảng, cạnh ngôi đình nguy nga hiếm hoi trên đất Bắc, cạnh bà Lụa ghép cả tên con là Xuân thành bà Lụa Xuân, làm món bánh phu thê lừng danh không ai sánh kịp. Đình Bảng còn đó, tình yêu còn kia, lòng ta đây vẫn vang vọng câu:
    Ngày xưa có anh Trương Chi
    Người thì thậm xấu hát thì thậm hay
    Cô Mỵ Nương vốn ở lầu Tây
    Con quan Thừa Tướng ngày rày cấm cung....

    Lời ca đúng là từ Việt cổ, cách nói hoàn toàn Việt, nên ai bảo rằng anh Trương Chi là người Tầu trong chuyện của Tầu thì mặc họ, ta bảo đó là chàng trai Kinh Bắc, Bắc Ninh, cùng với câu ca của thiên tài âm nhạc Văn Cao:
    Ngồi đây ta gõ mạn thuyền ta ca
    Trái đất còn riêng ta...

    và:
    Trách ai khinh nghèo quên nhau
    Đôi lứa bên giang đầu....

    Nhà thơ Vũ Hoàng Chương nổi tiếng một thời, lời lời châu ngọc, sống ở Hà Nội nhưng có cơ sở ở làng Diềm, cao hứng, ông lại đáp tầu lên Bắc Ninh, Phủ Lạng Thương, ghé xuống ga, vào đây để thâu đêm Quan họ, đứng tình cho thơ đẹp mộng đời....
    Lò gốm Phù Lãng đang tắt. Nhưng bao đời, bao nhiêu triệu nấm mồ được cải táng, cát táng, thay áo mới, sang nhà mới.... vào dịp cuối năm, phải nhờ đến chiếc tiểu sành màu gan gà, rắn hơn đá, bền hơn thời gian để đặt vào bộ mới (có cả tiểu của Thổ Hà, tuy là Bắc Giang nhưng nằm kề ngay bên bờ sông Cầu, chỉ một lá đò ngang đã xoá nhoà biên giới hai vùng của một Kinh Bắc chung nhau...)
    Ai làm tương, đặt chum tương nơi gốc cau, gốc mít, ai có chiếc hũ đựng vừng đựng lạc trong buồng, ai có chục bát sành loe miệng.... Phù Lãng là hồn nó đấy.
    Đã bao nhiêu trăm phiên chợ tết làng quê phố huyện, cả chợ tết thị thành, những tờ tranh Đông Hồ được bày ngay trên nền đất chợ, lấy hòn gạch hòn đá đè lên cho gió khỏi bay: tranh Hứng dừa hớ hênh trắng nõn, tranh Đánh ghen nắc nẻ nhịp cười. Tranh đám cưới chuột mèo chuột biếu xén bịt mõm nhau, tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, tranh Gà, tranh Lợn, ngũ sắc, xoáy âm dương.... Tranh ấy đã đi về đâu? Đã in vào tâm khảm hàng trăm thế hệ, cả ông nghè đến thi sĩ, cả cậu bé đẻ tóc trái đào đến cô gái nữ trinh xem mà rúc rích đỏ đôi má trẻ... Tiếc sao nay Đông Hồ hưu hắt thời gian, ván khắc nhện giăng, tro lá tre, vỏ con điệp, quả giành giành để mốc.... Một nỗi buồn như se se heo may làm tâm tư thổn thức như mất một tình yêu không bao giờ còn gặp lại.
    Bắc Ninh ở đâu, về đâu?
    Bắc Ninh đâu chỉ là quê hương đứa trẻ thiếu cha nhưng trở thành ông vua khai sáng một Triều đại huy hoàng. Lý Công Uẩn trở thành Thái Tổ nhà Lý? Công của Bắc Ninh phổ vào tâm hồn nhà sư Vạn Hạnh và Khánh Văn chăng? Cũng chính chàng trai này được vợ ông vua đời trước dâng áo hoàng bào. Mục đích là đánh giặc ngoại xâm đang ngấp nghé chốn biên thuỳ. Và ai khác đều không phải cũng chính ông mở con đường cho thành đại La trở lên Thăng Long sắp vào nghìn tuổi?
    Gần nghìn năm sau, nơi thờ tám vị vua nếu không nói cả Vua Bà Lý Chiêu Hoàng là 9, có một nhà giáo nhân dân, lại cũng là người được phong anh hùng lao động, ông Nguyễn Đức Thìn, hàng ngày nhang khói cho cả nước cùng hướng về chiêm bái, khiến cả mây trên trời cao cũng đi liền tám khối thành "Bát đế vân du" một điềm báo đẹp.
    Bắc Ninh đồng bằng, nhưng đột khởi núi non. Ai đã qua Gia Bình, lên núi Thiên Thai, ngọn núi đã vào Quan Trèo lên đỉnh núi Thiên Thai.... mà nghe gió sông Đuống quạt lên, mà nghe mây trời đậu vào hàng thông vi vút.... mà nơi chân núi không cao không thấp ấy, còn có ngôi miếu nhỏ. Nhỏ lắm, nhưng vào hồn người thì lại rộng bao la. đó là nơi ông Trạng nguyên đầu tiên, Trạng nguyên khai khoa đời Lý, Lê Văn Thịnh, người trí thức mở đường khoa cử gần nghìn năm trước.... được phụng thờ, với hình tượng một con rồng bằng đá, không duỗi thẳng thân mình mà bay, mà trườn mà bò... ngược lại, tự oằn oại thân mình, quay lưng lại, tự cắn vào thân mình như muốn nói nỗi oan khiên này ai sáng tỏ?
    Đây có phải là con rồng duy nhất trên cả nước có hình thù đặc biệt như thế không, khi mọi văn miếu, mọi cổ thành, mọi cung điện, đền đài... các con rồng dù 4 hay 5 móng, đều uốn dài những khúc lưng mà không con nào co quắp?
    Có ai không biết người con gái tựa vào gốc cây hoa lan mà trở thành nguyên phi, hoàng thái hậu? Có ai không biết ngôi chùa Bút Tháp, có tháp cao bằng đá, có hình tượng phồn thực Linga, có cầu quán, từng là nơi được dựng để ghi nhớ thời kỳ thịnh hành đạo Phật Việt Nam, cùng với chùa Dâu Thuận Thành, có tháp vuông rỗng ruột Hoà Phong, 7 tầng, nhưng bão tố làm hư hại chỉ còn ba, nhưng đồ sộ, hiên ngang, thách thức với thời gian, chẳng khác nào sân chùa còn khuôn giếng thơi, nước soi trời trong vắt, hẳn là chiếc gương để sửa tóc vấn khăn của nàng trinh nữ Ỷ Lan trở thành hoàng hậu và cũng là người xây dựng bao nhiêu chùa tháp Bắc Ninh, mà người đời phải công nhận rằng: Đình Đoài, chùa Bắc, nghĩa l à vùng trấn Sơn Tây phía đoài thì đình to đẹp nổi tiếng, nhưng nói đến chùa thì không nơi đâu bằng Bắc Ninh, Kinh Bắc, xem kia, chùa Tiêu, chùa Dạm, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Trăm Cửa, chùa Lim...
    Làng Đại Bái là đâu, đó chính là làng mang tên nôm làng Bưởi, có nghề đúc nồi đồng điếu, gò nồi đồng thau mà có tên là làng Bưởi Nồi. Bao nhiêu nghệ nhân được phong bàn tay vàng hay không được phong vì thời xưa chưa có, ông Nguyễn Đức Chỉnh đang rời làng Bưởi Nồi về sống ở Hà Nội là một. Nghề đúc có từ bao giờ. Mấy làng của Bắc Ninh rời về Thăng Long lập ra làng Ngũ Xã? Pho tượng Trấn Vũ còn đây? Kinh thành Huế cũng có nghề đúc, có lần thấy những chiếc vạc đồng nằm nghiêng ngả giữa sân rêu, lòng vạc có lá vàng rụng với bèo tấm hoang vu.... mà chạnh lòng nhớ về phường thợ đúc đã tiêu tan, phường đúc Huế và phường đúc Đại Bái có đồng môn? Không biết, nhưng Bắc Ninh hiện hình qua bao nhiêu bát nhang bằng đồng, những chân nến, những đỉnh đồng, lư đầu, những âu trầu cho các bà các mẹ bao thời ăn trầu, những ***g ấp đựng than hồng sưởi chân mệnh phụ, tiểu thư.... Bắc Ninh tung đàn con của mình vào đất nước, hào phóng khác gì tình mẹ...
    Hỏi Bắc Ninh ở đâu, không còn là buồn cười, ngớ ngẩn. Bắc Ninh nằm trong cả nước, Bắc Ninh đọng giữa muôn hồn. Bắc Ninh trở thành cái nôi Quan họ, thành niềm say đắm dân gian cho thơ, cho nhạc, cho hoạ, cho tình, cho nghĩa....
    Vật đổi sao rời.... Văn Miếu Bắc Ninh đang được tu chỉnh. Đã có nhiều khu ruộng bỏ lúa trồng hoa đào, Tết của cả nước, Bắc Ninh cũng đang góp thêm phần tươi thắm....
    Có một Bắc Ninh rộng mênh mông là thế. Tự hào lắm chứ !.
    st.
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 06/08/2006
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Bắc Ninh - Miền quê của những di sản lịch sử, văn hoá tiêu biểu
    Ts.Trần Đình Luyện
    Đến bất cứ đâu trên mảnh đất Bắc Ninh - miền quê ''''Địa linh nhân kiệt"? Nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay luôn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những kỉ niệm lịch sử được kết tinh trong những di sản văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê của vùng đất này.
    Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành, uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân? Âu Cơ tại làng Á Lữ - di tích thờ "Nam bang thuỷ tổ" (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên.
    Thuận Thành còn là miền quê của nghệ thuật dân gian với làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng cổ kính và mỹ lệ như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Đây còn là quê hương của nhiều thi nhân nổi tiếng như Sái Thuận, Nguyễn Gia Thiều, ...
    Qua Thuận Thành, tới Gia Bình, nơi có ngọn Thiên Thai thơ mộng, quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh là một địa thắng nổi tiếng nên các vua chúa đời trước đã dựng chùa Đông Lâm, chùa Tĩnh Lự trên đỉnh núi, cung Long Phúc ở sườn non để thường xuyên về đây du ngoạn. Qua Thiên Thai tới Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai nơi xẩy ra vụ oan nghiệt với Nguyễn Trãi-người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới. Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi, quê hương của nhà sư, thi sỹ nổi tiếng Huyền Quang, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Xuống cửa Lục Đầu, Bình Than vũ công lẫy lừng, vào thăm đền thờ và lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than quê hương của nhà quâ n sự tài ba đã sáng chế r a nấy nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp vua An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc.
    Vượt cầu Hồ hay từ Hà Nội ngược quốc lộ 1A qua sông Hồng, sông Đuống tới đất Từ Sơn xưa, nay là các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Hơn bất cứ đâu nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp-nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua Lý những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Vùng đất này là địa bàn chủ yếu để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam của các triều đại với nhiều thành tựu rực rỡ. Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Yên Phụ (Yên Phong) còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sôn g Cầu lịch sử "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..."(sông núi nước Nam vua Nam ở). Các chùa Phật Tích, Tiêu Sơn, Bách Môn, Bách Môn, Cổ Pháp, Lãm Sơn (Dạm), Hàm Long, các đình Đình Bảng, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, đình Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh,...là những danh lam cổ tự và những công trình kiến trúc nghệ thuật vào bậc nhất của nước ta thời Lý-Trần-Lê. Tiêu biểu là Văn Miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sỹ quê hương Kinh Bắc-Bắc Ninh, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước, cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam. Nền văn hiến ấy nẫy nở, bảo tồn và phát triển trước hết ở các làng xã Bắc Ninh. Đa số làng quê ở đất này được tôn vinh là "Mỹ tục khả phong", "Địa linh nhân kiệt" bởi có lịch sử lâu đời và trù phú với cá c hoạt động kinh tế, văn hoá vừa đa dạng vừa sôi đ ộng. Nơi đây có các làng tiến sỹ như Kim Đôi, Tam Sơn, Vĩnh Kiều,...các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Mai Động, Đình Bảng, Lũng Giang,... và đông đảo các làng thợ; làm giấy gió Đống Cao, chạm khắc gỗ Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ; rèn sắt Đa Hội, sơn mài Đình Bảng, đúc đồng Đại Bái, Quảng Bố, làm gốm Phù Lãng, dệt lụa Cẩm Giang, Tam Sơn, Nội Duệ,...
    Bắc Ninh là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, hội đền Phả Lại, hội giổ tổ Huyền Quang,...Nổi tiếng và thu hút là hội ca hát giao duyên của các làng Quan Họ. Lễ hội và các hoạt động văn hoá của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Bắc Ninh? Kinh Bắc: thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật và bao trùm là đạo lí sống "Uống nước nhớ nguồn", quý trọng cái tình , cái nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu thương con người và sự mê say các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Vì vậy về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam.
    .........
    Sưu tầm
    Nguồn http://www.bacninh.gov.vn/Intro/5.html
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Bài này đăng trên bacninh.gov.vn post lại lên đây để các bạn tập trung theo dõi:
    Theo tôi được biết, thì còn rất nhiều tranh Đông hồ, và trên đó có các câu phương ngôn, ý nghĩa giáo dục rất cao, ai sưu tầm được, cũng mong post lên đây, ngõ hầu làm chúng ta tăng thêm kiến giải về một dòng tranh rất ấn tượng này:
    Nghệ thuật chuyển hóa phương ngôn trên tranh Đông Hồ
    Phương ngôn là những lời hay - ý đẹp, những kinh nghiệm đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời để lại, đã được các nghệ nhân Đông Hồ chuyển hóa thành tranh dân gian với những cách thể hiện độc đáo.
    Những ai đã yêu thích tranh Đông Hồ hẳn rất quen thuộc với các tranh gà: Gà mẹ con, gà đại cát, gà dạ xướng, kê cúc. Chẳng hạn bức "Gà thủ hùng".
    Theo sử sách xưa kể lại, vào khoảng năm 1915 cụ Chánh Hoàn gả con gái cho một anh Phán, cụ Đám Giác* đã mừng đám cưới bằng một mẫu tranh mới: một gia đình gà gồm gà trống, gà mái và đàn con.
    Bằng ngôn ngữ ước lệ, các con gà được cách điệu hóa, chúng sống động mà không cần giống thực. Gà mái có bố cục theo đường xoắn ốc - tạo nên sự nũng nịu. Gà trống được đặt trong một hình thang, đáy lớn nằm trên - tạo nên tư thế chủ gia đình, che chở cho gà mái và đàn con.
    Bức tranh gợi không khí hạnh phúc, đầm ấm trong một gia đình. Trên tranh có dòng chữ nôm "Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông" một lời chúc thật sâu sắc!
    Bức tranh này được xây dựng từ câu phương ngôn: "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh".
    Con trâu "đầu cơ nghiệp của nhà nông", cũng được các nghệ nhân Đông Hồ dành nhiều tâm huyết.
    Tranh cưỡi trâu thổi sáo có chữ: "Hà diệp cái thanh thanh" (Lọng lá sen xanh xanh). Một tàu lá sen dựng đứng như chiếc ô - ý tưởng thật thú vị. Con trâu nghển cổ thưởng thức tiếng sáo, tư thế, dáng vẻ của nó khiến ta cùng nghe thấy tiếng sáo réo rắt, thấy bầu trời trong xanh ***g lộng, thấy cuộc sống thanh bình...
    Tranh cưỡi trâu thả diều có chữ "Vũ thu phong nhất tướng" (Một hình ảnh gió thu múa). Một cậu bé nằm ngửa trên lưng trâu thả diều... thật thú vị. Một câu phương ngôn về trẻ chăn trâu: " Đầu đội nón mé như lộng che - Tay cầm cành tre như roi ngựa".
    Thực tế khó có thể nằm trên lưng trâu mà dong các diều bằng nón mê như vậy? Thế mà ngắm tranh ta vẫn thấy khoái!
    Emmannel Kant (1724 - 1804) nhà triết học lỗi lạc người Đức cho rằng: "Coi cái đẹp chân chính mang lại cho ta khoái cảm, làm cho ta thích thú, tình cảm khi đó là tình cảm thẩm mỹ. Sự thỏa mãn vì cái đẹp nảy sinh không hề có sự tham gia của lý tính và bởi vậy không thể luận chứng nó về mặt lôgic được" .
    Bức tranh thả diều còn có hai dị bản khác, một bức có chữ "Vũ thu phong nhất dực" (gió thu múa, một cánh), bức kia có chữ "Nhất tương phúc lộc điền" (một hạnh phúc của nhà nông) - cũng thú vị không kém.
    Xuất phát từ câu phương ngôn: "Tre già măng mọc" nghệ nhân Nguyễn Thể Thức có đôi tranh, bức thứ nhất có tên: "Cử chỉ hữu cương thường", trên đó có câu thơ: "Tre già dẻo đã có thì - còn phần tráng trực để tùy người sau". Bức kia có tên: "Kim ngân hóa luật lệ" với câu thơ: "Lệ luật thì giáp là trên - Kim ngân hóa ắt vượt lên ai bì".
    * Cụ Đám Giác tên thật là Nguyễn Thể Thức (1882 - 1943) là một nghệ nhân sáng tác nổi tiếng của Đông Hồ. Ngoài tranh về cuộc sống ở nông thôn cụ còn vẽ nhiều tranh truyện tranh phong cảnh, tranh tố nữ...
    Sưu tàmâ
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cảmơn Luc_Thao về bài Tuỳ bút của ông Băng Sơn.Bài này viết hay,có chất văn.Tuy nhiên có đôi điều tui xin mạn đàm như sau:
    + Nhà văn Băng Sơn viết:
    Bắc Ninh đồng bằng, nhưng đột khởi núi non. Ai đã qua Gia Bình, lên núi Thiên Thai, ngọn núi đã vào Quan Trèo lên đỉnh núi Thiên Thai.... mà nghe gió sông Đuống quạt lên, mà nghe mây trời đậu vào hàng thông vi vút....
    Bình luận: Núi Thiên Thai không trồng Thông,mà là trồng cây Keo, Bây giờ có dịp về Thiên Thai chơi,bạn sẽ thấy bạt ngàn Keo, đi offline ở đó cũng rất là thú vị. Tui sẽ nói thêm về Thiên Thai sau.
    + Nhà văn Băng Sơn: mà nơi chân núi không cao không thấp ấy, còn có ngôi miếu nhỏ. Nhỏ lắm, nhưng vào hồn người thì lại rộng bao la. đó là nơi ông Trạng nguyên đầu tiên, Trạng nguyên khai khoa đời Lý, Lê Văn Thịnh, người trí thức mở đường khoa cử gần nghìn năm trước.... được phụng thờ, với hình tượng một con rồng bằng đá, không duỗi thẳng thân mình mà bay, mà trườn mà bò... ngược lại, tự oằn oại thân mình, quay lưng lại, tự cắn vào thân mình như muốn nói nỗi oan khiên này ai sáng tỏ?
    Bình luận:
    Hình tượng con rồng không phải là hình tượng Lê Văn Thịnh. Và cái miếu nhỏ ấy không phải là thờ Lê Văn Thịnh.Miếu đó là miếu "ông rồng", thờ con rồng đá.Còn tượng ngài Lê Văn Thịnh được thờ trong chùa chính, chùa Bảo Tháp.
    Ngay việc gán con rồng là hình tượng Lê Văn Thịnh là đã vi phạm vào ý niệm văn hoá truyền thống. Rồng là biểu tượng của vua,chứ không thể là biểu tượng của quan.
    Đến như ngài Trần Thủ Độ xây dựng và nhiếp chính nhà Trần, làm nên cả một triều đại uy danh thiên hạ, Vậy mà trong đền thờ ông ở Thái Bình cũng chỉ lấy hình tượng minh hoạ là con hổ đá, rất uy nghi, chứ không thể lấy hình tượng rồng được.
    Nếu để ý kĩ sẽ thấy con rồng mà ông Băng Sơn nói, có một tai thủng,một tai đặc.
    Theo thiển ý của tôi, người dân vùng Đông Cứu,Gia Bình (quê hương Lê Văn Thịnh) đã nhờ người tạc con rồng đá xanh như vậy với ý là minh hoạ ông vua, vốn là học trò của thày Lê Văn Thịnh mà không đủ tỉnh táo, nghe lời dèm pha hại thầy mình.
    Hình ảnh hàm răng cắn vào thân,đầu cúi xuống là hình ảnh ông vua này ăn năn hối hận về hành động của mình.Một tai thủng, một tai đặc là chỉ biết nghe một bên. Trời sinh ra 2 tai, để biết nghe kẻ tà người chính, để biết nghe lời nịnh bợ cũng như can gián,...sao chỉ biết nghe một tai?
    Con rồng này là một sự minh oan khéo léo cho người con của quê hương đã bị oan khuất,là sự trách móc vua u mê...
    + Nhà văn Băng Sơn viết : Có ai không biết ngôi chùa Bút Tháp, có tháp cao bằng đá, có hình tượng phồn thực Linga, có cầu quán,...
    [/quote]
    +Bình Luận::
    Người Kinh Bắc chúng tôi chưa bao giờ có hình tượng phồn thực Linga trong tín ngưỡng dân gian.
    Sao nhà văn lại mang Linga từ dân tộc Chăm về Kinh Bắc rồi gán cho Kinh Bắc. Có bác nào là người Chăm,kiện chúng tôi ăn trộm bản quyền thì gay lắm !
    Đâu phải cái gì vút cao,nhọn nhọn cũng đều là Linga cả ?
    Chán chết !

Chia sẻ trang này