1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    +Bình Luận::
    Người Kinh Bắc chúng tôi chưa bao giờ có hình tượng phồn thực Linga trong tín ngưỡng dân gian.
    Sao nhà văn lại mang Linga từ dân tộc Chăm về Kinh Bắc rồi gán cho Kinh Bắc. Có bác nào là người Chăm,kiện chúng tôi ăn trộm bản quyền thì gay lắm !
    Đâu phải cái gì vút cao,nhọn nhọn cũng đều là Linga cả ?
    Chán chết !
    [/quote]
    Cảm ơn TLBP đã có những chú thích rất thú vị
    Thú thực, khi đọc bài này ở http://bacninh.gov.vn Thực ra, T cũng cho rằng, công nghệ copy paste được sử dụng triệt để, và không có sự kiểm duyệt thích đáng
    Chính vì T đã phải sửa khá nhiều lỗi "chính tả" trong bài viết này, nên cũng nói thế
    Còn về việc ông rồng, một tai một mắt, truyện này hồi nhỏ cũng được biết, nhưng lâu ngày quên mất, ....
    Chuyện về Linga, nếu coi đây là một bài về giao lưu văn hóa, để người chăm và người việt có tiếng nói chung về thần thánh, thì cũng có thể nghe tạm, chứ chấp nhận thì đúng là ở BN ko nói tới Linga bao giờ
    ......
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ở VN có mấy chục dân tộc anh em. Nhưng khi nói đến Linga và Yoni thì chỉ có duy nhất dân tộc Chăm thôi. Đó là cái độc đáo của họ, không thể nhầm lẫn được, cái này là ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ.
    Khi nhìn một ngọn tháp Chăm, chỉ có thể hình dung đó là biểu tượng của Linga. Vì đó là tín ngưỡng văn hoá hiển nhiên của họ. Linga và Yoni là vật linh, là biểu tượng của sự sinh sôi.
    Ngược lại ở miền Bắc, bộ phận sinh dục là cái mà người ta lảng tránh đụng đến, thậm chí coi nó là dơ bẩn, tục tĩu (người xưa ảnh hưởng Nho Giáo thì càng xa lánh ...), không được phép gọi ngọn tháp đá ở chùa Bút Tháp là Linga. Tháp Chăm và tháp của người Bắc Ninh là hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa biểu tượng.
    Cứ cái đà này, có khi ai đó còn phát huy trí tưởng tượng, hình dung các tháp chuông nhà thờ cổ kính của châu Âu, các kim tự tháp, ...là Linga mất thôi !!!
    Đây là hình minh hoạ về tháp Chăm, biểu tượng bộ phận sinh dục nam (Linga):
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cái cối xay bột, biểu thị Yoni và ngõng là biểu thị Linga:
    [​IMG]
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Về nội dung bài viết, tôi không luận bàn. Chỉ xin giơ tay, có ý kiến với thày Lục Thao thế này.
    Tên của triết gia người Đức chính xác bằng tiếng Anh và tiếng Đức là: Immanuel Kant. Tên Emmanuel Kant là viết theo tiếng Pháp.
    Phần ngoặc kép ở trên là một quan niệm của ông về mĩ học.
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    ....
    :)
    Cảm ơn TLBP, thày TLBP có những góp ý rất chuẩn, bởi lẽ, tôi cũng copy từ nguồn khác (có chú thích - và đáng tin cậy) nhưng cũng do đọc lướt qua, mà không có kiểm chứng xác đáng chăng.
    Tuy nhiên, cái nhãn quan của mỗ có hạn, mà kiến thức thì rộng rãi bao la, vô hạn
    Tỉ như thày TLBP biết về các nền VH, đó cũng là một kỳ công mà TL tìm hiểu để có thể biết được, và nhớ được, bổ sung trên đây để LT, và những người khác có một cái nhìn đúng đắn, và có một cảm nhận chính xác hơn về văn hóa một số dân tộc anh em ( đặc biệt là về người Chăm),
    Ở đây có thể chúng tôi sẽ có nhiều bài hơn nữa về các dân tộc anh em, nhưng thời gian các bạn lướt qua có hạn. Nếu như có những người am tương như TLBP, đều tìm hiểu thấu đáo các vấn đề về VH, về đất nước, con người.. thì chúng ta sẽ sống đẹp hơn, hay hơn...
    Dù sao, thì sau này, sẽ có người khác hỏi chúng ta về chính nơi ta sinh ra và lớn lên, nếu bạn là người được hỏi, bạn sẽ trả lời như thế nào, còn nếu chúng ta phải nói cho người khác biết, thì chúng ta nói thế nào:-)
    ............
    Cơ mà độ này ko thấy QA_UK đưa những bài viết bổ ích về Phật Giáo lên nhỉ? còn ảnh chùa chiền, miếu mạo, đền đài ..nữa
    Những bức ảnh đó, có đi cả mỗ cũng ko sưu tập được, có chăng là chụp ở góc độ khác;) nhưng mà dù sao xem ảnh của người khác chụp, mình vẫn thích;)
    :)
    Kính
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 19:28 ngày 07/08/2006
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bài viết của tiến sỹ Trần Đình Luyện súc tích và hay. Đúng là Giám đốc sở văn hóa thông tin BN có khác.
    Tui xin bổ sung thêm một vài thông tin.
    1. Sái Thuận: Danh nhân ít người biết đến này là người làng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh), đỗ Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6, làm quan hơn 20 năm, sau ra làm Tham Chính Hải Dương. Ông còn nổi tiếng với tư cách là một nhà thơ . Trước đây có tập thơ "Lã Đường" của ông, do con trai là Sái Khắc và học trò là Đỗ Chính Mô sưu tập. Sau này, khoảng thập niên 80-90 (tôi ko nhớ rõ) tập "Sái Thuận, nhà thơ đất Kinh Bắc" (ghi lại theo trí nhớ) cũng đã được phát hành. Ông có nhiều tìm tòi cấu tứ và hình ảnh trong sáng tác. Dưới đây là bài thơ Chùa Phả Lại của ông:
    Chữ Hán:
    ?oPhù dạ chung quy hải
    Hàm thu nguyệt trụy giang
    Long ngâm môn ngoại thủy
    Lộ quá vụ biên song
    Ngư châu địch kỷ xoang?.
    dịch:
    Chuông tối vang ra biển
    Trăng thu rớt giữa dòng
    Rồng kêu sông trước cửa
    Cò lướt khói bên song
    Thỉnh thoảng còi ngư thổi
    Khua tỉnh mộng sư ông?
    (Bản dịch của nhóm Lê Quí Đôn)
    2. Huyền Quang: Mời các bạn qua topic Danh nhân xứ Kinh Bắc tham khảo thêm.
    3.Chùa Dâu:
    Khi tui hỏi các cụ ở địa phương:
    -Vì sao có tên là chùa Dâu?
    Câu trả lời:
    -Vì ngôi chùa thờ bà chúa Dâu?
    -Bà chúa Dâu là ai?
    - Là người đã mang lại nghề trồng dâu nuôi tằm, nuôi sống dân nơi đây.
    Như vậy, tên chùa Dâu có lẽ là sau này mới có, được người dân vùng này đặt cho ?
    Khi vào bên trong, bạn sẽ thấy một sự lạ mắt đó là có con cừu làm bằng đá xanh. Đây là điều rất lạ, vì hầu như chẳng ai cho tượng cừu vào trong chùa bao giờ.
    Hai nghi vấn:
    a, Đây là dấu tích của người Mông Cổ khi quân Mông Cổ sang đánh nước ta thời Trần.?
    b, Đây là dấu tích của sự giao lưu văn hóa Ấn-Việt, các thiền sư Ấn Độ cho làm tượng cừu để đỡ nhớ quê hương?
    Tượng cừu đá xanh là một điểm đặc biệt của chùa Dâu. Tiếc là người dân vô ý thức nơi đây đã ra mài dao mài kéo quá nhiều, khiến cho chú cừu vô tội kia bị vẹt hẳn một mảng mông lớn.Quan chức địa phương cũng vô trách nhiệm không biết đường ngăn cản. Và nói chung là không có ý thức bảo vệ di sản.
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Về ngôi ''''Cửu phẩm liên hoa'''' chùa Bút Tháp (ST)

    Qua những cuộc viễn du trên miền đất Đông Á - Đông Nam Á, nhiều khách hành hương đã từng ngạc nhiên khi thấy dấu tích của cối kinh ở tận Bắc Kinh hoặc xa hơn, tận Mông Cổ và Nhật Bản. Tại những di tích lớn ở thủ đô Trung Hoa chúng ta đã gặp hàng dãy ?otháp? có thể quay được dưới dạng một hình trụ (cao trên 1m, rộng khoảng 0,5m)...
    ... Những người có tín ngưỡng thường sau khi hành lễ đã tự động quay những hình mẫu này với lời niệm cầu ẩn chứa trong tâm, để ra về mang theo một niềm hy vọng mơ hồ nào đó (như một sự đặt cược với thần linh). Xét về cội nguồn, thì tất cả những hình thức ?oquay quay? tại các di tích tôn giáo tín ngưỡng, thường được các nhà nghiên cứu cho là xuất phát từ một trung tâm nổi tiếng của Mật Tông, là Tây Tạng. Người ta ngỡ rằng, hiện tượng Mật Tông lan tràn về phía Đông, phía Bắc cũng như phía Nam được ?obắt nguồn? từ thời Nguyên, trong mối quan hệ rất khăng khít giữa tập đoàn thống trị Mông Cổ và Tây Tạng. Đồng thời, bên cạnh đó, theo cách hiểu nôm na của người dân, ?oCửu phẩm liên hoa? là cây tháp 9 tầng hoa sen, mà dân gian quen gọi là ?ocối kinh? có chức năng ?~tích thiện? nghĩa là hội chứa điều lành. Và, cũng được hiểu rằng, tháp quay là một nghi thức của Mật Tông, coi như có nguồn gốc từ Tây Tạng. Người ta tin rằng, cứ quay một vòng thì lời trì tụng sẽ được nhân lên thành 3.542.400 lần, để người niệm mau đạt tới chính quả. Đến chùa, các tín đồ đều tới đây chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và đẩy vào ?~cối kinh?, miệng tụng niệm, người ta còn rắc cám gạo vào đó để tín đồ lấy một ít về làm phúc, vì cho rằng, cám gạo ấy chăn nuôi rất tốt, vật nuôi hay ăn chóng lớn, năng suất cao.
    Ngày nay đi tìm những dấu tích của các cây tháp quay ở Việt Nam mang giá trị cao về nghệ thuật tạo hình và những ý nghĩa tổng hoà của nhiều dòng tư tưởng, có lẽ chỉ còn tìm thấy được ở Bắc Bộ. Trong đó, các dòng tư tưởng được thể hiện ra trên lĩnh vực văn hoá một cách cụ thể là: Mật - Tịnh - Thiền và cả những tín ngưỡng hằn sâu trong tâm tưởng người Việt. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu nhắc đã tới 4 ngôi tháp Cửu phẩm liên hoa có thể quay được, đó là tháp ở chùa Ninh Phúc (Bút Tháp - Thuận Thành - Bắc Ninh) được làm vào khoảng giữa thế kỷ 17; tháp ở chùa Cập Nhất (Động Ngọ Tự - Thanh Hà - Hải Dương); Tháp ở chùa Cẩm Giàng (cùng với nơi thờ danh y Tuệ Tĩnh - Hải Triều - Cẩm Giàng - Hải Dương); và một tháp khác tại Phú Mẫn (Chợ Chờ - Yên Phong - Bắc Ninh, bị phá trong thời chống Pháp). Như vậy, về địa điểm chúng ta có thể thấy một vệt di tích tháp quay bằng gỗ theo vòng cung chạy từ Bắc Ninh sang Hải Dương và phần nhiều đều nằm ở ven các con sông giao thông chính. (vùng đất trù phú, miền đất cổ và đất phát tích, có thể ít nhiều cũng liên quan tới một trong những dòng chảy thương mại ở thế kỷ 16 và 17).
    Nhìn chung, các ?okiến trúc? này đều cao khoảng xấp xỉ 8m, toàn bộ cây tháp được nối với những then ngang ăn mộng vào một trụ cái ở chính tâm, chân trụ cái đặt trong một chiếc cối đồng. Đầu trụ cái ***g trong một hệ thống con đỡ ở trên đỉnh của ngôi nhà che ?okiến trúc? này.
    Người ta có thể xếp 4 cây tháp vào 2 dạng khác nhau:
    Dạng 1: Lấy tháp quay chùa Cẩm Giàng làm mẫu.
    Dạng 2: Lấy tháp quay của chùa Bút Tháp làm mẫu.
    I. Tháp quay chùa Cẩm Giàng:
    Tháp Cẩm Giàng cũng như các tháp quay/cối kinh khác, đều có 9 tầng, mỗi tầng 8 mặt với các hệ tượng bao quanh. Song, hiện nay do thời gian, thiên tai, nhân hoạ, tượng của tháp đã mất gần hết nên việc nghiên cứu đầy đủ đã gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, cũng còn những tháp cửu phẩm liên hoa khác xây bằng gạch (tháp ở Giao Thuỷ, tháp Cổ Lễ?Nam Định), tạm thời chúng tôi chưa đưa vào phần nghiên cứu này.
    II. Tháp quay của chùa Bút Tháp:
    Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, cây tháp quay của chùa này được dựng từ thời Huyền Quang, tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm (Trần Nhân Tông, Pháp Hoa, Huyền Quang). Tuy nhiên, cho tới nay, ngôi tháp của thời Trần không còn để lại một dấu vết dù nhỏ bé nào. Có thể trên thực tế, dưới thời Huyền Quang chưa có tháp dạng này. Song, sự phát triển tín ngưỡng dân tộc qua lịch sử đã ?onhào nặn? về cội nguồn của một cây ?ocửu phẩm liên hoa? rồi định niên đại ra đời vào thế kỷ 14. Cây tháp chùa Bút Tháp, hiện nay, thực sự chỉ là sản phẩm từ giữa thế kỷ 17. Tháp có bố cục 9 tầng, được đỡ ở các góc bởi cột chấn song con tiện. 8 mặt của 9 tầng đều chạm những bức phù điêu liên quan đến tích nhà Phật (mỗi mặt đều có chữ ghi rõ ràng), cụ thể là:
    Tầng 1:
    1.1. Mặt thứ nhất: Sa bà thế giới (thế giới nhẫn nhục): Với hình chạm nổi những Phật tử kính trọng Phật đã đem hoa đến dâng lên Người. Do lòng trong sáng, thành tâm mà những bông hoa ấy bay lên, rồi rơi xuống đạo tràng. Tiếp theo là các mặt khác, gồm:
    1.2, Thất bảo liên trì (Hồ sen 7 báu - 7 là con số phiếm chỉ): Nơi chúng sinh có Phật quả được tái sinh ra trên những bông sen ở đất Phật.
    1.3 và 1.4. Thất trùng võng la (bảy tầng lưới trời đất): Những thiên la địa võng, nói lên uy quyền tuyệt đối của nhà Phật trước những tội lỗi xấu xa của chúng sinh.
    1.5. Thượng hữu lâu các (trên cao có lâu đài): Thể hiện bằng một ngôi tháp 3 tầng 6 mặt, tương ứng với tháp lục độ, để nói lên một đặc tính quan trọng của nhà Phật. Trên tháp có những đám mây với những hệ thống vân xoắn, tượng trưng cho mặt trời, trong đó có nhiều vì tinh tú đang phát sáng.
    1.6. Điểu thụ diễn pháp (chim thuyết pháp trên cây): Chạm đề tài có hình tượng, dưới gốc một cây những thiện trí thức, Phật tử ngước nhìn lên cây nghe chim thuyết pháp. Đây là một hình ảnh sống động bố cục chặt chẽ, gợi cảm diễn tả một tích của nhà Phật về những con chim Ca lăng tần già đang giảng về đạo lý như Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Thập thiện, Thập nhị nhân duyên? Những con chim này cũng đồng nhất về tính chất với chim 2 đầu được gắn trên vành cánh tay nhỏ của Quan Âm Nam Hải tại chùa này.
    1.7. Thất trùng bảo thụ (bẩy tầng cây báu): Những cây báu của đất Phật được kết bởi những thứ quý giá, tượng trưng cho sự cao quý, trang trọng mà chỉ ở đất Phật mới có.
    1.8. Hoa tàng thế giới, Sa bà thế giới, Phong luân, Hương hải thuỷ: Tầng trên là những tầng thuộc thế giới thiêng liêng tức cõi niết bàn được đặt trên đài sen, phía dưới là cõi Sa bà với sự trầm luân của biển cả và Phong luân (bánh xe gió). Trên Phong luân có biển Hương hải ?" cõi Tịnh độ của Phật, chân thân của Phật Như Lai ?" mọc ra đoá sen lớn. Trong đoá sen có có các thế giới như bụi nhỏ, nên gọi là ?oliên hoa tàng thế giới?.
    Tầng 2
    2.1. Tín thụ tác lễ (tin nghe hành lễ): Với lòng tin tuyệt đối, những nhà tu hành hành lễ, hướng về cõi thiêng liêng dưới hình thức ?othiền tông quán tưởng?, biểu hiện là những dòng vân xoắn như những làn tư tưởng đang bốc lên.
    2.2, 2.3. Thích Ca thuyết pháp trước cội bồ đề: Được thể hiện 5 người tu hành, có thể là nhóm Kiều Trần Như. kèm theo hai Phật tử đang tâm niệm, sám hối trước cửa bồ đề, nên đã trật vai hữu ra để biểu hiện sùng kính Thích Ca.
    Đức Thích Ca ngồi trên đoá sen đằng sau có cây thiên mệnh, trong thế một tay kết ấn Chuyển pháp luân - gắn với thuyết pháp, một tay chỉ xuống cứu độ chúng sinh, phía trên đầu có bảo cái, để biểu hiện uy quyền nhà Phật, dưới là hai thiện trí thức, ở dưới cùng là cây địa lan biểu hiện khí thiêng của đất.
    2.4. Anan kết tập: Gồm các vị la hán cùng các nhà sư đang tụ tập để xưng tán lời kinh mà Anan là người duy nhất nhớ được. Ở đây, bố cục nhiều tầng để nói lên Phật quả của các nhà tu.
    2.5. Thiên nhân sư: Được thể hiện là Đức Phật ngồi trên đài sen đầu có vầng hào quang rất lớn, phía dưới có các Thiện trí thức cùng mấy người đang kính cẩn hướng lên Đức Phật. Thiên nhân sư là người thầy của cả cõi Thiên, Nhân tức Đức Phật. Trong vòng hào quang của Phật có vô vàn vị hoá Phật.
    2.6. Di Đà thuyết pháp: Sự hoá thân của Đức Di Đà ở ba tầng thế giới với hình thức 6 vị Phật ngồi trên đài sen chia 3 cấp, phía dưới là chúng sinh có Phật quả
    2.7. Sa bà thế giới: Được thể hiện theo cách chia làm 3 tầng:
    - Tầng trên: Là thế giới thần linh - những người có quả phúc lớn
    - Tầng giữa: Là thế giới của những người thiện nhân ở nhân gian
    - Tầng dưới: Là thế giới của những tội nhân bị hành hình ở nơi đầy sóng dữ
    2.8. Kim trì lạc hoa (hoa rụng ao vàng): Đức Phật ngồi toạ thiền trên đài sen, trên đầu có cây bảo cái, dưới là những Thiện trí thức dâng hoa, từ lòng kính thuận mà hoa bay lên, rồi rơi xuống đạo tràng.
    Tầng 3
    3.1.Thượng hỷ đồng hội (chúng sinh hoà hợp): Cảnh phân định ra hai thế giới, dưới là những chúng sinh tục luỵ trong bể khổ, trên là những người có Phật quả hội với nhau để xưng tán Tam Thế Phật.
    3.2. Kim trì lạc hoa: Các thiện trí thức với lòng kính thuận dâng hoa lên Phật, hoa bay lên với lời xưng tán Phật.
    3.3 Lục phương Phật tán (sáu phương ca tụng Đức Phật): Cảnh ca tụng các vị Phật ở 3 tầng thế giới, đại diện bởi 6 vị, đặc điểm đáng quan tâm là các vị đều có vành hào quang bao quanh đầu và một vị phía trước ngồi quay lưng lại, hình tượng này không phổ biến trong tạo hình chung của người Việt. Do đó có thể đưa ra một giả thiết để làm việc là, hình thức này có ít nhiều ảnh hưởng tạo hình Trung Hoa.
    3.4. Điểu thụ diễn pháp: Trên cây chiên đàn, chim ca lăng tần già đang giảng đạo lý nhà Phật, khiến chúng sinh ngước mặt chăm chú chiêm ngưỡng.
    3.5. Tín thụ tác lễ (lòng thành làm lễ): Được thể hiện với những chúng sinh đã đạt được Phật quả nhất định có vầng hào quang ở quanh đầu.
    3.6. Cực lạc thế giới: là nơi tất cả các vị Phật và mọi người đều có vầng hào quang trên đầu.
    3.7. Nhất tâm vãng sinh (một lòng vãng sinh): Ba tín đồ dưới sự bảo trợ của Adiđàphật nên họ đã quán tưởng được Tam Thế Phật. Họ tập trung tư tưởng đi vào con đường giải thoát đến cõi Cực lạc. Ở trên đầu bốc lên làn tư tưởng, trong làn tư tưởng ấy có Tam Thế Phật. Hình tượng cho thấy các vị này được Tam Thế Phật bảo trợ trên con đường tu hành.
    3.8. Di Đà thuyết pháp: Ngài ngồi thiền trên toà sen, trên đầu có bảo cái, một tay kết ấn Cam lồ, một tay thuyết pháp. Phía dưới có 4 đệ tử đang chăm chú nghe giảng đạo.
    Tầng 4
    4.1. Vân Nham Đàm Ưu thiền sư, Lại Sơn Tính Nghiêm thiền sư: Với cảnh vừa thanh tao vừa thoát tục, ít nhiều mang tính Thiền và Lão Trang.
    4.2. Malahacadiếp tôn giả: Thể hiện dưới hình thức cuộc đàm đạo giữa các ?othánh nhân?.
    4.3. Hoàng Nhẫn thiền sư, Giang Tây Đạo Nhất thiền sư: Hình tượng đầy chất thiền lão mà tư tưởng như đang phiêu diêu vào cõi mênh mông. Các vị ngồi trên ghềnh đá với những lan ?otố tâm? và những cành hoa ?ovũ trụ?. Hoàng Nhẫn trong thế ngồi thiền quay mặt về phía Đạo Nhất trong tư thế thoải mái như nói lên tính ?otự nhiên tự tại?.
    4.4. Mã Minh tôn giả, Long Thụ tôn giả: Hình tượng khá giống cách tạo tượng ở chùa Tây Phương. Mã Minh một chân co một chân buông, Long Thụ được coi là Phật sống nên được ngồi trên đài sen. Ngài đang quán tưởng. Người này ngồi cao hơn người kia một chút, khiến nhìn vào ta thấy bố cục tạo hình khá chặt chẽ, viên mãn, không thừa, không thiếu.
    4.5. Cưumalađa và Xàdạđa: Tổ thứ 19 và 20. Tổ 19 được biểu hiện như Đức Di Lặc tay cầm gậy ngồi trên ghềnh đá cao. Tổ 20 là đệ tử ngồi trên ghềnh đá thấp, hình tượng này cũng rất gần gũi với tượng chùa Tây Phương.
    4.6. Cảnh có ba nhà sư một vị ngồi cao nhất trong thế tự nhiên tự tại trên ghềnh đá, một vị theo hình thức vân du, một vị cưỡi hổ. Hổ là biểu tượng sức mạnh trần gian, thần tài (của cải). Cho nên vị sư cưỡi hổ xuống núi tức là cứu đời, là đạo pháp vô biên đến với chúng sinh, hình tượng rất sống động, như người ?oở lại? gió thổi áo bay chéo mềm, đã đạt được nghệ thuật rất cao. Vị thứ hai hơi ưỡn cong ra phía trước một chút biểu hiện đi về phía trước, như nói về một ?okiếp tu? miền tục luỵ.
    4.7. Đạt Ma diện bích, ngồi trên toà sen, quay mặt vào tường, trên đầu có mây tụ, biểu tượng khí thiêng của đất trời đang quấn quanh Ngài, phía dưới là những cành hoa ?ovũ trụ?, hai bên có hai tàu lá thoáng nhìn như tàu lá chuối (rất gần gũi với nhận thức người Việt). 2 người ngồi dưới trong bức phù điêu: Bên trái có một đệ tử đang quì xuống sau lưng, bên phải là một nhà sư ngồi trên toà sen đang chăm chú đọc kinh.
    4.8. Cảnh hai nhà tu hành ngồi trên bồ đoàn trong tư thế thiền định, chếch góc 450 từ trái lên. Vị ngồi dưới mắt nhìn thẳng hai tay đặt lên đùi, vị kia ngồi trên một gốc cây, đầu hơi cúi. Cây hoa có tạo một hình cong bao quanh, ở giữa bức phù điêu có một nhành hoa. Trên ngọn cây những cành toả xuống như cây ?ovũ trụ? bao quanh 2 nhà tu đang tu hành để tìm về cõi Niết bàn.

    Tầng thứ 5 đến tầng 8: Mỗi tầng có 8 vị Bồ tát.
    Tầng thứ 9: có 4 tượng Di Đà tiếp dẫn và bốn cặp chữ xen kẽ: ?ocửu phẩm; liên hoa; A Di; Đà Phật?.
    Nói chung, các hình chạm trên toà ?ocửu phẩm liên hoa? mang nội dung khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ truyền đăng và đại sư với các cấp độ thăng hoa khác nhau trên con đường hành đạo, cách chạm đục tinh xảo, ngẫu hứng, bố cục người và cảnh vật như bức hoạ hoàn hảo. Nhờ đó, cây tháp vừa có giá trị lớn về tư tưởng Phật giáo, đó là giáo hoá chúng sinh, đưa chúng sinh đến mọi con đường tìm về đất Phật, dù người đó là ai, kẻ ác hay người thiện, chỉ khác chăng trên mỗi tầng của cây ?ocửu phẩm? ấy là hình tượng của từng người với từng cung bậc, quả tu khác nhau, chứa đựng trong nó một giá trị nghệ thuật, tạo hình rất cao, đến mức điêu luyện.
    Và, không những thế, tháp quay ở chùa Bút Tháp ngoài những ý nghĩa Phật triết ra, bản thân tháp còn đánh dấu một khía cạnh về tính chất Phật giáo dân gian Việt. Đó là một ý thức đã ăn sâu đậm trong tâm trí người Việt ở mọi thời và mọi hoàn cảnh.

  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Về vùng văn hoá Luy Lâu - Hồi cố và mấy suy nghĩ tản mạn (ST)
    1- Luy lâu là tên gọi một toà thành cổ - thành Luy Lâu nơi đặt lỵ sở của chính quyền đô hộ nhà Hán trên đất nước ta vào buổi đầu Công nguyên, nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Luy Lâu cũng là tên một huyện - huyện Luy Lâu thời thuộc Hán và các đế chế Trung Hoa trong nhiều thế kỷ dưới thời Bắc thuộc...
    ... Luy Lâu cũng còn là một vùng văn hoá cổ, trung tâm của vùng văn hoá này cơ bản là vùng đất thuộc huyện Thuận Thành ngày nay.
    2- Chẳng hiểu duyên gì đã khiến tôi ?ogắn bó? với vùng đất này hơn 20 năm qua? Do quê tôi ở đó - hiển nhiên rồi. Nhưng có lẽ, điều hấp dẫn hơn cả là những vấn đề lịch sử, văn hoá đặc biệt của vùng đất này. Chúng tôi đã trở đi trở lại Luy Lâu nhiều lần để khảo sát, nghiên cứu. Điều đến nay vẫn gây xúc động mạnh trong tôi mỗi dịp hồi cố, là, chính những người dân Thuận Thành ngày ấy, bây giờ thì người còn, người mất, đã trực tiếp gợi ý, chỉ dẫn cho tôi những hiểu biết mới mẻ về vùng đất này. Đấy là cụ Thao cùng mấy cụ ông bán hàng nước ở bến Hồ, đã dắt tôi tới tận di chỉ cư trú cổ đang bị trơ ra bên vách sông Đuống, tại địa điểm Kè Đá (thuộc xóm Bãi, xã Song Hồ, nay là thị trấn Hồ). Tiếp đó, là trưởng họ Đỗ ở làng Lạc Thổ đã dịch cho tôi hiểu cuốn gia phả của dòng họ, nhờ đó, tôi được biết cụ tổ đời thứ tư của dòng họ này (cách ngày nay đã 200 năm có lẻ) đã từng tổ chức bắc cầu tre qua sông Đuống. Đó là những chỉ dẫn có ý nghĩa tiên quyết khiến tôi nảy sinh nghĩ suy rằng, dòng Đuống cổ xưa chắc chắn không giống như hiện tại. Rồi biết bao người dân đang sinh sống bên đôi bờ sông Dâu cổ đã cung cấp cho tôi ăm ắp những tư liệu quý báu về một dòng sông Dâu đã bị bồi đắp trên thực địa và chưa được các nhà nghiên cứu dò tìm. Đấy cũng là cụ Bút - cụ Từ ở đền Lũng khi đó, đã chỉ bảo rồi cùng tôi vạch rào tre, phát dứa dại, để đo đạc kích thước thành cổ Luy Lâu, để khẳng định với tôi: Cái ông học giả người Pháp có tên Madrolle, vì quá tin những tài liệu do viên công sứ Bắc Ninh là H. Wantnobert cung cấp, nên đã viết quá sai về quy mô và cấu trúc của toà thành, khiến bao người sau này cứ theo cái sai ấy, mà tiếp tục viết sai đi nhiều hơn về di tích này...
    Nhờ những chỉ dẫn, giúp đỡ ấy, tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất được một số ý kiến mới về vùng Luy Lâu, đại để:
    - Sông Dâu, chứ không phải sông Đuống, là nét cảnh quan căn bản của vùng Dâu - Luy Lâu thời cổ. Theo đấy, một hệ thống giao thông thuỷ bộ quan trọng đã hình thành, mà ngoài sông Dâu, là những con đường cổ, sau trở thành những đường chính sứ (đường cái quan), đường 181, đường 182 (mà Madrolle nói rằng dân gian quen gọi là đường của những kẻ xâm lăng), giúp Luy Lâu có thể mở rộng giao lưu với các vùng miền khác, trở thành một trung tâm đô hội.
    - Thành Luy Lâu bao gồm 2 vòng thành - Thành nội và Thành ngoại: Thành nội thì trước đó chưa được phát hiện, còn thành ngoại thì được giới thiệu sai hoàn toàn về quy mô (đo dấu tích còn khá rõ khi đó, thành ngoại dài khoảng 600m, rộng khoảng 300m, không phải là chiều dài chừng 300m, chiều rộng chừng hơn 100m, như các tài liệu trước đó vẫn công bố)(1).
    - Luy Lâu trước thời thuộc Hán đã là một trung tâm văn hoá Việt khá lớn, đặc sắc và đa dạng. Trong nhiều thế kỷ thuộc thời kỳ ?oBắc thuộc?, Luy Lâu không chỉ là nơi đặt lỵ sở của chính quyền đô hộ phương Bắc, mà còn là một trung tâm kinh tế, văn hoá quan trọng của đất nước.
    Điều đáng phấn khởi là những ý kiến có tính chất phát hiện trên đây, cho đến nay, vẫn ngày càng thể hiện tính đúng đắn của nó và luôn được tiếp nhận những bổ sung, không chỉ của riêng tôi, mà cả của rất nhiều nhà nghiên cứu, nên ngày thêm tỏ tường. Cũng vì thế, nhân dịp trở lại vấn đề vùng văn hoá Luy Lâu, trước hết tôi xin trình bày (hơi dài dòng) những hồi cố của mình là để, một lần nữa, công bố và khẳng định công lao to lớn của những người dân Thuận Thành đã đầy nhiệt tình và thảo tâm cung cấp, gợi ý cho chúng tôi những hiểu biết quý báu về vùng đất này.
    3- Bây giờ, thiết nghĩ việc miêu tả và phân tích đầy đủ, chi tiết về vùng văn hoá Luy Lâu không thể trình bày trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, nên tôi xin chỉ nhắc lại và nhấn mạnh một số vấn đề, theo tôi, cần được lưu ý để có thể có những ứng xử tốt hơn, đúng đắn hơn, với vùng văn hoá đặc biệt này.
    Thứ nhất, cần khẳng định vùng văn hoá Luy Lâu là một mẫu điển hình về sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt sau một quá trình hội nhập, tiếp biến với các dòng văn hoá ngoại lai, kéo dài hàng chục thế kỷ đầu Công nguyên. Chứng cứ là, ngay trước thời ?oBắc thuộc?, vùng Dâu (sau này là địa bàn cơ bản của huyện Luy Lâu thời Hán) đã là một trung tâm văn hoá Việt phát triển khá mạnh mẽ, đa dạng. Đây là nơi sản sinh và lưu giữ lâu đời những tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp Việt cổ, biểu hiện qua việc thờ các nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp - sau được Phật hoá thành hệ thống Tứ pháp; biểu hiện qua tín ngưỡng phồn thực, mà việc thờ đức Thạch Quang tại đền bà Dâu xưa, chùa Dâu hiện nay, là nét điển hình. Đây cũng là nơi còn lưu giữ, đến ngày nay, trong các làng thôn thuộc xã Đại Đồng Thành, một cách gọi hệ thống thân tộc hết sức cổ sơ, thuần Việt: Gọi bên nội là Ông Đực, Bà Đực; gọi bên ngoại là Ông Cái, Bà Cái. Đây cũng là một nơi sản sinh chuyện tổ tiên mở nước (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ) và đến nay vẫn còn nhiều thôn làng thành kính tổ chức phụng thờ các anh hùng văn hoá này cùng ?ocháu con? của họ...
    Trung tâm văn hoá, tín ngưỡng dân gian Việt cổ vùng Dâu trong những thế kỷ đầu Công nguyên, đã hội nhập với Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang, đưa tới sự xuất hiện trung tâm Phật giáo Dâu - một trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Hình ảnh người con gái Việt - Man Nương - sau dịp nhà sư Ấn Độ - Khâu Đà La - ?obước qua tâm phúc hư không chuyển dời? (Cổ Châu Phật bản hạnh) gắn chặt với sự ra đời hệ thống chùa thờ Tứ Pháp và trung tâm Phật giáo Dâu. Toàn bộ đặc điểm chùa chiền và hệ thống Tứ Pháp, cách bài trí tượng Phật, cùng những sinh hoạt Phật giáo tại đây, đều được bắt nguồn từ thực tế ấy. Đến thế kỷ thứ VI với vai trò là trung tâm của Thiền phái Tì - ni - đa - lưu - chi, trung tâm Phật giáo Dâu đã bước vào buổi phát triển rực rỡ nhất của mình.
    Mặt khác, để phục vụ âm mưu đồng hoá nhân dân ta của kẻ xâm lược phương Bắc, ngay từ thời thuộc Hán, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên, đặc biệt là thái thú Sĩ Nhiếp sau này, đã đẩy mạnh việc mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho học (dĩ nhiên, cũng không loại trừ âm mưu cát cứ vùng Giao Chỉ/Giao Châu của các viên thái thú này, được ngầm ẩn bên trong các hoạt động truyền bá chữ Hán, Nho học). Vì lẽ ấy, Dâu - Luy Lâu không chỉ là nơi đan xen khá phức tạp văn hoá Việt - Hán, mà còn sớm hình thành một trung tâm Nho học lớn. Những chùa Bình, chùa Định, đền Lũng, ở Luy Lâu, đến nay vẫn được nhân dân giải thích đó là nơi bình văn, định văn, là trường học của các học sinh Nho học thời ấy. Thậm chí, thái thú Sĩ Nhiếp còn được coi là ?oNam giao học tổ? (ông tổ của nền học vấn nước Nam)!
    Kết quả của quá trình hội nhập, tiếp biến văn hoá Việt - Ấn - Hán đã đưa tới sự xuất hiện một trung tâm văn hoá Luy Lâu vô cùng đặc biệt, với cốt lõi của nó chính là những tinh hoa của văn hoá Việt cổ được phát triển lên một trình độ mới. Cho nên, sau khi tiếp nhận sự du nhập mạnh mẽ của Thiền phái Tì - ni - đa - lưu - chi, sau khi đã chấp thuận cả việc đưa Sĩ Nhiếp cùng con gái ông ta lên vai trò người khai hội chùa Dâu hàng năm, thì Trung tâm Phật giáo Dâu đến nay vẫn là một trung tâm Phật giáo dân gian Việt, với vai trò độc tôn Tứ Pháp trên toà thượng điện (Tam bảo) của các chùa thuộc hệ thống này. Chỉ nội một ví dụ ấy đã khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt ở nơi đây. Tôi cho rằng những kinh nghiệm thực tiễn ở vùng văn hoá Luy Lâu sẽ rất hữu ích cho chúng ta trong quá trình đi tìm lời giải cho những thách đố ?ohoà nhập mà không hoà tan?, ?ogiữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế?... hôm nay.
    Thứ hai, cũng từ trong trường kỳ tiếp biến văn hoá, vùng Luy Lâu xưa, Thuận Thành ngày nay, là nơi đã sản sinh và hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hoá dân tộc hết sức độc đáo. Tiêu biểu trong số các di sản ấy là một hệ thống di tích lịch sử, văn hoá có giá trị nhiều mặt - vì khảo cổ, kiến trúc - nghệ thuật, tôn giáo - tín ngưỡng, đặc biệt là về lịch sử - những di tích này là sự phản ánh dọc dài lịch sử mấy ngàn năm của vùng đất này. Đó là những di tích phản ánh lịch sử, văn hoá Luy Lâu trước và trong thời Bắc thuộc: Thành Luy Lâu (ở xã Thanh Khương); đền và lăng Sĩ Nhiếp (ở xã Gia Đông); hệ thống chùa thờ Tứ Pháp (bao gồm cả chùa Tổ, thuộc xã Hà Mãn, và chùa Xuân Quan, thuộc xã Trí Quả), lăng Kinh Dương Vương và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ (thuộc xã Đại Đồng Thành)... Đó cũng là những di tích phản ánh sự tiếp tục phát triển đa dạng và độc đáo của vùng Luy Lâu trong thời kỳ quốc gia độc lập tự chủ sau này: Chùa Ngọc Khám với 3 pho tượng đá to đẹp, chùa Bút Tháp, đình Tranh và làng tranh Đông Hồ, nhà thờ dòng họ Nguyễn Gia và danh nhân Nguyễn Gia Thiều... Tất cả những di tích ấy gần như nằm trọn trong một vòng tròn vây quanh vùng Thuận Thành hôm nay. Do đấy, những giá trị đặc biệt của các di tích đã và đang không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, mà còn chứa đựng một tiềm năng du lịch văn hoá lớn.
    Cuối cùng, chúng tôi muốn trình bày mấy điều lo ngại trước thực trạng nhiều di tích ở vùng Luy Lâu, trong nhiều năm qua, còn ít được quan tâm gìn giữ, tôn tạo, thậm chí bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng.
    Đấy là việc thành cổ Luy Lâu bị xâm hại nghiêm trọng do việc một số hộ dân chuyển vào ở trong thành, và ở cả trên tường thành, do việc lấy đất tường thành làm gạch bừa bãi..., nhưng đến nay, các cấp quản lý vẫn chưa lập được bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích này theo quy định của Pháp luật. Sự xâm hại thành Luy Lâu nặng nề đến mức, mới chỉ trong vòng hơn hai mươi năm qua, diện mạo toà thành đã bị thay đổi cơ bản.
    Khu di tích đền và lăng Sĩ Nhiếp cũng ở trong tình trạng tương tự, tới mức một cán bộ ở Bảo tàng Bắc Ninh, trong chuyến cùng chúng tôi tiến hành khảo sát ở vùng này, đã phải đưa ra nhận định đau lòng, rằng ?ocông trình có giá trị ở di tích này chỉ còn chiếc cổng của khu lăng?.
    Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp càng thực đáng quan ngại. Trong số các ngôi chùa thuộc hệ thống này hiện còn, bao gồm chùa Tổ, chùa Dâu, chùa Tướng, chùa Dàn, chùa Xuân Quan, thì chỉ có chùa Dâu là đã và đang được quan tâm tu bổ, còn chùa Tổ và chùa Dàn vẫn chưa được lập hồ sơ đề nghị Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử, văn hoá. Mặt khác, các chùa này từ lâu đều đã xuống cấp nặng nề. Nhưng, điều cần báo động, cũng là điều đau đớn nhất, là tình trạng mất cắp cổ vật ở các di tích này. Trong mấy năm gần đây, sau vụ mất 6 pho tượng quý ở chùa Dâu, thì chùa Tổ đã bị kẻ gian đột nhập 3 lần, lấy cắp 7 pho tượng cổ - trong đó có những pho tượng, theo tôi, là ?ođộc nhất vô nhị?, tức là tượng ông bà Tu Định, những người, theo Cổ châu Phật bản hạnh, đã sinh thành Phật Mẫu Man Nương.
    Đấy cũng là việc hệ thống mộ Hán - chứng tích của sự xuất hiện đông đảo quan lại và quý tộc phương Bắc ở đất này trong những thế kỷ đầu Công nguyên, không những không được quan tâm bảo tồn, mà còn nhiều lần bị san lấp, đào phá. Ngay một việc chắc là không khó giải quyết, là kiểm kê toàn vùng để biết được tổng số mộ Hán hiện còn ở đây, rồi cắm mốc, cấm xâm hại, cũng chưa được tiến hành...
    Khó có thể thống kê được hết những mất mát các di sản vật thể và phi vật thể của vùng văn hoá Luy Lâu do sự thiếu quan tâm, và do thiếu những điều kiện cần thiết của chúng ta trong nhiều năm qua. Theo tôi, hình như có sự thiếu tương xứng giữa việc nghiên cứu, giới thiệu các di sản văn hoá ở Luy Lâu với những đầu tư tinh thần, tình cảm và vật chất cho việc giữ gìn (chưa nói tới tôn tạo và phát huy) những di sản ấy (?).
    Trước thực trạng vùng văn hoá Luy Lâu trong thời gian qua, thiết nghĩ chỉ có thể trình bày đôi điều tản mạn như vậy.

  8. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Bình phong trong kiến trúc truyền thống Việt (ST)
    (Tặng anh TLBP)
    Thật khó tưởng tượng được nếu trong không gian của một ngôi nhà truyền thống Việt lại thiếu vắng một chiếc bình phong. Di vật duyên dáng ấy có khi được đặt ở ngoài sân với đủ kiểu đủ dáng vẻ có khi được đặt ngay trong nhà với kích thước vừa phải, ngay sau cửa chính hoặc có khi kết hợp cả hai. Nhưng cái bình phong tưởng thật thân thiết, thật gần gũi ấy hình như từ trước đến nay lại chưa được tìm hiểu thấu đáo.
    * Từ một huyền thoại

    Năm 1636, chúa Nguyễn Phước Lan đã vì sự nghiệp phát triển của Đàng Trong và cả vì mối tình với một cô gái yêu kiều ở đất làng Kim Long mà đã quyết định dời thủ phủ-kinh đô từ Phước Yên về vùng đất bên bờ sông Hương mang tên Kim Long. Hơn 50 năm tiếp đó, thủ phủ Kim Long đã được xây dựng thành một ?ođô thị lớn?, phồn hoa diễm lệ bậc nhất của Đàng Trong, khiến không ít giáo sĩ phương Tây khi đến đây đã tỏ ra hết sức thán phục. Vậy mà đến năm 1687, sau khi kế vị, chúa Nguyễn Phước Thái đã cho dời ngay thủ phủ về đất Phú Xuân, cách đó chỉ khoảng 3km. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do đâu? Các nhà nghiên cứu khi phân tích sự kiện trên đã đưa ra nhiều ý kiến, nhưng trong huyền thoại dân gian Huế thì dường như chỉ có một: Đó là vì núi Ngự Bình (vốn xưa mang tên là Bình Sơn) được trời đất tạo ra như để che chắn cho kinh đô. Chính chúa Nguyễn Phước Thái là người đầu tiên nhận ra điều này và ông đã không ngần ngại cho xây dựng lại cả một kinh đô chỉ vì một chiếc bình phong! Cũng từ đó, Bình Sơn mới chính thức trở thành Ngự Bình và dần dần trở thành một biểu tượng của đất Huế (miền Hương-Ngự)(1).

    * Nguồn gốc của bình phong

    Bình phong có từ bao giờ? Thật khó trả lời chính xác câu hỏi này, chỉ biết rằng, ở phương Đông, từ khi con người biết xây dựng nhà cửa thì các quan niệm về phong thuỷ cũng dần dần xuất hiện và từng bước hoàn thiện; chiếc bình phong ra đời cũng từ các nguyên lý của phong thủy học.

    Theo các nhà nghiên cứu về phong thuỷ Trung Quốc, việc sử dụng bình phong cho gia trạch cũng như mộ phần bắt nguồn từ lý thuyết về triều và án. Triều có nghĩa là ?oquay về, hướng về?, viết tắt của chữ triều sơn, tức chỉ núi quay về, chầu về nhà cửa hay mộ phần-tựa như sự đối ứng giữa chủ và khách. Núi chầu về trong nghĩa triều sơn chỉ những ngọn núi ở phía xa và ở mặt trước. Triều sơn có nhiều loại, có loại đỉnh nhọn, đỉnh bằng, đỉnh tròn... Trong Phong thuỷ thường chỉ chuộng loại núi tròn đều, hay ngang bằng, bởi cho rằng loại núi nhọn hay có góc cạnh thường phát ra khí chẳng lành.

    Còn ?oán? vốn nguyên có nghĩa gốc là cái bàn, bàn đương nhiên là đặt trước mặt của người ngồi. Án sơn là để chỉ ngọn núi nhỏ ở phía trước gia trạch hay mộ phần(2).

    Nói chung, triều và án hết sức cần thiết cho gia trạch và mộ phần, tác dụng của chúng là ngăn cản những ảnh hưởng xấu (theo quan niệm dân gian) hay hoả khí (theo thuyết Âm dương ngũ hành) xâm nhập trực diện từ phía trước. Nhưng không phải lúc nào triều và án cũng mang lại những điều tốt lành mà đòi hỏi phải có sự lựa chọn phù hợp nhưng việc lựa chọn này lại hoàn toàn không dễ dàng.

    Thường khi mộ phần đặt ở vùng núi non thì việc chọn triều, án khá thuận tiện, nhưng phần nhiều nhà cửa lại nằm ở miền đồng bằng nên rất khó tìm ra triều và án. Trừ trường hợp cung điện đồ sộ của nhà vua thì đương nhiên phải tìm ra triều và án, còn với đa số quan lại, thường dân chỉ mong tìm được án đã là tốt lắm rồi. Nếu không có án, người ta thường tạo nên những vật thay thế như đắp non bộ, trồng hàng rào hay xây bức tường ngăn... Chiếc bình phong ra đời từ đấy.

    Thuở ban đầu, bình phong được làm rất đơn giản, bằng các vật liệu dễ kiếm như tre nứa, gỗ, phiến đá, thậm chí bụi cây cũng được. Nhưng càng về sau, bình phong ngày càng được chú trọng làm bằng vật liệu bền vững như xây gạch, đắp đá; hình thức của bình phong cũng ngày càng cầu kỳ và phong phú.

    Ở lĩnh vực này, người Việt vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá và học thuyết phong thủy Trung Hoa, nên cũng từ rất sớm, chiếc bình phong đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong ngôi nhà của họ. Người Việt đã phát triển quan niệm về chiếc bình phong để nó trở nên phong phú, đa dạng lên nhiều theo cách thú riêng của mình.

    * Các loại bình phong

    Đối với đại đa số chúng ta, khái niệm bình phong hầu như không được phân biệt rõ ràng, dù là triều hay án, dù to hay nhỏ đều gọi chung là bình phong. Tuy nhiên, trong phong thuỷ thì không phải như vậy. Như trên đã nói, triều và án là hai khái niệm khác nhau và tác dụng của chúng khi áp dụng cũng khác nhau. Phong thủy rất chuộng triều sơn, nhưng trên thực tế thường chỉ áp dụng được cho các công trình có quy mô lớn hoặc cả một quần thể công trình như kinh đô, lăng tẩm của vua chúa... Ngót ngàn năm trước, khi tìm ra đất Thăng long, Lý Thái Tổ đã ca ngợi đây là mảnh đất ?olong bàn hổ cứ? có ?osơn triều, thuỷ tụ?, địa thế tuyệt vời để xây dựng kinh đô. Lê Quý Đôn khi vào tiếp quản đô thành Phú Xuân, năm 1775, cũng đã hết lời ca ngợi thế phong thuỷ của mảnh đất này, đặc biệt là vai trò của triều sơn: ?oĐất rộng bằng như bàn tay, độ hơn 10 dặm, ở trong là chính dinh, đất cao, bốn bể đều thấp, tức là chỗ nổi bật giữa đất bằng, ngồi vị Càn trông hướng Tốn; đằng trước quần sơn chầu về la liệt, toàn thu nước về bên hữu, vật lực thịnh giàu?(3).

    Nhưng phần lớn đối với các ?ocuộc đất?, do không có triều sơn nên người ta chỉ chú trọng đến án. Đối với kinh đô Huế, núi Ngự Bình cũng không phải là triều sơn mà chính là án, cũng như với lăng Thiên Thọ (lăng Gia Long), án chính là ngọn Đại Thiên Thọ Sơn...

    Thế nhưng án cũng có 2 loại: ngoại án và nội án; ngoại án hay tiền án là chiếc bình phong đặt ở phía bên ngoài, ở phía trước công trình; còn nội án là chiếc bình phong (cũng có khi gọi là trấn phong) đặt ngay trong công trình.

    Nhìn chung, đối với các công trình lớn, ngoại án thường là các ngọn núi, có thể là núi tự nhiên để nguyên, có thể là núi tự nhiên nhưng được sửa sang lại cho phù hợp, cũng có thể là núi nhân tạo hoàn toàn như ngọn núi nhỏ đắp phía trước phần lăng vua Tự Đức. Đối với những công trình hoặc cụm công trình có quy mô nhỏ hơn thì ngoại án thường được dựng thành một bức bình phong bằng gạch đá, hoặc có thể là một bờ rào, hàng cây, một phiến đá...

    Đối với các loại bình phong được xây dựng cẩn thận bằng gạch đá, thường ngoài ý nghĩa về phong thuỷ còn là những công trình mang ý nghĩa trang trí thật sự. Về đại thể, tuy chỉ là một bức tường xây ngang, nhưng kỳ thực kiểu dáng và cách thức trang trí của bình phong vô cùng phong phú. Kiểu bình phong phổ biến nhất có lẽ là kiểu cuốn thư, nhưng có rất nhiều biến thể. Các đề tài trang trí trên bình phong cũng đa dạng, phổ biến nhất vẫn là những con vật trong Tứ linh, gồm long-lân-phượng-quy. Tại các đình làng, các am, miếu dân gian, hình tượng long mã hay hổ cũng được sử dụng rất nhiều trên bình phong.

    Nội án là chiếc bình phong đặt bên trong công trình, ngay sau cửa chính. Dù có kiểu dáng, hình thức rất phong phú nhưng chúng thường là loại bình phong có thể di chuyển được. Chất liệu làm các loại bình phong này cũng rất đa dạng: Bằng gỗ, bằng mây, bằng tre, bằng đá hoặc đá kết hợp với gỗ, thậm chí bằng đồng, bằng bạc, vàng... nhưng có thể nói, gỗ là loại chất liệu được sử dụng phổ biến hơn cả. Hầu hết các bức bình phong được sử dụng làm nội án đều được trang trí rất công phu và có giá trị nghệ thuật cao.

    Căn cứ vào hình thức kiểu dáng có thể chia nội án thành 2 loại: Loại bình phong một tấm cố định và loại bình phong nhiều tầm rời ghép thành.

    Loại bình phong một tấm cố định phổ biến nhất là có kiểu cuốn thư, được làm chắc chắn, có chân cố định, khi di chuyển phải di chuyển nguyên tấm. Còn loại bình phong ghép bằng nhiều tấm rời, thường có hình chữ nhật hoặc vuông, do 6, 8 hay 10 tấm gỗ hình chữ nhật ghép lại với nhau bằng bản lề. Loại này có thể có chân hoặc không có chân. Có thể di chuyển cục bộ từng phần hoặc tháo dời ra. Kiểu bình phong này hiện còn khá phổ biến tại Nhật Bản, Hàn Quốc (4).

    * Sử dụng bình phong thế nào cho phù hợp.

    Đây thực sự là một bí ẩn của Phong thủy học. Sách vở về phong thuỷ xưa rất hiếm khi đề cập đến điều này. Các kiến thức về sử dụng bình phong chủ yếu được truyền thừa qua các thế hệ thầy địa lý. Một số thầy địa lý có uy tín ở khu vực miền Trung cho biết, kích thước triều sơn không quan trọng lắm, chủ yếu là do dáng vẻ, thần thái của chúng tạo nên; còn kích thước của án (kể cả ngoại án và nội án) thì rất quan trọng đối với chủ nhân công trình. Tuy nhiên, với phần đông dân chúng, do không hiểu hết các nguyên lý của phong thuỷ nên thường cho rằng, bình phong cốt để che kín ngôi nhà (hoặc huyệt mộ) cho ấm cúng và ngăn chặn gió độc, hay để ngăn chặn những thứ khí chẳng lành phát ra từ những vật lạ phía trước nhà (cây cối, cột mốc, đường đi...), nên việc dựng bình phong không theo quy chuẩn và kích thước phù hợp, gây mất cân đối cho công trình, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí gây trở ngại cho việc đi lại.

    Thực ra, theo phong thuỷ, nguyên do phải đặt bình phong (kể cả ngoại và nội án) đều nhằm cản bớt hỏa khí xâm nhập quá mạnh vào nhà gây hại cho chủ nhân. Phong thuỷ căn cứ vào thuyết Ngũ hành cho rằng, phía trước công trình thuộc Hoả (phía Nam); bên phải công trình là Kim (phía Tây), tượng cho chủ nhân; bên trái thuộc Mộc (phía Đông), tượng thê tài (vợ, tiền tài); phía sau thuộc Thuỷ (phía Bắc), tượng tử tôn (con cháu); còn trung ương thuộc Thổ. Quy định này cũng dễ hiểu vì vốn xưa, nhà được đắp bằng đất (thổ); nhà sinh ra chủ (Kim), chủ sinh ra con cháu (Thuỷ) và điều khiển vợ, người làm (Mộc). Ngũ hành tương sinh hay tương khắc tuỳ thuộc, khi ta đặt công trình vào các hướng cụ thể của thiên nhiên. Nếu đặt mặt trước công trình về hướng Nam (đây lại là hướng được người Việt yêu thích nhất khi làm nhà: ?oLấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam?) thì Hoả khí càng thêm vượng, dễ gây tổn hại cho chủ nhân nên mới đặt bình phong để ngăn chặn. Còn đối với các công trình xoay mặt về phía Bắc (nhất là các chùa) thì hầu như không sử dụng bình phong vì phía Bắc thuộc Thuỷ, mà Thủy lại khắc Hoả. Chính vì những nguyên lý này mà khi làm nhà (hoặc lăng mộ) người ta phải mời thầy địa lý để có sự nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

    Kích thước bình phong thế nào là vừa phải? Theo phong thuỷ, khí được dẫn vào công trình từ cổng hay cửa. Trường hợp cổng và cửa công trình cùng một hướng thì hoả khí được dẫn trực tiếp vào mặt trước công trình. Trong kiến trúc truyền thống, cửa giữa là cửa chính để chủ nhân ra vào, nên bình phong phải làm sao che kín được cửa giữa. Kinh nghiệm của các thầy địa lý cho biết, kích thước của bình phong thường lấy từ kích thước của cửa giữa công trình nhưng có gia giảm để làm sao đừng từ trung tâm công trình nhìn ra, cảm thấy bình phong vừa che kín hết cửa giữa là được. Đó là bề ngang của bình phong, còn chiều cao thì lấy theo mái hiên công trình. Nhà cửa xưa, mái hiên thường thấp, chiều cao của bình phong (nhất là nội án) làm sao nhìn ngang bằng mái hiên nếu ta đứng từ trung tâm công trình nhìn ra; còn đối với ngoại án, kích thước được xem là phù hợp nếu ta ngồi trên ghế mà cảm thấy có thể gác hai tay vừa vặn trên đầu bình phong (tức như đặt hai tay trên bàn).

    Khoảng cách đặt bình phong (ngoại án) đối với công trình cũng khá linh động nhưng đều có căn cứ vào kích thước công trình. Theo phần lớn các thầy địa lý, khoảng cách giữa công trình và bình phong (phong thuỷ gọi là tiểu minh đường) thường lấy tương đương với kích thước bề ngang công trình. Tuy nhiên, nếu do hoàn cảnh, ngoại án phải đặt hơi xa thì cần có một lớp bình phong khác hoặc nội án hỗ trợ. Tiêu biểu là trường hợp Kinh thành Huế, do núi Ngự Bình cách Kinh thành đến 3km, tiểu minh đường hơi rộng hơn bề ngang Kinh thành (chỉ khoảng 2,2km) nên trước mặt Hoàng Thành đã có thêm Kỳ Đài giữ vai trò như lớp án thứ hai che chắn cho nhà vua.

    Ở Việt Nam, có lẽ Huế là nơi còn giữ lại được nhiều kiểu bình phong nhất. Điều này cũng dễ hiểu, vì Huế là cố đô cuối cùng của Việt Nam, lại giữ được khá nguyên vẹn diện mạo của kinh đô thời quân chủ. Nhưng không chỉ trong kiến trúc cung đình, mà ngay cả ở đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ... dường như nơi nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy những bức bình phong được trang trí cầu kỳ, tinh xảo. Tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế hiện nay vẫn còn giữ được một số bức bình phong tuyệt đẹp, trong đó có cả bình phong gỗ loại một tấm cố định, có cả loại ghép nhiều tấm hình chữ nhật đan bằng mây trên khung gỗ, lại có cả những bức bằng đá, bằng bạc, bằng ngà voi được chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Đây thật sự là những tác phẩm đặc biệt của các nghệ nhân tiền bối mà mỗi khi đứng trước chúng, ta thường bị chìm trong một xúc cảm nghệ thuật huyền diệu. Chẳng biết do chúng quá đẹp hay do chúng đã hội tụ được phần nào những điều thần bí của phong thuỷ?!

  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Về một số sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng ở vùng Dâu (ST)
    (Tặng anh TLBP)
    Lịch sử, văn hoá phong phú, đặc sắc của vùng Dâu được ngưng đọng và biểu hiện sinh động qua các di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có các sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng hiện còn được bảo lưu tại địa bàn này.
    1-Mở đầu
    1.1- Trung tâm của vùng Dâu nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từng giữ vai trò là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn ở nước ta ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Trong thời kỳ Bắc thuộc, chính quyền đô hộ phương Bắc đã chọn Dâu làm nơi đặt trị sở trong một thời gian dài. Cùng đó, quá trình tiếp biến giữa văn hoá cổ truyền của người Việt với các văn hoá ngoại nhập, đã đưa vùng Dâu trở thành một trong những trung tâm Phật giáo đầu tiên, một trung tâm Nho giáo lớn ở nước ta. Trong nhiều thế kỷ sau này, vùng Dâu vẫn là một trong những trung tâm Phật giáo có nhiều nét riêng, độc đáo và là một địa bàn còn bảo lưu được nhiều sinh hoạt văn - tín ngưỡng dân gian Việt cổ truyền.
    Lịch sử, văn hoá phong phú, đặc sắc của vùng Dâu được ngưng đọng và biểu hiện sinh động qua các di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có các sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng hiện còn được bảo lưu tại địa bàn này. Nghiên cứu những sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng đó không chỉ góp phần soi tỏ lịch sử, văn hoá của vùng Dâu, mà từ sự tìm hiểu một trường hợp cụ thể này, còn được coi như một dẫn chứng góp phần nhận diện đầy đủ và sáng tỏ hơn về diện mạo văn hoá dân gian Việt Nam trong mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, và ngược lại.
    1.2- Khi có sự phân chia di sản văn hoá thành di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, dù ranh giới phân chia nhiều khi rất khó xác định, nhiều người đã đặc biệt nhấn mạnh giá trị của các di sản văn hoá phi vật thể. Theo họ, "mọi văn hoá vật thể đều bắt đầu từ văn hóa phi vật thể, giống như người ta xây đình chùa là để thờ ai đó, nếu như rời xa yếu tố phi vật thể thì cái đình chẳng khác gì cái kho chứa đồ như bao nhiêu đình chùa của ta trong thời chiến" (1).
    Thực tế đã chỉ ra rằng, muốn nghiên cứu và tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích, thì đồng thời cần phải quan tâm cả hai mặt giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Do đấy, việc xem xét riêng biệt giá trị văn hoá phi vật thể của các di tích ở vùng Dâu, sẽ trình bày sau đây, hoàn toàn không phải là cái nhìn thiên lệch, mà cũng chỉ là một giải pháp để nghiên cứu.
    Cũng xin được lưu ý thêm rằng, nếu việc phân tách di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể ở các di tích vốn đã khó khăn, phức tạp, thì việc phân tách từng thành tố hợp thành di sản văn hoá phi vật thể ở các di tích càng khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Vì thế, để tiện cho việc trình bày, chúng tôi chỉ lựa chọn trong kho tàng di sản văn hoá phi vật thể rất phong phú và đặc sắc của vùng Dâu một số thành tố tiêu biểu, để từ đó tìm hiểu chúng như là những thành tố tương đối độc lập. Cách làm này khó tránh khỏi sự khiên cưỡng và những bất cập, nên chúng tôi xin được coi đây là một giả thiết làm việc.
    2- Một số sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng ở vùng Dâu:
    2.1- Tục thờ Thạch Quang và Tứ Pháp - những tín ngưỡng cổ sơ:
    Theo truyền thuyết và theo nội dung tác phẩm Cổ Châu Phật bản hạnh(2), sau cuộc ?ohôn phối? thiêng với nhà sư Khâu Đà La, Man Nương có mang, rồi sinh ra một người con gái. Khâu Đà La đã mang người con gái đó "gửi" vào trong thân Dung thụ (cây Dâu). Sau này, khi Dung thụ bị ?omưa bão? làm đổ, trôi về sông Dâu, đã được Man Nương vớt lên để lấy gỗ tạc tượng Tứ Pháp, còn người con gái được Man Nương "gửi vào cây Dung thụ trước đây, khi đó đã biến thành hòn đá thiêng, tức ?oPhật Thạch Quang?.
    ?oPhật Thạch Quang? hiện được để trong một khám nhỏ đặt ngay trước tượng Phật Pháp Vân ở chùa Dâu. Đó là một khối đá hình ống thu nhỏ dần về phía trên, đường kính trung bình khoảng hơn 10 cm, cao 19 cm; mặt đáy dưới được mài phẳng; đầu phía trên hình tròn, có cắt nấc vòng quanh, phía đầu tròn đó lại được xẻ bậc một nửa. Ở các chùa thờ Tứ Pháp khác, ?oPhật Thạch Quang? được hoá thân thành một pho tượng phật nhỏ, cũng đặt trước Tứ Pháp. Nhân dân địa phương thường gọi pho tượng này là "Đức Thánh Tải" và giải thích đó là "con" của Tứ Pháp.
    Phật Tứ Pháp thì, như đã biết, đều được đặt ở trung tâm ban thờ tại Thượng điện của các chùa Tứ Pháp.
    Từ truyền tích trên đây và thực tế khảo sát di tích các chùa Tứ Pháp, nếu lược đi những chi tiết huyền ảo, chúng ta dễ dàng nhận thấy ?oPhật Thạch Quang? chính là hình ảnh của tín ngưỡng thờ đá, còn Phật Tứ Pháp chính là hình ảnh của tín ngưỡng tôn thờ các lượng tự nhiên thường xuyên chi phối sản xuất nông nghiệp (mây, mưa, sấm, chớp), rồi trở thành các nữ thần nông nghiệp, của cư dân vùng Dâu, vốn có từ xa xưa.
    Thờ đá, cũng như việc tôn thờ các cây cối, con vật, các hiện tượng thiên nhiên..., vốn là tín ngưỡng cổ sơ của loài người. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp Việt cổ ở vùng Dâu, tín ngưỡng này được biểu hiện cụ thể dưới hình thức tôn thờ Thạch Quang (hòn đá phát sáng, đá thiêng) và các nữ thần - các bà thần (Pháp) Vân, Vũ, Lôi, Điện. Đây cũng là những biểu tượng gần gũi, gắn bó với tín ngưỡng phồn thực, mà việc thờ cúng các đối tượng này luôn gắn với mong cầu sự sinh sôi, phát triển của con người và muôn loài. X.A.Tôcarev đã nhận xét rất đúng rằng: "Những lễ nghi và tín ngưỡng dục tình không phải lúc nào cũng dễ tách biệt khỏi các hình thức tôn giáo, đặc biệt là tách rời sự thờ cúng các thần được mùa trong nông nghiệp"(3). Điều đáng lưu ý là, những tín ngưỡng cổ sơ của cư dân Việt cổ vùng Dâu, sau khi tiếp xúc với Phật giáo thì đã được Phật hoá, trở thành đức Phật Thạch Quang, Phật Tứ Pháp, được thờ tại vị trí trang trọng trên Phật điện. Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, trong cái "vỏ" vật chất - tượng Phật Thạch Quang, tượng Phật Tứ Pháp, và trong cái "vỏ" Phật giáo, những tín ngưỡng dân gian cổ xưa của cư dân Việt cổ đã được bảo lưu khá bền vững. Đó cũng chính là một trong những giá trị độc đáo của các di tích ở vùng Dâu.
    2.2- Phật mẫu Man Nương - bóng dáng bà "Mẹ xứ sở":
    Trong tín ngưỡng dân gian cổ xưa, thờ Mẹ là một trong những tín ngưỡng quan trọng. Không thể giản đơn nghĩ rằng, "Mẹ là nữ giới, sinh thành ra chúng ta, mà, mẹ là một ?ođấng vô cùng?, tức bà "mẹ thế gian" thiêng liêng với quyền năng vô lượng, nguồn gốc của mọi nguồn hạnh phúc trên đời"(4). Bà "Mẹ xứ sở" là một biểu hiện tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẹ ấy, Bà là ai? Quanh vấn đề này còn có những ý kiến khác nhau, nhưng có một biểu hiện để dễ nhận ra bà nhất: đó là một phụ nữ bản địa, sau cuộc hôn phối thiêng với người đàn ông ngoại tộc, đã mang thai, sau đấy, có một cuộc sinh nở thần kỳ. Có thể kể đến các bà "Mẹ xứ sở" ấy như Bà Âu Cơ...
    Phật Mẫu Man Nương, hiện có tượng thờ tại chùa Tổ, cũng in đậm bóng dáng của một bà "Mẹ xứ sở":
    - Man Nương là người con gái sinh ra và lớn lên ở vùng Dâu (tại làng làng Mèn - làng Mãn Xá, xã Hà Mãn ngày nay).
    - Man Nương đã có cuộc hôn phối thiêng (lạ thường) với nhà sư Ấn Độ Khâu Đà La: Khi theo Khâu Đà La học đạo, một đêm kia, khi Man Nương đang nằm ngủ tại cửa bếp của chùa Linh Quang (ở Phật Tích), thì Khâu Đà La "bước qua", từ đó Man Nương có thai:
    "Đà La thầy trở về phòng
    Bước qua, tâm phúc hư không chuyển dời"(5).
    - Man Nương đã qua cuộc sinh nở thần kỳ: Bà có mang mười bốn tháng, rồi sinh ra một bé gái. Khâu Đà La đã bế đứa bé trao cho Dung thụ, cây liền mở lòng ôm lấy đứa bé:
    Hư không lá rợp phủ che.
    Hai cành thốc mở, tức thì ẵm lên"(6).
    - Man Nương có sức mạnh thần kỳ, quyền năng vô lượng: Bà đã từng làm được những việc mà cả ngàn quân lính của Sĩ Nhiếp không sao làm được (kéo Dung thụ từ dưới sông Dâu lên bờ, gọi được Thạch Quang trở về lòng mình...). Đặc biệt, khi trong vùng bị hạn hán kéo dài, Man Nương đã dùng tích trượng (do Khâu Đà La trao cho) cắm xuống đất, khơi được nguồn nước tràn trề, cứu dân qua cơn đại hạn - ở chùa Tổ, nay còn dấu vết nơi Man Nương cắm tích trượng ấy.
    Với những biểu hiện như trên, rõ ràng Man Nương đã hiển hiện bóng dáng của một bà "Mẹ xứ sở" Mẹ Đất và Nước. Cùng với Mẹ Âu Cơ, giờ đây là Man Nương, "bước đi" của các bà hoàn toàn phù hợp với quá trình cư dân Việt cổ từ vùng cao tiến xuống khai phá vùng châu thổ. Theo đó, vào những thế kỷ trước Công Nguyên, cư dân Việt cổ đã khai phá và làm chủ vùng Dâu. Đó là cơ sở để sinh thành và cố định hình ảnh bà "Mẹ xứ sở" Man Nương. Đó cũng là hình ảnh phản ánh thực tế quá trình tiếp xúc giữa tín ngưỡng dân gian - văn hoá Việt bản địa, với Phật giáo Ấn Độ du nhập, đã đưa tới sự ra đời trung tâm Phật giáo Dâu, từ những thế kỷ đầu công nguyên.

  10. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tiếp bài trên
    Một lần nữa, chúng ta tiếp tục ghi nhận gía trị đặc biệt của di tích: những ngôi chùa Tứ Pháp ở vùng Dâu, vì đó chính là những di tích đã ngưng đọng và biểu hiện sinh động những di sản văn hoá phi vật thể - tín ngưỡng dân gian cổ sơ của cư dân Việt cổ.
    2.3- Chợ Dâu - những ảnh xạ về hoạt động kinh tế và đời sống tín ngưỡng của cư dân Việt cổ vùng Dâu:
    Từ những thế kỷ trước Công nguyên, đặc biệt là trong suốt mười thế kỷ đầu công nguyên, Dâu - Luy Lâu được coi là một ?ođô thị? sầm uất, các hoạt động kinh tế, nhất là việc giao lưu, buôn bán, diễn ra rất nhộn nhịp. Chợ Dâu (chợ Khương Tự) là một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động giao lưu, buôn bán nhộn nhịp.
    Chợ Dâu "họp" ngay trên khu đất trống trước cửa chùa Dâu. Xưa kia, chợ Dâu từng nổi tiếng khắp vùng châu thổ sông Hồng:
    "Xứ Đông có chợ Bằng Gồi
    Xứ Bắc: Dâu, Khám,
    Xứ Đoài: Dâu, Canh"
    Đến nay, chợ Dâu vẫn là một chợ lớn trong vùng. Hàng tháng, chợ đều họp 12 phiên (vào các ngày 2, 5, 7, 10, 12, 15, 17, 20, 22, 25, 27, 30 âm lịch).
    Song, chúng tôi muốn dành sự quan tâm nhiều hơn cho việc dò tìm ?olớp văn hoá? sơ khởi của chợ Dâu - một vấn đề dường như đến nay vẫn còn ít được đề cập trong các công trình nghiên cứu về vùng Dâu.
    Theo nhân dân trong vùng cho biết, chợ Dâu vốn là chợ chùa, chợ Tam bảo, nhưng khởi thuỷ, đây là một chợ âm. Cho đến trước năm 1945, chợ Dâu, với ?otư cách? một chợ âm, hàng năm vẫn họp một lần vào chạng vạng tối ngày mồng bảy tháng tư âm lịch (trước ngày chính hội chùa Dâu 8/4).
    Chợ âm dương là một loại chợ đặc biệt. Các chợ này thường "họp" vào lúc chạng vạng tối, khoảng thời gian giữa ngày và đêm - đó là khoảng thời gian, theo quan niệm trong dân gian, diễn ra sự chuyển tiếp từ Dương (ngày) sang Âm (đêm). Mọi việc mua và bán tại chợ đều diễn ra rất nhanh: người mua không mặc cả, người bán khi nhận tiền không cần đếm; hai bên mua - bán cứ lặng lẽ trao đổi, không ai nói với ai. Họ cho rằng, đi chợ âm dương là đi ?omua may bán rủi?; có thể việc mua bán là giữa người với người, cũng có thể là giữa người với ma (người dưới cõi âm)... Vì thế, không có ai bị thua thiệt trong việc mua bán đó, bởi mọi việc mua bán ở đây đều là việc làm phúc.
    Cũng như các chợ âm dương khác, ở chợ Dâu, hàng hoá được mua bán cũng có đủ các mặt hàng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nhưng nhiều nhất là đồ mã. Sách Đại Nam thống chí chép: ?oChợ Khương Tự (chợ Dâu) bán nhiều đồ mã, ở huyện Siêu Loại?(7).
    Như vậy, trước khi trở thành ?ochợ chùa?, ?ochợ Tam bảo?, rồi nhập vào mạng lưới chợ nông thôn như hiện nay, chợ Dâu vốn là một chợ âm dương khá nổi tiếng ở vùng Dâu. Từ nền cảnh đời sống kinh tế, văn hoá ở vùng Dâu thời cổ, có thể nhận thấy việc tồn tại chợ Dâu, một chợ âm dương, đã gợi nghĩ về lịch sử xa xăm của vùng đất này, trên mấy nét căn bản sau đây:
    - Về hoạt động kinh tế: chợ Dâu vốn gắn với hoạt động trao đổi, mua bán giữa những người làm nghề nông (nông dân) với những người làm nghề chài lưới, đánh bắt cá (dân chài). Xa xưa, và cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, nông dân vùng Dâu vẫn có thói quen bắt đầu đi làm (ruộng) hàng ngày từ sáng sớm, họ làm qua buổi trưa (thường gọi là làm ?oquá mái?), sang khoảng giữa buổi chiều thì trở về nhà, sau đó mới đi chợ và nấu cơm ăn. Dân chài lưới thì hiển nhiên là, họ đi đánh bắt cá cả ngày, chiều tối mới trở về để lên chợ bán cá tôm đánh bắt được trong ngày và mua những vận dụng cần thiết cho sinh hoạt của mình. Vì thế, thời gian ?ohọp? chợ giữa những người nông dân và những người dân chài thuở xưa, diễn ra vào buổi chiều tối là phù hợp nhất. Cũng vì thế, chợ Dâu - chợ âm dương, chính là ảnh xạ của thực tế các hoạt động kinh tế nông nghiệp, đánh bắt cá đã xuất hiện từ rất sớm ở vùng Dâu.
    - Về đời sống tín ngưỡng, tâm linh, sự tồn tại chợ Dâu - chợ âm dương, gợi nghĩ tới hai điểm đáng chú ý sau đây:
    Thứ nhất, cũng như người nông dân ở các vùng miền khác, với ý thức ?otự kỷ trung tâm? (lấy mình làm trung tâm), người nông dân vùng Dâu đã tự nhận mình là Dương, và cho người dân chài Âm, là thuộc ?othế giới? khác. Do vậy, tại chợ âm dương, việc giao tiếp giữa người dương với người âm vốn có gốc gác là giao tiếp giữa nông dân với dân chài lưới ở vùng Dâu xưa.
    Thứ hai, xuất phát từ việc cho rằng chợ âm dương là nơi mua bán, trao đổi lẫn lộn giữa người Dương và người Âm (người đã chết, ma quỷ), nên những người đi chợ thường im lặng trong khi mua bán, trao đổi và thực hiện ?omua nhanh bán chóng? vì cho rằng việc mua bán, trao đổi của họ có thể đang diễn ra giữa người với người, cũng có thể là giữa người với ?oma?. Như vậy, rõ ràng là, trong quan niệm của người vùng Dâu đương thời, người âm có hình hài giống và to bằng người dương ( một quan niệm ?ovũ trụ luận? khá đặc biệt).
    Những phác hoạ về chợ Dâu - chợ âm dương trên đây, dù sao cũng chỉ dừng lại ở một giả thiết làm việc. Từ những trình bày đó, chúng tôi chỉ muốn được lưu ý về một bộ phận hợp thành di tích chùa Dâu nói riêng, các di tích ở vùng Dâu nói chung, mà lâu nay chúng ta còn ít quan tâm, là chợ Dâu - chợ âm dương. Đó không chỉ là một bộ phận của di tích chùa Dâu, mà còn có ý nghĩa phản ánh nhiều nét đặc biệt của lịch sử, văn hoá vùng Dâu.
    2.4- Hội Dâu - di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu và đặc sắc của trung tâm Phật giáo Dâu:
    Lễ hội Dâu là một bộ phận nằm trong các sinh hoạt Phật giáo của trung tâm Phật giáo Dâu. Cùng với các lễ hội lớn khác, như hội chùa Ngọc Khám (Thuận Thành), hội Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm), Hội Dâu đã góp phần làm nên một lịch hội dày kín, một không khí lễ hội tưng bừng ở vùng Bắc Ninh xưa trong dịp tháng Tư âm lịch hàng năm: ?oMồng bảy hội Khám, mồng Tám hội Dâu, mồng Chín đâu đâu cũng về hội Gióng?.
    Cho đến trước năm 1945, lễ hội Dâu vẫn được tổ chức đều đặn hàng năm. Khoảng mười năm trở lại đây, lễ hội Dâu đã từng bước được khôi phục. Tham gia tổ chức lễ hội Dâu là nhân dân 12 làng thuộc tổng Dâu (tổng Khương Tự) trước đây. Lễ hội Dâu cũng thu hút rất đông khách thập phương từ các vùng gần xa về đây lễ Phật, dự hội. Vì thế, lễ hội Dâu là lễ hội có quy mô vùng. Từ trước đến nay, nhân dân vùng Dâu vẫn thường gọi lễ hội này là Hội Dâu, nên chúng tôi cũng chọn cách gọi ngắn gọn, dân gian của lễ hội này là hội Dâu, để tiện trình bày.
    + Nguồn gốc và diễn trình Hội Dâu:
    - Nguồn gốc:
    Truyền thuyết dân gian, được cố định tại văn bản Cổ Châu Phật bản hạnh, cho biết, vào đầu Công nguyên (thời thuộc Hán), các tăng sĩ Ấn Độ là những người đầu tiên truyền đạo (Phật) vào vùng Dâu, mà một người có công đầu là Khâu Đà La. Lúc đó, ở làng Mãn Xá (phía Tây Nam làng Dâu) ông bà Tu Định có người con gái là Man Nương. Do rất phục phép màu của sư Khâu Đà La, nên ông bà Tu Định cho (con gái) theo thày học đạo. Đến năm 12 tuổi, Man Nương đã được thày truyền cho nhiều Phật pháp. Một đêm, khi Khâu Đà La đi vắng, Man Nương ở nhà nằm giữa khuê phòng, ngủ thiếp đi. Nhà sư Khâu Đà La lúc trở về chùa, vì thấy Man Nương đang nằm ngang chắn lối, đành phải bước qua. Từ đó, Man Nương có thai.
    Qua 14 tháng mang thai, đến ngày 8 tháng tư, Man Nương sinh hạ một con gái. Nàng liền đem đứa bé trao cho Khâu Đà La. Khâu Đà La bèn mang đứa bé ấy đến bên Dung thụ, gõ cây đọc kệ, cây bỗng mở rộng thân mình, ôm đứa bé vào lòng. Sau đấy, Khâu Đà La trao cho Man Nương cây tích trượng và dặn cách cắm cây tích trượng ấy xuống đất để lấy nước chống hạn. Man Nương trở về quê, nàng đã giúp dân chống hạn rất ứng nghiệm.
    Đến năm Giáp Tý (?), trong một đêm mưa bão, Dung thụ kia bị đổ, rồi theo sông Dâu trôi đến trước cửa thành Luy Lâu thì dừng lại. Khi ấy, thái thú Sĩ Nhiếp đang đóng trong thành, đã cho quân lính ra kéo cây vào, nhưng không được; đến khi Man Nương tung dải yếm ra, thì cây trôi theo vào ngay:
    Man Nương khấn nguyện một lời,
    Dải yếm buộc lấy, động dời cây cao?.
    Sĩ Nhiếp lập tức sai người cắt Dung thụ để tạc thành các tượng phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Nhưng khi làm lễ rước các Phật lên toà, thì chỉ rước được ba tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp điện, còn tượng Pháp Vân thì bao người khênh vẫn chẳng chuyển. Hỏi ra mới biết, khi thợ mộc cắt khúc cây để tạc tượng này có gặp phải viên đá, họ bèn vứt xuống sông Dâu. (Mà rất kỳ lạ, khi viên đá bị ném xuống sông, thì thấy ?ohào quang sáng khắp giữa dòng ghê thay?). Sĩ Nhiếp liền sai những người quen nghề chài lưới mò tìm viên đá, nhưng không thấy. Phải đến khi Man Nương tới, thì viên đá mới đột nhiên ?onhảy lên? lòng nàng. Sĩ Nhiếp liền ?ophong? viên đá thiêng này là ?oThạch Phật Bụt quan? (dân gian thì gọi là Phật Thạch Quang) và cho rước vào chùa Dâu, đặt thờ ngay trước phật Pháp Vân. Sau đấy, lễ khánh thành Tứ Pháp được diễn ra tốt đẹp.
    Từ đó, ngày 8 tháng tư (âm lịch) được coi là ngày "Phật đản" (ngày sinh của Tứ Pháp). Hàng năm, cứ đến dịp này, vùng Dâu lại mở hội tưng bừng tại các chùa thờ Tứ Pháp, với sự tham gia đông đảo của nhân dân trong vùng.
    - Diễn trình Hội Dâu:
    Tham gia tổ chức hội Dâu là nhân dân ở 12 làng thuộc tổng Khương Tự (tổng Dâu) xưa: Khương Tự, Đại Tự,Thanh Tương, Thanh Hoài, Lũng Khê, Văn Quan, Phương Quan, Mãn Xá, Trà Lâm, Tư Thế, Công Hà, Đông Cốc.
    Chính hội diễn ra trong hai ngày mồng 8 và mồng 9 (tháng 4), nhưng từ sáng ngày mồng 7, nhân dân các làng đã kéo đến các chùa tiến hành việc chuẩn bị. Chiều mồng 7, các tượng Tứ Pháp được hạ xuống kiệu để ?otắm? (lau rửa cho sạch sẽ), rồi ?ophong y? (mặc quần áo đẹp), để ngày hôm sau rước đi tham gia hội. Tối hôm đó (mồng 7), và trong cả hai đêm mồng 8, mồng 9, lão bà của các làng đều tập trung ra các chùa, cùng nhau kể hạnh.
    Sớm mồng 8, hội Dâu bắt đầu bằng việc dân làng Lũng Khê (làng ?osở tại? của đền Lũng - nơi thờ Sĩ Nhiếp) rước ngai thờ thái thú Sĩ Nhiếp và con gái ông ta ra chùa Dâu để khai hội (vì theo nhân dân trong vùng, Sĩ Nhiếp là người có công tạc tượng Tứ Pháp và xây dựng hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp), xong lại rước (ngai thờ Sĩ Nhiếp và con gái ông ta) về đặt tại đền Lũng. Ngay sau đó, các làng bắt đầu cuộc rước các bà Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện về ?ohội đồng? cùng chị cả Pháp Vân tại sân chùa Dâu.
    (Ở các chùa Tứ Pháp, xưa kia chùa nào cũng có một tượng ?oThủ bệ? (giữ bệ) đặt ở sau Tứ Pháp. Khi Tứ Pháp "đi" dự hội, thì tượng ?oThủ bệ? được rước lên đặt vào chỗ tượng Tứ Pháp. Tượng ?othủ bệ? ở đó là để thay Tứ Pháp trông giữ chùa, dẹp đuổi ma quỷ nếu chúng đến ?ocướp chỗ? của Tứ Pháp).
    Năm nào cũng vậy, vì người dự hội đông vô ngần, chật bãi chật đường, nên Bà Dàn (là em út) phải có mục ?ođánh gậy? để dẹp lối cho các đoàn rước và lấy đất mở hội - Thực ra là, làng Dàn được phân công chọn lấy 32 thanh niên khoẻ mạnh, đi thành đoàn, mỗi người mang theo một cây gậy tre (gậy được cuốn giấy đỏ thì gọi là ?ohồng côn?, gậy tre ?obánh tẻ? đem xát muối, phơi nắng cho trắng thì gọi là ?obạch trượng?), vừa đi vừa múa (gậy) để dẹp đường.
    Khi Tứ Pháp đã ?ohội đồng? (tập hợp) bên nhau tại chùa Dâu, cũng là khi rất nhiều trò diễn, nhiều cuộc thi tài thể thao, văn nghệ dân gian được tổ chức, như: múa sư tử, múa hoá trang rùa và hạc, múa trống, đốt cây bông, đấu cờ người, đấu vật... Các trò vui, cuộc thi này kéo dài trong suốt 2 ngày mồng 8 và mồng 9. Nhưng đặc biệt hơn cả là cuộc thi ?ocướp nước? giữa hai bà Pháp Vũ và Pháp Lôi: đúng 12 giờ trưa, hai đội rước của hai làng Đại Tự và Thanh Tương tập trung ở sân chùa Dâu, chờ khi có hiệu lệnh, mỗi đội liền rước một kiệu - trên có đặt tượng Pháp Vũ và Pháp Lôi, chạy một mạch ra tam quan chùa. Đội nào chạy đến trước và hạ kiệu an toàn, được coi là thắng cuộc. Tương truyền, năm nào bà Pháp Lôi thắng thì năm đó mưa thuận gió hoà, năm nào bà Pháp Vũ thắng thì năm đó đồng ruộng rất nhiều đỉa.

Chia sẻ trang này