1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tiếp bài trên
    Cũng trong hai ngày mồng 8 và mồng 9, mỗi ngày một lần, vào khoảng chiều muộn, bốn chị em Tứ Pháp còn được tổ chức rước ra chùa Tổ để bái vọng Mẹ (Phật mẫu Man Nương) và ông bà Tu Định. Sau cuộc bái vọng ngày mồng 9, cả bốn chị em Tứ Pháp cùng được rước đi tuần nhiễu quanh tổng. Đoàn rước, với sự tham gia của đại diện nhân dân 12 làng thuộc tổng Khương Tự, có mang theo nhiều cờ, biển, bát bửu, tàn vàng, quạt lớn, lại có chiêng trống gõ nhịp vang lừng. Cuộc ?otuần nhiễu? bắt đầu từ chùa Tổ, trở về Dâu, rồi lần lượt qua các làng Đại Tự, Thanh Tương, Thanh Hoài, Lũng Khê, Phương Quan... (đường ?otuần nhiễu? nay vẫn còn dấu vết rõ ở nhiều đoạn). Đến trước cửa đình của các làng, đoàn rước đều dừng lại để Tứ Pháp bái vọng thành hoàng làng, cũng là để vị tiên chỉ của làng đó ra lễ Tứ Pháp. Khi đến chùa làng Thanh Tương (Phi Tướng tự) thì Pháp Lôi (bà Tướng) chào chị, chào em rồi được đưa về chùa của mình (làng Thanh Tương làm lễ rồi rước Pháp Lôi vào chùa). Khi đi qua thành Luy Lâu, đoàn rước dừng lại trước cửa đền Lũng để Tứ Pháp vái Đống Răm. Cứ lần lượt như vậy, đoàn tuần nhiễu đưa Pháp Điện về chùa Phương Quan; rồi hai bà Pháp Vân, Pháp Vũ về đến chùa Dâu thì hai chị em chào nhau, sau đấy Pháp Vân về chùa Dâu, Pháp Vũ về chùa Đậu (Pháp Vũ về cuối cùng). Lúc đó, hội coi như đã kết thúc.
    Ngoài các hoạt động chính của hội kể trên, trong hai ngày mồng 8 và mồng 9, các gia đình ở trong 12 làng thuộc tổng Khương Tự đều sắm sửa lễ vật ra chùa lễ Phật (lễ vật thường là hương hoa, oản quả). Họ còn làm cỗ ở nhà để thiết đãi bà con và bạn bè xa gần về dự hội. Vì thế, suốt bốn, năm ngày, cả vùng Dâu nhà nhà nhộn nhịp, làng làng tưng bừng. Đấy là dịp vui chung lớn nhất trong năm của nhân dân vùng Dâu.
    + Nhận thức ban đầu về giá trị của Hội Dâu:
    Thứ nhất, Hội Dâu là một hoạt động tái hiện, có giá trị phản ánh sinh động quá trình hình thành trung tâm Phật giáo Dâu - một trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta, ra đời từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Sự ra đời trung tâm Phật giáo này là quá trình Phật hoá các đối tượng vốn được tôn thờ trong đời sống tín ngưỡng dân gian bản địa, của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, khi tiếp xúc với Phật giáo Ấn Độ. Điều đặc biệt là, quá trình tiếp xúc giữa những tín ngưỡng bản địa, cổ sơ ấy, với Phật giáo, tại vùng Dâu, không phải là quá trình chối bỏ, loại trừ nhau; trái lại, đây là một quá trình hội nhập, biến đổi để tồn tại trong thích ứng yên ả.
    Thứ hai, hội Dâu là một bằng chứng phản ánh sự dung hoà giữa việc thờ Phật với việc tôn thờ các vị thần bảo hộ các cộng đồng làng xã trong vùng - Tứ Pháp trên đường tuần nhiễu đã dừng lại, tại các cửa đình làng, để ?obái vọng? thành hoàng của làng mà đoàn rước đi qua, đồng thời, cùng lúc đó, vị tiên chỉ của làng - người đại diện cao nhất của làng, cũng ra làm lễ Tứ Pháp.
    Thứ ba, hội Dâu còn là một bằng chứng xác nhận việc, ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo và Nho giáo, khi du nhập vào Việt Nam đã có sự dung hoà, thậm chí có thể nói, đấy là một cuộc ?ochung sống? êm dịu. Vì thế, thái thú Sĩ Nhiếp - người được đời sau tôn là ông tổ của việc học hành ở nước ta (?oNam Giao học tổ?), đã được dân làng Lũng Khê - theo sự phân công của dân hàng tổng, rước bài vị ra chùa Dâu để khai hội Dâu.
    Thứ tư, từ những lẽ đó và vì lẽ đó, có thể nhìn nhận hội Dâu như một cái ?ovỏ? bao chứa, dung nạp và trình diễn sống động thực thể văn hoá, tín ngưỡng dân gian và cổ xưa của trung tâm văn hóa Dâu, dưới rất nhiều dạng vẻ khác nhau: khi là những dấu vết nguyên sơ, khi là sự hỗn dung cùng Nho, cùng Phật... Do đó, có thể nhìn nhận hội Dâu như một lễ hội Phật giáo/dân gian; đồng thời, có thể khẳng định hội Dâu là một bảo tàng sống, ở đó lưu giữ và chuyển tải những di sản văn hoá, hữu thể và vô thể, hết sức đặc sắc của trung tâm văn hoá Dâu.
    Điều cuối cùng, từ những trình bày trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy các di tích ở vùng Dâu không chỉ là nơi lưu giữ các di sản vật thể gắn bó với hội Dâu (tượng Phật, kiệu rước, đồ thờ cúng...), mà còn là không gian/địa điểm quan trọng bậc nhất để diễn ra các hoạt động của hội Dâu. Mặt khác, hội Dâu cũng chính là ?ophần hồn? đặc sắc nhất của các di tích ở vùng Dâu; thiếu đi cái ?ophần hồn? ấy, giá trị của các di tích ở vùng Dâu chắc chắn sẽ bị suy giảm đáng kể.
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    ++ Đấy là cụ Thao cùng mấy cụ ông bán hàng nước ở bến Hồ, đã dắt tôi tới tận di chỉ cư trú cổ đang bị trơ ra bên vách sông Đuống, tại địa điểm Kè Đá (thuộc xóm Bãi, xã Song Hồ, nay là thị trấn Hồ).
    @Quốc Anh: Có phải cụ Thao này hôm qua uống rượu với anh em mình không nhỉ? Băn khoăn quá, được hầu rượu cao nhân mà không biết.
    +Tiếp đó, là trưởng họ Đỗ ở làng Lạc Thổ đã dịch cho tôi hiểu cuốn gia phả của dòng họ, nhờ đó, tôi được biết cụ tổ đời thứ tư của dòng họ này (cách ngày nay đã 200 năm có lẻ) đã từng tổ chức bắc cầu tre qua sông Đuống. Đó là những chỉ dẫn có ý nghĩa tiên quyết khiến tôi nảy sinh nghĩ suy rằng, dòng Đuống cổ xưa chắc chắn không giống như hiện tại.
    + Lời bàn thêm:
    Ngày còn nhỏ tôi có đọc một tài liệu, nói rằng vào thời nhà Trần mỗi mùa nước lên thì sông Hồng là một mối đe dọa đối với thành Thăng Long, vì vậy mà nhà vua luôn phải cho phá đê phía bắc (Vùng Gia Lâm, Bắc Ninh) để thoát nước, giải nguy cho kinh thành. Nhưng làm như vậy thì dân chúng phía bắc rất khổ sở, vất vả, hoa màu thì bị hỏng hết., thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy mà triều đình đã bao lần họp bàn về chuyện này, nhưng không tìm ra được lời giải đáp. Một vị quan lớn lúc bấy giờ (quên tên) người Từ Sơn, đã đưa ra sáng kiến là đào một nhánh sông mới bắt nguồn từ sông Hồng, trước khi sông Hồng chảy đến kinh thành để làm giảm lưu lượng nước khi sông Hồng đi qua Thăng Long thành. Ý kiến này ngay lập tức bị phản đối mạnh, vì họ cho là không tưởng, quá táo bạo. Nhưng vị quan này đã suy nghĩ kỹ, ông cho rằng khó khăn cũng phải làm nếu ko dân chúng không bao giờ hết khổ sở mỗi lần nước lên bị phá đê.
    Ông xin vua cấp tiền và đứng ra chỉ đạo trực tiếp việc đào sông Đuống khơi dòng chảy. Khổ nỗi là chưa làm xong thì ngân sách được cấp cũng tiêu hết, ông đã dùng số tiền riêng, trước đây được vua ban thưởng, để tiếp tục việc đào sông Đuống, số tiền đó lại hết, ông lần lượt bán hết cả đồ đạc quý trong nhà. Đến khi công trình xong thì ông chỉ còn hai bàn tay trắng.
    Tôi đồ rằng ,có lẽ vì cảm phục một tấm lòng vì dân vì nước như ông, mà người dân đã đặt cho dòng sông Đuống tên chữ là sông Thiên Đức, tức là đức độ cao rộng như trời.
    Như vậy, hoặc là thời nhà Trần mới có sông Đuống, hoặc là trước đó có rồi nhưng nhỏ hẹp, có thể bắc cầu tre qua được, sau này vị quan cho đào rộng ra , sâu hơn và kết nối ra sông Hồng và Lục Đầu Giang. Đó là vấn đề mà hậu sinh chúng ta có thể tìm hiểu thêm khi có dịp.
    Cảm ơn Quốc Anh, người con rể tương lai của đất Kinh Bắc đã dành một tình cảm đặc biệt cho vùng đất này.
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 15/08/2006
  3. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Họa tiết hoa sen
    trong các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam (ST)​
    (tặng anh tlbp)
    Không riêng gì Việt Nam mà dường như ở tất cả các nước châu Á, ai ai cũng yêu thích và trân quí một loài hoa bình dị mà thanh cao, giản đơn nhưng quyến rũ, rất thực tế đời thường nhưng đồng thời cũng rất siêu thoát thiêng liêng: Hoa sen. Theo truyền thống Tây Tạng, hoa sen được dùng làm biểu tượng cho các luân xa trọng yếu trong con người. Ở Thái Lan, cứ sau mỗi vụ mùa thu hoạch, người ta thường tổ chức lễ hội ?oLoykrathong? bằng cách làm những chiếc thuyền trang hoàng đầy hoa sen và đèn cầy, thả trên sông để cám ơn thần nước. Ở Trung Quốc, thì hoa sen còn mang nhiều ý nghĩa phong phú như: sự thanh khiết, nhân quả luân hồi (quá khứ: sen nở; hiện tại: đài sen; tương lai: hạt sen), sự hôn nhân (hai hoa cùng một bụi), sự nối truyền liên tục (hạt sen còn gọi là ?otử? có nghĩa là ?ocon?), vàsự thịnh vượng, tiềm năng mạnh mẽ (hoa vươn lên khỏi mặt nước, lá xanh phủ rợp mặt hồ). Đối với người Việt, thì hình tượng hoa sen được nâng lên với ý nghĩa triết lý sống sâu sắc.
    Ở đây, ý nghĩa càng thâm thúy hơn khi được các nhà nghệ nhân vận dụng những họa tiết của hoa sen trong những công trình triến trúc chùa tháp, đền đình v.v... dưới nhiều phương thức tạo hình nghệ thuật khác nhau để tạo ra những bức phù điêu, những đường diềm hoa văn trang trí thật tuyệt mỹ, gây nhiều ấn tượng khó quên trong lòng mọi người. Dù là một phần nhỏ khiêm tốn bên những công trình kiến trúc đồ sộ, hay lặng lẽ dưới những pho tượng Phật tôn nghiêm, nhưng ta vẫn nhận ra yếu tố quan trọng của hoa sen là không thể thiếu, để tạo nên một tổng thể hài hòa, toàn mỹ.
    Có thể nói, sau nền mỹ thuật Đông Sơn thì nền mỹ thuật thứ hai phát triển mạnh, nổi bật đáng kể nhất là mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225). Thời bấy giờ triều đình xem Phật giáo là quốc giáo, các chùa tháp được xây dựng có nhiều kiến trúc đồ sộ trang nghiêm, cùng với sự ra đời của những pho tượng Phật được tạc vào thời kỳ này rất đẹp, điều đó chứng tỏ trình độ mỹ thuật khá cao của cha ông ta thời bấy giờ. Hòa cùng với những kiệt tác và các công trình kiến trúc đó là những mô-típ hoa văn trang trí rất kỳ công và sống động, được các nghệ nhân thể hiện bên trong chùa, ngoài tháp hay trên cửa đình, kèo miếu... Đặc biệt nổi bật đáng kể là các mô-típ hoa sen.
    Nếu ai có dịp ra thủ đô Hà Nội, xin nhớ ghé thăm lại ngôi chùa Một Cột (còn gọi là chùa Diên Hựu), đứng lùi xa một chút bạn sẽ thấy cấu trúc chùa có hình dáng trông giống như một đóa sen vừa mới nở soi bóng xuống hồ Linh Chiểu. Không riêng gì chùa Một Cột, mà hầu như tất cả các ngôi chùa ở thời kỳ nầy dưới mỗi chân cột là một hoa sen nở, được chạm trên bệ đá, trong mỗi cánh sen lại được trang trí ?olưỡng long tranh châu? trông thật công phu, tỉ mỉ, sắc sảo không kém gì so với bệ sen dưới tượng Phật A Di Đà (ở chùa Phật Tích - H.1). Những bệ sen ở tháp Chương Sơn (thuộc chùa Ngô Xá - Nam Hà) hay ở chùa Hoàng Xá cũng là một trong những kiệt tác thời bấy giờ . Hoa sen không những trang trí trên các bệ đá hay dưới chân cột mà còn được trang trí ở bên ngoài lan can, như ở chùa Hương Lãng, phần chính của lan can là hình con chim phượng đứng trên bông sen trông thật duyên dáng. Ở chóp tháp Phật Tích có hình con chim thần đang đứng trên bông sen chứng tỏ một tài năng nghệ thuật cực kỳ khéo léo. Ngoài những tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng chất liệu trên đá, hoa sen khi được chạm khắc trên gỗ còn độc đáo, tuyệt mỹ hơn, điển hình là các mô-típ hoa sen chạm khắc trên gỗ ở chùa Thầy (Hà Tây), chùa Ngọc Đình.
    Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: trong hầu hết di tích thời Lý được phát hiện, như ở Hà Nội, Hà Bắc, Hải Hưng cho đến Nam Hà v.v... hình tượng nghệ thuật sáng giá và phổ biến nhất là hình ảnh con rồng, kế đó là sóng nước và hoa sen. Đa số những hình ảnh này là các mẫu trang trí thường làm nền phụ cho các tác phẩm chính, nhưng không vì đó mà các nhà nghệ nhân xem nhẹ hay lãng quên đi sự tìm tòi, sáng tạo. Ngược lại, ta thấy các họa tiết hoa sen được thể hiện dưới nhiều dáng vóc, góc độ khác nhau thật tinh tế, sống động. Thỉnh thoảng ta lại gặp hoa sen đi với hoa cúc, những lúc này các nghệ nhân đã linh động uốn cong những cuống sen vốn cứng thẳng thành mềm mại hòa quyện với dây hoa cúc, nhằm thể hiện được ý nghĩa cầu phúc cho con người luôn sống trong sự hòa hợp bình yên. Điều đáng tiếc thời gian và chiến tranh đã tàn phá đi rất nhiều những sản phẩm nghệ thuật quý giá. Các họa tiết hoa sen chỉ được tìm thấy phần lớn trong tổng thể kiến trúc của một số chùa còn tương đối nguyên vẹn, như hoa sen chạm gỗ ở chùa Bối Khê (Hà Tây), chùa Thái Lạc (Hưng Yên - H.2).
    Bệ đá hoa sen vẫn là loại hình nghệ thuật luôn được nhân dân ưa chuộng. Cuối thời Trần một số bệ đá hoa sen có ghi niên đại như ở chùa Hương Trai (Hà Tây), chùa Quế Hương (Hà Tây) và một số bệ không ghi niên đại như ở chùa Hào Xá, chùa Thầy, chùa Thanh Sam. Đó là những khối hộp chữ nhật đồ sộ làm bệ chung cho các tượng Tam thế, được đặt ở phần chánh điện nơi tôn nghiêm nhất trong chùa. Bố cục chung của bệ gồm ba phần; phần trên vẫn là đóa sen nở xòe cánh, giữa là chỗ trang trí chính gồm bốn con chim thần to khỏe ngự ở bốn góc, bốn mặt thì chạm rồng mây, và hình ảnh hoa sen lại được trang trí thêm ở đây, phần cuối cùng của bệ là đế cũng được chạm khá công phu và trau chuốt (H.3).
    Tất cả các họa tiết trang trí hoa sen thời Trần đều toát lên một vẻ đẹp hiện thực, chắc khỏe, khế hợp với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, hình tượng hoa sen đã dần dần trở thành nét đẹp văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Chất hào hoa vương giả ở nơi cung đình, hay thanh cao huyền bí trong chốn thiền môn vốn thường được thể hiện ở thời Lý thì nay lại rất chân chất bình dị trong đền miếu, đình làng, với các thể loại trang trí khác cũng không cầu kỳ lắm. Sang thời Lê sơ (1427-1527) giai đoạn này Nho giáo bắt đầu phát triển cực thịnh, vương quyền lấn áp thần quyền cho nên nền mỹ thuật thời này chỉ biểu hiện tập trung ở các lăng vua và hoa sen đã có thêm đất để nảy nở, góp phần tô điểm thêm nét đẹp văn hóa dân gian, điển hình là hoa sen trang trí trên thành bậc cửa điện Lam Kinh (Lam Sơn - Thanh Hóa). Vào năm 1527 nhà Mạc thay nhà Lê chấm dứt thời hoàng kim của Nho giáo, tư tưởng mọi người thoáng đạt hơn, xu hướng trước kia nay được phát triển, một số mô-típ hoa văn ở thời Trần đã vắng bóng vào thời Lê thì nay lại xuất hiện, như ở bệ đá chùa Mễ Sở (Hải Hưng), hình chim phượng cổ cao như đang nhảy múa trên nền dây leo có hoa sen nở. Rõ nét, sắc sảo hơn là mô-típ hoa sen chạm gỗ ở chùa Hoa Yên (Quảng Ninh), chùa Thiên Phúc (Hải Phòng). Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII những đề tài sinh hoạt dân gian bắt đầu xuất hiện trong các đình, đền. Lúc này hình ảnh hoa sen lại hiện diện dưới dáng dấp mộc mạc, bình dị, gần gũi với cuộc sống làng quê.
    Dù là ở chùa hay ở đình hoa sen đều mang một ý nghĩa tích cực, cao đẹp, nếu có khác chăng là những cánh sen trang trí ở chốn thiền môn đem đến cho chúng ta một cảm giác thiêng liêng, huyền mặc hơn, còn hoa sen trang trí ở đình lại nổi bật đường nét mang tính thôn dã, hiền hòa rất đỗi thân thương. Bức ?oTắm đầm sen? chạm gỗ ở Đông Viên, Hà Tây và tác phẩm "Hoa sen chim cá? ở đền vua Lê là một minh chứng (H.4, H.5). Dẫu chỉ là những đường nét chạm nổi chắc khỏe mang tính hiện thực thô sơ, song đủ đánh động vào lòng người một cách thật hào hứng, vui tươi trong sinh hoạt thường ngày dưới làng quê.
    Đến đầu thế kỷ thứ XIX, do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên trong các ngành mỹ thuật truyền thống đã hiện diện thêm một số họa tiết hoa văn hào nhoáng mới lạ. Vào cuối thời nhà Nguyễn, những nét khắc chạm dân gian lại bắt đầu phát huy cùng với sự dung hòa giữa Phật giáo và Đạo giáo, từ đây chúng ta bắt đầu phát hiện thêm nhiều kiểu mẫu mới, như những hình ảnh xe loan, giá phượng, voi chín ngà, sư tử, lẫn trong ván in vẫn còn nét thẩm mỹ dân gian sâu sắc. Và lẽ cố nhiên mô-típ hoa sen vẫn là một trong những đồ án trang trí khá quan trọng mang đậm sắc màu văn hóa dân gian.
    Ngày nay, vì yêu cầu của đời sống công nghiệp, thế nên phong cách và kiểu dáng trong trang trí mỹ thuật có phần biến đổi tân tiến hơn, đường nét và bố cục khoa học hơn nhưng vẫn giữ được tố chất tao nhã, dung dị, cổ kính của người xưa để lại. Tháp ?oCửu phẩm liên hoa? (hoa sen chín phẩm) ở chùa Cổ Lễ (Nam Hà) xây dựng năm 1926 là một ngôi tháp đẹp, hoa văn sen trang trí ở trường Thiền viện Vạn Hạnh - Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (H.6), chùa Thiên Ấn v.v... trông thật hoàn hảo, là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật xưa và nay. Tuy nhiên khách quan mà nói trong thời đại công nghiệp, hầu như tất cả các công trình kiến trúc nhà cửa, chùa đền v.v... đều được xây dựng bằng xi-măng cốt sắt, các hoa văn trang trí cũng đồng chất như vậy, nên có phần hạn chế về mặt thể hiện. Chất liệu xi-măng đã tạo cho chúng ta có cảm giác hơi bị khô khan, thiếu đi sự mềm mại. Hơn nữa một số mô-típ hoa sen trang trí ở phần lan can hay phong gió của chùa, phần lớn được đổ khuôn sẵn, công đoạn làm nguội thì có khi không được kỹ càng lắm, các đồ án hoa văn thiếu sự đầu tư sáng tạo, có lẽ do yêu cầu hay tầm nhìn còn hạn chế mà chúng ta đã quên rằng: hoa văn trang trí là một trong những bộ phận quan yếu làm tăng thêm vẻ mỹ quan và khẳng định giá trị văn hóa của con người.
    Như vậy, họa tiết hoa sen trong trang trí là hiện thân của cái đẹp, cái thẩm mỹ, đó là kết quả của sự dung hòa đồng điệu giữa tinh thần Phật giáo và tinh thần dân tộc Việt Nam. Nó thực sự bổ ích thiết thực cho cuộc đời, là một nét đẹp văn hóa truyền thống, sinh động, hài hòa, luôn có mặt và gần gũi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
    Hoa văn trang trí nói chung, cũng như họa tiết hoa sen trang trí của người Việt nói riêng, là một trong những di sản văn hóa - nghệ thuật quan trọng của dân tộc . Qua hình tượng hoa sen trang trí cho thấy nó phản ánh muôn vàn dấu ấn tiến bộ, đậm đà bản sắc văn hóa của từng thời đại. Nó còn hàm chứa các nhân tố tư tưởng, đặc điểm kinh tế, tôn giáo, mỹ học... Do đó, thiết nghĩ hoa văn cần được các nhà làm văn hóa, cũng như các nghệ sĩ, nghệ nhân... và tất cả mọi người chúng ta cần phải biết trân trọng, quan tâm nghiên cứu hơn nữa, hầu kế thừa một cách đúng đắn, làm giàu cho đời sống thẩm mỹ, văn hóa của thời đại. Con người, cá nhân hay cả một dân tộc, nếu muốn có một tương lai tốt đẹp thì phải biết trân trọng và phát huy quá khứ. Nói cách tổng quát, không hướng đến cái đẹp thì nhân loại không có sự phát triển, và cũng sẽ không có nền văn minh.
    H.1: Hoa sen dưới chân cột chùa Phật Tích (Hà Bắc).
    H.2: Hoa sen trên vỉ kèo chùa Thái Lạc.
    H.3: Một phần của bệ sen (chùa Thầy).
    H.4: Hoa sen chim cá đền vua Lê (Ninh Bình).
    H.5: Họa tiết hoa sen ở Văn Miếu Hà Nội.
    H.6: Hoa sen trang trí ở Học viện PGVN tại TP.HCM.
    Được quocanh_uk sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 17/08/2006
  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    @"anh lao_thao, lao_thao" va TLBP>> cột đá chùa Dạm có phải là LINGA?
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trích ảnh kèm ở chùa Dạm
    Sau đây là bài viết về ngôi chùa Dạm
    Chùa Dạm
    Xứ Kinh Bắc là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới một số công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý - một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc.
    Chùa Dạm (thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là danh lam thắng cảnh điển hình. Căn cứ vào các thư tịch cổ, chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ 2 (1086). Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình, vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sông Đuống. Năm 1087, "Vua ngự đến chùa Lãm Sơn, đến đêm ban yến cho các quan. Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến". Công trình làm trong 9 năm mới xong. Vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ Triện.
    Năm Long phù nguyên hóa thứ 5 (1105), vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa. Chùa làm xong (1094), Vua ban 300 mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng-mở cửa chùa. Nếu như chùa Phật Tích ở dãy Nguyệt Hằng (huyện Tiên Sơn) gần đấy có 300 gian, có tòa nhà đá, bảo tháp nhiều tầng, giếng rồng, ao rồng... thì các công trình kiến trúc của chùa Dạm hẳn là vượt xa hơn thế. Nguyên do: sau chiến thắng lẫy lừng chống Tống trên phòng tuyến sông Cầu khẳng định nền độc lập tự chủ Đại Việt, Nhà Lý có xu hướng chấn hưng văn hóa dân tộc đồng thời phát triển mạnh kinh tế đất nước. Vì vậy hàng loạt chùa chiền ở Kinh Bắc nơi phát tích triều Lý càng được quan tâm. Rút kinh nghiệm xây dựng đồ sộ chùa Phật Tích trước đó ít lâu, chùa Dạm được dựng huy hoàng hơn.
    Về sự bề thế của chùa Dạm, dân gian đã lưu truyền qua câu ca: "Mười lăm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm", có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa. Kiến trúc sư và các nhà điêu khắc xưa đã khéo tổ chức không gian một cách hợp lý để nhân gấp bội giá trị - vẻ đẹp công trình và biểu đạt ý niệm triết - mỹ Á Đông. Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất. Núi Rùa làm tiền án, ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ chầu về. Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy.
    Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghiêm, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng "rốn nước" Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng.
    Chiều dài của lớp nền 120 m, rộng 70 m (chùa Phật Tích là 100 m và 60 m). Tổng cộng diện tích gần 8.000 m2. Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60 cm). Các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế, chếch khoảng 70 độ, và có độ cao 5-6 m. Mỗi cấp giật lùi vào khoảng 1,5 m làm tăng sự ổn định, vững chắc của nền. Đường lên xuống mỗi lớp nền khá rộng (khoảng 25 bậc đá).
    Lớp nền thứ nhất gọi là "bãi hội", hằng năm cứ đến mồng 8 tháng 9, nhân dân ba thôn (Triều, Trung, Trị) và 18 xã thuộc huyện Võ Giàng cũ tổ chức lễ hội và vui chơi ở đây. Còn 3 lớp nền phía trên dựng các cụm kiến trúc lộng lẫy, nguy nga (điện đường, long vũ, bảo tháp...). Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từng về thăm và có làm bài thơ Đại Lãm Thần quang tự ca ngợi quần thể di tích này:
    Thần Quang tự kiểu hứng thiên u
    Sanh thỏ phi ô thiên thượng du
    Thập nhị lâu đài khai hoa trục
    Tam thiên thế giới nhập thị màu

    Tạm dịch:
    Chùa Thần Quang vắng vẻ, cảnh vật có nét hứng thú u nhã riêng
    Mặt trời lặn, mặt trăng lên như ngao du giữa bầu trời
    Mười hai tòa lâu đài mở ra tranh vẽ
    Ba ngàn thế giới nhập vào đôi mắt nhà thơ
    Hơn bốn thế kỷ sau, nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn đã qua đây, miêu tả:
    Toàn vân lục tính tham thiên thụ
    Bàn lĩnh thanh hoàn thập lục hương

    Tạm dịch:
    Ba ngàn thông tám vờn mây biếc
    Mười sáu làng xanh rợp núi non

    Không chỉ có công trình kiến trúc quy mô, chùa Dạm còn độc đáo bởi nghệ thuật tượng đài hoành tráng. Trên lớp nền thứ hai của chùa, thời Lý đã dựng tượng đài. Khu bên phải (của chùa) hình vuông, mỗi chiều 7 m, cao 2 m đều kè đá đục chạm rất sâu hoa văn sóng nước (kiểu thức thời Lý). Khu đất bên trái (của chùa) hình tròn đường kính 5 m, cao 1 m. Ngay giữa khu đất hình tròn có một cột biển bằng đá nhám liền khối cao 5 m (không kể phần ngọn bị gãy). Cột biển ấy gồm hai phần: khối hộp vuông ở dưới làm đế (gắn sâu vào lớp lối đá mạ của núi), khối trụ tròn ở trên (có đường kính 1,5 m). Đoạn dưới của khối trụ tròn chạm nổi đôi rồng đuôi giao nhau, thân hình uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu nghểnh cao cùng chầu vào viên ngọc tỏa sáng. Đầu rồng có mào lửa bốc lên, chân rồng năm móng nhọn sắc. Bộ đài là ba vòng tròn chạm hoa văn sóng nước (sóng xô, sóng cuộn).
    Hai hình tròn và vuông ở lớp nền thứ hai tượng trưng Vũ Trụ theo quan niệm người xưa: "Trời tròn-đất vuông". Cột đá khổng lồ là biểu tượng Linga (sinh thực khí) thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn thịnh, sinh sôi nảy nở của cư dân Việt chuyên canh lúa nước. Việc chọn cột đá lớn nguyên khối (loại đá nhám bản địa) để làm Linga và chạm đá thành nhiều vòng sóng nước để làm Yoni chứng tỏ trình độ phân thạch, trình độ điêu khắc tài ba đồng thời cũng bao hàm tư tưởng thâm thúy, cao siêu của tổ tiên người Việt.
    Với những công trình ở chùa Dạm, có thể coi vương triều Lý là vương triều mở đầu cho nghệ thuật kiến trúc và tạo hình tượng đài hoành tráng của quốc gia Đại Việt. Cột biển - tượng đài hoành tráng ở ngoài trời (tồn tại hơn 9 thế kỷ) đã trở thành niềm tự hào của nền điêu khắc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ đã say mê chiêm ngưỡng cột biển đó in bóng ấn tượng, kỳ ảo vào núi non, đồng ruộng sông ngòi ở các thời điểm khác nhau khi mặt trời chiếu rọi. Không phải ngẫu nhiên mà cột biển chùa Dạm được gia công thành phiên bản đặt tại sân Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
    "Của thiêng còn một chút này", đó là những bức tường đá ở các tầng nền, là cột biển, là Yoni và những chân cột đá tảng lớn (75cmx75cm chạm hình hoa sen) còn sót lại ở chùa Dạm. Nhưng tiếc thay những di vật quý báu ấy đang bị rơi vào tình trạng hoang phế, xuống cấp thảm hại. Việc tu sửa tùy tiện, chắp vá thô kệch hiện nay đã "giết chết" vẻ đẹp và giá trị của những tác phẩm điêu khắc "độc nhất vô nhị" nơi đây. Đáng lẽ phải kè lại những tầng nền cho vững chắc ở ngay chỗ dựng cột biển và dọn sạch cỏ dại xung quanh thì người ta lại đổ bốn cột bêtông cốt thép và định lắp mái lên trên cột biển. Hành động ấy đã vô tình hủy hoại một tuyệt tác của dân tộc.
    Các bức tường đá cũng bị bạch đàn "vây bủa", che khuất. Tại sao ở chốn danh lam cổ tích như chùa Dạm, cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh không đầu tư vào hướng dẫn địa phương xã Nam Sơn trồng thông, trúc hoặc cây cảnh để tạo khuôn viên đẹp đẽ cho quần thể di tích đặc biệt này?
    Chẳng còn bao lâu nữa Việt Nam sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chùa Dạm là một điểm văn hóa - du lịch trong lộ trình lịch sử, mong sao Bộ Văn hóa và chính quyền cũng như cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh nên sớm có kế hoạch đầu tư tu bổ một cách khoa học và thích đáng để khôi phục diện mạo hoành tráng cho công trình thời Lý

    Sưu tầm
    @QA_UK: có thể tác giả của bài viết này ko biết từ thay thế cho biểu tượng đó với từ hoặc tên riêng của địa phương để chỉ nó, (cho thanh lịch chút) nên mượn tên của một đại diện của nền văn hóa khác đưa vào
    Vấn đề này đã được nêu ở bài của TLBP:)
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 10:58 ngày 17/08/2006
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    @ Anh lao_thao & TLBP: có người nói Thạch Quang Phật cũng là một dạng linga, ý kiến các anh thế nào?
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tôi có ý kiến như sau:
    Khi ai đó nói "Thạch Quang Phật cũng là một dạng linga" thì một dạng ở đây là về ý nghĩa hay hình thức? Nếu xét về hình thức thì sự so sánh là vô thưởng vô phạt. Nhưng nếu so sánh trên phương diện ý nghĩa thì không được. Người Kinh Bắc nói riêng, các triều đại phong kiến ở miền Bắc nói chung không nghĩ rằng cái tháp mình xây lên là biểu tượng cho bộ phận sinh dục của đàn ông (Linga).
    Trong tín ngưỡng phồn thực ở miền Bắc cũng có những thứ tượng trưng cho "bộ phận" của nam và nữ, như trò chơi ném-cướp nõ (nõn)-nường ở một số địa phương vùng Phú Thọ trong một số lễ hội dân gian.
    Nhưng Tháp thì bao giờ cũng là biểu tượng tâm linh, thiêng liêng.
    Cần nói thêm là trong các cuộc chiến tranh của triều đình Thăng Long với nhà nước Chiêm Thành , có nhiều tù binh đã được đưa về miền Bắc. Nhiều người dân vùng Ba La Bông Đỏ trong Hà Đông có nguồn gốc là người Chăm, có ý kiến cho rằng nghề lụa Hà Đông có xuất xứ từ người Chăm. Thậm chí có ý kiến rằng thơ lục bát cũng được người Việt du nhập từ kho tàng văn hóa của người Chăm.
    Ở Kinh Bắc cũng có một làng mà có nguồn gốc là người Chăm, rất tiếc là khi tôi đọc sách sử thì không ghi lại vùng nào, thuộc BG hay BN, vì lúc đó còn nhỏ tuổi.
    Kiến trúc của Kinh thành Thăng Long cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc của người Chăm. Thông qua khai quật càng chứng minh điều này.
    Vì vậy: Kiến trúc, điêu khắc của người Chăm đã ảnh hưởng như thế nào ở vùng Kinh Bắc, cũng là một đề tài cho những ai ham tìm hiểu văn hóa suy ngẫm, tìm tòi.
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung ý kiến của TLBP, trong thời gian đọc một số tiểu thuyết về nhà Trần, thời kì giao hảo vớ Chế Bồng Nga, Công chúa Huyền Trân có được học tất cả những gì về văn hoá của người chăm do một bà già người Chăm, khi bị bắt làm tù binh dưới thời Lý, dạy lại.
    Chính vì vậy, khi Huyền Trân Công chúa về với người Chăm, sau thời gian được bà lão huấn luyện, dạy bảo về văn hoá Chăm, cùng với vốn văn hoá Kinh Bắc, cũng như nền văn hoá Đại việt,có lẽ bà đã cảm hoá được đại bộ phận giai cấp thống trị của người Chăm, đem lại một thời kỳ rất ổn định, vì phía Nam không có giặc quấy phá, nhà Trần đã ổn định về Kinh Tế, văn hoá, cũng như chính trị, quân sự, để tiến tới kháng chiến thành công về mặt Bắc
    Lão bà được nhắc tới này ở tại Đình Bảng, nhưng thời đó không biết tới giờ thì còn lại ai, nhưng xóm Bà La tại Đình Bảng hiện nay, đã từng được nhắc tới trong tài liệu mà T mỗ đã đọc trong ý kiến nêu trên:)
    (Tôi không biết thôn BÀ LA này có liên quan gì tới BA LA BÔNG ĐỎ ở Hà Đông không, nhưng đặc biệt, một số tên kiểu này gợi nên một suy nghĩ khác về tên của một vùng miền, và đặc biệt là hoàn toàn khác với các tên cổ trong các vùng Kinh Bắc, như Diềm, Bựu, Nếnh, .....)
    Về Kiến trúc, hầu như những gì còn lại, gạch nung, đá chạm, hay ngói, cũng như tất cả đồ vật còn sót lại trong khai quật hoàng thành, còn trưng bày, thì đại đa số cũng có nét văn hoá Chăm trong đó, nói chung, người Việt ta tôn trọng cái đẹp, và làm tất cả vì nó, kiến trúc, để thưởng lãm, chính vì vậy, đẹp là nhu cầu đầu tiên,
    Thực ra, hiện nay có rất nhiều bài báo nói về việc Tượng đài của chúng ta giống hệt Trung Quốc, còn Trung Quốc ..giống hệt của Nga, Đa số chúng ta không có thời gian hay công cụ để kiểm chứng, song, thiết nghĩ, giao lưu văn hoá, hay kiến trúc, hay quân sự là cần thiết, một góc cạnh nào đó, dập khuôn theo thì nên làm, nhưng cái sáng tạo trong đó, để phù hợp với người Việt, là một điều cốt tử, để thể hiện rằng chúng ta có giao thoa văn hoá, có cảm nhận của họ, và làm đẹp thêm cho mình:)
    Cũng mong muốn đóng góp đôi dòng, mong pàkon bỏ quá cho nếu có gì không phải:)
    Acòng QA:)) đề nghị lần sau có trích tên, nên viết tắt cho gọn nhá:) viết là LT chẳng hạn.
  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Về những ngôi đình nổi tiếng ven sông Cầu (ST-TCDS)

    Đình làng là một sản phẩm của lịch sử, không phải ra đời từ thời nguyên thuỷ mà như nhiều nhà nghiên cứu cho biết, nó chỉ xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỷ XV. Một số nhà dân tộc học nghệ thuật thường nói rằng: Đình làng đã manh nha từ thế kỷ XV, định hình vào thế kỷ XVI, phát triển vào nửa cuối thế kỷ XVII và lụi tàn dần từ thế kỷ XVIII, sang thế kỷ XIX thì bắt đầu có sự thay đổi cơ bản về nhận thức đối với bản chất của ngôi đình.
    Nói tới đình, người ta thường quan tâm đến nhiều dạng, như: Phương đình, thuỷ đình và rất nhiều loại hình đình khác nữa. Song, ngôi đình mà chúng tôi quan tâm, đó là đình làng thờ Thành hoàng làng. Trước hết, muốn nói về đình làng, thì chúng ta có thể hiểu rằng, đình được ra đời là do sự ?ocưỡng hôn? giữa chính quyền Trung ương và tổ chức làng xã. Nói như vậy, có nghĩa, nó nảy sinh từ sự áp đặt của triều đình đối với dân chúng. Đình làng được hình thành cùng thời với một loại người mang tính chất ?ohai mang? (đó là lý/xã trưởng). Đây là những người đã thay mặt triều đình để quan hệ với dân chúng, đồng thời cũng thay mặt xã thôn để đề đạt những nguyện vọng của dân chúng với triều đình.
    Như vậy rõ ràng vào thời Lê sơ đã có một hiện tượng, Nhà nước Trung ương muốn thò bàn tay chính trị của mình vào xóm thôn, như ở đình Quảng Văn được làm vào năm 1492 ở Đông Đô là cụ thể nhất. Từ đây triều đình đã ?ocấy? vào nông thôn một đình làng - đó là nơi ban bố chính lệnh của triều đình, đồng thời triều đình cũng đưa Thành hoàng làng vào các đình làng. Đình làng là nơi thờ Thành hoàng làng, nhưng thành có nghĩa là cái thành, hoàng là cái hào khô vây quanh cái thành, vì vậy mà Thành hoàng chủ yếu là ở trên vùng đất cao, là vị thần bảo vệ thành thị. Khi Thành hoàng đến với người Việt và được ?ocấy? vào trong các đình làng, thực chất chỉ để sử dụng cái tên gọi, nên chúng ta gọi là Thành hoàng làng (trừ Tô Lịch, còn chúng ta không có Thành hoàng mà chỉ có Thành hoàng làng). Thành hoàng làng cũng như cái đình làng đã trở thành một thực thể văn hoá của làng xã từ thế kỷ XVI, như ở vùng Bắc Ninh cũ có thể thấy được là đình Lỗ Hạnh và đình Thổ Hà, những đình của thế kỷ XVII thì phổ biến gần như trên khắp miền của văn hoá người Kinh ở châu thổ Bắc Bộ cho đến tận Hà Tĩnh.
    Chúng tôi xin đề cập đến một số ngôi đình nổi tiếng của đất Bắc Ninh. Người ta thường nói:
    ?o Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài?
    Nhưng, thực sự ngôi đình ở Bắc Ninh cũng đã có nhiều dấu tích mang ý thức dân gian, mà thông qua đó, chúng ta vẫn tìm thấy được sự ?othổn thức? của quá khứ, những lời dạy bảo của tổ tiên, những ước vọng truyền đời của cư dân nông nghiệp Việt. Theo triền của sông Cầu, có thể bắt gặp ngôi đình nổi tiếng đầu tiên trên đất Bắc Ninh là đình Ngô Nội. Đình Ngô Nội được làm vào nửa cuối thế kỷ XVII, ở đây còn giữ được nhiều mảng chạm, mà thông qua đó, chúng ta như thấy sự náo nức của quá khứ, sự đồng nhất giữa con người với thiên nhiên vũ trụ, đó là những vân xoắn mà qua giá trị biểu tượng và xuất thần, chúng ta như nghe thấy tiếng gầm của sấm chớp, để thoảng như hiểu rằng, người xưa muốn thông qua những vân xoắn ấy để muốn nhắc nhở với thần linh: Hỡi các đấng cao viễn hãy theo gợi ý của chúng tôi đây, nổi sấm lên, gọi mây về, cho mưa xuống để chúng tôi có được vụ mùa bội thu. Trong tạo hình của đình Ngô Nội còn thấy được nhiều mảng chạm đặc biệt (cũng tương tự như thế đã thấy được ở đình Cổ Mễ, đình Đáp Cầu, đình Viêm Xá/Diềm Xá), đó là những con rồng với nét đao rất mạnh và có những con người cũng như các thú vật đang leo trèo trên râu rồng. Một số nhà dân tộc học nghệ thuật cho chúng ta biết rằng: Rồng gắn với mây, với mưa, là ?otinh dịch? của trời cha tràn vào lòng đất mẹ cho muôn loài sinh sôi. Như vậy, con rồng là biểu tượng của mưa, và rõ ràng, thông qua mưa, thì mọi vật, mọi loài đều sinh sôi, phát triển. Và, bằng tư duy mênh mông của người nông dân ở châu thổ Bắc Bộ, đã dẫn đến một hiện tượng, rồng là một con vật linh thiêng nhưng rất tự do trong mối quan hệ với muôn loài. Rồng tượng trưng cho bầu trời, đao của nó tượng trưng cho sấm chớp, đôi mắt của nó là nơi sáng nhất bao giờ cũng bay ra bộ đao lớn, trên thân là những đao nhỏ, vì vậy khi rồng thống nhất với bầu trời, với sấm chớp, thì hình tượng này cũng là tiếng gọi mưa, gọi mùa sinh sôi. Trong các mảng chạm đã có rất nhiều con vật nhỏ leo trèo trên râu của nó, có thể nghĩ, đó là con của rồng - sản phẩm của sự giao phối thiêng liêng, thuộc dòng tư duy tràn vũ trụ cổ truyền(1).
    Ở đình Ngô Nội còn có một hình chạm rất đặc biệt ở cốn ngoài gian giữa của đại đình, ngang tầm mắt, dễ thấy, đó là hình tượng đôi trai gái đang giao phối. Đã một thời, người ta nghĩ rằng, đây là những hình tượng liên quan đến việc chống phong kiến, nhưng thực sự ở nước ta phong kiến là vấn đề hiện đang còn bàn cãi, nhiều người còn cho rằng, nước ta không có chế độ phong kiến nên lấy đâu ra phong kiến để mà chống. Chúng ta có thể tìm được hình tượng này ở nhiều nơi trên vùng châu thổ sông Hồng. Cụ thể như đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc) có cảnh trai gái ôm nhau tình tự, cũng tương tự như ở đình Dương Liễu (Hà Tây), hay mạnh bạo hơn là ở chùa Điềm Giang (Ninh Bình) cũng có những hình tượng như vậy.
    Ở đây, hình tượng như ở đình Ngô Nội không có nghĩa đã gắn với sự dâm bôn, mà người ta thường nghĩ đấy là một gợi ý cho thần linh để cầu sự no đủ, được mùa... ở đình Cổ Mễ, gần sát với chùa Cổ Mễ (chùa Cổ Mễ có rất nhiều tượng đẹp, giá trị nghệ thuật rất cao) là một kiến trúc bề thế, gồm 3 gian 2 chái, ở đây vẫn còn tiếng ?othì thầm của vũ trụ? để con người ?ohoà? vào trong không gian bao la, đó cũng là những vân xoắn, những con rồng với những đao mác lớn, rồi những hình tượng gắn với lễ hội, phần nào có cả những đề tài sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của địa phương, của vùng sông Cầu này, mà người ta còn ngờ như có bóng dáng của hát quan họ nữa. Mặt khác, ở đình này còn rất nhiều bia ký nói về những sự kiện lịch sử riêng, như: Lịch sử lập làng, lịch sử lập đình, sự đóng góp công đức của quần chúng... Nhìn chung, đình và chùa Cổ Mễ là một cụm di tích rực sáng trong toàn bộ khu vực này, đó là một địa điểm du lịch văn hoá nghệ thuật mà chúng ta cần phải quan tâm.
    Vượt qua chân cầu (nối sang Bắc Giang) đến đình Đáp Cầu. Đình có 3 gian 2 chái, theo cách dựng cổ truyền, nhưng nét đặc biệt đáng quan tâm của đình này là có 6 hàng chân. Thông thường phổ biến ở các đình khác, thì ngoài bộ vì nóc, tiếp đến là mối liên kết giữa cột cái và cột quân bằng một cốn tam giác chồng rường, còn cột hiên nối ra cột quân thường là một kẻ cong gồng lưng chịu lực của mái hiên, nhưng ở đây, có lẽ qua đình này, đã cho thấy hình thức mở đầu cho một kiểu kiến trúc đặc biệt, với kết cấu giữa cột quân và cột hiên cũng được thực hiện theo kiểu cốn tam giác chồng rường. Trong đó, cả cốn trên và cốn dưới đều thống nhất một niên đại cùng phong cách nghệ thuật, bởi những con rồng đó đều có đao mác nhọn đầu, một sản phẩm rõ rệt của cuối thế kỷ XVII. Đặc biệt ở trong đình còn chạm rất nhiều con vật nhỏ đang leo trèo trên đầu và đao rồng. Nhìn chung, trong cả bố cục này như vẫn thấy sự vần vũ của bầu trời để tạo nên một sinh khí thiêng liêng tràn vào cõi thế, đồng thời với những con người điểm xuyết trong ?okhông gian? đó, tuy được gọi là thiên thần, song rõ ràng lại rất trần gian, bởi trong cách thức ăn mặc, các động tác, mà qua đó, ta vẫn như cảm thấy có một ý nghĩa nào đó liên quan đến những vấn đề của cuộc sống đời thường, họ góp phần nói lên những ước vọng mà người nông dân Việt đang mong mỏi và muốn vươn tới.
    Cũng theo mạch chảy của dòng sông, chúng ta còn gặp một ngôi đình đặc biệt đó là đình Diềm - nơi quê hương của bà mẹ được coi là Thuỷ tổ của Quan họ, ở đây trong đền Vua Bà có rất nhiều tục lệ mà nổi tiếng nhất là tục cướp cầu, tuy tục này, về cơ bản, cũng giống như ở các nơi khác, với hướng Đông - Tây (hướng vận động của mặt trời). Quả cầu cũng màu đỏ như biểu tượng về mầu của mặt trời để hội tụ nguồn sinh khí vô biên. Cướp cầu (coi như sự vận động của mặt trời), suy cho cùng, dù có cố tình tạo nên sự mất trật tự để trở về với thời ?ohỗn mang?, thì khi cướp, kết quả cuối cùng, cầu cũng chui vào lỗ bên Đông nhiều hơn, vì bên Đông là sự ?okhởi nguồn?, bên Tây là sự ?okết thúc? phản ánh ước vọng cầu được mùa. Trong sự lao xao ?ohỗn mang? ấy, dù cho các cụ có định vị các ?obàn? (bàn có quy định về số người, về nhóm người tham gia trong trò chơi), thì ở nhiều nơi trong lễ hội, nhất là trong hội cướp cầu, người ta cần thiết phải có hiện tượng mất trật tự, bởi hiện tượng này đồng nhất với thời ?oăn lông ở lỗ?, đó là một thời kỳ chưa ổn định của luật lệ. Nhiều lễ hội đã khởi đầu bằng hiện tượng không có trật tự, như để đưa quy luật thời gian trong năm đi dần vào trật tự, và khi cướp cầu xong người ta ?onhắc nhở? với thần linh rằng: Đến đây, giờ này sự hỗn độn đã qua rồi, xin thần hãy đem tới cho chúng tôi ?otrật tự? của thời gian, đừng gây nên thiên tai để chúng tôi luôn có vụ mùa bội thu. Hiện tượng như thế chúng ta cũng thấy ở tục ném đá của chùa Hương, hay tục Dô ông đám ở Đồng Kỵ. Như vậy, có nghĩa là, hiện tượng ?olao xao mất trật tự? đã khá phổ biến (mà chúng ta cũng đã từng thấy ở trong tục cướp cầu của đền Vua Bà), và khi các ?ocụ? nói đến ?otả tơi chơi hội? là nói đến những sự ?ogiày vò của thời gian chiêm bao?, tức thời gian hỗn mang còn đọng lại trong tiềm thức.

  10. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...
    Ở bên cạnh đền Vua Bà là đình Diềm, qua thời chống Pháp đình bị phá huỷ một phần nên nay chỉ còn 1 gian 2 chái lớn. Tuy nhiên, đáng quan tâm nhất của đình Diềm là bộ cửa võng được xếp vào loại lớn nhất trong tất cả đình làng của người Việt từ trước đến nay. Toàn bộ cửa võng sơn son thếp vàng rực rỡ, từng diện nhỏ đều được chạm rất kỹ, thu hút sự chú ý của mọi người ngay từ phút đầu. Bức cửa võng này chạy suốt từ thượng lương (xà nóc), ở độ cao xấp xỉ 7m, đi dần xuống tận nền đình với nhiều cấp, bám theo bộ cột cái trong.
    Tầng trên cùng là một tấm ván chạy suốt chiều rộng của gian giữa đình (3,90m), chạm thủng 4 con rồng bò vào giữa cùng chầu một mặt trời ở trung tâm, trên lưng mỗi rồng đều chạm một vũ nữ thiên thần. Tiếp dưới chạm một dải cánh sen, chia thành 3 khoảng, nhô ra 3 chiếc đầu chim, mỏ ngậm/treo 1 đèn có 5 dải kim tòng.
    Tầng thứ hai (cao từ 6,5 m đến 5,7 m), phẩn giữa có 6 cột chạm lộng hình rồng kẹp lấy ba cửa thờ tạc thành tầng tầng lớp lớp theo kiểu cửa võng, với kết cấu sâu dần hạ cấp so le, để lộ những hình rồng và mây trong cách chạm thủng... hút dần vào phía trong. Chính giữa mỗi hệ cửa này nhô ra ở chính tâm là tượng một đầu nữ thần có cổ cao 3 ngấn, mặt trái xoan, mắt phượng, mày ngài, mũi dọc dừa, miệng nhỏ xinh, tóc lộ trước trán, tai dài... ý nghĩa của đề tài này, tới nay, vẫn chưa được xác định.
    Tầng thứ ba (cao từ 5,7 m đến 5 m), gồm 3 phần: Phần trên chia ra 3 lớp diềm giật cấp thụt vào dần, chạm thủng mây lá cách điệu và hình cánh sen. Phần giữa cũng tạo thành các cửa khám, 4 lớp xếp so le, có các diềm chạm rồng và mây. Trong tầng này nhô ra 3 tượng đầu chim phượng, mỗi con phượng ngậm một đèn ***g.
    Tầng thứ tư là tầng chính của bức cửa võng, gồm nhiều phần (cao 5 m đến 2,8 m), ***g trong các đường diềm với các hình chạm mây lá cách điệu, hoặc chạm hồi văn mắt võng là một dải trang trí chia đoạn ngăn bởi 4 đầu rồng võng cổ, miệng ngậm ngọc, tóc và bờm hình mây mác dựng đứng. Phần này chạm nổi, bong kênh khá kỹ cũng tạo thành 3 ?okhám?, với các trụ cửa chạm cây cối cách điệu. Như trụ ở hai đầu sát liền với hai cột cái được chạm lộng các khóm trúc có lẫn chim, thú và người (trụ bên phải có chim, thú kèm theo bên dưới là một cô gái đang ngồi mân mê vuốt túm tóc dài vắt rủ xuống ngực; trên ngọn tre một cụ già râu dài, tay phải tỳ lên gối, tay trái đặt lên bàn cờ. Trụ bên trái cũng chạm khóm trúc, dưới cùng có người cưỡi voi đang vươn vòi lên hái lá tre, còn hình tượng người có tay trái đặt lên đầu voi, tay phải ôm lấy cây măng mọc thẳng, lẩn vào trong khóm trúc còn có chim và thú). Các trụ cửa thì (ở trong) chạm rồng cuốn cột, đầu quay lên chầu vào nhau qua cửa khám. ở tầng này cũng có ba khoang lớn làm thành các ?okhám? với chín lớp cửa võng nhỏ ***g nối vào nhau hun hút như không dừng. Cả chín lớp đều được chạm ở hai bên một bộ tượng đầu rồng nhỏ. Tuy rồng được tạc cùng một thể, song người xem không vì thế mà thấy đơn điệu. Bố cục và cách sắp xếp đã lôi kéo tâm tư kẻ hành hương trôi về miền văn hoá tâm linh, đó là một ?ovùng văn hoá mờ?, tới nay vẫn đang chờ giải mã.
    Ở hai bên, sát với mặt nền đó là hình tượng voi, ngựa cùng quản tượng/mã. Rõ ràng hình tượng này liên quan đến việc đề cao thần, song ít nhiều nó còn như mang một vài hình ảnh liên quan đến thế giới bên dưới để cho chúng ta nhìn nhận bộ cửa võng này như một hiện tượng thông tam giới. Cụ thể dưới bụng ngựa đã chạm hình người đầu quỷ đang ôm lấy bụng ngựa và bóp đầu sinh thực khí. Trong cái ?olao xao của vũ trụ? đó, các hình tượng đã nói lên những gì thuộc lĩnh vực tâm linh, gắn với ước vọng, và nó có ý nghĩa như muốn đặt con người trong dòng thông linh, để con người mong có được những nhu cầu thánh thiện trong cuộc sống, dưới sự bảo trợ bởi các thần linh liên quan đến ngôi đình.
    Nhìn chung, hầu như tất cả những ngôi đình kể trên đều gắn với Trương Hống, Trương Hát, đó là vị Thánh Tam Giang - Có thể thấy được Thánh Tam Giang thờ từ ?othượng Đú Đuổm, hạ Lục Đầu Giang?. Thượng Đú Đuổm là nơi mà hai con sông giao nhau. Trong quan niệm của người xưa, sông gắn với dòng chảy, trong đó có dòng đực và dòng cái, nơi giao nhau đó được coi là hiện tượng giao phối của các thần nước để tạo nên nguồn của cải. Nhân cách hoá hiện tượng này đã nảy sinh ra đức Thánh Tam Giang, để ngài là hiện thân của nguồn hạnh phúc nông nghiệp. Sau đó, các ngài đi vào lịch sử để thành Trương Hống, Trương Hát, giúp Lý Thường Kiệt trong việc chống Tống. Đức Thánh Tam Giang còn theo các triền sông về đến tận vùng Hà Nam của sông Hồng để xuất hiện trên đình Vân Xá của Lý Nhân.
    Như vậy chỉ qua một vài điểm nêu trên về những ngôi đình cụ thể của Bắc Ninh, chúng ta đã thấy biết bao vấn đề cần phải được đặt ra, phải được suy nghĩ nhiều hơn nữa để cho những vẻ đẹp thánh thiện từ thời quá khứ hiện về trong thực tại, bởi bất kể kẻ nào muốn bước vào tương lai đều phải ngoái nhìn quá khứ để định hướng ?ođường đi? cho chính mình./.

Chia sẻ trang này