1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    híc híc híc nghe quảng cáo mà tui cũng muốn về làng quan họ Bắc Ninh chơi một chuyến quá. Thank T.N.T. Hơ hơ hơ mời các bác một ly beer hơi Quảng Bình
    Yêu khó hơn làm Toán không 0.
  2. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Thanks bác nhé
    Thêm mấy hình ảnh về hội Lim nhé
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Thanks bác nhé
    Thêm mấy hình ảnh về hội Lim nhé
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Hát hội làng Lim ​

    Hát hội, đình đám vùng nào cũng có như Lỗ Khê, Ðoan Hùng, Ðồng Sâm, Cổ Ðạm, chỉ nội đất Kinh Bắc thôi cũng có tới 49 làng quan họ, thế nhưng duy nhất Hội Lim được mang danh là Hội của dân ca Quan họ. Sự này có bởi nhiều lẽ, làng Lim hội tụ cả thiên thời, địa lợi lẫn nhân hoà. Hội mở vào giữa tháng Giêng "là tháng ăn chơi", khách mười phương có dịp gặp gỡ đô lên mạn Bắc, giao thông thuận tiện, lại có núi, có chùa và có thể trước đây còn ngoảnh ra dòng Tiêu Tương thơ mộng với huyền tích Trương Chi "người thì thậm xấu hát thì thậm hay".


    Ðất làng nằm bên đường cái quan, nối Kinh. Ðã thế, làng Lim lại nằm giữamột vùng có nhiều làng hát nổi tiếng như Ðống Cao, Ngang Nội, Khả Lễ, ... Và có lẽ từ xưa lắm, đất này đã ra dáng một thị tứ với nhiều nghề thủ công như dệt, đan... Nhờ thế, Hội Lim hút được trai gái lịch của các nhóm khắp vùng, dần dần thành hội Quan họ xứ Bắc. Thêm nữa, Hội Lim vốn là hội đình thờ Sùng Lộc Ðại Vương mà thần tích cho là thần điệt của Hai Bà Trưng - người có công lập làng, giúp dân. Ðình Lim lại là đình hội sở của 6 làng lân cận. Khi xưa, mở hội là lúc các làng vùng tước bài vị về đình này.
    Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng, trùng vào ngày hội chợ đầu năm, nhưng lên Lim lúc nào cũng có thể gặp ngững canh hát dân dã. Quan họ là loại hát chúc mừng, thường được mang ra cưới hỏi, lúc được mùa hay xây cất nhà mới, nhằm làm vui làng, vui xóm, mong sự tốt lành. Vùng Kinh Bắc lưu giữ khá nhiều truyền thuyết về xuất sứ Quan họ gắn với không ít tài tử, giai nhân...
    Lên hội Lim, chúng tôi lại được gặp những gánh hát quen. Quan họ nam có Yên Mẫn, Khúc Xuyên, Thổ Hà, Lũng Sơn, Quan họ nữ là Bồ Sơn, Ðình Bảng, Ðào Xuyên, Khúc Toại. Quan họ làng Lim tíu tít đón đưa bạn hát. Nhà nào cũng muốn có"cuộc chơi" cho tới tàn canh. Liền anh, liền chị nổi tiếng thường tụ ở một gia đình hẹn trước, "chơi " dùng dằng có khi thâu đêm, suốt sáng, từ khai canh đưa đón tìm bạn, tìm đôi đến lúc chỉ còn trái tim thăng hoa cùng âm điệu. Nghề hát cũng hay, cứ như thế càng lâu càng bền, càng khuya càng sáng.

    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 14/11/2003
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Hát hội làng Lim ​

    Hát hội, đình đám vùng nào cũng có như Lỗ Khê, Ðoan Hùng, Ðồng Sâm, Cổ Ðạm, chỉ nội đất Kinh Bắc thôi cũng có tới 49 làng quan họ, thế nhưng duy nhất Hội Lim được mang danh là Hội của dân ca Quan họ. Sự này có bởi nhiều lẽ, làng Lim hội tụ cả thiên thời, địa lợi lẫn nhân hoà. Hội mở vào giữa tháng Giêng "là tháng ăn chơi", khách mười phương có dịp gặp gỡ đô lên mạn Bắc, giao thông thuận tiện, lại có núi, có chùa và có thể trước đây còn ngoảnh ra dòng Tiêu Tương thơ mộng với huyền tích Trương Chi "người thì thậm xấu hát thì thậm hay".


    Ðất làng nằm bên đường cái quan, nối Kinh. Ðã thế, làng Lim lại nằm giữamột vùng có nhiều làng hát nổi tiếng như Ðống Cao, Ngang Nội, Khả Lễ, ... Và có lẽ từ xưa lắm, đất này đã ra dáng một thị tứ với nhiều nghề thủ công như dệt, đan... Nhờ thế, Hội Lim hút được trai gái lịch của các nhóm khắp vùng, dần dần thành hội Quan họ xứ Bắc. Thêm nữa, Hội Lim vốn là hội đình thờ Sùng Lộc Ðại Vương mà thần tích cho là thần điệt của Hai Bà Trưng - người có công lập làng, giúp dân. Ðình Lim lại là đình hội sở của 6 làng lân cận. Khi xưa, mở hội là lúc các làng vùng tước bài vị về đình này.
    Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng, trùng vào ngày hội chợ đầu năm, nhưng lên Lim lúc nào cũng có thể gặp ngững canh hát dân dã. Quan họ là loại hát chúc mừng, thường được mang ra cưới hỏi, lúc được mùa hay xây cất nhà mới, nhằm làm vui làng, vui xóm, mong sự tốt lành. Vùng Kinh Bắc lưu giữ khá nhiều truyền thuyết về xuất sứ Quan họ gắn với không ít tài tử, giai nhân...
    Lên hội Lim, chúng tôi lại được gặp những gánh hát quen. Quan họ nam có Yên Mẫn, Khúc Xuyên, Thổ Hà, Lũng Sơn, Quan họ nữ là Bồ Sơn, Ðình Bảng, Ðào Xuyên, Khúc Toại. Quan họ làng Lim tíu tít đón đưa bạn hát. Nhà nào cũng muốn có"cuộc chơi" cho tới tàn canh. Liền anh, liền chị nổi tiếng thường tụ ở một gia đình hẹn trước, "chơi " dùng dằng có khi thâu đêm, suốt sáng, từ khai canh đưa đón tìm bạn, tìm đôi đến lúc chỉ còn trái tim thăng hoa cùng âm điệu. Nghề hát cũng hay, cứ như thế càng lâu càng bền, càng khuya càng sáng.

    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 14/11/2003
  6. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Hội Lim và những cuộc chơi vùng Kinh Bắc​
    Chen chúc, tắc đường; âm thanh ồn ào, giá cả đắt đỏ... là những chuyện thường nghe được của những người từ Hội Lim về trong thời gian gần đây. Nhưng thật lạ, nói vậy mà những du khách đến Hội Lim vẫn tăng theo cấp số cộng. Năm 2002 vừa qua, ước tính đã có hơn 2 vạn người đổ về lễ hội truyền thống này. Năm nay, dự kiến số khách đến Hội Lim còn tăng cao hơn nữa. Những cây đu mà nhiều nam thanh nữ tú "cậy sức" chao lượn vun vút giữa không trung, những keo vật với những cuộc so tài quyết liệt đến phút chót của các ông đô ở những lò vật nổi tiếng của vùng Kinh Bắc như Quế Võ, Tiên Sơn, Hiệp Hòa và của cả các lò vật nức tiếng trong cả nước, và đặc biệt là dàn đại hợp xướng... quan họ, chính là chất men say khiến người ta cứ đến 13 tháng Giêng hằng năm lại đến hẹn tìm về.
    Tề tựu về Hội Lim là các liền anh, liền chị từ khắp các làng quan họ, lại thêm sự hiện diện của Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh nên người nghe có thể tận hưởng đủ các cung bậc của loại hình ca hát đặc sắc này. Năm nay, Ban tổ chức còn sắp xếp 11 trại hát quan họ trên đồi Lim, mỗi trại sẽ có từ hai đến ba làng quan họ cổ ca hát đối đáp, góp phần đem đến cho khách thập phương những nét đặc sắc nhất của văn hóa quan họ. Tiến sĩ Nguyễn Đình Luyện - Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh cho hay, để hạn chế những ảnh hưởng xấu của dịch vụ mô-tô bay, vui chơi có thưởng... đến hoạt động của lễ hội, sở quy hoạch lại mặt bằng lễ hội, đưa các dịch vụ này ra khỏi khu vực lễ hội và hạn chế các dịch vụ vui chơi có thưởng. Thí dụ, năm 2002 trò chơi mô-tô bay có 5 đoàn, năm nay chỉ cấp phép cho 2 đoàn. BTC cũng đưa thêm một số hoạt động văn hóa hấp dẫn khác vào lễ hội như bình thơ, múa rối nước.
    Sau Hội Lim hơn một tuần, vào ngày 21 tháng Giêng, làng Thổ Hà - một trong ba trung tâm gốm nổi tiếng nhất miền bắc (gồm Thổ Hà, Phù Lãng, Bát Tràng) cũng mở hội làng. Dù người dân làng Thổ Hà đã để thất truyền thứ nghề làm gốm sành vang bóng một thời của mình nhưng đến đây, sau khi đi một đoạn đường chừng 3 km từ thị xã Bắc Ninh và một chuyến đò qua sông Cầu, du khách cũng có thể hình dung được đây là một trong những ngôi làng có phong cảnh rất đẹp của xứ Kinh Bắc xưa. Hội Thổ Hà có hai thứ đặc sản: hát quan họ trên sông Cầu, tại chùa làng và chọi gà. Cách chơi quan họ của Thổ Hà có phong vị rất riêng, và những trận đá gà khốc liệt của những cặp gà từ nhiều tỉnh thành đổ về cho đến nay vẫn giữ được ít nhiều nét đặc sắc.
    Còn khách đến làng Diềm Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, lại được chứng kiến tục cúng cá thần vào dịp hội làng vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch ở Đền Giếng của làng. Tương truyền, ở chiếc giếng trước ngôi đền làng Diềm (hay còn gọi là đền thờ Vua Bà - người khai sinh ra dân ca quan họ) có một loại cá vàng mà dân làng gọi là cá thần. Theo người làng, những vị thần cá này chỉ duy nhất có tại giếng làng Diềm và qua nhiều thế kỷ, giếng làng vẫn chỉ có ngần ấy "vị" - tức cá thần không sinh sôi thêm. Trước khi vào hội, người làng Diềm làm lễ tát giếng, rước các "ngài" lên để cúng tế, cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng no ấm, yên vui. Làng Diềm là nơi khai sinh ra dân ca quan họ nên cách chơi quan họ của làng Diềm được coi là chuẩn mực. Tại Diềm, hát quan họ có nhiều sân khác nhau: canh hát của các nghệ nhân quan họ cao tuổi; của các liền anh liền chị nổi danh và của cả các cháu nhỏ. Lạ nhất là bất kỳ người dân bình thường nào của làng Diềm cũng có thể ngồi vào chiếu hát quan họ một cách chuẩn mực, đúng giọng với chất giọng cổ không lẫn với bất kỳ làng quan họ nào...(Tiền phong)
  7. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Hội Lim và những cuộc chơi vùng Kinh Bắc​
    Chen chúc, tắc đường; âm thanh ồn ào, giá cả đắt đỏ... là những chuyện thường nghe được của những người từ Hội Lim về trong thời gian gần đây. Nhưng thật lạ, nói vậy mà những du khách đến Hội Lim vẫn tăng theo cấp số cộng. Năm 2002 vừa qua, ước tính đã có hơn 2 vạn người đổ về lễ hội truyền thống này. Năm nay, dự kiến số khách đến Hội Lim còn tăng cao hơn nữa. Những cây đu mà nhiều nam thanh nữ tú "cậy sức" chao lượn vun vút giữa không trung, những keo vật với những cuộc so tài quyết liệt đến phút chót của các ông đô ở những lò vật nổi tiếng của vùng Kinh Bắc như Quế Võ, Tiên Sơn, Hiệp Hòa và của cả các lò vật nức tiếng trong cả nước, và đặc biệt là dàn đại hợp xướng... quan họ, chính là chất men say khiến người ta cứ đến 13 tháng Giêng hằng năm lại đến hẹn tìm về.
    Tề tựu về Hội Lim là các liền anh, liền chị từ khắp các làng quan họ, lại thêm sự hiện diện của Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh nên người nghe có thể tận hưởng đủ các cung bậc của loại hình ca hát đặc sắc này. Năm nay, Ban tổ chức còn sắp xếp 11 trại hát quan họ trên đồi Lim, mỗi trại sẽ có từ hai đến ba làng quan họ cổ ca hát đối đáp, góp phần đem đến cho khách thập phương những nét đặc sắc nhất của văn hóa quan họ. Tiến sĩ Nguyễn Đình Luyện - Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh cho hay, để hạn chế những ảnh hưởng xấu của dịch vụ mô-tô bay, vui chơi có thưởng... đến hoạt động của lễ hội, sở quy hoạch lại mặt bằng lễ hội, đưa các dịch vụ này ra khỏi khu vực lễ hội và hạn chế các dịch vụ vui chơi có thưởng. Thí dụ, năm 2002 trò chơi mô-tô bay có 5 đoàn, năm nay chỉ cấp phép cho 2 đoàn. BTC cũng đưa thêm một số hoạt động văn hóa hấp dẫn khác vào lễ hội như bình thơ, múa rối nước.
    Sau Hội Lim hơn một tuần, vào ngày 21 tháng Giêng, làng Thổ Hà - một trong ba trung tâm gốm nổi tiếng nhất miền bắc (gồm Thổ Hà, Phù Lãng, Bát Tràng) cũng mở hội làng. Dù người dân làng Thổ Hà đã để thất truyền thứ nghề làm gốm sành vang bóng một thời của mình nhưng đến đây, sau khi đi một đoạn đường chừng 3 km từ thị xã Bắc Ninh và một chuyến đò qua sông Cầu, du khách cũng có thể hình dung được đây là một trong những ngôi làng có phong cảnh rất đẹp của xứ Kinh Bắc xưa. Hội Thổ Hà có hai thứ đặc sản: hát quan họ trên sông Cầu, tại chùa làng và chọi gà. Cách chơi quan họ của Thổ Hà có phong vị rất riêng, và những trận đá gà khốc liệt của những cặp gà từ nhiều tỉnh thành đổ về cho đến nay vẫn giữ được ít nhiều nét đặc sắc.
    Còn khách đến làng Diềm Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, lại được chứng kiến tục cúng cá thần vào dịp hội làng vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch ở Đền Giếng của làng. Tương truyền, ở chiếc giếng trước ngôi đền làng Diềm (hay còn gọi là đền thờ Vua Bà - người khai sinh ra dân ca quan họ) có một loại cá vàng mà dân làng gọi là cá thần. Theo người làng, những vị thần cá này chỉ duy nhất có tại giếng làng Diềm và qua nhiều thế kỷ, giếng làng vẫn chỉ có ngần ấy "vị" - tức cá thần không sinh sôi thêm. Trước khi vào hội, người làng Diềm làm lễ tát giếng, rước các "ngài" lên để cúng tế, cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng no ấm, yên vui. Làng Diềm là nơi khai sinh ra dân ca quan họ nên cách chơi quan họ của làng Diềm được coi là chuẩn mực. Tại Diềm, hát quan họ có nhiều sân khác nhau: canh hát của các nghệ nhân quan họ cao tuổi; của các liền anh liền chị nổi danh và của cả các cháu nhỏ. Lạ nhất là bất kỳ người dân bình thường nào của làng Diềm cũng có thể ngồi vào chiếu hát quan họ một cách chuẩn mực, đúng giọng với chất giọng cổ không lẫn với bất kỳ làng quan họ nào...(Tiền phong)
  8. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Làng Quan họ cổ Viêm Xá​
    Làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Làng có con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thuỷ hữu tình .
    Viêm Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca ấy là đức vua Bà hiện đang được nhân dân thờ phụng tại ngôi đền cũng trên đất Viêm Xá. Ở đây, từ lòng đất đã tìm ra những di chỉ quý như lười rìu xén tinh xảo, lưỡi dao găm sắc ngọt, đốc cầm bình củ cầu kỳ, chuỗi hạt ngọc lưu ly huyền ảo. Tại núi Quả Cảm còn tìm thấy các đồ dùng sinh hoạt của con người thời xưa như bát ăn, những khuyên tai màu xanh ngà, những chuỗi lưu ly màu xanh ngọc đã chứng tỏ tài thủ công và trình độ sống một thời của các cư dân từng ở đây.
    Từ những dấu tích và huyền thoại, các nhà khoa học đã khẳng định nơi đây quần thể di tích có hệ thống khá dày đặc. Các di chỉ do kết quả khảo cổ đem lại càng khẳng định độ tuổi đến hơn 2000 năm của làng Viêm Xá cổ kính. Nổi bật là khu đền Cùng (gồm điện thờ và Giếng Tiên) nằm ngay đầu làng dưới chân núi Kim Sơn, di tích đình làng Viêm Xá nằm ngay ở mặt tiền của làng có câu đối: "Thần linh dựng lên làng Diềm, trải qua các thời đại đều phong tặng ngang trời đất". Phía trước là hồ nước nay được xây kè, cống cẩn thận, được dùng làm nơi bơi thuyền hát quan họ trong ngày hội. Đặc biệt là di tích đền vua Bà nằm cách đình làng vài trăm mét tuy không phải là kiến trúc đồ sộ nhưng lại là trung tâm của sự sùng kính, trân trọng không chỉ của nhân dân Viêm Xá mà cả vùng quan họ. Đền vua Bà là công trình kiến trúc cổ thời Lê có trang trí kiến trúc đắp nổi và chạm khắc đơn giản, song lưu giữ nhiều hiện vạt quý như tượng vua Bà, bài vị sắc phong, hoành phi câu đối, đồ tế khí vẫn còn khá đủ. Hàng năm cứ đến ngày 7-12 âm lịch truyền rằng ngày vua Bà hạ giáng xuống Viêm Xá, dân làng mở hội để tưởng niệm vị thánh mẫu, mời bạn quan họ của làng về ca hát, đối đáp mở nhiều trò vui truyền thống trong đó đặc biệt có trò vui cướp cầu vốn tồn tại như một nghi lễ tín ngưỡng có liên quan trực tiếp tới sự may rủi của dân làng trong một năm sinh sống, làm ăn.
    Khách thập phương đến đây đều có thể cảm nhận không khí linh thiêng, huyền thoại cổ xưa xen lẫn sự mộc mạc êm đềm, rất giàu tình cảm của những áng thư quan họ vùng Kinh Bắc. Hiếm có làng quan họ nào trong 49 làng quan họ trong vùng lại có tới 4 hội làng như ở Viêm Xá mà đặc biệt là hội vua Bà thu hút đông đảo nhất và dài ngày nhất. Trong lễ hội, ngoài phần nghi lễ thì chủ yếu là hát quan họ với các hình thức ca hát bài bản nhất, lề lối nhất và vai trò của các nghệ nhân quan họ cũng chiếm phần đáng kể trong hát thời, hát cầu đảo. Và có lẽ vì không khí quan họ thiêng liêng như vậy mà mặc dù không có những thuận lợi về giao thông, địa thế như Hội Lim nhưng hội hát quan họ Viêm Xá hàng năm vẫn duy trì sức thu hút tự nhiên đối vối phần lớn các làng quan họ trong vùng đến vui hát, thi hát như một nhu cầu tự thân đầy hứng khởi. Người làng Viêm Xá tự hào về đất quê mình là cái nôi quan họ, qua bao mưa nắng, dãi dầu làng vẫn cố công gìn giữ ngôi đền Bà chúa quan họ giản dị nhưng quanh năm tấp nập. Chuyện kể rằng cô gái làng đẹp người, đẹp nết, đảm đang nghề canh cửi tên là Nhữ Nương. Một bữa ra ruộng hái dâu, gặp vua vi hành về chốn dân dã. Cô gái lấp ló trong bờ dâu, trên trời có đám mây vàng kết tụ, hát ghẹo :
    "Tay cầm bán nguyệt xênh xang
    Bao nhiêu thảo mộc lại hàng chị đây"
    Vua vì say câu hát, thương mến mời vào cung. Nhân dân trong làng tưởng nhớ người con gái đức hạnh có tài ca hát đã rủ học thuộc những bài ca của Bà và sau này chính là dân ca quan họ. Những bài hát mà Bà sáng tác khi ca lên không chỉ làm say mê lòng người, giúp trai gái yêu thương nhau mà còn làm mùa màng tốt tươi, cây cối đơm hoa kết trái. Ở Viêm Xá còn giữ bền những làn điệu quan họ cổ trong mỗi nếp nhà, trong nhiều nghệ nhân và trong lớp trẻ hôm nay. Làng còn là một trung tâm hội hát quan họ tiêu biểu của vùng quan họ Bắc Ninh.
    Các thế hệ nghệ nhân quan họ của làng Viêm Xá luôn ý thức trong tâm khảm vốn mộc mạc, đằm thắm của mình cái sứ mạng tự nhiên là sống hết mình với dân ca quê hương, làm tất cả những gì có thể để bảo tồn và phát triển di sản quý báu đã trở thành tài sản chung của dân tộc. (TBDL)
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 27/11/2003
  9. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Làng Quan họ cổ Viêm Xá​
    Làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Làng có con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thuỷ hữu tình .
    Viêm Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca ấy là đức vua Bà hiện đang được nhân dân thờ phụng tại ngôi đền cũng trên đất Viêm Xá. Ở đây, từ lòng đất đã tìm ra những di chỉ quý như lười rìu xén tinh xảo, lưỡi dao găm sắc ngọt, đốc cầm bình củ cầu kỳ, chuỗi hạt ngọc lưu ly huyền ảo. Tại núi Quả Cảm còn tìm thấy các đồ dùng sinh hoạt của con người thời xưa như bát ăn, những khuyên tai màu xanh ngà, những chuỗi lưu ly màu xanh ngọc đã chứng tỏ tài thủ công và trình độ sống một thời của các cư dân từng ở đây.
    Từ những dấu tích và huyền thoại, các nhà khoa học đã khẳng định nơi đây quần thể di tích có hệ thống khá dày đặc. Các di chỉ do kết quả khảo cổ đem lại càng khẳng định độ tuổi đến hơn 2000 năm của làng Viêm Xá cổ kính. Nổi bật là khu đền Cùng (gồm điện thờ và Giếng Tiên) nằm ngay đầu làng dưới chân núi Kim Sơn, di tích đình làng Viêm Xá nằm ngay ở mặt tiền của làng có câu đối: "Thần linh dựng lên làng Diềm, trải qua các thời đại đều phong tặng ngang trời đất". Phía trước là hồ nước nay được xây kè, cống cẩn thận, được dùng làm nơi bơi thuyền hát quan họ trong ngày hội. Đặc biệt là di tích đền vua Bà nằm cách đình làng vài trăm mét tuy không phải là kiến trúc đồ sộ nhưng lại là trung tâm của sự sùng kính, trân trọng không chỉ của nhân dân Viêm Xá mà cả vùng quan họ. Đền vua Bà là công trình kiến trúc cổ thời Lê có trang trí kiến trúc đắp nổi và chạm khắc đơn giản, song lưu giữ nhiều hiện vạt quý như tượng vua Bà, bài vị sắc phong, hoành phi câu đối, đồ tế khí vẫn còn khá đủ. Hàng năm cứ đến ngày 7-12 âm lịch truyền rằng ngày vua Bà hạ giáng xuống Viêm Xá, dân làng mở hội để tưởng niệm vị thánh mẫu, mời bạn quan họ của làng về ca hát, đối đáp mở nhiều trò vui truyền thống trong đó đặc biệt có trò vui cướp cầu vốn tồn tại như một nghi lễ tín ngưỡng có liên quan trực tiếp tới sự may rủi của dân làng trong một năm sinh sống, làm ăn.
    Khách thập phương đến đây đều có thể cảm nhận không khí linh thiêng, huyền thoại cổ xưa xen lẫn sự mộc mạc êm đềm, rất giàu tình cảm của những áng thư quan họ vùng Kinh Bắc. Hiếm có làng quan họ nào trong 49 làng quan họ trong vùng lại có tới 4 hội làng như ở Viêm Xá mà đặc biệt là hội vua Bà thu hút đông đảo nhất và dài ngày nhất. Trong lễ hội, ngoài phần nghi lễ thì chủ yếu là hát quan họ với các hình thức ca hát bài bản nhất, lề lối nhất và vai trò của các nghệ nhân quan họ cũng chiếm phần đáng kể trong hát thời, hát cầu đảo. Và có lẽ vì không khí quan họ thiêng liêng như vậy mà mặc dù không có những thuận lợi về giao thông, địa thế như Hội Lim nhưng hội hát quan họ Viêm Xá hàng năm vẫn duy trì sức thu hút tự nhiên đối vối phần lớn các làng quan họ trong vùng đến vui hát, thi hát như một nhu cầu tự thân đầy hứng khởi. Người làng Viêm Xá tự hào về đất quê mình là cái nôi quan họ, qua bao mưa nắng, dãi dầu làng vẫn cố công gìn giữ ngôi đền Bà chúa quan họ giản dị nhưng quanh năm tấp nập. Chuyện kể rằng cô gái làng đẹp người, đẹp nết, đảm đang nghề canh cửi tên là Nhữ Nương. Một bữa ra ruộng hái dâu, gặp vua vi hành về chốn dân dã. Cô gái lấp ló trong bờ dâu, trên trời có đám mây vàng kết tụ, hát ghẹo :
    "Tay cầm bán nguyệt xênh xang
    Bao nhiêu thảo mộc lại hàng chị đây"
    Vua vì say câu hát, thương mến mời vào cung. Nhân dân trong làng tưởng nhớ người con gái đức hạnh có tài ca hát đã rủ học thuộc những bài ca của Bà và sau này chính là dân ca quan họ. Những bài hát mà Bà sáng tác khi ca lên không chỉ làm say mê lòng người, giúp trai gái yêu thương nhau mà còn làm mùa màng tốt tươi, cây cối đơm hoa kết trái. Ở Viêm Xá còn giữ bền những làn điệu quan họ cổ trong mỗi nếp nhà, trong nhiều nghệ nhân và trong lớp trẻ hôm nay. Làng còn là một trung tâm hội hát quan họ tiêu biểu của vùng quan họ Bắc Ninh.
    Các thế hệ nghệ nhân quan họ của làng Viêm Xá luôn ý thức trong tâm khảm vốn mộc mạc, đằm thắm của mình cái sứ mạng tự nhiên là sống hết mình với dân ca quê hương, làm tất cả những gì có thể để bảo tồn và phát triển di sản quý báu đã trở thành tài sản chung của dân tộc. (TBDL)
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 27/11/2003
  10. ngaynhieugio

    ngaynhieugio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bánh phu thê Đình Bảng, một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc.
    Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó.
    Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và hương ngũ vị. Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô (còn bột thô thì bán cho hàng bánh rán). Tới khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm mầu. Người ta còn nạo đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh có thêm độ giòn. Phức tạp nhỉ.
    Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường..., tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh, đó là mầu trắng của bột lọc và cùi dừa, mầu vàng của dành dành và nhân đỗ, mầu đen của hạt vừng, mầu xanh của lá, mầu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng.
    Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống đã cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh được nhiều người ưa thích, ai đã một lần thưởng thức thì khó có thể nào quên.
    Em mac ao' dai' , goi dau' bo ket' , uon luoi nha vai loi mem moi la thanh tieu thu ... sao van chua thay nguoi quan tu ?!

Chia sẻ trang này