1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Gốm Phù Lãng xưa và nay (ST_báo Nhân Dân)

    Ðược trưng bày tại Bảo tàng lịch sử từ ngày 29-8, triển lãm Gốm Phù Lãng xưa và nay, với hơn 200 hiện vật, là một hành trình mang tính lịch sử cụ thể về một làng gốm ở Bắc Bộ.
    Nằm bên bờ nam con sông Cầu, thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh, làng gốm cổ truyền Phù Lãng là một trong ba trung tâm gốm cổ nổi tiếng trong dân gian: Thổ Hà, Bát Tràng, Phù Lãng. Thổ Hà coi như đã tắt lửa, Bát Tràng về với Hà Nội, ở Kinh Bắc chỉ còn Phù Lãng đã qua những giai đoạn phát triển huy hoàng, đã có lúc tưởng như tàn lụi, rồi lại hồi sinh rực rỡ. Và đang phát triển, tuy phát triển một cách nhọc nhằn, trong cuộc cạnh tranh tất yếu thời kinh tế mở cửa.
    Những tác phẩm gốm men vàng nâu, niềm tự hào của người làm gốm Phù Lãng từ nhiều thế kỷ trước, đặt cạnh những tác phẩm gốm sản xuất theo công nghệ mới, giàu tính trang trí của họa sĩ Vũ Hữu Nhung, đưa đến hình ảnh về sự tiếp nối và phát triển của một làng nghề. Người xem có thể hình dung những người làm gốm ở đây vẫn luôn luôn phải vật lộn vất vả thế nào để giữ nghề, cố duy trì nghề và tìm đường ra cho sản phẩm của mình. Sự tiếp nối và phát triển ấy cũng đồng thời đặt ra nhiều vấn đề trong cuộc trưng bày này. Trưng bày do Bảo tàng Lịch sử, nhà sưu tập gốm Phạm Dũng, kết hợp với Gốm Nhung tổ chức.
    Nghề gốm Phù Lãng đã để lại dấu ấn lịch sử ngót 10 thế kỷ. Gốm Phù Lãng với những sản phẩm truyền thống chủ yếu là đồ gia dụng như chum, vò, lọ, bát đĩa men da lươn, rất được dân ưa chuộng.
    Trước kia, công nghệ làm gốm ở đây phải tuân theo những nguyên tắc chặt chẽ, đặc biệt về khâu luyện đất. Ðất để làm gốm phải là loại đất đặc biệt, dẻo quánh, dân ở đây phải mua đất ở xã Nhơn Hòa, Việt Thống, xa tới 25 km. Ðất về, người thợ phải phơi cho bạc, đập và trộn nhiều lần, người làm gốm phải nè, xéo tới bảy tám lần sao cho miếng đất trông như miếng giò mới đưa lên bàn xoay để nắn.
    Men da lươn cũng phải chế tạo rất kỳ công. Muốn cho men óng, phải dùng tro đốt từ củi rừng cùng với đá, làm đất sét mịn khô đập nhỏ cho vào nước rồi lọc qua rây bột. Củi phải mua. Men và đất phải rất kỳ công, mà sản phẩm phải đẹp và giá phải rẻ, chỉ như thế, cũng đủ thấy sự khó khăn của người dân làng nghề.
    Sự làm tắt và cẩu thả đã thể hiện trong những năm gần đây ở Phù Lãng. Câu "Nhất xương nhì da, thứ ba dạc lò" chỉ là để nói về công nghệ xưa, nay không còn hẳn như vậy nữa, đất vừa luyện đã cho vào lò, men cũng thiếu nguyên liệu và công sức để cầu kỳ như xưa.
    Gần 300 hộ làm gốm ở Phù Lãng đang phải cạnh tranh khốc liệt với những đồ dân dụng công nghiệp. Làm thế nào để sống, phát triển là một câu hỏi khó. Bắt đầu bớt dần sản phẩm truyền thống đơn giản để hướng tới dòng gốm mỹ nghệ là ý tưởng của Vũ Hữu Nhung, đại diện cho lớp trẻ của làng. Vũ Hữu Nhung cho rằng Phù Lãng may mắn giữ được nghề cũ của cha ông, nhưng chủ yếu làm đồ gia dụng cấp thấp, những sản phẩm gốm trang trí còn đơn điệu.
    Sau năm năm theo học khoa Gốm tại ÐH Mỹ thuật Công nghiệp, Nhung quay về làng chuyên tâm nghiên cứu những mẫu mới cho gốm. Nhung thể nghiệm nhiều chất liệu khác nhau, đưa gỗ, đá, gạch, vải, mây tre... vào gốm Phù Lãng, đưa lại những ấn tượng mới mẻ, hứa hẹn một hướng đi cho làng gốm cổ.
    Nhưng những thể nghiệm có thể mới là thể nghiệm của Nhung thời gian qua đã bị nhiều người học hỏi và sử dụng khá bừa bãi. Các lò gốm của Phù Lãng nhìn chung hoạt động manh mún, lẻ tẻ, chỉ cần thu nhập trước mắt, những người thợ gốm ở đây ít nghĩ đến xây dựng thương hiệu.
    Nếu không thế, một số có quy mô lớn hơn thường chạy theo nhu cầu thị trường, thiếu hụt nghệ nhân lành nghề, kém sáng tạo, sẵn sàng học lỏm và sao chép cẩu thả ý tưởng của người khác. Ðó cũng gần như là điều không tránh khỏi trong cơ chế thị trường hiện nay. Nó không hứa hẹn gì cho tương lai làm gốm ở làng, nếu không nói sẽ dẫn đến bế tắc và tự làm hại mình.
    Cũng may, người làm gốm ở Phù Lãng cũng đã nhận ra điều đó. Vũ Hữu Nhung đã có cả một xưởng gốm lớn, đủ để anh giúp mọi người quanh mình sáng tác mẫu mã và thể hiện ý tưởng. Gốm Phù Lãng, với những tinh hoa ngàn năm và sự nhọc công vì nghề của lớp thợ mới, hy vọng sẽ mãi là một trung tâm gốm không thể thiếu ở vùng Kinh Bắc.
    HÀ THANH
  2. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh (ST)

    Từ thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đến nay, ở tình Bắc Ninh - xứ Kinh Bắc xưa, miền quê tiếp giáp phía Bắc thủ đô Hà Nội, nổi lên hiện tượng Bà Chúa Kho, khiến nhiều người quan tâm.
    Tại đây - nơi có ngôi đền thờ Bà Chúa Kho nằm dưới chân núi Kho thuộc làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh - một di tích được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hoá đúng vào thời điểm Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa về kinh tế đạt nhiều hiệu quả tích cực, đã có rất nhiều người, trong đó đa phần là phụ nữ các thành thị, kéo về cúng lễ, xin lộc, cầu tài - có ngày tới 20 vạn lượt người. Theo đó, các hoạt động dịch vụ của nhân dân địa phương và trong vùng hết sức sôi động, náo nhiệt nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tới cúng lễ - việc sản xuất và bán hương hoa, vàng mã, viết sớ, sắp lễ, cúng khấn, rồi dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, tổ chức đón khách, tiếp nhận công đức, quản lý tu bổ di tích, tuyên truyền giới thiệu về lịch sử và công trạng Bà Chúa Kho?, đã cuốn hút hàng nghìn người dân làng Cổ Mễ và phường Vũ Ninh tham gia. Cả một vùng quê trước kia yên ả, nay tấp nập, hối hả và sôi động khác thường. Nhờ vậy, khu di tích được bảo vệ, tu bổ, tôn tạo ngày càng khang trang, làng xóm đổi mới, đời sống người dân được nâng cao nhanh chóng. Nhưng cũng nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, khiến quý khách phàn nàn và một số cơ quan thông tin đại chúng lên tiếng nhắc nhở. Chính vì vậy, Bà Chúa Kho đã trở thành một hiện tượng xã hội, khiến nhiều người, nhiều cơ quan quan tâm giải quyết, trước hết là các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng và các cơ quan quản lý về văn hoá ở Trung ương và địa phương. Cục Văn hoá - Thông tin Cơ sở, thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin Hà Bắc (trước đây) tổ chức một cuộc hội thảo ngay tại khu di tích, vào năm 1993, với sự tham gia của nhiều cán bộ quản lý và khoa học ở các cơ quan Trung ương và địa phương, nhằm làm sáng tỏ hiện tượng Bà Chúa Kho, trên cơ sở đó giúp cho việc quản lý, hướng dẫn các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng tại đền Bà Chúa Kho ngày càng có trật tự, nề nếp, đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Nhà nước về tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy vậy, những vấn đề khoa học và thực tiễn về tín ngưỡng Bà Chúa Kho không phải đã được giải quyết xong, mà sau cuộc hội thảo, lại đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu và làm sáng tỏ.
    Từ góc độ một người quan tâm nghiên cứu lịch sử, văn hoá, đồng thời đang trực tiếp tham gia lãnh đạo quản lý ngành Văn hoá - Thông tin tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi xin nêu một số ý kiến nhằm góp phần lý giải hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh hiện nay.
    1 - Nhân vật Bà Chúa Kho và tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ
    Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy một tài liệu thư tịch nào ghi chép về Bà Chúa Kho. Các sách Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái - những sách chép về các vị thần linh, những truyền thuyết, cổ tích ở nước ta, vốn là những văn bản có từ thời Lý - Trần, không thấy nói tới Bà Chúa Kho và đền Cổ Mễ. Rồi những công trình lịch sử, địa chí thời Lê - Nguyễn cũng không có một dòng ghi chép nào về nhân vật Bà Chúa Kho và di tích đền Bà Chúa Kho.
    Kết quả nghiên cứu điều tra của chúng tôi cho thấy, Bà Chúa Kho chỉ được lưu truyền trong dân gian va tôn thờ ở trong vùng lưu vực sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sông Tiêu Tương xưa, trong đó trung tâm thờ tự là đền Bà Chúa Kho thuộc làng Cổ Mễ, nay thuộc phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh.
    Có điều, truyền tích dân gian về Bà Chúa Kho ở các địa phương trong vùng, mỗi nơi một khác. ở làng Quả Cảm (xã Hoà Long, huyện Yên Phong), nhân dân kể rằng: Bà Chúa Kho là con đức Vua Bà - tức Hà Giang công chúa, vợ vua Trần Anh Tông, được Vua Bà cử xuống coi kho ở Cổ Mễ. Còn ở làng Thượng Đồng (xã Vạn An, huyện Yên Phong), nhân dân lại cho hay: Bà Chúa Kho - tức Bà Chúa Lẫm, là con một gia đình làm nghề nặn gốm. Bà vừa đẹp người vừa đẹp nết, nên đã trở thành vợ vua, thường về quê thăm mẹ theo dòng Ngũ Huyện Khê. Khi mất, bà được an táng tại quê, nhân dân lập miếu thờ. Cũng ở Quả Cảm, còn có truyền tích về bà Trần Thị Ngọc, một cung phi của vua Trần, người quê tại đây, đã có công trong việc truyền dạy và phát triển nghề làm gốm cho nhân dân trong vùng, được nhân dân tôn thờ và gọi là Bà Chúa Sành. Lại còn có truyền thuyết ở vùng Đình Bảng - quê hương nhà Lý, kể rằng, Bà Chúa Kho tên thật là Lý An Quốc - con gái thứ sáu vua Lý Thánh Tông, được cử trông quản kho binh lương của triều đình đặt ở Cổ Mễ. Trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt diễn ra ở Cổ Mễ, bà đã hy sinh trong việc bảo vệ kho binh lương, không để lọt vào tay giặc?
    Như vậy, Bà Chúa Kho không phải là một nhân vật được ghi chép trong chính sử, mà được lưu truyền trong dân gian. Nhân dân nhớ ơn và tôn thờ Bà vì Bà là người phụ nữ có nhan sắc, lại đảm đang, tài giỏi, có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng, giúp mọi người khai khẩn ruộng đồng, cấy trồng lúa ngô, trồng dâu, nuôi tằm, mở mang nghề thủ công làm gốm, đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Rồi Bà trở thành vị hoàng hậu, giúp vua giữ gìn kho lương, sau đó hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nước. Nhà vua và nhân dân thương tiếc phong Bà làm phúc thần, cho lập miếu thờ ở quê nhà và những làng xóm mà Bà đã có công xây dựng, trong đó, trung tâm thờ Bà là đền Cổ Mễ - nơi truyền rằng, Bà đã hy sinh anh dũng bảo vệ kho lương. Vì vậy, ngôi đền được mang tên Bà và ngọn núi này cũng được mang tên núi Kho.
    Theo dân làng cho biết, đền Bà Chúa Kho có từ thời Lý, ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ, gọi là miếu Tiên Cô, sau đó có lẽ vào thời Lê, miếu được tu bổ, mở rộng thành ngôi đền lớn. Theo trí nhớ và chỉ dẫn của nhân dân, cùng dấu vết còn lại cho thấy, đền Bà Chúa Kho xưa kia bao gồm nhiều công trình, dựng từ chân núi lên sườn núi Kho là: Cổng tam quan ngoài, đường vào, đền trình, rồi đến sân đền, giải vũ, toà tiền tế, cung đệ nhị, hậu cung? Với những công trình kiến trúc kiểu ?otrùng thiềm điệp ốc?, lại nhấp nhô trong rừng cổ thụ xum xuê, khiến khu đền không chỉ là một chốn thiêng trong tâm linh các tín đồ, mà còn là một thắng cảnh. Nhưng tiếc thay, khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX, ngôi đền Bà Chúa Kho đã bị sụp đổ hoàn toàn. Cuộc đại trùng tu của dân làng vào thời vua Tự Đức và được hoàn thành vào năm 1859. Nhưng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi đền lại bị tàn phá. Sau khi được Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định công nhận đền Bà Chúa Kho là di tích lịch sử văn hoá (1/989), khu đền bắt đầu được nhân dân địa phương tu bổ, tôn tạo, mở rộng với sự công đức của khách thập phương.
    Như vậy, Bà Chúa Kho không phải là một nhân vật lịch sử, mà là nhân vật thần thoại; việc tôn thờ Bà là một hiện tượng thuộc phạm trù tín ngưỡng dân gian, vốn có từ rất xưa trên vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Trong quá trình phát triển của lịch sử, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho đã có sự chuyển biến, phản ánh đời sống tâm linh, tín ngưỡng của dân gian, trở thành một trong những hiện tượng điển hình của tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân Bắc Ninh - Kinh Bắc.

  3. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    tiếp...
    2 - Tín ngưỡng Bà Chúa Kho - hiện tượng điển hình của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh - Kinh Bắc
    Từ hiện tượng thờ Bà Chúa Kho, mở rộng diện điều tra, nghiên cứu trên địa bàn vùng Bắc Ninh, chúng tôi thấy việc thờ bà chúa, vua bà, thánh Mẫu là hiện tượng khá phổ biến ở các làng xã.
    Vùng Tiên Du có truyền thuyết về bà Tồ Cô - vị thần đã hoà hợp với ông Lộc Cộc để có sức mạnh phi thường tạo ra sông hồ, đồi núi, ruộng đồng, cho con người làm ăn sinh sống: ?oÔng cho mưa, bà cho nắng, ông tát biển, bà xây non?. Rồi bà Tồ Cô tung hạt giống thành cây cỏ, chim chóc, hươu nai; bà đẻ ra cô ngày, cô đêm, cô tháng. Các cô này toả đi dạy dân làm ăn, mỗi cô trở thành vua Bà của mỗi vùng.
    Vùng Thuận Thành, Gia Bình có truyền thuyết và đền thờ Mẫu Âu Cơ - người sinh hạ ra 100 trứng, nở thành 100 con. Bà là mẹ của dân tộc Việt. Rồi Mẫu Man Nương - người đã sinh ra Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, chớp), đem lại mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh. Vùng thành phố Bắc Ninh, có truyền thuyết và đền thờ thánh Mẫu Phù Đổng Thiên Vương. ở Vân Mẫu (Quế Võ) có đền thờ Thánh Mẫu Tam Giang - người sinh hạ Thánh Tam Giang - những người có công giúp Triệu Quang Phục đánh giặc nhà Lương. Rồi ở Từ Sơn có truyền thuyết và đền thờ Thánh Mẫu Phạm Thị - người mẹ của vị vua khởi nghiệp triều Lý là Lý Công Uẩn. ở Yên phong có bà Chúa Choá và đền Choá (xã Dũng Liệt) là vị thần mẫu của 11 làng Choá ven bờ sông Cầu. Nhân dân 11 làng tôn thờ vì Bà là người giúp dân khai khẩn đất hoang, lập nên ruộng đồng, giúp dân cày cấy, trồng dâu nuôi tằm. ở làng Diềm có truyền thuyết và đền thờ Đức Vua Bà - thủy tổ của dân ca Quan họ, với câu ca truyền đời:
    ?oThuỷ tổ Quan họ làng ta,
    Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra
    Xưa nay nam nữ, trẻ già,
    Ai mà ca được ắt là hiển vinh?.
    Còn có thể kể ra nhiều truyền thuyết, nhiều nơi thờ các vị thần Mẫu ở Bắc Ninh, như Bà Chúa Chè, Bà Chúa Đầm (Phù Lưu), Bà Chúa Ngô, hàng chục đền thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng và, hầu như tất cả các chùa làng trên vùng quê này đền có ban thờ Mẫu, hoặc điện Mẫu - nơi tập trung các hoạt động tín ngưỡng của giới nữ với nhiều hình thức hết sức phong phú, sinh động.
    Tìm hiểu các truyền thuyết, di tích và các hoạt động tín ngưỡng ở các đền thờ Mẫu ở vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc, chúng tôi có một số nhận xét sau đây:
    - Những nơi có di tích và truyền thuyết về các vị thánh Mẫu đều là những vị trí trung tâm của các tuyến giao thông xưa (chủ yếu là trên bến dưới thuyền), nằm trong vùng đất có lịch sử lâu đời, kinh tế trù phú và các hoạt động giao thương buôn bán từ xưa đã khá sầm uất. Đáng chú ý là, những di tích thờ Mẫu tiêu biểu như đền Bà Chúa Kho, đền thờ Mẫu Thánh Gióng, Mẫu Man Nương, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Phạm Thị? đều ở những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước hoặc của vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc trong lịch sử.
    - Truyền thuyết về các vị thần Mẫu tuy có khác nhau, song tất cả các vị đều đậm chất huyền thoại và đều chung một công lao đức độ: là người khai sinh, mang đến cho người dân cuộc sống bình an, no đủ, giúp dân trừ tai, diệt hoạ, làm ăn, tổ chức cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Vì vậy, mà nhân dân nhớ ơn tôn thờ.
    - Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho nói riêng, tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, đã có sự dung nạp, hoà nhập với các tín ngưỡng dân gian khác, với Phật giáo, Đạo giáo?, làm cho hoạt động tín ngưỡng ở các đền Mẫu ngày càng đa dạng, phức tạp. Từ những vị nữ thần trở thành những tiên cô, tiên nữ, rồi thánh Mẫu, bà chúa, đức vua bà, Phật Mẫu? Và vì vậy, tại các ban Mẫu, đền thờ Mẫu, người ta không chỉ có có thờ Mẫu - cùng với thờ Mẫu, thờ ?oTam toà Thánh Mẫu?, còn thờ ?oTứ phủ công đồng?, rồi thờ ?oNgọc Hoàng?, ?oĐức Chúa?, ?oNgũ Hổ?, thờ ?oông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bẩy?, và đặc biệt, ở ban Mẫu, điện Mẫu, đền Mẫu nào cũng có ban thờ ?oĐức Thánh Trần?, nhưng trung tâm thờ và diễn ra các hoạt động tâm linh tín ngưỡng vẫn là ban thờ Mẫu.
    Qua dọc dài lịch sử, đã diễn ra quá trình lịch sử hoá vị thần Mẫu và hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu đã phản ánh khá đậm nét đời sống xã hội của cư dân trong vùng. Từ các vị thần Mẫu, có phép mầu ?ohô phong hoán vũ?, có sức mạnh ?odời non, lấp biển?? trở thành những con người cụ thể, công trạng cụ thể, được nhà nước phong kiến phong sắc, biên soạn thần tích để ghi nhận công trạng, ban mỹ tự cho các nơi thờ phụng như những bậc danh thần. Bà Chúa Kho được phong là ?oChủ khố linh từ?, Hà Giang công chúa được gia tặng mỹ tự ?oĐức Vua Bà Thượng đẳng tối linh?, Phật Pháp Vân được phong là ?oĐại thánh Pháp Vân?, Bà Chúa Choá được phong là ?oHoàng Hà đoan tiết phu nhân?? Các vị thần Mẫu không chỉ được truyền kể trong dân gian, tôn thờ ngưỡng vọng trong đền, miếu, mà còn in hình vào cảnh quan núi sông, lưu danh trong tên gọi làng xóm, đồi núi, cánh đồng, gò bãi, sông hồ? Đặc biệt, các hoạt động tín ngưỡng, thờ phụng, lễ hội liên quan đến thần Mẫu đã trở thành sinh hoạt văn hoá tâm linh truyền thống của cả cộng đồng dân cư trong vùng, cuốn hút hàng chục vạn người tham gia với các nghi lễ ngày càng phong phú, phức tạp.
    Tóm lại, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh - Kinh Bắc, mà tiêu tiểu là tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho, là tín ngưỡng dân gian của vùng quê này - một vùng đất có lịch sử lâu đời và vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
    Các nguồn tài liệu và kết quả nghiên cứu khoa học đã xác định: Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa là địa bàn quan trọng của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, một trong những cái nôi sinh thành dân tộc Việt và văn hoá Việt; trung tâm hội nhập, giao lưu, tiếp xúc kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; địa bàn quan trọng để thi triển các chính sách bảo vệ và phát triển đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam. Đặc điểm lịch sử - xã hội đó đã phản ánh khá đậm nét vào sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa. Đây là tín ngưỡng cổ xưa của cộng đồng dân cư vốn sống bằng nghề nông trồng lúa nước, trong đó có vai trò quan trọng của người phụ nữ. Tín ngưỡng thờ Mẫu, với niềm tin, khát vọng cầu mong mưa gió thuận hoà, mùa màng bội thu, dân an vật thịnh, được biểu hiện bằng việc tôn thờ thần Mẫu - tôn thờ người phụ nữ. Trong tâm linh tín ngưỡng và thực tế lịch sử, thực tế cuộc sống, người phụ nữ đã được tôn vinh, bởi họ là người mẹ, người sinh ra tất cả, đem lại tất cả. Trong làm ăn, buôn bán, nhất là trong hoạt động sáng tạo, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, người phụ nữ luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, người phụ nữ đã trở thành các vị thần Mẫu, là nhân vật trung tâm trong các ban Mẫu, điện Mẫu, đền Mẫu. Cũng do đó, những nơi này chính là chốn hội tụ của phụ nữ, nhằm cầu mong các vị thần Mẫu phù giúp cho việc làm ăn buôn bán phát tài, phát lộc. Trên nền cảnh ấy, có thể coi tín ngưỡng Bà Chúa Kho là tín ngưỡng thờ Mẫu điển hình ở vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc trong lịch sử.
    3 - Một số vấn đề về quản lý, hướng dẫn các hoạt động tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho
    Các hoạt động tín ngưỡng và dịch vụ ở đền Bà Chúa Kho diễn ra suốt năm, nhưng sôi động và sầm uất nhất là vào những ngày tháng đầu năm và cuối năm, với quan niệm của người tới đây hành lễ là: Đầu năm đến xin lộc ?ovay? tiền, vàng của Bà Chúa Kho để về làm ăn, buôn bán, đến cuối năm đến đền lễ tạ và trả tiền, vàng đã ?ovay? của Bà Chúa. Với niềm tin và cầu mong đó của khách hành lễ, các dịch vụ cho hoạt động tín ngưỡng ở đây diễn ra hết sức phong phú, sôi động và phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong việc chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn của cơ quan nhà nước và cơ quan văn hoá ở địa phương.
    Trước hết, về nhận thức, cần quán triệt các hoạt động cầu cúng, hành lễ tại đền Bà Chúa Kho là thuộc phạm trù tín ngưỡng dân gian. Hoạt động tín ngưỡng này vốn có từ xưa và là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của cư dân vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc. Trong các thời kỳ lịch sử, do những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Bà Chúa Kho có những thăng trầm. Hiện nay, trong cơ chế thị trường và đường lối đổi mới toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hoạt động tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho lại bước vào thời kỳ sôi động. Việc tới đền hành lễ là nhu cầu của một bộ phận cư dân không chỉ ở Bắc Ninh, mà ở nhiều đô thị, tỉnh thành trong nước. Đó là nhu cầu thực hành tín ngưỡng, được Nhà nước bảo hộ và các cơ quan quản lý của nhà nước hướng dẫn.
    Song điều đáng lưu ý là, không phải tất cả mọi người tới đây đều nhằm thực hành tín ngưỡng, mà cũng có người cuồng tín, dẫn tới các hoạt động mê tín, kéo theo là các dịch vụ cho hoạt động của những người này chủ yếu với mục đích kiếm tiền, vụ lợi. Vì vậy, trong khi hướng dẫn, quản lý các hoạt động tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho, cần phải kiên quyết ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan và các hoạt động dịch vụ không lành mạnh.
    Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu cần tăng cường vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Hiện nay, việc quản lý, điều hành các hoạt động tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho do nhân dân làng Cổ Mễ thực hiện, mà đại diện là các cụ trong Ban quản lý di tích và Ban quản lý lễ hội do dân làng cử ra, với hệ thống tổ chức khá chặt chẽ, cùng với những quy định, phân công cụ thể và hoạt động tương đối có hiệu quả. Tuy vậy, các tổ chức này cũng không thể quản lý toàn diện các hoạt động của hàng vạn người diễn ra tại khu vực đền, nên không ít các hiện tượng tiêu cực đã xảy ra. Do đó, chính quyền ở địa phương cần đặc biệt tăng cường vai trò quản lý, hướng dẫn và xử lý các vi phạm nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực, các hoạt động mê tín dị đoan, đảm bảo cho mọi người tới hành lễ thực hiện đúng chính sách tư do tín ngưỡng của Nhà nước Việt Nam.
    Cùng với việc tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, cần quan tâm và đầu tư thích đáng cho việc tuyên truyền giới thiệu về di tích đền Bà Chúa Kho, để sao cho mọi người tới đây hành lễ đều hiểu được Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu, giá trị của khu di tích. Trên cơ sở đó, động viên mọi người vừa thực hành tín ngưỡng, vừa tích cực đóng góp vào việc bảo vệ, tôn tạo khu di tích, bảo vệ những giá trị văn hoá tinh thần của tín ngưỡng thờ Mẫu. Công việc này rất cần có sự tham gia, đóng góp tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo./.
  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tín ngưỡng đền Cùng (ST-TCDS)

    ?oDù ai đi lễ bốn phương
    Không bằng linh hiển thắp hương đền Cùng?
    Đền Cùng, còn gọi là đền Giếng, thuộc thôn Viêm Xá (tục gọi làng Diềm), xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tục truyền, đền thờ Bà Chúa Giếng linh thiêng nổi tiếng. Đền nằm ở đầu làng Diềm - một làng Việt cổ, nằm dưới chân núi Quả Cảm (còn gọi là núi Kim Lĩnh hoặc núi Thiếp, ngọn núi có hình thế đẹp, được ví như một con rồng đang vùng vẫy giữa một vùng bờ bãi sông nước).
    Ngôi làng Việt cổ này hiện còn một quần thể di tích đình, đền, chùa độc đáo. Nếu như đền Cùng gắn với truyền thuyết kể về buổi đầu khai ấp lập làng, thì ngôi đền thờ Vua Bà nổi tiếng bởi được tôn vinh là nơi thờ Bà ?oThuỷ tổ Quan họ?, còn đình Diềm - được xây dựng vào thời Chính Hoà thứ 13 (1692), với bức cửa võng lộng lẫy, đã được nhân dân xứ Bắc ngợi ca:
    ?oThứ nhất là đình Đông Khang;
    Thứ nhì đình Bảng, vẻ vang đình Diềm?.
    Chưa rõ đền Cùng được xây dựng từ bao giờ. Nhân dân trong làng truyền nhau rằng: Đền được xây dựng từ lâu đời, khi ấy đây còn là một vùng rừng núi um tùm, nhiều thú dữ về đây quấy phá (?). Theo dấu ấn kiến trúc ngôi đền cổ còn để lại đến ngày nay - 4 cột đá của hậu cung đền, với những chữ Hán ?oBảo Thái thất niên?, thì đền chắc chắn được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII (năm Bảo Thái thứ 7 - 1726). Trong đợt trùng tu đền năm 1990, 4 cột đá này đã được đưa ra ngoài, dựng thành ban thờ ?ocác quan? ở bên phải đền chính. Cũng theo các bậc lão niên cho biết: Ngôi đền xưa chỉ có 3 gian tiền tế và 1 gian hậu cung, đứng dưới gốc cây lim hàng trăm năm tuổi. Bên phải là một nhà nhỏ 3 gian, bên trái cũng là một nhà nhỏ 3 gian, nơi thờ Mẫu. Trước cửa đền là giếng Ngọc - một giếng nước tự nhiên; mạch nước ngầm từ trong lòng núi Kim Lĩnh chảy ra quanh năm trong vắt như ngọc, uống ngọt lạ thường, nên xưa nay dân làng vẫn coi nước giếng này là của quý do thiên nhiên ban tặng. Trong lòng giếng, từ bao đời nay, luôn có đôi cá vàng khá to sống quấn quýt bên nhau, dù có lụt lội nước tràn ngập cả giếng thì cá vẫn không đi. Dân làng Diềm gọi đó là ?oCá thần?. Trong kháng chiến chống Pháp, đền bị phá hoại một phần để phục vụ ?otiêu thổ kháng chiến?. Đến năm 1990, dân làng Diềm đã cùng nhau quyên góp tu tạo lại ngôi đền: Dựng lại 3 gian tiền tế và thêm 1 gian hậu cung, đồng thời cũng dựng lại 3 gian nhà ngói bên phải đền để thờ Mẫu và xây 2 lớp cổng tam môn. Đến năm 2004, dân làng tiếp tục tôn tạo thêm đền chính: Dựng thêm 5 gian tiền tế trong và đẩy 2 gian hậu cung vào sâu hơn nữa.
    Quần thể di tích đền Cùng hiện nay là những công trình kiến trúc bao gồm: Toà chính đền (phía trước có giếng Ngọc) thờ ?oBà Chúa Giếng?, bên phải là 1 gian thờ ?ocác quan?, bên trái là nhà thờ ?oMẫu Tam phủ?. Trong khuôn viên của đền vẫn còn nguyên ?oCầu đền? - ngôi nhà 3 gian lợp ngói, có cột đá ghi thời điểm dựng nhà cùng với hậu cung đền cũ - năm Bảo Thái thứ 7 (1726). Trong khuôn viên đền còn có nhà khách, nhà bia (đều mới xây dựng), những cây cổ thụ (đa, duối, cườm cườm)...
    Cổ vật quý của đền hiện còn là 2 pho tượng ?oBà Chúa Giếng?, cùng một số hoành phi câu đối cổ (đã được sửa sang lại). Tượng hai Bà Chúa Giếng ngự trong khám không lớn lắm (cao khoảng 1m). Các Bà đều có khuôn mặt đẹp hiền từ, nhân hậu. Một Bà được choàng áo đỏ, một Bà được choàng áo xanh. Theo dân làng Diềm cho biết, trước kia đền có đủ thần phả, sắc phong và bia đá, nhưng đã bị thất lạc trong kháng chiến chống Pháp.
    Về người được thờ ở đền Cùng, có khá nhiều truyền thuyết, sau đây chúng tôi xin tóm tắt 2 truyền thuyết mà nội dung có nhiều điểm giống nhau:
    Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: Vào thời Hùng Vương, hai công chúa Thuỷ Tiên và Ngọc Dung du ngoạn về vùng đất ven cửa sông này, thấy nơi đây sông núi hữu tình, dân cư thuần hậu, liền xin vua cha ở lại đây. Hai công chúa dạy dân khai hoang, phục hoá, cấy lúa, trồng màu, ươm tơ dệt vải; giúp dân diệt trừ những loài yêu quái. Sau khi hai công chúa hoá, dân làng đã lập đền thờ. Vào thời Lý, vua quan nhà Lý về đây lập phòng tuyến đánh giặc Tống, được Thần âm phù đánh thắng giặc, nên có sắc phong cho Thần.
    Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Vua Lý Thánh Tông do muộn con trai nên đã đi cầu tự ở nhiều nơi. Nhưng khi hoàng tử sinh ra lại mang ?omình Hổ?, người người cho là yêu quái đầu thai báo oán. Hai công chúa của vua bèn xin cho đi tìm thầy để trừ tà ma yêu quái. Khi hai công chúa đến làng Diềm, thấy nơi đây núi rừng um tùm, rập rạp, có ngôi đền cổ thờ Mẫu Thượng Ngàn, thường phù giúp dân làng diệt thú dữ đến quấy phá. Hai công chúa liền xin vua cha cho lập đàn tế cầu đảo ở đây xin Mẫu trị tội kẻ yêu quái đã hiện hình đầu thai vào hoàng tử. Trừ xong yêu quái, hai công chúa liền lệnh cho dân làng sửa sang miếu điện để muôn đời thờ phụng Mẫu. Tưởng nhớ về hai công chúa, dân làng cũng phối thờ cả hai người. Các triều vua sau đều có sắc phong cho người được thờ.
    Cùng với những truyền thuyết trên, bao đời nay, đền Cùng là di tích còn in dấu nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng, nơi diễn ra hội hè của người dân làng Diềm.
    Thứ nhất, những dấu tích văn hóa vật chất đã cho biết làng Diềm là một làng Việt cổ có, từ thời Hùng Vương (bằng chứng là những di chỉ khảo cổ học có niên đại Đông Sơn). Mảnh đất này, một điểm hội tụ của núi sông, là nơi sinh sống lý tưởng của người Việt cổ. Núi để chống lụt lội, sông là nơi có bờ bãi trồng trọt, đánh bắt thuỷ sản và giao thương buôn bán. Gắn với một làng Việt cổ nông nghiệp như vậy, ngôi đền Giếng làng Diềm nguyên thuỷ là ngôi đền thờ Nữ thần nông nghiệp, mà cụ thể là thần Nước. Tín ngưỡng này còn để lại dấu ấn rõ nét trong tục thờ nước và thờ cá trong lễ hội đền Giếng. Tục này như sau: Hàng năm, cứ đến ngày Tết Thanh Minh (mồng 3 tháng Ba (âm lịch)), dân làng Diềm lại mở hội đền Giếng (hội tát giếng). Để tổ chức lễ hội, từ trong năm, dân làng đã cử ra 4 người ở đầu bàn tư lo việc sửa lễ tát nước giếng (bàn là tổ chức giáp, vì làng thờ thánh Giáp Ngọ nên kiêng huý không gọi là giáp). Bốn người này được nhận vài sào ruộng công để cầy cấy lấy hoa lợi, lo vật phẩm tế thần (xôi gà, ngũ quả, hương hoa) và chuẩn bị thùng gầu, khăn khố cho người tát giếng. Vào ngày hội, những người được cử xuống tát nước giếng là trai tân, trước đó phải ?oăn chay nằm mộng?. Hai người trực tiếp xuống múc nước giếng đưa lên, được gọi là ?ohai Cô?, ăn vận theo kiểu đầu chít khăn trắng, đóng khố vải lá đáp Những thanh niên ở trên đỡ gầu nước cũng chít khăn, đóng khố. Khi họ tát nước giếng cạn đến đáy, đôi ?oCá thần? được trân trọng vớt lên thả vào 1 cối đá to (đường kính khoảng 1m) ở bên cạnh bờ giếng. Trong đền, dân làng tổ chức tế lễ; phía ngoài, bên bờ giếng, thì làm lễ thờ Cá (gọi là ông Cá). Mâm lễ chỉ có ngũ quả và hương hoa. Văn tế Cá thần có đoạn: ?o... Dân làng chúng con lạy ông Đại Hoàng Ngư, cho phép dân làng chúng con sửa lễ tát nước giếng, mời ông lên, tát xong sạch sẽ, lại rước ông xuống?. Ngay sau khi tát nước và làm vệ sinh sạch sẽ đáy giếng, những dòng nước trong sạch đầu tiên chảy vào giếng sẽ được rước về đền Vua Bà và đình làng Diềm. Sau đó, dân làng mới được đến lấy nước về nhà để ăn uống.
    Thứ hai, theo dòng chảy của lịch sử, đền Cùng làng Diềm đã được ?okhoác? thêm lên mình lớp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
    Tín ngưỡng thờ Mẫu vốn có từ lâu đời ở nhiều tộc người, đặc biệt là người Việt. Ngay từ buổi bình minh lịch sử, người Việt đã tôn thờ Mẹ/Cái, để rồi có truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con, lên rừng xuống biển khai lập non sông đất nước ta; đó còn là việc ?onữ hoá? tất cả các vị thần nông nghiệp như mây, mưa, sấm, chớp... thành Tứ Pháp, và việc thờ Mẫu Liễu Hạnh sau này.
    Khi tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển, các vị thánh trong đạo Mẫu không chỉ được phân thành các hàng, mà còn phân thành các phủ. Phủ trong đạo Mẫu mang nhiều ý nghĩa, trong đó có Tam phủ, Tứ phủ mang ý nghĩa tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền sông nước), Nhạc phủ (miền rừng núi). Đứng đầu mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Địa cai quản miền đất, Mẫu Thoải cai quản miền sông nước, Mẫu Nhạc phủ (Mẫu Thượng Ngàn) cai quản miền rừng núi. Tam phủ gồm ba phủ: Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ. Tứ phủ gồm bốn phủ: Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ, Nhạc phủ...(1).
    Tìm trong tín ngưỡng của dân vùng cửa sông Ngũ Huyện Khê, nơi có các làng Việt cổ như: Kẻ Diềm, Kẻ Cảm, Kẻ Chắp, Kẻ Sói, Kẻ Lẫm... thì đây là một vùng có những di tích thờ Mẫu đậm đặc nhất vùng Kinh Bắc: Làng Diềm thờ Vua Bà, Bà Chúa Giếng; làng Quả Cảm thờ Bà Chúa Quả Cảm; làng Đương Xá (Đặng Xá) thờ Bà Chúa Sành; làng Lẫm thờ Bà Chúa Lẫm; làng Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho...
    Trên nền tảng tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển như vậy, đền Cùng làng Diềm xưa kia là nơi thờ ?othần Nước?, sau đã có thêm lớp tín ngưỡng thờ Mẫu, mà cụ thể ở đây là thờ ?oMẫu Tam phủ?, được biểu hiện ở những mặt sau:
    - Nếu như toà nhà chính của đền thờ ?oBà Chúa Giếng?, thì toà nhà phụ bên trái đền thờ ?oMẫu Tam phủ?. Mặt khác, trong tâm thức cũng như trong lời văn khấn của các bậc lão niên làng Diềm tại đền Cùng, bao giờ cũng thành kính khấn thờ ?oBà Chúa Giếng?, sau mới đến khấn thờ ?oMẫu Tam phủ?.
    - Trong điện thờ Mẫu Tam phủ của đền Cùng, Mẫu Thượng Thiên được khoác áo màu đỏ, Mẫu Thoải được khoác áo màu trắng và Mẫu Địa thì được đồng nghĩa với Mẫu Nhạc phủ cai quản miền sông núi nên khoác áo màu xanh. Cũng quan niệm như vậy, việc bài trí tượng, đồ thờ cúng, văn khấn và việc tổ chức các giá đồng ở đây đều theo cách thờ Mẫu Tam phủ.
    - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Cùng mang tính dung hội giữa tín ngưỡng thờ nước, thờ Mẫu, biểu hiện ở việc người ta đưa cả ban Cô, ban Cậu lên chính đền - nơi thờ Bà Chúa Giếng và cách bài trí đồ thờ cúng giữa các ban thờ không phân biệt một cách rõ ràng giữa thờ Bà Chúa Giếng với thờ Mẫu Tam phủ. Dẫu vậy, người ta vẫn dễ dàng nhận thấy hai lớp tín ngưỡng chính tại đền Cùng làng Diềm là tín ngưỡng thờ ?othần Nước? và tín ngưỡng thờ ?oMẫu Tam phủ?.
    Như vậy, đền Cùng làng Diềm cổ kính không chỉ là một trong những nơi biểu hiện sinh động những giá trị lịch sử - văn hoá được kết tụ qua hàng ngàn năm văn hiến của làng Diềm, mà còn là một điểm nhấn quan trọng trong các di sản văn hoá của vùng văn hóa đậm đặc tín ngưỡng thờ Mẫu Kinh Bắc - Bắc Ninh./.

  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Trong những site sau các bạn có thể chu du qua ...màn hình nhỏ các địa điểm du lịch của KBC
    Đền Suối Mỡ
    http://www.vietnamtourism.com/v_pages/Tourist/travel.asp?uid=1988
    Chùa Đức La
    http://www.vietnamtourism.com/v_pages/Tourist/travel.asp?uid=1989
    Đình Thổ Hà
    http://www.vietnamtourism.com/v_pages/Tourist/travel.asp?uid=1990
    Đình làng Đình Bảng
    http://www.vietnamtourism.com/v_pages/Tourist/travel.asp?uid=1433
    Đền Đô
    http://www.vietnamtourism.com/v_pages/Tourist/travel.asp?uid=1194
    Lý triều bát diệp anh hùng tộc
    Hương hoả lưu truyền ức triệu dân

  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tháng ba hoa gạo đỏ tươi
    Trống Đền Đô gọi người về thăm quê.......
    LÝ ĐI RỒI LÝ LẠI VỀ
    (sưu tầm)
    Vùng Đình Bảng ( Kinh Bắc ), dân chúng từ xưa vẫn truyền tụng câu sấm :
    Bao giờ rừng Báng hết cây
    Tào khê hết nước Lý nay lại về

    Rừng Báng và Tào khê bây giờ vật đổi sao rời đã hết cây cạn nước. Nguyên vùng Cổ Pháp tức Đình Bảng là đất xuất phát của nhà Lý, Lý Công Uẩn lên ngôi một cách êm đẹp nhất trong sử Việt, một hiền sĩ duy nhất không cần dựa vào thanh gươm để đoạt ngôi báu, từ năm khai mở triều đại 1010 đến 2010 sẽ là 1000 năm rồng dậy đất Thăng Long. Nhà Lý mất vì nhà Trần năm 1225 cách đây 775 năm ( tính từ năm 2000), Trần Thủ Độ dùng thủ đoạn quyết liệt tận diệt họ Lý, thừa khi tôn thất họ Lý làm lễ giỗ tổ, ông cho đào sẵn hầm rồi giật sập nhà chôn sống cả trăm người họ Lý ( 1232 ). Tuy vậy vẫn có người trốn thoát, thay họ đổi tên sống trong nước hoặc trốn ra ngoài nước như trường hợp hoàng tử Lý Long Tường vượt biển sang Hàn Quốc.
    CÓ HAI CHI HỌ LÝ ĐI SANG NƯỚC HÀN
    Theo tài liệu của Sở Cuồng Lê Dư trên số Xuân 1942 Tri Tân (sang Hàn quốc 1914) và của Trần Văn Giáp, thuộc Viện Khảo Cổ Hà Nội, năm 1959, thì có 2 vị dòng dõi nhà Lý chạy sang nước Hàn :
    1-Lý Dương Côn, em vua Lý Thần Tôn 1128 -1138 ( tức Lý Dương Hoán) chạy sang Hàn quốc để ?o tránh quốc loạn ?o, không nói rõ loạn gì và tại sao lại chạy mãi sang Hàn Quốc, chỉ biết Lý Tinh Thiện hiện đại là dòng dõi chi này.
    2-Lý Long Tường, chú vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224), con vua Lý Anh Tông (1138- 1175) em vua Lý Cao Tông (1176- 1210), cùng với Lý Quang Bật mang đồ thờ cúng chạy ra biển Đông ( cửa Thần Phù, Thanh Hóa ),trốn khỏi bàn tay Trần Thủ Độ, trên ba con thuyền. Một thuyền bị bão dạt vào Trung Hoa không rõ sống chết ra sao, thuyền của Lý Long Tường đến được Trấn Sơn, gần Pusan ngày nay, vào năm 1226.
    Lý Long Tường khi ấy ở khoảng tuổi 50, ông ra đi với tâm nguyện noi gương Vi Tử đời Ân ( khi nhà Ân mất thì Vi Tử chạy sang nhà Chu để giữ việc cúng tế gia tiên theo sử Tầu), vì thế ông lấy hiệu là Vi Tử Động và có ghi trên bia Thụ Hàng Môn Ký Tích ở Bồn Tân, Hàn quốc, tâm nguyện đó.
    Tương truyền vua Hàn quốc là Cao Tông nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, đậu bên bờ sông Tây Hải, khi cho người tìm kiếm thì thấy thuyền của Lý Long Tường và tùy tùng đang dạt vào bờ, vua Hàn nhớ lại giấc mơ cho là việc kỳ diệu nên đối xử với họ Lý rất tử tế.
    Hai mươi bảy năm sau,1253, quân Mông Cổ do Đường Cơ chỉ huy xâm lăng Hàn quốc, Lý Long Tường năm ấy đã vào khoảng 78 tuổi, cưỡi ngựa trắng đôn đốc dân chúng trong vùng chống trả quân Mông Cổ suốt 5 tháng. Quân Mông thấy khó thắng bèn lập kế khuân 5 hòm vàng lớn tới dâng Bạch Mã Tướng quân Lý Long Tường, Lý Long Tường biết là mưu kế nên cho khoét lỗ, đổ nước sôi vào hòm, quả nhiên sát thủ Mông nấp kín trong hòm bị phát giác và chịu chết. Sau khi thủy binh của đô đốc Katan Khan bị hỏa công phá tan, bộ binh của Đường Cơ mất tinh thần, bị quân Hoa Sơn bản địa họ Lý nòi Việt tiêu diệt chỉ còn lại vài tên chạy về Mãn Châu.
    Sau chiến công ấy, vua Hàn cả mừng, phong Lý Long Tường làm Tướng quân, đổi Trấn Sơn nơi họ Lý trú ngụ thành Hoa Sơn ( bởi thế có tên Hoa Sơn Tướng quân ), lại lấy 30 mươi dặm vuông, nhân khẩu 20 hộ cho họ Lý làm Thái ấp. Nơi quân Mông Cổ đầu hàng được gọi là Thụ Hàng Môn, lại cho lập bia để ghi công Lý Long Tường, di tích nay hãy còn.
    Khi Lý Long Tường mất, mộ táng cách Thụ Hàng Môn ( ở Bồn tân ) 10 dặm, tại chân núi Di Ất, gần Bàn Môn Điếm bây giờ.
    Trong thời gian ở Hoa Sơn, Lý Long Tường lập làng Giao Chỉ, làng Nhật Nam, lại hay lên đỉnh núi ngồi vọng về phương Nam mà khóc, nơi ấy gọi là Vong quốc đàn !
    Về sau dòng họ Lý ở Hoa Sơn chia làm hai chi, từ Bình Nhưỡng (cố đô) ở Bắc Hàn, rời về Hán Thành Seoul là đô mới của nước Hàn ở phía Nam, có tộc phả dày 400 trang ghi rõ chi tiết. Hâu duệ họ Lý này hiện có trên 200 hộ, hơn 600 người, cháu đời thứ 26 là Lý Xương Căn đã về lễ tổ tại Đình Bảng lần đầu tiên vào năm Tuất 1994 ( xin ghi chú Lý Công Uẩn sinh năm Tuất ).
    Tại nước Hàn, nhiều sách truyện về Hoa Sơn Tướng quân được truyền tụng, tập Hoa Sơn Quân bản truyện còn ghi sự tích cây hạnh lớn do Lý Long Tường trồng trên nền nhà Văn Nhã Đài là nơi Lý Long Tường từng ngồi dạy học, vì thế Lý Long Tường còn có tên là Hạnh Đàn Công tử. Như vậy đủ thấy Lý Long Tường cũng như nhiều danh nhân khác đời Lý Trần, có đủ tài kiêm văn võ, theo đúng truyền thống Đại Việt mà đời sau, từ đời Lê trở đi, để mất, đổi từ Văn ôn võ luyện sang tiên học lễ, hậu học văn, biến kẻ sĩ thành ra ?o trói gà không chặt ?o, hư danh khoa bảng, thật đáng tiếc.
    Ở Việt Nam hiện nay, dân chúng vùng Cổ Pháp ( Đình Bảng là tên mới từ đời Trần ) vẫn làm lễ hội rất lớn tại đền Đô ( tức đền Lý Bát Đế thờ 8 vị vua Lý ), họ truyền tụng câu :
    ?o đền Đô đến hẹn lại lên ?o......
    hẹn gì ở ngôi đền đất Kinh Bắc, cố đô tinh thần hương quán nhà Lý và của nền quân chủ nhân quốc văn hiến Việt Nam ? lại lên và bao giờ lên ? câu sấm hay đồng dao này xuất hiện từ bao giờ và do ai đặt ra, không mấy ai biết rõ, nhưng chắc rằng có mang mầu sắc huyền nhiệm nên cả dân chúng lẫn giới truyền thông đều tin rằng có gì thiêng liêng trùm lên dòng sử Việt nhất là từ khi con cháu họ Lý từ Hàn Quốc trở về giỗ tổ sau gần 1000 năm tính từ năm 1010 khai triều thịnh đức nhà Lý.
    LÝ ĐI RỒI LÝ LẠI VỀ
    Những câu sấm trên do ai đặt ra và đặt ra từ bao giờ ? Điều này chỉ có thể giải thích được nếu ta ngược dòng lịch sử 1000 năm trước để theo các nhà sư Mật tông như Định Không, La Quý An, Vạn Hạnh...tiên đoán đất Cổ Pháp hưng vương, và nhất là sư Vạn Hạnh, thầy của Lý Công Uẩn, người đã xây dựng nên triều Lý, một kingmaker của thế kỷ thứ X-XI. Theo truyền thuyết, các nhà sư này đã xếp đặt cuộc đất vị trí phong thủy cho đất Cổ Pháp và sư Vạn Hạnh đã nhìn ra thế đất Thăng Long vô chiến địa để làm quốc đô, chuyển từ đất Hoa Lư ra đất Long Đỗ ( lưng rồng), có Ba Vì , Tam Đảo làm án che, có sông Hồng sông Tô làm huyết mạch, có Tây Hồ làm não bộ...Nếu đã có khả năng tiên đoán nhà Lý dài tám đời vua, rằng ngôi mộ của mẹ Lý Công Uẩn có mối đùn lên thành hình hoa sen tám cánh, thì các nhà sư đó cũng đủ khả năng sấm ký để tính ngày trở về của họ Lý, ngày quang phục vương đạo truyền thống Lạc Việt Hùng Vương. Dường như sư Vạn Hạnh đã tìm ra ngôi đất tái phát một ngàn năm sau cho họ Lý, điều này Sấm Trạng Trình có ghi lại :
    Lý đi rồi Lý lại về
    ...ngẫm về sau nhà Lý xưa nên
    nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn...

    ?????

    Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010, một nghìn năm sau, 2010, nền vương đạo nhân quốc Lạc Việt sẽ lại phục hoạt sau 500 năm long mạch đất Giao Chỉ bị Cao Biền trấn yểm và ma quỷ ( qua huyền sử Hồ tinh chín đuôi xâm phạm minh đường Tây Hồ sau bị Lạc Long Quân đánh chết ở Đầm Xác Cáo ) quấy phá đất tổ :

    ?????
    Ma vương sát đại quỷ
    hoàng thiên chu Ma vương
    ...một cơn sấm dậy đất bằng
    thánh nhân ra mới cứu hằng sinh linh

    NHỮNG HIỆN TƯỢNG LẠ TRÊN NỀN TRỜI CỔ PHÁP THĂNG LONG
    Lý Long Tường và Lý Quang Bật ( Bật là em Hàn lâm Học sĩ Lý Quang Châm, Châm bị Trần Thủ Độ giết cùng với nhiều tông thất họ Lý ) khi chạy sang nước Hàn đã mang theo được vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời vua Lý Thái Tổ, sang bảo toàn trên đất Hàn. Tại Hoa Sơn Trấn, Lý Long Tường còn cho xây ngôi đình kiểu Đại Việt, đền thờ các vị vua Lý... trong những ngày lễ tết, Bạch Mã tướng quân ra lệnh gióng 2 hồi 6 tiếng chiêng trống thay vì 3 hồi 9 tiếng, để dành 1 hồi 3 tiếng cho mọi người lặng lẽ âm thầm chiêu niệm cố hương ! Tục lệ này nghe nói tới nay con cháu họ Lý trên nước Hàn hãy còn giữ.
    Ngày 18/5/1994 Giáp Tuất, Lý Xương Căn thuộc đời thứ 26 dòng Lý Long Tường, lần đầu tiên về lễ tổ ở đền Lý Bát Đế đã ghi vào sổ lưu niệm như sau : ...? cháu chắt xin thề nguyện không làm điều gì tổn thương đến vong linh cao cả tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt ?o
    Bốn chữ cuối, do học giả Trần Văn Giáp dịch, ?o sứ mệnh đặc biệt ?o phải chăng hàm chứa ý nghĩa thiêng liêng mà Lý Xương Căn đã được tổ tiên phó thác ?
    Tính ngược lại từ năm Giáp Tuất 1994 tới năm Canh Tuất 1010 là năm Lý Công Uẩn lên ngôi ( Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất 974 ) thì họ Lý quả có trở về sau 33 đời, 984 năm, nghĩa là gần 1000 năm sau năm khai nghiệp và cùng vào năm Tuất.
    Câu sấm : Chó nọ vẫy đuôi mừng Thánh chúa
    ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày

    và câu ngẫm về sau họ Lý xưa nên
    nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn
    cho thấy có sự ứng hợp vào năm Tuất ( Bính Tuất 2006) Thánh xuất, và năm sau, Đinh Hợi (2007) yên ổn thanh bình, đấy cũng là hàm ý của câu sấm ?o Tuất, Hợi, phục sinh ?o mà cố học giả Hồ Hữu Tường rất quan tâm trong thời gian ngồi tù Cộng Sản mà không giải ra được . Đây cũng là thời điểm :
    Bảo sơn thiên tử xuất,
    Bất chiến tự nhiên thành
    vậy.
    Trong hai năm 1997- 1998, vùng Cổ Pháp ( Đình Bảng ) xuất hiện 4 hiện tượng lạ :
    1- Chùa Ứng Tâm ( tức chùa Dặn, thờ mẹ vua Lý Thái Tổ ), có cây dứa lạ, một quả mẹ và nhiều quả con nở ra xung quanh (1997).
    2- Hình tám giải mây hiện trên đền Bát Đế đúng ngày hội 21- 4- 97, vào chính ngọ ở nóc đền, như linh khí của 8 vị vua Lý hiện về.
    3- Hình tám đợt mây hiện trên đền Bát Đế vào đúng ngày giỗ vua Lý Anh Tông, 26- 8- 1998, với một đợt mây nhỏ ở sau chót mà người ta giải là biểu tượng của Lý Chiêu Hoàng, đời vua chót thứ chín nhà Lý trước khi bị nhà Trần đoạt quyền.
    4- Hình một giải mây vàng như mình rồng từ Thăng Long bay về Cổ Pháp vào ngày lễ rước linh bài Lý Thái Tổ và chiếu rời đô ra Thăng Long, 1- 9- 1998 lúc 4 giờ 45. Giải mây dừng lại trên đền rồi tản dần ra.
    Các hình trên có lưu trữ tại đền Đô, Đình Bảng, gần Hà Nội, như là dấu tích huyền nhiệm của dòng Việt Sử siêu linh.

  7. vutuannguyen

    vutuannguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Chợ Làng
    10:47'' 18/09/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) ?" Trong mỗi con người Việt Nam, dù ít hay nhiều, cũng lưu giữ trong ký ức một miền quê với bóng dáng cây đa, giếng nước, con kênh và... một Chợ Làng
    Ai sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nào đó mới hiểu hết cái thú của đi chợ làng. Chợ làng không chỉ là nơi bán - mua mà còn là nơi mọi người trao đổi, thăm hỏi lẫn nhau do mối quen biết ?otình làng nghĩa xóm?.
    Chợ làng thường họp rất sớm, đông đúc nhất là lúc 6 - 7h sáng. Cỡ độ 10 - 11h mà mới xách làn đi chợ thì e rằng bạn sẽ chẳng mua được thứ cần mua, bởi chợ thường tan sớm lắm. Khi nắng đứng bóng là lúc chợ vãn, chỉ còn vài quầy kiểu ?oki-ốt? chuyên đồ khô là bán cầm chừng. Buổi chiều chợ vắng hẳn, bởi người quê ít có thói quen đi chợ ngày hai buổi. Những thứ cần cho cả ngày thường được mua luôn vào buổi sáng.
    Toàn người làng với nhau nên người bán không nói thách quá, người mua ít mặc cả theo kiểu trả giá chỉ còn ?omột nửa? như ở các chợ lớn nơi đô thị!
    Sản phẩm hàng hoá của chợ làng cũng bình dị như chính con người vậy. Mọi thứ bày biện không hề hào nhoáng: giỏ cua, mớ ốc vẫn còn vương bùn non, mớ rau còn nhựa ứa, sọt trứng lơ thơ vài sợi rơm mới lót ổ?
    Đến bất cứ một vùng quê nào, chỉ cần nhìn qua chợ làng, quan sát hàng hoá - thực phẩm bày bán và khung cảnh bán - mua là có thể biết được đời sống của người dân nơi đây. Cái sự no đủ hay thiếu thốn nó bày ra hết! Vẫn còn những vùng quê nghèo mà chợ làng chỉ họp nháo nhào, bán - mua lèo tèo vài thứ mà giá rẻ như? cho! Đôi khi về những vùng quê xa, thấy cả sảo rau muống hay một thúng cà chua chỉ có giá vài ngàn mà xót xa cho công sức lao động của người nông dân?
    Đi chợ làng, bạn rất hay được nghe những lời phân bua của người bán. Chẳng hạn, nếu bạn chê mớ rau này cằn quá thì thế nào cũng nhận được lời giải thích do ?ocuối vụ?, ?osương muối nhiều?; cà chua xanh thì do ?onhà em hái từ ruộng, cà chín tự nhiên nên không đẹp mã, nhưng ngon lắm??
    Vào những dịp phiên, chợ đông vui hẳn. Không khí hồ hởi thấy rõ trên gương mặt người đi chợ. Tiếng nói, tiếng cười ríu rít. Cứ ra chợ là gặp người quen, và thể nào cũng phải đứng lại chào hỏi thân mật vài người.
    Chợ phiên thường họp sớm và tan muộn hơn ngày thường một chút, hàng hoá cũng phong phú hơn. Cách đây mấy mươi năm, có những thứ phải chờ đến chợ phiên mới mua được (ví dụ: lưỡi xẻng, cán cuốc, rổ, rá, con dao rựa?), còn ngày thường chỉ có những thực phẩm thông thường. Bây giờ đương nhiên chợ phiên vẫn đông hơn, nhưng ngày thường thì hàng hoá cũng không phải khan hiếm.
    Không khí ở chợ làng vui nhất vào những ngày áp Tết âm lịch. Ra chợ vào lúc này, bạn sẽ gặp những người? cả năm mới gặp. Ấy là những người con của làng học tập hay làm ăn xa về tụ họp ăn Tết với gia đình. Con người Việt Nam dù có đi đâu, ở đâu thì đến ngày Tết thiêng liêng của dân tộc cũng luôn có xu hướng tìm về gia đình, quê hương bản quán. Và chợ làng là nơi những người con xa thấy rõ nhất sự biến đổi của cảnh sống quê mình.

    Yêu sao cái chợ làng nhỏ bé, thân thuộc! Dù bạn đã rời quê lên phố, thường xuyên đi siêu thị hay các trung tâm thương mại lớn? thì cam đoan có những phút lặng của tâm hồn, giữa cảnh đông đúc phố phường, bạn sẽ nhớ đến quay quắt cái chợ làng mình, nhớ cảnh bán - mua bình dị cùng những gương mặt thân thuộc của ?ongười làng?.
    Chẳng nơi đâu bằng quê mình, phải không bạn?

    (from vietnamnet)
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Làng nghề
    Sẽ là thiếu sót nếu nói đến Bắc Ninh Kinh Bắc mà không nói đến các làng nghề. Nơi đây có đến 62 làng nghề, hầu hết là các làng nghề truyền thống. Đây chính là đích của khách du lịch khắp nơi tìm tới.
    [​IMG]
    Nghề làm vàng mã đã qua thời cực thịnh nhưng vẫn lấn lướt nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ. Đơn giản có lẽ vì dễ kiếm tiền hơn. Đi trong đường làng liên tục phải né những chiếc xe máy cồng kềnh chở hàng vàng mã đi bán. Khắp làng đâu đâu cũng thấy những khoảng sân rực rỡ đủ màu lấp lánh. Không hiểu nếu có trực thăng nhìn từ trên cao sẽ còn thấy đẹp đến thế nào. Nếu không có quá nhiều kẻ lợi dụng việc đốt vàng mã một cách thái quá thì rõ ràng đây là một làng nghề đẹp, ít ra là về màu sắc. Người lớn hay trẻ con đều có thể tham gia vào bôi, dán và quết. Được nói đến nhiều nhất có lẽ là nghề làm tranh in khuôn gỗ. Mặc dù còn có lẻ tẻ vài nhà nhưng tranh được mang ra các thành phố lớn, bán cho khách nước ngoài là chủ yếu. Treo một bộ tranh Đông Hồ trong nhà chắc chắn sẽ làm cho tinh thần con người ta thư thái. Đó là vì nét tranh đơn giản, mộc mạc, ý nghĩa dễ hiểu. Lang thang trong làng ngó nghiêng các nhà làm tranh, làm mã có lẽ cũng làm bật ra được vài tứ văn.
    Ở chùa Phù Lãng, người ta tìm thấy hàng ngàn mảnh gốm cổ có tuổi đời đến 10 thế kỷ. Đó là dấu ấn lịch sử của nghề gốm nơi đây. Đến nay tính sơ sơ đã có đến 300 nhà làm nghề này trong làng. Bật lên bằng những sáng tạo mới về kiểu dáng, gốm Phù Lãng giờ đã thành một thương hiệu mạnh. Những bình, lọ, tranh gốm với lớp men màu da lươn tiêu biểu giờ được xuất khẩu sang tận trời Tây. Những đoàn xe về làng ăn hàng mang đi đang ngày càng nhiều. Cuộc sống của người dân nơi đây đang ngày càng sung túc. Thời của gốm Phù Lãng đang dần khởi sắc.
    Sánh ngang với gốm Phù Lãng và Bát Tràng có làng gốm Thổ Hà. Tuy đã nằm vào địa phận Bắc Giang nhưng xưa cũng thuộc vùng Kinh Bắc. Đây là một trong ba trung tâm gốm cổ của người Việt. Gốm Thổ Hà không chỉ đẹp, nói ví von như người xưa là ?ođựng đồ lỏng không thấm, đựng đồ rắn không mốc?. Nhiều nhà nơi đây còn làm thêm nghề nấu rượu hay làm bánh đa. Đình làng cổ kính nằm bên sông Đuống giờ thành chỗ cho người ta phơi bánh đa. Hội làng vào ngày 20-22 tháng giêng âm lịch. Dân làng rất mến khách.
    Dân làng Xuân Lai rất tự hào với màu tre đen trên các sản phẩm của mình. Họ gọi đó là tre hun. Sau khi được ngâm dưới ao vài tháng, tre được hun trên những lò đất, trên phủ kín bằng rơm trộn đất sét. Lò này không có lửa, chỉ có khói. Tre được hun trong lò như thế 4 ngày đêm sẽ trở nên nhẹ, bền và kị mối mọt. Nếu có dịp đi qua huyện Gia Bình, mời bạn ghé qua thăm Xuân Lai để tận tay sờ vào những đồ đạc làm từ tre hun đầy sáng tạo.
    Bước vào làng sắt Đa Hội, bạn có cảm giác như mình đang đứng giữa một lò rèn khổng lồ. Chuyện kể là vỏ máy bay, xích xe tăng chui vào đây đều thành tấm, thành món hết. Làng nghề này đã có đến 400 năm lịch sử. Không hiểu trong số nhưng người tôi đã gặp trên đường có ai là tỷ phú không. Nghe nói nơi đây ra đường gặp tỷ phú vì nhiều người phát lên nhờ nghề làm sắt. Con đường làng lầy lội. Lẽ tất nhiên, hãy coi như đây là một mặt trái của việc làm giàu bằng một nghề nặng nhọc.
    ?oHồi Quan đất cửi đất canh?, nghề quý giá vẫn còn được dân làng lưu giữ đến ngày nay. Cả làng còn khoảng hơn chục nhà làm nghề dệt bằng khung cửi gỗ. Ngoài ra có 3 nhà lập xưởng lớn, dệt bằng máy công nghiệp cho nhanh. Ngay từ cổng làng người ta đã thấy có vẻ gần gũi của một làng tiêu biểu miền Bắc. Đường làng lát gạch đã mòn nhưng sạch đẹp, đình làng cổ kính còn khá nguyên vẹn. Thầm cảm ơn những người tần tảo sớm hôm lưu giữ một nghề quý báu cho văn hóa vùng Kinh Bắc.
    Quá chân tìm đến rượu làng Vân nổi tiếng khắp nước. Làng nằm cạnh sông Cầu, nay thuộc tỉnh Bắc Giang. Đường làng cũng có vẻ cũ kỹ. Cả làng vẫn nấu rượu nhưng đa phần là rượu sắn. Chỉ vài nhà nấu rượu nếp, trong đó nổi tiếng nhất là nhà Bình Tường, được nhiều người khắp nơi đặt hàng. Muốn chụp ảnh thì có lẽ hơi khó. Người ta chỉ cho bạn chụp cảnh đóng chai chứ không thể để bạn ghi hình lúc nấu rượu. Có lẽ là muốn giấu bí quyết nhà nghề chăng?
    Làng Bưởi, hay còn gọi là Đại Bái là làng nổi tiếng với nghề đúc đồng. Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương đồng, lọ hoa thậm chí cả câu đối cũng được đúc bằng đồng. Đến cuối thế kỷ thứ 10, đầu thế kỷ 11, nghề được ông Nguyễn Công Truyền tổ chức theo quy mô lớn, chuyên môn hoá và được dân làng tiếp nối cho đến ngày nay. Nếu bạn có mặt ở đây vào những tối cuối năm, không khí gấp rút đỏ lửa của hơn 700 hộ làm nghề này sẽ khiến ai cũng thấy trong mình như rừng rực theo nhịp sống của dân làng. Hàng đồ đồng mỹ nghệ tinh xảo của Đại Bái giờ đã nổi tiếng khắp nơi. Đừng quên ghé nhà ông Nguyễn Xuân Thanh, người đang sở hữu chiếc chiêng đường kính 1,7 mét, nặng 134 kg, hiện giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam.
    Kể về các làng nghề Kinh Bắc đúng là cả ngày không hết. Xin dành lại để các bạn tự mình khám phá những vẻ đẹp của vùng quê có bề dày lịch sử hàng nghìn năm này.
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    ---Sánh ngang với gốm Phù Lãng và Bát Tràng có làng gốm Thổ Hà. Tuy đã nằm vào địa phận Bắc Giang nhưng xưa cũng thuộc vùng Kinh Bắc. Đây là một trong ba trung tâm gốm cổ của người Việt.
    +++Gốm Thổ Hà không thể sánh ngang với gốm Phù Lãng và Bát Tràng được. Có lẽ người viết cao hứng phất lên ngọn bút viết những dòng như trên.
    +++3 trung tâm gốm cổ của người Việt là những trung tâm nào? Và người Việt ở đây nghĩa là người Việt Nam nói chung hay là người Việt cổ?
    +++Đố thầy Lục Thao biết gốm Phù Lãng có đặc điểm gì rất riêng mà gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu và gốm Bình Dương không có?
    ---Làng Bưởi, hay còn gọi là Đại Bái là làng nổi tiếng với nghề đúc đồng.
    + ++ Làng Bưởi không thể "hay còn gọi là Đại Bái" được. Bưởi là tên chung: Có thôn Bưởi Xuyên, Bưởi Nồi. Còn Đại Bái là tên xã.
    Vài hàng bình phẩm thô lậu.
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thày khọm có những phát hiện rất độc đáo, chứng tỏ thày đã không ít lần lai vãng những làng gốm này, hoặc giả, có nhiều kiến giải rất hay xung quanh những bài viết, đã từng viết về làng gốm, làng nghề
    Tôi nói vậy, bởi lẽ về làng sắt, làng rèn Đa hội, hay làng gỗ mĩ nghệ ĐỒng kỵ, không thấy (chưa thấy ) thày nhắc tới:)
    http://images.google.com.vn/images?q=g%E1%BB%91m+ph%C3%B9+l%C3%A3ng&hl=vi&btnG=T%C3%ACm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh
    phù lãng
    http://images.google.com.vn/images?q=g%E1%BB%91m+b%C3%A1t+tr%C3%A0ng&svnum=10&hl=vi&lr=
    bát tràng
    http://images.google.com.vn/images?q=g%E1%BB%91m+th%E1%BB%95+h%C3%A0&svnum=10&hl=vi&lr=
    thổ hà
    http://images.google.com.vn/images?q=g%E1%BB%91m+Chu+%C4%91%E1%BA%ADu&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&svnum=10&hl=vi&lr=
    chu đậu
    http://images.google.com.vn/images?q=g%E1%BB%91m+b%C3%ACnh+d%C6%B0%C6%A1ng&svnum=10&hl=vi&lr=
    bình dương
    những link trên là những hình ảnh nhỏ về các vùng gốm có liên quan tới trang nói về gốm này
    còn về trung tâm gốm: có lẽ tác giả đã quá đề cao về ba đất gốm trên, và chỉ về trung tâm gốm của người Bắc Việt,
    tức nhiên, đâu phải chỉ KB mới có gốm, gốm mà chỉ dựa vào danh tiếng, có nghĩa là gốm bảo tàng thôi, còn gốm mà xuất khẩu được, bán được, thì mới làm cho dân làm gốm nói riêng, dân vùng gốm nói chung sống tốt hơn
    Tôi nhớ một câu chuyện khi xưa, khi Đức Thái tổ Lê Lợi có tiến quân vào Thăng long, thì dân vùng gốm Bát Tràng, đã gánh từng gánh chông "con cóc" để giúp nghĩa quân đánh giặc
    Sở dĩ, gọi là chông con cóc, vì nó tựa như một hình chóp tam giác, có bốn mũi chông, và gắn vào một cục đất nung (cũng có thể cho là gốm - hình tượng hóa lên:))
    bốn mũi chông cắm theo hình chóp tam giác, tạo thành một thế lúc nào cũng có một mũi chông ngửa lên, những bãi chông kiểu này làm cho những bãi bẫy, đặc biệt là bẫy ngựa, bẫy bộ binh rất tốt, và phần nào góp sức cho công cuộc giải phóng Thăng long tiến đến giải phóng dân tộc Việt thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh
    Về Đại Bái, dường như làng nghề Ngũ Xã ở Hà nội, cũng làm nghề đúc đồng, và tôi thấy hình như gốc của Ngũ Xã là từ Bưởi - Đại bái mà ra
    phải không thày Phái:)

Chia sẻ trang này