1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nghe nói sắp tới thị trấn Từ Sơn và thị trấn Phố Mới sẽ lên thị xã. Cũng chúc mừng các bạn ở đấy nhé !
  2. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Toàn huyện Từ Sơn đang xin chuyển hết lên thành Tx Từ Sơn(đang trình CP), TT Phố Mới thì chưa thấy ở tỉnh triển khai j bạn ạ!!!!
    Cũng mừng dần đc roài!!! Tương lai BN thành tỉnh công nghiệp dần dần cả tỉnh sẽ lên thành TP vệ tinh,.....
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hi, miềng vừa được chúc mừng kìa:)
    zin kủm ơn:))
    "xanh ôn" :)
    nhưng loằng ngoằng là thị xã năng động nhất nhì KinhBắc này ...sắp chuyển sang Thủ đô theo chương trình đông bắc tiến của Vùng Thủ đô
    Nhận lời chúc mừng rồi, nhưng lại ngậm ngùi với KB vậy!
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Về quê xem thử
  5. g9man

    g9man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Không cái gì có thể tồn tại mãi mãi, sự vật và sự kiện chỉ tồn tại nếu chúng ta lưu giữ và phát triển nó. Hiện tại , lớp trẻ đang sống mà không biết đến lịch sử nơi chúng ta sinh sống. Ngay cả bản thân mình sinh ra và lớn lên ở làng đên 13 năm, đi ra ngoài học 7 năm và hiện giờ về làng sinh sống mình cũng không hề biết hết được những giá trị lịch sử của quê hương mình. Khi mình hỏi cha mình; Cha có biết nhiều về làng mình không? Cha mình cũng cung cấp cho mình một số thông tin nhưng những thông tin đó cũng chỉ bập bõm. Những người giá giữ rất nhiều tư liệu quý giá, trong 3 ngày nghỉ mình đã có dịp tiếp xúc với họ và có được rất nhiều kiến thức quý báu. Từ những kết quả thu được và điều kiên công việc hiện nay của mịnh Mình quyết định thu thập thông tin về nơi mình đang sinh sống, các sự kiện lịch sử quan trọng tại quê hương mình để hiện tại và mai sau đều có thể đọc và tìm hiểu. Mình chỉ có thể làm tại địa phương mình nhưng còn những địa phương khác thì sao. Nên mình viết bài này để mọi người hãy quan tâm đến địa phương mình và cùng hợp tác chia sẻ kinh nghiệm để đưa lên mạng thông tin đầy đủ về quê hương mịnh Nếu bản thân mình không tự hào về nơi mình sinh ra và viết về nó thì ai sẽ viết đây. Người già mất đi, thông tin mất đi ai sẽ giữ lại đây, hãy cùng hành động nhé cùng giữ lại cho mình những gì làm mình tự hào.
    Hiện tại , mình đã thu âm các buổi nói chuyện, chụp ảnh các di tích và chú thích đầy đủ, chụp các sắc phong, ghi âm các bài vè ca dao, và mọi sự kiện liên quan đến làng Bát tràng. Bạn nào có ý nghĩ giống mình thì gọi điên cho mình : Vương Mạnh Hoàng
    0904949114
    Điện thoai: 04 2811042
    Hoặc đến công ty cổ phần iForce system
    địa chỉ: P.1001 tầng 10 nhà 17t3 khu đô thị mới Trung Hòa - nhân chính
    www.iforce.com.vn
    Còn nơi mình định cho thông tin về làng mình là : www.chogom.net

  6. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Vào room giới thiệu quê hương Quan họ, nhiều bài hay nhưng đọc mỏi mắt quá. Tìm mãi chẳng thấy quan họ đâu!
    Đóng góp cho có hình ảnh nhé:
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4902269169358475622&q=quan+ho%2C+ba+quan&hl=en
    Cái này ko phải quan họ, nhưng cũng là VN minh. Bản nhac rất hay, nhưng ko biết tác giả là ai. Pà con nào biết thì nói, xin hậu tạ!
    http://video.google.com/videoplay?docid=5373060508885929973&q=chiec+la+roi+mau+xanh&hl=en
    TT
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    http://www9.ttvnol.com/forum/KBC/444854.ttvn
  8. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề về tìm hiểu Kinh Bắc sao dạo này "nguội" thế? Mấy chục trang viết và hình ảnh thật ấn tượng.
    Đi đâu hết cả rồi? Đừng ngại tranh luận!
    VTM
  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Từ từ rồi khoai mỳ sẽ nhừ!
  10. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tranh Đông Hồ
    Nguyễn-Phú-Long
    Tại miền quê Việt-Nam xưa, nhất là ở Bắc phần, cứ vào dịp Xuân về, ta thường thấy một loại tranh vẽ trên giấy bản khổ nhỏ cỡ 20 x 26 Cm bầy bán la liệt nơi các tiệm tạp hóa, các phiên chợ quê bên cạnh món mứt gừng, mứt bí, kẹo bột, trà tầu, thuốc lào, pháo chuột...
    Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,
    Loẹt lòe trên vách bức tranh gà.
    Nét vẽ những loại tranh này thường thô sơ, dản dị, được in ra hàng loạt từ những bản khắc bằng gỗ theo lối thủ công, mầu sắc tươi sáng, lòe loẹt, nguyên thủy, gồm đủ xanh, đỏ, vàng, đen, tím?không pha trộn cầu kỳ. Đề tài phần lớn hết sức bình dân: Con gà cất cao cổ gáy lúc mặt trời mọc; Mụ lợn sề nằm ưỡn cho đàn con bú sữa, đám cưới chuột, trai gái hái dừa, đánh đu?
    Người ta mua tranh để phát cho trẻ con chơi, may thêm cho mỗi đứa một bộ quần áo mới, mấy đồng tiền kẽm lỳ xì?tất cả những cử chỉ đó đã nói lên lòng thương mến của ông bà cha mẹ đặc biệt thổ lộ với con cháu nhân lúc Xuân sang.
    Người ta cũng mua tranh dán đó đây trên vách, trang hoàng cho nhà cửa thêm rực rỡ trong mấy ngày tết, sau đó dẹp bỏ chẳng có lưu giữ làm gì vì loại giấy vẽ không bền, vì tranh còn sẽ tiếp tục ?otái bản? hàng loạt theo nhu cầu....Chắc chắn năm sau nếu muốn cứ ra chợ mua dễ dàng, giá cả cũng rẻ thôi! Rồi treo lên?để cho mùa Xuân mới, nhà cửa lại tràn đầy hình ảnh tưng bừng với những giống vật gần gụi:
    Con gà cục tác lá chanh
    Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
    Con chó khóc đứng, khóc ngồi,
    Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng!
    Theo Toan-Anh trong ?oCác Thú Tiêu Khiển Việt-Nam?, chơi tranh tết là một tập quán của người xưa, tranh tết cũng cần cho ngày tết như pháo, như câu đối, như cây nêu?
    Tranh tết là một loại tranh bình dân đặc biệt Việt-Nam, không kỳ lạ như tranh tây phương, cũng không trau chuốt nhu tranh Tầu. Nó dản dị, hồn nhiên đượm đầy dân tộc tính và đề tài tranh tết thường là những cảnh,những việc, những tình?hàng ngày ăn nhập với đời sống con người?
    Bức tranh hứng dừa vẽ cậu con trai bám chót vót trên ngọn cây cao bẻ dừa thả xuống cho cô con gái đứng dưới, dáng điệu tích cực,hợp tác, với phục sức thật dản dị dễ thương. Phần trên thân thể che mỗi tấm yếm đào, hồn nhiên hai tay cầm gấu váy để hứng?thực là một cảnh tượng độc đáo rất đáng ghi lại làm kỷ niệm những ngày vui Xuân của đám thanh niên nam nữ làng quê.
    Khen ai khéo vẽ nên dừa,
    Đấy chèo đây hứng cho vừa một đôi.
    Hình ảnh lợn mẹ nằm thoải mái, vô tư lự đang cho con bú đã nói lên được cả một sức sống mãnh liệt tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác,mà tình mẫu tử ở đây cũng coi bộ ?orạt rào?, bao la như biển Thái-Bình đấy chứ!
    Tuy nhiên một cách khách quan, chúng ta phải khiêm tốn chấp nhận rằng,ngoại trừ tranh Dông-Hồ, nền hội họa cổ của Việt Nam chẳng có gì đáng kể và cũng tiếc thay, không những thế, hiện tại thì những bức tranh Xuân này đã trở thành hiếm hoi.
    Nào ai có lòng hoài cổ, khi nhìn lại cành mai chớm nở mấy bông vàng, chợt nghĩ tới, muốn có vài bức treo lên, ngắm nghía, tưởng nhớ đến những kỷ niệm, khoảng thời gian xưa trong bầu không khí đầm ấm rực rỡ hương hoa của ngày Xuân thanh bình nơi thôn dã chắc cũng phải thất vọng vì khó kiếm đâu ra!
    Nói thế chẳng có nghĩa là hình ảnh những bức tranh này đã chết hẳn. Thực ra nó chỉ không có mặt rầm rộ phổ thông như trước, nguyên nhân cũng dễ hiểu, nó không còn được ưa chuộng, hoan nghênh như trước nữa!
    Lý do là xã hội và xã hội Việt-Nam nói riêng đã theo đà tiến bộ, văn minh nên mọi sự đã thay đổi rất nhiều.
    Nhiều vùng quê đã sử dụng máy cầy thay trâu kéo, rải rác trong lũy tre xanh ban đêm đã có nhiều nơi dùng máy phát điện do bà con chòm xóm chung đụng,?ra tỉnh? mua về sài cho thêm tiện nghi. Một lần, năm 2003 trên đường từ Hà-Nội tới vịnh Hạ-Long, người viết ngó về phía ruộng nương hai bên lề, đã tình cờ nhìn thấy, vào một buổi trưa, bên cạnh năm ba con trâu gặm cỏ, gần chiếc xe Honda hai bánh, dựa vào cột đèn, cô thiếu nữ đang vừa cười vừa nói điện thoại cầm tay?
    Nếu ai mục kích những hình ảnh đó và nhiều hình ảnh văn minh tiến bộ khác nữa như TV, tủ lạnh? chắc sẽ hiểu lý do tranh Đông Hồ dù có gía trị đến đâu ngày nay cũng phải từ từ rút lui vào một vị trí khiêm nhường hơn trước, âm thầm lặng lẽ hơn trước, và nó chỉ ?otay bắt mặt mừng? với ai là ?otri kỷ tri bỉ?, ?obiết của biết người?.
    Nhưng cũng nhờ ở cái vị trí thu gọn hiện nay mà tranh Đông Hồ đã có thời gian nhẩn nha trau chuốt thêm, rút tỉa tinh tế thêm để dần dần trở thành một nghệ phẩm thực sự, hy vọng rồi đây sẽ xứng đáng được nói đến như những phần văn hóa của tiền nhân theo dòng lịch sử.
    Cũng theo Toan-Anh thì nghề vẽ tranh này gốc ở Trung-Hoa, mới nhập vào Việt-Nam từ thế kỷ XV. Người đem nghề này vào nước ta là ông Lương Như Học, đậu tiến sỹ đời Lê, năm Đại-Bảo thứ III (1442) hiện ông được dân làng Đông-Hồ thờ làm Thành Hoàng.
    Bức tranh lợn,gà?ngày nay vẫn giữ những đường nét, hình thức, bố cục y như cũ thôi. Vẫn làm theo lối in mộc bản, nhưng vật liệu thì không còn dùng loại giấy thô sơ nhu trước, thay vào đó là giấy gió lụa mịn màng, thớ dai, thường được quệt lên một lớp điệp, hay một lớp vang đỏ, hoè vàng?Mầu sắc những nét vẽ trong tranh thì dùng mấy thỏi son, than lá tre, lá chàm, hoa hòe, gỗ vang?tất cả những vật liệu này đã được một số người làng Đông-Hồ dùng khả năng, kỹ thuật hiểu biết gia truyền để o bế tạo nên những tác phẩm càng ngày càng có nhiều tính chất nghệ thuật dân tộc, nên bây giờ, thay vì người ta gọi là tranh lợn gà như trước kia, nó đã được trân trọng mang tên Tranh Nhân Gian Đông Hồ (Dongho?Ts Folk Paintings) và có lẽ cũng chỉ còn tìm thấy loại tranh này nơi làng Đông-Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Hà-Bắc mà thôi.
    (còn nữa)

Chia sẻ trang này