1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Em không biết nhiều chữ Hán Nôm nhưng trong bản khắc cổ em thấy dùng từ "tạc" chứ không phải là từ "vẽ".
    [/quote]
    Trong bản khắc thì "tạc" là đúng. Nhưng trong câu thơ này, nếu dùng "tạc" thì như "bát cháo hành có một mẩu xương". Người ta vẽ tranh chứ không tạc tranh!
    Không liên quan đến chữ Nôm hay Hán Việt!
    Kaka
    [/quote]
    Người ta có thể vẽ tranh hứng dừa, nhưng cái cây dừa là được TẠC, chứ không phải là vẽ ra cây dừa để trèo,
    còn tranh hứng dừa, tôi còn nghe một câu thơ khác:
    Khen ai khéo tạc nên dừa
    Đấy tung, đây hứng cho vừa lòng nhau
    (tất nhiên, sẽ còn vài dị bản nữa:)
    [/quote]
    Câu thơ hay đặc tả bức tranh hứng dừa, chứ không phải là bức tượng hứng dừa!
    VTM
    Được vutienminh sửa chữa / chuyển vào 22:26 ngày 30/07/2007
  2. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Trong ngôn ngữ không nhất thiết phải dùng chính xác từ chuyên môn, người ta có thể dùng những từ tương ứng, đồng nghĩa. Ở câu thơ lục bát này, từ tạc thay cho từ vẽ có lẽ mang hiệu ứng về hình ảnh hơn. Về tranh, đương nhiên từ chuyên môn là vẽ. Về tượng, ắt hẳn là tạc. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, thơ văn cần những từ giàu biểu cảm. Cảm nhận văn chương luôn phụ thuộc vào những giác quan. Với tớ, tớ cũng thích từ tạc hơn.
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Người ta có thể vẽ tranh hứng dừa, nhưng cái cây dừa là được TẠC, chứ không phải là vẽ ra cây dừa để trèo,
    còn tranh hứng dừa, tôi còn nghe một câu thơ khác:
    Khen ai khéo tạc nên dừa
    Đấy tung, đây hứng cho vừa lòng nhau
    (tất nhiên, sẽ còn vài dị bản nữa:)
    [/quote]
    Câu thơ hay đặc tả bức tranh hứng dừa, chứ không phải là bức tượng hứng dừa!
    VTM
    [/quote]
    Tranh hứng dừa không phải là bức tranh vẽ. Mà là tranh in. Người ta tạc, khắc bản in. Dùng bản in đó để in tranh trên giấy dó, chứ không phải là vẽ tranh như bác VTM nghĩ.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 30/07/2007
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Có dị bản khác là:
    Khen ai khéo tạc nên dừa
    Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi
    Hoặc:
    Khen ai khéo tạc nên dừa
    Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau.
    Trong tất cả những gì thuộc về tranh Đông Hồ, tôi thích nhất bức tranh Hứng dừa với ý nghĩa, cách thể hiện hình tượng cũng như 2 câu thơ này.
  5. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tạc hay vẽ
    Hầu như bất cứ ai thích văn thơ đề biết đến những câu thơ đại loại như > khen ai khéo tạc nên....Và như thế, khi gặp những câu thơ tương tự chúng ta đề nghĩ ngay đến từ Tạc, vừa quen thuộc, vừa vần điệu hơn.
    Nếu 2 câu thơ trên là một phần của bức tranh Hứng dừa, tức là cả thơ và hoạ đều minh hoạ cảnh sinh hoạt có thật thì Tạc hay Vẽ đề không thích hợp. Tạc và Vẽ là công việc của hai trong 7 loại hình nghệ thuật không thể dùng để chỉ những công việc của đời sống hiện thực. Tu chinh xac o day phai va Trong. Tuy nhien neu noi, khen ai kheo Trong nen dua,...thi khong con la tho nua. Trong truong hop nay tu Tac duoc dung pho bien va de chap nhan hon!
    Truong hop 2, câu thơ trên nằm ngoài bức tranh, mặc dù được viết trên bức tranh, tức là 2 câu thơ đặc tả cảnh hứng dừa của bức tranh. Hay nói khác thơ ở đây là phần cảm nghĩ, nhận xét và đặc tả bức tranh. Va bức tranh được vẽ nên chứ không phải là được tạc nên. VTM cũng biết tranh Đong hồ được làm theo kiểu đúc khuôn chứ không phải vẽ. Tuy nhiên không thể dùng Tạc ở đây được, vì Tạc là công việc của điêu khắc, trong khi đó làm tranh Đông hồ là công việc của hội hoạ.
    Tho van phai chuyen tai duoc tam hon va tinh cam, nhung cung co chuc nang giu cho ngo ngu giau, dep, va trong sang.
    Noi them, bai viet ve Tranh Dong ho tren khong phai la cua VTM. Minh chi Copy and Paste thoi!
    VTM
  6. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tặng Thiếu Lâm Bắc Phái, chưa biết bao giờ mới tổ chức được tour lang thang BN nhưng co bức ảnh này tặng bác trước. xa xa kia là núi Dạm nhìn từ đường 1 đó.
    [​IMG]
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Vẫn muốn một ngày đẹp trời, về Phật Tích, chùa Tiêu, núi Dạm và chùa Hàm Long một chuyến cho lòng thanh thản.
    Hôm nọ về Bút Tháp và chùa Dâu. Ngắm lại thập bát La Hán, thấy rất thích. Lấy máy ảnh chụp. Cô nàng sư (tuổi chỉ ngoài 30)ra bảo
    - ở đây không cho chụp ảnh.
    Hỏi:
    - Tại sao?
    - Vì chưa được phép của Bộ Văn Hoá Thông Tin.
    - Tại sao phải được phép của BVHTT mới được chụp? Ngôi chùa này là của ai? Của BVHTT à? Hay của tổ tiên ông bà ta? Tôi chụp hình thế này thì vi phạm điều luật nào? Có hư hại đến tài sản chung không?
    Nàng sư tịt luôn, nhưng ánh mắt rất tức tối. Đâu rồi vẻ điềm nhiên, phong thái tự tại của kẻ tu hành?
    Ngán thay !
    Cảm ơn QA bức ảnh.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 02/08/2007
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Bộ văn hoá bảo:
    DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG
    CẤM KHÔNG ĐƯỢC VI PHẠM
    cơ mà lại có cả nàng sư àh? hay là cô sư nhể?
    (còn chụp ảnh cũng ko biết có vi phạm không, nhưng vẫn có người chụp ảnh kêu đau, có lẽ có một tình huống nào đó là vi phạm:) )
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    đã có một thời, và có lẽ sau này cũng thế: câu thơ này vẫn được khen hay bởi cách "vần" từ của nó:
    Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
    Tiếng rơi rất mỏng như là rơi "nghiêng"
    nghe được cả cái lá rơi nghiêng, mà lại nghe thấy mỏng, thiết tưởng chỉ nhìn thôi chứ? nhưng tác giả (TĐK) đã "vần" từ để cho người đọc thấy, tai với mắt có lẽ chung một cảm nhận
    Có khi tác giả dân gian cũng từng thế chăng
    Trước tiên vẽ tranh để làm bản khắc(hoặc khắc luôn, không cần vẽ) động tác này để tạc thành khuôn tranh, rồi đem in, đem phơi, rồi lại in, lại phơi, độ ba bốn lần in, mấy lần phơi, mới thành bức tranh thuộc dòng ĐÔNG HỒ vậy,
    tạc, hay in, hay vẽ đây!
  10. thoantit

    thoantit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Iem bắt lỗi ngay ở câu "CẤM KHÔNG ĐƯỢC VI PHẠM"
    đã CẤM thì bỏ KHÔNG đi nhá!

Chia sẻ trang này