1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngaynhieugio

    ngaynhieugio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bánh phu thê Đình Bảng, một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc.
    Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó.
    Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và hương ngũ vị. Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô (còn bột thô thì bán cho hàng bánh rán). Tới khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm mầu. Người ta còn nạo đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh có thêm độ giòn. Phức tạp nhỉ.
    Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường..., tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh, đó là mầu trắng của bột lọc và cùi dừa, mầu vàng của dành dành và nhân đỗ, mầu đen của hạt vừng, mầu xanh của lá, mầu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng.
    Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống đã cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh được nhiều người ưa thích, ai đã một lần thưởng thức thì khó có thể nào quên.
    Em mac ao' dai' , goi dau' bo ket' , uon luoi nha vai loi mem moi la thanh tieu thu ... sao van chua thay nguoi quan tu ?!
  2. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Làng tranh Đông Hồ

    Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có ao tắm mát có nghề làm tranh.​
    Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.
    Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in.
    Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ.
    Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt.
    Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.
    Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước sành điệu, yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ.
    Ðã có một thời gian tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Những vài năm năm trở lại đây người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 05/12/2003
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Làng tranh Đông Hồ

    Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có ao tắm mát có nghề làm tranh.​
    Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.
    Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in.
    Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ.
    Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt.
    Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.
    Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước sành điệu, yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ.
    Ðã có một thời gian tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Những vài năm năm trở lại đây người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 05/12/2003
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
  6. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Làng cổ Bắc Ninh
    Bắc Ninh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 30 km về phía Bắc, nơi đây còn nhiều làng cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn nhất ở Việt Nam.
    Những làng cổ này hiện còn giữ được nhiều công trình kiến trúc, những tư liệu thành văn có giá trị lịch sử và văn hóa và một số loại hình hoạt động văn hóa dân gian.
    ở Bắc Ninh còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như làng gốm Phù Lãng, làng gò giát Ðại Bái, làng đúc đồng Ðề Cầu, Quảng Bố, làng ép dầu Ðại Ðình, làng giấy dó Phong Khê, làng rèn Ða Hội, làng tranh Ðông Hồ. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều làng nghề ở Bắc Ninh đã phát triển và ngày càng giàu lên như làng gò giát Ðại Bái, làng đúc đồng Quảng Bố và chạm khắc gỗ Ðồng Kỵ, sản phẩm của họ đã có mặt ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
    Sự phát triển của các làng nghề đã tạo nên một cuộc sống kinh tế ổn định cho người dân.
    Bắc Ninh cũng là cái nôi phát triển của đạo Phật ở Việt Nam. Tại đây, có hàng trăm ngôi chùa, kiến trúc độc đáo được xây dựng, trải qua mấy thế kỷ, hiện còn trên 560 ngôi chùa. Ngoài ra, tại đây còn tồn tại hàng trăm ngôi đình, đền miếu, điện và hàng ngàn ngôi nhà thờ họ, có giá trị nghệ thuật cao tiêu biểu là chùa Phật Tích, đình Ðình Bảng, chùa Tiêu Sơn, đình chùa Ðồng Kỵ...
    Vào dịp đầu năm mới, từ ngày 5 Tết là những ngày lễ hội khắp nơi trong tỉnh. Các lễ hội của từng làng, từng xã đã gắn chặt chẽ với sự phát triển của của Bắc Ninh. Lễ hội gồm có phần lễ là để ôn lại những truyền thống của làng xã với nghi thức trang trọng. Phần hội với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của từng làng, xã như hội thi nấu cơm ở Ðình Bảng, hội thi bơi chài ở Vọng Nguyệt...
    Ðặc biệt là hội thi hát quan họ, một loại hình dân ca đặc sắc của Bắc Ninh, ngày càng được phát triển rộng rãi. Bắc Ninh đã thành lập Trung tâm nghệ thuật quan họ nhằm gìn giữ và phát huy vốn dân ca của địa phương. Trung tâm đã sưu tầm được hơn 200 làn điệu và hàng trăm lời ca cổ từ các làng quan họ. Vào những ngày hội quan họ hàng năm, Trung tâm thường tổ chức thi hát quan họ cho các làng quan họ trong tỉnh. Các " liền anh liền chị" tuổi từ 20 đến 50 sẽ thi hát đối và hát các làn điệu cổ. Trung tâm cũng đã thành lập một đội dân ca bán chuyên nghiệp, thường xuyên tham gia biểu diễn cùng với các làng quan họ trong tỉnh.
                                sun + moon = ???
     welcome to Kinh Bac club : ttvnol.com/KBC.ttvn
  7. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Làng cổ Bắc Ninh
    Bắc Ninh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 30 km về phía Bắc, nơi đây còn nhiều làng cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn nhất ở Việt Nam.
    Những làng cổ này hiện còn giữ được nhiều công trình kiến trúc, những tư liệu thành văn có giá trị lịch sử và văn hóa và một số loại hình hoạt động văn hóa dân gian.
    ở Bắc Ninh còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như làng gốm Phù Lãng, làng gò giát Ðại Bái, làng đúc đồng Ðề Cầu, Quảng Bố, làng ép dầu Ðại Ðình, làng giấy dó Phong Khê, làng rèn Ða Hội, làng tranh Ðông Hồ. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều làng nghề ở Bắc Ninh đã phát triển và ngày càng giàu lên như làng gò giát Ðại Bái, làng đúc đồng Quảng Bố và chạm khắc gỗ Ðồng Kỵ, sản phẩm của họ đã có mặt ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
    Sự phát triển của các làng nghề đã tạo nên một cuộc sống kinh tế ổn định cho người dân.
    Bắc Ninh cũng là cái nôi phát triển của đạo Phật ở Việt Nam. Tại đây, có hàng trăm ngôi chùa, kiến trúc độc đáo được xây dựng, trải qua mấy thế kỷ, hiện còn trên 560 ngôi chùa. Ngoài ra, tại đây còn tồn tại hàng trăm ngôi đình, đền miếu, điện và hàng ngàn ngôi nhà thờ họ, có giá trị nghệ thuật cao tiêu biểu là chùa Phật Tích, đình Ðình Bảng, chùa Tiêu Sơn, đình chùa Ðồng Kỵ...
    Vào dịp đầu năm mới, từ ngày 5 Tết là những ngày lễ hội khắp nơi trong tỉnh. Các lễ hội của từng làng, từng xã đã gắn chặt chẽ với sự phát triển của của Bắc Ninh. Lễ hội gồm có phần lễ là để ôn lại những truyền thống của làng xã với nghi thức trang trọng. Phần hội với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của từng làng, xã như hội thi nấu cơm ở Ðình Bảng, hội thi bơi chài ở Vọng Nguyệt...
    Ðặc biệt là hội thi hát quan họ, một loại hình dân ca đặc sắc của Bắc Ninh, ngày càng được phát triển rộng rãi. Bắc Ninh đã thành lập Trung tâm nghệ thuật quan họ nhằm gìn giữ và phát huy vốn dân ca của địa phương. Trung tâm đã sưu tầm được hơn 200 làn điệu và hàng trăm lời ca cổ từ các làng quan họ. Vào những ngày hội quan họ hàng năm, Trung tâm thường tổ chức thi hát quan họ cho các làng quan họ trong tỉnh. Các " liền anh liền chị" tuổi từ 20 đến 50 sẽ thi hát đối và hát các làn điệu cổ. Trung tâm cũng đã thành lập một đội dân ca bán chuyên nghiệp, thường xuyên tham gia biểu diễn cùng với các làng quan họ trong tỉnh.
                                sun + moon = ???
     welcome to Kinh Bac club : ttvnol.com/KBC.ttvn
  8. matek

    matek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết dân số thị xã Bắc Ninh là bao nhiêu không?
    Matek
  9. matek

    matek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết dân số thị xã Bắc Ninh là bao nhiêu không?
    Matek
  10. friendship_83

    friendship_83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.607
    Đã được thích:
    0
    hì các bác giới thiệu về quê hương Bắc Ninh rất hay .
    còn đây là web bắc ninh : http://izabacninh.vasc.com.vn


    TưởngTin  Lẫn Nhau Là Trụ Cột Của Tình Bạn !
    friendly

Chia sẻ trang này