1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, BN mình thay đổi một cách kinh khủng. Muốn bay một phát về quê quá
  2. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Thì bay đê;)).
    Links down mấy bài quan họ mà thầy Lục post ( giờ chắc die rùi ). Haha post lại;)
    http://www.4shared.com/file/21778497/9796cccd/New_Folder.html
  3. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
    Làng Thổ Hà xưa kia là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa có tiếng nhất của người Việt. Dấu vết của làng gốm còn lại là những mảng tường nhà, hàng rào, đường làng xây hoàn toàn bằng các phế phẩm gốm khiến làng mang dáng dấp một phế đô gốm.
    Cách Hà Nội gần 50km, phía bên kia con sông Cầu thơ mộng, ngôi làng cổ còn tồn tại tới ngày nay và không ít người đang lo ngại rằng trong một ngày không xa ngôi làng cổ kính có tên là Thổ Hà ấy có thể sẽ mất đi... Làng Thổ Hà tồn tại như một ốc đảo trên diện tích với 20ha. Ngôi làng bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi dòng sông Cầu và hồ ao, đồi núi lớn nhỏ. Có lẽ cũng vì vậy mà nó còn lưu giữ được nhiều nét cổ xưa của một làng nghề miền Bắc Việt Nam.
    Theo gia phả làng nghề và những mẫu hiện vật khảo cổ được tìm thấy thì Thổ Hà là một trong những chiếc nôi của nghề gốm sứ. Sản phẩm của làng nghề đã có thời nổi danh khắp thiên hạ. Từ lúc có nghề gốm đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, cả làng chỉ sống bằng nghề gốm. Ðồ gốm Thổ Hà được nung ở nhiệt độ cao nên đã thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc. Nhờ có nghề làm gốm mà cuộc sống của người dân trước đây hơn hẳn những nơi khác. Người Thổ Hà vắt đất nhào nặn thành nhiều mặt hàng, từ đồ nặn các cỡ, có thể chứa 350 lít nước, đến chĩnh chõ, chum, vại... mà nhiều làng nghề huyện Quế Võ khi đồ xôi cho hội xuân, nhất định phải có chõ sành của Thổ Hà mới ưng ý. Vì thế mà gốm của làng nổi danh khắp thiên hạ và kéo theo hẳn làng Vọng Nguyệt cùng xã chỉ chuyên làm thuê, chở hàng thuê cho làng.
    Nghề làm gốm Thổ Hà xuất hiện từ thế kỷ XIV. Với địa thế thuận lợi là làng ven sông, nơi đây nhanh chóng trở thành một thương cảng gốm tấp nập của vùng Kinh Bắc. Sự hưng thịnh của nghề gốm đã giúp người dân xây dựng một quần thể kiến trúc đình chùa bề thế uy nghi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    (st)
  4. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Làng gốm Phù Lãng
    Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
    Theo Tô NGuyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ộng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu Tiên, nghề này dược truyền vào vùng dâncư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
    Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đí chứng tỏ điều nhận định trước đây cho rằng nghề gốmPhù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.
    Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có mầu hồng nhạt ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
    Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành...Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhânThiều với tên quan thuộc Gốm Thiều đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn, ... các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được khách, doanh nhân, c ác nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận .
    Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trong vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay có 3 người (thường là phụ nữ), trong đó môth người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và mọt người chạy ngoài. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn). Người chạy ng oài trong nom đánh dát đất, mang sản phẩm ra phơi khi đã huốt xong. Đối với sản phẩm nhỏ, cần phải có hai người tạo sản phẩm: Một người chuốt và một người vần bàn. Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giời người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.
    Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành " bạc hàng (chuyển mầu trắng). Ve, nạo xong sản phẩm dược tráng một lớp men lên, tạo mầu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc) hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù xa trắng. Bốn chất liệ này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành mộtchất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có mầu trắng đục. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ kín.
    Sau khi được tráng men và tạo mầu, phơi khô, sản phẩm được xếp thành từng chồng và đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò.
    [​IMG]
    [​IMG]
    (st)
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Góc Bát Tràng tại Hàm Long phố
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khúc sông Cầu-bến đò Ngọt
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    đình Ngọt,-TamGiãng
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 20/08/2007
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Di tích lịch sử đã xếp hạng
    Cấm không được vi phạm:D
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    có mấy hình gốm Nhung đưa lên thì hay.
  8. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Một vài góc nhìn làng Thổ Hà(mới chụp đầu tháng 7 cùng photo.vn):
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Được nguoiquanho sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 20/08/2007
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.nhungceramic.com/
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    http://www.bacninh.gov.vn/Story/KinhTeKinhDoanh/DoanhNghiepDienHinh/2006/6/4404.html
    1
    Gốm Nhung: Kinh doanh thành công từ nghề truyền thống
    Thứ Hai, 26/06/2006 - 2:23 PM
    (ST)
    Qua sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của nghệ nhân, những món đồ gốm sứ đơn giản cho cuộc sống hàng ngày như chiếc lọ hoa, bộ ấm chén hay bát đĩa bỗng trở thành những món đồ trang trí sang trọng và tinh xảo. Khơi nguồn cho những sản phẩm làm từ xưởng đất đỏ đậm chất nguyên thủy nhưng giàu tính nghệ thuật và có giá trị kinh tế lớn là chủ nhân của thương hiệu Gốm Nhung, làng Phù Lãng.
    Từ những chiếc bình lớn nhỏ với những hoạ tiết lạ và độc đáo đến những chiếc mặt nạ tinh xảo, những bức tranh đa sắc màu...tất cả đều đang được tiêu thụ khá mạnh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Ý tưởng biến tấu những sản phẩm chum, sành, quách, tiểu, vại của làng quê xưa thành những sản phẩm đa kiểu dáng và hoạ tiết hoa văn trang trí này đã giúp cho những gốm - sản phẩm từ đất trở thành những vật dụng trang trí sang trọng và nghệ thuật.

    Nghệ nhân Vũ Hữu Nhung, chủ nhân của Gốm Nhung cho biết: Khi sản phẩm nhựa và nhôm có trên thị trường thì các sản phẩm vật dụng Gốm của Phù Lãng bị đào thải và vì thế mình có suy nghĩ là tạo ra những đồ Mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật.

    Ý tưởng kinh doanh các sản phẩm gốm này bắt đầu thật tình cờ khi một Việt kiều ghé qua nhà và thấy những sản phẩm của Nhung rất lạ nên đã mua gần 100 sản phẩm, giá 20-50 USD/món. Toàn bộ số tiền thu được, Nhung lập một xưởng gốm nhỏ. Tiếp tục sáng tạo theo những ý tưởng mới lạ của mình, hiện nay anh Nhung đã tạo ra một thương hiệu ?oGốm Nhung? với doanh thu đều đặn 250 triệu đồng/ tháng, cùng với một khu xưởng rộng 10.000m².

    Các sản phẩm của Gốm Nhung đã có mặt ở các quốc gia lớn trên thế giới như Úc, Nhật, Hàn Quốc, Italia, Mỹ, Pháp... Và quan trọng hơn, Gốm Nhung đã tạo ra niềm cảm hứng và say mê cũng như thu nhập ổn định cho hơn 150 lao động chủ yếu là thanh niên trong làng.

    Điểm nổi bật trong sáng tạo của nghệ nhân Vũ Hữu Nhung là những tìm tòi thể hiện các chất khác nhau của làng quê trên gốm Phù lãng. Ví như chất gỗ, gạch, đá, vải, mây, tre và cả cảm giác về cây cỏ, khi qua hình dáng, lúc nơi bề mặt trong các sáng tác.

    Thành công và tư duy mới của Nhung đã tác động mạnh mẽ đến làng nghề. Nhiều người dân trong làng học theo cách của anh, nhiều gia đình cũng học cách làm gốm sành mỹ nghệ xuất khẩu theo phong cách gốm Nhung. Sự sáng tạo nằm ngay ở những thứ giản dị gắn bó với cuộc sống hằng ngày. Thoát ra khỏi hình ảnh rồng, phượng hay những gì đã quá quen trong nếp nghĩ, bàn tay xoay, vuốt đất khi làm gốm, người nghệ nhân đã phá cách để cho ý tưởng được thăng hoa.
    VTV
    2
    Nhung và gốm
    Thứ Năm, 25/05/2006 - 2:19 PM
    Nhung trông mềm mỏng như cái tên của anh nhưng gốm của Nhung thì không mềm mỏng chút nào: gốm Nhung xù xì, thô mộc, dữ dội vì được nung tới hơn 1.000OC. Tuổi trẻ lại có bài viết về triển lãm gốm Nhung tại Tp. HCM.
    Sau hai triển lãm gốm Nhung được tổ chức tại Hà Nội (tháng 11-2001) và tại Đà Nẵng (tháng 10-2004); tháng năm này Nhung lần đầu tiên vào Sài Gòn cùng với những tác phẩm gốm mới nhất của anh (triển lãm tại 43 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM từ giữa đến hết tháng 5-2006.

    Triển lãm cá nhân thứ ba của Vũ Hữu Nhung cho thấy bàn tay vàng của một người đã già dặn với kỹ thuật nhào nặn đất, kỹ thuật nung hiện đại cùng những cảm xúc tinh tế của một nghệ sĩ muốn thăng hoa vốn cổ, tìm chỗ đứng đường hoàng của gốm Phù Lãng trong thế giới công nghiệp hiện đại. Và không chỉ có điêu khắc gốm mà còn có tranh gốm, một thể nghiệm mới của Nhung rất đáng chú ý./.

Chia sẻ trang này