1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về?

    Bài: Bắc Cường
    Ảnh: Khắc Huy


    Không quá đồ sộ, lộng lẫy, nhưng chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất Việt Nam. Dưới thời nhà Hán, nơi đây thuộc tổng Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ. Vùng này vốn là trồng dâu nuôi tằm, nên gọi là kẻ Dâu. Đầu công nguyên, khi nhà Hán cai trị nước ta, cho xây thành Luy Lâu đặt làm thủ phủ quận Giao Chỉ. Khi đó khu vực này đã tấp nập phồn hoa với hoạt động giao thương, truyền giáo của thương nhân, tu sĩ người Ấn, Hoa và người Việt. Sang thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, các nhà sư Ấn Độ theo đường biển vào Luy Lâu truyền đạo. Luy Lâu dần trở thành trung tâm Phật giáo lớn với hàng chục chùa tháp, đào tạo được 500 tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, thu hút các cao tăng nổi tiếng đến rồi mới truyền sang Lạc Dương, Bành Thành (Trung Quốc). Chùa lúc đầu chỉ là am nhỏ, tên là Cô Châu tự (viên ngọc quý). Chùa gắn với truyền thuyết man nương, Tứ Pháp. Năm 12 tuổi, Man nương người làng Mên (Mãn Xá cách chùa Dâu 2 km) tới chùa Linh Quang huyện Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay - hầu Phật. Một đêm khuya, vị cao tăng Ấn Độ tên là Khâu đà la đi truyền kinh về, bước qua ngưỡng cửa không biết Man nương đang nằm thiêm thiếp tại đó. Man nương có mang 14 tháng, rồi sinh con gái. Trước khi trở về Ấn Độ, Khâu đà là trao cho Man nương cây gậy Tầm Xích dặn khi hạn hán hãy cắm xuống đất sẽ cứu được sinh linh. Còn người con gái thì ông niệm chú gửi vào cây Dung thụ bên bờ sông Thiên Đức (sông Đuống). Trời hạn lớn kéo dài 3 năm. Khi Man nương cắm cây tầm xích xuống đất, thì mưa bão lớn nổi lên kéo cây dung thụ đổ, trôi về trước cửa thành Luy Lâu. Thái thú Sĩ Nhiếp (cai trị Giao Chỉ từ 187- 226) thấy lạ sai vớt lên định dựng đền Kính Thiên, nhưng thần báo phải tạc tượng Tứ Pháp. Quan quân kéo không nổi. Man nương ra sông giặt yếm thấy cây Dung thụ chợt nhớ đến con bèn cất tiếng gọi có phải con mẹ thì vào. Cây từ từ trôi vào. Bà dùng dải yếm kéo lên bờ. Sĩ Nhiếp cho tạc 4 tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện (thần mây, gió, sấm, chớp) thờ trong khu vực thành Luy Lâu. Ngày nay, quanh khu vực phía nam sông Đuống, bắc sông Hồng (phía nam tỉnh Bắc Ninh, phía bắc tỉnh Hưng Yên) còn khá nhiều chùa thờ Tứ Pháp ?" có lẽ là dấu tích của việc thờ cúng thần linh nông nghiệp bản địa của người Việt thuở xưa. Đợt hưng công trùng tu chùa lớn nhất là năm 1313 khi vua Trần Anh Tông sai lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dựng tháp chín tầng, cầu chín nhịp, chùa trăm gian kiểu nội công ngoại quốc. Vua chúa thuở xưa từng rước tượng Pháp Vân từ chùa Dâu về chùa Báo Thiên (khu vực nhà thờ lớn Hà Nội hiện tại) để cầu đảo khi hạn hán. Vua Lý Thánh Tông đã về chùa Dâu cầu tự và gặp được người phụ nữ tài sắc ?" nguyên phi Ỷ Lan ?" giỏi trị nước. Vì chùa linh thiêng nên từ xưa còn được gọi là Diên Ứng tự. Hiện nay, cầu chín nhịp không còn, tháp Hoà Phong 9 tầng qua chiến tranh, bão lụt chỉ còn 3 tầng cao khoảng 20 m nhưng vẫn sừng sừng với màu gạch đỏ au qua hơn 700 năm. Dân khu vực Dâu Keo vẫn có câu ca: ?oDù ai đi đâu về đâu - Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về - Dù ai buôn bán trăm nghề - Tháng tư ngày tám nhớ về hội Dâu?. Khác với các nhiều chùa, thượng điện chùa Dâu không thờ Phật mà thờ bà Pháp Vân, to lớn, da màu bánh mật khoác gấm đỏ. Hai bên là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ cao bằng người thật, nét mặt hài hòa, thanh thoát theo hầu. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tượng Ngọc Nữ mang vẻ đẹp đặc trưng của con gái Kinh Bắc cách đây 400 năm với phục sức, phục trang duyên dáng từng được giới mỹ thuật, thời trang, điện ảnh lấy làm mẫu. Xung quanh tam bảo, thượng điện là hành lang thờ các vị La Hán. Giếng cổ bằng gạch quây tròn. Trước tháp Hòa Phong có một tượng cừu đá phủ phục. Có thể thấy một con tượng tự nằm tại mộ Sĩ Nhiếp cách đó chừng 2 km. Hiện chùa Dâu đang được trùng tu lớn nhằm trả lại vẻ đẹp vàng son một thời.
    Hội chính là ngày Man nương sinh hạ diễn ra trong 3 ngày 7 - 9/4 âm lịch với qui chế chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ngoài trời đi khắp 12 làng xã trong khu vực tổng Khương xưa. Ngoài phần lễ, thì phần hội với nhiều trò chơi như: cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử, ban đêm có hát chèo, chầu văn, hát trống quân? thu hút hàng vạn khách thập phương tham dự.
    Đến với chùa Dâu, du khách không chỉ được thăm thú ngôi chùa cổ kính, được xếp vào hàng đẹp nhất, cổ nhất Việt Nam mà còn được sống lại giữa không gian đậm đà màu sắc huyền thoại của vùng đất trung tâm đất Việt đầu công nguyên với lăng mộ Kinh Dương Vương - thuỷ tổ của người Việt, phế tích thành Luy Lâu, lăng mộ Sĩ Nhiếp?
    Chú thích ảnh: Ngọc nữ - pho tượng đẹp nhất chùa Dâu, tiêu biểu vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thế kỷ 17
    [​IMG]
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nàng đẹp thật ! Tiếc là đã mấy trăm năm rồi !
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    2 Hình ảnh về Thành Bắc Ninh:
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?t=5964&sid=2065b5d094d85dfff9d7b35a39c9b08f
    Để xem các bạn nói gì về KINH BẮC:)
  5. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Em xin có ý kiến về vụ trên:D. Có lẽ tác giả viết bài này về làng em lâu rồi chứ hồi em còn ở nhà quê em đã có một bộ mặt hoàn toàn khác so với đoạn trên.
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Vài lời với thầy đồ:
    Triều đại nhà Lý không phải là hùng cường thịnh vượng trong suốt quá trình cai trị đất nước ( 216 năm). Thực ra thì hết đời vua Lý Anh Tông ( tức là hết năm 1175) thì triều lý suy vi thảm hại. Như vậy là tính một cách tương đối, chỉ được khoảng 165 năm thôi.
    Thời Lý Cao Tông, lòng dân oán giận ngút trời, vua ăn chơi trác táng, tiêu tốn tiền dân vào các công trình xây dựng trong khi dân đói kém, thật là vô đạo đức!
    Đến thời Lý Huệ Tông thì bất lực, phát điên vì thời thế và nhân tâm, trị nước không nổi,chỉ có một điều đáng khen là sống tình nghĩa với bà vợ của mình ( sau này là vợ Trần Thủ Độ). Thời Lý Chiêu Hoàng thì chỉ là có danh mà không có thực. Đất nước vẫn rối ren.
    Vậy nên Trần Thủ Độ chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần một cách quá êm đẹp như vậy, mở ra một kỷ nguyênmới thái bình, hùng mạnh là thuận lòng trời lắm.
  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Mỗi triều đại có một thế mạnh riêng, một công riêng. Khi kết thúc vai trò lịch sử, nên chuyển sang thế lực khác mạnh hơn, được long dân hơn, có con đường đi đúng đắn hơn để duy trì và fát triển đât nước.
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chưa có ai dựng phim về Ngài Trần Thủ Độ,
    Có khi nào KBC ta làm chăng?
    Biến cố trong Vương Triều Lí, cũng như sự ổn định đầu Vương Triều Trần, đó là "công" lớn của Ngài vậy
    Sự thật về nhà Lý, đúng là như thầy Cọ nói, thú thực, với mỗi vương triều, sự hưng thịnh cũng giờ cũng chỉ là một ý nghĩ thôi, hồi tưởng về khỏang thời gian dài cỡ ngàn năm. khoảng thời gian cường thịnh của nhà Lý cũng chưa chắc có được dài như vậy,
    Sự thật về nhà Trần, sự hưng thịnh của nhà Trần, chiến công của nhà Trần thì cũng khó mà có thời khác sánh được, kể cả sau này cũng thế:D, còn khoảng thời gian cường thịnh của nhà Trần, sau khi gánh vác giang sơn nhà Lý, tới cuối triều Trần cũng không được trọn vẹn, phải chăng đó cũng là sự quả báo do cổ nhân gây ra,
    Nhưng chính những biến cố đó đã làm nên lịch sử,
  9. sukkekomashi

    sukkekomashi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Đúng là....! Lý Huệ Tông chính là Lý Chiêu Hoàng còn gì.!... Theo tớ, nhà Lý có một đặc trưng khác với các triều đại khác, đó là thế mạnh và cũng là điểm yếu. Đó là sự sùng đạo phật, thích chùa chiền. ( Lý do là Lý Công Uẩn lớn lên và trưởng thành từ môi trường chùa chiền mà.). Điều đó tạo nên phong cách nhân từ, trọng dụng hiền tài. Nhưng nó lại mang lại một điểm yếu là yếu về đường con cái, dẫn đến cuối cùng vua nhà Lý ko có con trai. ( Có người nói, thời nhà Lý một nửa số dân đi tu, chùa xây rất nhiều)
    Có phải vậy không các bác...!
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    có lẽ phần nhỏ không phải vậy

Chia sẻ trang này