1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Anh chụp nhanh giúp em nhá :). Em còn mấy tháng nữa mới về quê cơ. Cũng nhớ quê em lắm rồi . Cảnh quê và nguời quê em nè
    [​IMG]
  2. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà.
    Nhìn các bác post hình ảnh Bắc ninh mà mình cũng muốn đóng góp, nhưng rất tiếc là không có 1tấm hình nào. Vì mình ra đi cũng quá lâu rồi và hồi đó chúng ta không có điều kiện như bây giờ các bạn ạ. Nhưng qua những hình ảnh mà các bạn post trong box thì tôi cũng thấy được rằng Bắc ninh đã thay đổi rất nhiều và tôi háo hức đuọc nhìn tận mắt những thay đổi đó. Và cũng xin hứa với các bác se post những tấm hình của chuyến đi về thăm quê hương của tôi.
    Kính các bác 1 ly rượu Vân nhé.
    Người xưa cảnh cũ đâu còn nữa.
  3. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Mịa, người ta nói, dân Bắc ninh tuy có tài nhưng nhát cũng đúng, quảng cáo về quê nhà kém thế này thì làm sao phát triển được du lịch.
  4. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Thôi, nhà iem xin cac bác, chán các bác quá. Các bác cứ giấu diếm mãi của quí quê hương trong thời mở cửa này thì dân ta chỉ có thiệt thêm thôi. Nào quảng cáo đê.........Ai bánh mì nóng với chân gà nướng nào.
  5. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Hà bột ơi.................! Chân gà dai quá, đau răng VK
    Quán chân gà nướng Cầu Cạn Bắc ninh làm đau răng Vịt kìu.
  6. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    THÀNH LUY LÂU VÀ KINH BẮC :
    Về các địa mạch của vùng Luy lâu - Kinh bắc , trên Diễn đàn đã được các anh Nguyen Vu , AVSN viết đã khá đầy đủ và rất chính xác , người viết không đưa vào nữa . Trong bài viết này , người viết chỉ kể lại cho các bạn nghe một số mẩu chuyện có liên quan đến những địa chỉ cụ thể của những địa danh vùng Luy lâu - Kinh bắc mà thôi .
    Nói đến vùng đất Luy lâu - Kinh bắc , phải nói là " Ra ngõ là chạm vào Lịch sử " . Quả thật , đây là một vùng quê còn chứa dầy đặc các Di tích và Thuyền thuyết có từ hàng nghìn năm trước .
    Trước hết ta cùng đến thăm NAM GIAO HỌC TỔ .
    Đây là cụm Di tích có ý nghĩa đặc biệt mà ngày nay nó hầu như bị quên lãng . Đây là cụm Di tích bao gồm lăng mộ và đền thờ Sĩ nghiếp tại thôn Tam á - Xã Gia đông - Huyện Thạch thành - Bắc ninh .
    Đây là một trong những Di tích lâu đời nhất của miền Luy lâu - Kinh bắc . Trải qua bao thăng trầm của thời gian , chiến tranh , thiên tai ...cụm Di tích này bị tàn phá nặng nề . Hiện nay chỉ còn lại cổng Tam quan rất đẹp ( Các bạn xem hình chụp ở trên ), trên cổng Tam quan có đề NAM GIAO HỌC TỔ - (Cái nguồn gốc , xuất xứ của việc học chữ Nho của Việt nam ) ??? ; Hai cây gạo rất lớn ở trước Tam quan như hai người lính đứng canh giữ Lăng mộ . Lăng mộ được đặt trên một gò đất cao có địa thế Phong thủy rất đẹp . Đây là một trong 99 gò đất của vùng Luy lâu - Kinh bắc . Tại khoảnh đât bên cạnh , Lăng mộ của Sĩ Nhiếp hình vòng cung, trước cửa có tượng một con cừu nằm phủ phục .Tương truyền ở nơi đây có tượng hai con cừu , nhưng một con đã đi lạc sang chùa Dâu và hiện nay còn nằm tại đó . Cả quả núi đất trước kia là một rừng Quéo cổ thụ , cây cối chằng chịt , sau này bị Pháp đốn hạ, các di vật của Nam Giao học tổ như hoành phi , câu đối cũng bị lấy đi hết . Nay Nam Giao học tổ chỉ còn lại vài tâm bia chữ Hán đặt chìm vào trong hai vách đằng trước nhà thờ . Hiện nay chỉ còn có một cụ già thủ đền là cụ : Nguyễn Quốc Trình hàng ngày chăm lo hương khói và luôn có một nỗi niềm day dứt là làm sao có thể sửa chữa lại đền đang bị xuống cấp nghiêm trọng . Hàng năm cứ đến ngày 7 tháng giêng là ngày kỵ nhật và ngày 1/8 âm lịch là ngày sinh nhật của Sĩ Nhiếp .
    Lục lại sử về Sĩ Nhiếp ta thấy :
    "Họ Sĩ, tên húy là Nhiếp , tự là Ngạn Uy, người huyện Quảng Tín, quận Thương Ngô. Tổ tiên người Vấn Dương nước Lỗ, hồi loạn Vương Mãng ở Bắc triều, tránh sang ở đất Việt ta, đến vương là sáu đời. Cha là Tứ, thời Hán Hoàn Đế làm Thái thú Nhật Nam. Khi còn ít tuổi, vương du học ở kinh đô nhà Hán, theo học Lưu Tử Kỳ người Dĩnh Xuyên, chuyên trị sách Tả thị Xuân Thu, có làm chú giải: được cử hiếu liêm, bổ làm Thượng thư lang, vì việc công bị miễn chức; hết tang cha, lại được cử mậu tài, bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, đổi làm Thái thú Giao Châu, được tước Long Độ Đình hầu, đóng đô ở Liên Lâu (tức là Long Biên) . Sau nhà Trần truy phong làm Thiên Cảm Gia Ứng Vũ Đại Vương " .
    " Đinh Mão, năm thứ 1 [187], (Hán Trung Bình năm thứ 4). Vương có ba em trai tên là Nhất, Vĩ và Vũ. Bấy giờ Thứ sử Chu Phù bị giặc Di giết chết, châu quận rối loạn, vương bèn dâng biểu cử Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Vũ làm Thái thú Nam Hải. Vương độ lượng khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến, đều gọi là vương. Danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người. "
    " Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao? Con không hiền là tội của con thôi. Tục truyền rằng sau khi vương chết đã chôn, đến cuối thời nhà Tấn đã hơn 160 năm, người Lâm Ấp vào cướp, đào mộ của vương, thấy mình mặt vẫn như sống, cả sợ lại đắp lại, người địa phương cho là thần, làm miếu để thờ gọi là "Tiên Sĩ Vương". Có lẽ là khí tinh anh không nát, cho nên thành thần vậy. (Đền thờ tại thành cũ Long Biên )
    " Trở lên là [kỷ] Sĩ Vương, từ năm Đinh Mão đến năm Bính Ngọ, tất cả 40 năm [187-226]. "
    " Tác giả Toàn Thư theo quan điểm chính thống đương thời đề cao nho học, coi Sĩ Nhiếp là người có công đầu trong việc truyền dạy chữ Hán ở nước ta. Cương mục (phàm lệ) có nhận xét: "Sĩ Nhiếp theo lệnh triều đình Trung Quốc phái sang làm Thái thú, không từng xưng vương bao giờ, thế mà sử cũ cũng chép riêng thành một kỷ, nay tước bỏ đi, chỉ chép thẳng công việc thời ấy để ghi lấy sự thực ...". Để tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ đúng nguyên bản, nhưng chỉ phiên âm chữ "vương" chứ không dịch là vua như đối với các đế vương khác: hết kỷ Sĩ Vương thì dịch thẳng là Sĩ Nhiếp. ".
    Như vậy , Sử sách từ xưa đã công nhận là Sĩ Nhiếp là người đã có công đầu trong việc đưa chữ Nho và tư tưởng Nho giáo vào Việt nam đầu tiên . Hiện nay gần như toàn bộ các tài liệu , sử sách còn truyền lại được là do công của Sĩ Nhiếp vậy . Sau này chúng ta phải ghi công của người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ngày nay là của Alecxangderop nữa .
    Nhà thơ Xuân Kha có một bài thơ và một bản dịch về Sĩ nhiếp như sau : ( Người viết xin cảm ơn cụ thủ Đền Nguyễn Quốc Trình và nhà Thơ Xuân Kha đã cung cấp tài liệu :
    Bản dịch sách chữ Hán của nhà thơ Xuân Kha :
    " Cuối đời Hán có nhà nho ,
    Sĩ Vương , người Quận Dương Ngô nước Tầu .
    Bốn mươi năm mưu thú Giao châu ,
    Dạy dân cày cấy , ơn sâu đến giờ .
    Đền Tam á vẫn còn thờ ,
    Người tôn " Giáo Tổ " ai ngờ Vương Tiên ".
    Bài thơ như sau :
    " ĐỀN LĂNG ĐỨC SĨ VƯƠNG - NAM GIAO HỌC TỔ " .
    Ở nơi xứ Bắc Kinh kỳ ,
    Người đỗ Tiến sĩ khoa thi cả bè .
    Tính chi Quan Huyện , Quan Nghè ,
    Trạng nguyên một bị, ai nghe phục tài .
    Một thuyền Bảng nhãn chẳng sai ,
    Sĩ phu , hiệu học nên tài đấy thôi .
    Khởi đầu dạy chữ cho người .
    Ông Tổ Nho sĩ ở nơi nước nhà .
    Tôn Sư trọng Đạo dân ta ,
    Ở Đền Tam á , Lăng thờ Sĩ Vương .
    Là Quan Thái thú bắc phương ,
    Vua sai sang xứ , Nam Vương xa nhà .
    Cuối hai , đầu Thế kỷ ba .
    Ở nơi đất Việt - Thành là Luy lâu .
    Sang nam suy nghĩ trước sau ,
    Mở trường dạy học thày Tầu , trò Nam .
    Để cho dân trí nâng lên .
    Truyền bá chữ Hán tạo nền tài nhân .
    Đức , tài dạy chữ cho dân ,
    Nơi Ông trị nhậm , gửi thân trọn đời .
    Nhân dân tôn trọng đức tài ,
    Ghi tên cung kính là Thày Sĩ Vương .
    Trước khi mất chọn đồi nương ,
    Thuộc làng Tam á , Sĩ Vương thác thiền .
    Sau khi về với Thiên nhiên ,
    Một người gần đến được ngay ,
    Chín chín người ở xa thầy đến sau .
    Tiếc thương vô hạn ân sâu ,
    Theo thày hóa đống Đồng Dâu - Thanh hoài .
    An táng Thầy ở khu đồi ,
    Cây cối rậm rạp trong ngoài xanh tươi .
    Lăng mộ xây nhớ công người ,
    Đá bia Lê, Nguyễn ... các thời dựng lên .
    Bảo tồn chăm sóc vẹn nguyên Lăng đền .
    Ngày nay ta thấy nhãn tiền ,
    Bể dâu thay đổi , Thiên nhiên bào mòn .
    Kháng chiến giặc phá xóm thôn ,
    Di tích mất mát chỉ còn như nay .
    Trước Đền cây gạo có hai .
    Cuối xuân hoa nở như đầy Trời sao .
    Nhìn xa tực bát hương cao ,
    Đặt trên Linh địa đẹp sao rực hồng .
    Nghi môn dưới bóng ta trông ,
    Ngũ môn , hai cửa ngoài cùng bít đi .
    Đề cao Vương Sĩ như Vua ,
    Ra vào ba cửa như về tước Vương .
    Vươn cao cửa giữa ba tầng .
    Thiên - Nhân - Địa , hội cùng bên nhau .
    Tam Tài phát triển trước sau .
    Dân trí thịnh vượng sang giầu mãi lên .
    Mặt ngoài có chữ đề trên ,
    Nam Giao Học Tổ nhớ ơn công thày .
    Ông Tổ chữ Hán ngày nay .
    Hữu công Nho giáo , trình bày phía trong .
    Vai trò Nho giáo trong lòng ,
    Phải luôn tôn trọng gia phong đương thời .
    Bố trí cột trụ các nơi ,
    Vươn theo Đao góc mái ngơi nhẹ nhàng .
    Như bay thanh thoát từng hàng .
    Bám đất bề thế , vững vàng đẹp thay .
    Quanh năm cây cối mới đây ,
    Trồng lại , phát triển mỗi ngày một xanh .
    Hành lang mới được tạo thành ,
    Chưa được đúng mức , xứng danh mộ , Đền .
    Rất mong Nhà nước đứng bên ,
    Nhân dân cùng với Chính quyền địa phương .
    Quan tâm Di tích nhiều hơn .
    Văn hoá , Lịch sử Quê hương khởi nguồn .
    Chữ Đinh , nếp chữ ngoài khuôn ,
    Nội thất chính tẩm , tượng bên chầu vào .
    Gợi nên một cảnh thiết Triều ,
    Tượng , Ngai nhắc nhở những điều quan tâm .
    Trường tồn đã bấy nhiêu năm .
    Sườn bên trái Tẩm là Lăng mộ phần .
    Ngoài Lăng có tượng Cừu nằm .
    Trong Lăng cỏ sạch tháng năm , bốn mùa .
    Nam Lăng có giếng từ xưa .
    Được khôi phục lại , dân vừa mới xây .
    Nghi môn chính hướng phía Tây .
    Đường đang khôi phục , cầu nay khánh thành .
    Tô thêm phong cảnh hữu tình .
    Khang trang Di tích , uy nghi trên Trần .
    Ước mong của cả toàn dân ,
    Có khó khăn mấy , làm dần cũng xong .
    Người dân Tam á một lòng ,
    Thần Hoàng Vương Sĩ thờ trong Đình làng .
    Hội vào mùng 7 tháng Giêng ,
    Mùng một tháng Tám ai quên xin mời .
    Xuân , Thu mở hội đông vui ,
    Xin mời quý khách khắp nơi dự cùng .
    XUÂN KHA - Tháng 6/ 2002 ".
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  7. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ người viết xin cùng các bạn tiếp tục đi tham quan một số Di tích trong hệ thống thờ Tứ pháp của vùng Luy lâu - Kinh bắc .
    Trước hết nói về sự tích của Phật mẫu Man nương :
    " Không biết đã từ bao giờ , chỉ biết đã lâu lắm rồi và cho đến tận ngày hôm nay , khắp vùng châu thổ sông Hồng vẫn luôn còn vang vọng những lời ca sau đây như tiếng gọi về nguồn .
    Dù ai đi đâu về đâu
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về .
    Dù ai buông bán trăm nghề ,
    Nhớ ngày mùng tám thì về hội Dâu .
    Và từ mọi miền xa xôi của đất nước ta , các thiện nam , tín nữ , hàng năm cứ đến ngày mùng tám tháng Tư âm lịch , thì đều lũ lượt từng đoàn hành hương về chùa Dâu với ý niệm thành kính tìm về đất Phật .
    Cội nguồn của Phật giáo nước ta vốn gắn liền với một sự tích vừa thần kỳ , lại vừa hiện thực . Đó là câu chuyện kể về nàng Mèn , còn gọi là Man nương ( hoặc A man ), cũng chính là sự tích về đức Phật Mẫu trên đất Cổ Châu ( tức kẻ Dâu xưa ).
    Thủa ấy , vào khoảng những năm đầu Công nguyên , nước ta được gọi là Giao châu , đặt dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán ( Từ năm 25 đến năm 220 ) . Bấy giờ nhà Hán trao cho Thái thú Sĩ Nhiếp ( 187 - 266 ) trông coi đất Giao châu , đặt lỵ sở tại thành Luy lâu ở vùng kẻ Dâu . Đó là nơi dân cư đông đúc , khách muôn phương kẻ tới người lui thật là sầm uất . Nhiều vị cao tăng từ xứ Thiên trúc ( Ấn độ ) xa xôi cũng lần lượt tìm sang Luy lâu để truyền Đạo . Trong số đó có thày Kỳ Vực , thày Khâu Đà La . Thày Kỳ Vực đến Giao châu ít lâu rồi đi , riêng thầy Khâu Đà La thì ở lại lâu dài , dựng am trên một khu rừng phía Bắc sông Thiên đức ( Sông Đuống ) ở miền Tiên sơn và ngày đêm tu hành Đạo ở đó .
    Có Thầy ở mãi Tây Thiên
    Luyện Đạo tu Thiền , hiệu Khâu Đà La
    Lập am dưới cội cây đa
    Trụ trì cảnh ấy , nhật đà tụng kinh .
    Bấy giờ ở bờ Nam sông Thiên đức , tại làng Mãn xá ( kẻ mèn ), thuộc Huyện Siêu loại , có gia đình ông bà Tu Định vừa sinh được cô con gái đầu lòng :
    Dung nghi , tư chất khác thường
    Nguyệt cung thụy thái tựa đường tiên bay .
    Ông bà Tu Định yêu thay
    Nâng con bằng ngọc trên tay chẳng rời .
    Ông bà Tu Định đều là tín đồ Đạo Phật tu tại gia , vốn rất phục phép mầu của sư Khâu Đà La , đặc biệt là phép gọi mây làm mưa . Khi cô gái yêu quý của ông bà lên 12 tuổi ,tỏ ra thông tuệ , chăm chỉ , ông bà liền cho theo thày Khâu Đà La để học Đạo tu Thiền , và giúp thày trông coi việc nhang đèn , bếp núc .Người ta gọi tên cô gái đó là nàng A Man ( cô Mèn ) .
    Một hôm vào tiết đầu năm , thày Khâu Đà La đi hành lễ nơi xa . Nàng Mèn ở nhà một mình giữ am . Công việc xong xuôi , hẳn là vì mệt quá , nàng nằm ngủ ở ngay nơi bậc cửa ra vào . Đến khuya , sư Thày trở về , vô ý bước qua để vào phòng . Thế là có một sự kỳ lạ xẩy ra với Man nương :
    Uy thiêng triệu khí ngụt Trời ,
    Tự nhiên cảm động hoài thai tâm thường
    Nàng Mèn về thưa thực với cha mẹ . Ông bà Tu Định thấy con tự nhiên " Vô phu hữu tử " , bèn đến chùa trách Thày . Thầy Đà La giải thích rằng đấy là điềm tốt , là " Nhân Thiên hợp khí " :
    Mẹ vua Thái Hạo xưa kia ,
    Ướm chân có nghén , huống gì Man nương
    Và Thày không quên an ủi ông bà Tu Định rằng :
    Chớ có áy náy làm chi
    Phàm gian ai biết chuyện gì khen chê
    Thánh nhân sử ký bi truyền
    Chứng ba điều nhẫn Bụt , Tiên về cùng .
    Nghe Thày khuyên giải , ông bà Tu Định yên lòng trở về chăm sóc Man nương , chờ kỳ sinh nở . Vì có mang một cách Thần kỳ như vậy , cho nên cũng khác với bình thường là mãi đến 14 tháng sau , Man nương mới sinh hạ một mụn con gái , vào đúng giờ Ngọ , ngày mùng Tám , tháng Tư ( Âm lịch ) , trùng với ngày Phật đản ( tức là ngày sinh của đức Phật Thích ca , theo quan niệm cổ truyền ) .
    Vâng lời cha bảo , Man nương ẵm con tới chùa Linh quang trao cho thày Khâu Đà La . Thày đón lấy bé gái và hướng về cây cổ thụ xung quanh mà khấn rằng :
    Nhân duyên Phật tử đến đây
    Sẽ phó cho rày dưỡng dục tiểu nhi .
    Vừa dứt lời khấn , thì một cây Dung thụ ( Cây Đa ) liền sà hai cành xuống ẵm lấy đứa bé , rồi mở lòng cây ra , thu em bé vào trong và khép kín thân cây lại . Mọi việc diễn ra hết sức kỳ diệu trong một quang cảnh thật là Thần tiên .
    Mùi hương thơm nức non Tiên
    Trăm hoa đua nở dư nghìn dặm xa .
    Rồi nhà sư khuyên nàng A man về nhà tìm nơi phúc địa , lập một tiểu am, đêm ngày trai giới tu hành Đạo Phât. Nhà sư trao cho nàng cây gậy Tích trượng , dặn rằng : Sau này hễ gặp lúc Trời làm hạn hán thì hãy lấy cây gậy cắm xuống đất , tự khắc sẽ có nước chẩy lên .
    Ba năm chẳng có mưa rào ,
    Muôn dân cơ khát sao thương trong lòng .
    Bà Man nương đang lúc nhớ nhà tìm về thăm cha mẹ già , thấy cảnh muôn dân đói khát như thế , liền nhớ đến lời Thày dặn , cầm con Tích trượng ra góc vườn cắm xuống và khẩn cầu Thần linh :
    Man nương vái lậy Thần linh :
    Tôi là bần nữ tu hành xuất gia .
    Dầu tôi cứu được mẹ , cha
    Gậy này tôi cắm nước hòa chẩy lên
    Mình tôi có phúc có duyên
    Nguyện xin trợ được vẹn tuyền muôn dân .
    Bà Man nương vừa dứt lời thì nước từ chỗ đất cắm gậy dâng lên chẩy dào dạt . Khắp nơi trong vùng ai nấy xô đến ghín nhờ nước giếng hà bà A man , bởi đó mà tai qua , nạn khỏi ". ( Cái giếng đó hiện nay vẫn còn , không bao giờ cạn nước , múc lên đem rửa mặt mát lạnh như để trong tủ lạnh , giữa trưa hè - Các bạn xem hình ở trên - NV ).
    " Chuyện đó đồn đi nhanh lắm . Thái thú Sĩ Nhiếp bấy giờ đang ở Luy lâu nghe tin ấy , liền cho mời bà A Man đến hỏi rõ nguyên cớ . Bà A Man kể hết sự tình , rồi vâng lệnh Sĩ Nhiếp đi vào rừng xanh tìm Thày Khâu Đà La , xin Thày làm phép giáng Vũ cứu dân trăm họ . Nhà sư tức thì niệm Thân chú hô phong hoán vũ và thế là bỗng chốc :
    Trời liền mưa xuống dư nghìn dặm xa ,
    Được mùa vũ thuận phong hòa
    Muôn dân kính đội đức , ca ơn Thày .
    Sĩ Vương hoan hỉ mời Thày vào cung diện kiến , ân cần tiếp đón , hậu hĩ cúng dàng . Qua câu chuyện với Sĩ Vương hôm ấy , mới hay rằng Thày Khâu Đà La vốn có phép màu hóa vân giáng vũ , vâng mệnh đức Phật Như lai sang Nam Việt để cứu độ nhân thế :
    Bụt truyền thày Khâu Đà La
    Hay phép giáng vũ xuống hòa cứu dân
    Vâng lời hóa phép đàng vân
    Xuất thế Nam Việt họ Man để truyền .
    Lại nói về cây đa dung thụ . Bấy giờ vào năm Giáp Tý , thiên hạ thái bình , người vận đều thấy an khang . Vậy mà lạ thay vào một ngày đầu xuân ấm áp , bỗng nhiên nổi lên một trận gió bấc giữ dội , và mưa đổ như trút , khắp hết gần xa .Mưa to gió lớn làm bật gốc cây đa già , theo nước cuốn trôi ra dòng sông Thiên đức , và dạt đến thành Luy lâu . Từ thân cây ấy nghe văng vẳng tiếng đàn tiếng hát , khiến quân dân trong làng lấy làm kinh dị và đem chuyện tâu với Sĩ Vương . Sĩ Nhiếp cho quân lực sĩ ra kéo cây lên , định bụng sẽ sai thợ lấy gỗ để dựng điện Kính Thiên . Thế như bao nhiêu quân lực sĩ ra tay vẫn không kéo mỗ cây , đợi đến khi Man nương ra đấy rửa tay thì :
    Nhân duyên thác khiến vậy vay
    Con mừng thấy mẹ động cây , chuyển dời .
    Man nương khấn nguyện một lời
    Dải yếm buộc lấy , động dời cây cao .
    Đêm ấy , Sĩ Vương nằm chiêm bao thấy có một người cao lớn , mặt đào da dâu , đến báo mộng rằng , cây ấy không nên dùng làm Điện Vua , mà phải cắt ra làm tượng Phật để thờ .Việc ấy được Sĩ Nhiếp giao cho Đào Lượng , một thợ mộc khéo tay mời từ bên Tầu sang .
    Thế là cây đa ấy được chia làm bốn đoạn , tạc thành bốn tượng , khai quang , điểm nhãn sáng láng, rồi đem thờ ở bốn ngôi chùa quanh vùng và đặt tên là Phật Pháp Vân ( Bụt Mây ), Phật Pháp Vũ ( Bụt Mưa ) , Phật Pháp Lôi ( Bụt Sấm ) , Phật Pháp Điện ( Bụt Chớp ) . Pháp Vân là chị cả ( Bà Ả ), được thờ ở chùa Dâu ( tức chùa Diên ứng , tên cũ là Thiền định ) . Pháp Vũ là chị hai ( Bà dì Hai ) được thờ ở chùa Thành Đạo ( Chùa Đậu ) - ( Xin đừng lầm với chùa Đậu Hà tây - NV ). Pháp Lôi là chị ba ( Bà dì Ba ) , được thờ ở chùa Phi tướng ( chùa Tướng 0 . Pháp Điện là em út ( Bà Út ) ở chùa Trí Quả làng Dàn ( chùa Dàn ) .
    Vậy là bắt đầu từ bấy giờ đã hình thành nên quần thể chùa Tứ Pháp ở Giao châu .
    Thế nhưng câu chuyện đến đấy chưa phải kết thúc . Chuyện còn kể rằng đến khi làm lễ rước các pho tượng lên chùa thì lạ thay , chỉ có ba pho tượng bà Dì Hai , bà Dì Ba , và bà Út là kiệu đi được , còn pho tượng bà Cả Pháp Vân thì dân làng không làm sao kiệu nổi . Hỏi ra mới hay khi thợ mộc tác đến khúc ngọn , rìu chạm phải hòn đá ở trong thân cây . Bọn thợ mộc vô ý chẳng nghĩ ngợi gì , liền quẳng hòn đá xuống sông . Mọi người được lệnh mò vớt hòn đá lên , song không sao vớt được . Đợi đê`1n khi Man nương đi thuyền ra đến nơi , thì hòn đá tỏa sáng và nổi lên nằm ngay vào lòng Bà . Bởi cớ , hòn đá ấy được gọi là Thạch quang Phật và cũng được lập Miếu để thờ .
    Mọi việc đâu vào đấy rồi , tức thì dân chúng vùng Cổ châu hân hoan làm lễ khánh thành Tứ Pháp , và ngày lễ đã diễn ra tưng bừng , náo nhiệt :
    Người ta hội họp Rồng mây
    Đôi bên phố xá xem tày cảnh tiên .
    Khai quang , khánh tán nhãn viên,
    Đặt làm lễ hội Trường yên thuở này
    Kèn loa chiêng trông vui thay
    Trượng kỳ , ống pháo vang tai đùng đùng .
    Và cũng từ đấy thành lệ , cứ hàng năm vào ngày mùng Tám tháng Tư , dân ta vẫn có lệ mở hội chùa Dâu cùng chùa Đậu , chùa Dàn và cả chùa Tổ ( Là nơi thờ bà A Man sau khi hóa được tôn là Phật Mẫu ) . Trong những ngày lễ hội có tục rước Phật Tứ Pháp và Thạch Quang về chùa Tổ bái yết Phật Mẫu .
    Danh tiếng chùa Tứ Pháp với bốn pho tượng linh thiêng lan sang cả bên Tầu . Bấy giờ Vua Minh Đế ( Ở ngôi vào năm 322 đến năm 325 ) nhà Tấn không chỉ một lần sai Đào Khản đem quân tới cướp tượng Phật Pháp Vân ở Cổ châu định mang về bên ấy . Song không bao giờ chúng thực hiện được việc đó . Có lần chúng đã cố mang tượng Pháp Vân đến cõi Long chi , gần giáp biên giới , song đến đó thì sức cùng , lực kiệt , chết ngã la liệt . Rốt cục chúng phải mang tượng Phật về trả lại bản chùa , mọi sự mới được yên ổn , rút quân về nước .
    Trải qua các triều đại nước ta , từ nhà Lý cho đến nhà Lê , tượng Pháp Vân nhiều lần được nhà Vua rước về Kinh đô để làm lễ cầu mưa , giúp dân trừ hạn , và bao giờ cũng được ứng nghiệm . Có lần quân ta còn rước tượng Pháp Vân đi theo lên mạn Thái nguyên để tăng thêm dũng khí chống quân Tống xâm lược . Đó là vào thời kỳ nhà Lý , có lẽ là vào năm Vua Lý Thánh Tông mới lên ngôi :
    Đến thời Hy Thắng sơ niên,
    Tống binh thủy lục cao quyền trảy sang ,
    Đầu binh đóng ở Nguyệt giang ,
    Đánh hòa chẳng được Nam bang khỏe bền .
    Kiệu Bụt lên mạn Thái nguyên,
    Quân ta đánh giặc , giặc liền phá tan .
    Cứ như thế , cho đến mãi về sau này , hình tượng Phật Mẫu A Man cùng các vị Phật thuộc hệ Tứ Pháp vẫn luôn là niềm tín ngưỡng sâu sắc của con cháu vùng châu thổ sông Hồng , của chúng dân nước Việt , với lòng nhớ ơn và hy vọng vào công đức bảo Quốc hộ Dân của Phật Mẫu cùng chư vị Phật Tứ Pháp rất mực linh thiêng . "
    ( Theo NGUYỄN QUANG HỒNG - SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT CHÙA DÂU ).
    Ở đây người viết xin thuật lại một sự viếc hơi lạ và đáng buồn là : Từ trước tới nay , chúng ta chỉ chú ý đến các lễ hội và quan tâm tới việc công nhận Di tích , trùng tu , bảo tồn chùa Dâu ( tức là chùa thờ Phật Pháp Vân - Chị Cả ) mà quên đi rằng , chùa Tổ là nơi thờ Phật Mẫu Man nương mới là chùa chính trong hệ thống thờ Tứ Pháp lại Luy lâu - Kinh bắc . Hiện nay chùa Dâu đang được tiến hành trùng tu với quy mô lớn , với kinh phí của Nhà nước và Nhân dân lên tới hơn 15 tỷ đồng . Mặt khác , chùa Dâu từ lâu đã được công nhận là Di tích Lịch sử đã được xếp hạng bảo tồn , được nhiều vị Nguyên thủ đến thăm viếng . Ngược lại , chùa Tổ thờ Phật Mẫu Man nương cho tới năm 2001 mới được công nhận là Di tích văn hoá , và chỉ cấp cho kinh phí trùng tu có 100 triệu đồng . Theo tính toán của nhà sư trụ trì chùa Tổ hiện nay là Thày THÍCH THANH DŨNG , thì kinh phí tối thiểu để trùng tu chùa Tổ vào khoảng 2 Tỷ đồng . Người viết rất cảm thông với những khó khăn của Sở TTVH Bắc ninh về vấn đề kinh phí hạn hẹp , lại có quá nhiều Di tích cần trung tu , xong cũng cần phải có một cái nhìn toàn diện hơn về các chùa trong hệ thống Tứ Pháp . Người viết cũng khẩn cầu các quý vị trên toàn thế giới có một chút tấm lòng , giúp đỡ việc trùng tu các chùa trong hệ thống thờ Tứ Pháp , nay đang xuống cấp nghiêm trọng .
    Trong quá trình đi khảo sát , có một câu chuyện thú vị , người viết xin kể cùng các bạn : Đó là câu chuyện về dòng sông Thiên Đức .
    Theo truyền thuyết còn kể lại rằng : Ngày xưa , khi Phật Mẫu Man nương kéo cây Dung thụ từ sông Thiên đức lên , thì hai làng Dâu và Mãn xá nằm ở hai bên bờ sông Thiên đức . Trải qua bao cảnh vật đổi , sao dời , nay làng Dâu và Mãn xá lại ở cùng một phía của sông Thiên đức . Như vậy , làng Công Hà - bãi Định bây giờ , ngày xưa nằm ở giữa lòng sông Thiên đức cũ . Hiện nay , dưới lòng đất của làng Công Hà - Bãi Định toàn là cát bồi đã chứng tỏ điều đó . Sông Thiên dức ngày xưa chảy qua vùng này , và mãi tới thế kỷ thứ 17 mới đào nắn dòng con sông và tạo thành sông Đuống ngày nay . Hiện nay , tại vùng Sủi , Dương xá còn nhiều đoạn của khúc sông Thiên đức cũ . ( Các bạn xem ảnh ở phần trên ).
    Ngưới viết xin được đính chính : Phần trên do đánh máy sai : Huyện Thuận thành chứ không phải là Thạch thành .
    Tại phía Thanh long của chùa Tổ thờ Phật Mẫu Man nương , hiện nay còn có một cái vực rất sâu , tương truyền là nơi mà ngày xưa bị vỡ đê , nước xoáy xuống thành vực . Như vậy , chùa Tổ ngày xưa cũng nằm ngay tại bờ sông Thiên đức .
    Tại chùa Tổ , hiện nay còn có một tập tục rất hay , hàng năm , cứ vào ngày lễ hội Phật Mẫu Man nương , chùa cho đóng bốn phẩm oản rất lớn , từ 5 - 7 Kg . Khi rước các Tứ pháp về chùa Tổ để viếng mẹ , Phật Mẫu Man nương , thì Phật Mẫu lại ban cho mỗi Thần Tứ pháp một phẩm oản đem về thờ . Ngày nay còn có câu : " Chuông chùa Doãn - Oản chùa Mèn ( Chùa Tổ ) - Mõ công hà - Thanh la Đại tự " là để nói về tập tục ấy .
    Cũng tại Làng Á lữ - Xã Đại đồng - Huyện Thuận thành - Bắc ninh hiện nay , còn có một số người mang họ Âu , tương truyền là mang họ của Mẹ Âu cơ . Nơi đây cũng còn một ngôi mộ tương truyền là của Kinh dương Vương .
    Nguồn :http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=1625
  8. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    QUÊ HƯƠNG KINH BẮC NGHIÊNG MÌNH ĐÓN CHÀO TẤT CẢ CÁC LIỀN ANH LIỀN CHỊ QUAN HỌ, CÙNG KHÁCH THẬP PHƯƠNG TỚI VỚI MIỀN QUAN HỌ CỔ KÍNH, VÀ "MẢNH ĐẤT" KBC ONLINE ĐẬM ĐÀ DUYÊN QUAN HỌ.
    CHÚC CẢ NHÀ CÙNG THÂN QUYẾN MỘT NĂM MỚI DỒI DÀO SỨC KHOẺ, AN KHANG, THỊNH VƯỢNG, VẠN SỰ NHƯ Ý,

    CHÀO NĂM MỚI 2008


  9. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Mùa xuân nói chuyện quan họ
    [​IMG]

    Mùa xuân là mùa có nhiều hội hè đông vui nhất. Hát dân ca trong các ngày hội xuân là phong tục, tập quán của nhiều làng quê, nhiều dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
    Hát là để thờ cúng thần, phật, tổ tiên.
    Hát cho vui ngày hội.
    Hát để giao duyên.

    Hát quan họ của vùng Kinh Bắc trong các ngày hội xuân cũng mang ý nghĩa ấy.
    Tiếng hát vùng quan họ ngày nay đã lan rộng trong cả nước và đến với bạn bè quốc tế.
    Một dòng dân ca vừa bình dân, vừa bác học, người tham gia chơi và hát quan họ già, trẻ, gái, trai, không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, đã nhập cuộc thì bình đẳng, ai tài giỏi được tập thể suy tôn.
    Tiền bạc không chen được vào lĩnh vực quan họ để phân chia hơn kém, đẳng cấp.
    Đến với hội quan họ người dân dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hân hoan, quần áo đẹp đẽ, lịch sự, nói những lời hay ý đẹp. Có mời bạn miếng trầu cũng phải trầu têm cánh phượng, quết chút vôi vừa nồng, vừa thắm. Miếng cau lòng trứng, miếng vỏ lạng sao cho mịn đường dao.
    Nên chăng kẻo luống công trình
    Không nên luống những công mình công tôi.
    Mây mưa liếng đổ đá vàng
    Thương ai nên mệt nhớ ai nên sầu.
    Nhện vàng mắc bối tơ rồi
    Mang đi mà sánh với đời cho xong.
    Người còn lúng túng trong phòng
    Chăn loan đệm quế dốc lòng chờ ai.
    Ngày xuân tháng hãy còn dài
    Nguyệt hoa để đó trúc mai vội gì.
    Chơi xuân kẻo nữa qua thì
    Xuân qua ngoảnh lại còn gì là xuân.

    (Bài Chơi xuân)
    Đời thường có trăm vẻ khác nhau, nhưng đã đi chơi xuân thì người quan họ biết xếp lại những gì thuộc về cá nhân. Con nhện vàng kia dù đã mắc phải bối tơ thì cũng cố gỡ ra đi chơi xuân để sánh với đời. Đôi tình duyên nọ, dù đang trong tuần trăng mật cũng đừng lúng túng trong cái phòng nhỏ hẹp của mình mà bỏ ngày xuân rộng dài của cộng đồng đang náo nức.
    Người quan họ mách bảo rằng: Cái ngày xuân của bạn hãy còn dài lắm, dù nguyệt hoa, hoa nguyệt có trùng phùng đến mấy thì cũng hãy để đó. Trúc mai có dập dìu bao nhiêu thì bạn cũng đã vội gì mà không dám để ra một bên đi chơi hội, vì mỗi bước đi của bạn trong ngày xuân quan họ đều vương vấn những tình cảm cao đẹp, thưởng thức văn chương tuyệt diệu, những giọng ca, vang, rền, ấm áp mượt mà...
    Xuân của trời bất tận, nhưng xuân của người chỉ có thì. Cái "thì" ấy phải sao cho có ích với xuân, với đời, không nên để qua đi vô ích.
    Cuộc sống nhiều gian truân, nhưng những bài hát quan họ luôn ca ngợi cuộc sống.
    Chơi cho bể hẹp bằng ao
    Cho trăm trái núi lọt vào trôn kim
    Chơi cho bong bóng phải chìm
    Đá xanh phải nổi gỗ lim bập bềnh

    Hay là:
    Chơi cho sấm động mưa rơi
    Chơi cho hòn đá nứt đôi lại liền

    Chơi hội xuân quan họ không chỉ có hát giao duyên là đủ. Nó cao làm say đắm lòng người, chính là vì mọi người đều nhập cuộc để "chơi quan họ" "thắng thua", "cay cú" là ở lối chơi. Nếu đến hội chỉ có nghe hát thôi, thì vùng quan họ mấy ai không biết hát, cho nên việc gì phải đến hội để mà nghe hát. Nếu tách hát ra khỏi lối chơi để biểu diễn, nghĩa là biến ngày hội quan họ của toàn dân thành cuộc biểu diễn ca hát bình thường thì người hát có hay đến mấy, hát xong diễn viên vào, khán giả về. Làm như vậy, đối với người mê "chơi quan họ" cảm thấy ngày hội quan họ nhạt như "nước ốc ao bèo".
    Trong quan họ có nhiều mảng hợp thành "lĩnh vực".
    Chơi quan họ trong phạm vi rộng theo phong tục, tập quán của từng làng.
    Chơi quan họ trong phạm vi hẹp (hát vặt).
    Văn thơ quan họ, một kho tàng văn học thật là phong phú do mọi tầng lớp nhân dân từ thế hệ này qua thế hệ khác sáng tạo ra. Mỗi loại dân ca đều có đặc thù của từng vùng, từng loại.
    Cách xướng họa văn thơ song song với việc chơi và hát quan họ.
    Cách tổ chức chơi và hát quan họ trong các ngày hội lớn, nhỏ. Những lĩnh vực này là những đốt xương sống của quan họ.
    Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, quan họ vẫn giữ được bản sắc của nó. Không bị lai tạp, không bị đồng hóa chính là do những quy định luật lệ khắt khe trong quan họ mà chỉ có vùng quan họ mới có.
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    A di đà phật !
    Tui có vài ý kiến thế này:
    1) Gọi là thày Kỳ Vực là chưa đúng, phải gọi là Mahakỳvực, vì tên Ấn của ông là Mahajivaka. Thày Mahakỳvực đi từ Tây Trúc sang Phù Nam, theo đường biển đến xứ Giao Châu, sang Quảng Châu rồi đến Lạc Dương vào thời nhà Tấn, gặp nhiều biến loạn lại trở về Tây Trúc.
    2) Tứ Pháp có thể là sự tiếp thu trọn vẹn từ tín ngưỡng Ấn Độ, trong Indra.
    3) Thạch quang Phật mang tín ngưỡng phồn thực của người việt, nó tương tự Linga của người Chăm.
    4) Chùa Mẫu Tứ Pháp có một điểm đặc biệt là thờ ngài Khâu Đà La. Ngoài ra có thờ ông bà Tu Định, nàng Man Nương và con của nàng.
    Cách đây mấy năm, dân địa phương tự ý trùng tu nửa trước chùa nên làm hỏng hoàn toàn kiến trúc của chùa. Nửa chùa còn lại chưa được trùng tu, phần thượng điện tường nứt lở, các cây cột, xà mọt ọp ẹp lắm rồi.
    Thày Dũng trụ trì là phó tổng thư ký hội Phật giáo Bắc Ninh, là người uyên thâm phật pháp, ông ước vọng xây dựng một trường phật giáo tại chùa này.

Chia sẻ trang này