1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Theo em đây là tín ngưỡng địa phương.
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Theo em đây là tín ngưỡng địa phương.
    [/quote]
    Tui viết điều đó vì Indra vốn là vị thần trong Vệ đà giáo, Vệ đà giáo là tiền thân của Bà La môn giáo. Ngài Khâu Đà La tu ở Luy Lâu, trước vốn là người Bà la môn, sau tu theo Phật giáo, rồi những thương nhân từ xứ Ấn ( có thể theo đạo Bà la môn) cũng xuất hiện ở Luy Lâu từ khá sớm, nên việc mang văn hóa Ấn du nhập vào Luy Lâu là chuyện bình thường.
    Thần Indra được coi là thần mưa, thần sấm sét, là chủ của các vị thần trên thế giới. Sau này thần Indra được " phật hóa " thành Đế Thích làm hộ pháp cho Phật. Có chùa thì Đế Thích được tứ thiên vương phò tá ( chùa Mía- Hà Tây), có chùa thờ Đế Thích ( chùa Vua, ở chợ Giời- Phố Thịnh Yên- Hà Nội). ) Xin nói thêm, truyền thuyết trong dân gian kể rằng Đế Thích là vua cờ tướng, là bậc đánh cờ giỏi nhất. Mỗi năm tại Chùa Vua- Hà Nội đều tổ chức những giải cờ tướng có chất lượng hàng đầu Việt Nam.
    Nếu như Indra là sự biểu hiện của những khát vọng của người dân Ariăng về mưa thuận gió hòa giúp cho cây cối tốt tươi, gia súc khỏe mạnh, thì ở Giao Châu,tứ pháp: Pháp Vân- Pháp Vũ- Pháp Lôi- Pháp điện cũng không nằm ngoài những khao khát được biểu tượng hóa của người dân. Hơn nữa, sự xuất hiện tứ pháp còn gắn liền huyền tích Man Nương- Khâu Đà La. Có lẽ đó là một lời giải thích về sự tiếp thu và bản địa hóa tín ngưỡng tứ pháp.
    Dĩ nhiên, đó cũng chỉ là một giả thuyết của tui.
    [nick] ơơ[nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 09/01/2008
  3. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    1 ) Về Mahajivaka thì em xin sửa đổi cách gọi. Vì em không phải là nguời sùng đạo cho lắm. Thêm nữa quan niệm về tôn giáo của em là nó phải gần gũi với cuộc sống. Vì thế không nên quá đề cao cái thần, cái vô biên trong tôn giáo. Còn về thời gian đến Luy Lâu thì xin mạn phép được giữ nguyên thời gian tác giả bài này đưa vì đây vẫn là vấn đề tranh cãi. Về tung tích của Mahajivaka sau khi rời Luy Lâu cũng chưa rõ, nên em cũng xin không sửa.
    2)Nói tiếp thu trọn vẹn cũng chưa hẳn đã đúng, tín ngưỡng địa phương cũng chưa hẳn. Vì nó mang tính ảnh hưởng và kế thừa tư tưởng Phật giáo nhưng lại mang tính địa phương rất cao. Giống vấn đề chữ Hán và chữ Nôm vậy.
    4) Chùa Tổ theo em được biết thì xây dựng lên để thờ phật Mẫu Man Nương, vì thế hàng năm có tục rước Tứ Pháp về Chùa Tổ. Cũng vì lý do này mà nhiều người chỉ biết chùa Tổ thờ Phật Mẫu Man Nương.
    Việc trùng tu các di tích cổ bây giờ vô cùng khó khăn, có thể nói là như rổ giá cạp lại vậy. Chỉ được một thời gian ngắn là xuống cấp nếu như thợ không khéo tay.Cộng với việc giá vật liệu, chủ yếu các loại gỗ quý hiếm không những khó tìm mà giá cả rất cao. Thế nên chuyện các di tích xuống cấp sau nâng cấp là chuyện bình thường. Ngay như chùa Dâu được đầu tư tốn kém như thế mà bây giờ bác vào xem nó thế nào. Em là em chỉ thấy tiếc cái đền và lăng Sĩ Nhiếp bây giờ thôi.Chẳng khác gì cái gò bỏ không.
  4. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    @Phai: Cũng fải nói thêm rằng, trước khi Fật giáo được truyền bá vào VN thì bản thân người bản địa đã có tín ngưỡng riêng của mình rồi. Khi có sự giao thoa văn hoá, tất nhiên, một nền văn hoá cao hơn sẽ đồng hoá nền văn hoá thấp hơn. Trong trường hợp này là Fật Jáo và tín ngưỡng địa fương. Và hầu hết các chùa miền bắc có truyền thống "tiền Fật hậu thần", và, người ta đặt tượng (hay tranh hoặc bàn thờ Fật) vào trong đền thờ thần chứ không fải đặt thần vào chùa thờ Fật. Cũng như sự giao thoa giữa Fật Giáo và Lão giáo mà trong chùa có những thành fần Fật Jáo và Lão giáo đôi khi rất khó phân biệt.
    Hẹn bác một ngày thảo luận thêm!
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đánh giá về vua Lý Thái Tổ
    Các sử gia phong kiến Việt Nam theo quan điểm Nho giáo có chê trách ông ở mặt quá sùng tín vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ chức của triều đình ông không phù hợp với quan niệm của họ, ví dụ sử gia Lê Văn Hưu viết:
    Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể... chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?
    Nhưng tất cả đều thừa nhận ông là người sáng suốt. Sử gia Lê Văn Hưu viết: Lý Thái Tổ lo tính lâu dài... nên noi theo họ Lý. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: Lý Thái Tổ biết nghĩ xa hơn Lê Đại Hành.
    Chuyện kể
    Lý Công Uẩn lên ngôi
    Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 32 a-b và tờ 33 a-b) chép rằng:
    ?oCó một lần, Lê Ngọa Triều (tức Lê Long Đĩnh) ăn khế nhưng khi bổ ra lại thấy ở trong có hạt mận thì tin ở lời sấm truyền (xem giai thoại số trước), bèn ngầm sai bộ hạ tìm người họ Lý để giết đi, ấy thế mà Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh vẫn không biết. (Mận - cây mận, quả mận - âm Hán Việt là lý, cho nên Lê Ngọa Triều suy chữ lý là mận ra chữ lý là họ Lý). Đến khi Lê Ngọa Triều băng, con nối ngôi thì còn quá bé, cho nên, Lý Công Uẩn cùng với quan giữ chức Hữu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Nguyễn Ðê, mỗi người được đem năm trăm quân Tùy Long (quân hầu riêng cho Thiên Tử) vào làm quân túc vệ. Bấy giờ, quan Chi Hậu là Ðào Cam Mộc dò biết Lý Công Uẩn có ý muốn được truyền ngôi, bèn nhân lúc vắng người, nói khích với Lý Công Uẩn rằng:
    - Bấy nay, chúa thượng ngư tối và bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, khiến trời ghét nên không cho hưởng thọ mà con nối thì thơ ấu, không thể kham nổi việc lớn đầy khó khăn, trăm sự đều phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác tìm chân chúa. Vậy tại saô quan Thân Vệ (chỉ Lý Công Uẩn) lại không nhân cơ hội này mà nghĩ mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ của vua Thang, vua Vũ, gần thì xem việc của họ Đinh, họ Lê... trên thuận lòng trời, dưới hợp lòng người (nắm lấy ngôi báu có phải là hơn việc) khư khư giữ chút tiết hạnh bề tôi nhỏ nhoi hay không?
    Lý Công Uẩn lấy làm vừa ý với câu nói của Ðào Cam Mộc, nhưng lại còn sợ Ðào Cam Mộc có mưu khác, bèn giả vờ mắng lại rằng:
    - Sao ông dám ăn nói như thế? Tôi phải bắt ông đem nạp cho bá quan mới được.
    Ðào Cam Mộc thong thả nói với Lý Công Uẩn rằng:
    - Tôi thấy việc trời và việc người như thế cho nên mới dám nói ra. Nay ông muốn tố cáo tôi thì tôi cũng xin thưa rằng tôi đâu sợ chết!
    Lý Công Uẩn nói:
    - Tôi đâu nỡ tố cáo ông, chẳng qua chỉ vì sợ lời nói của ông mà tiết lộ ra thì chúng ta đều phải chết nên mới răn như thế đó thôi.
    Hôm sau, Ðào Cam Mộc lại bảo Lý Công Uẩn rằng:
    - Người trong nước cho rằng họ Lý sẽ làm nên nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, tai họa không thể che giấu được nữa. Nay, chuyện chuyển họa thành phúc phải làm ngay trong một sớm một chiều mà thôi. Đây chính là lúc mà trời thì ban cho, người thì theo về, ông còn ngần ngại gì nữa?
    Lý Công Uẩn nói:
    - Tôi hiểu ý ông cũng không khác gì ý của nhà sư Vạn Hạnh. Đã vậy thì nên tính kế như thế nào?
    Ðào Cam Mộc nói:
    - Thân Vệ là người khoan thứ, nhân từ, người người đều theo. Hiện nay, trăm họ đều đã mỏi mệt vì kiệt quệ, dân khó mà sống nổi, Thân Vệ nên nhân đó, lấy ân đức mà vỗ về, ắt người người đều vui theo, chẳng khác gì nước chảy xuống chỗ trũng, không ai có thể cản lại được.
    Ðào Cam Mộc biết rõ việc đã cần kíp lắm rồi, để nữa sợ sinh biến, liền trình bày với các bậc quan lại trong triều, ai ai cũng đều đồng lòng cả. Ngay ngày hôm ấy, họ họp lại, bàn rằng:
    - Hiện nay, dân chúng muốn triệu người đều có lòng khác, trên dưới cách biệt, ai cũng ghét tiên đế hà khắc, bạo ngược nên không muốn theo về với vua nối nghiệp (còn nhỏ tuổi) mà muốn suy tôn quan Thân Vệ, bọn ta không nhân cơ hội này mà tôn lập Thân Vệ làm Thiên Tử, lỡ để xẩy ra việc gì, liệu chúng ta có giữ nổi đầu mình nữa hay không?
    Thế rồi họ cùng nhau dìu Lý Công Uẩn lên chính điện, tôn làm Thiên Tử. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài cùng tung hô vạn tuế! Tiếng hô vang dậy cả cung đình.
    Lý Công Uẩn lên ngôi, đại xá thiên hạ, lấy năm sau làm năm Thuận Thiên thứ nhất. Nhà vua sai đốt giềng lưới, bãi ngục tụng (ý muốn nói ban ân đức đến cả con người lẫn loài vật), đồng thời xuống chiếu rằng: từ nay, hễ ai có việc gì cần tranh kiện thì cho phép được đến triều đình tâu bày, nhà vua sẽ thân hành xét xử. Các quan dâng tôn hiệu cho Vua là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quang Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế?.
    Lời bàn: Trước đó, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán rồi lên ngôi vương, Đinh Bộ Lĩnh quét sạch loạn mười hai sứ quân rồi lên ngôi đế, sự nghiệp tuy mỗi người một vẻ, nhưng cái chung vẫn là ở chỗ, từ công đức lớn, các bậc hào kiệt ấy đã hiên ngang bước lên ngôi chí tôn.
    Đến đây, Lý Công Uẩn nhờ đại đức toả sáng mà được bá quan văn võ tôn phò. Có gì may mắn hơn, khi mà Hoàng Để là bậc nhân từ khoan thứ và cẩn trọng hơn người?
    Từ đây, triều Lý bắt đầu, nền thái bình thực sự cũng bắt đầu và Đại Việt dần dần trở thành một cường quốc ở Đông Nam Châu Á. Có ai hay những trang hào hùng sau đó của lịch sử lại được mở đầu bằng sự kiện ngỡ như rất bình dị này?
    Có người lên thuyền khiến cho thuyền bị nghiêng đổ, nhưng cũng có người lên thuyền khiến cho thuyền có thể lướt tới băng băng. Lý Công Uẩn chính là một trong những người bước lên và đã có công khiến cho con thuyền Đại Việt băng băng lướt tới. Kính thay!
    (Theo ?oViệt sử giai thoại? của Nguyễn Khắc Thuần ?" NXB Giáo Dục)
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ở Bắc Ninh có một ngôi chùa cổ ít người biết đến, đó là Phúc Long thiền tự.
    Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép:
    "Kỷ Hợi, năm thứ 15 (1719). (Thanh, năm Khang Hy thứ 58).
    Tháng 3, mùa xuân. Bãi bỏ công việc sửa chùa Phúc Long.
    Trịnh Cương bắt dân 3 huyện Gia Định, Lang Tài và Quế Dương sửa chùa Phúc Long từ năm Giáp Ngọ (1714) đến nay gồm 6 năm. Có người nói việc ấy làm nhọc công sức dân. Cương bèn bãi bỏ.
    Lời chua - Chùa Phúc Long: Ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Định3008 do Trịnh Tráng làm từ năm Phúc Thái thứ 6 (1648) đời Lê Chân Tông. Khoảng năm Vĩnh Thịnh sửa lại. Nay chùa ấy đã bỏ, nhưng nền cũ vẫn còn"
    Nhưng trong tâm thức của người dân Lãng Ngâm, không hề có một ngôi chùa như thế. Rồi một ngày, người ta đào được một tấm bia chữ hán và hai mặt bên chạm rồng rất đẹp. Những đường đục sâu khéo léo làm nổi bật thân rồng tròn trịa sắc nét ẩn hiện trong mây. Có cả hình một thiếu nữ đang cầm quạt quạt cho một người đàn ông- một hình tượng hiếm có trên thân bia đá.
    Sau khi dịch chữ khắc trên tấm bia, người ta mới biết nơi đây đã từng có một ngôi chùa rất nổi tiếng, được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất tự.
    Ngôi chùa này tọa lạc lưng chừng núi Yên Sơn, tục gọi là núi Đồn. Phía trước là lòng chảo Du Tràng, bên kia lòng chảo là dãy Thiên Thai với ngôi chùa Bảo Tháp huyền thoại (nơi xưa kia là nhà ở của "trạng nguyên" Lê Văn Thịnh).
    Khi chúa Trịnh Tráng tuần du trên sông Đuống, ngài thấy quần thể núi nơi đây tạo với sông Đuống một phong cảnh sơn -thủy thật hữu tình. Ngài hỏi vị quan đi cùng, vốn là người Đại Bái- Gia Bình, về những điển tích nơi đây. Vị quan đã kể lại những điển tích hay, lạ khiến Trịnh Tráng rất thích thú. Vị quan nhân đó đề xuất cho xây dựng một ngôi chùa nơi đây, ngay lập tức được Trịnh Tráng tán thành và cho thi công.
    Bia đá còn ghi lại quang cảnh chùa thật uy nghi hoành tráng, con đường lát đá với những cột đá chạm trổ tinh xảo. Phật tử muôn phương tìm đến. Vua Lê cũng thường đến nghỉ ngơi nơi đây.
    Lúc bấy giờ, sách Trung Quốc còn ghi tên Phúc Long tự vào mục những danh lam thắng cảnh nên đến chiêm ngưỡng.
    Tựa lưng vào đỉnh Yên Sơn, giữa vòng cung của núi, phía sau là dòng sông Đuống uốn lượn trôi, trong thế rồng chầu hổ phục, Phúc Long tự thật vững chãi vô cùng.
    Ngày nay, trên nền cũ, người ta dựng ngôi chùa bình dị. Nhưng với địa thế rất đẹp, trong tương lai nếu đầu tư xây dựng Phúc Long tự theo lối cổ, và xây cả chùa Thượng trên đỉnh Yên Sơn thì sẽ là một trong những nơi hấp dẫn du khách.
    Thời huy hoàng của mình, Phúc Long tự sánh cùng với chùa Yên Tử và Phả Lại, là ba ngôi chùa đẹp nổi tiếng.
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Vài lời tản mạn.
    Phúc Long thiền tự ( nói ở trên) còn có tên là chùa Tĩnh Lự. Tên này cũng được ghi trong bia ký đặt ở chùa Bút Tháp như sau:
    " Ninh Phúc biệt danh là cổ sái Thiếu Lâm, vốn là nền cũ dấu xưa của bậc Thánh hiền; thực đúng hình thắng nổi danh trong vùng Siêu Loại. Nối dãy Tam Đảo mà vượt sóng Trường Giang; kế am Ngọa Vân để liền bên Yên Tử. Chùa Tĩnh Lự, dải Tiên Du phải ôm, trái ấp..."
    ( trích trong: Sắc kiến Ninh Phúc thiền tự bi ký- 1647)
    Chúng ta nhớ lại rằng, thiền sư Chuyết Chuyết vốn người Phúc Kiến Trung Quốc. Ở Phúc Kiến có chùa Nam Thiếu Lâm ( chùa Bắc Thiếu Lâm thuộc tỉnh Hà Nam). Trong đoạn trích bia ký ở trên có nói rõ "Ninh Phúc biệt danh là cổ sái Thiếu Lâm". Chùa Bút Tháp mà lại có biệt danh là chùa cổ Thiếu Lâm là nghĩa làm sao? . Nếu xét về mặt kiến trúc thì kiến trúc của Bút Tháp rất giống kiến trúc chùa Thiếu Lâm, trong các bức tranh điêu khắc trên tường đá xanh, có chỗ giống y nguyên bên chùa Thiếu Lâm.
    Thiền sư Minh Hạnh ( có tài liệu nói là Minh Hành) , học trò xuất sắc của thầy Chuyết Chuyết, cũng vốn người Giang Tây. Việc đại tu, in khắc ở chùa Bút Tháp do ông cùng bà Trịnh Thị Ngọc Trúc lo liệu.
    Đó là một sự giao thoa thú vị về văn hóa trong nghệ thuật phật giáo.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nói đến sự đặc sắc của chùa Bút Tháp, chúng ta không thể không kể đến tòa cửu phẩm liên hoa. Gọi một cách nôm na là Cối kinh.
    Dưới đây là 1 bài viết về Cối Kinh chùa Bút Tháp, một trong những kiệt tác nghệ thuật phật giáo của thế kỉ 17:
    Về ngôi ''''Cửu phẩm liên hoa'''' chùa Bút Tháp

    Qua những cuộc viễn du trên miền đất Đông Á - Đông Nam Á, nhiều khách hành hương đã từng ngạc nhiên khi thấy dấu tích của cối kinh ở tận Bắc Kinh hoặc xa hơn, tận Mông Cổ và Nhật Bản. Tại những di tích lớn ở thủ đô Trung Hoa chúng ta đã gặp hàng dãy ?otháp? có thể quay được dưới dạng một hình trụ (cao trên 1m, rộng khoảng 0,5m)...


    ... Những người có tín ngưỡng thường sau khi hành lễ đã tự động quay những hình mẫu này với lời niệm cầu ẩn chứa trong tâm, để ra về mang theo một niềm hy vọng mơ hồ nào đó (như một sự đặt cược với thần linh). Xét về cội nguồn, thì tất cả những hình thức ?oquay quay? tại các di tích tôn giáo tín ngưỡng, thường được các nhà nghiên cứu cho là xuất phát từ một trung tâm nổi tiếng của Mật Tông, là Tây Tạng. Người ta ngỡ rằng, hiện tượng Mật Tông lan tràn về phía Đông, phía Bắc cũng như phía Nam được ?obắt nguồn? từ thời Nguyên, trong mối quan hệ rất khăng khít giữa tập đoàn thống trị Mông Cổ và Tây Tạng. Đồng thời, bên cạnh đó, theo cách hiểu nôm na của người dân, ?oCửu phẩm liên hoa? là cây tháp 9 tầng hoa sen, mà dân gian quen gọi là ?ocối kinh? có chức năng ?~tích thiện? nghĩa là hội chứa điều lành. Và, cũng được hiểu rằng, tháp quay là một nghi thức của Mật Tông, coi như có nguồn gốc từ Tây Tạng. Người ta tin rằng, cứ quay một vòng thì lời trì tụng sẽ được nhân lên thành 3.542.400 lần, để người niệm mau đạt tới chính quả. Đến chùa, các tín đồ đều tới đây chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và đẩy vào ?~cối kinh?, miệng tụng niệm, người ta còn rắc cám gạo vào đó để tín đồ lấy một ít về làm phúc, vì cho rằng, cám gạo ấy chăn nuôi rất tốt, vật nuôi hay ăn chóng lớn, năng suất cao.
    Ngày nay đi tìm những dấu tích của các cây tháp quay ở Việt Nam mang giá trị cao về nghệ thuật tạo hình và những ý nghĩa tổng hoà của nhiều dòng tư tưởng, có lẽ chỉ còn tìm thấy được ở Bắc Bộ. Trong đó, các dòng tư tưởng được thể hiện ra trên lĩnh vực văn hoá một cách cụ thể là: Mật - Tịnh - Thiền và cả những tín ngưỡng hằn sâu trong tâm tưởng người Việt. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu nhắc đã tới 4 ngôi tháp Cửu phẩm liên hoa có thể quay được, đó là tháp ở chùa Ninh Phúc (Bút Tháp - Thuận Thành - Bắc Ninh) được làm vào khoảng giữa thế kỷ 17; tháp ở chùa Cập Nhất (Động Ngọ Tự - Thanh Hà - Hải Dương); Tháp ở chùa Cẩm Giàng (cùng với nơi thờ danh y Tuệ Tĩnh - Hải Triều - Cẩm Giàng - Hải Dương); và một tháp khác tại Phú Mẫn (Chợ Chờ - Yên Phong - Bắc Ninh, bị phá trong thời chống Pháp). Như vậy, về địa điểm chúng ta có thể thấy một vệt di tích tháp quay bằng gỗ theo vòng cung chạy từ Bắc Ninh sang Hải Dương và phần nhiều đều nằm ở ven các con sông giao thông chính. (vùng đất trù phú, miền đất cổ và đất phát tích, có thể ít nhiều cũng liên quan tới một trong những dòng chảy thương mại ở thế kỷ 16 và 17).
    Nhìn chung, các ?okiến trúc? này đều cao khoảng xấp xỉ 8m, toàn bộ cây tháp được nối với những then ngang ăn mộng vào một trụ cái ở chính tâm, chân trụ cái đặt trong một chiếc cối đồng. Đầu trụ cái ***g trong một hệ thống con đỡ ở trên đỉnh của ngôi nhà che ?okiến trúc? này.
    Người ta có thể xếp 4 cây tháp vào 2 dạng khác nhau:
    Dạng 1: Lấy tháp quay chùa Cẩm Giàng làm mẫu.
    Dạng 2: Lấy tháp quay của chùa Bút Tháp làm mẫu.
    I. Tháp quay chùa Cẩm Giàng:
    Tháp Cẩm Giàng cũng như các tháp quay/cối kinh khác, đều có 9 tầng, mỗi tầng 8 mặt với các hệ tượng bao quanh. Song, hiện nay do thời gian, thiên tai, nhân hoạ, tượng của tháp đã mất gần hết nên việc nghiên cứu đầy đủ đã gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, cũng còn những tháp cửu phẩm liên hoa khác xây bằng gạch (tháp ở Giao Thuỷ, tháp Cổ Lễ?Nam Định), tạm thời chúng tôi chưa đưa vào phần nghiên cứu này.
    II. Tháp quay của chùa Bút Tháp:
    Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, cây tháp quay của chùa này được dựng từ thời Huyền Quang, tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm (Trần Nhân Tông, Pháp Hoa, Huyền Quang). Tuy nhiên, cho tới nay, ngôi tháp của thời Trần không còn để lại một dấu vết dù nhỏ bé nào. Có thể trên thực tế, dưới thời Huyền Quang chưa có tháp dạng này. Song, sự phát triển tín ngưỡng dân tộc qua lịch sử đã ?onhào nặn? về cội nguồn của một cây ?ocửu phẩm liên hoa? rồi định niên đại ra đời vào thế kỷ 14. Cây tháp chùa Bút Tháp, hiện nay, thực sự chỉ là sản phẩm từ giữa thế kỷ 17. Tháp có bố cục 9 tầng, được đỡ ở các góc bởi cột chấn song con tiện. 8 mặt của 9 tầng đều chạm những bức phù điêu liên quan đến tích nhà Phật (mỗi mặt đều có chữ ghi rõ ràng), cụ thể là:
    Tầng 1:
    1.1. Mặt thứ nhất: Sa bà thế giới (thế giới nhẫn nhục): Với hình chạm nổi những Phật tử kính trọng Phật đã đem hoa đến dâng lên Người. Do lòng trong sáng, thành tâm mà những bông hoa ấy bay lên, rồi rơi xuống đạo tràng. Tiếp theo là các mặt khác, gồm:
    1.2, Thất bảo liên trì (Hồ sen 7 báu - 7 là con số phiếm chỉ): Nơi chúng sinh có Phật quả được tái sinh ra trên những bông sen ở đất Phật.
    1.3 và 1.4. Thất trùng võng la (bảy tầng lưới trời đất): Những thiên la địa võng, nói lên uy quyền tuyệt đối của nhà Phật trước những tội lỗi xấu xa của chúng sinh.
    1.5. Thượng hữu lâu các (trên cao có lâu đài): Thể hiện bằng một ngôi tháp 3 tầng 6 mặt, tương ứng với tháp lục độ, để nói lên một đặc tính quan trọng của nhà Phật. Trên tháp có những đám mây với những hệ thống vân xoắn, tượng trưng cho mặt trời, trong đó có nhiều vì tinh tú đang phát sáng.
    1.6. Điểu thụ diễn pháp (chim thuyết pháp trên cây): Chạm đề tài có hình tượng, dưới gốc một cây những thiện trí thức, Phật tử ngước nhìn lên cây nghe chim thuyết pháp. Đây là một hình ảnh sống động bố cục chặt chẽ, gợi cảm diễn tả một tích của nhà Phật về những con chim Ca lăng tần già đang giảng về đạo lý như Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Thập thiện, Thập nhị nhân duyên? Những con chim này cũng đồng nhất về tính chất với chim 2 đầu được gắn trên vành cánh tay nhỏ của Quan Âm Nam Hải tại chùa này.
    1.7. Thất trùng bảo thụ (bẩy tầng cây báu): Những cây báu của đất Phật được kết bởi những thứ quý giá, tượng trưng cho sự cao quý, trang trọng mà chỉ ở đất Phật mới có.
    1.8. Hoa tàng thế giới, Sa bà thế giới, Phong luân, Hương hải thuỷ: Tầng trên là những tầng thuộc thế giới thiêng liêng tức cõi niết bàn được đặt trên đài sen, phía dưới là cõi Sa bà với sự trầm luân của biển cả và Phong luân (bánh xe gió). Trên Phong luân có biển Hương hải ?" cõi Tịnh độ của Phật, chân thân của Phật Như Lai ?" mọc ra đoá sen lớn. Trong đoá sen có có các thế giới như bụi nhỏ, nên gọi là ?oliên hoa tàng thế giới?.
    Tầng 2
    2.1. Tín thụ tác lễ (tin nghe hành lễ): Với lòng tin tuyệt đối, những nhà tu hành hành lễ, hướng về cõi thiêng liêng dưới hình thức ?othiền tông quán tưởng?, biểu hiện là những dòng vân xoắn như những làn tư tưởng đang bốc lên.
    2.2, 2.3. Thích Ca thuyết pháp trước cội bồ đề: Được thể hiện 5 người tu hành, có thể là nhóm Kiều Trần Như. kèm theo hai Phật tử đang tâm niệm, sám hối trước cửa bồ đề, nên đã trật vai hữu ra để biểu hiện sùng kính Thích Ca.
    Đức Thích Ca ngồi trên đoá sen đằng sau có cây thiên mệnh, trong thế một tay kết ấn Chuyển pháp luân - gắn với thuyết pháp, một tay chỉ xuống cứu độ chúng sinh, phía trên đầu có bảo cái, để biểu hiện uy quyền nhà Phật, dưới là hai thiện trí thức, ở dưới cùng là cây địa lan biểu hiện khí thiêng của đất.
    2.4. Anan kết tập: Gồm các vị la hán cùng các nhà sư đang tụ tập để xưng tán lời kinh mà Anan là người duy nhất nhớ được. Ở đây, bố cục nhiều tầng để nói lên Phật quả của các nhà tu.
    2.5. Thiên nhân sư: Được thể hiện là Đức Phật ngồi trên đài sen đầu có vầng hào quang rất lớn, phía dưới có các Thiện trí thức cùng mấy người đang kính cẩn hướng lên Đức Phật. Thiên nhân sư là người thầy của cả cõi Thiên, Nhân tức Đức Phật. Trong vòng hào quang của Phật có vô vàn vị hoá Phật.
    2.6. Di Đà thuyết pháp: Sự hoá thân của Đức Di Đà ở ba tầng thế giới với hình thức 6 vị Phật ngồi trên đài sen chia 3 cấp, phía dưới là chúng sinh có Phật quả
    2.7. Sa bà thế giới: Được thể hiện theo cách chia làm 3 tầng:
    - Tầng trên: Là thế giới thần linh - những người có quả phúc lớn
    - Tầng giữa: Là thế giới của những người thiện nhân ở nhân gian
    - Tầng dưới: Là thế giới của những tội nhân bị hành hình ở nơi đầy sóng dữ
    2.8. Kim trì lạc hoa (hoa rụng ao vàng): Đức Phật ngồi toạ thiền trên đài sen, trên đầu có cây bảo cái, dưới là những Thiện trí thức dâng hoa, từ lòng kính thuận mà hoa bay lên, rồi rơi xuống đạo tràng.
    Tầng 3
    3.1.Thượng hỷ đồng hội (chúng sinh hoà hợp): Cảnh phân định ra hai thế giới, dưới là những chúng sinh tục luỵ trong bể khổ, trên là những người có Phật quả hội với nhau để xưng tán Tam Thế Phật.
    3.2. Kim trì lạc hoa: Các thiện trí thức với lòng kính thuận dâng hoa lên Phật, hoa bay lên với lời xưng tán Phật.
    3.3 Lục phương Phật tán (sáu phương ca tụng Đức Phật): Cảnh ca tụng các vị Phật ở 3 tầng thế giới, đại diện bởi 6 vị, đặc điểm đáng quan tâm là các vị đều có vành hào quang bao quanh đầu và một vị phía trước ngồi quay lưng lại, hình tượng này không phổ biến trong tạo hình chung của người Việt. Do đó có thể đưa ra một giả thiết để làm việc là, hình thức này có ít nhiều ảnh hưởng tạo hình Trung Hoa.
    3.4. Điểu thụ diễn pháp: Trên cây chiên đàn, chim ca lăng tần già đang giảng đạo lý nhà Phật, khiến chúng sinh ngước mặt chăm chú chiêm ngưỡng.
    3.5. Tín thụ tác lễ (lòng thành làm lễ): Được thể hiện với những chúng sinh đã đạt được Phật quả nhất định có vầng hào quang ở quanh đầu.
    3.6. Cực lạc thế giới: là nơi tất cả các vị Phật và mọi người đều có vầng hào quang trên đầu.
    3.7. Nhất tâm vãng sinh (một lòng vãng sinh): Ba tín đồ dưới sự bảo trợ của Adiđàphật nên họ đã quán tưởng được Tam Thế Phật. Họ tập trung tư tưởng đi vào con đường giải thoát đến cõi Cực lạc. Ở trên đầu bốc lên làn tư tưởng, trong làn tư tưởng ấy có Tam Thế Phật. Hình tượng cho thấy các vị này được Tam Thế Phật bảo trợ trên con đường tu hành.
    3.8. Di Đà thuyết pháp: Ngài ngồi thiền trên toà sen, trên đầu có bảo cái, một tay kết ấn Cam lồ, một tay thuyết pháp. Phía dưới có 4 đệ tử đang chăm chú nghe giảng đạo.
    Tầng 4
    4.1. Vân Nham Đàm Ưu thiền sư, Lại Sơn Tính Nghiêm thiền sư: Với cảnh vừa thanh tao vừa thoát tục, ít nhiều mang tính Thiền và Lão Trang.
    4.2. Malahacadiếp tôn giả: Thể hiện dưới hình thức cuộc đàm đạo giữa các ?othánh nhân?.
    4.3. Hoàng Nhẫn thiền sư, Giang Tây Đạo Nhất thiền sư: Hình tượng đầy chất thiền lão mà tư tưởng như đang phiêu diêu vào cõi mênh mông. Các vị ngồi trên ghềnh đá với những lan ?otố tâm? và những cành hoa ?ovũ trụ?. Hoàng Nhẫn trong thế ngồi thiền quay mặt về phía Đạo Nhất trong tư thế thoải mái như nói lên tính ?otự nhiên tự tại?.
    4.4. Mã Minh tôn giả, Long Thụ tôn giả: Hình tượng khá giống cách tạo tượng ở chùa Tây Phương. Mã Minh một chân co một chân buông, Long Thụ được coi là Phật sống nên được ngồi trên đài sen. Ngài đang quán tưởng. Người này ngồi cao hơn người kia một chút, khiến nhìn vào ta thấy bố cục tạo hình khá chặt chẽ, viên mãn, không thừa, không thiếu.
    4.5. Cưumalađa và Xàdạđa: Tổ thứ 19 và 20. Tổ 19 được biểu hiện như Đức Di Lặc tay cầm gậy ngồi trên ghềnh đá cao. Tổ 20 là đệ tử ngồi trên ghềnh đá thấp, hình tượng này cũng rất gần gũi với tượng chùa Tây Phương.
    4.6. Cảnh có ba nhà sư một vị ngồi cao nhất trong thế tự nhiên tự tại trên ghềnh đá, một vị theo hình thức vân du, một vị cưỡi hổ. Hổ là biểu tượng sức mạnh trần gian, thần tài (của cải). Cho nên vị sư cưỡi hổ xuống núi tức là cứu đời, là đạo pháp vô biên đến với chúng sinh, hình tượng rất sống động, như người ?oở lại? gió thổi áo bay chéo mềm, đã đạt được nghệ thuật rất cao. Vị thứ hai hơi ưỡn cong ra phía trước một chút biểu hiện đi về phía trước, như nói về một ?okiếp tu? miền tục luỵ.
    4.7. Đạt Ma diện bích, ngồi trên toà sen, quay mặt vào tường, trên đầu có mây tụ, biểu tượng khí thiêng của đất trời đang quấn quanh Ngài, phía dưới là những cành hoa ?ovũ trụ?, hai bên có hai tàu lá thoáng nhìn như tàu lá chuối (rất gần gũi với nhận thức người Việt). 2 người ngồi dưới trong bức phù điêu: Bên trái có một đệ tử đang quì xuống sau lưng, bên phải là một nhà sư ngồi trên toà sen đang chăm chú đọc kinh.
    4.8. Cảnh hai nhà tu hành ngồi trên bồ đoàn trong tư thế thiền định, chếch góc 450 từ trái lên. Vị ngồi dưới mắt nhìn thẳng hai tay đặt lên đùi, vị kia ngồi trên một gốc cây, đầu hơi cúi. Cây hoa có tạo một hình cong bao quanh, ở giữa bức phù điêu có một nhành hoa. Trên ngọn cây những cành toả xuống như cây ?ovũ trụ? bao quanh 2 nhà tu đang tu hành để tìm về cõi Niết bàn.

    Tầng thứ 5 đến tầng 8: Mỗi tầng có 8 vị Bồ tát.
    Tầng thứ 9: có 4 tượng Di Đà tiếp dẫn và bốn cặp chữ xen kẽ: ?ocửu phẩm; liên hoa; A Di; Đà Phật?.
    Nói chung, các hình chạm trên toà ?ocửu phẩm liên hoa? mang nội dung khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ truyền đăng và đại sư với các cấp độ thăng hoa khác nhau trên con đường hành đạo, cách chạm đục tinh xảo, ngẫu hứng, bố cục người và cảnh vật như bức hoạ hoàn hảo. Nhờ đó, cây tháp vừa có giá trị lớn về tư tưởng Phật giáo, đó là giáo hoá chúng sinh, đưa chúng sinh đến mọi con đường tìm về đất Phật, dù người đó là ai, kẻ ác hay người thiện, chỉ khác chăng trên mỗi tầng của cây ?ocửu phẩm? ấy là hình tượng của từng người với từng cung bậc, quả tu khác nhau, chứa đựng trong nó một giá trị nghệ thuật, tạo hình rất cao, đến mức điêu luyện.
    Và, không những thế, tháp quay ở chùa Bút Tháp ngoài những ý nghĩa Phật triết ra, bản thân tháp còn đánh dấu một khía cạnh về tính chất Phật giáo dân gian Việt. Đó là một ý thức đã ăn sâu đậm trong tâm trí người Việt ở mọi thời và mọi hoàn cảnh.
    Tiến Thắng
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Chị Trang Thanh Hiền, trong cuốn sách với tựa đề " Cửu Phẩm Liên Hoa trong kiến trúc cổ Việt Nam" có cho biết, những cảnh giới được thể hiện trên Cối kinh trùng hợp với những hình minh họa trong kinh A-di-đà.
    Có lẽ người nghệ sỹ xưa đã mượn hình vẽ trong kinh A-di- đà chuyển thành tác phẩm điêu khắc trên tòa Cối kinh.
  10. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Thầy chùa có video clip nào quay lại cảnh "cửu phẩm liên hoa" quay khi chúng sinh tụng kinh bên cạnh không?

Chia sẻ trang này