1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Thưa chị Đông Ngàn,
    Tôi không có video nào quay lại cảnh nào cả. Xin được chia sẻ vài suy nghĩ về Cối kinh:
    Cây ( tòa, tháp) "cửu phẩm liên hoa" được sáng tạo thật độc đáo. Cả về nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật cấu trúc, lẫn nghi thức tụng niệm. Những tác phẩm điêu khắc trên Cối kinh diễn tả được một vũ trụ phật giáo thu nhỏ với những cảnh giới khác nhau. Tám cạnh cho ta liên tưởng về triết lí uyên nguyên của Bát chính đạo. Người thấm nhuần triết lí bát chính đạo, chỉ cần ngắm nhìn 8 mặt của tòa Cối kinh đã gợi lên sức mạnh tiềm ẩn của năng lực tinh thần và sự minh triết vô biên.
    Khi ta quay Cối kinh, dường như tâm trở nên phẳng lặng. Mọi mong muốn, ước nguyện dường như sâu hơn. Có một mối liên hệ lạ thường giữa sự vận động của Cối kinh huyền bí với chiều sâu của cảm thức, cũng là chiều sâu tâm linh . Nhưng muốn có điều ấy thì khi quay phải thành tâm, có tâm Phật.
    Cối kinh quay chậm dần, như vũ trụ hướng từ hỗn mang đến phẳng lặng; hướng từ động đến tĩnh, đi từ ngẫu nhiên đến quy luật; . Còn tâm người đi từ tạp niệm, hỗn loạn đến chính niệm, bằng an. Như vậy, vũ trụ ở đây vận động theo tâm. Tâm người là tâm vũ trụ. Khác với vật lý hiện đại, đi từ quy luật đến hỗn loạn; từ tất nhiên đến ngẫu nhiên.
    Như vậy, tâm của nhà vật lý là tâm phơi bày, mổ xẻ thế giới. Tâm của người tu hành là tâm ổn định thế giới. Sự hài hòa giữa minh triết và đức tin là mạch nguồn sức sống ngàn đời nay của Phật giáo vậy.
  2. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng khi quay toà tháp này một vòng, thì coi như chúng sinh đã cầu nguyện 9 lần 9 bằng 81 lần? hay là 9 lần thôi? như vậy, có khi nào chúng sinh đã mượn Cửu phẩm liên hoa, để nhanh chóng đắp đầy cái sự nguyện cầu của họ tới đức Như lai?
    Sự kiện này có được coi là chúng sinh dối lừa đức Phật chăng?
  3. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Tính kể từ khi Phật tổ lập được đạo, và truyền bá cho chúng sinh tới nay, cũng ngót nghét trăm đời chứ mấy, phải chăng, thày nói đến ngàn đời để tỏ ý hàng ngàn x hàng ngàn cuộc đời?
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    chữ "ngàn đời" giờ hay được dùng theo nghĩa trừu tượng, để diễn tả là sự vật/ sự việc đã có từ rất lâu rồi. Chứ không dùng theo nghĩa cụ thể " đúng một nghìn đời", hoặc theo kiểu "triều Lý có bao nhiêu đời vua". Mỗi năm, là có một lớp người mới ra đời, nếu theo nghĩa đó thì Phật giáo đã có đến mấy nghìn đời.
    Trước khi ngài Thích Ca Mâu Ni ra đời, phật giáo đã có rồi. Ngài chỉ là người đi theo con đường trung đạo mà thôi.
  5. MrSea78

    MrSea78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bắc Giang mình ơi ...!...!..
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đôi nét về thiền sư Chuyết Chuyết ​
    Khi tìm hiểu về 2 ngôi chùa cổ kính của xứ Kinh Bắc là Phật Tích và Bút Tháp, người ta thường thấy các bài viết nhắc đến một vị thiền sư gốc Trung Quốc là thiền sư Chuyết Chuyết. Nhưng đọc mãi, tìm mãi cũng chỉ thấy vài dòng giới thiệu về ông.
    Cách đây vài năm, người ta phát hiện ra một cuốn sách quan trọng trong viện Hán Nôm, có tựa đề: "Chuyết Chuyết ngữ lục". Cuốn sách đã hé mở cho chúng ta biết thêm rất nhiều thông tin về ông.
    Tóm lược thế này:
    Chuyết Chuyết thiền sư, họ Lý, pháp danh là Viên Văn. Ông sinh ngày 2-2-1590 tại Tiệm Sơn- Hải Trừng- Phúc Kiến- TQ.( nay thuộc thành phố Chương Châu).
    Lên 5 tuổi thì mẹ mất, 7 tuổi thì cha mất. Ngài ở với chú ruột và thím. Khoảng 15 tuổi thì xuất gia. Lúc đầu theo trưởng lão chùa Tiệm Sơn, sau đó theo học hòa thượng Đà Đà. Khoảng 18 tuổi bắt đầu đi khắp nơi thuyết pháp. Ngài sang Campuchia hoằng pháp khoảng 16 năm, được quốc vương và các quan đón tiếp nồng nhiệt. Khoảng 1623 ngài về Phúc Kiến, cũng năm đó ngài sang vùng Quảng Nam, Thuận Hóa- Việt Nam, hoằng pháp 7-8 năm được chúa Nguyễn nhiệt tình đón tiếp. Trong thời gian này, ngài gặp thiền sư Minh Hành và nhận thiền sư Minh Hành làm đệ tử. Khoảng 1630, hai thày trò ra Thăng Long, trên đường đi, ngài đã dừng chân tại chùa Trạch Lâm- Thanh Hóa giảng đạo. năm 1633, ngài cùng đệ tử đến Thăng Long, khất thực mấy tháng, hai thày trò được vua Lê và chúa Trịnh quý trọng, mời làm trụ trì chùa Khán Sơn ở Thăng Long ( chùa Khán Sơn nay ở đâu, tôi sẽ đề cập sau).
    Khoảng năm 1634, ngài trụ trì chùa Phật Tích, đến năm 1642. Sau khi Bút Tháp được nhà chúa trùng tu ( từ 1634 đến 1642) thì ngài được mời sang trụ trì bên Bút Tháp.
    Sau khi ngài viên tịch, thiền sư Minh Hành đã cất giữ nhục thân của ngài vào nhà thờ tổ chùa Bút Tháp, và vận động các phật tử xây tháp Báo Nghiêm để thờ vọng ngài. Khoảng năm 1645-1672, nhục thân của ngài được thiền sư Minh Hành đưa về cất giấu tại chùa Trạch Lâm- Thanh Hóa để tránh mất mát và bị xâm hại, bởi xã hội lúc bấy giờ đang rối ren, họa binh đao đe dọa sự yên nghỉ của ngài. Sau đó (không rõ năm nào), nhục thân của ngài lại được đưa về Bút Tháp, giấu trong tháp Báo Nghiêm. Sau đó người ta lại đưa ngài về thờ ở nhà thờ Tổ chùa Phật Tích. Năm 1945, hòa thượng Hồng Đức đưa nhục thân của ngài vào tháp Báo Nghiêm chùa Phật Tích để tránh bom đạn chiến tranh. Năm 1989, người ta phát hiện nhục thân của ngài trong tháp Báo Nghiêm. Nhưng nhục thân của ngài đã bị kẻ gian phá, vì tưởng bên trong tượng có đồ cổ. Các nhà khoa học đã làm công tác phục nguyên bức tượng nhục thân và đưa ngài về nhà thờ tổ chùa Phật Tích cho đến nay.
  7. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Cứ tưởng hình tám cạnh là tượng trưng cho trời đất bốn phương tám hướng và do ảnh hưởng của Nho giáo theo quẻ âm dương bát quái. Hoá ra không phải. Hì.
    Pink: quay cái cối xay nặng trình trịch. Với lại lâu ngày không trùng tu nên cho nó quay chắc sập luôn mất . Thêm nữa là trong khi quay người ta hay rắc gạo nếp vào trong. Không biết có giống ném tiền vào trong bồn nước giống ở Ý không nhỉ?
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Minh Hành thiền sư​
    Minh Hành thiền sư, pháp hiệu là Tại Tại, là đệ tử thân tín của thiền sư Chuyết Chuyết. Ông là người Giang Tây- Trung Quốc, theo thày thuyết pháp khắp nơi. Khi về chùa Phật Tích, ngài vâng mệnh thầy Chuyết Chuyết về Trung Quốc thỉnh kinh và tổ chức in khắc ở chùa Phật Tích. Khi thiền sư Chuyết Chuyết sang Bút Tháp trụ trì, ngài đã thay thầy trụ trì Phật Tích. Sau khi thầy Chuyết Chuyết viên tịch năm 1644 thì thiền sư Minh Hành trụ trì Bút Tháp (Ninh Phúc tự).
    Ngày 24 tháng 3 năm 1659, thiền sư Minh Hành viên tịch. Đệ tử đã xây tháp Tôn Đức 5 tầng, cao hơn 10 m để đặt xá lị thầy. Ngày giỗ ngài cũng chính là ngày hội chùa Bút Tháp hàng năm.
    Hiện ở chùa Trạch Lâm (1) - Thanh Hoá, cũng có tháp mộ sư Minh Hành, bên trong có pho tượng bằng đồng. Nguyên do là trước khi về Thăng Long rồi về Bắc Ninh, thầy Minh Hành đã cùng thiền sư Chuyết Chuyết dừng chân hoằng pháp tại Trạch Lâm.
    Ngày nay, trong sách vở phật giáo vẫn còn lưu truyền một bài kệ sâu sắc, mang đậm chất thiền của thiền sư Minh Hành:
    Minh Chân như tính hải
    Kim tường phổ chiếu thông
    Chí đạo thành chính quả
    Giác ngộ chứng chân không
    (1) Chùa Trạch Lâm ở xã Trạch Lâm, do bà Nguyễn Thị Ngọc Tú (con gái Nguyễn Hoàng, chính phi của Trịnh Tráng) cho xây dựng. Trong chùa có tượng bà Ngọc Tú, tượng bà chúa Mường Trương Thị Ngọc Lãnh, tượng Minh Hành bằng đồng.
  9. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    VĂN MIẾU BẮC NINH LƯU DANH 677 Vị TIẾN SĨ

    Ngoài Văn Miếu ở Hà Nội và Huế, nơi ghi danh, thờ phụng các vị khoa bảng trong các triều đại phong kiến Việt Nam, nước ta còn có 26 Văn Miếu hàng tỉnh, trong đó Văn Miếu Bắc Ninh nổi tiếng nhất với 677 vị tiến sĩ của xứ Kinh Bắc (chiếm gần một phần tư tổng số Tiến sĩ cả nước) được ghi danh. Văn Miếu Bắc Ninh là di tích lịch sử văn hóa phản ánh rõ nét nhất về lịch sử khoa bảng vẻ vang của quê hương Kinh Bắc.
    Nếu như Văn Miếu Hà Nội chỉ ghi danh các vị đại khoa thời Lý đến thời Lê, Văn Miếu Huế ghi danh các vị đại khoa thời Nguyễn thì Văn Miếu Bắc Ninh ghi khắc tên tuổi khoa danh của 677 vị Tiến sĩ từ thời Lý đến hết thời Nguyễn xuất thân từ mảnh đất văn hiến này. Văn Miếu được xây dựng từ thời Lê ở sườn phía tây bắc núi Châu Sơn, huyện Thị Cầu. Năm 1820 đã phải đại tu, năm 1826 xây thêm đền Khải Thánh ở phía Tây Bắc, năm 1884 phải làm lại, năm 1889 dựng khắc các bia đá "Kim bảng lưu phương" ở Bi Đình, năm 1893 chuyển về vị trí hiện nay, xóm 10, xã Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh.
    Tổng thể công trình Văn Miếu gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu đường (5 gian) hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian), hai bên hồi Tiền Đường là Hội Đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu; chính diện có bia bình phong ?oBắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký? khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén.
    Tại đây thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia lưu danh 677 vị Tiến sĩ quê hương Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh, Bắc Giang và một số xã sau này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và Văn Giang thuộc Hưng Yên).
    Trải qua một thời gian dài đất nước triền miên trong chiến tranh, Văn Miếu không được quan tâm đầu tư tôn tạo nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống các đồ nội thất như Đại tự, Hoành phi, câu đối, đồ thờ tự bị mất hoàn toàn những gì thuộc về Văn Miếu xưa chỉ còn lại hệ thống bia đá. Đến năm 2002, UBND tỉnh Bắc Ninh đầu tư kinh phí trên 10 tỷ đồng để tiến hành đại tu Văn Miếu, các hạng mục công trình đều được xây dựng lại bằng gỗ lim và các chất liệu truyền thống theo lối cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt; tạo tác một khánh đá, tượng Khổng Tử, các ngai thờ, bài vị và đồ thờ tự khác; làm 14 con rùa đá để dựng đặt 12 tấm bia Kim bảng lưu phương, một bia phụ chép, một bia tu bổ Văn Miếu và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng xung quanh khu di tích.
    Bên làn điệu quan họ mang đậm tính trữ tình, người Bắc Ninh còn tự hào với truyền thống hiếu học qua bao đời nay. Văn Miếu Bắc Ninh được coi là trung tâm nghiên cứu giáo dục truyền thống hiếu học của Bắc Ninh - Kinh Bắc. Những năm gần đây, phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, Hội những người học trên đại học của tỉnh Bắc Ninh đã được thành lập. Ngày rằm tháng giêng hàng năm, Hội tổ chức sinh hoạt khoa học tại Văn Miếu, thắp hương tưởng niệm các nhà khoa bảng được tôn thờ ở di tích tiêu biểu này.
    st.
    Khi nào hồi hương, liệu tôi có dịp nào được người Kinh Bắc dẫn vào Văn Miếu tỉnh nhà thăm viếng được chăng?
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay, chùa Bút Tháp- một tác phẩm điêu khắc đạt đỉnh cao nghệ thuật của thời Lê, và cũng là độc nhất vô nhị trong nền điêu khắc Việt Nam. Năm 1958, bức tượng này đoạt giải đặc biệt trong cuộc triển lãm nghệ thuật phật giáo thế giới, được tổ chức tại Ấn Độ.
    Bức tượng cho thấy trình độ tuyệt vời của nghệ sỹ xưa cùng với ý tưởng độc đáo trong cách thể hiện bố cục, truyền tải được triết lí thâm sâu của Phật giáo.

Chia sẻ trang này