1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Thập bát La Hán chùa Dâu:
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thập cửu La hán chùa Dâu
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Một số bức tượng chùa Bút Tháp:
    Bồ Tát ngồi trên sư tử:
    [​IMG]
    Bồ Tát ngồi trên voi:
    [​IMG]
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Phật bà Quan âm Thiên thủ thiên nhãn:
    [​IMG]
    Bức tượng này là một kiệt tác trong nền điêu khắc phật giáo Việt Nam. Năm 1959, trong cuộc triển lãm nghệ thuật phật giáo thế giới tại Ấn Độ, bức tượng này đã đoạt giải đặc biệt (mang phiên bản sang).
    Thực ra, tượng nhiều tay đã xuất hiện trước bức tượng ở chùa Bút Tháp này khá lâu. Chẳng hạn ở Nepal có tượngVasudhara bằng đồng, tượng Purbhu ( TK 16-17) ( có cái độc đáo là tượng người có nhiều tay cũng chính là phần cán của con dao pháp khí), tượng nữ thần Tara TK12,...
    Về cách bố cục "đầu trên đầu" cũng gần giống với một bức tượng bồ tát 11 đầu ở thế kỷ 11 ở Ladakh bằng đồng thau. Tuy nhiên khác nhau ở chỗ là ở bức tượng chùa Bút Tháp có phật ngồi tọa thiền trên đầu phật; còn bức tượng ở Ladakh thì chỉ có đầu nhô trên đầu.
    Như vậy, điều gì khiến bức tượng chùa Bút Tháp trở nên đặc sắc? Có lẽ đó chính là bố cục hài hòa tuyệt vời của bức tượng; cũng như cái thần thái của bức tượng; cũng như ý tưởng độc đáo được biểu hiện qua tác phẩm: Mỗi lòng bàn tay có một con mắt, như thể những con mắt ấy soi sáng cho bàn tay hành thiện, cứu độ chúng sinh....
    Rồng nổi lên mặt nước đội tòa sen, đưa hai "tay" lên giữ tòa sen mà phật bà Quan âm ngồi:
    [​IMG]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 11/04/2008
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tượng Tuyết Sơn
    [​IMG]
    Tuyết Sơn, là núi tuyết, ngầm chỉ dãy Hy mã lạp sơn, trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ lạnh lẽo. Tương truyền, đây là nơi mà ngài Thích ca mâu ni đến tu khổ hạnh khoảng 5-6 năm.
    Tượng Tuyết Sơn là tượng khắc họa thời kỳ mà đức Phật tu khổ hạnh, các nghệ sỹ điêu khắc lấy cảm hứng từ cuộc hành trình đi đến giác ngộ của đức Phật để tạo ra những bức tượng Tuyết Sơn.
    Tượng Tuyết Sơn ở Bút Tháp cũng như ở chùa Tây Phương là những bức tượng nổi tiếng và tương đối xuất hiện sớm.
    Các bức tượng Tuyết Sơn đa số diễn tả sự dằn vặt nội tâm của người đi tìm chân lí. Nhưng bức tượng Tuyết Sơn chùa Bút Tháp diễn tả trạng thái của đức Phật ở khoảnh khắc bắt đầu ngộ ra chân lí. Đấy chính là cái khó, cũng là cái độc đáo ở bức tượng này.
    Thực ra, theo lịch sử phật giáo, ngài Thích ca mâu ni thất bại trong con đường tu khổ hạnh, ngài đã từ bỏ con đường ấy, cũng không theo con đường hành lạc mà chọn một con đường thứ ba, lịch sử tư tưởng gọi là con đường Trung Đạo.
    Khi ngày ngộ chân lí dưới gốc cây Bồ đề, các bức khắc họa đều diễn tả ngài đầy đặn béo tốt.
    Như vậy có thể thấy tượng Tuyết Sơn ở Bút Tháp lấy cảm hứng từ quá trình gian khó đến với đạo, chứ không hẳn tôn trọng lịch sử của vấn đề.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 11/04/2008
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    tượng chùa Bút Tháp- Trong dáng ngồi quen thuộc của người nông dân Việt Nam xưa.
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Rồng đá trên tháp đá chùa Bút Tháp:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bên trong là tượng thiền sư Chuyết Chuyết bằng đá. Thiền sư Chuyết Chuyết người Phúc Kiến- Trung Quốc, thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 34. Dòng thiền Lâm Tế được xếp vào một trong 4 dòng thiền lớn nhất Trung Quốc. Nổi tiếng trong lịch sử thiền với " tiếng thét Lâm Tế"- thày dùng tiếng thét để đốn ngộ cho trò. ( Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong một lần nói chuyện với đệ tử thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đệ tử này có nói thày Thích Nhất Hạnh cũng tu theo dòng Lâm Tế ?)
    Chính vì thiền sư Chuyết Chuyết tu theo dòng Lâm Tế, sau đó đệ tử là thiền sư Minh Hành cũng theo dòng Thiền Lâm tế đều trụ trì ở Bút Tháp nên nhiều nhà nghiên cứu coi Bút Tháp như tổ đình của dòng Lâm Tế tại Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều người nhầm lẫn khi cho rằng thiền sư Chuyết Chuyết là người đầu tiên mang thiền Lâm Tế du nhập sang Việt Nam. Thực ra trước đó khá lâu, dòng Lâm Tế đã sang Việt Nam và có ảnh hưởng đến trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng phải đến thiền sư Chuyết Chuyết mới thực sự là du nhập một cách bài bản.
    xem thêm:
    http://www8.ttvnol.com/forum/KBC/285371/trang-46.ttvn
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Điêu khắc xung quanh tháp bút:
    [​IMG]
    Võ sỹ đứng trung bình tấn, đưa hai tay lên đầu đỡ tảng đá nghìn cân. Gọi là " Thiên cân trụy"- một tuyệt kỹ trong "thất thập nhị huyền công" của phái Thiếu Lâm.
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thanh long thám hải:)

Chia sẻ trang này