1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng
    Trích một phần sử cũ:) Có lẽ đúng là lễ này để kỉ niệm tướng Đòan Thượng (họ Đòan, chứ ko phải là họ Lý) - người Hải Dương, ~800 năm

    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 08:59 ngày 04/02/2009
  2. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Thua cụ 6 thật roài! Lại còn trích dẫn cả Wilkibi nữa. Cái tớ quan tâm không phải vị tướng ấy nhà Lý hay nhà Trần. Mà bảo Cụ 6 luyên thuyên vì đưa ra cái ý tưởng Hội chém người kìa!
    Thua thât!
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thua bình thường, "chém" đây là ý tứ thế, chứ các quan chả chặt chém ầm ầm:))
    Thôi, mời thày về với hội Lim, Quan họ ở chúng em ra về:)
    http://www.youtube.com/watch?v=rHA_n40r6Sg
    http://clip.vn/watch/Quan-Ho-Bac-Ninh/gbk,vn
    http://clip.vn/watch/Duyen-Quan-ho-/y2a,vn
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_Lim
    http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/LeHoiMienKinhBac/2005/6/439.html
    http://vietbao.vn/Van-hoa/Le-Hoi-Lim-Bac-Ninh/80000899/103/
    " Results 1 - 10 of about 294,000 for Hội Lim. (0.19 seconds) "
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hội vật Mão Điền
    Làng Chằm tên chữ là Mão Điền mở hội vào ngày 4 tháng Hai âm lịch. Nét tiêu biểu của hội làng Chằm là môn đấu vật, vì nó gắn với sự tích ba vị Thành Hoàng của làng.
    Vào cuối thời Lê sơ, nhà Mạc cường thịnh nắm hết binh quyền, ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi. ở Mão Điền có ba anh em họ Chu chiêu tập binh mã ứng chiếu cần vương phò Lê diệt Mạc. Trai tráng theo về rất đông. Ba tướng họ Chu dựng ngôi đình ở nơi đất cao phía Tây Bắc làng làm nơi luyện tập quân sĩ. Khi nhà Mạc tận diệt được nhà Lê, ba tướng họ Chu cũng tuẫn tiết theo vua. Về sau dân làng Chằm tôn lập làm Thành Hoàng. Ngôi đình huyện quân được tu sửa lại làm nghè, gần đó dân làng dựng nên ngôi đình đấu vật, đặt tên là đình Vật. Hằng năm hội làng đều tổ chức đấu vật và coi đó là một phần nghi lễ tế thánh.

    Lệ làng, sau khi rước kiệu và tế ở nghè thì rước sang đình vật khai hội. Hội vật kéo dài 3 ngày. Đô vật các nơi về tranh giải rất đông. Người cầm chịch hội vật, người thúc trống nghe nói học được các ngón nghề truyền lại từ thời ba tướng họ Chu luyện quân nên hội vật rất rôm rả mà rất nghiêm luật. Đô nào có tài có sức giữ giải qua ba ngày mà không có ai phá được thì sẽ giành giải nhất. Giải là đôi mâm thau, mấy vuông lụa điều, mấy quan tiền và được ghi tên vào sổ bạ. Đó là vinh dự lớn lao cho cá nhân và cả sới vật quê của người đó. Dân làng thì cho rằng năm nào có đông đô vật đến đọ sức thi tài thì năm ấy đồng ruộng được mùa, người vật an khang. Lò vật các nơi đều ra sức tập luyện chờ đến dự hội vật Mão Điền. Nhiều người trở thành vô địch quốc gia sau này. Rồi các đô vật từ Hải Phòng, Hà Tây nghe tiếng cũng về dự.

    Di tích đình vật nay chỉ còn lại là một bia đá khối vuông, cao 0,68m; rộng 0,50m, chữ viết hai mặt. Mặt chính ghi chép thể lệ hội vật nhưng chữ mòn, chỉ đọc được dòng đầu ?oThuận An phủ, Siêu Loại huyện, Mão Điền xã, quan viên văn chức đô lão cập toàn xã thượng hạ đẳng vi tạo giao điệt tràng?. Mặt khác khắc bài minh ca ngợi cảnh vật, con người Mão Điền do 9 tác giả là người làng soạn. Ngoài ra nhiều người cao tuổi còn nhớ đôi câu đối tiêu biểu của đình vật do tài chơi chữ của người viết như sau:

    Nhị xã, hội thông chiêu văn chiêu vật
    Ức niên hưởng tự tại miếu tại đình.
    Tạm dịch:
    Hai xã mở hội chung, đón văn đón vật
    Muôn năm được thờ cúng, tại miếu tại đình.
    (Hai chữ cuối ghép lại thành chữ Đình Vật tiếng nôm).

    Từ ngày không còn đình vật, hội vật được dời sang khu đất bên cạnh, nhưng cứ bị mai một dần do không còn nghi thức tôn vinh đề danh và nhiều yếu tố khác. Tiếng trống hội vật chỉ còn vang vọng trong tâm thức những người cao tuổi.
    Theo BBN
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0

    "Đất vật" bên sông
    [​IMG]
    Bắc Giang vốn nổi tiếng là nơi có nhiều hội vật mùa xuân đặc sắc. Vì thế, Bắc Giang đã được mệnh danh là "đất vật" xứ Bắc. Huyện Hiệp Hòa là mảnh đất tiêu biểu nhất đóng góp cho sức mạnh của "đất vật" Bắc Giang.
    Ở đó, vật đã trở nên thân thuộc đối với mỗi người dân và được lưu truyền suốt từ đời này qua đời khác. Để rồi mỗi khi mùa xuân về, hàng ngàn người sinh sống trên mảnh đất nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng này lại mê say hội tụ quanh những sới vật quê hương.
    Riêng trên "đất vật" Hiệp Hòa, mỗi khi mùa xuân về thì cứ "nổi trống là thành hội vật". Điều này cho thấy những người dân Hiệp Hòa có niềm đam mê cháy bỏng đối với vật, với họ vật đã trở nên thân quen ngay từ khi còn bé thơ và chỉ khi mùa xuân về, nỗi niềm khao khát đến với vật mới thực sự được thỏa mãn, thăng hoa. Trong tổng số 60 sới vật được trải khắp Hiệp Hòa, có những sới được đặt trước mái đình rêu phong, có những sới được tạo nên từ những gò đất ven làng, hay có những sới được dựng lên từ một "ốc đảo" nhân tạo giữa hồ và đặc sắc nhất là có nhiều những sới vật nằm ngay trên triền đê sông Cầu xanh mát. Mỗi độ xuân sang, những sới vật đó lại được khoác lên mình đủ những sắc màu tươi mới, tạo nên sức hút lạ kỳ để lôi cuốn hàng trăm, hàng ngàn lượt người hân hoan tụ hội. Những sới vật tiêu biểu, đậm chất truyền thống phải kể đến những sới thuộc các xã: Xuân Cẩm, Đông Lỗ, Mai Đình, Hương Lâm, Thái Sơn?
    Để có thể tham gia vào hội vật mùa xuân được tổ chức trên "đất vật" quê mình, các đô vật đều phải trải qua cả một quá trình rèn luyện miệt mài. Thời gian tập luyện bắt đầu từ khi còn bé thơ cho đến khi trưởng thành mới có thể trở thành đô vật thực thụ. Những đô vật ấy ngày thường là những người nông dân chăm chỉ cày bừa trồng lúa. Những lúc nông nhàn, họ cùng nhau luyện tập. Địa điểm tập luyện thường là ở bãi cỏ ven sông Cầu, bãi mạ giữa cánh đồng xanh, hay bãi đất bằng phẳng nào đó trong làng khi buổi sớm, lúc chiều tà hoặc những đêm trăng thanh gió mát.
    Trong ngày hội mở, các đô vật chính thức được khoe diễn tài năng. Từ động tác xe đài đến thực hiện những miếng đánh sở trường của từng "lò vật" đều được các đô phô diễn trước sự hò reo cổ vũ vang lừng của khán giả. Tất cả những đô vật tài năng đều có thể đăng ký tham gia thi đấu tại tất cả các sới vật trong huyện. Lúc đó, chỉ cần qua thi đấu là người xem đã phát hiện ra đô này, đô kia đến từ "lò vật" nào thông qua động tác xe đài đặc trưng và những miếng vật sở trường. Như vậy cho thấy, mỗi "lò vật" ở Hiệp Hòa đều có những sắc thái và miếng đánh sở trường riêng biệt. Tiêu biểu nhất là những miếng đánh của "lò" Cẩm Bào (Xuân Cẩm) với miếng sở trường là miếng gồng và miếng sườn. Đối phương bị dính 2 miếng này của đô vật đến từ "lò" Cẩm Bào thì đều ngán ngẩm và ngậm ngùi nhận phần thua. Để có được miếng sở trường, các đô vật ở Hiệp Hòa đã tập luyện những miếng cơ bản như: Miếng bốc, miếng sườn, miếng mói, miếng bò, miếng gồng? Trong đó, miếng bốc có bốc đôi, bốc một, bốc vanh, bốc đâm đuốc; miếng sườn có sườn xốc nách, sườn quặp cổ; miếng mói có mói đốc cánh, mói nách sang sau; miếng bò có tống bò, bò dọc, bò ngang, bò cao, bò thấp và miếng gồng có gồng rút, gồng tay trong, gồng quật ngửa. Tất cả những miếng đánh đó đều được những đô vật ở vùng Hiệp Hòa luyện tập và sử dụng rất linh hoạt với cách chuyển đổi thế đánh khôn lường, đồng thời luyện tập nhuần nhuyễn một vài thế đánh sở trường để hạ gục đối phương "lấm lưng trắng bụng" hoặc "túc ly địa" (chân rơi khỏi đất).
    Với bề dầy truyền thống, Hiệp Hòa luôn là nơi sản sinh ra lớp lớp các đô vật thượng hạng đóng góp cho đội tuyển vật của tỉnh và cả đội tuyển vật quốc gia. Bên cạnh đó, Hiệp Hòa luôn là địa phương dẫn đầu tại các giải thi đấu vật cấp tỉnh hàng năm. Nhằm tôn vinh "đất vật" Hiệp Hòa, giải vật đầu xuân toàn tỉnh liên tục được tổ chức trên những sới vật nằm nghiêng nghiêng bên dòng sông Cầu thơ mộng, bên những mái đình rêu phong hay dưới những gốc đa già cổ kính. Đây là cách đưa vật về với vùng đất sống của nó và để tô đẹp thêm bức tranh về hội vật bên dòng sông quê.
  6. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Lão đồ biết mấy miếng này rành quá nhể. Cơ mà post bài không trích nguồn là nỏ được. b-)
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Soi kĩ quá, khi nào cần chỉ điểm, lão bảo mấy thằng đệ chỉ cho cách đánh mấy miếng này.
  8. PhucVSC

    PhucVSC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Bài thơ ở chùa Thiên Tâm - Chùa Tiêu
    [​IMG]
    Tượng thiền sư Vạn Hạnh trên đỉnh núi Tiêu ( Tương Giang - Từ Sơn - Bắc Ninh)
    [​IMG]
  9. kikovn

    kikovn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Đẹp quá chú Phúc à
    Hôm nào có dịp vào thăm nhể
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Một năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng, gọi theo thứ tự là mạnh, trọng, quý. Tứ quý là bốn tháng cuối của bốn mùa.
    http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/NetVanHoaKinhBac/2008/2/10917.html
    Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
    Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
    Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
    Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.
    st.

Chia sẻ trang này