1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    http://dantri.com.vn/c76/s76-312257/go-dong-ky-suy-thoai-cung-kinh-te.htm
    Nguồn vốn ?ochết?, thị trường tiêu thụ tụt dốc khiến doanh nghiệp phá sản? là thực trạng ở Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn) - 1 trong những làng nghề có nghề đồ gỗ mỹ nghệ ?othịnh? nhất trong các làng nghề ở miền Bắc.
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tìm quê hương vua Lý Thái Tổ
    Nói tới quê hương Lý Thái Tổ, người ta nghĩ ngay tới làng Đình Bảng, nơi có Đền Đô thờ tám vị vua nhà Lý và nhiều di tích lịch sử, tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng có sự nhầm lẫn trong cách xác định quê hương của vị vua này.

    Theo giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển ( ĐH KHXH&NV Hà Nội), Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, tất cả những bộ sử như: Việt sử lược, Đại Việt Sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên? đều ghi chép thống nhất rằng vua Lý Thái Tổ là người ở hương Cổ Pháp. Nhưng hương Cổ Pháp xưa không chỉ có một làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) như nhiều người ngộ nhận.
    Dương Lôi là quê nội nhà Lý?
    Trước đây, nhiều người hiểu đơn giản, châu (hay hương) Cổ Pháp thời Lý là làng Cổ Pháp (được coi là làng Đình Bảng ngày nay) và quy tất cả những vấn đề quê hương nhà Lý vào riêng làng Đình Bảng. Nhưng từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, cố GS. Trần Quốc Vượng đã nói: ?oSai lầm lớn nhất của tôi trước năm 1994 khi bàn về quê hương nhà Lý là quá chú trọng đến làng Đình Bảng và cũng ngây thơ khi chuyển Cổ Pháp (tên khác là Dịch Bảng) thành Đình Bảng (trong cuốn Lý Công Uẩn và Vương triều Lý)?.
    Thêm vào đó, các công trình khoa học được xuất bản gần đây như: Làng Dương Lôi với Vương triều Lý (năm 2000) và Lý Công Uẩn và Vương triều Lý (năm 2001) khẳng định một hướng khá mới mẻ trong quá trình nhận diện quê hương nhà Lý. Theo tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, làng Dương Lôi (Đình Sấm ngày nay, cũng thuộc huyện Từ Sơn) mới là quê nội của vua Lý Thái Tổ. Theo tiến sĩ Ngọc, đã có một gia đình đích thực thì không có lý do gì bà Phạm Thị (mẹ vua Lý Công Uẩn) khi làm dâu lại không sống tại làng quê chồng. Nếu chồng bà là người Đình Bảng thì chắc chắn bà phải về sống ở đây và khi qua đời, theo phong tục phải được chôn cất tại Đình Bảng. Trái lại, bà Phạm Thị chỉ gắn bó với Dương Lôi (Lăng Thái Hậu, rừng Miếu Sơn lăng cấm địa?) đúng với phong tục của người Việt: người phụ nữ sinh quê cha, thác làm ma quê chồng.
    Trên nền cổ ngôi đền thờ tám vị vua nhà Lý ở Dương Lôi (mới được phục dựng năm 1997) có bức đại tự ?oCổ Pháp triệu cơ? và trước cửa đền có ?oThiên đài thạch trụ? dựng năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (năm 1705) cũng xác nhận ?oLý triều chính là đất báu Dương Lôi?. Hiện đình Dương Lôi còn giữ được chín đạo sắc phong của các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức? đều ?ogiao cho dân Dương Lôi tòng tiền phụng sự Lý triều hoàng đế bát vị?. Và văn tế của làng Dương Lôi cũng ghi rất rõ ngày giỗ của tám vị vua nhà Lý.
    Ai là thân phụ vua Lý Thái Tổ?
    Đây là điều gây nhiều tranh cãi nhất cho các nhà nghiên cứu sử học. Tất cả các bộ sử cũ của Việt Nam đều không chép hoặc xác định được ai là cha đẻ vua Lý Thái Tổ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư dựa theo truyền thuyết dân gian cho hay ?omẹ ông đi chơi chùa Tiêu Sơn, giao hợp với người thần rồi có chửa, sinh vua ngày 12/2 năm Giáp Tuất (974)?.
    Có tài liệu lại cho rằng, vua Lý Thái Tổ là con thần khỉ, con của Lão Sa Môn, Thánh Tổ Hiển Tông hay thậm chí là con của Thiền sư Vạn Hạnh. Ông mang họ Lý vì thiền sư Vạn Hạnh đã ?obố trí? cho em ruột là Lý Khánh Văn nhận ông làm con nuôi. Các nhà sử học đều nhận định, đó chỉ là những câu chuyện tưởng tượng lưu truyền trong dân gian.
    Trước đây, giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng, vì những lý do riêng mà vua Lý Thái Tổ không muốn công khai lý lịch. Điều quan trọng hơn là ?omuốn lấy sự tin cậy của dân, nên mới bịa ra chuyện con thần?. Nhưng, chuyện con thần là hoàn toàn không đúng vì chắc chắn ông có bố mẹ đẻ. Bằng chứng là ngay sau lễ lên ngôi (21/1/1009), vua Lý Thái Tổ đã truy tôn cha là Hiển Thánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu; phong tước cho chú và anh em ruột. Đồng thời xuống chiếu làm Ngọc điệp (gia phả nhà vua).
    Song, theo giáo sư Lê, ?ođể xác định cụ thể quê gốc, hay ai là cha đẻ của vua Lý Thái Tổ vẫn còn cần những nghiên cứu sâu?. Tuy nhiên, ông nêu quan điểm: ?oDù quê hương vua Lý Thái Tổ xuất phát từ đâu thì vẫn xoay quanh trục sông Thiên Đức nối dài từ Hoa Lâm (Đông Anh, Hà Nội) đến Đình Bảng, Dương Lôi, Đại Đình? Và, những di tích như Đình Bảng, Hoa Lâm, Dương Lôi cần được đối xử công bằng và dành kinh phí nghiên cứu, tôn tạo, bảo tồn như những di sản quý chuẩn bị cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?.
    Mạnh Đồng
  3. NoirDesir

    NoirDesir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Đền Đô...Jun lé.
    [​IMG]
    ...có 1 điều tớ không hiểu là trong danh sách là thờ 9 vị, kể cả Lý chiêu Hoàng, vậy mà chỉ có 8 bàn thờ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. kikovn

    kikovn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    chắc là do Lý Chiêu Hoàng là con gái nên không được thờ
  5. kbigbang

    kbigbang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Không phải Lý Chiêu Hoàng là con gái nên không được thờ mà là LCH đã 2 tay (chắc còn sức ép từ Trần Thủ Độ) dâng ngai vàng cho chồng (Trần Cảnh) => Tức là Lý Chiêu Hoàng chính là người diệt nhà Lý, lập nhà Trần.
    Sau khi nhà Trần được thành lập, điều đầu tiên là tiêu diệt dòng họ nhà Lý => họ Lý chạy khắp nơi (chạy cả sang Hàn Quốc) rồi đổi thành họ khác để có thể tồn tại. Vì thế LCH không được thờ cũng là điều dễ hiểu => Thế mới biết hận thù đâu dễ giải quyết mặc dù khi lập đền thờ Lý Bát Đế, nhà Trần đã bị diệt vong. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử đánh giá: nhà Lý bi diệt vong và thay thế bằng nhà Trần cũng lầ một thành công rất lớn của LCH (thành công bất khả kháng - có lẽ vậy). Bởi vì, đến cuối triều Lý, đất nước rất yếu (triều đại nào chẳng thế); mà họ Trần lúc đó là một thế lực cực kỳ lớn, mạnh, được lòng dân. Tài thao lược của danh tướng Trần Thủ Độ thì không thể bàn cãi (nếu không có ông ấy, chắc nước ta làm bàn đạp của quân Mông Cổ lâu rồi, lan thu nhat co chu khong can phai 3 lan danh). Rồi sau đó con cháu họ Trần được sản sinh như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (con chị ruột Lý Chiêu Hoàng),... Nói tóm lại, về mặt lịch sử, có lẽ chúng ta cần trân trọng những thứ được đạo diễn bởi Trần Thủ Độ và người thực hiện LCH trong hoàn cảnh đất nước trước vó ngựa phương bắc. Hình như SGK lịch sử vẫn chưa có những đánh giá trân trọng công lao và tâm huyết của Trần Thủ Độ.
    PS: Mình không mang họ Trần, mình không làm lịch sử. Mình chỉ nhìn lịch sử và có những đánh giá mang tính chủ quan cá nhân.
  6. kbigbang

    kbigbang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Nếu nhìn về thời kỳ Lý Thái Tổ làm vua cũng thế thôi. Lý Thái Tổ cũng được hoàng hậu triều tien Le (Dương Vân Nga thì phải) khoác áo Long bào cho ông => suy nghĩ về mặt nhân quả mà nói: của Thiên trả Địa. Tuy nhiên, mình cũng công nhận rằng bất cứ triều đại nào mới thành lập cũng được lòng dân và có những thành quả đáng khích lệ => bánh xe lịch sử vẫn không ngường quay và hình như theo quan điểm của triết học biện chứng: cái cũ sẽ bị phủ định bởi cái mới tốt hơn (có đôi khi nó không đúng, nhưng tổng thể là đúng).
  7. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã trả lời cho những thắc mắc của tớ.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tên chùa Tiêu bằng chữ Nho viết tại chùa Tiêu có đúng không? Mời các bác tham khảo bài viết sau đây:
    Bài "Ai đã đổi tên chùa Tiêu?":
    http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1
  10. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0

    Sau khi nhà Trần được thành lập, điều đầu tiên là tiêu diệt dòng họ nhà Lý => họ Lý chạy khắp nơi (chạy cả sang Hàn Quốc) rồi đổi thành họ khác để có thể tồn tại. Vì thế LCH không được thờ cũng là điều dễ hiểu => Thế mới biết hận thù đâu dễ giải quyết mặc dù khi lập đền thờ Lý Bát Đế, nhà Trần đã bị diệt vong. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử đánh giá: nhà Lý bi diệt vong và thay thế bằng nhà Trần cũng lầ một thành công rất lớn của LCH (thành công bất khả kháng - có lẽ vậy). Bởi vì, đến cuối triều Lý, đất nước rất yếu (triều đại nào chẳng thế); mà họ Trần lúc đó là một thế lực cực kỳ lớn, mạnh, được lòng dân. Tài thao lược của danh tướng Trần Thủ Độ thì không thể bàn cãi (nếu không có ông ấy, chắc nước ta làm bàn đạp của quân Mông Cổ lâu rồi, lan thu nhat co chu khong can phai 3 lan danh). Rồi sau đó con cháu họ Trần được sản sinh như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (con chị ruột Lý Chiêu Hoàng),... Nói tóm lại, về mặt lịch sử, có lẽ chúng ta cần trân trọng những thứ được đạo diễn bởi Trần Thủ Độ và người thực hiện LCH trong hoàn cảnh đất nước trước vó ngựa phương bắc. Hình như SGK lịch sử vẫn chưa có những đánh giá trân trọng công lao và tâm huyết của Trần Thủ Độ.
    PS: Mình không mang họ Trần, mình không làm lịch sử. Mình chỉ nhìn lịch sử và có những đánh giá mang tính chủ quan cá nhân.
    [/quote]
    TRIỀU ĐẠI SAU PHỦ ĐỊNH TRIỀU ĐẠI TRƯỚC ÂU CŨNG LÀ CÁI ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG TỪ TRUNG QUỐC. THÂM CHÍ NGÀY NAY VẪN VẬY. MÌNH THẤY ÔNG TRÂN QUỐC VƯỢNG NÓI ĐÚNG "CHỈ BAO GIỜ CÁC THÁNH GIÓNG VỀ TRỜI THỰC SỰ THÌ ĐẤT NƯỚC MỚI KHÁ LÊN ĐƯỢC "

Chia sẻ trang này