1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    câu hỏi dành cho Haha:
    Vì sao Đình Hồi Quan lại xây ở nơi thấp nhất làng?
    ( làng của Haha đấy nhé !)
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Khen ai khéo tạc... bia Nghè Nếnh
    Ở tỉnh Bắc Giang hiện tàng lưu hơn 1.300 tấm bia. Tấm có niên đại sớm nhất được phát hiện năm 2001 ở vườn chùa Hang Tràm (tên chữ là Nham Nguyệt tự) thuộc thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng. Bia được khắc dựng vào năm Xương Phù 11 (1387) dưới triều Trần.
    Tấm bia Hán - Nôm có niên đại muộn nhất được phát hiện ở đình Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên khắc dựng năm Đinh Hợi (1947). Trong bài viết này chúng tôi tập trung giới thiệu về tấm bia tiêu biểu nghệ thuật chạm khắc bia đá thế kỷ XVII, đó là bia Nghè Nếnh.
    Hiện Nghè Nếnh thuộc thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên. Bia được soạn/ khắc/ dựng năm Đức Nguyên nguyên niên (1672) để ghi nhớ công đức của Hán Quận công Thân Công Tài. Bia cao tổng thể 1,65m, hình thể dáng long đình. Bia tứ diện đều, phong cách độc tôn của nửa sau thế kỷ XVII. Tấm bia được tạo bởi hai khối đá được trau chuốt vô cùng kỹ lưỡng gồm khối đế bia và khối kia là thân và mái/ đỉnh bia. Thật khó tìm được tấm bia nào trên đất nước Việt Nam lại được chạm khắc cầu kỳ, tinh tế như tấm bia này. Trừ phần lòng văn, mái/ chóp bia thì những bộ phận còn lại của 4 hướng/ góc/ cạnh bia đều được chạm khắc các mảng phù điêu có hoạ tiết/ hoa văn trang trí độc đáo.
    Nét độc đáo đầu tiên trên tấm bia này phải kể tới là 4 cột bia ở 4 góc bia mà chưa hề thấy ở nơi nào khác có được. Lẽ thường thì đó là những cặp đường diềm trên thân bia, nhưng ở đây diềm bia được các nghệ nhân điêu khắc xưa thổi hồn thành 4 long trụ (cột rồng). Mỗi cột là một con rồng ẩn hiện uốn khúc quanh thân cột. Đuôi rồng hình bút có đủ vây lườn. Thân rồng uyển chuyển xuống dưới chân cột nơi có lớp lớp thuỷ ba dồn dập giáp đế bia rồi thân rồng biến ẩn trong muôn trùng vân vụ rồi đột ngột hiện ra đầu rồng với vẻ dữ tợn kỳ lạ. Long trụ được chạm khắc với trình độ siêu việt. Hình rồng trên chất liệu đá mà ẩn hiện trong mây, trong phong ba bão tố có nhiều tầng lớp không gian, tạo độ sáng tối hài hoà khiến ta có cảm tưởng bức tranh được thể hiện bằng kỹ thuật chạm khắc kênh bong trên gỗ vậy.
    Nét độc đáo thứ hai trên tấm bia này chính bốn mảng chạm trên 4 đường diềm giáp chân đế được chạm khắc như 4 bức phù điêu nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống hồn hậu của người dân quê đương thời.
    Mảng ở mặt trước bia là bức phù điêu đề tài song ngư liên ngoạn. Khác với những bia cùng thời thường miêu tả đôi cá chép với bố cục đăng đối, đôi cá ở đây tạo ở tư thế vờn nhau âu yếm mỗi con mỗi vẻ. Khoảng cách giữa đôi cá là hai nón lá sen nhô cao khỏi mặt nước, cạnh đó một bông sen chúm chím nở. Tất cả liên - ngư đều được tả rất thật, rất chi tiết đến từng gân lá, từng đôi râu cá cũng được thể hiện như thật. Thưởng ngoạn bức hoạ này chúng tôi cứ ngỡ nó là cội nguồn, gốc gác của các mảng chạm đề tài cá chép vượt vũ môn mà ta thường gặp trên các cấu kiện kiến trúc đình Bắc Giang thời kỳ sau đó.
    Mảng ở cạnh bên phía trái tuy không còn đầy đủ nhưng vẫn còn có thể trông thấy một số hình trang trí thật sống động. Hình như, đó là bức tranh miêu tả các trai gái thôn quê vui vầy bên bến ao làng. Nhìn rõ nhất là những hình ở bên phải bức tranh. Có một cô gái búi tóc đang cúi xuống vốc nước đùa nghịch. Cô không mặc váy yếm gì cả, vì thế mà lộ rõ đôi gò bồng đảo thật gợi cảm. Ngay bên cạnh có một trai làng cởi trần đóng khố ngồi cạnh vẻ mặt mãn nguyện xênh xang, tay phải giấu dưới làn nước, tay trái giơ cao qua đầu bạn gái, có lẽ anh ta đang thật thích thú bởi trò chòng ghẹo ngộ nghĩnh bên bến nước. Lấp ló sau chàng trai có thêm một cô gái cũng ở trần nhưng thẹn thùng làm duyên bằng hình ảnh lấy chiếc nón thúng che nghiêng khuôn mặt? Phía sau cô gái làm duyên còn mấy lớp hình nữa thật khó kể một phần vì lâu ngày bia đã bị mờ mòn?
    Mặt sau tấm bia còn rõ nét, hoạ tiết cũng phong phú đa dạng. Tác giả bức tranh này hình như muốn thể hiện hai nội dung khác biệt. Nửa phía trái chạm khắc theo lối mô phỏng cảnh núi rừng, cạnh quả núi có hình hổ dữ đang nhe răng giơ vuốt, chồm lên như muốn nuốt chửng con khỉ đang ngó nghiêng trên đầu núi. Ngăn cách bức tranh này với bức bên phải là một cây dừa nghiêng nghiêng thân lá toả bóng mát cho hai cô gái hớ hênh ngồi chải đầu. Ngay sau lưng hai cô lại xuất hiện hai chàng trai ngồi nghiêng ngó. Chàng phía trước có vẻ trầm tư ngơ ngác, nhưng chàng phía sau tinh nghịch tay đấm lưng bạn, tay kia chỉ chỏ như vừa phát hiện điều gì? Sau hai chàng các nghệ nhân xưa tạc thêm ngay một ông voi lừng lững dùng cả vòi cả chân đùn đít cho hai chàng xông lên.
    Mặt cạnh bên phải cũng còn rõ nét, cũng cảnh núi non trùng điệp có đôi khỉ ngồi bắt chấy rận cho nhau thật cảm động. Thêm nữa, bức tranh tạc cảnh một nho sinh ưu tú đỗ đạt cưỡi ngựa, tàn ô võng lọng vinh quy. Đám rước ấy có cả ca công, kỹ nữ xênh xang, dập dìu? đưa tiễn.
    Nét độc đáo thứ ba trên tấm bia là sự tập trung vẻ tài khéo của nghệ sĩ điêu khắc xưa vào chân đế của tấm bia này. Bốn pho tượng tròn được đục chạm liền khối ở bốn hướng của đế bia nhưng cũng thoát khỏi bố cục đăng đối truyền thống. Đó là tượng mẹ con mèo mướp nằm thu lu sưởi nắng, con trâu mộng nằm ghếch sừng nghỉ ngơi giữa buổi trưa hè? Tất cả đều được tả thực thật sống động.
    Chưa hết, trên tấm bia còn nhiều bức chạm khắc thật đẹp ở phần trán bia. Cả 4 mặt đều có 3 tầng/ 3 dải hoa văn trang trí. Tuy đó chỉ là những dải văn cánh sen, dải văn sóng nước, dải văn nghi môn - thiều châu thường gặp trên những tấm bia cùng thời nhưng đường nét tài hoa tinh tế mà đến nay thật khó có phường thợ chạm khắc đá nào sánh được.
    Như vậy, có thể nói bia Nghè Nếnh là tấm bia đẹp nhất, tiêu biểu nhất ở xứ Bắc nghệ thuật trang trí. Ở đây có sự hoà đồng nghệ thuật cung đình và nghệ thuật dân gian.
    Bia Nghè Nếnh có giá trị đặc sắc cả về nội dung cũng như nghệ thuật trang trí, nhưng điều khiến nhiều người quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc vì hiện bia vẫn chưa được sự quan tâm bảo tồn một cách xứng đáng. Di tích Nghè Nếnh bị lãng quên đã trở thành phế tích, bia Nghè Nếnh tuy được xây bục bệ dựng lại nhưng vẫn trơ trọi ngoài trời, chẳng biết mưa nắng nhuần gội bao năm nữa thì những đường nét chạm khắc, những trang sử đá được ghi tạc từ hơn ba trăm năm trước sẽ bị bào mòn bởi sự nghiệt ngã thời tiết, khí hậu xứ Bắc ?
    Nguyễn Văn Phong
    ( Báo Bắc Giang)
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Một bài viết giàu chất thi ca.
    Xin đính chính là chùa Bảo Tháp, chứ không phải là chùa Thái sư. Chùa Bảo Tháp nằm ngay chân núi Thiên Thai. Tương truyền, chùa Bảo Tháp xưa vốn là nhà Thái sư Lê Văn Thịnh. Khi ông "gặp nạn" ở Thăng Long, ông đã sai người thân tín cấp tốc về nhà bảo gia đình mượn tượng phật ở chùa về để vào nhà. Quân lính triều đình đến định phá nhà nhưng thấy tượng Phật nên không dám phá nữa. Sau này nhà biến thành chùa luôn. Đây cũng là một điểm đặc biệt của chùa Bảo Tháp. Có sử liệu ghi chép, xưa kia trên đỉnh núi Thiên Thai có ngôi chùa cổ kính, nhưng sau đó bị phá mất, rất có thể đó là chùa Thái Sư chăng? Một nguồn tin cho rằng, nhà nước đang có kế hoạch tái tạo ngôi chùa ấy. Hiện trên đỉnh núi vẫn còn nền chùa và bình hương.
    Đứng trên đỉnh Thiên Thai giờ rất khó ngắm dòng sông Đuống " như dải lụa màu hồng" nữa, vì keo lá tràm đã trồng phủ kín bạt ngàn khuất tầm mắt.
    Cách đây khoảng 15-17 năm người dân đào được một con rồng đá độc nhất vô nhị. Thân rồng cuộn lại, hàm răng cắn vào thân mình. Móng bấu vào thân. Nếu để ý kĩ sẽ thấy rồng có một tai thủng một tai đặc. Con rồng tượng trưng cho vua Lý Nhân Tông, không biết nghe bằng hai tai, mà nghe lời sàm tấu của bọn nịnh thần, đày ải thày mình là thái Sư Lê Văn Thịnh, sau này phải dày vò ân hận. Rất nhiều bài viết cho rằng con rồng này là tượng trưng cho ngài Lê Văn Thịnh. Tôi không đồng tình quan điểm đó, do đặc điểm của rồng đã nêu ở trên.
    Hiện nay mộ Thái sư Lê Văn Thịnh đặt tại Thuận Thành, gần chùa Bút Tháp. Tương truyền khi ông ốm yếu, vua sai lính đưa ông về quê nhà ở chân núi Thiên Thai, nhưng đến gần Bút Tháp thì ông qua đời, đó là một đêm đầy mưa gió. Lính thấy ông chết đã bỏ mặc đó quay về kinh thành. Có hai vợ chồng chài lưới phát hiện ra thì xác đã thối. Họ lấy thuyền úp xác lại rồi báo cho dân làng. Dân làng bí mật mang chôn ngài. Theo luật thời xưa, nếu làng nào có người nơi khác đến chết ở đó sẽ bị phạt.
    Một người con ưu tú của đất Kinh Bắc, có công lao với dân tộc ( đào tạo được một vị vua giỏi là Lý Nhân Tông, dùng ngoại giao lấy lại đất đai từ tay Trung Quốc), ấy vậy mà đến khi chết cũng không yên thân. Ngày nay, ở miếu Văn và miếu Võ thuộc Đền Đô đều có thờ những bậc trung thần triều Lý. Ấy vậy mà một người chính trực có công lao và tầm vóc như thái sư Lê Văn Thịnh lại vẫn bị lãng quên. Câu chuyện hóa hổ hoang đường đã được nhận thức lại từ lâu, nhưng vị trí của ngài vẫn chưa được đánh giá lại đầy đủ.
    Vài dòng quê mùa dông dài.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 06:34 ngày 05/04/2009
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Ở đây có một số video clip nghiệp dư về Kinh Bắc khá hay:)
    http://www.youtube.com/watch?v=B9JkfsFlMGM
  6. kikovn

    kikovn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Bí ẩn về đường hầm sau đền Bà Chúa Kho
    Hàng năm, cứ ra Tết là hàng vạn người đổ đến đền Bà Chúa Kho để đi lễ, với mong muốn được Bà phù hộ độ trì làm ăn phát đạt. Những ngày đầu tháng 3 âm lịch này, đền vẫn tập nập người đến, vừa để đi lễ vừa để hầu đồng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngay sau đền có một đường hầm với nhiều điều bí ẩn linh thiêng.
    [​IMG]
    Ngay bên trái khuôn viên đốt vàng mã, mở cánh cửa sắt nhìn lên núi Kho thì sẽ thấy một vòm cửa ở ngay lưng chừng núi. Đó chính là cửa của đường hầm xuyên qua núi Kho thông ra ngay sông Cầu (xưa có tên là sông Như Nguyệt). Đường hầm này dài khoảng 300m với chiều sâu so với mặt đất 30m, chiều rộng và cao khoảng 2m.
    [​IMG]
    Theo lời nhiều người dân ở khu vực quanh đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) thì đường hầm này có từ rất lâu, là nơi mà những đứa trẻ ở nơi đây từng một thời đến để chơi trốn tìm, tránh mưa gió khi đi chăn trâu, cắt cỏ.
    [​IMG]
    ?oTừ thời còn nhỏ tôi đã được bố kể về đường hầm và thường cùng bạn bè lên đây chơi", ông Nguyễn Ngọc Thùy, trưởng ban an ninh di tích đền Bà Chúa Kho, người làng Cổ Mễ cho biết.
    Để xuống được đường hầm, chúng tôi phải trang bị 2 chiếc đèn pin cỡ to và nhờ sự chỉ dẫn của ông Nguyễn Ngọc Thùy. Trước khi bước xuống hầm, ông cho biết: ?oNgày xưa trong này có khá nhiều rắn và dơi, nhưng thời gian gần đây thì không có nữa, chỉ có điều đường đi rất khó vì đất dính và những thanh chắn bằng gỗ nằm ngang lối đi?.
    [​IMG]
    Với khoảng 30 bậc được xây bằng gạch, càng đi sâu vào hầm đất càng trở nên bê bết. Cách cửa hầm khoảng 50m là một khoảng không gian rộng chừng 20 m2, theo lời ông Thùy thì đó được gọi là khu bàn giấy, tức nơi làm việc của cán bộ khi vào hầm trú ẩn.
    [​IMG]
    Sau hơn nửa thế kỷ, trong đường hầm không còn lại cơ sở vật chất gì, trên các vách hầm cũng không có dấu khắc ghi. Ông Thùy cũng cho biết: ?oMấy năm gần đây, có khá nhiều doanh nhân đến tham quan và bày tỏ mong muốn tu bổ và khai thác đường hầm này thành một địa điểm du lịch. Tuy nhiên các cụ trong làng và ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho không đồng ý vì muốn giữ lại vẻ bình yên và linh thiêng nơi đây?.
    [​IMG]
    Xung quanh về nguồn gốc của đường hầm sau đền Bà chúa Kho có khá nhiều giả thuyết. Theo ông Nguyễn Ngọc Thùy, từ xưa người dân quanh vùng đã truyền với nhau rằng vào đầu thế kỷ XI, vùng núi Kho này là nơi bà Chúa xây nhà kho để chứa quân lương, để thuận đường vận chuyển và giữ bí mật, bà đã cho người đào một đường hầm nối từ kho đến sông Như Nguyệt.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, cũng có giả thuyết kể lại đường hầm là nơi khai thác và chứa vàng trong giai đoạn nhà Hán đô hộ Việt Nam. Đến những năm 40 của thế kỷ trước, trong thời kỳ người Pháp đô hộ nước ta, để chống lại phát xít Nhật, giám đốc Sở nhà máy Giấy Đáp Cầu bấy giờ đã cho xây dựng lại thành đường thành nơi trú ẩn cho công nhân và quản lý. Từ đó, đường hầm được đổ bê tông quấn vòm rất chắc chắn.
    Theo ông Nguyễn Văn Mão, trưởng ban quản lý di tích Đền Bà Chúa Kho thì không biết đích xác được đường hầm này có phải là được xây dựng từ thời kỳ Bà Chúa Kho còn sống hay không. Tuy nhiên, từ những ngày còn bé, ông đã thấy và thường lên đây chơi. Hiện, ông đã 68 tuổi, tức vào những năm 1940 thì đường hầm đã có từ trước đấy rất lâu.
    Trong đường hầm hiện nay, không còn lại những dấu tích gì để chứng minh rằng nó đã tồn tại suốt gần một nghìn năm. Tuy nhiên, ngay trên cửa hầm, vẫn còn rất nhiều dấu tích của những nhà kho được xây dựng từ thời bà chúa. Đó là những đường thành được xây bằng đá cát bi và vôi, nằm rải khác quanh đồi Kho.
    [​IMG]
    Cũng xung quanh những điều bí ẩn về đường hầm nằm sâu sau đền Bà Chúa Kho, vào những năm kháng chiến chống Mỹ, đường hầm cũng là nơi đóng quân của quân đội Việt Nam. Theo lời kể của những người già của làng thì chưa bao giờ máy bay địch ném bom trúng vào đội pháo binh khi đóng quân trên núi, trong khi đó, nếu chuyển đi sang núi khác thì lại bị ném trúng. Cũng tại đây, vào ngày 17/10/1967 nhân dân Cổ Mễ và sư đoàn 365 chỉ trong 3 phút đã bán rơi 5 máy bay Mỹ (trong đó có 4 chiếc rơi ngay tại chỗ). Đây là trận đánh đình đám, nức lòng quân dân cả nước trong thời kỳ bấy giờ và khắc ghi thêm lòng tự hào, sự thiêng liêng của người dân nơi đây.
    [​IMG]
    Những năm trước hai cửa hầm đều được xây kín lại để tránh sự xâm nhập gây tổn hại đến di tích này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là thời gian gần đây, cửa hầm đã bị đập vỡ, những kẻ nghiện ma túy thường lên đây để hút chích khiến lối đi vào có khá nhiều rác và mùi hôi thối, đối lập với vẻ tôn nghiêm của một vùng đất thiêng.
    ( theo Thuỷ Nguyên - http://news.zing.vn/news/doi-song/bi-an-ve-duong-ham-sau-den-ba-chua-kho/a51510.html )
  7. Caphao203

    Caphao203 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, những người con KInh Bắc.
    Cuối tuần này ( thứ 7) mình muốn về Bắc Ninh chơi 1 ngày, đi bằng xe máy, dự định sẽ thăm một số nơi như sau: Đền ĐÔ, chùa Dâu, Bút Tháp, làng tranh Đông Hồ, rồi về Thành Phố ăn trưa và thăm Văn Miếu Bắc Ninh...sau đó sang làng gốm Thổ Hà...
    Mình không rõ đường đi, mong các bạn chỉ đường đi giúp mình cũng như giới thiệu cho mình một số địa danh của Bắc Ninh nên đến nữa.
    Mình xin cảm ơn. :)
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chùa Phật Tích
    http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Chua-Phat-Tich/40215923/277/
    Cung nghinh phật ngọc
    http://dantri.com.vn/c20/s20-324489/chua-phat-tich-hoi-ha-nghinh-don-tuong-phat-ngoc-lon-nhat-the-gioi.htm
    http://wikimapia.org/108147/vi/Ch%C3%B9a-Ph%E1%BA%ADt-T%C3%ADch-N%C3%BAi-Ph%E1%BA%ADt-T%C3%ADch-C%C3%B3-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-b%E1%BA%B1ng-%C4%91%C3%A1-th%E1%BB%9Di-L%C3%9D-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-VN
  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Một góc làng Thổ Hà
    [​IMG]
  10. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Vài góc nhìn ở làng Phù Lãng
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này