1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    HỘI PHẬT TÍCH
    [blue]Chùa Phật tích còn được gọi tên là Vạn Phúc, toạ lạc trên sườn núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha hay Non Tiên), xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cửa chùa theo hướng Tây Nam, nhìn ra sông Đuống lấp lánh ánh bạc. Theo sách ?o Đại Việt Sử Ký toàn thư? và các di vật tìm thấy ở khu vực chùa, thì Vạn Phúc Tự được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII-X và được hoàn chỉnh vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu, Niên hiệu Long Thu Thái Bình thứ 4 (1057) và tu bổ khang trang vào năm 1686. Vào năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng phật mình vàng. Chùa được xây dựng đại qui mô vào thế kỷ thứ XVII. Năm 1947 do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1958, chùa được dựng lại sơ sài. Năm 1991 chùa được xây dựng lại theo qui mô kiến trúc cổ.
    Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu công nguyên, trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo Dâu ?" Luy Lâu có phạm vi ảnh hưởng rộng.
    Hàng năm vào ngày 4 - 5 tháng Giêng dân làng Phật Tích mở Hội chùa (Hội hoa Mẫu đơn) tại Chùa Phật Tích nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lý Thánh Tông. Khách hành hương đến lễ Phật, nghe kinh, cầu yên, cầu phúc, đồng thời để đi thăm di tích và thắng cảnh chùa và đất Kinh Bắc.[/blue]
    LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ
    [blue]Đền Đô (tức Đền Cổ Pháp) được khởi dựng từ thế kỷ XI tại Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp, nay là làng Đình Bảng- huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua vương triều Lý (1009-1225). Hàng năm Đền mở hội vào ngày 13-16/3 Âm lịch, ngày 15 chính hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn của Vương Triều Lý, nhớ ngày Vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) đăng quang lên ngôi vua tháng 11 năm Kỷ Dậu -1009, mở ra một Vương triều Lý thịnh trị. Tháng 2 năm 1010 người về thăm quê nhà, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài dặm đất làm ?oSơn lăng cấm địa?.
    Lễ Hội Đền Đô từ xưa đến nay được tổ chức trang trọng, chuẩn bị chu đáo, quy mô. Trong Quốc sử triều Nguyễn, sách Hồng kỳ truyện của Nguyễn Văn Nam, chủ bút do tiến sỹ Chức Tả lang công hầu Đào Công Thành viết năm 1823 thời Minh Mệnh đã kể về lễ hội Đền Đô : Trước ngày hội cử người đóng rước, làng kén 160 trai đinh mặc áo dài đỏ, thắt lưng xanh, đầu đội mũ đen, vai trùm khăn nhiêu, trên trán phía trước mũ thêu 4 chữ ?oTrung Dũng Kiên Kiện? cầm cờ, quạt...tượng trưng cấm binh triều Lý, kén 18 nữ chưa có chồng trinh tiết, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, đầu đội khăn tím gấp vuông, phía trước buông kín hai vai, khiêng kiệu Lý Thánh Mẫu. Kén 3 người cỡ lớn không có tật sẹo, đóng khố, cởi trần, tay cầm truỳ đồng tượng trưng cho tam thế tướng...Đám rước làm kinh động cả một vùng Kinh Bắc, uy nghi tráng lệ, tưng bừng hào khí. Có đến xem mới biết là cảnh ?oSơn lăng cấm địa? sông Tiêu tương, hồ bán nguyệt hữu tình...
    Ngày nay Lễ Hội đền Đô vẫn tiếp tục duy trì theo lệ cũ. Mỗi năm 32 giáp trong làng họp cử ra một quan đám chủ tế và đội tế lễ chính nhằm phục vụ cho Lễ rước Bát kiệu hoành tráng.
    Ngoài phần tế lễ trang trọng, là phần Hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò hay như đấu vật, chọi gà, cờ người, kéo co, thả chim câu, hát Quan họ hay tục chơi đu (Đu tiên). Du khách tới đây với trò chơi này sẽ cảm thấy sự hào hứng vui vẻ, đầy chất dân gian, chẳng thế mà từ xưa tới nay vẫn truyền tụng câu ca dao:[/blue]
    [​IMG]
    Khen ai khéo dựng đu này
    Để cho trai gái chơi ngày chơi đêm

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  2. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI CHÙA DÂU

    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Tháng Tư ngày Tám thì về Hội Dâu
    Ngày mở hội: 8/4 (âm lịch)
    Thời gian tổ chức: 1 ngày
    Địa điểm tổ chức: Chùa Dâu- Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh
    Người được thờ cúng: Bà Man Nương
    Truyền thuyết: Tương truyền Bà dùng giải yếm lấy được cây gỗ trôi trên sông và đem về cưa xẻ tạc được 4 pho tượng: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện rồi đặt thờ trong 4 ngôi chùa, trong đó có chùa Dâu.
    Nội dung: Hội lễ tắm tượng Phật ở chùa Dâu ngày 8 tháng 4 là Hội lễ lớn. Có đội múa rồng của 12 làng và 4 ngôi chùa thờ Tứ Pháp cùng được sửa sang sạch sẽ. Chính hội, làng đón các tượng Pháp Vũ, Pháp lôi, Pháp Điện về làng mình để "ăn khao", chiều lại đem trả về. Hội còn có nhiều trò vui.
    Hội chùa là một lễ hội của đạo Phật. Lễ hội tôn giáo, hiểu nội dung theo duy danh và quan niệm thông thường là những sinh hoạt mang tính tôn giáo: đề tài, giáo lý, tổ chức tiến trình lễ thức tưởng niệm Giáo chủ hoặc Thần, Thánh thuộc diện tôn giáo đó, theo giáo lịch riêng và do những tu sĩ cử hành phục vụ tín đồ của mình.
    Những nội dung trên của lễ hội tôn giáo, ứng vào hội chùa ở Việt Nam từ 2000 năm nay trong không gian đồng bằng và trung du Bắc bộ và với người nông dân Việt cổ lại không hoàn toàn đúng như vậy. Phật giáo là một tôn giáo ngoại nhập, vào Việt Nam từ rất sớm. Từ Ấn Độ đạo Phật truyền vào nước ta có thể trước cả Trung Quốc, bằng đường bộ, qua đất Phù Nam, dọc theo bờ biển Trung Bộ, rồi đến Bắc Bộ. Sách sử Việt Nam Cổ Châu Pháp Văn bảo hạnh ngữ lục chép: "Khâu Đà La và Ma Ha Kỳ Vực đã cùng nhau tới Luy Lâu, trị sở của Sĩ Nhiếp, cuối đời Hán Linh đế (khoảng 168-169). Khi đến Giao Châu thì Khâu Đà La ở lại".
    Được biết, Phật phái có ảnh hưởng sâu sắc đối với xã hội Việt Nam thời cổ là Thiền Tông (Nam tông của Lục tổ Huệ Năng), với một vài đặc điểm như, Phật giáo Thiền Tông bàn nhiều về phong cách tu hành (tông phong) hơn là lý luận. Thiền Tông chủ trương đưa niết bàn về trần thế đặt nó trong lòng con người, tâm thị Phật (Niết bàn vô trụ xứ) . Thiền Tông lại coi lao động như một điều kiện tu hành "nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" (một ngày không làm, một ngày không ăn). Như vậy, Thiền Tông coi sự chịu đựng bần khổ trong sinh hoạt cũng là một cách rèn luyện của người chân tu. Hơn thế, những tư tưởng bình đẳng, nhân ái, không thừa nhận đẳng cấp của Phật giáo là một điểm rất đáng lưu ý đối với người Việt đương thời. Bởi vì, cũng vào thời điểm ấy, sức sống bên ngoài và sức mạnh bên trong của làng và người Việt cổ (tinh thần cố kết cộng đồng, tinh thần bình đẳng, dân chủ thời công xã) cùng với các tín ngưỡng dân gian bản địa hình thành trong nền văn minh Việt cổ - văn minh sông Hồng- đã tồn tại như một giá trị, một bản sắc, nên khi cộng đồng này tiếp xúc với Phật giáo đã không xảy ra phản ứng đối kháng, song lại tạo ra sự hoà nhập hay hỗn dung tôn giáo. Đạo Phật đã được "bản địa hoá", "dân gian hoá", nghĩa là từ khi ấy đã được người tiểu nông Bắc Bộ coi là người bạn đồng hành tư tưởng của mình, Đức Phật trở thành gần gũi, "hoá" thành ông "Bụt"(Bouddha) quen thuộc trong tâm linh dân làng. Bụt thành thần linh thiêng, hiền lành ("hiền như Bụt"), chuyên làm việc thiện, khuyên điều thiện, hay xuất hiện trong truyện cổ tích thần kỳ để giúp người nghèo khổ, bất hạnh.
    Ngược lại, Phật giáo khi nhập vào Việt Nam cũng bám ngay vào mảnh đất đầy sinh khí của tinh thần công xã, kết hợp với tín ngưỡng dân gian địa phương, với nền kinh tế nông nghiệp, sinh hoạt văn hoá bản địa, tạo cho bản thân một biến dạng mới, phong phú về biểu hiện và đa dạng về hoạt động sùng tín. Nhà sư và ngôi chùa thành những hiện thân vật chất có sức cuốn hút mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày của dân làng. Như vậy, Phật giáo đã bắt rễ vào làng, vào tư tưởng và tình cảm người làng, lệ làng để tồn tại. Ngôi chùa, giáo đường nhà Phật được xây dựng ngày càng nhiều từ rất sớm tại các làng quê Bắc Bộ. Nhà chùa không bỏ qua những lễ thức nông nghiệp và các tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi của các làng quê.
    Về Man Nương - cùng huyền tích - người làng Mèn (Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), với tàn dư mẫu quyền trong xã hội Việt cổ đã nhanh chóng nhập vào Phật điện (ở Luy Lâu, đất khởi nguyên của đạo Phật ở Việt Nam), trở thành Phật mẫu (cũng như Ỷ Lan phu nhân sẽ thành quan âm nữ về sau) rồi lại sinh ra - một cách gián tiếp- tứ pháp: Pháp Vân (mây), Pháp Vũ (mưa), Pháp Lôi (sấm, sét), Pháp Điện (chớp), tạo ra huyền thoại Tứ pháp và bộ tượng Tứ pháp ra đời là dựa trên hoàn cảnh lịch sử đó. Ai cũng có thể thấy đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa thời tiết và nghề nông, để rồi biến Phật đài và nhà chùa thành nơi thực hiện hai chức năng song hành: cầu Phật và cầu phúc thần nông nghiệp. Ngoài ra, để có sức sống bền vững hơn, dân dã hơn, đạo Phật - ngôi chùa, trên bệ thờ Tam bảo - đã tiếp nhận những tín ngưỡng cổ địa phương như tục thờ giới tự nhiên (tục thờ đá...) hoặc tín ngưỡng phồn thực. Gần gũi và quen thuộc hơn là tín ngưỡng thờ tổ tiên (Tứ Ân) hoặc có nhu cầu để "hậu" được nhà chùa dành cho bệ thờ những bình hương . Hoặc nữa, trên Phật đài còn suy tôn cả thần bản mệnh của làng, thần văn hoá, hoặc một ông vua.....(mô hình "Tiền Phật hậu Thánh", "Tiền thần hậu Phật"). Hoặc nữa, nhà chùa sẵn sàng tiếp nhận cả Đạo Tứ phủ, lập riêng điện thờ Mẫu...
    Hàng năm, sau Tết Nguyên đán vào xuân hoặc cả sang thu, chùa lại mở hội - Hội Chùa - nhưng lại mang nội dung và chức năng hội làng, để dân làng thực hiện mọi kỳ vọng và vui chơi. Ngay ở nơi tôn nghiêm với giáo lý "diệt dục" này, trai gái vẫn súng sính áo quần ngày hội, kéo nhau tới đây, trên sân chùa, hoặc ngoài cửa chùa, hát giao duyên suốt thời kỳ hội mở.
    Chúng ta theo dõi hội chùa Dâu để thấy rõ hơn những đặc điểm trên.
    Dâu chính là Luy Lâu (Liên Lâu), nơi hai nhà sư Khâu Đà La và Ma Ha Kỳ Vực, từ Ấn Độ tới và truyền giảng đạo Phật. Nơi đây cũng là trị sở của Sĩ Nhiếp, thái thú Giao Châu hồi đầu Công nguyên. Dâu còn cả dấu tích thành cổ, trung tâm của chính quyền đô hộ đương thời!
    Chùa Dâu thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Tháp Hoà Phong ở sân chùa cao, được coi là mốc của chùa, ai đi hội cũng hướng về đó. Xưa, chùa có tên là Cổ Châu tự, rồi Thần Định tự, nay là Diên ứng tự, thờ Pháp Vân. Có thể ban đầu chùa chỉ dựng bằng tre nứa, mái lợp tranh. Còn kiến trúc chùa hiện nay là gạch, gỗ, ngói, với nhiều công trình chạm khắc ghi dấu ấn rất cổ.
    Dù ai đi đâu về đâu
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu
    Hội Dâu mở ngày mồng 8 tháng tư, là hội hàng tổng. Dự hội Dâu không chỉ là hành hương về đất Phật, mà người ta gặp ở đây những sinh hoạt văn hoá của cư dân nông nghiệp. Năm ngôi chùa thờ năm mẹ con bà Man Nương quây quần trong năm làng. Hội tưng bừng và mang nhiều ý nghĩa là nhờ các đám rước: rước chào, rước đón, rước đưa. Người rước kiệu là trai, gái tuyển chọn trong 12 làng (cả tổng), mỗi làng góp từ 20 đến 50 người:
    Bà Man Nương (Phật mẫu) trụ ở Chùa Tổ (Mẫn Xá).
    Bà Dâu (Pháp Vân - con cả) ở chùa Dâu (Thiền định Diên ứng) ở Thanh Khương.
    Bà Đậu (Pháp Vũ- con thứ hai) ở chùa Đậu (làng Hành Đạo).
    Bà Tương (Pháp Lôi - con thứ ba) ở chùa Phú Tương (Thanh Tương).
    Bà Dàn (Pháp Điện - con út) ở chùa Phương Quan.
    Mồng 8 tháng tư, các làng rước tượng ba bà Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ về chùa Dâu hội với chị cả. Người dự hội quá đông, không rước được, bà Dàn cho đánh gậy. Ba mươi hai (32) gậy trao cho các tráng đinh múa một vũ khúc mạnh, đẹp mắt, để "dẹp đám", mở lối cho đám nhao lên đường.
    Đúng ngọ (12 giờ trưa), bà Dâu lại cùng bà Đậu thi cướp nước. Khi lệnh phát ra, dân hai làng Phương Quan, Hành Đạo rước kiệu hai bà chạy từ cửa chùa Dâu ra tam quan (khoảng 300m). Đặt kiệu xuống, mỗi kiệu một đô tuỳ (người khiêng) cầm bình múc nước ở giếng rồi thi nhau về trước, lĩnh thưởng. Khi bốn chị em hội ngộ rồi thì đám rước Tứ Pháp về chùa Mãn Xá bái vọng mẹ là mẫu Man Nương. Mồng 9 hội cũng diễn ra như vậy. Rồi cả đám rước lớn đi quanh tổng một vòng (từ chùa Dâu lại về chùa Dâu). Đám rước tới Thanh Tương, bà Tương (Pháp Lôi) chào chị, chào em rồi về chùa Pháp Lôi. Đến Phương quan bà Điện chào hai chị Vân, Vũ để về chùa mình. Đến chùa Dâu, hai bà Vân, Vũ chào nhau ai về chùa nấy.
    Ngoài trò cướp nước, dâng nước, đánh gậy trên bãi chùa Dâu, còn có múa sư tử, múa hoa trang rùa và hạc, múa trống, đấu vật, cờ người và đốt cây bông. Người hành hương và dự hội đêm ngày lui tới không lúc nào ngớt. Ý nghĩa của nghi lễ rước không chỉ là tình Mẹ - Con, Chị -Em - biểu hiện đức độ truyền thống, mà đám rước còn được hiểu là sự giao hoà thời tiết.
    Rõ ràng ở đây gọi là đất Phật tổ mà đạo Phật đã nhường cho tín ngưỡng dân gian với nghi thức nông nghiệp được cử hành vào ngày 8 tháng tư, tức lễ Phật đản. Liên tưởng về hội Dóng (mồng 9 tháng tư) càng làm sáng tỏ đó là nhịp cầu mùa phổ biến của người Việt vùng trung châu này. Hơn nữa, ngày Phật đản, mà chính Pháp Vân là một hoá thân của Phật lại cũng là biểu tượng của tín ngưỡng nông nghiệp và tôn giáo bản địa. Ngày Phật đản gốc Ấn Độ, tới chùa Dâu, đất Việt đã trở thành ngày sinh Pháp Vân. Như vậy, đạo Phật đã hoà nhập vào tín ngưỡng bản địa.
    Thật là hiền hoà, dân dã, mang màu sắc địa phương và thấm nhuần chất lễ hội nông nghiệp để hội làng vẫn là hội chùa. Nói cách khác, ở thời điểm này, hội chùa đã thu nhận chức năng của hội làng.
    Như vậy, hội chùa cho thấy rõ, từ hàng ngàn năm qua đã mở rộng nội hàm. Ở đây vẫn là một lễ hội tôn giáo, đồng thời cũng là một sinh hoạt văn hoá dân gian của cộng động làng xóm người Việt. Đạo Phật đã hoà nhập vào cuộc sống nông thôn Việt Nam để tồn tại và phát huy tác dụng.



    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  3. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI CHÙA DÂU

    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Tháng Tư ngày Tám thì về Hội Dâu
    Ngày mở hội: 8/4 (âm lịch)
    Thời gian tổ chức: 1 ngày
    Địa điểm tổ chức: Chùa Dâu- Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh
    Người được thờ cúng: Bà Man Nương
    Truyền thuyết: Tương truyền Bà dùng giải yếm lấy được cây gỗ trôi trên sông và đem về cưa xẻ tạc được 4 pho tượng: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện rồi đặt thờ trong 4 ngôi chùa, trong đó có chùa Dâu.
    Nội dung: Hội lễ tắm tượng Phật ở chùa Dâu ngày 8 tháng 4 là Hội lễ lớn. Có đội múa rồng của 12 làng và 4 ngôi chùa thờ Tứ Pháp cùng được sửa sang sạch sẽ. Chính hội, làng đón các tượng Pháp Vũ, Pháp lôi, Pháp Điện về làng mình để "ăn khao", chiều lại đem trả về. Hội còn có nhiều trò vui.
    Hội chùa là một lễ hội của đạo Phật. Lễ hội tôn giáo, hiểu nội dung theo duy danh và quan niệm thông thường là những sinh hoạt mang tính tôn giáo: đề tài, giáo lý, tổ chức tiến trình lễ thức tưởng niệm Giáo chủ hoặc Thần, Thánh thuộc diện tôn giáo đó, theo giáo lịch riêng và do những tu sĩ cử hành phục vụ tín đồ của mình.
    Những nội dung trên của lễ hội tôn giáo, ứng vào hội chùa ở Việt Nam từ 2000 năm nay trong không gian đồng bằng và trung du Bắc bộ và với người nông dân Việt cổ lại không hoàn toàn đúng như vậy. Phật giáo là một tôn giáo ngoại nhập, vào Việt Nam từ rất sớm. Từ Ấn Độ đạo Phật truyền vào nước ta có thể trước cả Trung Quốc, bằng đường bộ, qua đất Phù Nam, dọc theo bờ biển Trung Bộ, rồi đến Bắc Bộ. Sách sử Việt Nam Cổ Châu Pháp Văn bảo hạnh ngữ lục chép: "Khâu Đà La và Ma Ha Kỳ Vực đã cùng nhau tới Luy Lâu, trị sở của Sĩ Nhiếp, cuối đời Hán Linh đế (khoảng 168-169). Khi đến Giao Châu thì Khâu Đà La ở lại".
    Được biết, Phật phái có ảnh hưởng sâu sắc đối với xã hội Việt Nam thời cổ là Thiền Tông (Nam tông của Lục tổ Huệ Năng), với một vài đặc điểm như, Phật giáo Thiền Tông bàn nhiều về phong cách tu hành (tông phong) hơn là lý luận. Thiền Tông chủ trương đưa niết bàn về trần thế đặt nó trong lòng con người, tâm thị Phật (Niết bàn vô trụ xứ) . Thiền Tông lại coi lao động như một điều kiện tu hành "nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" (một ngày không làm, một ngày không ăn). Như vậy, Thiền Tông coi sự chịu đựng bần khổ trong sinh hoạt cũng là một cách rèn luyện của người chân tu. Hơn thế, những tư tưởng bình đẳng, nhân ái, không thừa nhận đẳng cấp của Phật giáo là một điểm rất đáng lưu ý đối với người Việt đương thời. Bởi vì, cũng vào thời điểm ấy, sức sống bên ngoài và sức mạnh bên trong của làng và người Việt cổ (tinh thần cố kết cộng đồng, tinh thần bình đẳng, dân chủ thời công xã) cùng với các tín ngưỡng dân gian bản địa hình thành trong nền văn minh Việt cổ - văn minh sông Hồng- đã tồn tại như một giá trị, một bản sắc, nên khi cộng đồng này tiếp xúc với Phật giáo đã không xảy ra phản ứng đối kháng, song lại tạo ra sự hoà nhập hay hỗn dung tôn giáo. Đạo Phật đã được "bản địa hoá", "dân gian hoá", nghĩa là từ khi ấy đã được người tiểu nông Bắc Bộ coi là người bạn đồng hành tư tưởng của mình, Đức Phật trở thành gần gũi, "hoá" thành ông "Bụt"(Bouddha) quen thuộc trong tâm linh dân làng. Bụt thành thần linh thiêng, hiền lành ("hiền như Bụt"), chuyên làm việc thiện, khuyên điều thiện, hay xuất hiện trong truyện cổ tích thần kỳ để giúp người nghèo khổ, bất hạnh.
    Ngược lại, Phật giáo khi nhập vào Việt Nam cũng bám ngay vào mảnh đất đầy sinh khí của tinh thần công xã, kết hợp với tín ngưỡng dân gian địa phương, với nền kinh tế nông nghiệp, sinh hoạt văn hoá bản địa, tạo cho bản thân một biến dạng mới, phong phú về biểu hiện và đa dạng về hoạt động sùng tín. Nhà sư và ngôi chùa thành những hiện thân vật chất có sức cuốn hút mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày của dân làng. Như vậy, Phật giáo đã bắt rễ vào làng, vào tư tưởng và tình cảm người làng, lệ làng để tồn tại. Ngôi chùa, giáo đường nhà Phật được xây dựng ngày càng nhiều từ rất sớm tại các làng quê Bắc Bộ. Nhà chùa không bỏ qua những lễ thức nông nghiệp và các tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi của các làng quê.
    Về Man Nương - cùng huyền tích - người làng Mèn (Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), với tàn dư mẫu quyền trong xã hội Việt cổ đã nhanh chóng nhập vào Phật điện (ở Luy Lâu, đất khởi nguyên của đạo Phật ở Việt Nam), trở thành Phật mẫu (cũng như Ỷ Lan phu nhân sẽ thành quan âm nữ về sau) rồi lại sinh ra - một cách gián tiếp- tứ pháp: Pháp Vân (mây), Pháp Vũ (mưa), Pháp Lôi (sấm, sét), Pháp Điện (chớp), tạo ra huyền thoại Tứ pháp và bộ tượng Tứ pháp ra đời là dựa trên hoàn cảnh lịch sử đó. Ai cũng có thể thấy đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa thời tiết và nghề nông, để rồi biến Phật đài và nhà chùa thành nơi thực hiện hai chức năng song hành: cầu Phật và cầu phúc thần nông nghiệp. Ngoài ra, để có sức sống bền vững hơn, dân dã hơn, đạo Phật - ngôi chùa, trên bệ thờ Tam bảo - đã tiếp nhận những tín ngưỡng cổ địa phương như tục thờ giới tự nhiên (tục thờ đá...) hoặc tín ngưỡng phồn thực. Gần gũi và quen thuộc hơn là tín ngưỡng thờ tổ tiên (Tứ Ân) hoặc có nhu cầu để "hậu" được nhà chùa dành cho bệ thờ những bình hương . Hoặc nữa, trên Phật đài còn suy tôn cả thần bản mệnh của làng, thần văn hoá, hoặc một ông vua.....(mô hình "Tiền Phật hậu Thánh", "Tiền thần hậu Phật"). Hoặc nữa, nhà chùa sẵn sàng tiếp nhận cả Đạo Tứ phủ, lập riêng điện thờ Mẫu...
    Hàng năm, sau Tết Nguyên đán vào xuân hoặc cả sang thu, chùa lại mở hội - Hội Chùa - nhưng lại mang nội dung và chức năng hội làng, để dân làng thực hiện mọi kỳ vọng và vui chơi. Ngay ở nơi tôn nghiêm với giáo lý "diệt dục" này, trai gái vẫn súng sính áo quần ngày hội, kéo nhau tới đây, trên sân chùa, hoặc ngoài cửa chùa, hát giao duyên suốt thời kỳ hội mở.
    Chúng ta theo dõi hội chùa Dâu để thấy rõ hơn những đặc điểm trên.
    Dâu chính là Luy Lâu (Liên Lâu), nơi hai nhà sư Khâu Đà La và Ma Ha Kỳ Vực, từ Ấn Độ tới và truyền giảng đạo Phật. Nơi đây cũng là trị sở của Sĩ Nhiếp, thái thú Giao Châu hồi đầu Công nguyên. Dâu còn cả dấu tích thành cổ, trung tâm của chính quyền đô hộ đương thời!
    Chùa Dâu thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Tháp Hoà Phong ở sân chùa cao, được coi là mốc của chùa, ai đi hội cũng hướng về đó. Xưa, chùa có tên là Cổ Châu tự, rồi Thần Định tự, nay là Diên ứng tự, thờ Pháp Vân. Có thể ban đầu chùa chỉ dựng bằng tre nứa, mái lợp tranh. Còn kiến trúc chùa hiện nay là gạch, gỗ, ngói, với nhiều công trình chạm khắc ghi dấu ấn rất cổ.
    Dù ai đi đâu về đâu
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu
    Hội Dâu mở ngày mồng 8 tháng tư, là hội hàng tổng. Dự hội Dâu không chỉ là hành hương về đất Phật, mà người ta gặp ở đây những sinh hoạt văn hoá của cư dân nông nghiệp. Năm ngôi chùa thờ năm mẹ con bà Man Nương quây quần trong năm làng. Hội tưng bừng và mang nhiều ý nghĩa là nhờ các đám rước: rước chào, rước đón, rước đưa. Người rước kiệu là trai, gái tuyển chọn trong 12 làng (cả tổng), mỗi làng góp từ 20 đến 50 người:
    Bà Man Nương (Phật mẫu) trụ ở Chùa Tổ (Mẫn Xá).
    Bà Dâu (Pháp Vân - con cả) ở chùa Dâu (Thiền định Diên ứng) ở Thanh Khương.
    Bà Đậu (Pháp Vũ- con thứ hai) ở chùa Đậu (làng Hành Đạo).
    Bà Tương (Pháp Lôi - con thứ ba) ở chùa Phú Tương (Thanh Tương).
    Bà Dàn (Pháp Điện - con út) ở chùa Phương Quan.
    Mồng 8 tháng tư, các làng rước tượng ba bà Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ về chùa Dâu hội với chị cả. Người dự hội quá đông, không rước được, bà Dàn cho đánh gậy. Ba mươi hai (32) gậy trao cho các tráng đinh múa một vũ khúc mạnh, đẹp mắt, để "dẹp đám", mở lối cho đám nhao lên đường.
    Đúng ngọ (12 giờ trưa), bà Dâu lại cùng bà Đậu thi cướp nước. Khi lệnh phát ra, dân hai làng Phương Quan, Hành Đạo rước kiệu hai bà chạy từ cửa chùa Dâu ra tam quan (khoảng 300m). Đặt kiệu xuống, mỗi kiệu một đô tuỳ (người khiêng) cầm bình múc nước ở giếng rồi thi nhau về trước, lĩnh thưởng. Khi bốn chị em hội ngộ rồi thì đám rước Tứ Pháp về chùa Mãn Xá bái vọng mẹ là mẫu Man Nương. Mồng 9 hội cũng diễn ra như vậy. Rồi cả đám rước lớn đi quanh tổng một vòng (từ chùa Dâu lại về chùa Dâu). Đám rước tới Thanh Tương, bà Tương (Pháp Lôi) chào chị, chào em rồi về chùa Pháp Lôi. Đến Phương quan bà Điện chào hai chị Vân, Vũ để về chùa mình. Đến chùa Dâu, hai bà Vân, Vũ chào nhau ai về chùa nấy.
    Ngoài trò cướp nước, dâng nước, đánh gậy trên bãi chùa Dâu, còn có múa sư tử, múa hoa trang rùa và hạc, múa trống, đấu vật, cờ người và đốt cây bông. Người hành hương và dự hội đêm ngày lui tới không lúc nào ngớt. Ý nghĩa của nghi lễ rước không chỉ là tình Mẹ - Con, Chị -Em - biểu hiện đức độ truyền thống, mà đám rước còn được hiểu là sự giao hoà thời tiết.
    Rõ ràng ở đây gọi là đất Phật tổ mà đạo Phật đã nhường cho tín ngưỡng dân gian với nghi thức nông nghiệp được cử hành vào ngày 8 tháng tư, tức lễ Phật đản. Liên tưởng về hội Dóng (mồng 9 tháng tư) càng làm sáng tỏ đó là nhịp cầu mùa phổ biến của người Việt vùng trung châu này. Hơn nữa, ngày Phật đản, mà chính Pháp Vân là một hoá thân của Phật lại cũng là biểu tượng của tín ngưỡng nông nghiệp và tôn giáo bản địa. Ngày Phật đản gốc Ấn Độ, tới chùa Dâu, đất Việt đã trở thành ngày sinh Pháp Vân. Như vậy, đạo Phật đã hoà nhập vào tín ngưỡng bản địa.
    Thật là hiền hoà, dân dã, mang màu sắc địa phương và thấm nhuần chất lễ hội nông nghiệp để hội làng vẫn là hội chùa. Nói cách khác, ở thời điểm này, hội chùa đã thu nhận chức năng của hội làng.
    Như vậy, hội chùa cho thấy rõ, từ hàng ngàn năm qua đã mở rộng nội hàm. Ở đây vẫn là một lễ hội tôn giáo, đồng thời cũng là một sinh hoạt văn hoá dân gian của cộng động làng xóm người Việt. Đạo Phật đã hoà nhập vào cuộc sống nông thôn Việt Nam để tồn tại và phát huy tác dụng.



    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  4. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    HỘI LÀNG QUAN HỌ CỔ - VIÊM XÁ
    [​IMG]
    Du khách đến làng Diềm Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, lại được chứng kiến tục cúng cá thần vào dịp hội làng vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch ở Đền Giếng của làng.
    Tương truyền, ở chiếc giếng trước ngôi đền làng Diềm (hay còn gọi là đền thờ Vua Bà - người khai sinh ra dân ca quan họ) có một loại cá vàng mà dân làng gọi là cá thần. Theo người làng, những vị thần cá này chỉ duy nhất có tại giếng làng Diềm và qua nhiều thế kỷ, giếng làng vẫn chỉ có ngần ấy "vị" - tức cá thần không sinh sôi thêm. Trước khi vào hội, người làng Diềm làm lễ tát giếng, rước các "ngài" lên để cúng tế, cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng no ấm, yên vui.
    Làng Diềm là nơi khai sinh ra dân ca quan họ nên cách chơi quan họ của làng Diềm được coi là chuẩn mực. Tại Diềm, hát quan họ có nhiều sân khác nhau: canh hát của các nghệ nhân quan họ cao tuổi; của các liền anh liền chị nổi danh và của cả các cháu nhỏ. Lạ nhất là bất kỳ người dân bình thường nào của làng Diềm cũng có thể ngồi vào chiếu hát quan họ một cách chuẩn mực, đúng giọng với chất giọng cổ không lẫn với bất kỳ làng quan họ nào.



    LỊCH LỄ HỘI TIÊU BIỂU

    [blue]1
    Lễ Chùa Phật Tích-Mùng 4 tháng Giêng
    Xã Phật Tích, huyện Tiên Du
    Thờ phật Quan Âm và Lý Thánh Tôn. Hành hương, cầu yên, cầu phúc

    2
    Hội Pháo Đồng Kỵ -Mùng 2 tháng Giêng
    Xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn
    Thờ Thiên Cương Đế đời Hùng Vương thứ VI dẹp giặc Xích quỷ. Cầu yên, đấu vật.

    3
    Hội Chấp- Mùng 4 tháng Giêng
    Xã Hoà Long, huyện Yên Phong
    Thờ Trươmg Hống, Trương Hát. Có hát Quan họ, kéo co.

    4
    Hội Nga Hoàng -Mùng 7 tháng Giêng
    Xã Yên Giả, huyện Quế Võ
    Thờ Linh Sơn, Mị Nương. Tế lễ, tục nam giới chen nữ giới.

    5
    Hội chùa Tam Sơn- Mùng 8-12 tháng Giêng
    Xã Tam Sơn, Từ Sơn
    Thờ Phật. Có múa rối nước, cờ bói, chọi gà, đập niêu, hát Quan họ

    6
    Hội Bồ Sơn - Mùng 9 tháng Giêng
    Xã Khắc Niệm
    Hội làng Quan họ

    7
    Hội Lim (Hội Quan họ) - 13-15 tháng Giêng
    Xã Vân Tương, Tiên Du
    Hát Quan họ, kéo co, cờ người, đu tiên, đấu vật, chọi gà, thi dệt vải...

    8
    Hội Đền Bà Chúa Kho - 14 tháng Giêng
    Làng Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Bắc Ninh
    Thờ Bà Chúa Kho, hành hương, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc

    9
    Hội Diềm (Hội Quan họ)
    Làng Viêm Xá, xã Hoà Long, huyện Yên Phong
    Thờ Thành Tam Giang, Đức bà Nam Hải Đại Vương, Hát Quan họ, thi cướp cầu.

    10
    Hội Chùa Tổ
    18-23 tháng Giêng
    Xã Thái Bảo
    Lễ trò: Đọc kinh, rước oản, dâng hương, thi làm oản, thi vật, đua thuyền, thi dệt vải

    11
    Hội Phù Lưu - Mùng 8 tháng 3 âm lịch
    Xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn
    Thờ Đức thánh Tam Giang. Hát cửa đình, hát Quan họ, thi cờ tướng, đấu vật

    12
    Hội Đình Đình Bảng
    12-16 tháng 3 âm lịch
    Xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn
    Thờ núi, thần nước, thần trồng trọt và 6 nhân thần có công dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh
    Lễ Hội: Tế thần, đấu vật, chọi gà

    13 Hội Đền Đô
    14-17 tháng 3 âm lịch Xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn Thờ 8 vị vua Lý (1009-1225)
    Lễ Hội: Lễ Đăng quang, lễ dâng hương, rước bát kiệu. Có múa rồng, thả chim câu, đấu vật, chọi gà, hát quan họ
    14 Hội Khám
    Mùng 7 tháng 4 âm lịch Xã Gia Đông, huyện Thuận Thành Thờ 3 Đức Thành Hoàng, Lễ Hội rước Lạc Long Quân về đình. Cầu mưa thuận gió hoà, có đấu vật, chọi gà, cờ tướng
    15 Hội Chùa Dâu
    8 tháng 4 âm lịch

    Xã Thanh Khương, Thuận Thành Thờ Bà Dâu (Pháp Vân)
    Lễ: Rước lớn về chùa Tổ. Dâng hương, cầu kinh
    Trò: Múa gậy, cướp nước, sư tử, hoá trang, múa rồng...

    [/blue]
    Xong chưa em đã làm cụ thể hết nhé bà con VOTE cho em 5 * đê

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  5. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    HỘI LÀNG QUAN HỌ CỔ - VIÊM XÁ
    [​IMG]
    Du khách đến làng Diềm Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, lại được chứng kiến tục cúng cá thần vào dịp hội làng vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch ở Đền Giếng của làng.
    Tương truyền, ở chiếc giếng trước ngôi đền làng Diềm (hay còn gọi là đền thờ Vua Bà - người khai sinh ra dân ca quan họ) có một loại cá vàng mà dân làng gọi là cá thần. Theo người làng, những vị thần cá này chỉ duy nhất có tại giếng làng Diềm và qua nhiều thế kỷ, giếng làng vẫn chỉ có ngần ấy "vị" - tức cá thần không sinh sôi thêm. Trước khi vào hội, người làng Diềm làm lễ tát giếng, rước các "ngài" lên để cúng tế, cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng no ấm, yên vui.
    Làng Diềm là nơi khai sinh ra dân ca quan họ nên cách chơi quan họ của làng Diềm được coi là chuẩn mực. Tại Diềm, hát quan họ có nhiều sân khác nhau: canh hát của các nghệ nhân quan họ cao tuổi; của các liền anh liền chị nổi danh và của cả các cháu nhỏ. Lạ nhất là bất kỳ người dân bình thường nào của làng Diềm cũng có thể ngồi vào chiếu hát quan họ một cách chuẩn mực, đúng giọng với chất giọng cổ không lẫn với bất kỳ làng quan họ nào.



    LỊCH LỄ HỘI TIÊU BIỂU

    [blue]1
    Lễ Chùa Phật Tích-Mùng 4 tháng Giêng
    Xã Phật Tích, huyện Tiên Du
    Thờ phật Quan Âm và Lý Thánh Tôn. Hành hương, cầu yên, cầu phúc

    2
    Hội Pháo Đồng Kỵ -Mùng 2 tháng Giêng
    Xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn
    Thờ Thiên Cương Đế đời Hùng Vương thứ VI dẹp giặc Xích quỷ. Cầu yên, đấu vật.

    3
    Hội Chấp- Mùng 4 tháng Giêng
    Xã Hoà Long, huyện Yên Phong
    Thờ Trươmg Hống, Trương Hát. Có hát Quan họ, kéo co.

    4
    Hội Nga Hoàng -Mùng 7 tháng Giêng
    Xã Yên Giả, huyện Quế Võ
    Thờ Linh Sơn, Mị Nương. Tế lễ, tục nam giới chen nữ giới.

    5
    Hội chùa Tam Sơn- Mùng 8-12 tháng Giêng
    Xã Tam Sơn, Từ Sơn
    Thờ Phật. Có múa rối nước, cờ bói, chọi gà, đập niêu, hát Quan họ

    6
    Hội Bồ Sơn - Mùng 9 tháng Giêng
    Xã Khắc Niệm
    Hội làng Quan họ

    7
    Hội Lim (Hội Quan họ) - 13-15 tháng Giêng
    Xã Vân Tương, Tiên Du
    Hát Quan họ, kéo co, cờ người, đu tiên, đấu vật, chọi gà, thi dệt vải...

    8
    Hội Đền Bà Chúa Kho - 14 tháng Giêng
    Làng Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Bắc Ninh
    Thờ Bà Chúa Kho, hành hương, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc

    9
    Hội Diềm (Hội Quan họ)
    Làng Viêm Xá, xã Hoà Long, huyện Yên Phong
    Thờ Thành Tam Giang, Đức bà Nam Hải Đại Vương, Hát Quan họ, thi cướp cầu.

    10
    Hội Chùa Tổ
    18-23 tháng Giêng
    Xã Thái Bảo
    Lễ trò: Đọc kinh, rước oản, dâng hương, thi làm oản, thi vật, đua thuyền, thi dệt vải

    11
    Hội Phù Lưu - Mùng 8 tháng 3 âm lịch
    Xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn
    Thờ Đức thánh Tam Giang. Hát cửa đình, hát Quan họ, thi cờ tướng, đấu vật

    12
    Hội Đình Đình Bảng
    12-16 tháng 3 âm lịch
    Xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn
    Thờ núi, thần nước, thần trồng trọt và 6 nhân thần có công dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh
    Lễ Hội: Tế thần, đấu vật, chọi gà

    13 Hội Đền Đô
    14-17 tháng 3 âm lịch Xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn Thờ 8 vị vua Lý (1009-1225)
    Lễ Hội: Lễ Đăng quang, lễ dâng hương, rước bát kiệu. Có múa rồng, thả chim câu, đấu vật, chọi gà, hát quan họ
    14 Hội Khám
    Mùng 7 tháng 4 âm lịch Xã Gia Đông, huyện Thuận Thành Thờ 3 Đức Thành Hoàng, Lễ Hội rước Lạc Long Quân về đình. Cầu mưa thuận gió hoà, có đấu vật, chọi gà, cờ tướng
    15 Hội Chùa Dâu
    8 tháng 4 âm lịch

    Xã Thanh Khương, Thuận Thành Thờ Bà Dâu (Pháp Vân)
    Lễ: Rước lớn về chùa Tổ. Dâng hương, cầu kinh
    Trò: Múa gậy, cướp nước, sư tử, hoá trang, múa rồng...

    [/blue]
    Xong chưa em đã làm cụ thể hết nhé bà con VOTE cho em 5 * đê

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  6. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    LÀNG NGHỀ MỘC CHẠM KHẢM HƯƠNG MẠC
    Làng Kim Thiều thuộc xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn ?" một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khắc gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh. Theo truyền khẩu của người dân trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (trên dòng sông Cầu) chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi nghệ nhân ở làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây) do ông tổ là Trương Công Thành truyền nghề khảm trai. Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế...đã khảm trai trước khi tiến cung. Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.
    Nghề truyền thống ở Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ (Đồng Quang ). Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta đã biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, tuy nhiên những sản phẩm này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của quê gỗ Hương Mạc do bàn tay của các nghệ nhân xưa còn truyền lại đến ngày nay.
    LÀNG GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ
    Khác với làng nghề Hương Mạc, Đồng Kỵ vào nghề sau nhưng được bù lại là lợi thế cạnh tranh của địa điểm mua bán, sự nhạy bén thương mại và có đội ngũ thợ có tay nghề cao được tập hợp từ các làng nghề khác đã giúp làng nghề Đồng Kỵ phát triển một cách mạnh mẽ.
    Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn hiện có khoảng 1.700 hộ và gần 100 Công ty, doanh nghiệp tư nhân, HTX sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, thu nhập chiếm tới 70% thu nhập của toàn xã. Năm 2002 sản xuất gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ cho thu nhập gần 120 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh.
    Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây thật đáng mừng. Du khách về đây sẽ bị cuốn hút bởi những sản phẩm mỹ nghệ phong phú về chủng loại, mẫu mã, hình khối, đẹp về sự tinh xảo qua các đường chạm khảm của nghệ nhân. Qua giá trị sử dụng cao, các sản phẩm còn cho thấy những ý nghĩa sâu sắc về nội dung mà các nghệ nhân đã cô đọng qua các hình khối, đường nét chạm khảm. Sản phẩm đều được gắn với đời thường, có sản phẩm tạo ra ý nghĩa tâm linh....tất cả tạo nên sự hứng khởi, cuốn hút đến lạ lùng. Các sản phẩm chính là tủ, sập, giường, đôn hoa, tượng thần tài, hộp trang sức, tranh, ảnh gỗ...nhìn chung các đề tài mà các nghệ nhân thường chọn có xuất xứ từ những kho truyện cổ của Việt Nam, Trung Quốc.
    Đến với làng nghề Đồng Kỵ, Quý khách sẽ tận mắt xem các nghệ nhân làm từng công đoạn để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ việc lựa chọn gỗ, sơ chế gỗ, đục thô, chạm tinh xảo hay tạo hình, khảm trai... tất cả đều dày công và làm việc với tinh thần tập trung cao Mỗi sản phẩm đều kết tinh những giá trị lao động, văn hoá cao của người thợ. Có những sản phẩm làm ra chỉ mất vài giờ, có sản phẩm mất vài ngày, tài tuần và có sản phẩm sau vài tháng mới được hoàn thành.
    Sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ giờ đã trở nên nổi tiếng tiêu thụ khắp toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều quốc gia Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Đức, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, các nước khu vực ASEAN.

    LÀNG ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI
    Muốn ăn cơm trắng, cá trôi
    Thì về làng Bưởi đánh nồi với anh
    Muốn ăn cơm trắng cá ngần
    Thì về làng Bưởi cầm cân buôn đồng?
    Hai câu ca dao trên nói nên nghề gò và đúc đồng của làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Một làng nổi tiếng với những sản phẩm được đúc từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng... Đại Bái cổ xưa còn có tên làng Văn Lãng, nằm trên một giải đất cao bên bờ sông Bái Giang (Một nhánh của sông Thiên Đức cũ), cách đường 182 khoảng 1km, làng Đại Bái nổi tiếng với nghề Đúc đồng truyền thống, từ xưa làng đã chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm nồi sanh thô sơ sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI mới được phát triển mạnh nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền lo tổ chức sản xuất và tạo mẫu, dân làng tôn ông là " Tiền tiên sư".
    Ông Nguyễn Công Truyền sinh năm 989 tại làng Đại Bái, mất ngày 29/9 âm lịch (tức là năm 1060). Xuất thân trong một gia đình nho học, năm 995 lúc nên 6 tuổi ông theo cha mẹ vào Thanh Nghệ để sinh sống(Nay làng đó cũng gọi là làng Đại Bái, làng Bưởi và cũng làm nghề Đúc Đồng), khi lớn lên ông vào quân ngũ. Năm 25 tuổi ông làm quan Đô uý của triều Lý, được phong là Điện tiền tướng quân. Đến tháng 3/1018 ông về Đại Bái thăm họ hàng, quê hương. Sau khi Cha của ông qua đời tại Thanh Nghệ, ông xin từ quan và đưa mẹ về quê cũ phụng dưỡng và từ đó ông bắt đầu tổ chức sản xuất lớn hơn. Ông cho đón lò rèn về tại làng để sửa chữa nông cụ sản xuất như búa, đe, lò bễ .v.v. Nhờ những công cụ nông nghiệp đã được cải tiến nên việc sản xuất được phát triển mạnh hơn.
    Đến thế kỷ thứ XV, XVI, làng có 5 ông tiến sỹ : Nguyễn Viết Lai, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Viết Thái, Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Công Tám, sau khi được phong quan, về làng, các ông chú ý việc tổ chức và mở rộng sản xuất, đặc biệt là việc phân công chuyên môn hoá ngành nghề, đã thành lập các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: Phường chuyên gò nồi đồng, phường làm mâm, phường làm ấm, phường làm chậu thau, phường làm thau lá, rút dây đồng làm hàng bạc và một phường hàng chợ chuyên mua bán để cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá. Mỗi phường đều tập trung một xóm để tiện việc sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Nhờ có sự tổ chức hoàn chỉnh đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với ngành nghề Đúc đồng, gò đồng với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: Lấy đất sét bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ao nhài với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau và sáng chế ra thuốc hàn đồng...
    Ngày nay, làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cùng sự cải tiến kỹ thuật, tự trang bị, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng, điển hình là HTX tiểu thủ công nghiệp Hợp Thành....sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
    LÀNG GỐM PHÙ LÃNG
    Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại.
    Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
    Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, Ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
    Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ nhận định trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.
    Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có mầu hồng nhạt ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
    Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành...Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với tên quen thuộc Gốm Thiều đã và đang ?othổi hồn? vào đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn, ... các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được du khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận .

    Đồng đội
    Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trông thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay có 3 người (thường là phụ nữ), trong đó một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và một người chạy ngoài. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn).
    Người chạy ngoài trông nom đánh dát đất, mang sản phẩm ra phơi khi đã chuốt xong. Đối với sản phẩm nhỏ, cần phải có hai người tạo sản phẩm: Một người chuốt và một người vần bàn. Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.
    Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành " bạc hàng? (chuyển mầu trắng). Ve, nạo xong sản phẩm được tráng một lớp men lên, tạo mầu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc) hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù xa trắng. Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành một chất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có mầu trắng đục. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ kín.
    Sau khi được tráng men và tạo mầu, phơi khô, sản phẩm được xếp thành từng chồng và đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò.

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  7. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    LÀNG NGHỀ MỘC CHẠM KHẢM HƯƠNG MẠC
    Làng Kim Thiều thuộc xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn ?" một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khắc gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh. Theo truyền khẩu của người dân trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (trên dòng sông Cầu) chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi nghệ nhân ở làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây) do ông tổ là Trương Công Thành truyền nghề khảm trai. Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế...đã khảm trai trước khi tiến cung. Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.
    Nghề truyền thống ở Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ (Đồng Quang ). Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta đã biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, tuy nhiên những sản phẩm này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của quê gỗ Hương Mạc do bàn tay của các nghệ nhân xưa còn truyền lại đến ngày nay.
    LÀNG GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ
    Khác với làng nghề Hương Mạc, Đồng Kỵ vào nghề sau nhưng được bù lại là lợi thế cạnh tranh của địa điểm mua bán, sự nhạy bén thương mại và có đội ngũ thợ có tay nghề cao được tập hợp từ các làng nghề khác đã giúp làng nghề Đồng Kỵ phát triển một cách mạnh mẽ.
    Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn hiện có khoảng 1.700 hộ và gần 100 Công ty, doanh nghiệp tư nhân, HTX sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, thu nhập chiếm tới 70% thu nhập của toàn xã. Năm 2002 sản xuất gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ cho thu nhập gần 120 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh.
    Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây thật đáng mừng. Du khách về đây sẽ bị cuốn hút bởi những sản phẩm mỹ nghệ phong phú về chủng loại, mẫu mã, hình khối, đẹp về sự tinh xảo qua các đường chạm khảm của nghệ nhân. Qua giá trị sử dụng cao, các sản phẩm còn cho thấy những ý nghĩa sâu sắc về nội dung mà các nghệ nhân đã cô đọng qua các hình khối, đường nét chạm khảm. Sản phẩm đều được gắn với đời thường, có sản phẩm tạo ra ý nghĩa tâm linh....tất cả tạo nên sự hứng khởi, cuốn hút đến lạ lùng. Các sản phẩm chính là tủ, sập, giường, đôn hoa, tượng thần tài, hộp trang sức, tranh, ảnh gỗ...nhìn chung các đề tài mà các nghệ nhân thường chọn có xuất xứ từ những kho truyện cổ của Việt Nam, Trung Quốc.
    Đến với làng nghề Đồng Kỵ, Quý khách sẽ tận mắt xem các nghệ nhân làm từng công đoạn để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ việc lựa chọn gỗ, sơ chế gỗ, đục thô, chạm tinh xảo hay tạo hình, khảm trai... tất cả đều dày công và làm việc với tinh thần tập trung cao Mỗi sản phẩm đều kết tinh những giá trị lao động, văn hoá cao của người thợ. Có những sản phẩm làm ra chỉ mất vài giờ, có sản phẩm mất vài ngày, tài tuần và có sản phẩm sau vài tháng mới được hoàn thành.
    Sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ giờ đã trở nên nổi tiếng tiêu thụ khắp toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều quốc gia Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Đức, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, các nước khu vực ASEAN.

    LÀNG ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI
    Muốn ăn cơm trắng, cá trôi
    Thì về làng Bưởi đánh nồi với anh
    Muốn ăn cơm trắng cá ngần
    Thì về làng Bưởi cầm cân buôn đồng?
    Hai câu ca dao trên nói nên nghề gò và đúc đồng của làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Một làng nổi tiếng với những sản phẩm được đúc từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng... Đại Bái cổ xưa còn có tên làng Văn Lãng, nằm trên một giải đất cao bên bờ sông Bái Giang (Một nhánh của sông Thiên Đức cũ), cách đường 182 khoảng 1km, làng Đại Bái nổi tiếng với nghề Đúc đồng truyền thống, từ xưa làng đã chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm nồi sanh thô sơ sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI mới được phát triển mạnh nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền lo tổ chức sản xuất và tạo mẫu, dân làng tôn ông là " Tiền tiên sư".
    Ông Nguyễn Công Truyền sinh năm 989 tại làng Đại Bái, mất ngày 29/9 âm lịch (tức là năm 1060). Xuất thân trong một gia đình nho học, năm 995 lúc nên 6 tuổi ông theo cha mẹ vào Thanh Nghệ để sinh sống(Nay làng đó cũng gọi là làng Đại Bái, làng Bưởi và cũng làm nghề Đúc Đồng), khi lớn lên ông vào quân ngũ. Năm 25 tuổi ông làm quan Đô uý của triều Lý, được phong là Điện tiền tướng quân. Đến tháng 3/1018 ông về Đại Bái thăm họ hàng, quê hương. Sau khi Cha của ông qua đời tại Thanh Nghệ, ông xin từ quan và đưa mẹ về quê cũ phụng dưỡng và từ đó ông bắt đầu tổ chức sản xuất lớn hơn. Ông cho đón lò rèn về tại làng để sửa chữa nông cụ sản xuất như búa, đe, lò bễ .v.v. Nhờ những công cụ nông nghiệp đã được cải tiến nên việc sản xuất được phát triển mạnh hơn.
    Đến thế kỷ thứ XV, XVI, làng có 5 ông tiến sỹ : Nguyễn Viết Lai, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Viết Thái, Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Công Tám, sau khi được phong quan, về làng, các ông chú ý việc tổ chức và mở rộng sản xuất, đặc biệt là việc phân công chuyên môn hoá ngành nghề, đã thành lập các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: Phường chuyên gò nồi đồng, phường làm mâm, phường làm ấm, phường làm chậu thau, phường làm thau lá, rút dây đồng làm hàng bạc và một phường hàng chợ chuyên mua bán để cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá. Mỗi phường đều tập trung một xóm để tiện việc sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Nhờ có sự tổ chức hoàn chỉnh đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với ngành nghề Đúc đồng, gò đồng với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: Lấy đất sét bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ao nhài với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau và sáng chế ra thuốc hàn đồng...
    Ngày nay, làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cùng sự cải tiến kỹ thuật, tự trang bị, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng, điển hình là HTX tiểu thủ công nghiệp Hợp Thành....sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
    LÀNG GỐM PHÙ LÃNG
    Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại.
    Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
    Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, Ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
    Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ nhận định trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.
    Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có mầu hồng nhạt ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
    Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành...Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với tên quen thuộc Gốm Thiều đã và đang ?othổi hồn? vào đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn, ... các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được du khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận .

    Đồng đội
    Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trông thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay có 3 người (thường là phụ nữ), trong đó một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và một người chạy ngoài. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn).
    Người chạy ngoài trông nom đánh dát đất, mang sản phẩm ra phơi khi đã chuốt xong. Đối với sản phẩm nhỏ, cần phải có hai người tạo sản phẩm: Một người chuốt và một người vần bàn. Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.
    Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành " bạc hàng? (chuyển mầu trắng). Ve, nạo xong sản phẩm được tráng một lớp men lên, tạo mầu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc) hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù xa trắng. Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành một chất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có mầu trắng đục. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ kín.
    Sau khi được tráng men và tạo mầu, phơi khô, sản phẩm được xếp thành từng chồng và đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò.

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  8. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    LÀNG MÂY TRE XUÂN LAI

    Làng nghề Tre trúc Xuân Lai thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Cách Hà Nội khoảng 30 km) được xem là cái nôi của tre trúc, người tiêu dùng đã quen với những cán cờ, cán quốc, thang tre hay tre trúc ốp tường xưa nay. Ngày nay Xuân Lai còn nổi tiếng với các sản phẩm nội thất mỹ nghệ...từ tre, trúc khác, mặt hàng lớn như sa lông, xích đu, giá sách, nhà tre, tranh tre, bàn café, tủ ...nhỏ như lót cốc, mắc áo, lọ hoa...Đặc biệt, các sản phẩm từ tre có mầu nâu đen bóng mà không phải do sơn (tre hun).
    Các cụ ta ngày xưa chỉ dùng chiếu cói mà còn dùng cả chiếu tre, bàn ghế gỗ mà còn dùng cả bàn ghế tre, tủ tre.... Những đồ dùng và vật trang trí bằng tre được phối kết vững chắc cả về hình khối mầu sắc bền đẹp và có giá trị sử dụng cao bởi sự tiện lợi và thoải mái của cây tre quê hương. Chiếu được những thanh tre mảnh, nhẵn đan chặt vào nhau bằng dây mây. Chiếu này nằm thoáng mát và kiêm luôn cả giát giường. Chiếu tre thủ công có hai loại đen và trắng. Loại đen để trần thanh tre do một ?o công nghệ? đặc biệt mà dân làng Xuân Lai ?" Gia Bình tự hào về sự độc quyền đem lại một biên độ mầu hoà lẫn những cánh gián với gụ khó lẫn vào đâu được. Vật liệu để làm nên nhiều mặt hàng độc đáo trong đó có chiếu, tranh tre, đồ nội thất..., gọi là tre hun.
    Sau khi được ?ocạo trấu? ngâm dưới ao vài tháng và một vài khâu khác, tre không phải gác bếp cho dính bồ hóng mà được hun trong lò dưới đất, tre gác lên trên, đắp kín gằng rơm chộn đất sét. Lò này ?o chạy? bằng rơm, chỉ có khói không có lửa và được chát kín 4 ngày đêm, chỉ trừ những lúc tiếp nhiên liệu. Sản phẩm được dỡ ra trở nên nhẹ, dai và không phai mầu, chống mối mọt. Các sản phẩm làm từ tre và được hun theo phương thức nói trên theo người dân nơi đây kể lại từ 20-25 năm.
    Hiện nay, làng nghề Xuân Lai tiếp tục được các nghệ nhân gìn giữ và phát triển với những sản phẩm đặc trưng có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao như Tranh tre, nội thất bằng tre và cả những công trình kiến trúc, khuôn viên đựơc thiết kế trang trí từ tre hun Xuân Lai. Sản phẩm của làng Xuân lai không chỉ được người dân trong nước đón nhận mà còn được bè bạn quốc tế biết đến qua các tour du lịch, qua các doanh nghiêp xuất khẩu đồ mỹ nghệ của Việt Nam.
    LÀNG DỆT HỒI QUAN
    Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang (Từ Sơn). Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán:
    ?o Nợ tình chưa trả cho ai
    Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan?
    Ẩn sau luỹ tre làng là một báu vật truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và phát triển, đó chính là nghề dệt Hồi Quan.
    Đến với Hồi Quan, bước tới cổng làng đã tạo cho du khách sự thoải mái của làng xã Việt Nam. Từ dây, con đường lớn lát gạch chỉ đã mòn đi theo thời gian, nét độc đáo của các làng cổ Bắc Bộ còn lại, đi sâu vào từng xóm ngõ chúng ta nghe rộn rã tiếng thoi đưa của các khung cửi vang vang từ những nếp nhà cổ kính, những mái ngói rêu phong làm ta lắng đọng tâm hồn.
    Làng Dệt Hồi Quan hiện nay có khoảng 898 hộ (3.650 khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó chiếm khoảng 10 % là các hộ sản xuất lớn.
    Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn là một câu hỏi, chỉ biết rằng, từ lâu lắm rồi người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửu. Trước cách mạng tháng 8, hầu như nhà nào cũng có một khung cửu, nhà nhiều có tới 5-6 khung và phải thuê thợ đến làm. Sản phẩm chính của làng nghề này là vải khổ hẹp (40cm), vải màn, đũi, khăn mặt...Với nghề dệt, làng xóm quanh năm nhộn nhịp, rộn tiếng thoi đưa, mọi người sống chan hoà vì nhau hơn. Từ sáng đến tối nhân lực được huy động tối đa cho sản xuất, mỗi người một việc, năng động, nhiệt tình, khéo léo và cần cù, vợ ngồi dệt vải hay ra chợ bán, chồng thì mắc, kẹo, đậu; người già, trẻ nhỏ thì quay ống, đến khi màn đêm buông xuống cả nhà mới ngưng tay chính, trả thế mà có câu ca:
    ?o Hồi Quan là đất cửi canh
    Đến xâm xẩm tối sắp sanh chơi bời?
    Sự tảo tần sớm hôm của người Hồi Quan đã giữ được nghề truyền thống, tạo ra thu nhập đáng kể cho xã hội, kinh tế gía đình ngày càng nâng lên.
    Đến với Hồi Quan, du khách đến với làng văn hoá mà từ đời vua Tự Đức (1872) đã ban biểu ?o Mỹ tục khả phong? (Làng có tục đẹp đáng biểu dương) đến với tiếng thoi đưa rộn rã, chứng kiến sự cần cù sớm hôm của người dân nơi đây nhằm tạo ra những sản phẩm có nhất lượng cao nhất phục vụ người tiêu dùng gần xa.
    LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

    Tranh Ðông Hồ có từ thời Lê, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc (cũ). Ngày xưa chợ tranh họp 5 phiên trong tháng duy nhất của năm ?" tháng chạp vào các ngày 6,11,16,21,26. Chợ chỉ họp và bán tranh sau khi các gia đình đã sửa lễ cúng thánh:
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh...
    Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có lề - Có sông tắm mát, có nghề làm tranh" và "Lịch sử cũng thể Đông Hồ". Không khí sầm uất vào cữ một chạp, các thuyền từ xứ Đôn xứ Đoài ghé bến "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương hai nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, từ cụ già đến con trẻ đều mê và nghiện trà đặc. Thuốc lào Tiên Lãng và chè móc câu Thái Nguyên là thứ không thể thiếu được trong các đêm làm tranh. Tiếng rít thuốc lào sòng sọc nghe vui tai, nước trà đặc sánh, làm cho đầu óc minh mẫn, tỉnh táo khiến cho nét vẽ, màu vẻ thêm sống động, có hồn có vía. Tranh đẹp hay không đẹp đều chỉ nhất loạt giữ giá một, người sành chơi có thể tuỳ ý lựa chọn. Không khí Tết chộn rộn không chỉ ở cảnh kẻ bán người mua tấp nập, mà cả bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói của những bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn,mèo,chuột,ngựa...
    Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Hồn dân tộc sáng hừng trên giấy điệp
    Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Ðông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế ... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía của tranh Ðông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Ðông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ, không khỏi chạnh lòng nhớ tranh Ðông Hồ ngày xưa.
    Người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho thiên hạ hết. Người làng ra Hà Nội sinh sống làm ăn tập trung quanh chợ Đồng Xuân làm lại nghề lâu rồi và do đó quen gọi là phố Hàng Mã. Mà cũng chỉ làm hàng mã thật chứ tịnh không thấy sản xuất tranh như ở làng Đông Hồ. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng; ai có hoa tay, có thú chơi cầm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú tao nhã của nhà nho xưa). Làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng lại đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bản khắc tranh nữa! Nhà cụ Lử có bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ mà tiếc đứt ruột! Lại còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều.
    Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ ta phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Bà con Việt kiều khi về nước cũng phải tìm mua bằng được những "bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương?
    Thực trạng của làng tranh bây giờ ra sao? Cũng khó tìm ra được lời giải đáp cụ thể nếu Nhà nước không đứng ra đầu tư và tiêu thụ. Có một dạo Xuhasaba (Hà Nội) nhận đặt và xuất khẩu với số lượng tranh lớn cũng làm nức lòng người dân nơi đây vì giá thành tranh không đắt lắm. Nhu cầu vài năm gần đây thay đổi, cứ mạnh ai nấy làm. Người làng tranh bây giờ nảy sinh tâm lý: ai đặt thì làm, nhiều khi với số lượng tranh quá ít cũng không muốn làm. Thi thoảng lắm cũng có nơi về làng tranh đặt vài nghìn tờ, không sản xuất được thường xuyên nên cũng khó tổ chức sản xuất tranh được đều đặn trong năm, ảnh hưởng đến thu nhập của người làm tranh. Các nghệ nhân như cụ Thúc, ông Sâm, ông Lăng... có tay nghề cao và kinh nghiệm, đều mắt mỏi tay run hoặc dần dần khuất núi cả. Lại nhớ đến ông Lý Lăng -Ông là nghệ nhân vẽ mẫu tranh nổi tiếng làng Đông Hồ theo kinh nghiệm. Nghĩa là vừa làm vừa học... Cứ bắt chước, cứ học hỏi dần. Nhà này nhờ vẽ mẫu tranh này, nhà khác gọi giúp mẫu tranh khác... Cũng là tình xóm giềng, ông chẳng tiếc sức, tiếc công! Ngoài việc sáng tác mẫu tranh, ông còn truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho lớp trẻ học hỏi. Chẳng hiểu bây giờ còn bao nhiêu người cụ đã truyền nghề cho, "trụ lại" được với nghề trước thử thách của cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhất là đối với một dòng tranh như dòng tranh Đông Hồ...
    Dẫu người làng tranh có làm tranh đi nữa cũng phải chạy theo thị trường, nghĩa là khi pha màu chủ yếu là bột goát để giá thành được rẻ... Còn đâu như thủa nào tranh làng Hồ giữ nguyên được sắc màu tươi tắn, nhuần nhụy của các màu lấy từ... cây vườn, nội cỏ! Họa chăng tranh làng Hồ còn giữ được sắc thái tự nhiên (theo nguyên nghĩa của từ này) chỉ còn được chiêm ngưỡng ở Viện bảo tàng và các sưu tập tư nhân mà thôi! Mà sức sống của tranh dân gian này chủ yếu phản ánh tâm tư nguyện vọng của người lao động. "Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp", một nhà thơ xứ Bắc đã từng viết như thế.
    Chỉ cần vài tờ tranh cuộn lại bên cạnh nải quả cúng tổ tiên và dán treo trên vách nứa tường tre cũng làm nhẹ nhõm thư thái lòng người khi tết đến và nguôi đi nỗi nhọc nhằn cấy hái trên đồng ruộng! Đấy là chưa kể những khu du lịch ở khắp đất nước ta nếu tiêu thụ được cũng là có dịp để giới thiệu cho bạn bè năm châu thấy cái hay, cái đẹp của tranh dân gian, phần nào góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở tìm về cội nguồn dân tộc.


    [​IMG]
    Ngựa hồng quan trạng giong cương bước,
    Vợ chuột chưa hay mình đã quan.
    Một bước nên bà là thế đấy !
    Khối "em" chuột khác nghĩ mà thèm !
    Chao ơi, thi cử xưa là thế
    Đời trước, đời sau vẫn ước mơ
    Hoa tay nghệ sĩ, Người không vẽ,
    Vẽ Chuột nhung nhăng đến tận giờ
    [​IMG]
    Không biết quan mèo có chịu yên ?
    Có đòi lễ lạt phải nhiều thêm ?
    Mà bao năm tháng trong tranh Tết,
    Tiếng trống vinh quy vẫn rộn ràng

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  9. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    LÀNG MÂY TRE XUÂN LAI

    Làng nghề Tre trúc Xuân Lai thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Cách Hà Nội khoảng 30 km) được xem là cái nôi của tre trúc, người tiêu dùng đã quen với những cán cờ, cán quốc, thang tre hay tre trúc ốp tường xưa nay. Ngày nay Xuân Lai còn nổi tiếng với các sản phẩm nội thất mỹ nghệ...từ tre, trúc khác, mặt hàng lớn như sa lông, xích đu, giá sách, nhà tre, tranh tre, bàn café, tủ ...nhỏ như lót cốc, mắc áo, lọ hoa...Đặc biệt, các sản phẩm từ tre có mầu nâu đen bóng mà không phải do sơn (tre hun).
    Các cụ ta ngày xưa chỉ dùng chiếu cói mà còn dùng cả chiếu tre, bàn ghế gỗ mà còn dùng cả bàn ghế tre, tủ tre.... Những đồ dùng và vật trang trí bằng tre được phối kết vững chắc cả về hình khối mầu sắc bền đẹp và có giá trị sử dụng cao bởi sự tiện lợi và thoải mái của cây tre quê hương. Chiếu được những thanh tre mảnh, nhẵn đan chặt vào nhau bằng dây mây. Chiếu này nằm thoáng mát và kiêm luôn cả giát giường. Chiếu tre thủ công có hai loại đen và trắng. Loại đen để trần thanh tre do một ?o công nghệ? đặc biệt mà dân làng Xuân Lai ?" Gia Bình tự hào về sự độc quyền đem lại một biên độ mầu hoà lẫn những cánh gián với gụ khó lẫn vào đâu được. Vật liệu để làm nên nhiều mặt hàng độc đáo trong đó có chiếu, tranh tre, đồ nội thất..., gọi là tre hun.
    Sau khi được ?ocạo trấu? ngâm dưới ao vài tháng và một vài khâu khác, tre không phải gác bếp cho dính bồ hóng mà được hun trong lò dưới đất, tre gác lên trên, đắp kín gằng rơm chộn đất sét. Lò này ?o chạy? bằng rơm, chỉ có khói không có lửa và được chát kín 4 ngày đêm, chỉ trừ những lúc tiếp nhiên liệu. Sản phẩm được dỡ ra trở nên nhẹ, dai và không phai mầu, chống mối mọt. Các sản phẩm làm từ tre và được hun theo phương thức nói trên theo người dân nơi đây kể lại từ 20-25 năm.
    Hiện nay, làng nghề Xuân Lai tiếp tục được các nghệ nhân gìn giữ và phát triển với những sản phẩm đặc trưng có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao như Tranh tre, nội thất bằng tre và cả những công trình kiến trúc, khuôn viên đựơc thiết kế trang trí từ tre hun Xuân Lai. Sản phẩm của làng Xuân lai không chỉ được người dân trong nước đón nhận mà còn được bè bạn quốc tế biết đến qua các tour du lịch, qua các doanh nghiêp xuất khẩu đồ mỹ nghệ của Việt Nam.
    LÀNG DỆT HỒI QUAN
    Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang (Từ Sơn). Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán:
    ?o Nợ tình chưa trả cho ai
    Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan?
    Ẩn sau luỹ tre làng là một báu vật truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và phát triển, đó chính là nghề dệt Hồi Quan.
    Đến với Hồi Quan, bước tới cổng làng đã tạo cho du khách sự thoải mái của làng xã Việt Nam. Từ dây, con đường lớn lát gạch chỉ đã mòn đi theo thời gian, nét độc đáo của các làng cổ Bắc Bộ còn lại, đi sâu vào từng xóm ngõ chúng ta nghe rộn rã tiếng thoi đưa của các khung cửi vang vang từ những nếp nhà cổ kính, những mái ngói rêu phong làm ta lắng đọng tâm hồn.
    Làng Dệt Hồi Quan hiện nay có khoảng 898 hộ (3.650 khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó chiếm khoảng 10 % là các hộ sản xuất lớn.
    Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn là một câu hỏi, chỉ biết rằng, từ lâu lắm rồi người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửu. Trước cách mạng tháng 8, hầu như nhà nào cũng có một khung cửu, nhà nhiều có tới 5-6 khung và phải thuê thợ đến làm. Sản phẩm chính của làng nghề này là vải khổ hẹp (40cm), vải màn, đũi, khăn mặt...Với nghề dệt, làng xóm quanh năm nhộn nhịp, rộn tiếng thoi đưa, mọi người sống chan hoà vì nhau hơn. Từ sáng đến tối nhân lực được huy động tối đa cho sản xuất, mỗi người một việc, năng động, nhiệt tình, khéo léo và cần cù, vợ ngồi dệt vải hay ra chợ bán, chồng thì mắc, kẹo, đậu; người già, trẻ nhỏ thì quay ống, đến khi màn đêm buông xuống cả nhà mới ngưng tay chính, trả thế mà có câu ca:
    ?o Hồi Quan là đất cửi canh
    Đến xâm xẩm tối sắp sanh chơi bời?
    Sự tảo tần sớm hôm của người Hồi Quan đã giữ được nghề truyền thống, tạo ra thu nhập đáng kể cho xã hội, kinh tế gía đình ngày càng nâng lên.
    Đến với Hồi Quan, du khách đến với làng văn hoá mà từ đời vua Tự Đức (1872) đã ban biểu ?o Mỹ tục khả phong? (Làng có tục đẹp đáng biểu dương) đến với tiếng thoi đưa rộn rã, chứng kiến sự cần cù sớm hôm của người dân nơi đây nhằm tạo ra những sản phẩm có nhất lượng cao nhất phục vụ người tiêu dùng gần xa.
    LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

    Tranh Ðông Hồ có từ thời Lê, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc (cũ). Ngày xưa chợ tranh họp 5 phiên trong tháng duy nhất của năm ?" tháng chạp vào các ngày 6,11,16,21,26. Chợ chỉ họp và bán tranh sau khi các gia đình đã sửa lễ cúng thánh:
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh...
    Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có lề - Có sông tắm mát, có nghề làm tranh" và "Lịch sử cũng thể Đông Hồ". Không khí sầm uất vào cữ một chạp, các thuyền từ xứ Đôn xứ Đoài ghé bến "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương hai nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, từ cụ già đến con trẻ đều mê và nghiện trà đặc. Thuốc lào Tiên Lãng và chè móc câu Thái Nguyên là thứ không thể thiếu được trong các đêm làm tranh. Tiếng rít thuốc lào sòng sọc nghe vui tai, nước trà đặc sánh, làm cho đầu óc minh mẫn, tỉnh táo khiến cho nét vẽ, màu vẻ thêm sống động, có hồn có vía. Tranh đẹp hay không đẹp đều chỉ nhất loạt giữ giá một, người sành chơi có thể tuỳ ý lựa chọn. Không khí Tết chộn rộn không chỉ ở cảnh kẻ bán người mua tấp nập, mà cả bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói của những bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn,mèo,chuột,ngựa...
    Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Hồn dân tộc sáng hừng trên giấy điệp
    Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Ðông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế ... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía của tranh Ðông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Ðông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ, không khỏi chạnh lòng nhớ tranh Ðông Hồ ngày xưa.
    Người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho thiên hạ hết. Người làng ra Hà Nội sinh sống làm ăn tập trung quanh chợ Đồng Xuân làm lại nghề lâu rồi và do đó quen gọi là phố Hàng Mã. Mà cũng chỉ làm hàng mã thật chứ tịnh không thấy sản xuất tranh như ở làng Đông Hồ. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng; ai có hoa tay, có thú chơi cầm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú tao nhã của nhà nho xưa). Làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng lại đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bản khắc tranh nữa! Nhà cụ Lử có bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ mà tiếc đứt ruột! Lại còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều.
    Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ ta phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Bà con Việt kiều khi về nước cũng phải tìm mua bằng được những "bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương?
    Thực trạng của làng tranh bây giờ ra sao? Cũng khó tìm ra được lời giải đáp cụ thể nếu Nhà nước không đứng ra đầu tư và tiêu thụ. Có một dạo Xuhasaba (Hà Nội) nhận đặt và xuất khẩu với số lượng tranh lớn cũng làm nức lòng người dân nơi đây vì giá thành tranh không đắt lắm. Nhu cầu vài năm gần đây thay đổi, cứ mạnh ai nấy làm. Người làng tranh bây giờ nảy sinh tâm lý: ai đặt thì làm, nhiều khi với số lượng tranh quá ít cũng không muốn làm. Thi thoảng lắm cũng có nơi về làng tranh đặt vài nghìn tờ, không sản xuất được thường xuyên nên cũng khó tổ chức sản xuất tranh được đều đặn trong năm, ảnh hưởng đến thu nhập của người làm tranh. Các nghệ nhân như cụ Thúc, ông Sâm, ông Lăng... có tay nghề cao và kinh nghiệm, đều mắt mỏi tay run hoặc dần dần khuất núi cả. Lại nhớ đến ông Lý Lăng -Ông là nghệ nhân vẽ mẫu tranh nổi tiếng làng Đông Hồ theo kinh nghiệm. Nghĩa là vừa làm vừa học... Cứ bắt chước, cứ học hỏi dần. Nhà này nhờ vẽ mẫu tranh này, nhà khác gọi giúp mẫu tranh khác... Cũng là tình xóm giềng, ông chẳng tiếc sức, tiếc công! Ngoài việc sáng tác mẫu tranh, ông còn truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho lớp trẻ học hỏi. Chẳng hiểu bây giờ còn bao nhiêu người cụ đã truyền nghề cho, "trụ lại" được với nghề trước thử thách của cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhất là đối với một dòng tranh như dòng tranh Đông Hồ...
    Dẫu người làng tranh có làm tranh đi nữa cũng phải chạy theo thị trường, nghĩa là khi pha màu chủ yếu là bột goát để giá thành được rẻ... Còn đâu như thủa nào tranh làng Hồ giữ nguyên được sắc màu tươi tắn, nhuần nhụy của các màu lấy từ... cây vườn, nội cỏ! Họa chăng tranh làng Hồ còn giữ được sắc thái tự nhiên (theo nguyên nghĩa của từ này) chỉ còn được chiêm ngưỡng ở Viện bảo tàng và các sưu tập tư nhân mà thôi! Mà sức sống của tranh dân gian này chủ yếu phản ánh tâm tư nguyện vọng của người lao động. "Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp", một nhà thơ xứ Bắc đã từng viết như thế.
    Chỉ cần vài tờ tranh cuộn lại bên cạnh nải quả cúng tổ tiên và dán treo trên vách nứa tường tre cũng làm nhẹ nhõm thư thái lòng người khi tết đến và nguôi đi nỗi nhọc nhằn cấy hái trên đồng ruộng! Đấy là chưa kể những khu du lịch ở khắp đất nước ta nếu tiêu thụ được cũng là có dịp để giới thiệu cho bạn bè năm châu thấy cái hay, cái đẹp của tranh dân gian, phần nào góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở tìm về cội nguồn dân tộc.


    [​IMG]
    Ngựa hồng quan trạng giong cương bước,
    Vợ chuột chưa hay mình đã quan.
    Một bước nên bà là thế đấy !
    Khối "em" chuột khác nghĩ mà thèm !
    Chao ơi, thi cử xưa là thế
    Đời trước, đời sau vẫn ước mơ
    Hoa tay nghệ sĩ, Người không vẽ,
    Vẽ Chuột nhung nhăng đến tận giờ
    [​IMG]
    Không biết quan mèo có chịu yên ?
    Có đòi lễ lạt phải nhiều thêm ?
    Mà bao năm tháng trong tranh Tết,
    Tiếng trống vinh quy vẫn rộn ràng

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  10. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chùa Dạm - Bắc Ninh
    [​IMG]
    Khởi công năm 1086 và hoàn thành năm 1094, chùa Dạm (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh) là một công trình đồ sộ, uy nghiêm, nằm dựa vào sườn ngọn núi cao nhất trong dãy Lãm Sơn, trên bốn lớp nền dài 120 m, rộng 70 m ghép bằng đá. Không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc hài hòa, hội đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy, chùa Dạm còn nổi tiếng bởi những tác phẩm điêu khắc tài ba, bao hàm tư tưởng thâm thúy, cao siêu của người Việt, vốn được xem là những tác phẩm mở đầu cho nghệ thuật tạo hình tượng đài hoành tráng ở Việt Nam.
    Xứ Kinh Bắc là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới một số công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý - một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc.
    Chùa Dạm (thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là danh lam thắng cảnh điển hình.
    Căn cứ vào các thễ tịch cổ, chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ 2 (1086). Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình, vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sông Đuống. Năm 1087, "Vua ngự đến chùa Lãm Sơn, đến đêm ban yến cho các quan. Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến". Công trình làm trong 9 năm mới xong. Vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ Triện.
    Năm Long phù nguyên hóa thứ 5 (1105), vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa. Chùa làm xong (1094), Vua ban 300 mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa.
    Nếu như chùa Phật Tích ở dãy Nguyệt Hằng (huyện Tiên Sơn) gần đấy có 300 gian, có tòa nhà đá, bảo tháp nhiều tầng, giếng rồng, ao rồng... thì các công trình kiến trúc của chùa Dạm hẳn là vượt xa hơn thế. Nguyên do: sau chiến thắng lẫy lừng chống Tống trên phòng tuyến sông Cầu khẳng định nền độc lập tự chủ Đại Việt, Nhà Lý có xu hướng chấn hưng văn
    hóa dân tộc đồng thời phát triển mạnh kinh tế đất nước. Vì vậy hàng loạt chùa chiền ở Kinh Bắc nơi phát tích triều Lý càng được quan tâm. Rút kinh nghiệm xây dựng đồ sộ chùa Phật Tích trước đó ít lâu, chùa Dạm được dựng huy hoàng hơn.
    Về sự bề thế của chùa Dạm, dân gian đã lưu truyền qua câu ca: "Mười lăm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm", có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.
    Kiến trúc sư và các nhà điêu khắc xưa đã khéo tổ chức không gian một cách hợp lý để nhân gấp bội giá trị - vẻ đẹp công trình và biểu đạt ý niệm triết - mỹ á Đông.
    Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất. Núi Rùa làm tiền án, ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ chầu về. Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy.
    Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghiêm, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng "rốn nước" Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng. Chiều dài của lớp nền 120 m, rộng 70 m (chùa Phật Tích là 100 m và 60 m). Tổng cộng diện tích gần 8.000 m2. Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60 cm). Các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế, chếch khoảng 70 độ, và có độ cao 5-6 m. Mỗi cấp giật lùi vào khoảng 1,5 m làm tăng sự ổn định, vững chắc của nền. Đường lên xuống mỗi lớp nền khá rộng (khoảng 25 bậc đá).
    Lớp nền thứ nhất gọi là "bãi hội", hằng năm cứ đến mồng 8 tháng 9, nhân dân ba thôn (Triều, Trung, Trị) và 18 xã thuộc huyện Võ Giàng cũ tổ chức lễ hội và vui chơi ở đây. Còn 3 lớp nền phía trên dựng các cụm kiến trúc lộng lẫy, nguy nga (điện đường, long vũ, bảo tháp...).
    Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từng về thăm và có làm bài thơ Đại Lãm Thần quang tự ca ngợi quần thể di tích này:
    "Thần Quang tự kiểu hứng thiên u
    Sanh thỏ phi ô thiên thễợng du
    Thập nhị lâu đài khai hoa trục
    Tam thiên thế giới nhập thị màu".
    Tạm dịch:
    "Chùa Thần Quang vắng vẻ, cảnh vật có nét hứng thú u nhã riêng
    Mặt trời lặn, mặt trăng lên như ngao du giữa bầu trời
    Mười hai tòa lâu đài mở ra tranh vẽ
    Ba ngàn thế giới nhập vào đôi mắt nhà thơ"
    Hơn bốn thế kỷ sau, nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn đã qua đây, miêu tả:
    "Toàn vân lục tính tham thiên thụ
    Bàn lĩnh thanh hoàn thập lục hương"
    Tạm dịch:
    "Ba ngàn thông tám vờn mây biếc
    Mười sáu làng xanh rợp núi non".
    Không chỉ có công trình kiến trúc quy mô, chùa Dạm còn độc đáo bởi nghệ thuật tượng đài hoành tráng. Trên lớp nền thứ hai của chùa, thời Lý đã dựng tượng đài. Khu bên phải (của chùa) hình vuông, mỗi chiều 7 m, cao 2 m đều kè đá đục chạm rất sâu hoa văn sóng nước (kiểu thức thời Lý). Khu đất bên trái (của chùa) hình tròn đường kính 5 m, cao 1 m. Ngay giữa khu đất hình tròn có một cột biển bằng đá nhám liền khối cao 5 m (không kể phần ngọn bị gãy). Cột biển ấy gồm hai phần: khối hộp vuông ở dưới làm đế (gắn sâu vào lớp lối đá mạ của núi), khối trụ tròn ở trên (có đường kính 1,5 m). Đoạn dưới của khối trụ tròn chạm nổi đôi rồng đuôi giao nhau, thân hình uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu nghểnh cao cùng chầu vào viên ngọc tỏa sáng. Đầu rồng có mào lửa bốc lên, chân rồng năm móng nhọn sắc. Bộ đài là ba vòng tròn chạm hoa văn sóng nước (sóng xô, sóng cuộn).
    Hai hình tròn và vuông ở lớp nền thứ hai tượng trưng Vũ Trụ theo quan niệm người xưa: "Trời tròn-đất vuông". Cột đá khổng lồ là biểu tượng Linga (sinh thực khí) thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn thịnh, sinh sôi nảy nở của cư dân Việt chuyên canh lúa nước.
    Việc chọn cột đá lớn nguyên khối (loại đá nhám bản địa) để làm Linga và chạm đá thành nhiều vòng sóng nước để làm Yoni chứng tỏ trình độ phân thạch, trình độ điêu khắc tài ba đồng thời cũng bao hàm tễ tưởng thâm thúy, cao siêu của tổ tiên người Việt.
    Với những công trình ở chùa Dạm, có thể coi vương triều Lý là vương triều mở đầu cho nghệ thuật kiến trúc và tạo hình tượng đài hoành tráng của quốc gia Đại Việt.
    Cột biển - tượng đài hoành tráng ở ngoài trời (tồn tại hơn 9 thế kỷ) đã trở thành niềm tự hào của nền điêu khắc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ đã say mê chiêm ngưỡng cột biển đó in bóng ấn tượng, kỳ ảo vào núi non, đồng ruộng sông ngòi ở các thời điểm khác nhau khi mặt trời chiếu rọi. Không phải ngẫu nhiên mà cột biển chùa Dạm được gia công thành phiên bản đặt tại sân Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
    "Của thiêng còn một chút này", đó là những bức tường đá ở các tầng nền, là cột biển, là Yoni và những chân cột đá tảng lớn (75cmx75cm chạm hình hoa sen) còn sót lại ở chùa Dạm. Nhưng tiếc thay những di vật quý báu ấy đang bị rơi vào tình trạng hoang phế, xuống cấp thảm hại. Việc tu sửa tùy tiện, chắp vá thô kệch hiện nay đã "giết chết" vẻ đẹp và giá trị của những tác phẩm điêu khắc "độc nhất vô nhị" nơi đây. Đáng lẽ phải kè lại những tầng nền cho vững chắc ở ngay chỗ dựng cột biển và dọn sạch cỏ dại xung quanh thì người ta lại đổ bốn cột bêtông cốt thép và định lắp mái lên trên cột biển. Hành động ấy đã vô tình hủy hoại một tuyệt tác của dân tộc.
    Các bức tường đá cũng bị bạch đàn "vây bủa", che khuất. Tại sao ở chốn danh lam cổ tích như chùa Dạm, cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh không đầu tư vào hướng dẫn địa phương xã Nam Sơn trồng thông, trúc hoặc cây cảnh để tạo khuôn viên đẹp đẽ cho quần thể di tích đặc biệt này?
    Chẳng còn bao lâu nữa Việt Nam sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chùa Dạm là một điểm văn hóa - du lịch trong lộ trình lịch sử, mong sao Bộ Văn hóa và chính quyền cũng như cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh nên sớm có kế hoạch đầu tư tu bổ một cách khoa học và thích đáng để khôi phục diện mạo hoành tráng cho công trình thời Lý.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     

Chia sẻ trang này