1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về quê hương Kinh Bắc ( nghiêm cấm spam )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi donkihote_xxx, 29/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chùa Dạm - Bắc Ninh
    [​IMG]
    Khởi công năm 1086 và hoàn thành năm 1094, chùa Dạm (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh) là một công trình đồ sộ, uy nghiêm, nằm dựa vào sườn ngọn núi cao nhất trong dãy Lãm Sơn, trên bốn lớp nền dài 120 m, rộng 70 m ghép bằng đá. Không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc hài hòa, hội đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy, chùa Dạm còn nổi tiếng bởi những tác phẩm điêu khắc tài ba, bao hàm tư tưởng thâm thúy, cao siêu của người Việt, vốn được xem là những tác phẩm mở đầu cho nghệ thuật tạo hình tượng đài hoành tráng ở Việt Nam.
    Xứ Kinh Bắc là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới một số công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý - một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc.
    Chùa Dạm (thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là danh lam thắng cảnh điển hình.
    Căn cứ vào các thễ tịch cổ, chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ 2 (1086). Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình, vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sông Đuống. Năm 1087, "Vua ngự đến chùa Lãm Sơn, đến đêm ban yến cho các quan. Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến". Công trình làm trong 9 năm mới xong. Vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ Triện.
    Năm Long phù nguyên hóa thứ 5 (1105), vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa. Chùa làm xong (1094), Vua ban 300 mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa.
    Nếu như chùa Phật Tích ở dãy Nguyệt Hằng (huyện Tiên Sơn) gần đấy có 300 gian, có tòa nhà đá, bảo tháp nhiều tầng, giếng rồng, ao rồng... thì các công trình kiến trúc của chùa Dạm hẳn là vượt xa hơn thế. Nguyên do: sau chiến thắng lẫy lừng chống Tống trên phòng tuyến sông Cầu khẳng định nền độc lập tự chủ Đại Việt, Nhà Lý có xu hướng chấn hưng văn
    hóa dân tộc đồng thời phát triển mạnh kinh tế đất nước. Vì vậy hàng loạt chùa chiền ở Kinh Bắc nơi phát tích triều Lý càng được quan tâm. Rút kinh nghiệm xây dựng đồ sộ chùa Phật Tích trước đó ít lâu, chùa Dạm được dựng huy hoàng hơn.
    Về sự bề thế của chùa Dạm, dân gian đã lưu truyền qua câu ca: "Mười lăm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm", có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.
    Kiến trúc sư và các nhà điêu khắc xưa đã khéo tổ chức không gian một cách hợp lý để nhân gấp bội giá trị - vẻ đẹp công trình và biểu đạt ý niệm triết - mỹ á Đông.
    Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất. Núi Rùa làm tiền án, ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ chầu về. Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy.
    Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghiêm, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng "rốn nước" Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng. Chiều dài của lớp nền 120 m, rộng 70 m (chùa Phật Tích là 100 m và 60 m). Tổng cộng diện tích gần 8.000 m2. Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60 cm). Các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế, chếch khoảng 70 độ, và có độ cao 5-6 m. Mỗi cấp giật lùi vào khoảng 1,5 m làm tăng sự ổn định, vững chắc của nền. Đường lên xuống mỗi lớp nền khá rộng (khoảng 25 bậc đá).
    Lớp nền thứ nhất gọi là "bãi hội", hằng năm cứ đến mồng 8 tháng 9, nhân dân ba thôn (Triều, Trung, Trị) và 18 xã thuộc huyện Võ Giàng cũ tổ chức lễ hội và vui chơi ở đây. Còn 3 lớp nền phía trên dựng các cụm kiến trúc lộng lẫy, nguy nga (điện đường, long vũ, bảo tháp...).
    Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từng về thăm và có làm bài thơ Đại Lãm Thần quang tự ca ngợi quần thể di tích này:
    "Thần Quang tự kiểu hứng thiên u
    Sanh thỏ phi ô thiên thễợng du
    Thập nhị lâu đài khai hoa trục
    Tam thiên thế giới nhập thị màu".
    Tạm dịch:
    "Chùa Thần Quang vắng vẻ, cảnh vật có nét hứng thú u nhã riêng
    Mặt trời lặn, mặt trăng lên như ngao du giữa bầu trời
    Mười hai tòa lâu đài mở ra tranh vẽ
    Ba ngàn thế giới nhập vào đôi mắt nhà thơ"
    Hơn bốn thế kỷ sau, nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn đã qua đây, miêu tả:
    "Toàn vân lục tính tham thiên thụ
    Bàn lĩnh thanh hoàn thập lục hương"
    Tạm dịch:
    "Ba ngàn thông tám vờn mây biếc
    Mười sáu làng xanh rợp núi non".
    Không chỉ có công trình kiến trúc quy mô, chùa Dạm còn độc đáo bởi nghệ thuật tượng đài hoành tráng. Trên lớp nền thứ hai của chùa, thời Lý đã dựng tượng đài. Khu bên phải (của chùa) hình vuông, mỗi chiều 7 m, cao 2 m đều kè đá đục chạm rất sâu hoa văn sóng nước (kiểu thức thời Lý). Khu đất bên trái (của chùa) hình tròn đường kính 5 m, cao 1 m. Ngay giữa khu đất hình tròn có một cột biển bằng đá nhám liền khối cao 5 m (không kể phần ngọn bị gãy). Cột biển ấy gồm hai phần: khối hộp vuông ở dưới làm đế (gắn sâu vào lớp lối đá mạ của núi), khối trụ tròn ở trên (có đường kính 1,5 m). Đoạn dưới của khối trụ tròn chạm nổi đôi rồng đuôi giao nhau, thân hình uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu nghểnh cao cùng chầu vào viên ngọc tỏa sáng. Đầu rồng có mào lửa bốc lên, chân rồng năm móng nhọn sắc. Bộ đài là ba vòng tròn chạm hoa văn sóng nước (sóng xô, sóng cuộn).
    Hai hình tròn và vuông ở lớp nền thứ hai tượng trưng Vũ Trụ theo quan niệm người xưa: "Trời tròn-đất vuông". Cột đá khổng lồ là biểu tượng Linga (sinh thực khí) thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn thịnh, sinh sôi nảy nở của cư dân Việt chuyên canh lúa nước.
    Việc chọn cột đá lớn nguyên khối (loại đá nhám bản địa) để làm Linga và chạm đá thành nhiều vòng sóng nước để làm Yoni chứng tỏ trình độ phân thạch, trình độ điêu khắc tài ba đồng thời cũng bao hàm tễ tưởng thâm thúy, cao siêu của tổ tiên người Việt.
    Với những công trình ở chùa Dạm, có thể coi vương triều Lý là vương triều mở đầu cho nghệ thuật kiến trúc và tạo hình tượng đài hoành tráng của quốc gia Đại Việt.
    Cột biển - tượng đài hoành tráng ở ngoài trời (tồn tại hơn 9 thế kỷ) đã trở thành niềm tự hào của nền điêu khắc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ đã say mê chiêm ngưỡng cột biển đó in bóng ấn tượng, kỳ ảo vào núi non, đồng ruộng sông ngòi ở các thời điểm khác nhau khi mặt trời chiếu rọi. Không phải ngẫu nhiên mà cột biển chùa Dạm được gia công thành phiên bản đặt tại sân Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
    "Của thiêng còn một chút này", đó là những bức tường đá ở các tầng nền, là cột biển, là Yoni và những chân cột đá tảng lớn (75cmx75cm chạm hình hoa sen) còn sót lại ở chùa Dạm. Nhưng tiếc thay những di vật quý báu ấy đang bị rơi vào tình trạng hoang phế, xuống cấp thảm hại. Việc tu sửa tùy tiện, chắp vá thô kệch hiện nay đã "giết chết" vẻ đẹp và giá trị của những tác phẩm điêu khắc "độc nhất vô nhị" nơi đây. Đáng lẽ phải kè lại những tầng nền cho vững chắc ở ngay chỗ dựng cột biển và dọn sạch cỏ dại xung quanh thì người ta lại đổ bốn cột bêtông cốt thép và định lắp mái lên trên cột biển. Hành động ấy đã vô tình hủy hoại một tuyệt tác của dân tộc.
    Các bức tường đá cũng bị bạch đàn "vây bủa", che khuất. Tại sao ở chốn danh lam cổ tích như chùa Dạm, cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh không đầu tư vào hướng dẫn địa phương xã Nam Sơn trồng thông, trúc hoặc cây cảnh để tạo khuôn viên đẹp đẽ cho quần thể di tích đặc biệt này?
    Chẳng còn bao lâu nữa Việt Nam sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chùa Dạm là một điểm văn hóa - du lịch trong lộ trình lịch sử, mong sao Bộ Văn hóa và chính quyền cũng như cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh nên sớm có kế hoạch đầu tư tu bổ một cách khoa học và thích đáng để khôi phục diện mạo hoành tráng cho công trình thời Lý.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  2. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    [red]Hội Chen - Bắc Ninh


    Làng Ngà, một tên nôm của làng Nga Hoàng, Quế Võ, trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc Bắc Ninh, không biết từ bao giờ, cứ mùng 6 tháng giêng làm lễ rước thần, thế nào cũng có Hội Chen[/red]
    Đám rước bắt đầu từ miếu thờ nữ thần Linh Sơn Mỵ Nương (riêng cái tên Mỵ Nương làm ta liên tưởng đến thời Hùng Vương, có nhiều nhân vật mang tên này và làm ta có cớ để nghĩ Hội Chen này ra đời đã lâu. Giữa lúc nghiêm trang nhất, quan chủ tế, bồi tế, ông già bà cả cầu thần khấn niệm đầy thành kính, thì không hiểu từ một góc khuất nào bỗng nổi lên ồn ào. Thì ra việc CHEN bắt đầu. Đó là lúc đàn ông, con trai, thanh niên, cả ông già đổ xô đến chỗ phụ nữ, con gái, cả các bà già, thiếu nữ đứng, mà chen vai thích cánh. Họ xô đẩy nhau, giằng co nhau, lẫn lộn vào nhau, bật nhau ra một góc giếng hay bờ tường, gốc cây hay lối rẽ... Nhưng tất cả chỉ có tiếng cười như một thứ nhạc nền hiện đại mà không hề có tiếng la ó tục tằn. Cứ như là đã có sự sắp đặt, hẹn hò từ trước, dưới bàn tay một đạo diễn vô hình, và nếu có thì người đạo diễn ấy chính là con tim, là tình yêu, là sự kết đoàn, là hoà hợp, vui vẻ, là tâm linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, âm dương kết hợp, làng xóm tươi vui... Cuộc chen xảy ra như một cơn giông vội vã, biết đâu, chỗ nào, ai kia, bàn tay chẳng chạm sát, hương má hồng ửng đỏ chẳng kề bên tấm vai vạm vỡ người con trai mơ ước... Giây lát, cuộc chen bỗng im phắc, người người chắp tay cầu khấn thần linh: "Lạy thánh mớ bái, xin phù hộ cho xóm làng già mạnh khoẻ, trẻ bình yên..."
    Cuộc rước lại tiến hành trong trống rong cờ mở, đi quanh làng trong ánh xuân tươi rói, bất chấp năm nắng hay năm mưa. Nhưng rồi đột nhiên cuộc chen lại tái diễn, lúc này ngược lại, gái chen trai chứ không phải trai chen gái, bà già chen ông già, nữ tú chen nam thanh, chị trung niên chen anh lực điền... trong tiếng cười hả hê, vui thích.
    Lúc sau, đám rước tiếp tục như không hề xảy ra chuyện gì cho đến khi đám rước dừng chân kết thúc. Nhưng không đâu, lúc này cuộc chen lần thứ ba lại nổ ra như sấm sét. Đó là lúc phái nữ của cả làng đi tìm khách đàn ông đến dự hội mà chen... Khách trốn vào nhà cũng bị lôi ra, trèo lên cây cũng bị lôi xuống, rách khăn toạc áo cũng mặc, cứ chen ra sân ra đường, ra đình ra miếu... ra nơi nào tuỳ ý. Đáng chú ý là các cô gái vào nhà ai đang có khách, đều lễ phép thưa gửi với chủ nhà trước đã, rồi mới kéo khách ra để chen; chen trong cái thế chủ động mà lễ phép, chen trong niềm hân hoan của người chen và người được chen... Sôi động xóm làng, không ai, không gì ngăn được.
    Mấy ngày sau đó, đám tế lễ vẫn được tiến hành như thường lệ tại đền thờ Nam Thần gọi là Đống Vành. Và lần này các cuộc chen lại tái diễn, lúc gái chen nam, rồi nam chen nữ, rồi nữ làng chen khách thập phương là nam giới... cho đến đêm rằm, cuộc tế lễ và rước thần kết thúc tại miếu nữ thần... thì còn thêm tục tắt đèn, giống như đêm rã đám làng La trong câu ca dao: Bơi Đăm rước Giá Hội Thày - Vui thì vui vậy chẳng tầy rã La...
    Tắt đèn bao lâu, tàn một tuần nhang chăng, những gì rì rầm, sống động trong bóng tối đầy khí dương hoà xuân mới, chúng ta sinh sau, chỉ tưởng tượng chứ không kịp dự... nhưng có cụ kể lại rằng những đêm tắt đèn ấy, nhỡ ra có ai nên vợ nên chồng sớm thì làng cũng không ngả vạ, mà còn giảm một nửa số tiền nộp treo cho làng, như ngầm nói đó là do thánh thần phù hộ xe duyên... Tương truyền thần Nữ và thần Nam của làng muốn tục lệ ấy được diễn ra, có thế làng mới làm ăn yên ổn.
    Hơn nửa thế kỷ nay, tục CHEN gần như đã mất. Nay cũng chưa ai nghĩ đến chuyện phục hồi, bởi phong tục và nếp sống đã khác xưa nhiều lắm. Phục hồi một phong tục không dễ chút nào. Nhắc lại một nét xưa để ta thấy thêm một điều dân tộc ta cũng trữ tình, dí dỏm, yêu đời, lãng mạn lắm đấy chứ. Và có lẽ nó cũng là tàn dư của những tục lệ thờ phồn thực, thờ Linga, múa tùng hoặc, tế nõn nường... cầu mong sinh sôi để duy trì và phát huy nòi giống
    Quê hương của 8 triều Vua Lý - Tỉnh Bắc Ninh

    Đình Bảng - Bắc Ninh
    Ðình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh - vùng kinh bắc (xưa là Hương Diên Uẩn- Châu Cổ Pháp) mới thực sự là vùng đất được coi là "địa linh nhân kiệt" đích thực. Lý Công Uẩn - một ông vua anh minh, văn võ song toàn, đã dựng nghiệp nhà Lý, trị vì đất nước qua 8 triều vua với gần 216 năm (1009- 1225), đặt tên nước là Ðại Việt, lập nên kinh đô Thăng Long. Qua gần 100 năm Thăng Long xưa và Hà Nội hôm nay đã trở thành một thủ đô anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, "thành phố vì hoà bình" duy nhất ở vùng Ðông Nam châu á, do tổ chức UNESCO thế giới phong tặng.
    Ðình Bảng - Tiên Sơn - Bắc Ninh, vùng văn hoá đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp từ xưa, cách thủ đô Hà Nội và thị xã Bắc Ninh chừng gần 20km, trên đường quốc lộ 1A. Khu vực đền Ðô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Ðền Ðô thờ 8 vị vua nhà Lý. Ông vua đầu tiên là Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ 1009 - 1028). Sau đó là các triều vua tiếp theo: Lý Thái Tông (1028- 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông (1210 - 1224).
    Lý Thái Tổ lập ra triều Lý, quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào mùa thu năm Tuất- 1010. Lý Thánh Tông (đời vua thứ ba của triều Lý) - đặt ra quốc hiệu Việt Nam là Ðại Việt (có ý ngang hàng với nhà nước Ðại Tống - Trung Quốc). Năm 1070 lập ra Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường Ðại học đầu tiên ở Việt Nam, một trong số ít quốc gia có trường Ðại học sớm nhất thế giới. Lý Nhân Tông (đời vua thứ tư) của nhà Lý, một vị vua xuất chúng. Ðặc biệt là cả 8 triều vua đều mất và mai táng ở Thọ Lăng, Thiên Ðức, hương Cổ Pháp, cách đền Ðô không xa.
    Khu di tích đền Ðô có diện tích 31.250 m2, với trên 20 hạng mục công trình gồm: đền thờ, nhà tiền tế, phương đình, nhà bia, nhà để kiệu, nhà để ngựa thờ, cửa rồng, thuỷ đình, văn chỉ, võ chỉ... Nhà thuỷ đình đền Ðô xưa đã được ngân hàng Ðông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng, nhưng cũng chính nhà thuỷ đinh ấy lại bị thực dân Pháp phá huỷ hoàn toàn cùng với quần thể kiến trúc đền Ðô vào năm 1952 trong một trận càn quét "đốt sạch, phá sạch"!
    Ðến thăm quê hương nhà Lý ta còn được chiêm ngưỡng phong cảnh đồng quê tiêu biểu vùng kinh Bắc, thăm các di tích lịch sử- văn hoá như Chùa Cổ Pháp, chùa Kim Ðài là một trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII và đình làng Ðình Bảng- một tác phẩm kiến trúc độc đáo được xây dựng đầu thế kỷ XVIII; tháp Lý Khánh Văn tưởng niệm người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; thăm Thọ lăng Thiên Ðức, một khu lăng khiêm tốn giản dị- nơi yên nghỉ của các đời vua nhà Lý...
    Lễ hội đền Ðô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15/3) năm Tuất- 1010). Lễ hội đền Ðô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục đẹp được nhân dân Ðình Bảng gìn giữ. Lễ hội đền Ðô được nhân dân cả nước hưởng ứng, nhiều khách nước ngoài cũng đến dự và để lại những ấn tượng tốt đẹp.
    Ðình Bảng còn là quê hương của truyền thống Cách mạng. Hội nghị Trung ương, Hội nghị Thường vụ Ban chấp hành Trung ương cũng từng họp tại làng Ðình Bảng- một trong những nơi họp bí mật, cận kề với cơ quan đầu não của thực dân Pháp để quyết định vận mệnh của đất nước vào năm 1945. Sau khi nhà nước Việt Nam độc lập (9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm quê hương nhà Lý.
    Ðình Bảng- Tiên Sơn- Bắc Ninh, quê hương của các vị vua triều Lý lại là một vùng quê trù phú, có truyền thống cách mạng sẽ là một điểm đến lý tưởng cho du khách mỗi khi tới Thủ đô.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  3. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    [red]Hội Chen - Bắc Ninh


    Làng Ngà, một tên nôm của làng Nga Hoàng, Quế Võ, trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc Bắc Ninh, không biết từ bao giờ, cứ mùng 6 tháng giêng làm lễ rước thần, thế nào cũng có Hội Chen[/red]
    Đám rước bắt đầu từ miếu thờ nữ thần Linh Sơn Mỵ Nương (riêng cái tên Mỵ Nương làm ta liên tưởng đến thời Hùng Vương, có nhiều nhân vật mang tên này và làm ta có cớ để nghĩ Hội Chen này ra đời đã lâu. Giữa lúc nghiêm trang nhất, quan chủ tế, bồi tế, ông già bà cả cầu thần khấn niệm đầy thành kính, thì không hiểu từ một góc khuất nào bỗng nổi lên ồn ào. Thì ra việc CHEN bắt đầu. Đó là lúc đàn ông, con trai, thanh niên, cả ông già đổ xô đến chỗ phụ nữ, con gái, cả các bà già, thiếu nữ đứng, mà chen vai thích cánh. Họ xô đẩy nhau, giằng co nhau, lẫn lộn vào nhau, bật nhau ra một góc giếng hay bờ tường, gốc cây hay lối rẽ... Nhưng tất cả chỉ có tiếng cười như một thứ nhạc nền hiện đại mà không hề có tiếng la ó tục tằn. Cứ như là đã có sự sắp đặt, hẹn hò từ trước, dưới bàn tay một đạo diễn vô hình, và nếu có thì người đạo diễn ấy chính là con tim, là tình yêu, là sự kết đoàn, là hoà hợp, vui vẻ, là tâm linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, âm dương kết hợp, làng xóm tươi vui... Cuộc chen xảy ra như một cơn giông vội vã, biết đâu, chỗ nào, ai kia, bàn tay chẳng chạm sát, hương má hồng ửng đỏ chẳng kề bên tấm vai vạm vỡ người con trai mơ ước... Giây lát, cuộc chen bỗng im phắc, người người chắp tay cầu khấn thần linh: "Lạy thánh mớ bái, xin phù hộ cho xóm làng già mạnh khoẻ, trẻ bình yên..."
    Cuộc rước lại tiến hành trong trống rong cờ mở, đi quanh làng trong ánh xuân tươi rói, bất chấp năm nắng hay năm mưa. Nhưng rồi đột nhiên cuộc chen lại tái diễn, lúc này ngược lại, gái chen trai chứ không phải trai chen gái, bà già chen ông già, nữ tú chen nam thanh, chị trung niên chen anh lực điền... trong tiếng cười hả hê, vui thích.
    Lúc sau, đám rước tiếp tục như không hề xảy ra chuyện gì cho đến khi đám rước dừng chân kết thúc. Nhưng không đâu, lúc này cuộc chen lần thứ ba lại nổ ra như sấm sét. Đó là lúc phái nữ của cả làng đi tìm khách đàn ông đến dự hội mà chen... Khách trốn vào nhà cũng bị lôi ra, trèo lên cây cũng bị lôi xuống, rách khăn toạc áo cũng mặc, cứ chen ra sân ra đường, ra đình ra miếu... ra nơi nào tuỳ ý. Đáng chú ý là các cô gái vào nhà ai đang có khách, đều lễ phép thưa gửi với chủ nhà trước đã, rồi mới kéo khách ra để chen; chen trong cái thế chủ động mà lễ phép, chen trong niềm hân hoan của người chen và người được chen... Sôi động xóm làng, không ai, không gì ngăn được.
    Mấy ngày sau đó, đám tế lễ vẫn được tiến hành như thường lệ tại đền thờ Nam Thần gọi là Đống Vành. Và lần này các cuộc chen lại tái diễn, lúc gái chen nam, rồi nam chen nữ, rồi nữ làng chen khách thập phương là nam giới... cho đến đêm rằm, cuộc tế lễ và rước thần kết thúc tại miếu nữ thần... thì còn thêm tục tắt đèn, giống như đêm rã đám làng La trong câu ca dao: Bơi Đăm rước Giá Hội Thày - Vui thì vui vậy chẳng tầy rã La...
    Tắt đèn bao lâu, tàn một tuần nhang chăng, những gì rì rầm, sống động trong bóng tối đầy khí dương hoà xuân mới, chúng ta sinh sau, chỉ tưởng tượng chứ không kịp dự... nhưng có cụ kể lại rằng những đêm tắt đèn ấy, nhỡ ra có ai nên vợ nên chồng sớm thì làng cũng không ngả vạ, mà còn giảm một nửa số tiền nộp treo cho làng, như ngầm nói đó là do thánh thần phù hộ xe duyên... Tương truyền thần Nữ và thần Nam của làng muốn tục lệ ấy được diễn ra, có thế làng mới làm ăn yên ổn.
    Hơn nửa thế kỷ nay, tục CHEN gần như đã mất. Nay cũng chưa ai nghĩ đến chuyện phục hồi, bởi phong tục và nếp sống đã khác xưa nhiều lắm. Phục hồi một phong tục không dễ chút nào. Nhắc lại một nét xưa để ta thấy thêm một điều dân tộc ta cũng trữ tình, dí dỏm, yêu đời, lãng mạn lắm đấy chứ. Và có lẽ nó cũng là tàn dư của những tục lệ thờ phồn thực, thờ Linga, múa tùng hoặc, tế nõn nường... cầu mong sinh sôi để duy trì và phát huy nòi giống
    Quê hương của 8 triều Vua Lý - Tỉnh Bắc Ninh

    Đình Bảng - Bắc Ninh
    Ðình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh - vùng kinh bắc (xưa là Hương Diên Uẩn- Châu Cổ Pháp) mới thực sự là vùng đất được coi là "địa linh nhân kiệt" đích thực. Lý Công Uẩn - một ông vua anh minh, văn võ song toàn, đã dựng nghiệp nhà Lý, trị vì đất nước qua 8 triều vua với gần 216 năm (1009- 1225), đặt tên nước là Ðại Việt, lập nên kinh đô Thăng Long. Qua gần 100 năm Thăng Long xưa và Hà Nội hôm nay đã trở thành một thủ đô anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, "thành phố vì hoà bình" duy nhất ở vùng Ðông Nam châu á, do tổ chức UNESCO thế giới phong tặng.
    Ðình Bảng - Tiên Sơn - Bắc Ninh, vùng văn hoá đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp từ xưa, cách thủ đô Hà Nội và thị xã Bắc Ninh chừng gần 20km, trên đường quốc lộ 1A. Khu vực đền Ðô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Ðền Ðô thờ 8 vị vua nhà Lý. Ông vua đầu tiên là Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ 1009 - 1028). Sau đó là các triều vua tiếp theo: Lý Thái Tông (1028- 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông (1210 - 1224).
    Lý Thái Tổ lập ra triều Lý, quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào mùa thu năm Tuất- 1010. Lý Thánh Tông (đời vua thứ ba của triều Lý) - đặt ra quốc hiệu Việt Nam là Ðại Việt (có ý ngang hàng với nhà nước Ðại Tống - Trung Quốc). Năm 1070 lập ra Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường Ðại học đầu tiên ở Việt Nam, một trong số ít quốc gia có trường Ðại học sớm nhất thế giới. Lý Nhân Tông (đời vua thứ tư) của nhà Lý, một vị vua xuất chúng. Ðặc biệt là cả 8 triều vua đều mất và mai táng ở Thọ Lăng, Thiên Ðức, hương Cổ Pháp, cách đền Ðô không xa.
    Khu di tích đền Ðô có diện tích 31.250 m2, với trên 20 hạng mục công trình gồm: đền thờ, nhà tiền tế, phương đình, nhà bia, nhà để kiệu, nhà để ngựa thờ, cửa rồng, thuỷ đình, văn chỉ, võ chỉ... Nhà thuỷ đình đền Ðô xưa đã được ngân hàng Ðông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng, nhưng cũng chính nhà thuỷ đinh ấy lại bị thực dân Pháp phá huỷ hoàn toàn cùng với quần thể kiến trúc đền Ðô vào năm 1952 trong một trận càn quét "đốt sạch, phá sạch"!
    Ðến thăm quê hương nhà Lý ta còn được chiêm ngưỡng phong cảnh đồng quê tiêu biểu vùng kinh Bắc, thăm các di tích lịch sử- văn hoá như Chùa Cổ Pháp, chùa Kim Ðài là một trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII và đình làng Ðình Bảng- một tác phẩm kiến trúc độc đáo được xây dựng đầu thế kỷ XVIII; tháp Lý Khánh Văn tưởng niệm người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; thăm Thọ lăng Thiên Ðức, một khu lăng khiêm tốn giản dị- nơi yên nghỉ của các đời vua nhà Lý...
    Lễ hội đền Ðô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15/3) năm Tuất- 1010). Lễ hội đền Ðô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục đẹp được nhân dân Ðình Bảng gìn giữ. Lễ hội đền Ðô được nhân dân cả nước hưởng ứng, nhiều khách nước ngoài cũng đến dự và để lại những ấn tượng tốt đẹp.
    Ðình Bảng còn là quê hương của truyền thống Cách mạng. Hội nghị Trung ương, Hội nghị Thường vụ Ban chấp hành Trung ương cũng từng họp tại làng Ðình Bảng- một trong những nơi họp bí mật, cận kề với cơ quan đầu não của thực dân Pháp để quyết định vận mệnh của đất nước vào năm 1945. Sau khi nhà nước Việt Nam độc lập (9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm quê hương nhà Lý.
    Ðình Bảng- Tiên Sơn- Bắc Ninh, quê hương của các vị vua triều Lý lại là một vùng quê trù phú, có truyền thống cách mạng sẽ là một điểm đến lý tưởng cho du khách mỗi khi tới Thủ đô.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  4. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    Cổng làng Thổ Hà - Bắc Giang

    Cổng làng Thổ Hà
    Thổ Hà là một làng quê đẹp, nằm bên con sông Cầu, nổi tiếng bởi làng nghề gốm. Cách cổng làng không xa, có ngôi đình cổ được dựng vào đời Lê Hy Tông (1692) trên khu đất rộng 3.000m2, có nhiều cây cổ thụ, thuộc huyện Việt Yên.
    Kiến trúc theo kiểu chữ công, tòa bái đường dài 27 mét, rộng 16 mét, nền cao 0,5 mét, xung quanh bó đá tảng xanh. Mái lợp ngói mũi hài, to bản, 4 góc là những đầu đao cong vút.
    [​IMG]
    Rượu Làng Vân - Đặc sản ẩm thực tỉnh Bắc Giang


    Có một trạng thái tâm hồn mà một bộ phận nhân loại cố tránh không đụng đến, đấy là nỗi buồn. Người ta biết nó có nhưng tránh không nói đến vì ngại rằng nỗi buồn sẽ kéo theo nó những sức mạnh tác hại khác của tâm hồn mà người ta không kiểm soát nổi. Giống như trong khoa khảo cổ học ngày nay, có những mục tiêu mà người ta không dám đào bới, vì ngại rằng những phương pháp hiện có sẽ không đủ sức để bảo quản nhiều thứ cổ vật một khi khai quật lên. Thảng hoặc, người ta tin rằng có thể huy động để thay thế vào đó những sức mạnh có phẩm chất khác của tâm hồn, ví dụ như lý trí, khoa học... ấy là thời kỳ cổ điển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
    Đến một thời kỳ, người ta khước từ những biện pháp phòng ngự nói trên và cố gắng tấn công vào nỗi buồn. Đó chính là chủ nghĩa lãng mạn. Người ta coi nỗi buồn là một thứ thành lũy không phá nổi một đạo quân trùng điệp vây phủ tâm hồn; thậm chí người ta đem nỗi buồn ra làm cái bẫy để đánh đố nhau:
    Hành nhân hạ xứ tận tiêu hồn ?
    Lâu thượng hoàng hôn
    Mã thượng hoàng hôn
    Tạm dịch:
    - ở nơi đâu người lữ hành thấy buồn đứt ruột ?
    Hoàng hôn trên lầu
    Hoàng hôn trên ngựa
    Cuối cùng thì người ta cũng tìm ra vũ khí thích hợp để tấn công, ấy là rượu.
    Dục phá sầu thành tu dụng tửu, dịch nghĩa là: Muốn phá thần sầu, nên dùng rượu
    Còn con người thất bại Cao Bá Quát thì nghe nói đã đề trên bình rượu độc ẩm của ông một câu hỏi : Dữ nhỉ đồng tiêu vạn cổ sầu ? (nghĩa là : cùng với mày, ta tiêu tán nỗi buồn ngàn năm).
    Tôi đã tham dự những cuộc rượu bè bạn ở những bản thượng Trường Sơn. ở đó, có lúc cả bốn bàn tay thi nhau nâng lấy bát rượu bị từ chối và tôi tự hỏi : Cuộc giao lưu nào đã đem đến cho họ một cử chỉ đẹp đến như thế ?
    Tôi không cổ vũ cho sự uống rượu, nhưng cũng không chủ trương lấy nước lã thay rượu khi có bạn đến chơi nhà. Vấn đề là nhận thức cho đúng cái ngưỡng của sự vật : thái quá hay bất cập đều là phi - văn hóa. Văn hóa, đó chính là cái ngưỡng của sự vật.
    Tôi không khuyến khích sự uống rượu, nhưng tôi cũng không muốn bỏ lỡ một cơ hội nào của sự giao lưu. Huống chi lần này có người quen của Thái Bá Vân, bạn thân của tôi lên Hà Nội mời; và mời đến một ngôi làng danh tiếng gọi là làng Vân.
    Rượu làng Vân rất nổi tiếng, và hình như bay khắp một dải lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi xuống một chiếc thuyền, và để khỏi bị lầy lội, tôi tháo cả giày ra xách tay. Nào ngờ, khi tôi tháo giày xong vừa ngẩng lên thì con thuyền đã đến chân thềm của một ngôi nhà.
    Làng Vân bị vây bọc quanh bởi nhiều con sông; và tôi nghĩ rằng đấy là một thế đất cần thiết cho sự giữ bí quyết, bởi vì cho đến nay, chưa ai bắt chước được rượu làng Vân cả. Một đoàn những cụ già y phục dáng lễ hội đứng chờ chúng tôi, vẽ thành một hàng dài vui mắt ngay trên nền chiếu hoa trải thành hai hàng trên thềm nhà; trên đó bày đủ các thức ăn để nguội chừng đã lâu do chúng tôi đến trễ. Chúng tôi rủ nhau ngồi xuống chiếu trước những chai rượu Vân trong suốt. Một người nhà bưng ra những chiếc mâm đồng vàng ánh như còn mới, trên đó có chạm hoa văn nhỏ bằng đầu kim găm, lấm chấm phủ kín cả mặt đồng. Trong mỗi mâm có một cụ già bê từng món thức ăn đặt lên mâm đồng và hạ thấp ngọn măng sông xuống (bây giờ tôi mới để ý rằng căn nhà được thắp sáng bằng đèn măng sông). Bóng tối trở nên đậm đặc hơn, và tôi không biết chủ nhà đang bày ra trò vui nào đây. Cụ già quay lại lấy một chai rượu Vân chừng một lít đổ đầy mặt đồng và châm lửa, hóa ra đó là một cách hâm thức ăn. Khoảng một tiếng, ánh lửa bốc thành ngọn đồng loạt trên những chiếc mâm đồng; ngọn lửa len lỏi qua những bát thức ăn vẽ thành những lượn sóng màu xanh biếc trên mặt thực khách. Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối; trông nó giống như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng trong đêm thẳm của lịch sử nhân loại. Cảm giác đằm thắm ấy kéo dài trong khoảnh khắc. Và trong không gian mà nó tạo dựng lên, tôi nghe tỏa lan một giai điệu quan họ, và "người ở đừng về" đã nói với tôi một điều gì đó, giống như một điều nguồn cội thuộc văn hóa dân tộc. Mãi cho đến lúc ánh đèn bừng sáng lên gương mặt của mọi người. Tôi ngoảnh lại nhìn. Họ đến từ bao giờ mà đông thế, những người lớn tuổi ngồi dựa tường, dựa cột im như tượng, như thể là lần đầu họ được nghe. Được nghe hát quan họ. Và những người trẻ thì hát, như thể là lần đầu tiên họ biết trao duyên với cuộc đời. Tôi tiêm nhiễm "Văn hóa làng Vân" từ dạo ấy. Sao lại có một kiểu dân cư trong sáng và vui đến vậy?! Vâng, tôi đã từng về thăm vùng quê quan họ này, dự lễ hội "đón bạn" của những người quan họ. Cảm giác đầu xuân tràn ngập cả tâm hồn tôi, lúc buổi sáng, tôi từ "nhà khách" mang thau ra giếng rửa mặt. Bỗng nhiên, từ một ngôi nhà hai tầng ở giữa đồng lúa, một đàn con gái cũng thong thả kéo ra giếng. Họ ồn ào, bạo dạn và cô nào cô ấy trông đẹp như tranh tố nữ; nghĩa là họ đẹp theo cách "con mắt lá răm, lông mày lá liễu mũi giọt mật, mặt trái xoan, cằm trái xoan, cổ cao ba ngấn, thắt đáy lưng ong" ...Tôi hỏi :
    - Có phải đêm qua các cô vừa hát quan họ đón bạn ngày xuân đó chăng?
    - Không
    Chúng em là cán bộ trường Công đoàn Hà Bắc đấy chứ ! - Một cô đáp.
    Gớm! Con gái vùng Tiên Du, Tiên Sơn này đẹp thực, cán bộ công đoàn mà mình cứ tưởng như đội văn công quan họ! "Người ơi, người ở đừng về..." Vâng, vâng trong bấy nhiêu năm, tôi đã canh cánh bên lòng cảm giác trĩu nặng về cái đêm quan họ ấy : từ một cánh rừng miền Nam tôi đã về đây, và câu hát làm tôi muốn về thêm một lần nữa...

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  5. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    Cổng làng Thổ Hà - Bắc Giang

    Cổng làng Thổ Hà
    Thổ Hà là một làng quê đẹp, nằm bên con sông Cầu, nổi tiếng bởi làng nghề gốm. Cách cổng làng không xa, có ngôi đình cổ được dựng vào đời Lê Hy Tông (1692) trên khu đất rộng 3.000m2, có nhiều cây cổ thụ, thuộc huyện Việt Yên.
    Kiến trúc theo kiểu chữ công, tòa bái đường dài 27 mét, rộng 16 mét, nền cao 0,5 mét, xung quanh bó đá tảng xanh. Mái lợp ngói mũi hài, to bản, 4 góc là những đầu đao cong vút.
    [​IMG]
    Rượu Làng Vân - Đặc sản ẩm thực tỉnh Bắc Giang


    Có một trạng thái tâm hồn mà một bộ phận nhân loại cố tránh không đụng đến, đấy là nỗi buồn. Người ta biết nó có nhưng tránh không nói đến vì ngại rằng nỗi buồn sẽ kéo theo nó những sức mạnh tác hại khác của tâm hồn mà người ta không kiểm soát nổi. Giống như trong khoa khảo cổ học ngày nay, có những mục tiêu mà người ta không dám đào bới, vì ngại rằng những phương pháp hiện có sẽ không đủ sức để bảo quản nhiều thứ cổ vật một khi khai quật lên. Thảng hoặc, người ta tin rằng có thể huy động để thay thế vào đó những sức mạnh có phẩm chất khác của tâm hồn, ví dụ như lý trí, khoa học... ấy là thời kỳ cổ điển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
    Đến một thời kỳ, người ta khước từ những biện pháp phòng ngự nói trên và cố gắng tấn công vào nỗi buồn. Đó chính là chủ nghĩa lãng mạn. Người ta coi nỗi buồn là một thứ thành lũy không phá nổi một đạo quân trùng điệp vây phủ tâm hồn; thậm chí người ta đem nỗi buồn ra làm cái bẫy để đánh đố nhau:
    Hành nhân hạ xứ tận tiêu hồn ?
    Lâu thượng hoàng hôn
    Mã thượng hoàng hôn
    Tạm dịch:
    - ở nơi đâu người lữ hành thấy buồn đứt ruột ?
    Hoàng hôn trên lầu
    Hoàng hôn trên ngựa
    Cuối cùng thì người ta cũng tìm ra vũ khí thích hợp để tấn công, ấy là rượu.
    Dục phá sầu thành tu dụng tửu, dịch nghĩa là: Muốn phá thần sầu, nên dùng rượu
    Còn con người thất bại Cao Bá Quát thì nghe nói đã đề trên bình rượu độc ẩm của ông một câu hỏi : Dữ nhỉ đồng tiêu vạn cổ sầu ? (nghĩa là : cùng với mày, ta tiêu tán nỗi buồn ngàn năm).
    Tôi đã tham dự những cuộc rượu bè bạn ở những bản thượng Trường Sơn. ở đó, có lúc cả bốn bàn tay thi nhau nâng lấy bát rượu bị từ chối và tôi tự hỏi : Cuộc giao lưu nào đã đem đến cho họ một cử chỉ đẹp đến như thế ?
    Tôi không cổ vũ cho sự uống rượu, nhưng cũng không chủ trương lấy nước lã thay rượu khi có bạn đến chơi nhà. Vấn đề là nhận thức cho đúng cái ngưỡng của sự vật : thái quá hay bất cập đều là phi - văn hóa. Văn hóa, đó chính là cái ngưỡng của sự vật.
    Tôi không khuyến khích sự uống rượu, nhưng tôi cũng không muốn bỏ lỡ một cơ hội nào của sự giao lưu. Huống chi lần này có người quen của Thái Bá Vân, bạn thân của tôi lên Hà Nội mời; và mời đến một ngôi làng danh tiếng gọi là làng Vân.
    Rượu làng Vân rất nổi tiếng, và hình như bay khắp một dải lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi xuống một chiếc thuyền, và để khỏi bị lầy lội, tôi tháo cả giày ra xách tay. Nào ngờ, khi tôi tháo giày xong vừa ngẩng lên thì con thuyền đã đến chân thềm của một ngôi nhà.
    Làng Vân bị vây bọc quanh bởi nhiều con sông; và tôi nghĩ rằng đấy là một thế đất cần thiết cho sự giữ bí quyết, bởi vì cho đến nay, chưa ai bắt chước được rượu làng Vân cả. Một đoàn những cụ già y phục dáng lễ hội đứng chờ chúng tôi, vẽ thành một hàng dài vui mắt ngay trên nền chiếu hoa trải thành hai hàng trên thềm nhà; trên đó bày đủ các thức ăn để nguội chừng đã lâu do chúng tôi đến trễ. Chúng tôi rủ nhau ngồi xuống chiếu trước những chai rượu Vân trong suốt. Một người nhà bưng ra những chiếc mâm đồng vàng ánh như còn mới, trên đó có chạm hoa văn nhỏ bằng đầu kim găm, lấm chấm phủ kín cả mặt đồng. Trong mỗi mâm có một cụ già bê từng món thức ăn đặt lên mâm đồng và hạ thấp ngọn măng sông xuống (bây giờ tôi mới để ý rằng căn nhà được thắp sáng bằng đèn măng sông). Bóng tối trở nên đậm đặc hơn, và tôi không biết chủ nhà đang bày ra trò vui nào đây. Cụ già quay lại lấy một chai rượu Vân chừng một lít đổ đầy mặt đồng và châm lửa, hóa ra đó là một cách hâm thức ăn. Khoảng một tiếng, ánh lửa bốc thành ngọn đồng loạt trên những chiếc mâm đồng; ngọn lửa len lỏi qua những bát thức ăn vẽ thành những lượn sóng màu xanh biếc trên mặt thực khách. Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối; trông nó giống như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng trong đêm thẳm của lịch sử nhân loại. Cảm giác đằm thắm ấy kéo dài trong khoảnh khắc. Và trong không gian mà nó tạo dựng lên, tôi nghe tỏa lan một giai điệu quan họ, và "người ở đừng về" đã nói với tôi một điều gì đó, giống như một điều nguồn cội thuộc văn hóa dân tộc. Mãi cho đến lúc ánh đèn bừng sáng lên gương mặt của mọi người. Tôi ngoảnh lại nhìn. Họ đến từ bao giờ mà đông thế, những người lớn tuổi ngồi dựa tường, dựa cột im như tượng, như thể là lần đầu họ được nghe. Được nghe hát quan họ. Và những người trẻ thì hát, như thể là lần đầu tiên họ biết trao duyên với cuộc đời. Tôi tiêm nhiễm "Văn hóa làng Vân" từ dạo ấy. Sao lại có một kiểu dân cư trong sáng và vui đến vậy?! Vâng, tôi đã từng về thăm vùng quê quan họ này, dự lễ hội "đón bạn" của những người quan họ. Cảm giác đầu xuân tràn ngập cả tâm hồn tôi, lúc buổi sáng, tôi từ "nhà khách" mang thau ra giếng rửa mặt. Bỗng nhiên, từ một ngôi nhà hai tầng ở giữa đồng lúa, một đàn con gái cũng thong thả kéo ra giếng. Họ ồn ào, bạo dạn và cô nào cô ấy trông đẹp như tranh tố nữ; nghĩa là họ đẹp theo cách "con mắt lá răm, lông mày lá liễu mũi giọt mật, mặt trái xoan, cằm trái xoan, cổ cao ba ngấn, thắt đáy lưng ong" ...Tôi hỏi :
    - Có phải đêm qua các cô vừa hát quan họ đón bạn ngày xuân đó chăng?
    - Không
    Chúng em là cán bộ trường Công đoàn Hà Bắc đấy chứ ! - Một cô đáp.
    Gớm! Con gái vùng Tiên Du, Tiên Sơn này đẹp thực, cán bộ công đoàn mà mình cứ tưởng như đội văn công quan họ! "Người ơi, người ở đừng về..." Vâng, vâng trong bấy nhiêu năm, tôi đã canh cánh bên lòng cảm giác trĩu nặng về cái đêm quan họ ấy : từ một cánh rừng miền Nam tôi đã về đây, và câu hát làm tôi muốn về thêm một lần nữa...

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  6. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bánh khoai đê đê...............cái món nè ăn thì có caan..........
    Bánh khoai Thị Cầu - Tỉnh Bắc Ninh


    Trong những mâm cỗ ba tầng của vùng Thị Cầu đất Kinh Bắc có một món ăn tráng miệng rất ngon, đó là bánh khoai. Bánh khoai Thị Cầu được làm rất công phu, qua nhiều công đoạn với nguyên liệu chính là khoai sọ và nếp cái hoa vàng. Bánh khoai Thị Cầu có từ xa xưa và nay chỉ còn rất ít người biết làm món ăn này
    Nói về văn hóa ẩm thực ở đất Kinh Bắc, từ cổ chí kim, trước tiên người ta thường kể đến cỗ. Cỗ thì phải khác với bữa ăn bình thường. Vùng Kinh Bắc nói chung và Thị Cầu nói riêng, xưa thường tổ chức thi nấu cỗ trong các ngày hội làng. Cỗ Thị Cầu từ xưa đã nổi tiếng là to và ngon nhất nhì trong vùng Kinh Bắc: cỗ được bày, xếp thành ba tầng thỏa lòng thực khách, có nhiều món ăn ngon và quý như các loại giò, nem, chả, nộm chua ngọt; các món thịt gà, thịt lợn quay bỏ lò giòn bì cùng các món ăn quý khác mang đủ năm vị ngon, ngọt, bùi, chua, cay, thỏa mãn vị giác của thực khách.
    Thưởng thức cỗ ở Thị Cầu đặc biệt hơn ở các nơi khác là quý khách được tráng miệng đặc sản Bánh khoai ngọt bùi, sau một bữa ăn đậm đà bản sắc quê hương.
    Sao lại gọi là bánh khoai? Bánh khoai Thị Cầu đây không phải là bánh khoai sọ đang bày bán thường ngày (đó là bánh được làm bằng củ khoai sọ cắt lát mỏng trộn với bột tẻ có nhân thịt mỡ, đỗ xanh, bánh gói lá dong như bánh tẻ, bánh giò... thuộc loại bánh quà chợ). Bánh khoai Thị Cầu, được chế biến với một quy trình kỹ thuật đặc biệt như một nghề có bí quyết điêu luyện tới mức nghệ thuật. Nhờ vậy bánh khoai mới hấp dẫn với tất cả quý khách ở mọi lứa tuổi.
    Để giới thiệu với bạn đọc về bánh khoai Thị Cầu, tôi tìm gặp cụ Đỗ Hữu Lâm ở xóm Đồng, Thị Cầu. Cụ Lâm đã 77 tuổi, cụ là một chuyên gia làm bánh khoai Thị Cầu. Cụ Lâm vui vẻ tiếp chuyện tôi, sau khi cụ hiểu rằng tôi chỉ tìm hiểu để viết giới thiệu đặc sản bánh khoai Thị Cầu, vẻ đẹp của nó trong văn hóa ẩm thực của quê hương Thị Cầu, chứ không phải tôi học nghề làm bánh khoai độc nhất vô nhị của cụ. Cụ Lâm cho tôi hay, nghề làm bánh khoai Thị Cầu có từ xa xưa, đến nay chỉ còn độ năm, sáu nhà mà thôi.
    Để làm bánh khoai, có đủ nguyên liệu còn phải có kỹ thuật, kinh nghiệm lâu năm về thời tiết, mùa vụ nữa mới thành công. Bánh thường được làm vào mùa thu đông. Nguyên liệu để làm bánh gồm có khoai sọ (chọn nhánh thứ 2 và thứ 3); gạo nếp cái hoa vàng, đường kính trắng, rượu trắng, bột săm bết, nước cây vông vang, quả gấc đỏ, quả giành giành, thông bấc (vị thuốc bắc có tên là Thông thủy thảo), vị bắc này được coi là bí quyết của bánh khoai Thị Cầu. Thông thủy thảo được luyện hòa nhuyễn trong bột bánh, vị thuốc này tạo cho bánh có độ liên kết, nở xốp nhẹ, dễ tan khi ăn. Kỹ thuật chế biến bánh khoai Thị Cầu còn được coi như nghệ thuật, mỗi mẻ bánh, người ta chọn mười cân nếp cái hoa vàng đãi sạch, ngâm qua một đêm, vớt gạo để ráo nước, gạo được đồ xôi hai lần. Sau lần đồ thứ nhất, xôi được vẩy trộn đều hai bát nước cây vông vang (nước vông vang thấm vào gạo tạo cho bánh độ bóng, mượt mà) vì bánh không thể dùng mỡ lợn bảo quản có mùi khét. Trộn xôi với 100 gam đường kính trắng, độ một phần ba lít rượu trắng (rượu trắng sẽ làm tăng độ nở và tạo nên mùi vị thơm ngây ngất của bánh); nửa thìa bột săm bết nhằm bảo quản bánh được lâu. Người ta cho mầu đỏ của gấc và mầu vàng của quả giành giành làm cho bánh có mầu sắc đẹp...
    Các nguyên liệu trên được hòa trộn, tẩm ướp vào gạo rồi mới cho vào chõ xôi. Xôi được đồ hai lần cho kỹ. Với 3.000 gam khoai sọ được luộc, bóc vỏ, cộng với xôi đã được đồ hai lần ở trên, đem chia làm 5 cối, mỗi cối chỉ giã được 2 kg mà thôi.
    Cối và chày để giã bánh là loại chày cối được dùng để giã bánh dày xưa kia. Đó là cối đá xanh loại to, chày làm bằng gỗ có chiều dài độ một mét rưỡi, có thắt ở giữa cho dễ cầm tay để giã bánh. Người giã bánh cũng phải có sức khỏe và tay nghề mới có thể cầm chày đứng giã liên tục 5 cối bánh khi xôi còn đang nóng dẻo. Người giã bánh phải vừa đâm chày thật mạnh vào cối bánh vừa phải xoay chày mới có thể rút chày ra khỏi cối bánh đang có độ dính cao, rồi lại nhịp nhàng giã tiếp cho tới khi bánh nhuần nhuyễn có độ bóng mượt. Sau đó, bột bánh được cán trên mặt bàn đã được trải bột tẻ làm áo cho bánh khỏi dính. Mỗi cối bánh được cán mỏng 2 cm. Sau đó, bột được cắt thành các thỏi dài có chiều rộng 2 cm. Những thỏi bột dài ấy lại tiếp tục cắt thành những viên bánh hình khối 2 cm x 2 cm x 2 cm gần như hộp vuông. Kỹ thuật cắt bánh cũng rất đặc biệt, người ta không dùng dao thông thường để cắt bánh, mà dùng chiếc đũa tròn được tẩm bột áo để cắt bánh. Người ta đặt chiếc đũa lên chiều ngang của thỏi bánh dài, vừa đè xuống, vừa xoay tròn vừa đẩy đi, kéo lại chiếc đũa làm cho từng viên bánh được đứt ra. Các viên bánh đã được cắt ra có hình khối vuông mà hai đầu lại có hình thắt ô van được tẩm bột áo. Các viên bánh trắng trẻo, mũm mĩm rất đẹp mắt được trải đều ra nong đan thưa, phơi khô để bảo quản. Kỹ thuật phơi khô bánh cũng rất công phu: làm sao cho bánh được khô từ từ, không được phơi nắng và tránh gió tây. Nếu có gió tây phải dùng khăn vải đậy bánh lại. Gió tây làm cho bánh khô quá nhanh bị nứt nẻ, khi rán, bánh sẽ không nở đều, bánh cứng ăn không ngon. Bánh không được sấy bằng lò, dễ bị chảy và hỏng bánh. Bánh được phơi khô, cất vào lọ bảo quản để dùng dần.
    Để ăn được bánh, còn phải qua hai khâu kỹ thuật chế biến nữa là rán nở bánh qua mỡ và ngào bánh trong đường trắng.
    Với lưng chảo mỡ, phải thả bánh vào mỡ khi chảo đang nguội (nếu cho bánh vào chảo mỡ đang nóng sôi sẽ làm chín vỏ ngoài, bánh không nở xốp, bị cứng, vừa khó ăn vừa không đẹp). Bánh trong chảo mỡ nguội được đun nóng lên, chảo mỡ sôi làm cho bánh nở bung đều đặn có độ xốp như những viên bọt biển. Bánh có mầu vàng thẫm là đạt yêu cầu; dùng vợt vớt bánh ra để nguội.
    Kỹ thuật ngào đường; đường sôi vừa độ là khi giỏ giọt, đường có hình tròn trong bát nước nguội. Giọt đường tòe dẹp trong bát nước là đường non. Ngào bánh đường non, bánh sẽ bị ướt dính, bị ỉu, không giòn, ăn chẳng ra gì! Hương liệu nước hoa bưởi được cho vào chảo đường sẽ làm cho bánh có hương thơm mát.
    Khâu cuối cùng, ta cho bánh đã được rán nở vào chảo đường đang sôi, ngào đều tay cho bánh được bao bọc một lớp đường mỏng thì gắp bánh bày lên đĩa để nguội. Vậy là bánh khoai Thị Cầu đã hoàn thành. Trên mâm cỗ Thị Cầu, đĩa bánh khoai được trưng bày một cách độc tôn và hấp dẫn. Sau khi được thưởng thức một mâm cỗ ngon lành, say sưa, rồi được tráng miệng bằng đĩa bánh khoai Thị Cầu với nước chè tươi xanh hoặc chè Thái Nguyên thì thật là tuyệt.
    Hôm nào em mang cho mọi người thưởng thức nhé
    Bánh đa Kế - Tỉnh Bắc Giang


    Ở ngã ba Kế, ven thị xã Bắc Giang, có một cái chợ chỉ bán toàn bánh đa nướng. Chả thế, dân ở đây quen gọi là bánh đa Kế. Các bà, các chị ngồi trước chồng bánh đa đã nướng được xếp trên những tấm ni-lông, những chiếc chiếu vừa bán, vừa nhanh tay quạt cho khách. Bánh đa Kế ở đây được làm bằng nguyên liệu và công nghệ rất riêng so với các nơi khác.
    Gạo làm bánh đa phải là loại gạo càng để lâu càng tốt. Người ta không vo kỹ, để cho cám vẫn còn bám vào hạt gạo. Vo xong, gạo được đem ngâm, để có độ chín vừa phải, sau đó vớt, sau đó vớt ra để ráo nước, rồi xay như xay bột gạo nước. Bột phải được xay thật mịn và trắng. Bánh đa Kế phải được tráng hai lần, làm như thế, khi nướng bánh sẽ giòn, nở đều hai mặt. Bánh chín, người ta lấy ra phơi, rắc vừng đen, lạc sống cho dính vào với mặt bánh.
    Phơi cho đến khi bánh se mặt, phải kịp thời bóc để bánh khỏi dính vào phên. Lật sang mặt bên kia, phơi tiếp vào túi ni lông cho khô ráo, tránh ẩm ướt.
    Than để nướng bánh bao giờ cũng phải là thứ than hoa (than củi). Phải quạt vừa phải, đều tay, than đượm, không được bốc lửa. Vừa quạt, vừa phải lật bánh luôn tay để bánh chín vàng rộm đều cả hai mặt bánh. Bánh võng ở giữa, vênh hai đầu, như hình yên ngựa, theo các cụ già sành điệu, đó mới là chiếc bánh đẹp, chứng tỏ người quạt bánh khéo tay, có con mắt thẩm mỹ.
    Hôm nào ai mang bánh đa kế nhé..........đổi bánh khoai THỊ CẦU anh boy_galang cho em măm măm rồi ngon úa

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  7. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bánh khoai đê đê...............cái món nè ăn thì có caan..........
    Bánh khoai Thị Cầu - Tỉnh Bắc Ninh


    Trong những mâm cỗ ba tầng của vùng Thị Cầu đất Kinh Bắc có một món ăn tráng miệng rất ngon, đó là bánh khoai. Bánh khoai Thị Cầu được làm rất công phu, qua nhiều công đoạn với nguyên liệu chính là khoai sọ và nếp cái hoa vàng. Bánh khoai Thị Cầu có từ xa xưa và nay chỉ còn rất ít người biết làm món ăn này
    Nói về văn hóa ẩm thực ở đất Kinh Bắc, từ cổ chí kim, trước tiên người ta thường kể đến cỗ. Cỗ thì phải khác với bữa ăn bình thường. Vùng Kinh Bắc nói chung và Thị Cầu nói riêng, xưa thường tổ chức thi nấu cỗ trong các ngày hội làng. Cỗ Thị Cầu từ xưa đã nổi tiếng là to và ngon nhất nhì trong vùng Kinh Bắc: cỗ được bày, xếp thành ba tầng thỏa lòng thực khách, có nhiều món ăn ngon và quý như các loại giò, nem, chả, nộm chua ngọt; các món thịt gà, thịt lợn quay bỏ lò giòn bì cùng các món ăn quý khác mang đủ năm vị ngon, ngọt, bùi, chua, cay, thỏa mãn vị giác của thực khách.
    Thưởng thức cỗ ở Thị Cầu đặc biệt hơn ở các nơi khác là quý khách được tráng miệng đặc sản Bánh khoai ngọt bùi, sau một bữa ăn đậm đà bản sắc quê hương.
    Sao lại gọi là bánh khoai? Bánh khoai Thị Cầu đây không phải là bánh khoai sọ đang bày bán thường ngày (đó là bánh được làm bằng củ khoai sọ cắt lát mỏng trộn với bột tẻ có nhân thịt mỡ, đỗ xanh, bánh gói lá dong như bánh tẻ, bánh giò... thuộc loại bánh quà chợ). Bánh khoai Thị Cầu, được chế biến với một quy trình kỹ thuật đặc biệt như một nghề có bí quyết điêu luyện tới mức nghệ thuật. Nhờ vậy bánh khoai mới hấp dẫn với tất cả quý khách ở mọi lứa tuổi.
    Để giới thiệu với bạn đọc về bánh khoai Thị Cầu, tôi tìm gặp cụ Đỗ Hữu Lâm ở xóm Đồng, Thị Cầu. Cụ Lâm đã 77 tuổi, cụ là một chuyên gia làm bánh khoai Thị Cầu. Cụ Lâm vui vẻ tiếp chuyện tôi, sau khi cụ hiểu rằng tôi chỉ tìm hiểu để viết giới thiệu đặc sản bánh khoai Thị Cầu, vẻ đẹp của nó trong văn hóa ẩm thực của quê hương Thị Cầu, chứ không phải tôi học nghề làm bánh khoai độc nhất vô nhị của cụ. Cụ Lâm cho tôi hay, nghề làm bánh khoai Thị Cầu có từ xa xưa, đến nay chỉ còn độ năm, sáu nhà mà thôi.
    Để làm bánh khoai, có đủ nguyên liệu còn phải có kỹ thuật, kinh nghiệm lâu năm về thời tiết, mùa vụ nữa mới thành công. Bánh thường được làm vào mùa thu đông. Nguyên liệu để làm bánh gồm có khoai sọ (chọn nhánh thứ 2 và thứ 3); gạo nếp cái hoa vàng, đường kính trắng, rượu trắng, bột săm bết, nước cây vông vang, quả gấc đỏ, quả giành giành, thông bấc (vị thuốc bắc có tên là Thông thủy thảo), vị bắc này được coi là bí quyết của bánh khoai Thị Cầu. Thông thủy thảo được luyện hòa nhuyễn trong bột bánh, vị thuốc này tạo cho bánh có độ liên kết, nở xốp nhẹ, dễ tan khi ăn. Kỹ thuật chế biến bánh khoai Thị Cầu còn được coi như nghệ thuật, mỗi mẻ bánh, người ta chọn mười cân nếp cái hoa vàng đãi sạch, ngâm qua một đêm, vớt gạo để ráo nước, gạo được đồ xôi hai lần. Sau lần đồ thứ nhất, xôi được vẩy trộn đều hai bát nước cây vông vang (nước vông vang thấm vào gạo tạo cho bánh độ bóng, mượt mà) vì bánh không thể dùng mỡ lợn bảo quản có mùi khét. Trộn xôi với 100 gam đường kính trắng, độ một phần ba lít rượu trắng (rượu trắng sẽ làm tăng độ nở và tạo nên mùi vị thơm ngây ngất của bánh); nửa thìa bột săm bết nhằm bảo quản bánh được lâu. Người ta cho mầu đỏ của gấc và mầu vàng của quả giành giành làm cho bánh có mầu sắc đẹp...
    Các nguyên liệu trên được hòa trộn, tẩm ướp vào gạo rồi mới cho vào chõ xôi. Xôi được đồ hai lần cho kỹ. Với 3.000 gam khoai sọ được luộc, bóc vỏ, cộng với xôi đã được đồ hai lần ở trên, đem chia làm 5 cối, mỗi cối chỉ giã được 2 kg mà thôi.
    Cối và chày để giã bánh là loại chày cối được dùng để giã bánh dày xưa kia. Đó là cối đá xanh loại to, chày làm bằng gỗ có chiều dài độ một mét rưỡi, có thắt ở giữa cho dễ cầm tay để giã bánh. Người giã bánh cũng phải có sức khỏe và tay nghề mới có thể cầm chày đứng giã liên tục 5 cối bánh khi xôi còn đang nóng dẻo. Người giã bánh phải vừa đâm chày thật mạnh vào cối bánh vừa phải xoay chày mới có thể rút chày ra khỏi cối bánh đang có độ dính cao, rồi lại nhịp nhàng giã tiếp cho tới khi bánh nhuần nhuyễn có độ bóng mượt. Sau đó, bột bánh được cán trên mặt bàn đã được trải bột tẻ làm áo cho bánh khỏi dính. Mỗi cối bánh được cán mỏng 2 cm. Sau đó, bột được cắt thành các thỏi dài có chiều rộng 2 cm. Những thỏi bột dài ấy lại tiếp tục cắt thành những viên bánh hình khối 2 cm x 2 cm x 2 cm gần như hộp vuông. Kỹ thuật cắt bánh cũng rất đặc biệt, người ta không dùng dao thông thường để cắt bánh, mà dùng chiếc đũa tròn được tẩm bột áo để cắt bánh. Người ta đặt chiếc đũa lên chiều ngang của thỏi bánh dài, vừa đè xuống, vừa xoay tròn vừa đẩy đi, kéo lại chiếc đũa làm cho từng viên bánh được đứt ra. Các viên bánh đã được cắt ra có hình khối vuông mà hai đầu lại có hình thắt ô van được tẩm bột áo. Các viên bánh trắng trẻo, mũm mĩm rất đẹp mắt được trải đều ra nong đan thưa, phơi khô để bảo quản. Kỹ thuật phơi khô bánh cũng rất công phu: làm sao cho bánh được khô từ từ, không được phơi nắng và tránh gió tây. Nếu có gió tây phải dùng khăn vải đậy bánh lại. Gió tây làm cho bánh khô quá nhanh bị nứt nẻ, khi rán, bánh sẽ không nở đều, bánh cứng ăn không ngon. Bánh không được sấy bằng lò, dễ bị chảy và hỏng bánh. Bánh được phơi khô, cất vào lọ bảo quản để dùng dần.
    Để ăn được bánh, còn phải qua hai khâu kỹ thuật chế biến nữa là rán nở bánh qua mỡ và ngào bánh trong đường trắng.
    Với lưng chảo mỡ, phải thả bánh vào mỡ khi chảo đang nguội (nếu cho bánh vào chảo mỡ đang nóng sôi sẽ làm chín vỏ ngoài, bánh không nở xốp, bị cứng, vừa khó ăn vừa không đẹp). Bánh trong chảo mỡ nguội được đun nóng lên, chảo mỡ sôi làm cho bánh nở bung đều đặn có độ xốp như những viên bọt biển. Bánh có mầu vàng thẫm là đạt yêu cầu; dùng vợt vớt bánh ra để nguội.
    Kỹ thuật ngào đường; đường sôi vừa độ là khi giỏ giọt, đường có hình tròn trong bát nước nguội. Giọt đường tòe dẹp trong bát nước là đường non. Ngào bánh đường non, bánh sẽ bị ướt dính, bị ỉu, không giòn, ăn chẳng ra gì! Hương liệu nước hoa bưởi được cho vào chảo đường sẽ làm cho bánh có hương thơm mát.
    Khâu cuối cùng, ta cho bánh đã được rán nở vào chảo đường đang sôi, ngào đều tay cho bánh được bao bọc một lớp đường mỏng thì gắp bánh bày lên đĩa để nguội. Vậy là bánh khoai Thị Cầu đã hoàn thành. Trên mâm cỗ Thị Cầu, đĩa bánh khoai được trưng bày một cách độc tôn và hấp dẫn. Sau khi được thưởng thức một mâm cỗ ngon lành, say sưa, rồi được tráng miệng bằng đĩa bánh khoai Thị Cầu với nước chè tươi xanh hoặc chè Thái Nguyên thì thật là tuyệt.
    Hôm nào em mang cho mọi người thưởng thức nhé
    Bánh đa Kế - Tỉnh Bắc Giang


    Ở ngã ba Kế, ven thị xã Bắc Giang, có một cái chợ chỉ bán toàn bánh đa nướng. Chả thế, dân ở đây quen gọi là bánh đa Kế. Các bà, các chị ngồi trước chồng bánh đa đã nướng được xếp trên những tấm ni-lông, những chiếc chiếu vừa bán, vừa nhanh tay quạt cho khách. Bánh đa Kế ở đây được làm bằng nguyên liệu và công nghệ rất riêng so với các nơi khác.
    Gạo làm bánh đa phải là loại gạo càng để lâu càng tốt. Người ta không vo kỹ, để cho cám vẫn còn bám vào hạt gạo. Vo xong, gạo được đem ngâm, để có độ chín vừa phải, sau đó vớt, sau đó vớt ra để ráo nước, rồi xay như xay bột gạo nước. Bột phải được xay thật mịn và trắng. Bánh đa Kế phải được tráng hai lần, làm như thế, khi nướng bánh sẽ giòn, nở đều hai mặt. Bánh chín, người ta lấy ra phơi, rắc vừng đen, lạc sống cho dính vào với mặt bánh.
    Phơi cho đến khi bánh se mặt, phải kịp thời bóc để bánh khỏi dính vào phên. Lật sang mặt bên kia, phơi tiếp vào túi ni lông cho khô ráo, tránh ẩm ướt.
    Than để nướng bánh bao giờ cũng phải là thứ than hoa (than củi). Phải quạt vừa phải, đều tay, than đượm, không được bốc lửa. Vừa quạt, vừa phải lật bánh luôn tay để bánh chín vàng rộm đều cả hai mặt bánh. Bánh võng ở giữa, vênh hai đầu, như hình yên ngựa, theo các cụ già sành điệu, đó mới là chiếc bánh đẹp, chứng tỏ người quạt bánh khéo tay, có con mắt thẩm mỹ.
    Hôm nào ai mang bánh đa kế nhé..........đổi bánh khoai THỊ CẦU anh boy_galang cho em măm măm rồi ngon úa

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  8. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    Khu du lịch Suối Mỡ - Tỉnh Bắc Giang


    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang.
    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang. Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 16 có công chúa Quế Mị Nương được nhiều vương tôn, công tử đến cầu hôn nhưng nàng chỉ đam mê du ngoạn. Khi đến vùng Suối Mỡ ngày nay, thấy đất đai khô nẻ, dân tình đói rách vì hạn hán, công chúa rất đau lòng. Nàng cùng đoàn tùy tùng lên núi Huyền Ðinh và vào ngày đầu xuân, một cơn gió mạnh đã cuốn nàng bay bổng lên trời, đưa nàng tới khúc Suối Mỡ. Khi đặt chân xuống đây, nàng đã dùng 5 đầu ngón chân ấn xuống đá và lạ thay, một dòng nước mát ào ạt chảy ra thành suối (Suối Mỡ ngày nay), đưa nước tưới cho đồng ruộng. Từ đó đất đai vùng này trở nên màu mỡ, đời sống muôn dân trở nên trù phú .
    Ðể ghi nhớ công ơn của công chúa Quế Mị Nương, dân làng đặt tên con suối ấy là Suối Mỡ và lập đền thờ, gọi là đền Thánh mẫu thượng ngàn. Dọc đôi bờ Suối Mỡ, người dân bản địa xây dựng 3 ngôi đền kế tiếp nhau là đền hạ, đền trung và đền thượng. Sự linh thiêng, nổi tiếng và cảnh sắc hữu tình của Suối Mỡ đã cuốn hút hàng vạn du khách tới tham quan, làm lễ dâng hương vào độ xuân về.
    Chính nơi đây, Hưng Ðạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã cùng các tướng lĩnh thân tín lập đại bản doanh để chặn đứng mũi tiến quân của bọn xâm lược Nguyên Mông từ Ải Chi Lăng, kéo về đánh chiếm Vạn Kiếp để từ đó tiến về kinh thành Thăng Long. Ðể ghi nhớ chiến công hiển hách này, người dân đã lập đền Trần, tại đây còn khu di tích 3 dinh, 7 nền, bãi, quần ngựa, thao trường...
    Ðể biến Suối Mỡ thành khu du lịch hấp dẫn, Bắc Giang đã đầu tư trên 10 tỷ đồng làm đường ô tô dài trên 13km từ ngã tư Thân vào khu du lịch, xây dựng hệ thống đường điện với tổng kinh phí 559,429 triệu đồng. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt dự án đầu tư cho Suối Mỡ 5 hạng mục gồm hồ chứa nước, bãi đậu xe, khu nhà nghỉ...với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Khu du lịch Suối Mỡ là khu du lịch đáp ứng được các nhu cầu của du khách về nghỉ dưỡng, tham quan, cắm trại, leo núi, bơi thuyền, câu cá, đua ngựa, săn bắn....
    Thi dệt vải ở Cầu Lim - Tỉnh Bắc Ninh
    Nội Duệ, Cầu Lim tỉnh Bắc Ninh, vốn là vùng có nghề dệt vải lâu đời. Năm nào hội Lim cũng có thi dệt vải. Đến ngày thi, ai muốn thi thì đem khung cửi đặt ở đầu hàng vải (chợ Lim). Các khung cửi đặt cách đều nhau. Trên khung mọi việc chuẩn bị cho dệt đã xong. Người dự thi chỉ việc ngồi vào là bắt đầu dệt. Các cô dự thi là gái chưa chồng. Dân làng chỉ định một bà cầm trịch, giỏi nghề canh cửi để chấm thi. Khi mọi người đã ngồi vào khung cửi, chờ hiệu trống nổi lên thì bắt tay đưa thoi dệt. Người xem thì đánh nhịp hoa tay nói đùa những câu chọc ghẹo. Ai rơi thoi thì phải ngừng dệt, coi như bị loại.
    Người dệt phải vừa dệt vừa hát quan họ. Có năm tất cả đều hát bài Ngồi tựa mạn thuyền. Dệt chừng ba thước ta thì đủ số lượng quy định. Ai dệt xong trước mà mặt vải mịn, không có lỗi trên mặt vải thì được xếp hạng theo thứ tự nhất, nhì, ba. Các gia đình coi việc đi thi dệt vải của con gái mình là hệ trọng đến tiếng tăm của con gái, nề nếp gia đình, nên việc chuẩn bị cho cuộc thi rất chu đáo. Các chàng trai, cô gái đi dự hội cũng náo nức xem cuộc thi này; vừa xem dệt vừa xem người và nghe hát.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  9. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0

    Khu du lịch Suối Mỡ - Tỉnh Bắc Giang


    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang.
    Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang. Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 16 có công chúa Quế Mị Nương được nhiều vương tôn, công tử đến cầu hôn nhưng nàng chỉ đam mê du ngoạn. Khi đến vùng Suối Mỡ ngày nay, thấy đất đai khô nẻ, dân tình đói rách vì hạn hán, công chúa rất đau lòng. Nàng cùng đoàn tùy tùng lên núi Huyền Ðinh và vào ngày đầu xuân, một cơn gió mạnh đã cuốn nàng bay bổng lên trời, đưa nàng tới khúc Suối Mỡ. Khi đặt chân xuống đây, nàng đã dùng 5 đầu ngón chân ấn xuống đá và lạ thay, một dòng nước mát ào ạt chảy ra thành suối (Suối Mỡ ngày nay), đưa nước tưới cho đồng ruộng. Từ đó đất đai vùng này trở nên màu mỡ, đời sống muôn dân trở nên trù phú .
    Ðể ghi nhớ công ơn của công chúa Quế Mị Nương, dân làng đặt tên con suối ấy là Suối Mỡ và lập đền thờ, gọi là đền Thánh mẫu thượng ngàn. Dọc đôi bờ Suối Mỡ, người dân bản địa xây dựng 3 ngôi đền kế tiếp nhau là đền hạ, đền trung và đền thượng. Sự linh thiêng, nổi tiếng và cảnh sắc hữu tình của Suối Mỡ đã cuốn hút hàng vạn du khách tới tham quan, làm lễ dâng hương vào độ xuân về.
    Chính nơi đây, Hưng Ðạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã cùng các tướng lĩnh thân tín lập đại bản doanh để chặn đứng mũi tiến quân của bọn xâm lược Nguyên Mông từ Ải Chi Lăng, kéo về đánh chiếm Vạn Kiếp để từ đó tiến về kinh thành Thăng Long. Ðể ghi nhớ chiến công hiển hách này, người dân đã lập đền Trần, tại đây còn khu di tích 3 dinh, 7 nền, bãi, quần ngựa, thao trường...
    Ðể biến Suối Mỡ thành khu du lịch hấp dẫn, Bắc Giang đã đầu tư trên 10 tỷ đồng làm đường ô tô dài trên 13km từ ngã tư Thân vào khu du lịch, xây dựng hệ thống đường điện với tổng kinh phí 559,429 triệu đồng. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt dự án đầu tư cho Suối Mỡ 5 hạng mục gồm hồ chứa nước, bãi đậu xe, khu nhà nghỉ...với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Khu du lịch Suối Mỡ là khu du lịch đáp ứng được các nhu cầu của du khách về nghỉ dưỡng, tham quan, cắm trại, leo núi, bơi thuyền, câu cá, đua ngựa, săn bắn....
    Thi dệt vải ở Cầu Lim - Tỉnh Bắc Ninh
    Nội Duệ, Cầu Lim tỉnh Bắc Ninh, vốn là vùng có nghề dệt vải lâu đời. Năm nào hội Lim cũng có thi dệt vải. Đến ngày thi, ai muốn thi thì đem khung cửi đặt ở đầu hàng vải (chợ Lim). Các khung cửi đặt cách đều nhau. Trên khung mọi việc chuẩn bị cho dệt đã xong. Người dự thi chỉ việc ngồi vào là bắt đầu dệt. Các cô dự thi là gái chưa chồng. Dân làng chỉ định một bà cầm trịch, giỏi nghề canh cửi để chấm thi. Khi mọi người đã ngồi vào khung cửi, chờ hiệu trống nổi lên thì bắt tay đưa thoi dệt. Người xem thì đánh nhịp hoa tay nói đùa những câu chọc ghẹo. Ai rơi thoi thì phải ngừng dệt, coi như bị loại.
    Người dệt phải vừa dệt vừa hát quan họ. Có năm tất cả đều hát bài Ngồi tựa mạn thuyền. Dệt chừng ba thước ta thì đủ số lượng quy định. Ai dệt xong trước mà mặt vải mịn, không có lỗi trên mặt vải thì được xếp hạng theo thứ tự nhất, nhì, ba. Các gia đình coi việc đi thi dệt vải của con gái mình là hệ trọng đến tiếng tăm của con gái, nề nếp gia đình, nên việc chuẩn bị cho cuộc thi rất chu đáo. Các chàng trai, cô gái đi dự hội cũng náo nức xem cuộc thi này; vừa xem dệt vừa xem người và nghe hát.

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     
  10. yeU_phaI_lieU1982

    yeU_phaI_lieU1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bánh đa thôn Đoài
    Thôn Đoài, thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), nổi tiếng với nghề tráng bánh đa gạo. Bánh đa ăn với cùi dừa vừa bùi, vừa ngậy là một thứ quà dân dã mà không kém chất thi vị.
    Theo một người trong thôn bí quyết làm bánh chỉ là nhờ gạo ngon vo sạch rồi cho vào ngâm 3 tiếng đồng hồ, sau đó mang xay bỏ thêm chút muối rồi cho lên tráng. Bánh đa tráng 2 lượt sau đó rắc vừng lên trên rồi mang hong khô.
    Bánh đa thôn Đoài không pha bột sắn, hay các chất liệu khác ngoài bột gạo trắng nhưng có một vị rất riêng.
    Bánh phu thê Đình Bảng - Đặc sản tỉnh Bắc Ninh
    Đây là một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó. ... Người ta nghĩ và tin tưởng rằng, được ăn bánh này thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn...
    Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và hương ngũ vị. Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô (còn bột thô thì bán cho hàng bánh rán). Tới khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm mầu. Người ta còn nạo đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh có thêm độ giòn.
    Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường..., tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh, đó là mầu trắng của bột lọc và cùi dừa, mầu vàng của dành dành và nhân đỗ, mầu đen của hạt vừng, mầu xanh của lá, mầu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng.
    Mỗi nhà đều có một bí quyết làm bánh riêng vì vậy bánh của mỗi nhà đều có hương vị riêng, một nhãn hiệu riêng. Tất cả các khâu từ nhào bột, nặn bánh, làm nhân, tước lá, luộc bánh... đều phải làm thủ công, tốn nhiều nhân lực. Bánh gói xong được buộc dây rơm nếp, luộc xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp; có lẽ vì vậy mà người đời gọi là bánh phu thê.
    Bánh phu thê vẫn là thứ bánh quý tộc được nhiều người ưa thích, ai đã một lần thưởng thức thì khó có thể nào quên

      Cuộc Đời Là Giấc Mơ Mang Tên Em......

    YÊUPHẢILIỀU    
     
                
     

Chia sẻ trang này