1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về siêu nghị định 181 - hưỡng dẫn thi hành Luật Đất đai

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 11/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về siêu nghị định 181 - hưỡng dẫn thi hành Luật Đất đai

    Hôm nay rảnh chút ít, tớ giới thiệu về Nghị định 181, ?osiêu nghị định? về đất ( 186 điều trong 100 trang giấy khổ A4) đang làm nóng đầu các nhà đầu cơ nhà đất tại VN hiện nay.
    Thực ra, về nguyên tắc, nghị định sẽ kô có quy định mới mà chỉ tập trung là rõ các nội dung đựơc ghi nhận trong luật đất đai năm 2003, tuy nhiên, càng đi vào chi tiết, càng làm rõ nhiều mối quan hệ pháp lý liên ngành thì càng dễ phát sinh nhiều quy định mới mà bản thân luật chưa quy định, ( chuyện này sẽ bàn sau vậy )
    Về cơ cấu, có thể chia nghị định này thành các nội dung cơ bản tương ứng với chương của nghị định như sau :
    1. Các quy định cơ bản :
    2. Hệ thống tổ chức quản lý đất đai và dịch vụ về quản lý và sử dụng đất đai :
    3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    4. Giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất
    5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai
    6. Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
    7. Chế độ sử dụng đất nông nghiệp
    8. Chế độ sử dụng đất phi nông nghiệp
    9. Quản lý đất và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
    10. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ( điều 101 nóng bỏng )
    11. Trình tự và thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai
    12. Giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai
    13. Phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người quản lý
    14. Điều khoản thi hành
    Tớ thử lần lượt nêu những nét cơ bản của văn bản này, mọi người cùng tham gia chơi vui với tớ nhé.
    Hầy hà ? dạo này mình ham vui quá đi mất.
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tạm thời, tớ khai pháo phân tích sơ sơ trước nhé, mọi người xem có bổ sung thêm giúp nhé :
    Về chương 1, có thể có một số nội dung cần lưu ý như :
    Đối tượng của nghị định tập trung trong quan hệ giữa NN và người sử dụng đất ?" các quyền năng của NN, cơ quan NN được thành lập và người sử dụng đất ( theo định nghĩa tại điều 9 luật 2003). Do vậy, đây là lần đầu tiên một văn bản pháp luật xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm trước NN và PL đối với việc sử dụng đất (điều 2, NĐ) và quản lý việc sử dụng đất ( điều 3, NĐ).
    Về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất được tách riêng và sẽ được quy định trong một nghị định khác.
    He he ? đây cũng là chỗ đáng chán khi phải tiếp tục chờ Bộ Tài chính trình và CP thông qua.
    Trong chương này, nếu tham khảo thêm Dự Thảo Nghị định trước đây, có thể thấy danh mục mà Bộ TNMT đề nghị vận dụng để giải quyết các khiếu nại về đất đai nhiều hơn rất nhiều, ví dụ :
    § Nghị định số 420/TTg ngày 27 tháng 11 năm 1959 của Phủ Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành về Điều lệ xí nghiệp công tư hợp doanh.
    § Nghị định số 19/CP ngày 29 tháng 6 năm 1960 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về chính sách đối với việc cho thuê nhà cửa tư nhân ở các thành phố và thị xã.
    § Nghị quyết số 09/NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 1961 của Ban Bí thư Đảng Lao động Việt Nam về một số vấn đề về quản lý thống nhất nhà cho thuê ở các thành phố và thị xã.
    § Nghị định số 24/CP ngày 13 tháng 02 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về bổ sung về việc chính sách quản lý nhà cho thuê ở các thành phố và thị xã.
    § Thông tư số 61/TTg ngày 17 tháng 02 năm 1961 của Phủ Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà giải thích chính sách quản lý thống nhất nhà cho thuê ở các thành phố và thị xã.
    § Nghị định số 114/CP ngày 29 tháng 7 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc thống nhất quản lý nhà đất ở các thành phố và thị xã.
    § Thông tri số 410/TTg ngày 17 tháng 11 năm 1977 của Phủ Thủ tướng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hướng dẫn thi hành chính sách xử lý nhà đất của các tổ chức và của cá nhân những người làm việc trong quân đội và chính quyền Mỹ ngụy và của các đảng phái ********* ở các tỉnh phía Nam.
    § Quyết định số 121/CP ngày 19 tháng 3 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người Việt Nam xin ra nước ngoài để làm ăn sinh sống.
    § Bên cạnh nội dung này, theo tớ, chi tiết quan trọng nhất trong chương này tập trung trong phân loại đất : theo mục đích sử dụng cụ thể - công trình kết cấu gắn liền với đất.
    Về chương 2, theo fsai, chỉ giới hạn về :
    Xác định cấu trúc dọc của song trùng trực thuộc :
    CP ------------ ---------------------------Bộ TNMT
    UBND tỉnh --------------- -------- Sở Tài nguyên MT
    UBND quận, huyện ------------------ Phòng tài nguyên Môi trường
    UBND xã, phường ----------------- Cán bộ địa chính
    Bên cạnh đó còn có cơ quan NN dịch vụ công : Văn phòng đăng ký nhà đất trực thuộc Sở TNMT theo môi hình tương tự mô hình Phòng Công chứng thuộc Sở Tư pháp và một doanh nghiệp NN đặc thù ?" dạng công ích.
    Về chương 3, đây là vấn đề nóng bỏng nhất lẽ ra phải được chú ý nhiều nhất nhưng lại bị nhiễu lọan vì cái điều 101 quỷ sứ.
    Bao năm nay, chuyện quy hoạch, và nhất là quy hoạch đất luôn là chuyện hồi hộp, thóp tim dân chúng, và mặc dù luật đất đai 2003 quy định cụ thể về cơ sở, căn cứ lập quy hoạch, xét duyệt quy hoạch và công bố quy hoạch, nhưng chỉ cùng với Nghị định này, một trật tự phù hợp hơn để thực hiện quy hoạch sử dụng đất của từng xã, từng huyện, từng tỉnh và cả nước nữa nhé mới được xác định. Tuy nhiên, theo fsai, chúng ta có một thói quen đã được xác lập từ bao năm nay là từng địa phương ( cấp tỉnh ) có một trình tự và thủ tục thực hiện quy hoạch, nay để thay đổi ngay, thật sự rất khó.
    Cũng cần phân biệt rõ giữa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nội dung này, chắc phải đọc kỹ văn bản mới hiểu ???..

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 11/11/2004
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chương 4 tập chung tập trung nêu căn cứ của giao, cho thuê đất, và nhấn ở giao, cho thuê đất nông nghiệp. Tuy nhiên, điểm mới của văn bản này, lại tập trung trong nội dung xử lý tài sản và tiền sử dụng đất khi đất bị NN thu hồi (tức là tập trung giải quyết vấn đề đền bù giải tỏa ) ?" điều 35 ?" vấn đề cuộm cán nhất trong giải quyết khiếu nại và tố cáo tại VN. Hiện tại, tại mỗi UBND mỗi quận tại Tp HCM đều có Ban đền bù và giải tỏa ?" Cơ quan tư vấn trực tiếp cho Hội đồng định giá - để thực hiện các dự án, với một lượng lao động mấy chục người mà kiện cáo, khiếu nại, sai phạm vẫn sảy ra đì đùng ...
    Về thu hồi đất, ở đây có sự thay đổi trong quan điểm là : Theo luật 1993 (sửa đổi năm 1998 và 2000) các văn bản trước chỉ đề cập chung chung là khi nhà nước thu hồi đất thì bồi thường cho người sử dụng đất là đề bù và hỗ trợ ( điều 27 & 28), nhưng đến luật 2003, bồi thường khi thu hồi đất là NN trả lại tiền sử dụng đất cho người đang sử dụng ( khoản 6, điều 4). Theo fsai, điểm mới hơn còn phải bàn đến là phân loại rõ hai hình thức :
    - Thu hồi đất cho mục đích công cộng ; và
    - Thu hồi đất cho phát triển kinh tế.
    Và tương xứng với nó là việc bồi thường được thực hiện với 2 mức - khung giá khác nhau, nếu cái đầu giới hạn cứng trong bảng giá do NN quy định ( đúng nghĩa việc trả lại giá trị tiền sử dụng đất ) thì cái thứ hai lại nhấn đến sự thỏa thuận giữa người sử dụng đất với Tổ chức phát triển quỹ đất ?" một dạng DNNN đặc thù - mà tớ đã đề cập rồi nhé. Sau đó, chàng doanh nghiệp này sẽ bán cái mặt bằng đã giải tỏa sạch bong cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Vì thế, chàng doanh nghiệp này có thể căn cứ theo quy hoạch được duyệt, thu hồi những diện tích đất nhỏ trong các khu dân cư, giải tỏa sạch bong rồi để đấy chào bán ( bắt buộv bằng pp đấu giá ) cho các doanh nghiệp cần mặt bằng sản xuất.
    Rõ ràng, so với trước đây, các doanh nghiệp cùng Ban Quản lý dự án hì hục đi vận động dân chúng thì có vẻ như có thể một chủ thể mới tham gia, làm thay mọi chuyện. Chúng ta cùng hy vọng và tin tưởng sự thành công của giải pháp lập pháp này.
    Cũng để nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng hàng đầu của chương 3 ?" Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ?" chứ kô phải điều 101 quỷ sứ mà dân chúng đang xôn xao vì nó, nguyên tắc cơ bản là việc thu hồi đất + việc thực hiện dự án kinh tế phải căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nếu chưa có quy hoạch, chờ đựơc duyệt theo đúng quy trình có tham khảo ý kiến nhân dân địa phương thì mới được làm, được ra quyết định thu hồi đất, đựơc đền bù giải tỏa và giao đất sạch bong + ra quyết định giao đất.
    Àh quên, việc giải quyết tài sản trên đất, thì có lẽ kô có nhiều chuyện đáng bàn thêm, chỉ độc hơn là nguồn trả cho người sử dụng đât được xác định cụ thể = ngân sách cấp quản lý đất sau thu hồi.
    Bên cạnh đó, có thể thấy nội dung : ?otrưng dụng có thời hạn? lần đầu tiền được quy định ?" he he ... mặc dù khái niệm này được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác ( Hiến Pháp, Bộ luật Dân sự, ...)
  4. phamtchien

    phamtchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chương V về đăng ký sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai.
    Trong chương này vấn đề nóng bỏng hiện này là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Như vậy, khi Nghị định có hiệu lực sẽ không còn cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nữa . Những giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khi có biến động về sử dụng đất thì giấy cũ sẽ bị thu hồi và được cấp giấy mới theo quy định của LDĐ (khoản 6 điều 41). Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người sử dụng đất phải đăng ký bất động sản theo Luật bất động sản. Được biết Bộ Tư pháp sẽ soạn thảo Luật đăng ký bất động sản, nhưng trước mắt Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp sẽ ban hành Thông tư liên tịch về đăng ký bất động sản trước. Chương này còn quy định giải quyết cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng trường hợp. Đặc biệt là đất ở của hộ gia đình trong trường hợp có vườn ao (điều 45).
    Bàn thêm về điều 101 của Nghị định, thật ra việc quy định này đâu để các Doanh nghiệp phải sốc như báo chí đã đăng vì vấn đề này tại Chỉ thi 08 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành ngày 22/4/2002 cũng đã nêu rồi ???????
    Được phamtchien sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 12/11/2004
  5. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay tới bận, giờ tiếp tục nhé :
    Để tớ bổ sung thêm một số nội dung vào chương 5 ?" ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT, LẬP VÀ QUẢN LÝ HS ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CN QSD ĐẤT, ? mà bạn Chiến đã giới thiệu nhé :
    Về bản chất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
    1. Một công cụ quản lý của NN về đất ?" xác lập mối quan hệ giữa NN và người sử dụng đất
    2. Bằng chứng của người sử dụng về quyền sử dụng đất của mình để thực hiện các quyền năng của chủ thể sử dụng đất
    Như vậy, thực sự thì các nội dung này chỉ tập trung vào xây dựng hình thức cụ thể cho nội dung quan hệ giữa NN và người sử dụng đất, và công cụ quản lý chung của NN : hồ sơ địa chính, và thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và nội dung cơ bản của việc thực hiện công việc này.
    Về cơ bản, nội dung này được thể hiện trong Luật đất đai 2003 và NĐ 181 kô có gì mới, có chăng là việc quy định rõ ràng và cụ thể thêm mà thôi.
    Trước luật đất đai 2003, có thể nhận thấy rằng tùy theo từng địa phương mà trình tự và thủ tục cụ thể, cũng như biểu mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận sẽ có những điểm, những nét khác nhau, nay luật và nghị định 181 chi tiết hóa và thống nhất quy trình này trên phạm vi toàn quốc. Thật vậy, trước đây, tại các địa phương, việc cấp giấy được tiến hành theo một trình tự và thủ tục cũng như cơ quan thực hiện ( kể cả các biểu mẫu do UBND cấp tỉnh ban hành ). Vì vậy, hy vọng là việc quy định thống nhất tương tự cách thức quy định của Luật doanh nghiệp và trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ tạo ra những bước tích cực nhất định trong cả cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSD đất.
    Về điểm mới :
    - Trước đây, giấy chứng nhận QSD đất chỉ cấp cho đất trống (với đất xây dựng nhà ở - công trình ở đô thị ), đất khu dân cưnông thôn và đất nông nghiệp. Nay, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận tài sản ?" công trình có trên đất.
    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho nhà chung cư, ?
    Về việc thay thế đối với Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì có thể nhận xét như sau :
    HIện tại, trên thực tế đang có các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau ( phân loại theo màu sắc bìa giấy ?" theo dân gian vẫn hay gọi ) :
    - Sổ hồng : ( giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại các đô thị ) do UBND cấp tỉnh cấp hay ủy quyền cho UBND huyện, quận cấp
    - Sổ đỏ : GIấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc đất ở - đất xây dựng đô thị ( đất trống ) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu dân cư nông thôn ( trên có ghi diện tích thổ cư ?" tương ứng diện tích nền nhà )
    - Giấy tím ( Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trụ sở ) do Bộ hay Sở tài chính cấp cho các cơ quan, đơn vị khối NN về trụ sở cơ quan làm việc.
    - Ngoài ra, vẫn tồn tại giấy trắng : giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tổng cục địa chính phát hành theo Luật đất đai 1987
    Nay tất cả đều bị thay thế bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới do Bộ TNMT phát hành và chi tiết hóa cho nhiều loại hình đối tượng sử dụng như :
    - Cho cá nhân, hộ gia đình trong trường hợp có :
    i, tài sản gắn liền trên đất
    ii, có vườn ao
    iii, trên có nhà ở thuộc sở hữu chung
    - Cho đất chung cư, nhà tập thể
    - Cho tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ( nông lâm trường ) sử dụng đất nông nghiệp
    - Cho đất sử dụng làm trang trại
    - Cho đất xây dựng trụ sở, công trình sự nghịêp
    - Cho doanh nghiệp đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng cơ sở kinh doanh
    - Cho hợp tác xã đang sử dụng
    - Cho đất có di tích lịch sử văn hóa
    - Cho đất có cơ sở tôn giáo.
    He he, ? về đất tôn giáo, tớ từng đi ?ogiúp đỡ? một giáo xứ xin cấp giấy chứng nhận một mảnh đất mấy ngàn mét vuông tại Tp HCM ?" hiện đang dùng để trồng rau muống ?" để sử dụng vào mục đích tôn giáo. Bọn tớ hay nói vui với nhau là xin cấp giấy để nhà thơ có rau muống cải thiện, còn trên giấy là để xây dựng công trình tôn giáo nhưng thực tế, thì hình như là để phân lô, bán kiếm lời từ đó chỉnh trang nhà thờ hiện hữu. Trời, nhà thờ cũng kinh doanh khá phết ?
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chương 6 nghị định 181 , ?oQuyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản? thực ra là chi tiết hóa điều 61 ?" 63 , mục 7, chương 2, luật đất đai năm 2003 về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, một điểm mới hoàn toàn so với Luật đất đai 1993.
    Luật 93, với nội dung ghi nhận 5 quyền năng của người sử dụng đất ( chi tiết hóa bởi Nghị định 17 và nghị định 79 ) đã thừa nhận quyền sử dụng đất như một loại tài sản đặc biệt nhưng chỉ đến luật đất đai 2003 và nghị định 181 thì tính tài sản và khả năng chuyển từ chủ sở hữu này san chủ sở hữu khác mới chính thức được ghi nhận. Có thể tay chơi nào đó sẽ cho rằng tớ viết như thế là sến ?" giống giáo trình nhưng thực tế, luật mới bỏ đi một nội dung quan trọng trong điều kiện chuyển nhượng : có nhu cầu sử dụng ?" có điều kiện sử dụng và vấn đề hộ khẩu trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì sẽ thấy ngay sự khác biệt.
    Quyền sử dụng đất thực sự trở thành tài sản trên thị trường khi xét đầy đủ yếu tố:
    - Xác định loại ?otài sản? quyền sử dụng đất : điều 60
    - Nội dung quyền : điều 61
    Chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ( trong khi trước kia, một số quyền năng chỉ được thực hiện khi có công trình và tài sản phải gắn chặt với đất )
    - Chủ thể quyền : điều 62
    Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, ?
    - Các họat động hỗ trợ : điều 62, khoản 9.
    Hơn nữa, trong chương này, nghị định 181 có một chi tiết hóa một nội dung rất ư là quan trọng : đấu giá quyền sử dụng đất. Nghị định xác định đấu giá trong trường hợp nào và kô đấu giá trong trường hợp nào, ?
    He he ?.
    Về chuyện đấu giá quyền sử dụng đất thì cần nói thêm một vài nội dung như thế này :
    Tp HCM là đơn vị đầu tiên thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và lô đất đầu tiên đưa ra đấu giá là trên đường Lê Thánh Tôn, 53 tỉ đồng. Hiện, phương thức này được nhân rộng ra khắp các địa phương ?
    Trong cái chương quỷ sứ này, có thêm cả những nội dung mà thực ra chỉ là ghi thêm một cách trùng lắp từ các văn bản khác :
    - Đăng ký giao dịch bảo đảm ( chúng ta đã có một nghị định riêng về cái này )
    - Quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa ( tớ chưa đọc kỹ nghị định 187 mới về cổ phần hóa thay thế nghị định cũ nên kô dám bình luận )
    Về sàn giao dịch bất động sản, UBND Tp HCM cũng có một mớ văn bản để hiện thực hóa nội dung này, tớ nghĩ những ý tưởng về một thị trường bất động sản minh bạch, rõ ràng là hoàn tòan đúng, nhưng cực kỳ khó thực hiện. Giao dịch về nhà và đất hiện tại thường mang tính đầu cơ hơn là ý nghĩa mặt bằng kinh doanh -----> thông tin minh bạch là chuyện trên trời.
    Thực tế, những ý tưởng về một sàn giao dịch bất động sản chung của nhà nước thì chưa thực hiện, nhưng sàn giao dịch tư nhân thì đầy, cty tớ cũng có mấy cái dự án dạng thế đang vứt lăn lóc trong cái xó xỉnh nào tớ cũng chẳng nhớ rõ lắm.
    Cuối cùng, ấn tượng nhất ở chương này là vấn đề xử lý quyền sử dụng đất đang cho thuê, đang thế chấp, bão lãnh, góp vốn khi Nhà nước thu hồi đất ?" một vấn đề mà bạn nà là sinh viên có thể nghiên cứu và phát triển thành một đề tài rất hay vì tính cấp thiết và mới của nó.
    ---------
    Ghi chú thêm :
    Luật đất đai là một chế định luật lớn và phức tạp, theo tớ, có thể tiếp cận dễ nhất từ cách sau :
    Nhìn từ chủ thể - đối tượng
    Chủ thể Đối tượng
    1. Cá nhân, hộ gia đình a. Đất nông nghiệp
    2. Tổ chức kinh tế trong nước b. Đất phi nông nghiệp :
    3. Tổ chức nước ngoài - b1. đất ở
    4. Người VN định cư tại nước ngoài - b2. đất xây dựng nhà xưởng
    ???.
    Từ sự phân biệt rõ trên đi đến những mối quan hệ chính xác
    Ví dụ :
    Quan hệ : 1 ?" a hay 1 ?" b1 : bao hàm lần lượt các nội dung :
    + về quyền năng chủ thể;
    + về hình thức đảm bảo quyền năng ;
    + về chế độ đăng ký, kê khai, ?
    Bên cạnh đó, có những chủ thể gắn liền với những loại đất riêng :
    Cơ sở Tôn giáo ?" đất tôn giáo
    UBND Phường ?" đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích phường
    Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa ?" đất di tích lịch sử văn hóa, ?.
    Nói chung, theo tớ, luật đất đai VN bắt đầu từ
    Đối tượng là : mục đích sử dụng đất đi đến
    Chủ thể sử dụng đất và bao trùm lên trên là
    Tham vọng quản lý toàn thể đất đai của NN ..........

  8. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Thêm cái này nữa cho đủ bộ ... đợi các văn bản ra một lèo rồi bắt đầu mổ sẻ .. ... Đồng chí nào rảnh rỗi thì mổ hộ phần quyền sở hữu tài sản trên đất và chuyển nhượng cái nhé

    Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Thị Nhân, một điểm mới đáng chú ý của Nghị định 197, được Chính phủ ban hành ngày 3/12 vừa qua, là khi Nhà nước thu hồi đất, các loại nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân sẽ được bồi thường bằng giá trị mới.
    Trước đây, việc bồi thường nhà được tính theo tỷ lệ % giá trị công trình còn sử dụng so với công trình mới. Tuy nhiên, theo bà Nhân, việc xác định trên thường gặp nhiều khó khăn khi định giá.
    Giải quyết khó khăn này, Nghị định 197 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định: Các loại nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân sẽ được bồi thường bằng giá trị mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.
    Đối với nhà, công trình xây dựng khác, mức bồi thường được tính theo cách lấy giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại cộng với một khoản tiền tính bằng tỷ lệ % theo giá trị hiện có của nhà, công trình. Tỷ lệ % này được UBND cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Chia sẻ trang này