1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Su-27SKM và Su-30MK2 (Phần 3)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi BALOO1000, 07/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    TẠI SAO SU-35BM LẠI KHÔNG SỬ DỤNG CÁNH CANARD NHƯ SU-35 & SU-30MKI?
    Su-35 với cánh canard nằm ngay trước cánh chính
    [​IMG]
    Tương tự với Su-30MKI
    [​IMG]
    Nhưng Su-35BM lại không có cánh canard
    [​IMG]
    [​IMG]
    Không có một thông tin chính xác nào về việc tại sao thiết kế của dòng Su-27 lại đi theo một vòng tròn. Đầu tiên là không sử dụng cánh canard (Su-27) rồi lại đến cánh canard (Su-30 / 35) và cuối cùng quay trở lại với không có cánh canard (Su-35BM).
    Muốn hiểu được nguyên nhân tại sao thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu ưu điểm & nhược điểm của cánh canard trước đã. Hãy phân tích về trường hợp Su-30MKI
    Cánh canard giúp Su-30MKI an toàn trong khi bay hơn. Khi cánh canard của máy bay ở trạng thái stall (trạng thái làm giảm hệ số nâng phát sinh bởi cánh máy bay (airfoil) và góc bay (angle of attack)), nó sẽ làm mũi máy bay hạ xuống, tốc độ máy bay vì thế tăng lên và trạng thái kiểm sóat được phục hồi. Điều này khiến Su-30MKI dễ điều khiển và an toàn khi bay hơn.
    Cánh canard cũng làm tăng lực nâng của máy bay. Cánh đuôi của Su-30MKI được gắn ở 1 góc hơi hướng xuống, sản sinh một lực ép giúp cân bằng lại xu hướng quay của thân máy bay quanh trọng tâm (the moment of the center of gravity) phát sinh bởi lực nâng của cánh. Cánh canard cũng cần tạo ra lực nâng để cân bằng xu quay hướng này.
    Cánh canard chỉ phát sinh ra áp lực xoáy thấp và được sử dụng như là một bề mặt để kiểm soát / điều khiển máy bay
    Kiểm soát hướng phụt động cơ (ở Su-30MKI là theo 2 trục / 2D) cho phép Su-30MKI bay tại góc lớn hơn với tốc độ thấp hơn, cái mà kiểu điều khiển truyền thống bằng cánh aileron (cánh phụ nằm trên ở phần sau cánh chính) và cánh cánh đuôi (elevator) không làm được. Như là kết quả, cánh canard được sử dụng để kiểm soát trong những điều kiện bay này, đặc biệt là động tác bay kiểu post stall.
    Chú thích về vị trí / cấu tạo cánh aileron và cánh flap trên cánh chính máy bay
    [​IMG]
    Bay kiểu post stall
    [​IMG]
    Tuy nhiên cánh canard cũng gây các bất lợi sau:
    - Gây các ảnh hưởng tiêu cực lên cánh chính: Nó nằm ngay trước cánh chính và vì thế làm nhiễu loạn luồng không khí trước khi nó chảy qua cánh chính khiến khả năng nâng của cánh chính bị giảm
    - Cánh canard tạo khiến trọng tâm máy bay thay đổi tùy theo trạng thái của nó và không tạo ra lực nâng mũi máy bay khi flap (cánh phụ nằm bên dưới và phía sau cánh chính. Ở một số máy bay, cánh aileron và cánh flap được tích hợp chung vào một cánh duy nhất) đã được triển khai tạo nên sự khó khăn khi thiết kế cánh chính với flap.
    - Làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) so với thiết kế không có cánh canard.
    Một điều quan trọng khác khiến Su-35BM bỏ hẳn cánh canard trong thiết kế là LERXes (Leading Edge Root eXtensions / gốc leading edge được kéo dài về phía trước) của cánh được thiết kế đặc biệt để có thể tận dụng được tất cả các ưu điểm của cánh canard mà lại không bị các nhược điểm đã nêu trên.
    Su-35BM với gốc leading edge được kéo dài về phía trước
    [​IMG]
    So với thiết kế cánh canard trên Su-35
    [​IMG]
    Thêm vào nữa Su-35BM được trang trang bị động điều khiển / kiểm soát hướng phụt (TVC) theo tất cả các trục (3D) so với chỉ 2 trục (2D) như động cơ của Su-30MKI giúp kiểm sóat bay và thao diễn mà không cần sự trợ giúp của cánh canard nữa. Kiểm soát bay bằng động cơ 3D TVC sẽ sản sinh ra lực cản không khí (drag) ít hơn là cách kiểm soát bằng bề mặt (control surface) truyền thống khiến tốc độ và tầm bay của Su-35BM được tăng lên
    2D TVC trên Su-30MKI
    [​IMG]
    Động cơ 3D TVC của Su-35BM, vận hành tương tự như động cơ 3D TVC của Mig-29 OVT, sẽ khiến nó có khả năng siêu thao diễn giống như Mig-29 OVT?
    Động cơ 3D TVC của Mig-29 OVT
    [​IMG]
    Động cơ 3D TVC của Su-35BM
    [​IMG]
    Tóm lại quá trình phát triển của dòng su-27 / 3o và 35 sẽ như sau:
    Su-27 đời đầu không có cánh canard, với động cơ phụt cố định một hướng thì đôi khi nó dẫn tới máy bay khó điều khiển
    Su-30 chỉ được trang bị động cơ bình thường hoặc là động cơ kiểm soát hướng phụt theo chỉ 2 trục và là bản phát triển tiếp theo của Su-27 nên nó có một số cải tiến và gắn thêm cánh canard để máy bay dễ điều khiển và an toàn khi bay hơn, đặc biệt là trong các động tác bay khó như Pugachev Cobra, Cobra Turn, Kulbit, .... Cánh canard đem lại lợi ích cho Su-30 thì cũng đem lại một số bất lợi cho nó.
    Tuy nhiên Su-35BM với động cơ kiểm soát / thay đổi hướng phụt theo tất cả các trục cộng với thiết kế gốc của leading edge kéo dài về phía trước (tương tự như thiết kế của Mig-29 OVT, máy bay được cho là nhanh nhẹn và linh hoạt nhất trong các loại máy bay thế hệ 4, 4.5), nên nó tận dụng được tất cả các ưu điểm như thiết kế cánh canard trên Su-30MKI và su-35 mà không chịu bất kỳ sự bất lợi nào do cánh canard đem lại.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 16:07 ngày 14/04/2009
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    TQ đưa ra chương trình máy bay chiến đấu của mình theo dòng Su-27-Không biết hợp tác với Nga hay tự làm lấy ?
    Apr.12 (China Defense Mashup Reporting by Johnathan Weng) ?" Although this photo is not clear, but it is still the first available picture of J-11BS fighter, which is now being evaluated in Yanliang Flight Test Center, Xi?Tan city, Shanxi Province. J-11BS is a two-seat version of J-11B and it is similar to F-15E ?oStrike Eagle?. J-11BS?Ts final performance will be close to F-15K and it is significant of realizing PLAAF?Ts concept of ?oOffensive and defensive Operation Integration?. According to my estimation, J-11BS?T development will be finished in this year.
    Year Type Generation
    2004 J-10 4
    2005 J-10S(two-seat version) 4
    2008 J-11B 4
    2009 J-11BS(two-seat version) 4.5
    2010 J-11J( naval version) 4
    2011 J-11JS(two-seat version) 4.5
    2015 J-13 4.8
    2017 J-13J (naval version) 4.8
    J-13G (upgrade version) 5
    2018 J-14 5
    2025 WJ-15(UCAV) 6
    [​IMG]
    Được gulfoil sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 14/04/2009
  3. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Đời nào Nga nó chịu hợp tác , J 11 đang là cái gai trong mắt Ngố , giúp thêm lần này đồng nghĩa với việc giúp TQ copy luôn các con Flanker còn lại .
  4. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Nga có Ngố bởi vì trước đây thời LX còn tinh thần Quốc Tế CS. Chính thời đó LX cũng khá vô tư chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Từ vũ khí thông thuờng đến hột nhơn, từ tên lửa đến máy bay. Ngày nay đồ của TQ hầu hết đều có nguồn gốc từ thời chuyển giao công nghệ khi xưa. SU-27 là một trong những cái cuối cùng mà LX có ý chuyển giao cho TQ và TQ cũng cố tình chôm chỉa cho bằng được. Ngày nay Ngố là TB thực sự, trong khi TQ lộ rõ dã tâm chôm chỉa (không chỉ của Ngố) thế thì Ngố sẽ không bao giờ ngây thơ như trước đây nữa đâu. Vụ TQ đàm phán mua 02 máy bay SU-33 là ví dụ, Ngố khẳng định chỉ bán theo HĐ trên 25 chiếc mà thôi, HĐ 02 chiếc TQ mua về mà copy của Ngố thì Ngố mất cả phao lẫn cần.....
    Được mig1000 sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 15/04/2009
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    SU-35BM SẴN SÀNG CHO TẤT CẢ CÁC KỊCH BẢN KHÔNG CHIẾN TRONG TƯƠNG LAI.
    PHẦN 1: VŨ KHÍ CHO KHÔNG CHIẾN RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
    Nếu mọi người để ý sẽ thấy hầu như mọi xu hướng sẽ đi theo / lặp lại như một vòng tròn hoặc là dạng xoắn trôn ốc. Thời trang là một ví dụ, hết ngắn lại dài, hết loe lại bó. Không chiến cũng không ngoại lệ và nằm ngoài xu hướng đó.
    Có thể nói rằng trong tương lai gần sắp tới, các máy bay sẽ vẫn được trang bị đầy đủ các tên lửa tầm gần / tầm trung / tầm xa cực kỳ hiện đại tuy nhiên các bên cuối cùng sẽ phải nói chuyên phải trái / thắng thua với nhau bằng ..... súng máy, giống y như thời kỳ WW1, WW2. Vòng tròn lặp lại: Súng máy - tên lửa tầm ngắn - tên lửa tần trung / xa - tên lửa tầm ngắn - súng máy.
    Nge thì có vẻ phi lý nhưng nếu phân tích yếu tố là hiện nay, kỹ thuật gây nhiễu chống lại tất cả các loại tên lửa, từ tầm ngắn đến tầm xa, từ tự tìm mục tiêu bằng nhiệt cho tới tự tìm mục tiêu bằng radar bên trong, đã phát triển vượt kỹ thuật chế tạo tên lửa. Chúng ta thử tìm hiểu xem các máy bay thế hệ 4, 4+, 5 được trang bị những gì để chống lại tên lửa không-đối-không nhé:
    1 - Hình dạng / lớp bao phủ / vật liệu hấp thụ và làm nhiễu xạ sóng radar (Steath) khiến cho việc khóa bắn từ máy bay cho tới việc tự tìm mục tiêu của radar trong đầu tên lửa trở nên khó khăn / không thể.
    2 - Thiết bị dự đóan / cảnh báo khi bị tên lửa tấn công (Missile Approach Warning / MAW): Báo động cho phi công về tên lửa đe dọa từ khoảng cách vài chục km. Phi công sẽ có khoảng vài chục giây để thực hiện các biện pháp đối phó.
    Một trong những MAW trên Su-35BM
    [​IMG]
    3 - RWR (radar warning receiver): cảnh báo phi công khi máy bay bị lock bởi radar đối phương. Nó còn cung cấp chính xác hướng của máy bay đang lock radar.
    Cảnh báo radar (RWR) được gắn trên đuôi Su-35BM
    [​IMG]
    4 - Các thiết bị gây nhiễu điện tử, gắn trong hoặc gắn ngoài, khiến máy bay đối phương không thể xác định được vị trí chính xác của mục tiêu cũng như khiến tên lửa (loại sử dụng radar bên trong để tự tìm và dẫn đường đến mục tiêu) bị "mù" không thể đánh trúng đích.
    Pod gây nhiễu điện tử được gắn ở đầu cánh Su-35BM
    [​IMG]
    5 - Chaff (bột kim loại / các sợi kim loại mảnh) được máy bay rải ra để làm nhiễu radar của máy bay đối phương cũng như radar của tên lửa tấn công (loại dẫn đường bằng radar)
    Cách chaff gây nhiễu tên lửa tấn công
    [​IMG]
    6: Flare: Pháo sáng dùng để gây nhiễu tên lửa tấn công loại tìm mục tiêu bằng hình ảnh nhiệt.
    Su-30MKI bắn đạn flare để gây nhiễu tên lửa tầm nhiệt
    [​IMG]
    7: Towed decoy: Pod gắn trên máy bay giống như một thùng dầu phụ loại nhỏ, được thiết kế / mạ phủ để có diện tích phản xạ radar RCS cực lớn (hơn cả máy bay mang nó nhiều lần). Khi nhận được cảnh báo về tên lửa đe dọa (loại dẫn đường bằng radar), máy bay sẽ thả nó ra, nó sẽ là mồi thu hút tên lửa tấn công của đối phương.
    Towed decoy của Nga
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cách mà towed decoy thu hút tên lửa tấn công
    [​IMG]
    Tổng hợp tất cả các biện pháp gây nhiễu / đối phó với tên lửa tấn công được trang bị trên các máy bay thế hệ 4, 4+ và 5
    [​IMG]
    Từ tất cả các dữ kiện trên, ta có thể dự đoá trong tương lai sắp tới của không chiến, các phi công sẽ nói chuyên với nhau bằng súng theo kiểu dogfight trước khi các loại vũ khí công nghê cao thực sự đi vào ứng dụng như vũ khí laze hoặc là một cuộc cách mạng về tên lửa ra đời.
    Sẽ post tiếp: PHẦN 2: SU-35BM SẼ NHƯ THẾ NÀO TRONG KỊCH BẢN PHẢI DOGFIGHT BẰNG TÊN LỬA TẦM NHIỆT & SÚNG.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 15/04/2009
  6. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bàn thêm về cánh vịt của dòng Su-27:
    Không hẳn việc thêm hay bớt cánh vịt - PGO (Cánh mũi ngang/Yе?еднее "о?изон,алOное zпе?ение - Y"z) cho thấy một sự điều chỉnh đường vòng nào đó trong thiết kế khí động của các máy bay tiêm kích dòng Su-27 và phiên bản.
    Cánh mũi ngang được thử nghiệm trên mẫu T10-24 vào năm 1985 nhằm tăng khả năng tái lập bất ổn trục dọc có kiểm soát của máy bay khi vào góc tấn lớn ở tốc độ thấp. Ứng dụng của cánh mũi ngang trong không chiến quần vòng là giúp tăng tính cơ động và đáp ứng tức thời của máy bay theo thao tác của phi công chiến đấu.
    Nói chung, cánh mũi ngang thích hợp cho các phiên bản Su-27 thiên về đối không như tiêm kích phòng không hay hộ tống cường kích, trong khi không hẳn hữu dụng đối với các phiên bản đa năng thiên đối đất/hải.
    Ví dụ: Su-30 ban đầu được thiết kế như một máy bay chỉ huy tiêm kích phòng không/hộ tống cường kích nên trong thiết kế của nó có đặt vấn đề ứng dụng cánh vịt. Sau này chuyển thành tiêm kích đa năng thì tuỳ theo yêu cầu của binh chủng hay khách hàng về nhiệm vụ ưu tiên, Su-30 có loại mang cánh vịt (nếu theo cấu hình của mẫu T10PU-6 như Su-30MK/MKA/MKI/MKM) và có loại không mang cánh vịt (nếu theo cấu hình của T10PU-5 như Su-30 nguyên thuỷ/Su-27PU, Su-30K/KN/MKK/MK2/MKV/MK2V).
    Đối với Su-35: Su-35 nguyên thuỷ cũng như Su-37 đều là các máy bay tiêm kích phòng không phát triển trên mẫu T10M có cánh vịt và động cơ điều hướng luồng phụt đa chiều. Đối với Su-35BM, yếu tố tiêm kích đa năng được chú trọng nên có lẽ đó là lý do thúc đẩy sự không cần thiết phải có thêm cánh vịt như với bản Su-35 nguyên thuỷ tiêm kích phòng không. Đó có thể xem như một sự đánh đổi hay nhấn mạnh các ưu nhược điểm của chi tiết thiết kế khí động cho mỗi dòng máy bay tiêm kích trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể.
    Còn về diềm gốc cạnh trước cánh thì tất cả các bản của Su-27 đều có. Chúng hoặc là diềm cố định (LERX) cho bản không có cánh vịt hoặc là bán cố định (LERX+Canard) cho bản có cánh vịt.
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Bàn tiếp về cánh canard (cánh vịt)
    Thực ra trên thế giới có 2 trường phái thiết kế máy bay. Thứ nhất là sử dụng cánh chính delta và cánh canard phía trước như Rafale, Euro Typhoon, Jas-39 và J-10. Dạng thứ 2 là thiết kế cánh theo kiểu truyền thống với gốc cánh chính kéo dài về phía trước như Su-27, Su-35BM, Mig-29, F-16, F-22.
    Các cuộc tranh luận nảy lửa trên các forum về 2 cách thiết kế này. Tuy nhiên một thực tế không ai chối cãi được là chỉ các máy bay theo kiểu thiết kế thứ 2 (truyền thống với gốc cánh kéo dài về phía trước) mới thực hiện được các động tác thao diễn siêu hang như Cobra''''s Pugacheve (Rắn hổ mang Pugacheve), Cobra Turn (Hổ mang quay đầu), Kulbit, 2 lần kulbit (double kulbit), Bell (kolokol), Helicopter (trực thăng), những động tác mà các máy bay với thiết kế cánh canard của châu âu không / chưa bao giời thấy làm được.
    Động tác Pugachev Cobra: MiG-29 and Su-27
    [​IMG]
    Cobra Turn / Hổ mang quay đ: Su-35
    [​IMG]
    Kulbit: Su-37, F-22, Mig-29 và Su-30MKI
    [​IMG]
    Double Kulbit:MiG-29OVT
    [​IMG]
    Những siêu thao diễn chưa được đặt tên của MiG-29OVT (Năm 2006 tại triển lãm Farnborough, Mig-29 OVT đã thực hiện một số động tác chưa máy bay nào làm được và khó hơn tất cả các trình diễn khó trước đó như Rắn hổ, Kulbit, ... mà tới giờ vẫn chưa đặt được tên. Thậm chí Mig còn ra giải thưởng là một chuyến tới Nga cho ai đặt tên được cho chúng)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quay đầu kiểu Kolokol / Bell: Mig-29, Su-27, Su-30
    [​IMG]
    Helicopter: F-16MATV
    http://www.youtube.com/watch?v=qmIQAOG789E
    Như vậy chúng ta có thể thấy, máy bay nhanh nhẹn và thao diễn nhất chính là chiếc Mig-29 OVT với thiết kế không cánh canard, với gốc cánh kéo dài về phía trước và động cơ kiểm soát hướng phụt 3D
    Mig-29 OVT, nói không với cánh canard, được coi là máy bay nhanh nhẹn và cơ động nhất
    [​IMG]
    Chính vì thế không có gì là khó hiểu khi Su-35BM, cũng với động cơ kiểm soát hướng phụt 3D đã bỏ hẳn cánh canard và đi theo thiết kế như Mig-29 OVT. Mig-35 cũng tương tự.
    Như vậy trái ngược với OldBuff nói, việc bỏ cánh canard ở Su-35BM giúp nó càng nhanh nhẹn / linh hoạt và vì thế càng có ưu thế trong không chiến, đặc biệt là khi phải đánh quần vòng dogfight
    Boeing cũng đã từng thử nghiệm gắn cánh canard cho F-15 ACTIVE nhưng thấy không ổn nên ý tưởng này không bao giờ thành hiện thực
    [​IMG]
    Thậm chí một nhà thiết kế máy bay nổi tiếng của Mỹ còn nói "Vị trí đặt cánh canard (cánh vịt) tốt nhất là ở ... trên máy bay của kẻ thù.
    Như vậy cánh canard là giải pháp tình thế và chỉ phù hợp khi Nga vẫn chưa hoàn thành động cơ kiểm soát hướng phụt tất cả các trục 3D. Khi động cơ này sẵn sàng, vai trò lịch sử của canard có lẽ kết thúc và chỉ được gắn khi khách hàng yêu cầu.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 19:11 ngày 16/04/2009
  8. SSX100

    SSX100 Guest

    Mấy chí sĩ nên thừa nhận Russianfan nói đúng đi. Mở mang đầu óc được nhiều đấy.
    Su-35 trong triển lãm Ấn độ ?~Aero India 2009?T thực hiện động tác trên nhẹ như một cái lá.
  9. lqmmanh

    lqmmanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    133
    Hình trên là của Mig29OVT (Mig35) "chí sĩ" ạ!
  10. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Bác hơi võ đoán quá chăng, hay nguồn của bác dịch nó võ đoán.
    Pugachev''''''''''''''''s Cobra tất cả các phiên bản của Su-27 đều thực hiện tốt.
    Cobra turn (em để lại ảnh) thấy rõ hình minh họa có cánh mũi.
    Các siêu thao diễn khác máy bay có cánh mũi của Nga thực hiện cũng chả kém cạnh gì phiên bản không cánh mũi.
    Bác xem các chàng flanker này biểu diễn nhé:
    http://www.youtube.com/watch?v=KGqgekztn5Y
    http://www.youtube.com/watch?v=Rq3m1a1uOKk
    http://www.youtube.com/watch?v=G1fmSlpT_iI
    Được xn3 sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 16/04/2009

Chia sẻ trang này