1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Su-27SKM và Su-30MK2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi gulfoil, 19/06/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Máy bay F-15 không cổ xưa tí nào.
    F-15 thực chất là một dòng máy bay, chứ không phải là một máy bay, và dòng máy bay này vẫn đang được phát triển, giống như AIM-9 có từ tám hoánh. Nó được thiết kế từ những kinh nghiệm đúc kết trong chiến tranh VN và chuyên dùng không chiến. CTVN, đây là lần đầu tiên các máy bay chiến đấu trên không sử dụng radar và tên lửa thay mắt phi công và súng. (thời gian đầu của chiến tranh này, trang bị điện tử còn tồi đến nỗi, một phi công nhà ta suýt lao vào máy bay địch khi, rồi mới bắn hạ 2 địch khi ...địch bật đèn hiệu.)
    Định hướng lực đẩy, lái máy tính, bào khí (cánh trước) là những đặc điển làm máy bay thay đổi hướng nhanh. Nhưng một điều là: khi máy bay đổi hướng, nó ưỡn bụng ra đón gió và mất tốc độ, máy bay nào càng có các cánh ngang lớn càng đỡ mất tốc độ. Việc ít mất tốc độ khi đổi hướng còn phụ thuộc vào tốc độ máy bay chuyển sang tư thế "ưỡn bụng". Vì tư thế đặt hướng bụng máy bay chính xác làm ít mất tốc độ, nhưng máy bay không thể ngay lập tức đạt được tư thế đó, nó tồn tại một thời gian trong tư thế bị cản mạnh. Thời gian trong tư thế bị cản mạnh (không hướng đúng hướng bụng ra hướng đón gió) càng ngắn càng ít mất tốc độ.
    Các máy bay tàng hình công nghệ ferit có yêu cầu đầu tiên là tổng diện tích mặt ngoài nhỏ. Ở công nghệ này, người ta phủ lên vỏ máy bay một lớp xốp, có các dây dẫn từ và điện đan nhau. Lớp này dầy nặng, phải phủ kín hay gần kín bền mặt máy bay, nên bề mặt máy bay phải nhỏ. Do đó, các máy bay tàng hình đều có hình dáng "cầu hoá", tiến gần đến hình cầu hơn
    Ở các máy bay thường. Các máy bay linh hoạt: khối lượng tập trung, càng tập trung ở tâm càng tốt, còn lực lái từ các cánh và cánh lái, thì lại càng ở xa tâm càng tốt, do đó, moment quán tính xoay nhỏ mà moment lái xoáy máy bay thì lớn. Hay dễ dàng xoáy máy bay theo hướng trục hơn-> đưa bụng máy bay ra đón gió và cân bằng ở tư thế này nhanh hơn.
    Do đó, dù có trang bị lái lực đẩy, máy bay tàng hình có quán tính xoáy máy bay lớn và moment lái xoáy máy bay nhỏ, làm máy bay kém ổn định hướng bụng-hướng lực cản ít nhất, do đó máy bay tàng hình khi vòng gấp, mất tốc độ nhiều hơn.
    Trong TTVN, MIG-17, máy bay chiến đấu cổ lỗ đã đương đầu tốt với F-8 thậm chí một số trận đánh F-4. Ưu thế chỉ có điều đó: ít giảm tốc khi đổi hướng. Càng thắt vòng lượn hẹp, nó càng ưu thế. Trong các trận đánh HP đã trình bầy, các bác có thể thấy các MIG có động cơ yếu nhưng cơ động hơn, từ bị đuổi nhanh chóng chuyển sang bám đuôi, né tránh các tên lửa như thế nào.
    Một ví dụ về việc đưa lực ổn định xoáy ra xa tâm trục và tập trung khối lượng xung quang tâm trục là các máy bay vận tải. Trước đây, một số máy bay vận tải có cánh chứ V ngửa lên trên. Giá cánh chứ V này kết hợp với trọng lực làm máy bay tự cân bằng ngang. Nhưng sau này cải tiến, người ta đã đổi oại cánh này thành cánh ngang, đầu mút hai cánh là hai nửa chữ V bé xíu. Việc chuyển 2 nửa chữ V ra đầu mút cánh làm lực ổn định ngang di chuyển ra xa nhất: tăng moment ổn định ngang. Trước đây, một số bác khi viết bài trong này đã nhầm hai nủa chữ V này để ngăn khối khí áp cao tràn vào khối áp thấp trên cánh, nhưng không phải. Người ta làm điều đó bằng nhiều gờ trên dưới cánh, dọc theo hướng không khí, các gờ này thấp và không ở đầu mút cánh. Việc hai nửa chữ V ở đầu mút cánh làm máy bay ổn định ngang ->thời giản ở trạng thái mất ổn địng ngang (ưỡn bụng ra đón gió, tiết khiệm quán tính nhất) nhỏ -> tiết kiệm năng lượng.
    Máy bay tàng hình thu hẹp chiều dài thân, sải cánh và tăng độ dầy thân, chúng cũng làm hình dáng thể tích của chúng gần hình cầu hơn, ít những chỗ lõm và những cánh dẹt sải rộng: thân không tròn mà dẹt, độ dầy thân nhỏ dần rồi trở thành cánh, mỏng dần ra đến đầu mút cánh. Kết cấu B-2 và F-117 là flyingWing: máy bay không thân-cánh bay, nối tiếp dòng Northrop B-49 hay Horten-10. Máy bay F-22 là lai chút giữa máy bay không thân và có thân. A-12 là máy bay tam giác không thân, một biến thể của flyingWing. Chúng rất ít những chỗ lồi lõm trên thân. Điều này làm tỷ lệ trọng lượng/lực cản yếu. Cộng với thời gian mất ổn địng ngang lớn -> rất mất tốc độ khi đổi hướng. các Flying Wing tiết kiệm năng lượng khi bay thẳng, nhưng để không chiến, cần động cơ khỏe và dễ mất tốc độ. Và nói chung, do đó, không chiến nhào lộn chúng không thể sánh với những mũi tên phản lực. Các máy bay chiến đấu trên không mạnh có thân dài nhỏ, diện tích cánh ngang rộng, tùy tốc độ mà sải cánh rộng hợp lý. NHững máy bay này như những mũi trên xuyên vào không khí: tỷ lệ lực cản /khối lượng nhỏ. Thế nhưng khi đổi hướng, máy bay rất cân bằng do xoáy rất dễ, và lại có tỷ lệ lực nâng / khối lượng lớn.
    Lợi thế lớn nhất của F-22 là hệ thống tàng hình, thông tin, sensor tốt, cho phép định vị chính xác các đài phát địch và tìm đường đi cách xa nhất các đài này. Chúng là máy bay chiến đấu đa năng ( multi-role combat aircraft). Nhờ đường bay mô tả trên, chúng an toàn luồn sâu vào đất địch tấn công mặt đất. Cũng như mục tiêu ban đầu thiết kế SU-27: F-22 theo phân loại chiến lược Nga là tấn công mặt đất tiền tuyến. Và tất nhiên, để làm điều này, chúng không chiến không tồi (chẳng nhẽ địch để cho tự do bay vào nhà mà ném bom), nhưng không thể sánh với mũi tên thép F-15 chuyên nghiệp không chiến. Khi không chiến, F-22 lợi điểm ở tầm xa, khi tính tàng hình làm nó trội. Nhưng dogfight, mất tốc độ khi đổi hướng thì như trên: MIG-17 cổ lỗ có thể đương đầu với F-8 và một số trường hợp F-4. F-22 được thiết kế theo chiến lược mới của Mỹ: đối thủ chủ yếu là những nước yếu, mục tiêu chủ yếu là an toàn cao.
    (Chú thích, cho điểm F-15 khi dogfight hơn F-22 là của chính không quân Hoa Kỳ).
    Lái lực đẩy của F-22 được thiết kế theo mục tiêu chính là đổi hướng ở tốc độ cao, thật ra, điều này được SU-27 thực hiện tốt bằng hệ thống khí động rất lớn với các cánh lái lớn. Ở tốc độ cao, trần của tốc độ đổi hướng không phải là khả năng nghiêng trục máy bay so với hướng bay, mà là gia tải mà máy bay có thể chịu được. Gia tải này khá thấp và các máy bay sàn sàn bằng nhau. Lái lực đẩy của F-22 còn được thiết kế để chống phát xạ hồng ngoại, điều này thì Nga đang thử nghiệm với R-37 và R-41, có thể là chậm hơn. Lái lực đẩy của dòng SU-27 (các máy bay từ SU-27 đến SU-37) được thiết kế để tăng cường ổn định máy bay bằng máy tính, nên nó có thể bay ngang với tốc độ xe máy: 160-190km/h. Lái lực đẩy và ổn định máy tính, động cơ phân luồng khí điều khiển được có số tầng nén cao làm SU-37 bay ngược được: 135 độ. SU-37 có ghế ngồi phi công nghiêng, cho phép tăng khả năng chịu tải, do đó vượt trội khi đổi hướng ở tốc độ cao. SU-32 là máy bay hải quân, chúng có hệ thống chống tầu ngầm độc nhất vô nhị: radar đặc biệt cho phép phát hiện tầu ngầm đang chạy ở 150km qua giao thoa sóng mặt nước. Các phao do âm được phóng xuống định vị chính xác tầu ngầm dẫn đường cho tên lửa mang ngư lôi. Ngư lôi được nối với phần nổi trên mặt nước bằng dây dẫn qua đó được máy bay điều khiển hạ mục tiêu.
    SU-47 nối tiếp truềyn thống dòng SU-27, chúng không chú trọng kỹ thuật tàng hình bằng "cầu hóa" hình khối máy bay. SU-47 có cánh gập được chế tạo hoàn toàn từ sợi carbone rất ít phản xạ radar. Vỏ MIG-39, SU-37, SU-47 có các lớp hập thụ radar. SU-47 sử dụng cánh ngược có từ thời thế chiến, điều này là hội tụ luuồng khí vào cánh lái. SU-27 nổi trội do hệ thống cánh lái đuôi rất lớn, tạo lực lái lớn, nay sự hội tụ dòng khí tạo thành vùng áp cao quanh đuôi lái đẩy lên một bước tính nổi trội này. Kỹ thuật cánh ngước có từ lâu, nhưng do hay làm rớt máy bay nên chỉ dừng trong thử nghiệm. Nay nhờ hệ thống lái và ổn định tự động đạt được khi phát triển SU-27 đến SU-37, SU-47 "cụp xòe" thoải mái vận dụng ưu điểm cánh ngược. NHờ những vật liệu mới, SU-47 khá tàng hình, buồng vũ khí trong, sử dụng động cơ R-41 nhiều tham vọng.
    Vụ tai nạn ở Ucraina: đã có nhiều bài báo trên các báo Tiếng Việt về vụ này. Động cơ có vấn đề và không đủ yêu cầu khi cất cánh, nhưng vẫn cất cánh mặc phi công phản dối. Có thể quan sát trên ảnh một động cơ dừng làm việc, làm máy bay mất độ cao đột ngột, viên phi công cố gắng lái máy bay ra xa, giảm tốc độ tiếp đất bằng một động cơ và chỉ thoát hiểm khi máy bay đã hoàn toàn mất điều khiển, đã quệt đất, cách cái chết trong gang tấc.
    J-10 là F-16. Bản F-16 Israel được TQ copy qua hợp đồng hợp tác thời ngắn ngủi "tạm hòa hõa với phương Tây". Thời này kết thúc bằng Thiên An Môn. Sau đó, sử dụng R-31 của SU-27 làm động cơ. Nhưng động cơ này Nga cắt khí thuật định hướng lực đẩy khi bán cho TQ. Đặc biệt thiếu của F-16 tầu là hệ thống điện tử. TQ gào ầm lên là J-10 bay được M3, nhưng nhìn cấu trúc F-16 của nó, chỉ có trẻ con tin được điều đó. CŨng như các máy bay TQ tự thiết kế khác J-10 bị SU-27 cho vào dống rác, với số lượng sản xuất vài cái.
    Tên lửa có thể chịu đựng G rất lớn. Đặc biệt loại dành cho dogflight. Chúng có kích thước nhỏ và dùng nhiên liệu rắn. Hiện nay, R-73 là đỉnh của các loại tên lửa, với đầu dò góc 120 độ, 25 triệu điểm ảnh, hệ thống máy tính chống gây nhiễu và mục tiêu giả. R-73 lái bằng radar trân máy bay mẹ và đầu dò, lái bằng cánh lái kết hơph định hướng lực đẩy khi tốc độ bằng không, có gia tốc cực mạnh hiện là tên lửa duy nhất đá được hậu. Tầm trước của nó là 40km. Nó bắn từ máy bay M1, góc 180 độ (ngược chiều máy bay), có tầm 12km.
    Hệ thống cảnh báo sớm của SU gồm đo xa laser, phát hiện theo dõi hồng ngoại, radar có phép phát hiện tên lửa bắn tới phía sau 80km, trước 40km. Kết hợp với ECM và tên lửa đá hậu trên, cõ lẽ, F-22 khó có thể hạ được. SU đều có datalink và lái tự động, nó có thể bay tự động là là sát đất để cắn trộm. SU sử dụng thông tin từ các trạm radar có dùng bước sóng mét để vô hiệu hóa vỏ ferit của F-22. Bị lột vỏ, F-22 trần xì là một chú lùn ù lì. Do đó, F-22 chỉ nổi trội với mục tiêu an toàn cao khi tấn công nhưng nước không chủ động kỹ thuật quân sự.
    Quả là trội, F-22 hoàn toàn làm chủ bầu trời khi đánh nhau với cỡ như TQ hiện nay chẳng hạn. Điểm an toàn cao mới là lợi thế của F-22 chứ đâu phải không chiến, nhất là khong chiến tầm ngắn.
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
  3. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    ----------------------------------------------------------------
    J-10 dùng phụ tùng Nga nhiều, Hình như TQ nhập 350 động cơ,
    http://www.aeronautics.ru/news/news002/news095.htm
    http://www.airwar.ru/enc/fighter/j10.html
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    M-28 là AN-28, được AN giành thắng trong cuộc đua chế tạo máy bay vận tải tầm ngắn so với Beriev Be30. Được thiết kế lại từ AN-14, có động cơ mới và thân rất rộng. Cấu tạo đuôi đặc biệt rộng và khối lượng tập trung ở tâm cho phép máy bay ổn định ở tốc độ thấp. Chả cần máy tính ổn định tự động là lái lực đẩy như SU, nó vẫn bay ở tốc độ 190km/h (tốc độ ưu điểm 335, tốc độ cao nhất 350).
    Ban đầu nó là AN-14M dùng động cơ TVD850 bay 9-1969, sau đó sử dụng động cơ TVD10B 715kW ba cánh quạt. Ucraina ngày đó có tổng hành dinh của Antonov, nên là quên hương của máy bay này. 1978 chuyển giao công nghệ cho Ba Lan Mielec và đến 1984 sản xuất chiếc đầu. 1996, M-28 với động cơ Pratt & Whitney Canada PT6A65B 820Kw năm cánh quạt.
    1365km khi đầy nhiên liệu với 1 tấn hàng, 510km khi 20 khách. M-28 bay với tốc độ kinh tế nhất 270km/h.
    Đặc điểm nổi trội là hệ thống buồn bật ra tự động khi động cơ ngừng hoạt động. Buồn này dùng sức gió hai cánh đối nhau điều khiển tự động cân bằng và lái đứng, cho phép máy bay hạ cánh 12 độ xiên.
    Nay được cải tiến thành AN-38. Nhưng AN28 35 năm tuổi vẫn là chiếc máy bay chở hàng tốt bấc nhất thế giới. Tốt, an toàn nhưng vẫn rẻ bậc nhất thế giới.
  5. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Bác xem lại đi . Không có một máy bay nào chiụ nổi quá G 10 cả . Nếu Bác có xin cho cái link chứng minh . Tên lửa trọng lương rất nhỏ cao lắm cũng chỉ vài trăm Kg mà thôi . trong lúc máy bay trọng lượng vài chục tấn . không có cách gì biến khối cồng kềnh vài chục tấn có độ chắc chắn bằng 1/2 tên lửa AA và vẫn bay lươn tốt được . Bác nói F-22 dogfight kém vậy cho biết chi tiết đi . trong lúc F-22 khả năng lấy góc nhỏ trong lúc bay full speed và động cơ so với trọng lượng xếp vào loại đứng đầu thì làm sao mà dogfight kém được . Tuy nhiên vì dogfight tuỳ thuộc khá nhiều vào tài năng phi công nên chuyện đượcf mất khó nói . vì vậy người ta mới tập trung vào tấn công trước từ xa trước khi đối phương nhìn thấy mình để đảm bảo chắc thắng . Nếu Bác dùng cách nói " chiến thuật cắn trộm " thì MiG-31 Nga mới chế tạo cho mục đích trên . nó bay cực nhanh radar có khả năng phát hiện từ xa nhưng cơ động dogfight kém . chủ yếu tăng tốc vào vòng tác chiến tầm xa bắn và chạy thật nhanh . F-22 được chế tạo là ở lại kiểm soát bầu trời bảo vệ cho JSF tấn công chứ không phải hit and run .
    Nga hiện chỉ chọn phát triển máy bay thế hệ thứ 5 với Sukhoi mà thôi . Mig đã huỷ bỏ kế hoặch vì không có tiền . số kỹ sư và kỹ thuật viên Mig từ 6 nghìn đã giảm chỉ còn chưa đầy 3 nghìn . đa số chạy qua châu âu để tìm việc lương cao gấp bội so với Nga . Một số ít hơn chạy sang Mỹ
    . Nga cắt chức tổng giám đốc Mig và đưa phó tổng giám đốc Su qua đó . Nga cho biết máy bay thế hệ thứ 5 của họ có kích thước trung gian giữa Mig-29 và Su-27 tập trung mạnh vào tấn công mặt đất tương tự JSF vì JSF chưa sản xuất đã có rất nhiều đơn đặt hàng . Su hy vọng máy bay mới sẽ thành công lớn trong xuất khẩu . Không quân Nga thì cho biết họ tạm thời chưa nghĩ đến việc thay thế máy bay mới . họ tập trung hiện đại hoá MiG-29 và SU-30 cũng như thêm tính năng bomb truck cho MiG-31 ( nghe nói mang được tới 9 tấn bom ) . Sau chiến tranh lạnh Nga không còn tư tưởng muốn tranh phong nữa . Họ chỉ tập trung vào phát triển nền kinh tế còn đang bị yếu của họ mà thôi . Một kế hoặch nghiên cứu và dùng máy bay mới như F-22 tốn nhiều chục tỷ Đô la nên Họ không bao giờ làm theo tình trạng ngân sách quốc phòng giảm mạnh như hiện nay .
  6. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Tp phudongthienvuong:
    "Các loại máy bay chiến đấu hiện đại đều có air frame cho thể chịu được gia tốc 15~20G, vấn đề là phi công chỉ có thể chịu được tối đa 10G mà thôi."
    Bi giờ thì tôi không thể nhớ được link, nhưng bác lưu ý hộ max G force mà air frame chịu được và phi công chịu được, limit G force của máy bay là cái nào trong số 2 cái trên.
    Đúng là tên lửa có khối lượng chỉ vài trăm kg, trong khi cả cái máy bay nặng khoảng 20T. Để đạt đưọc gia tốc 10G (hoặc hơn nữa, nếu phi công chịu được), máy bay có bánh lái diện tích hàng vài m2 so với chỉ vài chục cm2 của tên lửa.
    Bác lưu ý hộ quan hệ giữa gia tốc ,vận tốc và bán kính quỹ đạo. (Nếu tôi nhớ không nhầm thì với cùng gia tốc, bán kính quỹ đạo tỷ lệ thuận với bình phương của vận tốc.)
    Tôi đã nêu ví dụ về hạn chế trong dogfight của F-22, mong bác đọc lại: max climb rate chỉ đạt được ở tốc độ 600knots, trong khi tốc độ dogfight tối ưu là 300~480knots. (1 lần nữa tôi nhắc lại là tôi không nhớ được link)
    Bay cực nhanh, radar có khả năng phát hiện từ xa nhưng cơ động dogfight kém thì giữa MiG-31 và F-22 chưa chắc mèo nào đã cắn mỉu nào đâu.
    Về vấn đề "tập trung vào tấn công trước từ xa trước khi đối phương nhìn thấy mình để đảm bảo chắc thắng", có khá nhiều cái để bàn cãi đấy.
  7. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói ngoài TTVNOL tôi chưa từng đọc được ở bất kỳ nơi nào , bất kỳ website nào nói là F-22 cơ động dogfight kém . Dogfight quan trong ở cơ động và tầm nhìn . F-22 động cơ cực mạnh , cánh rất rộng bộ cánh đuôi lái cực lớn lại thêm vector thrust khiến nó cơ động lập tức ngay cả khi đang bay hết tốc cái này máy bay khác không hề làm được . Nói chung tôi đã cung cấp link rất nhiều rồi .
    MiG-31 hoàn toàn không được thiết kế cho dogfight như F-22 hoặc SU-27.. nó thiết kế cho hit and run tấn công từ xa . Tuy nhiên vì nó tuyệt đối không stealth nên tác chiến tầm xa tuyệt không phải là đối thủ của F-22 .
    04/01/2004 -(AFMC)-- ?oThere is nothing in the air or on the drawing board that can touch the F/A-22 in the most difficult scenarios that we can envision in the future.?
    Dr. James Roche
    Secretary of the Air Force
    http://www2.acc.af.mil/library/FA22/0019.htm
    Tôi xưa nay chủ trương ( điều này trước đây Các Bác trên TTVNOL đã yêu câu rất nhiều ) nói bất kỳ điều gì là đều phải có cầu chứng . có link hay tên tác giả , tác phẩm , ngày giờ năm tháng ......
    Cám ơn Bác .
  8. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Đây Bác xem người Nga nói thế nào về F-22 :
    " The Lockheed F-22 Raptor, to be in service the United States Air Force, is undoubtedly the most advanced of all the fighter aircraft in development today. This aircraft is a true air dominance fighter and uses
    .......................................
    The F-22''s sophisticated aero-design and high thrust-to-weight ratio provide the capability to outmaneuver all current and projected threat aircraft. "
    Không thể chối cải gì nữa F-22 là Máy bay không chiến bậc nhất hiện nay . Cái này người Nga nói nhé . Không phải Mỹ hay tôi nói đâu đấy .
    http://www.warfare.ru/?catid=279&linkid=2024
  9. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Bị lỗi khi send nên tự xoá . Đề nghị MOD giúp xoá giùm luôn .
    Cám ơn .
    Được Phudongthienvuong sửa chữa / chuyển vào 03:01 ngày 17/07/2005
  10. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Các bạn lại bàn về tàng hình rồi-Từ 1982 đến giờ đên 2005 khi mà ngày xưa nước Mỹ định làm một máy bay chiến đấu bất khả bại đã ngốn khá nhiều tiền của và sau nhiều dự án với các yêu cầu ngày càng khiêm tốn hơn.Máy bay F/A-22E/F đã ra đời.Mạnh nhất đến bây giờ vẫn là tàng hình còn lại các bạn xem Videos sau.
    http://www.f22-raptor.com/media/video_gallery/videos/04_058L.WMV
    http://www.f22-raptor.com/media/video_gallery/videos/04_040L.WMV
    http://www.f22-raptor.com/media/video_gallery/videos/04_006L.WMV
    http://www.f22-raptor.com/media/video_gallery/videos/03_131L.WMV
    http://www.f22-raptor.com/media/video_gallery/videos/F_A_22ProdLineL.wmv
    http://www.f22-raptor.com/media/video_gallery/videos/97_179EL.WMV
    [​IMG]
    Ai có biết về Su-30MK3 không ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này