1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Su-27SKM và Su-30MK2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi gulfoil, 19/06/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vice_president

    vice_president Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    các bác viết nhiều quá, em càng đọc càng rối.
    Em là tân binh nên cũng ko hiểu rõ.
    Em đề nghị thế này đc ko?
    Bác nào đứng ra làm 2 bài tổng hợp 1 về Su27, 1 về Su30.
    Chứ như tình trạng này mỗi cái 1 tí, chỗ thì TA, chỗ thì tiếng Việt, có chỗ lại tiếng Nga, khó đọc quá.
    Thanks!
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Lại thêm một bài nữa của Nga về Su-30MK2
    Самоле, п?едназна?ен для завоевания господс,ва в воздf.е пf,ем fни?,ожения пило,и?fемС) самоле,а Сf-30os2 в ?ежиме "воздf.-воздf." обеспе?ивае,: поиск воздf^н с лазе?нТХ:
    oоди"ика?ия Сf-30os2
    Разма. к?-31Ф
    Тяга, кгс 2 . 12500
    oаксималOная ско?ос,O, км/?
    на в, Х-25o>, Х-25>", Х-31А/Y и С-25>; или 2 УР Х-59oЭ
    6 авиабомб sА'-500sР, sА'-500z" или
    3 sА'-1500sР, sА'-1500>
    свободнопадаZ?ие авиабомб< калиб?ов о, 100 до 500 кг; 8 бомбов<. кассе, Р's-500 CY'Э-";
    до 8 зажига,елOн<. баков -'-500 YТ
    НУРС С-8, С-13 и С-25.
    Y?едfсмо,?ена ,акже подвеска кон,ейне?ов с аппа?а,f?ой РЭY, лазе?н<ми далOноме?но -?елеfказа,елOн<ми сис,емами, ~s-с,ан?иями.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. chansno

    chansno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    679
    Đã được thích:
    0
    hha VN mới order thêm mấy em Su-27 nữa .ko biết các anh em bít chưa .http://www.cast.ru/eng/index.php?id=98
  4. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Tin này cũ rồi.
  5. nttam79

    nttam79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Mình không biết nhiều về máy bay Mig31 cũng như các loại radar trang bị cho nó nên không bàn cãi về vấn đề này. Tuy nhiên thấy hình vẽ của VietKedoclap thì rõ ràng là bạn không hiểu về kỹ thuật Datalink các trạm radar với nhau rồi. Mình làm luận văn (Thạc sỹ) về các giải thuật xác định hướng đến tín hiệu áp dụng trong kỹ thuật anten thông minh và radar nên biết chút ít về lý thuyết, trình bày cho các bạn tham khảo:
    1-Trước hết, các radar data link với nhau hoàn toàn không phải là chỉ đơn giản gởi cho nhau thông tin về mục tiêu trong vùng nhìn thấy của mỗi chiếc mà là gửi cho nhau thông tin về các tín hiệu vô tuyến mà mỗi chiếc thu được. Một bộ xử lý trung tâm sẽ xử lý tất cả các dữ liệu về các tín hiệu vô tuyến này theo các giải thuật rất phức tạp để xác định vị trí của mục tiêu.
    Nói cách khác, bộ xử lý trung tâm sẽ cộng tất các các tín hiệu vô tuyến thu được ở mỗi trạm lại với một hệ số thích hợp được xác định từ các giải thuật phức tạp. Nếu điều này được thực hiện tốt, công suất tín hiệu thu được sẽ tăng lên N lần (N là số trạm)
    2-Giới hạn tầm xa của radar là do công suất tín hiệu thu được: công suất tín hiệu thu được tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, khi tín hiệu thu được quá nhỏ, sẽ không đủ cho radar phát hiện mục tiêu.
    Trong thực tế cụ thể hơn là phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu trên nhiễu Signal to Noise Ratio (SNR), SNR càng lớn thì càng "thấy" rõ mục tiêu. Như vậy radar muốn tăng tầm thì phải tìm cách tăng SNR.
    Trong thực tế, khi có N trạm radar đồng bộ được với nhau (cả phát và thu) thì tổng công suất phát tăng N lần. Và độ nhạy thu của hệ thống cũng tăng N lần. Như vậy với N radar phối hợp, công suất tín hiệu thu được sẽ tăng NxN lần.
    Hơn nữa, khi có nhiều trạm thu phát, bộ xử lý sẽ sử dụng một giải thuật thích ứng để điều chỉnh các trọng số của mỗi trạm nhằm triệt tiêu các tín hiệu nhiễu không mong muốn. Nhờ vậy giảm được nhiễu một cách đáng kể. Có thể kể đến một số giải thuật như vậy: Capon?Ts minimum variance, MUSIC, ESPRIT,..., các dải thuật này không chỉ áp dụng cho 1 hệ thống nhiều anten mà còn có thể áp dụng cho nhiều trạm thu/phát phối hợp.
    Như vậy kết quả là SNR tăng lên rất nhiều (vì S tăng mà N giảm) -&gt; tăng khả năng phát hiện mục tiêu.
    Nhưng đồng thời công suất thu được cũng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ máy phát đến máy thu. Mà trong radar, khoảng cách này = 2 lần khoảng cách đến mục tiêu. Do đó công suất thu được tỷ lệ nghịch với (2*L)^2 L là khoảng cách đến mục tiêu.
    Do đó muốn tăng cự ly của radar lên 2 lần thì công suất thu phải tăng 16 lần. Điều này là hoàn toàn có thể với 4 dàn radar phối hợp.
    Vào thời chưa có digital processor đủ mạnh, người ta không làm được điều này, vì để cộng tín hiệu thu, phải nối các trạm đến bộ cộng -&gt; phải đặt gần nhau.
    Hiện nay, tín hiệu thu được số hoá rồi gửi cho nhau, như vậy mỗi trạm đều có dữ liệu về tín hiệu thu của tất cả các trạm còn lại.
    Hy vọng mình giải thích dễ hiểu, nếu các bạn còn thắc mắc về cách thực hiện và các giải thuật thì mình sẽ post sơ đồ.
    Trên đây chỉ về lý thuyết về kỹ thuật này (đã được áp dụng trong các hệ thống thông tin thương mại). Còn trong máy bay chiến đấu làm sao thì mình đếch biết. Nhưng mình nghĩ nếu đã dùng trong thương mại thì trong QS phải dùng từ lâu. Hơn nữa, nếu một thằng kỹ sư quèn như mình biết được những cái này thì chắc tụi Nga/Mỹ đã áp dụng những cái cao siêu hơn nhiều. Hì hì.
  6. fuze

    fuze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bác nào thích xem Su bay lượn thì vào đây tải videoclips:
    http://www.sukhoi.org/gallery/?gallery_id=99&cur_gallery_id=99
    Tôi chưa đọc hết topic này, nếu ở trên đã có ai đó giới thiệu linhk này rồi thì thành thật cáo lỗi với mọi người.
  7. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Từ Báo QDND những mục cũ về KTQSNN biến đâu mất rồi
    Cuộc diễn tập Nga-Trung dưới góc nhìn quân sự
    Ngày 05 tháng 11 năm 2005

    Cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc cách đây hơn 2 tháng là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa hai nước. Động thái này khiến các nhà bình luận tốn không ít giấy mực và quân đội một số nước phương Tây cũng phải ?ocăng ra? để nghe ngóng, thu thập thông tin. Riêng về góc độ quân sự thuần túy, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận cuộc tập trận dựa trên tình huống giả định có một nước trong khu vực xảy ra xung đột nghiêm trọng; Nga và Trung Quốc được Liên hợp quốc ủy quyền đưa lực lượng tới can thiệp, cách ly các lực lượng đang giao tranh để lập lại trật tự. Hải quân, không quân hai nước sẽ tổ chức ngăn chặn hải quân và không quân nước thứ ba, không cho lực lượng này thâm nhập vào khu vực xảy ra xung đột. Để thực hiện ý đồ của cuộc tập trận, phía Trung Quốc đã đưa vào cuộc diễn tập 8.000 quân cùng các loại tàu chiến, máy bay thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Nam Hải cùng một số đơn vị thuộc quân khu Tế Nam và quân khu Nam Kinh. Về phương tiện, lực lượng hải quân đưa ra 14 tàu, bao gồm tàu khu trục, quét mìn, đổ bộ và tàu ngầm đi-ê-den. Lực lượng không quân Trung Quốc đưa ra gần hai chục máy bay cả chiến đấu và vận tải khá hiện đại. Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của hơn 100 xe tăng, xe bọc thép các loại. Phía Nga có khoảng 2.000 binh sĩ và một số máy bay, tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương và một số đơn vị khác. Hải quân Nga đưa ra 3 tàu các loại. Không quân cho hơn 10 máy bay chiến đấu tham dự, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược Tu-95MC và máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Giai đoạn một của cuộc diễn tập, cả hai bên chỉ tiến hành phần chỉ huy-tham mưu và được tổ chức tại Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Trong giai đoạn này, tuy có một số trao đổi về chính trị và quân sự giữa hai bên, nhưng chưa phải là giai đoạn chủ yếu của cuộc diễn tập. Giai đoạn hai, lực lượng tham chiến của hai bên bắt đầu di chuyển và tập kết tại bán đảo Liêu Đông và khu vực biển Hoàng Hải của Trung Quốc. Trong giai đoạn diễn tập này các hình thức chiến thuật mới bắt đầu được thể hiện. Đầu tiên là khoảng một đại đội đổ bộ đường không của Nga thực hành đổ bộ xuống khu vực phía sau đối tượng tác chiến (nằm trên bán đảo Liêu Đông), dưới sự trợ giúp của hải-lục-không quân Trung Quốc. Cuộc đổ bộ được thực hiện bằng máy bay vận tải IL-76. Ngay sau khi đổ bộ, lực lượng này thiết lập căn cứ, tổ chức tiếp nhận vũ khí trang bị chi viện bằng đường không do máy bay Nga thực hiện. Đồng thời với hành động đổ bộ đường không, hải quân Nga cũng dùng tàu đổ bộ cỡ lớn để đổ một đại đội thuộc Sư đoàn hải quân đánh bộ số 55 vào khu vực nói trên và tổ chức tiến công vào đối tượng tác chiến đang phòng ngự trên bờ. Như vậy lực lượng đổ bộ đường không trước đó đóng vai trò chốt chặn, hoặc cũng có thể được coi như một cái ?otúi? đón lõng đối tượng tác chiến khi mà lực lượng hải quân đánh bộ có nhiệm vụ dồn họ vào. Giai đoạn này của cuộc diễn tập, đối tượng tác chiến của quân đội Nga-Trung có thể được hiểu là các lực lượng xung đột của nước mà họ đang can thiệp. Cũng vì thế mà khi tác chiến vũ khí hạng nặng chưa xuất hiện, các đơn vị chủ yếu tác chiến bằng vũ khí trong biên chế. Giai đoạn ba của cuộc diễn tập là những cuộc tiến công tiêu diệt địch cả trên bờ và dưới biển. Lần này, máy bay chiến đấu được phép xuất kích, các loại máy bay tiêm kích như Su-27SM, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MC, máy bay ném bom tầm xa Tu-23M3 bắt đầu tấn công các mục tiêu cả trên biển và trên đất liền. Ngay cả tên lửa hành trình (nhiều khả năng là loại AS-15 có tầm bắn 3.000km) cũng được sử dụng trong giai đoạn này. Như vậy có thể thấy đối tượng tác chiến của quân đội hai nước Nga-Trung lúc này là một lực lượng tương đối mạnh và cần phải trấn áp bằng những loại vũ khí hiện đại. Theo các nhà nghiên cứu thì chiến thuật áp dụng trong cuộc tập trận này không phải là chiến thuật mới. Cuộc diễn tập cũng không phải là nơi để thử nghiệm các loại vũ khí mới vì thế nó mang ý nghĩa chính trị hơn là quân sự.
    Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới cuộc diễn tập này, vì thế mà họ đã thành lập ?ođội chuyên trách? với hơn 1.000 chuyên viên tình báo, kỹ thuật để theo dõi cuộc tập trận. Một số căn cứ không quân của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản được tăng cường máy bay U-2, EC-135 để theo dõi quá trình chuyển quân của Nga. Máy bay chiến đấu và trinh sát đã kết hợp tuần tiễu phối hợp với vệ tinh quân sự nhằm theo dõi mọi động thái của cuộc tập trận. Trong thời điểm này, Mỹ cũng đã cùng Nhật Bản tổ chức cuộc tập trận tại Ô-ki-na-oa với sự tham gia của tàu sân bay và một số máy bay chiến đấu có và không người lái.

    Đỗ Xuân Tuyên (Tổng hợp)

  8. kelvin_01

    kelvin_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Su-30MK3
    [​IMG]
  9. kelvin_01

    kelvin_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    SU-30mk
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    from magazine
  10. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Cậu nào post hình làm ơn thu nhỏ lại, kéo qua kéo lại mệt quá.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này