1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Su-27SKM và Su-30MK2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi gulfoil, 19/06/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Việc bàn cãi vũ khí Nga Mỹ thì có mà dài.
    Một loại vũ khí đỉnh cao chính là các tên lửa đẩy vệ tinh. vào quỹ đạo. Chúng dùng cho dân sự nhưng đều được phát triển cùng vũ khí. Nếu như vũ khí là đỉnh cao của khoa học kỹ thuật thì tên lửa và vệ tinh là đỉnh cao của vũ khí. Người Nga gần như ngừng phát triển khoa học kỹ thuật trong hơn 10 năm. Có một số ngành quan trọng và mũi nhọn, như việc thám hiểm và cứu hộ dưới biển sâu thì họ giải tán, coi như vứt bỏ công lao trước giờ. Toàn bộ cơ quan phụ trách việc nghiên cứu và thực hiện việc cứu hộ dưới biển sâu bị giải thể. Trước đây, có đội tầu nghiên cứu biển sâu gồm hai chiếc tầu ngầm Mir và chiếc tầu nghiên cứu mẹ, nhưng sau đó thiếu tiền cho nước ngoài thuê, mãi gần đây họ mới có tiền để phát triển chiếc tầu tiếp theo. Đấy là ví dụ về ảnh hưởng của quá trình lùi do thiếu tiền. Tuy nhiên, các tên lửa đẩy của Nga mặc dù cơ bản là sản phẩm của thời Soviet, vẫn là chủ lực chở người của ....Mỹ. Về mặt này, đôi khi người ta khuyết đại các "lạc hậu" của nó. Như báo chí tường thuật việc lần phi công Mỹ hạ cánh bằng Tầu Nga: trung tâm điều khiển nín thở vì tầu hạ cánh không đúng chỗ, đang đi tìm và chưa tìm thất phi công. Tức là trước khi cảnh lôi phi công ra khỏi tầu xuất hiện, khán giả nín thở. Khán giả sẽ không mong một chuyến đi nhờ Nga nữa. Nhưng mà, đến nay thì vẫn chỉ có con đường độc đạo qua Nga. Thật ra, với cách hãm và hạ cánh bằng dù, tầu hạ cánh trong một vùng rất rộng, bán kính hàng trăm km, một đội cứu hộ lớn phải đi tìm. Lần hạ cánh nào cũng vậy và đó là đặc điểm của cách hạ cánh đó, không như tầu con thoi phải hạ đúng vào đường băng.
    Thường thì người ta cho rằng, vũ khí Nga có mạnh, có thể rất mạnh, nhưng phần điện tử kém. Điều đó không đúng.
    Các bác có biết kiến trúc thiết kế máy tính cá nhân ngày nay là kiến trúc của ai không ???. Kể từ những năm 198x về trước, có hai dòng kiên trúc máy tính, một là vector và hai là scalar. Đặc điểm khác biệt cơ bản của scalar giống như tên gọi của nó, giống như kim tự tháp, với chiều rộng là dung lượng và chiều cao là tốc độ. Tức là người ta kiến trúc để dữ liệu được sử lý trong vùng dung lượng nhỏ nhưng tốc độ cao ở trên đỉnh, được chứa trong vùng tốc độ thấp nhưng dung lượng lớn là đáy. các cơ chế caché sẽ chuyển dữ liệu giữa các tầng cao, chúng tiên đoán vùng nào sẽ đưọc dùng đến sắp tới để chuyển lên tằng trên. Kiến trúc đó được bán cho một hãng không tên tuổi và sau đó đến tay Intel vào khoảng năm 1991-1993, kiến trúc đó do viện toán-cơ Soviet làm chủ trước đó. Nhờ cuộc mua bán này, cache được sử dụng trong Intel và ra đời 80486, hệ CPU cơ bản cho đến ngày nay. Ngày nay, người Nga vẫn phát triển máy tính của mình, một thời gian dài những năm 199x, họ phải mua các đơn vị bán dẫn trong CPU từ nước ngoài, đến nay thì họ đã có tiền để mua các dây chuyền vi mạch mới nhất. Cái họ vẫn kém là chế tạo ra các dây chuyền đó, còn cái họ vẫn mạnh là những máy tính nhanh nhất thế giới trong các bài toán ít luồng.
    Scalar tuy cho một luồng chạy nhanh, nhưng từng đoạn ngắn cỡ vài trăm lệnh trong luồng đó thì vẫn rất chậm, không đảm bảo thời gian thực cho thiết bị tự động tốc độ cao. Người Nga vẫn dẫn đầu thế giới về kỹ thuật mạch noron cho mục đích này. Để so sánh, một siêu máy tính có hàng vạn CPU P6 có thể tính toán mô hình một vụ nổ nguyên tử nhanh, nhưng khi tính tích của n số nguyên tố đầu tiên, nó không nhanh hơn một con P4.
    Kỹ thuật sử lý tốc độ luồng đơn nhanh đứng đầu là cơ sở để phát triển kỹ thuật radar. Chỉ cần lấy ví dụ, phần lớn các máy bay châu Âu vẫn phải dùng thêm radar đeo ngoài (trên giá bom) để tăng cường khả năng đối phó với mặt đất. Thế nhưng từ lâu, các MIG và SU vẫn dùng radar chính để bắn xe tăng hay công sự. Radar có khả năng quan sát mặt đất cao được sử dụng để SU-27 có khả năng bay tự động như tên lửa hành trình bám sát mặt đất. Gần đây, hướng này đạt một đỉnh cao mới, trang bị cho các SU từ SU-22 trở lên, đó là định vị máy bay và mặt đất chính xác, diều khiẻn máy bay vào đạn đạo, thả bom thường chính xác như bom có điều khiển từ khoảng cách an toàn. Để hình dung ra mực độ cần thiết của điều đó, các bác biết rằng một quả tên lửa hay bom lượn điều khiển bằng TV sẽ mất hơn nửa khối lượng thuốc nổ hữu ích. Một bom lượn không động cơ đẩy, lái bằng cánh, điều khiển bằng GPS sẽ mất đi 1/3 đến một nửa khối lượng thuốc nổ hữu ích và có tốc độ chạm mục tiêu rất thấp nếu ném từ khoảng cách an toàn. (Khoảng cách an toàn trên là khoản các tương đối, an toàn vớin các hệ thống tác chiến tầm ngắn, các súng phòng không và tên lửa phòng không tầm ngắn, tức 15km).
    Nói đến radar thì phải nói đến yêu cầu lớn nhất của nó, là đối không. Việc phân tích chính xác sẽ tăng độ nhậy của radar và sử dụng được bước sóng dài hơn. Sóng dài đi xa, tránh được nhiễu tiêu cực từ các giấy bạc thả trên không trung, đi xuyên qua lớp tàng hình...nhưng đường đi của nó không thẳng, cần làm chính xác kết quả đo bằng các bài toán trên máy tính và nhận tín hiệu chính xác từ các phần tử antena có gắn máy tính mạnh (mỗi antena gồm nhiều phần tử như vậy). Việc nhận được kết quả chính xác nhờ máy tính dẫ đến radar vô hình: loại radar thụ động không phát sóng. Nó dựa vào việc nhận dạng các xung cực ngắn và yếu. Ví dụ, ai đó nói chữ a thật to, tai người sẽ nghe lặp lại chưa a đó một số lần, tín hiệu phản xạ từ các vật xung quanh. Tai người có khả năng phân tích thông minh và tốc độ, tần số của chữ a rất thấp, nhận ra chữ a trong hàng đống tiếng ồn. Một vài antena đạt ở các vị trí khác nhau sẽ nhận được chênh lệch thời gian chữ a đến đấy, và dựa vào đó định vị được các vật dội chữa a lại.
    Vào đầu những năm 199x, Mỹ gào thảm thiết khi nghe tin Sec bán cho Iraq một hệ thống như vậy. Sau đó, trước năm 2003, Mỹ lại làm ầm lên với Ucraina. Nhưng đó chỉ là những sản phẩm xuất xứ từ vài mảnh kỹ thuật thu thập được từ Nga. Người Mỹ tháy ngay những lợi thế của kỹ thuật này, đến năm 2002, họ thông báo đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, nhưng trong thông báo dó, phải đến sau năm 2010 mới có thể có những sản phẩm nào đó.
    Khả năng nhận dạng tín hiệu phản hồi từ mục tiêu (dựa vào đặc điểm, hình dáng xung phản xạ, dựa vào đặc tính phả xạ ở các tần số khác nhau...) là kết quả của quá trinhnghiền cứu rộng lớn và lâu dài. Trước đây và bây giờ, người Nga tìm mọi cách thu thập các tín hiệu mẫu đó, rồi cho những máy tính mạnh nhất nhận ra những đặc điểm riêng biệt của chúng, ghi vào bộ nhớ các đài radar do họ sản xuất. Ví dụ, một máy bay tàng hình như F-22 có diện tích phản xạ ở bước sóng 3cm chỉ bằng con chim bồ câu, nhưng mạnh bằng hàng ngàn con chim bồ câu ở bước sóng dm và hoàn toàn không tàng hình ở bước sóng m.
    Một trong những kỹ thuật riêng của radar Nga mà người Mỹ lo ngại vào đầu năm 1991 là kỹ thuật nhaỷ tần, họ sợ rằng Iraq có được. Ngày nay, mỗi radar Nga đều có nhiều đầu phát, phát nhiều bước sóng. Kỹ thuật nhaỷ tần tức là khoảng cách đến xung phát sắp tới và tần số xung đó không thể dự đoán được, điều đó làm vô hiệu các máy gây nhiễu, tàng hình tích cực. Điều đó cũng kết hợp mặt mạnh của nhiều loại bước sóng. Ngoài việc thực hiện điều này một cách tự động, người Nam Tư đã thực hiện một cách thủ công bằng cách dùng nhiều đài, di chuyển liên tục, bắn hạ F-117A, gây tiếng vang lớn. Việc thay dổi tần số thực hiện lần đầu trong chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến điện tử đầu tiên. Khi đó, các đài radar Nga (đã khá cũ) được người Mỹ tìm hiểu quyết liệt. Một trong những cách chống nhiễu là quân ra thay đổi bảng mạch phát xung. Nhưng hồi đó, mỗi lần làm như thế mất vài ngày thủ công (thay máy phát), chỉ thay được 1 tần, nhưng ngày nay chỉ cần tích tắc và rất nhiều tần không dự đoán được.
    Thế mạnh về radar còn thể hiện rõ rệt trên một hệ thống "phòng không" cực ngắn, yêu cầu hệ điện tử phải có tốc độ cực cao. Đó là hệ thống đánh chặn tên lửa chống tăng của xe cộ, tác dụng ở vài chục mét. Hệ thống Arena lần đầu được trang bị cho T-80 những năm cuối thập kỷ 1980. Ngày nay Arena-E gồm nhiều antena cố định, bọc thép chĩa về nhiều hướng dùng băng sóng mm. Nó phát hiện và phân tích đường bay của tên lửa chống tăng tầm 50 mét, hạ ở 25 mét từ tất cả mọi hướng, với tốc độ tên lửa đến 800m/s. So với Arena đời đầu trên T-80, Arena-E không sử dụng chùm đạn lớn quét mà dùng tên lửa nổ định hướng từ trên xuống, chính xác để bảo vệ bộ binh tùng thiết. Cơ số tên lửa đánh chặn cũng lớn hơn. Người Mỹ đã tìm mọi cách có kỹ thuật này nhưng chưa đạt, ngày nay, hệ thống chống tên lửa của họ vẫn chỉ tương đương Drop, một kiểu đã cũ của Nga.
    Ở trên các máy bay SU-27 các đời và MIG-31, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa có tầm xa hơn nhiều, bán cầu sau 80km và trước 40km. Khả năng cảnh báo sớm ban đầu thực hiện nhờ việc phân tích ảnh hồng ngoại, phát hiện các mục tiêu đáng ngại, sau đó là đo xa laser và radar cả trước, sau và hai bên sường vào cuộc. Khi mục tiêu gây nguy hiẻm cho máy bay, các máy gây nhiễu radar và đạn giả chống hồng ngoại vaò cuộc. (ở tầm cực ngắn vài trăm mét và vài chục mét, các thiết bị đối kháng điện tử ECM gây nhiễu đầu dẫn đường radar của tên lửa hiệu quả rất lớn, chỉ có thể vượt qua nó nếu tên lửa được máy tính lái từ radar trên máy bay mẹ).
    Máy bay SU-27 trội hơn so với MIG-29 do mang được antena lớn, cho phép tăng tính đối kháng. Ngay từ những ngày đầu tiên của SU-27, đặc diểm mang được antena mạng pha đường kính 80cm rồi trên 1 mét đã làm cho SU-27 nổi trội tính đối kháng. Do đó, SU-27 ban đầu được thiết kế làm máy bay tấn công mặt đất, nhưng phiên bản đầu tiên lại là không chiến. Một trong những đỉnh cao nhất của radar Nga là phương pháp tấn công tầu ngầm của SU-32, một trong những đời SU-27 được dùng cho hải quân. Radar phân tích giao thoa sóng có được từ vết gợn trên mặt nước phát hiện tầu ngầm đang di chuyển ở tầm 120km. Sau đó máy bay thả xuống hàng chục phao có máy thu phát hạ âm, tín hiệu truyền về máy bay qua radio. Cuối cùng là ngư lôi được nối với một phao nổi, cho phép máy bay mẹ đánh chính xác tầu ngầm kể cả khi nó đã bất động hay hết tốc độ tháo chạy.
    Người Nga cũng không có thói quen khoe khoang về radar hay hệ thống dẫn đường của họ (điều dó rất chính xác, vì Tuất không phải người Nga, ke ke ke ke ke ke ke ). Tuất đã từng thấy một thời, báo chí tường so sánh độ chính xác tên lửa đạn đạo của Nga và Tomahaw của Mỹ. Người Nga tồi !!!, chỉ đạt độ chính xác vài trăm mét so với vài mét của Tomahaw. Nhưng ngay lúc đó, trong một đoạn phim về kỹ thuật, một người đã nói: người Nga dùng hệ thống dẫn đường quán tính trong tên lửa đạn đạo, nó không chính xác bằng GPS nhưng không thể bị nhiễu. Thật ra, so sánh như trên chỉ là một thủ thuật báo chí, còn tất cả các tên lửa đạn đạo đều dùng dẫn đường quan tính như là hệ dẫn đường chính hay duy nhất, dù đó là tên lửa Nga hay là Mỹ. (chú thích thêm là, một lần Tuất gõ JPS như là tên một hệ thống định vị, các nhà kỹ thuật của TTVNOL hét ầm lên, rằng Tuất chế ra JPS. Chán Quá, đó là tên một hệ thống dẫn đường cục bộ có GPS vi sai và định hướng, sử dụng GPS. Mục tiêu là khắc phục một điểm yếu của GPS là không định hướng được, cũng như tăng độ chính xác định vị. Mục đích cuối cùng có thể là hướng dẫn máy bay hạ cánh tự động chẳng hạn.)
    Khi nói đến "nhược điểm về điện tử" của máy bay Nga, các nhà kỹ thuật như vậy thường cho là máy bay Nga phụ thuộc nhiều vào dẫn đường, thiếu tính độc lập. Họ lấy ví dụ các MIG-21 ngày chiến tranh Việt Nam. Đúng là lúc đó MIG-21 được thiết kế như vậy, để cho nhỏ nhẹ linh hoạt, thời mà radar trên máy bay còn tồi, chưa tự chủ được nhiều. Lúc đó Mỹ dùng F-4 có radar lớn, nhưng ở Liên Xô lúc đó cũng có SU-15, MIG-23 hay là MIG-25. Hay là TU-128, máy bay chiến đấu bằng radar độc lập có tầm chiến đấu, trọng tải và tầm bắn lớn nhất thế giới lúc đó. Thời chiến tranh Việt Nam, nếu để TU-128 và F-4 đấu nhau, thì F-4 không bao giờ biết mình bị ai ở đâu bắn chết. TU-128 là máy bay bắn rơi nhiều thiết bị do thám nhất trong chiến tranh lạnh.
    Thật ra, chiến thuật ngày nay, chính máy bay Mỹ mới phụ thuộc vào các AWACS. Ví dụ như các SU. Sau những mẫu SU-27 đầu tiên, một đời SU-27PU được mệnh danh là mini AWACS. Hệ điện tử của nó là tiền thân của các SU-27 sau này (SU các đời từ SU-27 đến SU-37). Đời máy bay đầu tiên kết hợp các thế mạnh trước đó là SU-30. Các đài radar rất mạnh so với các máy bay chiến đấu khác, được tăng cường tính năng cả phía sau và hai bên, được nối vào nhau là thế mạnh độc lập của một tốp máy bay mang radar on board Nga.
    http://www.faqs.org/docs/air/avsu27.html
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Mình cũng không nghĩ rằng vũ khí của F-35 rất hạn chế mặc dù có phương án lắp cho F-35 vũ khí laser.F-35 với chế độ đánh tàng hình chỉ có hai khoang vũ khí ở hai bên . mỗi khoang theo cơ số chuẩn là một tên lửa không đối không và một bom, như vậy có m2 tên lửa AA và hai bom AG nếu chỉ đối không thôi thì có thể thay bom bằng tên lửa AA, như vậy là chỉ có 4 tên lửa AA ( giống như anh Shukhoi lúc đầu cũng chỉ muốn là có 4 tên lửa).Khi bắn thì cánh cửa khoang vũ khí mở ra và giá treo tên lửa được đẩy ra ngoài và tên lửa được phóng đi còn bom thì rơi tự do xuống sau thì điều chỉnh theo cơ chế của từng loại bom.Có lẽ sau khi bắn hết tên lửa thì F-35 sẽ tăng tốc bay mất nhỉ ? Còn lại cũng như F-22 F-35 có thể đeo ở ngoài khoang vũ khí khá nhiều loại vũ khí nhưng chức năng tàng hình sẽ giảm rõ rệt.Các bạn có thể bàn xem RCS của F-35 ở mức độ nào ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vũ khí trong khoang
    [​IMG]
    Vũ khí đeo ngoài
    [​IMG]
    Được gulfoil sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 12/03/2006
  3. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ôi trời, hôm nay được đọc giáo trình bổ túc văn hóa về CNTT của bác huyphuc.
    Sách Vẻ vang dân Việt đã chép lù lù đấy là phát minh của con Lạc cháu Rồng thì còn sai thế nào được nữa. Nhưng mà thế thì cũng không phải công của tụi Nga.
    Lại càng kinh nữa ! Neural networks dùng để giải quyết scalability problem thì đúng là chỉ có người Nga mới biết làm.
    Bác nói nhảm nhí rồi. Chỉ cần 2 CPU là có thể đưa bài toán nhân n số về độ phức tạp n/2, k CPU là có thể nhân trong thời gian n/k thay cho n khi chỉ dùng 1 CPU. Chưa nói đến chuyện kiểm tra tính nguyên tố, khi đó dùng k CPU có thể rút từ thời gian tuyến tính về thời gian lô ga rít. Chắc ý bác nói người Nga có công nghệ siêu việt chỉ dùng một CPU bằng vạn CPU Mỹ chứ gì ? Thà bác cứ nói khơi khơi không dẫn chứng thế còn đỡ, chứ đưa thí dụ kiểu như thế này người ta cười chết.
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Để so sánh, một siêu máy tính có hàng vạn CPU P6 có thể tính toán mô hình một vụ nổ nguyên tử nhanh, nhưng khi tính tích của n số nguyên tố đầu tiên, nó không nhanh hơn một con P4.
    [/QUOTE]
    Bác nói nhảm nhí rồi. Chỉ cần 2 CPU là có thể đưa bài toán nhân n số về độ phức tạp n/2, k CPU là có thể nhân trong thời gian n/k thay cho n khi chỉ dùng 1 CPU. Chưa nói đến chuyện kiểm tra tính nguyên tố, khi đó dùng k CPU có thể rút từ thời gian tuyến tính về thời gian lô ga rít. Chắc ý bác nói người Nga có công nghệ siêu việt chỉ dùng một CPU bằng vạn CPU Mỹ chứ gì ? Thà bác cứ nói khơi khơi không dẫn chứng thế còn đỡ, chứ đưa thí dụ kiểu như thế này người ta cười chết.
    [/quote]
    Tớ không biết CPU cho máy tính quân sự nó như thế nào chứ CPU dân dụng dù có là P4-4Gb thì nó cũng không bao giời cho bồ kết quả chính xác lớn hơn 15 chữ số đâu. Không tin các bồ cứ thử.
    Việc sản xuất CPU là công nghệ cực cao, chứ phần còn lại thì nhiều nước làm được lắm. Nếu không phải như vậy thì Camphuchia cũng có bom A từ lâu rồi.
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bác này nhẹ dạ quá. Dùng software thì cộng trừ nhân chia bao nhiêu chữ số chả được.
  6. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
  7. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    F-35 còn được trang bị súng đại bác và sau này là vũ khí lazer.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Hệ thống điện tử chiến đấu của F-35 cũng được quảng cáo là rất hoàn hảo.
    [​IMG]
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    to ov10
    Hôm đó gõ nhầm.
    Bác lấy ví dụ một bài toàn này.
    Tạo ngẫu nhiên n số, (1 tỷ số đi)
    Nhồi vào giữa những số đó một trong các phép toán hai ngôi, cũng chọn ngẫu nhiên. Nhồi sao cho cộng trừ không cạnh nhau, nhân chia không cạnh nhau, khai căn và luỹ thừa không cạnh nhau.
    Bác suy nghĩ quá đơn giản, tuy Tuất gõ nhầm nhưng bác suy nghĩ quá đơn giản. Nói như bác chỉ đúng với dãy nhân vài số thôi, bác nhân vài phép là tràn số. Với dãy số lớn, phải định nghĩa lại tất cả: số là gì, phép nhân là gì. Do đó, máy tính không biết đến quy luật phân phối nữa, và lập trình khá phức tạp mới tách luồng được, khi đó Tuất nói không sai đâu.
    Vì suy nghĩ đơn giản như vậy, nên cũng như tất cả những người suy nghĩ đơn giản, bác không thể hiểu được cấu trúc máy tính phổ biến nhất scala là của người Nga.
    Nỗ lực tạo tốc độ cao cho luồng đơn là nỗ lực khó khăn hơn nhiều việc tạo ra máy chạy song song có tổng số phép toán làm được trong một giây lớn. Đáng tiếc là phần lớn chương trình trong những bài toán mô phỏng vẫn phải đợi nhau, nên các bài toán này vẫn đổ tiền cho luồng đơn chạy nhanh.
    Còn độ chinh xác, thế người ta tính PI có độ chính xác cao làm gì, thế nào ??? Bác suy nghĩ đơn giản quá.
    Boris Babaian là người đã đưa công nghệ Scala sang Mỹ đầu những năm 1990, ông đã bán giá 3 triệu đô, để cứu viện toán cơ đang chết đói.
    Dòng máy tính Nga vẫn phát triển. Người Nga vẫn mua các siêu máy tính IBM, nhưng dòng ELBRUS vẫn phát triển. Cũng như trước đây, nó luôn có tốc độ tính đơn luồng cao nhất thế giới. Khác với các siêu máy tính. Các siêu máy tính có nhiều luồng chạy song song để đạt tổng số tính toán lớn. Năm 1996, sau thời kỳ khùng hoảng, một chiếc ELBRUS mới xuất hiện, tên CPU là SPARC, công nghệ 90mc. Tiếp theo là CPU EPIC. Năm 2000, tốc độ CPU này đã đạt 300MHz, ngày đó tốc độ Itel là 133MHz.
    Vladimir Pentkovski, một trong những người thuộc viện này, năm 1999 đã thiết kế cấu trúc cho Pentium III. Kể từ đây, CPU không còn là bộ vi sử lý đúng nghĩa nữa. Cấu trúc này người Nga gọi là SuperScala. CPU là một máy tính thật sự, việc trao đổi thông tin với RAM, tách luồng, điều phối hoạt động của các đơn vị sử lý....đòi hỏi một mát tính lập trình được phức tạp. Kể từ P3, CPU là một máy tính rất nhiều thành phần.
    http://developer.intel.com/technology/itj/archive/1999.htm
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 14/03/2006
  10. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    -------------------------------------
    Thế còn ELBRUS 2000 là loại nào ? Đã có ELBRUS 2005 chưa ?
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này