1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về trường ĐH Bách Khoa TPHCM

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi fool-again, 04/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fool-again

    fool-again Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.517
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về trường ĐH Bách Khoa TPHCM

    Chủ đề này, xin dành tặng cho những thành viên mới, các bạn tân sinh viên, các bạn học sinh hứng thú muốn tìm hiểu về trường BK và muốn trở thành chim oanh vũ hoặc củ sắn lùi.

    Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc giaTp.HCM - có một lịch sử khá dài và trải qua nhiều thời kỳ.

    Cho đến những năm 50, trong khuôn viên này đã hình thành những cơ sở đầu tiên để đào tạo các loại cán bộ kỹ thuật (hệ cán sự - 2 năm, hệ kỹ sư - 4 năm), các cơ sở này được hợp nhất thành Trung tâm Quốc gia kỹ thuật, vào năm 1957 theo sắc lệnh số 213-GD ngày 29/6/1957, gồm 4 Trường:

    - Trường Cao đẳng Công chánh được thành lập năm 1911 tại Hà Nội, hoạt động liên tục đến năm 1945 thì tạm ngừng. Đến năm 1947 Trường được tái lập tại Sài Gòn và đặt trụ sở tại Trường thực nghiệm Bộ Công Chánh và Trường Pétrus Ký. Năm 1957 Trường được chuyển về Trung tâm Quốc gia kỹ thuật.

    - Trường Cao đẳng Điện học (được chính thức thành lập năm 1957
    - Trường Quốc gia Kỹ sư công nghệ thành lập năm 1956.

    - Trường Việt Nam Hàng hải được thành lập năm 1951, và được sát nhập
    vào Trung tâm Quốc gia kỹ thuật năm 1957.

    Năm 1962 Trường Cao đẳng Hóa học được thành lập đào tạo các cán sự hóa học từ năm 1968 Trường bắt đầu đào tạo kỹ sư hóa học.

    Đến năm 1972, Trung tâm Quốc gia kỹ thuật được đổi tên thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật, là cơ sở duy nhất đào tạo kỹ sư và cán sự tại miền Nam lúc bấy giờ.

    Theo sắc lệnh số 010/SL/VNGDTN ngày 11/1/1974 Học viện Quốc gia kỹ thuật được sát nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức và đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật. Cùng năm 1974 tại Trường Cao đẳng Công chánh thành lập Ban Cao học Thanh hóa (Kỹ thuật môi trường hiện nay). Như vậy lần đầu tiên Học viện thiết lập chế độ đào tạo trên Đại học.

    Sau ngày thống nhất đất nước, theo quyết định số 426/Ttg ngày 2/10/1976 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trường được mang tên Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.

    Là một trong ba Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM có nhiệm vụ đào tạo các kỹ sư thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, công nghiệp, thăm dò khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ yếu phục vụ vùng phía Nam của đất nước.

    Từ năm 1981, Trường bắt đầu đào tạo Nghiên cứu sinh (trên Đại học). Năm 1990, Trường mở thêm hệ đào tạo Cao học. Việc đào tạo sau Đại học được Trường đặc biệt quan tâm.

    Từ năm 1993, được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường mở Khoa Quản lý Công nghiệp, đào tạo cử nhân Kinh tế, chuyên ngành quản lý công nghiệp và thạc sĩ quản trị kinh doanh.

    Trong công tác đào tạo đại học, để tiến hành bước đột phá trong công tác cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ quản lý, tăng cường tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong sinh viên, chuẩn bị cho sự hội nhập với các Trường Đại học khác trong cả nước và Thế giới, đồng thời được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 5718/ĐH ngày 17/9/1993, kể từ năm học 1993 - 1994, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM là Trường đầu tiên trong cả nước, được chuyển phương thức đào tạo học niên chế 5 năm sang hệ tín chỉ 4,5 năm (học tín chỉ cũng đã được áp dụng tại Trường Đại học Bách Khoa .

    Học tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng kỹ sư qua việc tích lũy các loại kiến thức giáo dục khác nhau theo một cấu trúc nhất định.
    Kể từ khi bước chân vào Trường, mỗi sinh viên nhận được sự giúp đỡ của một cố vấn học tập (CVHT) trong suốt thời gian học tại Trường. Hệ thống cố vấn học tập được thành lập tại các Khoa đào tạo nhằm giúp đỡ sinh viên trong việc chọn lựa các môn học, thích hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân, theo một hướng chuyên môn chính.

    Do có sự lựa chọn rộng rãi các môn học, sinh viên có thể đăng ký học thêm các môn học liên ngành phục vụ cho hướng chuyên môn chính đã chọn, học thêm các môn học thuộc các lĩnh vực xã hội, nhân văn khác, tích lũy nhanh các môn học để sớm nhận văn bằng kỹ sư hoặc để nhận hai văn bằng tốt nghiệp cho hai hướng chuyên môn chính.

    Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 1996 - 1997 Trường bắt đầu đào tạo hệ Cao đẳng cho hai ngành: Bảo dưỡng Công nghiệp theo chương trình hợp tác với IUT (Pháp), Tin học.

    Để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Trường có 10 Trung tâm nghiên cứu, 9 Xưởng thực tập, 41 Phòng thí nghiệm, 8 Phòng máy tính chuyên đề, 1 Trung tâm xử lý dữ liệu, 1 Trung tâm du học tự túc, 1 Trung tâm hỗ trợ sinh viên Bách Khoa trực thuộc Phòng Đào tạo, 1 Thư viện cho sinh viên Đại học và 1 Thư viện cho sinh viên tại Ký túc xá Kỹ thuật. Hiện Trường có 512 CBGD, trong đó 127 (24,8%) có học vị Tiến sĩ và Phó Tiến sĩ, 52(10,2%) có học vị Thạc sĩ, 10 Giáo sư và 37 Phó giáo sư, 87 CBGD đang học tập nghiên cứu ở nước ngoài.

    Từ những năm đầu tiên mới thành lập với số lượng tuyển sinh hàng năm là 175 sinh viên, cho đến nay Trường đã đào tạo 7369 sinh viên hệ Chính quy, 4733 sinh viên hệ Tại chức, 500 sinh viên Cao học, 26 Nghiên cứu sinh.

    Đầu năm 1995 theo Nghị định số 16/CP ngày 17/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM cùng với 8 Trường Đại học khác hợp nhất vào Đại học Quốc gia Tp.HCM.
  2. I_Cry

    I_Cry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    hay thế
    cause I've known I never breathe your love again
  3. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ bài viết của anh Fool
    Nhưng giá mà ở bài viết này anh có thể thêm vào đôi nét về các khoa cũng như GV của từng khoa thì sẽ rất tuyệt đó anh Fool à.
    hãy để các tân SV hiêu thêm về ngôi trường mà họ đã lưa chọn
    Ngoài ra thì các Cưu SV ,nếu ai có kinh nghiệm gì hay thì cũng hãy post lên truyền đạt cho các Tan Sv.Khi thay đổi môi trường thì đây là một điều rất nên làm.Điều này giúp cho các Tân Sv bớt bở ngỡ ở môi trường mới......
  4. Babystar

    Babystar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm thì đầy ra đây, trường BK lắm cái khác người lắm. Đầu tiên là chuyện thi cử, thường thì các môn đều thi trắc nghiệm, không nhất thiết phải học nhiều, cứ vào mấy cái khu B4, B2 lấy một xấp đề các năm trước làm, còn nếu lỡ các môn tự nhiên mà thi viết, đừng có hy vọng mấy ông ấy chấm cách làm, chỉ còn nước là làm xong ngồi dò đáp số với tụi bạn xem có sai không, nếu lỡ không biết làm thì cứ lấy nguyên cái đáp số của thằng bạn chép vô luôn, bảo đảm không ai biết, mà nhiều khi lỡ đúng nữa. . Không hiểu sao kinh nghiệm quý giá thế này mà chẳng ai truyền cho mình , để đến lúc thi xong mới kinh nghiệm đầy mình...
    Ngoài ra mấy cái WC của trường, khoa nào cũng có hết, nhưng thường giấu rất kĩ, như là khoa CNTT, ở đó nguyên cả năm đến khi nghỉ hè mới phát hiện ra được, , bữa nào rảnh cũng định rủ mấy đứa đi hết các khoa moi mấy cái WC xem nó ở chỗ nào, giấu gì mà giống như là mèo giấu...
    Thứ 3 là chỗ học, muốn chỗ học càng tốt thì nên đi càng sớm, vì BK chẳng có nhiều chỗ đâu, nếu có thì toàn nắng, mấy cái cây đang bị cưa nên nắng càng ác. Có chỗ học ở A5 rất lý tưởng, tốt nhất, là nên bỏ ra một ngày đi tìm hiểu BK... nói ở đây cũng không hết được.
    À, mấy bạn nữ cũng nên cẩn thận, dạo này toàn là mấy ông thầy trẻ, toàn dễ thương vui tính không à, nghe đâu ông thầy CN của mình cũng cưa được em nào khóa 2001, thiệt tình, chậm tay mất rồi
    As I look back on my past, I remember the tears I cried, the jokes I laughed at, the things I missed and lost but there's one thing I'll never regret it's the day you became my friend.
  5. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    chỗ nào ở A5 vậy baby? em-be thì thích nhất là khoảng sân sau B6 á. Mát mẻ, yên tĩnh, ít người qua lại nhưng chẳng mấy khi trống chỗ
  6. OS-King

    OS-King Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Fool cho ra cai chu de nay dung la hay that .
    >> FBK : Trường mình có quá nhiều khoa nên có lẽ Fool cũng không thể nào nắm rõ về từng khoa cũng như giáo viên khoa đó được .
    Đúng như BabyStar nói . Kinh ngiệm ở BK thì đầy luôn . Đặc biệt là các tân sinh viên nên chú ý tới mấy cái phòng photo , Mọi thứ trên đời đều ở đắy cả , đó là Bách khoa toàn thư , bài tập , đề thi , lời giải ... Đối với sinh viên khoa điện (đã vào chuyên ngành ) thì không ai không biết phòng photo chân cầu thang B1 .
    Kinh nghiệm học ở đại cương và chuyên ngành cũng rất khác nhau . Ở đại cương có thể vừa học vừa chơi thoải mái . Chỉ cần nắm mấy cái công thức , giải một số bài tập và đề thi là an tâm . Cứ tung tăng có thưởng . Nhưng qua chuyên ngành thì nên cẩn thận . Phải hiểu vấn đề thì mới có thể xử được mấy cái đề thi biến hóa . Đối với khoa Điện thì cứ phải giải nhiều bài tập , đọc lý thuyết suông thì có đến tết mới hiểu nổi , mà tết thì thi xong hết rồi . Nhưng tui thấy chúng ta đã vào trường này thì đầu óc cũng không đến nỗi ngu lắm , những ai siêng học ( học như điên á ) đều được điểm cao cả . Còn mấy đứa lười như tui
    Chú ý giải đề thi các năm trước , biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà .
    OS King
  7. FBK

    FBK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    Sao mất tiêu rùi Bác Fool ơi!
    Hôm qua thấy Bác post tiếp giới thiệu về BK chưa kịp đọc,hôm nay vào thấy đâu mất tiêu rùi.Mà hôm qua bác post = font gì lạ quá .....kg thể nhìn ra chữ nổi
    Các bạn hãy nói về nhưng môn cần lưu ý khi học ở giai đoạn ĐC hay là Chuyên Ngành.Môn nào dễ làm ta SEE U AGAIN nhất (cái này là theo kiểu Thầy FBK nói : bị ....thi lại đó mà)
    Nhưng môn nào cần thiết để sau này sẽ ứng dụng nhiều cho Công Việc khi tốt nghiệp....
    Nói chung càng nhiều càng ......ít
  8. fool-again

    fool-again Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.517
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về đại học Bách Khoa (tiếp theo)
    Phần giới thiệu sơ lược về khoa KỸ THUẬT XÂY DỰNG ( phần 1)
    Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng tiền thân là khoa Công Chánh được thành lập từ năm 1967 trên cơ sở ngành Địa Chánh và Công Chánh của Học Viện Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ (thành lập từ năm 1957). Năm 1977, khoa KTXD được tách ra làm hai: khoa Xây Dựng và khoa Công Trình Thuỷ. Chúng tồn tại song song cùng nhau cho đến năm 1991, do nhu cầu xã hội và nhu cầu đào tạo diện rộng nên khoa Xây Dựng và khoa Công Trình Thuỷ lại được sáp nhập với nhau, thống nhất lấy tên chung là khoa Kỹ Thuật Xây Dựng.
    Cơ cấu tổ chức
    Khoa KTXD có 11 bộ môn bao gồm:
    1/ Công trình.
    2/ Thi công
    3/ Vật liệu Xây Dựng
    4/ Sức bền- Kết Cấu
    5/ Địa cơ- Nền móng
    6/Cầu đường
    7/Cảng- Công Trình Biển
    8/ Trắc địa
    9/ Kỹ thuật tài nguyên nước
    10/ Cơ lưu chất
    11/ Hình hoạ vẽ kỹ thuật.
    - Trong đó có 7 bộ môn chuyên ngành là: Công trình, Thi công, Cầu đường, Cảng-Công trình biển,Trắc địa, Kỹ thuật tài nguyên nước, Vật liệu xây dựng và 3 bộ môn cơ sở : Sức bền kết cấu, Địa cơ nền móng , Cơ Lưu chất, Hình hoạ vẽ kỹ thuật.
    - Khoa KTXD có 7 phòng thí nghiệm: Vật liệu xây dựng, Sức bền kết cấu, Địa cơ nền móng, Cơ lưu chất, Công trình thuỷ, Cầu đường. Trắc địa.
    - Trung tâm nghiên cứu & Ứng dụng công nghệ Xây Dựng ( REATEC).
    - Trung tâm tính toán cơ học.
    Mục tiêu đào tạo
    - Mục tiêu của khoa KTXD là đào tạo những kỹ sư xây dựng có chuyên môn vững và có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới, đủ sức cạnh tranh với những kỹ sư xây dựng tốt nghiệp ở các trường khác về trình độ, kỹ năng tìm kiếm việc làm. Nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    - Tất cả các sinh viên vào khoa KTXD trong 2 năm đầu của giai đoạn 2, sẽ được học chung khối kiến thức cơ sở chuyên ngành , sau đó sẽ được phân vào các chuyên ngành. Nhờ vậy, tất cả các sinh viên khoa KTXD sau khi tốt nghiệp đều có chung một bằng KỸ SƯ XÂY DỰNG kèm theo bảng điểm, có thể tham gia thiết kế, thi công các công trình xây dựng dân dụng- công nghiệp, cầu đường, công trình cảng, công trình biển, thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp thoát nước, trắc địa và vật liệu xây dựng, những mặt chuyên sâu khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên sâu hẹp đã chọn. Ví dụ sinh viên được phân theo nguyện vọng đi chuyên sâu ở năm cuối thuỷ lợi- thuỷ điện cấp thoát nứơc thì lĩnh vực này họ sẽ chuyên hơn.
    - Phần lớn kỹ sư ra trường phục vụ các tỉnh từ Qui Nhơn- Quảng Ngãi trở vào Đồng bằng sông Cửu long và Tp Hồ Chí Minh trong các Sở Xây Dựng, Giao Thông Công Chánh, Thuỷ Lợi, Viện Thiết Kế, Xí Nghiệp, Công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, Ban quản lý dự án công trình, Phòng xây dựng, giao thông các quận huyện?
    Các chuyên ngành được đào tạo
    - Xây dựng dân dụng và công nghiệp: học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về thiết kế, thi công các công trình dân dụng như nhà phố, nhà chung cư, chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện, cao ốc văn phòng? hoặc các công trình công nghiệp: nhà máy, nhà xưởng, kho, các khu chế xuất, khu công nghiệp ?
    - Cầu đường: thiết kế, thi công, quản lý các loại cầu bằng bê tông cốt thép, cầu thép, cầu gỗ, cầu gì cũng làm được hết ; các loại đường ôtô, đường sắt, đường hầm, đường băng sân bay?
    - Kỹ thuật tài nguyên nước: cung cấp các kiến thức về thiết kế, khai thác các tài nguyên như : thuỷ điện, trạm bơm, thuỷ nông, qui hoạch nguồn nước?
    - Cảng- công trình biển: thiết kế, thi công các công trình ven sông, ven biển, công trình cải tạo sông, công trình ngoài khơi?
    - Vật liệu xây dựng: cung cấp các kiến thức về thiết kế, quản lí, vận hành dây chuyền sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, nghiên cứu, cải tiến các dây chuyền công nghệ, sản xuất các loại vật liệu xây dựng như sắt, gỗ, ximăng, cát, phụ gia, sơn nước, vôi?
    - Trắc địa-bản đồ: trang bị cho sinh viên các kiến thức trắc địa công trình căn bản trong xây dựng các công trình như khu công nghiệpgiao thông, cầu, hầm, sân bay và các trạm thuỷ điện. Ngoài ra, sinh viên còn có thể biên tập bản đồ, địa hình và định vị công trình trên lục địa, trên biển, định vị vệ tinh GPS.
    Saaaaaiiiiiiiiiii lầm vẫn là anh
  9. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    hay quá ! anh fool-again nói thêm giúp em về mấy năm đầu đi - chỗ ăn chỗ ở - chỗ học ... he he

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  10. fool-again

    fool-again Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.517
    Đã được thích:
    0
    Một năm đầu tiên là giai đoạn đại cương, tất cả sinh viên các ngành đều học cùng một chương trình giống nhau. Nếu là nam sinh viên đến từ các tỉnh thì được ra học ở làng Đại Học-Thủ Đức. Ngoài ra thì sẽ bị học tại trường BK.
    Sau khi hoàn tất giai đoạn đại cương, các sv bắt đầu chương trình chuyên ngành. Tức là mỗi ngành sẽ có các môn học riêng đấy. SV Xâydựng tập trung học riêng, không học chung với các sv khoa khác, nên trong thời gian đại cương, bằng mọi giá phải làm quen với mấy cô nàng các khoa khác ( nhớ: đừng đụng đến con gái Môi Trường nhá)
    Saaaaaiiiiiiiiiii lầm vẫn là anh

Chia sẻ trang này