1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về trường ĐH Bách Khoa TPHCM

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi fool-again, 04/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    vậy là đệ phải ra Thủ Đức học rồi - he he - con gái Ktế và Nvăn hả hà - vui rồi - sống ngoài đó !
    Đệ sẽ nghe lời huynh trong mấy năm đầu cố gắng ..... !
    À còn nhờ các huynh chỉ thêm về đường đi nước bước ngoài đó nhé he !

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  2. fermat_

    fermat_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0

    Đừng mừng vội em, Nhân Văn thường thì chi co 1 vài khoa hoc dưới Linh Trung thôi ( Thu Đức ), như năm anh thì chỉ có Triết với Sử, buồn lắm em ơi.
    Còn khoa KT thi úi xùi ui. Toàn là chị không à ( sau nay tự khám phá nhá ).
    Anh thành thật khuyên em, chờ sau nay lên BK, ta về ta tắm ao ta lại hoá hay
    Bác fool-again bảo " ''''''được xuống Thủ Đức " , với lại " ... bị học tại trường BK " mới hài chứ.
    Phải nói " bị đày xuống Linh Trung " mới đúng á.
    Mà bác hình như hơi có ác cảm với mấy muội Môi Trường nhỉ.
    Anh nói trước với mấy em freshmen nhá. 2 HK dưới Linh Trung là một khoảng thời gian khá khó khăn trong 4,5 năm học ĐH của các em.
    Học đại cương thì nói chung là dễ ( và ít có hứng thú ). Nếu tập trung ngay từ đầu, và với thái độ nghiêm túc thì điểm đại cương của năm đầu sẽ cải thiện đáng kể điểm ra trường của các em ( chiếm hơn 1/5 tổng số chỉ ).Đừng bao giờ mang tâm lý mình phải được 10 điểm khi đi thi ( giữa kỳ + HK ), cho dù là môn gì.
    Nhắc các em học ở Linh Trung, cẩn thận với môn Thí Nghiêm Vật Lý. Môn nay củ chuối lắm. Hên xui là chính.
    Môn nào cũng có ích cả ( trừ mấy môn XH, đó là theo í kiến của tôi ). Sau này không dùng ít thì dung nhiều, nên đừng xem nhẹ môn nào cả.
    Love is such an easy game to play !!!
  3. fool-again

    fool-again Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.517
    Đã được thích:
    0
    Học ở đâu cũng có cái ưu, cái khuyết riêng của nó. Ở Linh Trung thì cảnh đẹp, yên tĩnh, ít cám dỗ nên có thể tập trung tốt; và thi cử thì mỗi môn chỉ thi một lần vào cuối học kỳ thôi ( trong khi ở trong Bách Khoa thì phải thi thêm kỳ thi giữa kỳ). Tuy nhiên, khuyết điểm của nó là cơ sở vật chất, dịch vụ xung quanh không hiện đại như ở nội thành, đôi khi phải bị " bảo kê" ức hiếp, dù có nhiều cơ hội tiếp xúc với mấy girl trường khác nhưng với girls trường mình thì không, bởi vì tất cả nữ sinh viên của Bách Khoa đều " bị" đưa về học ở nội thành ngay từ học kỳ đầu tiên (trường hợp của Sea wolf năm 2002). Khiến các bạn nam BK phải chịu tình trạng cả lớp học chẳng có một nàng nào cả ( điển hình là I-cry và Eden Ark ). Và hậu quả là : các nam sinh này bị mắc phải hội chứng ù lì, trầm cảm, ăn nói vô duyên, bị mấy chị em trong box mắng hoài

    However, bạn có thể chọn 1 trong 3 giải pháp sau đây:
    - học ở Linh Trung-Thủ Đức, trọ ở LT- TĐ luôn (hoặc ở Ký Túc Xá)
    - học ở Bách Khoa( nội thành) , trọ ở nội thành luôn. Trường hợp này, bạn phải nộp đơn xin chuyển địa điểm học
    - kết hợp ưu điểm của 2 phương án: học ở Linh Trung như thường, nhưng trọ ở nội thành, phương tiện đi lại tốt nhất sẽ là xe bus, tiện lợi vô cùng. Đây là cách giải quyết rất được phổ biến và được ưa chuộng.
    Về cách học, chúng ta sẽ bàn sau, lúc bạn đã nhận được thời khoá biểu nhé. Nói bây giờ e hơi sớm

    Saaaaaiiiiiiiiiii lầm vẫn là anh
  4. fermat_

    fermat_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Không biết bác fool học khoá nào nhẩy ?
    Bác hầu như chẳng cập nhật thông tin gì cả.
    Bắt đầu từ năm 2001 ( khóa em ), tất cả SV BK học ở LT được trao trả cho BK quản lý ( không còn chịu sự QL của ĐH KHTN như trước nữa.
    Điều đó có nghĩa là fresmen trên BK học gì, thi gì thì freshmen LT học đó, thi đó !!!
    Ngoài những thiệt thòi mà bác fool đã nói ở trên, tớ xin bổ xung để các em freshmen tham khảo :
    1) Giảng viên : Hầu hết là trẻ ( mấy bác già sức đâu nữa mà đi bus từ TP --> LT ) kinh nghiệm giảng dạy không nhiều, chuối lắm.
    + Tình trạng :
    " Thầy vào lớp trễ 30 phút nói với SV : Xin lỗi các em nhá ! Kẹt xe, Bus tới trễ.
    Đến cuối buổi, thầy bảo : Xin lỗi các em, thầy cho nghỉ sớm 30 phút, chuyến bus cuối sắp chạy rồi. "
    diễn ra như cơm bữa.
    2) Đầu năm nghe nói có cố vấn học tập, mừng lắm cơ. Đến khi chuyển lên BK, nhẩm lại gặp được đúng 2 lần. Mỗi họ kỳ 1 lần, HK1 : gặp mặt làm quen với lớp, HK2 : thông báo hết HK2 chuyển lên BK và chia tay với lớp ( có lớp còn chả biết mô tê mặt mũi cố vấn học tập ra làm sao ).
    3) Ít cám dỗ hơn TP ? " saaaaiiiiiii lầm vẫn là anh "
    Linh trung là một trong điểm nóng của TP về tệ nạn XH. Mật độ quán coffe ( không bình thường đâu nhá ), quán nhậu nhiều hơn bất cứ nơi nào trong TP. Nhất là khu vực xung quanh KTX Tân Phú.
    4) Năm tớ muốn tham khảo đề thi những năm trước phải lên tận BK mua. Ở LT chỉ bán đề của TN thôi. Mà tham khảo đề TN, thi rớt chắc.
    5) Thông tin : tất nhiên là chậm hơn trên BK nhiều lắm lắm.
    Ví dụ :
    i) năm tớ học, thông tin về kỳ thi Olympic SV không hề xuống LT
    ii) thông tin về học bổng càng chuối hơn nữa. Năm tớ, HB đi Nga 9h00 10/03/02 dán, 16h30 10/03/02 hết hạn nộp đơn --> bó tay.
    Các em freshmen LT đừng thấy thế mà buồn, LT cũng có 1 so cái hơn BK :
    1) Cơ sở vật chất : trường lớp khang trang rộng rãi, bàn ghế mới ( giống như C4 trên BK )
    2) ĐK ăn ở : rẻ & tốt hơn trên TP. Các em freshmen LT ko nên ở trọ, hoặc KTX Tân Phú <-- phức tạp lắm.
    Nên ở KTX ĐHQG ( gồm có : KTX Vũng tàu, Bến Tre, ĐHQG, Vĩnh Long ). Tất cả SV ĐHQG + SV các tỉnh có tên ở trên đều được ở. Ngày trước tớ ở phòng 405 Vũnh Tàu ( nổ : KTX Vũng Tàu năm đó có mười mấy người đi du học đấy ).
    Phòng tương đối rộng. Mỗi phòng 6 người, có phòng tắm, toilet riêng, 50,000đ/tháng.
    Cơm : 3,500 -- 4,000 đ/bữa no.
    Kết luận : học ở đâu cũng thế thôi các em. Thích nghi được tất.
    À !!! chết , quên ký mất rồi !!!
    Được fermat_ sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 25/08/2003
  5. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    ái chà - khó quá nhỉ ! Em cũng nghĩ trên LT là tuyệt - em có nhà người wen ở CLB số 2 (Ng Tri Phương) - đi bộ là ra BK - vì thế học ở đây tiện nhiều điều - nhưng em thì muốn "dzui chơi" ngoài LT 1 chút - ko biết sao nữa - hic hic !
    E hèm - phải cân nhắc kỹ chứ em dễ dính vào tệ nạn lắm !

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  6. fool-again

    fool-again Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.517
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu khoa Công Nghệ Thông Tin
    Quá trình hình thành khoa CNTT
    Tiền thân khoa CNTT là khoa Điện Toán thuộc khoa Điện trường ĐH Bách Khoa TPHCM với số lượng cán bộ giảng dạy là 8 người đều là kỹ sư vừa tốt nghiệp đại học.
    Từ năm 1977, Trường DHBK đã đào tạo Kỹ sư điện toán đầu tiên, một lớp với 11 sinh viên.
    Từ năm 1977-1985, mỗi năm bộ môn Điện toán chỉ đào tạo một lớp kỹ sư Điện Toán với số lượng khoảng 9-15 sinh viên.
    Việc ứng dụng Tin học của nước ta ngày càng phát triển, máy vi tính được dùng ở các ngành và lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Để phát huy tốt hơn khả năng của Bộ môn Điện toán về đào tạo và nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, năm 1985 nhà trường cho phép Bộ môn tách khỏi khoa Điện, xây dựng thành Trung tâm Điện toán.
    Từ năm 1985-1993, Trung tâm Điện toán vẫn đào tạo kỹ sư máy tính, mỗi năm lượng sinh viên tăng lên gấp đôi. Với nhu cầu nguồn nhân lực CNTT trong xã hội, với sự phát triển CNTT ở nước ta, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chính thức chấp nhận yêu cầu của nhà trường cho phép thành lập khoa Công Nghệ Thông Tin, tách khỏi Trung tâm Điện toán. Hiện nay, khoa CNTT đã phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất, trở thành một khoa mạnh trong 7 khoa CNTT của cả nước.
    Sự phát triển của khoa Công Nghệ Thông Tin
    Tổ chức nhân sựTừ 8 kỹ sư là cán bộ giảng dạy năm1977, nay khoa CNTT có 35 CBGD, với 6 Tiến sĩ và phó Tiến sĩ, 2 Thạc sĩ, 10 người đang tu nghiệp ở nước ngoài để lấy bằng Tiến sĩ và Thạc sĩ.
    Khoa có 3 bộ môn: Phần mềm hệ thống, Phần mềm ứng dụng và Kỹ thuật máy tính. Ngoài ra, Khoa còn có văn phòng để thực hiện các công việc phục vụ đào tạo, giáo vụ và Hội đồng khoa học, Hội đồng Khoa để trợ giúp cho Ban chủ nhiệm Khoa về các chính sách quản lý, hướng phát triển trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa.
    Định hướng phát triển:
    Khoa định hướng phát triển đến năm 2005 là:
    · Khoa học máy tính (phần mềm).
    · Kỹ thuật máy tính ( phần cứng).
    · Quản trị hệ thống thông tin.
    · Xử lý dữ liệu mạng.
    Phát triển hướng nghiên cứu chuyên sâu trong Khoa:
    · Kỹ thuật hệ thống.
    · Quản lý cơ sở dữ liệu trên mạng.
    · Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
    Các hình thức đào tạo:
    Từ chỗ mỗi năm khoa CNTT quản lý khoảng 40-50 sinh viên (năm 1977-1985), đến nay Khoa quản lý gần 2000 sinh viên/năm ở tất cả các mô hình đào tạo.
    Hiện nay khoa CNTT đào tạo các loại hình:
    · Cao học ngành Tin học: 40 sinh viên.
    · Đại học chính qui: 400 sinh viên.
    · Kỹ sư bằng 2 Tin học: 700 sinh viên.
    · Cao đẳng Tin học: 800 sinh viên.
    Hằng năm Khoa đào tạo 100 kỹ sư máy tính. Ngoài ra Khoa còn nhận trách nhiệm dạy Tin học Đại cương cho khoảng 400 sinh viên/năm cho sinh viên trường ĐH Bách Khoa đang học ở giai đoạn 1.
    Song song với việc đào tạo từ cấp Cao đẳng đến Cao học, khoa CNTT còn tham gia đào tạo Kỹ thuật viên Tin học cho các cơ quan, các tỉnh có nhu cầu, nhất là các môn học mà các cơ quan yêu cầu: ORACLE và Hệ điều hành Unix.
    Chương trình đào tạo:· Thiết kế hệ thống số.
    · Toán tin học.
    · Lý thuyết thông tin.
    · Thí nghiệm thiết kế hệ thống số.
    · ĐAMH hệ thống số.
    · Tổ chức cấu trúc máy tính.
    · Ngôn ngữ lập trình.
    · Logic Toán.
    · Thực hành ngôn ngữ lập trình.
    · Xử lý tín hiệu số.
    · Vi xử lý máy vi tính.
    · Lý thuật Automat và ngôn ngữ chính thức.
    · Cấu trúc dữ liệu- Giải thuật.
    · Kỹ thuật đo.
    · Thí nghiệm kỹ thuật đo.
    · Kỹ thuật truyền số liệu.
    · Thực tập Điện-Điện tử.
    · ĐAMH thiết kế vi xử lý.
    · Cơ sở dữ liệu.
    · Hệ điều hành.
    · Mạng máy tính.
    · Trình biên dịch.
    · Phân tích và thiết kế giải thuật.
    · Đồ hoạ máy tính.
    · Xử lý song song- Hệ phân bố.
    · Công nghệ phần mềm.
    · Trí tuệ nhân tạo.
    · Nhận dạng xử lý ảnh.
    · Giao diện người-máy.
    · Thiết kế cơ sở dữ liệu.
    · Kỹ thuật tri thức.
    · Luận văn tốt nghiệp.
    Hầu hết các môn học đều có giờ thực hành trên máy thông qua các bài tập. Khoa đã soạn nhiều giáo trình để phục vụ cho việc đào tạo theo tín chỉ.
    Cơ sở vật chất:
    Khoa CNTT có:
    · Một thư viện với 2 phòng đọc cho CBGD và sinh viên chuyên ngành, hơn 1000 đầu sách và tạp chí thường xuyên được cập nhật và điều kiện các phòng đọc rất hiện đại.
    · 3 phòng máy cho sinh viên chuyên ngành năm cuối và Cao học để thực hành và làm LVTN với 70 máy PC586 chạy trên nền UNIX và cơ sở dữ liệu ORACLE, 3 phòng máy này trang bị đầy đủ cấu hình, phần mềm cho việc nghiên cứu về hệ thống, phần mềm ứng dụng, viễn thông, công nghệ thiết kế mạch (Top down design).
    · Một phòng thiết kế khoa học với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho CBGD nghiên cứu khoa học trong các hướng : hệ thống, trí tuệ nhân tạo, tin học,viễn thông, xử lý ảnh.
    Tại cơ sở 2 của Khoa có:
    · 3 phòng máy với 150 máy Pentium để phục vụ cho sinh viên chuyên ngành giai đoạn đầu và Cao đẳng.
    · 2 phòng thực tập cấu trúc máy tính, kỹ thuật số với các thiết bị thực tập hiện đại.
    Hiện nay trang thiết bị trong khoa gồm có:
    · 5 máy Server: Hp, Compaq, Dell, Sun.
    · Hệ thống ATM Network.
    · 7 máy Sun.
    · 250 máy Pentium.
    Toàn bộ hệ thống máy tính trong khoa được nối mạng, có thể chạy trên Unix, NT, Win95.
    Nghiên cứu khoa học:
    Khoa đã và đang thực hiện hàng loạt các đề tài nghiên cứu khoa học:
    · Hệ thống chương trình điều khiển không lưu cho sân bay Tân Sơn Nhất.
    · Dùng máy PC làm máy Telex.
    · Dịch máy.
    · Xử lý ngôn ngữ tự nhiên bằng máy tính.
    · Các đề tài nghiên cứu khoa học được liên kết với Đức, Pháp, Sìngapore.
    Khoa xây dựng các chương trình quản lý nhân sự, quản lý thư viện và đang viết chương trình quản đào tạo cho toàn trường bằng ORACLE. Toàn bộ các phần mềm này được truy cập trên mạng diện rộng của trường trên môi trường Unix.
    Quan hệ hợp tác:
    Khoa hợp tác với các công ty máy tính như: ORACLE, IBM, Sunsoft, Hewllet Packard, Morgan,? để áp dụng triển khai công nghệ cao trong đào tạo của Khoa.
    Khoa đã tiếp nhận học bổng cho sinh viên của Khoa từ các nguồn:
    · Hội người Việt Nam ở Thuỵ Sỹ, Canada.
    · Công ty FPT, Nortel, Hoàn Mỹ, IBM Việt Nam, Oracle,?
    · Trường đại học RMIT, Grenobe, AIT, Nanyang University?
    Khoa tạo sổ vàng kêu gọi tài trợ của các cựu sinh viên, các công ty máy tính để giúp sinh viên gặp khó khăn có thể mượn tiền trang trải học phí.
    Saaaaaiiiiiiiiiii lầm vẫn là anh

Chia sẻ trang này