1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu Võ đường Thiếu Lâm Sơn Đông

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi linhlemy, 02/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu Võ đường Thiếu Lâm Sơn Đông

    Thêm 1 địa chỉ cho các bạn yêu thích rèn luyện võ thuật:

    http://www.shaolinvn.com/

    Hệ thống võ đường: http://www.shaolinvn.com/suphattrien.asp
  2. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Thăng Long võ đạo cũng có Quý Châu kiếm?
    http://thanglongvodao.com/
  3. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra Thăng Long võ đạo cũng là một phiên bản kết hợp Tàu + Ta như 1 số môn võ khác (Nam Hồng Sơn...):
    http://thanglongvodao.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=39&Itemid=75
  4. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Xem phả hệ ở đây thì mới rõ: Nam Hồng Sơn và Thăng Long võ đạo có cùng gốc từ cụ Cử Tốn (võ Việt). Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Nhân còn học võ Tàu từ ông Thống Nghị con trai công Thống Luận (bạn cụ Đề Thám):
    http://thanglongvodao.com/index.php?option=com_content&view=article&id=82:Ph-h-mon-phai-thng-long-vo-o-vit-nam&catid=45:Ph-h-mon-phai&Itemid=85
    Phả hệ Thăng long võ đạo cũng có tên bạn Chicken : BHL .
  5. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Bài này hay quá, xin phép post lại nhé:
    ầu thế kỷ XX, khi mà nước ta một cổ ba tròng, chịu nhiều sự áp bức của thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến, nhân dân ta sống trong lầm than bể khổ. Thời kỳ đó, biết bao văn nhân như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... ngày đêm suy nghĩ tìm ra con đường mong chấn hưng vận nước. Thời kỳ đó, cũng rất nhiều võ sư, bằng tài nghệ của mình, tiêu diệt những kẻ xâm lược, làm cho chúng kinh hồn bạt vía. Sưu tầm từ giai thoại dân gian, các tàng thư về võ học và qua lời kể của Thầy chưởng môn, website http://thanglongvodao.com sẽ lần lượt giới thiệu với các bạn những câu chuyện về những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Mong các bạn hiểu rằng, nước Việt ta có những anh hùng, những giai thoại đẹp không kém gì Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp... của Trung Quốc.
    Kỳ I: Trận đấu cuối cùng!
    Quản Bạt tên thật là Phan Văn Bạt, sinh năm 1900, mất năm 1945, quê ở Đức Cơ (nay thuộc xã Đông Cơ), huyện Tiên Hải, tỉnh Thái Bình.
    Quản Bạt là con thứ hai của ông Tổng Phan Văn Ấp, so trong gia phả là cháu sáu đời của Phan Bá Vinh (tức Phan Bá Vành), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống áp bức đời Minh Mạng. Từ nhỏ, Bạt đã nổi tiếng nghịch ngợm và gan lì, không thích học văn mà chỉ ham học võ, có sức khỏe hơn người và tài chữa trẹo xương, bốc thuốc gia truyền.
    Tuy chú và anh làm quan nhưng ông lại hay giao du với hảo hớn lục lâm, chống bọn cường hào, bênh vực người nghèo.
    Quản Bạt giỏi võ, tính nóng như lửa, nhưng rất nghĩa hiệp, được giới hảo hớn đặc biệt danh là ?oSư Tử Bạt?.
    Nam Tuấn
    Quản Bạt ra đồng, mới gặt chưa được sào lúa thì em là Tiệp đã chạy ra báo:
    - Anh Bạt, mau lên Thái Bình xem cụ Voi Chảy đấu với tụi Nhật.
    Quản Bạt quăng liềm, rửa chân đi ngay. Hai anh em vừa đi vừa chạy, nói chuyện vắn tắt.
    Phan Khắc Tiệp kể:

    - Bọn võ sĩ Nhật mới đấu ở Nam Định về, chúng thắng liên tiếp. Nghe Thái Bình là đất vật, chúng mở võ đài ở Tiểu Hoàng. Có một thằng rất giỏi vật, chúng gọi là du-đô gì đó, ném các đô mình như ngóe!
    - ?oBè cạn? đâu?
    - Cũng thua rồi?! các đô tức quá! Cho người mời cụ Voi Chảy và anh lên ngay.
    - Nó dữ thế à?
    - Vâng, các đô trẻ lấm lưng hết rồi. Hội vật tưởng tan sớm vì suốt nửa ngày hôm qua chẳng ai dám lên. Sáng nay không có ai đấu thì nó sẽ nắm giải? Cụ Voi khỏe nhất, nhưng gần sáu mươi rồi, sợ cụ không đi?
    Quản Bạt nghe càng tức khí, thúc em chạy, sao cho kịp chuyến xe tám giờ Thái Bình đi Nam Định.
    May quá! Hai anh em đến Thái Bình thì ô tô cũng sắp khởi hành, họ đáp xe lên đền Tiểu Hoàng thì đã xế trưa.
    Anh em Bạt cứ lo hội tan, nhưng đã nghe văng vẳng tiếng trống vật còn đổ dồn thúc dục từ xa?
    Thì ra chờ lâu quá, cụ Voi Chảy vì đến trước, chưa thấy Sư Tử Bạt đâu, nên đang chuẩn bị ra sân.

    Cụ vẫn còn cường tráng lắm, cao gần tầm thước tám, nặng trên 70kg, sừng sững như Voi. Lông ngực và bụng cứng đâm tủa ra xuyên qua cả áo mỏng. Hồi trẻ ông cứ lừ lừ như voi, mặc đối phương ra ràng diễu võ giương oai cho chán, ông tiến tới bốc luôn, yếu thì đè sấp xuống, tay nào khỏe thì cưỡng lại, ông bất ngờ nhấc bổng quăng luôn ra sau lưng, chẳng thèm ngoái lại.

    Lần này cũng thế. Cụ Voi khoanh tay nhìn đấu sĩ Nhật, bé nhỏ hơn cụ nhiều, nhưng chắc nịch, ra sân vẫn mặc nguyên võ phục trắng, thắt đai đen ba vạch vàng, mắt một mí lườm lườm nhìn đối thủ khổng lồ. Hắn có vẻ thận trọng.

    Trọng tài ngồi ngoài điểm trống báo hiệu cho cuộc đấu.
    Cụ Voi lừ lừ tiến lại, chân chắc như cột đình, hai tay xòe ra, vươn tới như vòi voi, chộp luôn. Võ sĩ Nhật lùi lại một bước nghiêng người tránh, xoay tay trái bắt lấy cổ tay cụ Voi kéo mạnh, đồng thời quay người luồn sát vào định quật đòn hông. Nhưng cụ Voi trụ vững như bàn thạch, tay kia quàng luôn lấy võ sĩ Nhật, siết mạnh một cái. Tên Nhật rún cả người, cố gồng mình chống đỡ. Hắn định tìm cách gỡ ra thì một tay cụ Voi đã chịt lấy gáy hắn đè chúi xuống sân. Trước sức khỏe kinh hồn của cụ Voi Chảy, tên Nhật toát cả mồ hôi, định vẫy tay đầu hàng thì bỗng thấy toàn thân bị nhấc bổng lên, bay vù ra ngoài.

    Quả tài nghệ cao cường, võ sĩ Nhật uốn người lộn như Mèo, đáp gọn phía sau lưng cụ Voi Chảy. Cụ Voi hết sức ngạc nhiên, gục gặc đầu khen ngợi rồi lại lừ lừ tiến tới, lần này chộp nhanh hơn. Tên Nhật nhanh nhẹn tránh cú chộp, lại chụp được tay cụ kéo mạnh, hắn ngã người đưa lòn một chân vào bụng cụ Voi định đánh đòn hy sinh. Cụ Voi chộp lấy chân và quăng luôn. Võ sĩ Nhật mới lộn hai ba vòng mới đứng vững lại được. Cụ Voi gục gặc đầu và lại lừ lừ tiến tới. Nhưng đấu sĩ Nhật đã giơ tay xin hàng.

    Trống gõ một tiếng ?ocắc? cả sân vật hò reo hả hê ran như sấm. Một tên Nhật trong Ban tổ chức bước ra, chắp hai tay cúi sát chào Cụ Voi Chảy, rồi đứng lên nói một tràng tiếng Nhật. Thông ngôn đi theo trịnh trọng dịch:
    - Ban tổ chức thay mặt nước Đại Nhật hân hạnh kính chào đại đô vật nước Việt. Và xin hỏi ngoài vật ra, đại đô vật có thể đấu quyền cước hay côn kiếm được không? Nếu được, xin hân hạnh hầu tiếp đại đô vật môn quyền cước trước.
    Cụ Voi nghe xong chẳng nói năng gì, chỉ gật mạnh đầu. Cả hội vật vỗ tay dồn dập, ai cũng háo hức chờ xem cuộc đấu mới. Lần này đấu quyền cước chắc phải thích mắt và ghê gớm hơn.
    Cụ Voi chưa đấm đá ai cả. Nhưng học trò bảo rằng sóng tay cụ chỉ phạt một cái là cây chuối lớn cũng phải gãy gục.

    Một võ sĩ Nhật mặc toàn đen bước ra, áo võ hở rộng cổ, phơi bộ ngực vuông rắn chắc gân guốc, gương mặt dài, xương xẩu, sóng mũi đã tẹt lại gẫy gập, môi mím chặt, gò má và đuôi mày trái lằn hai vết sẹo, càng làm tăng thêm vẻ nghề nghiệp và thành tích chiến đấu của hắn. Hắn thuộc loại cao lớn, nhưng cũng chỉ đứng tới ngang mày cụ Voi chảy. Hắn chẳng ra ràng, chỉ vươn tay vươn chân và vặn mình nghe răng rắc. Rồi bình thản đứng ngang chờ đợi, hai tay hơi buông xuôi, đôi mắt sáng nhìn cụ Voi không chớp.
    Cụ Voi biết đây thuộc hàng cao thủ. Cao thủ tự tin và không màu mè. Cao thủ thượng thặng đứng thế ngang như hắn có nghĩa là hai chân đều thuận cả, có thể xuất đòn công hay thủ đủ phía. Cụ từng nghe võ sĩ Không thủ của Nhật rất ghê gớm nên cũng hết sức cẩn thận, và cũng lừ lừ tiến lại từng bước một.
    Tay Không thủ xòe tay xuất đòn định chém vào cổ, cụ Voi giơ tay đỡ, một cú đá ngang phóng thẳng vào ngực. Cụ Voi nín thở chựng lại, một cú đá nữa quất luôn vào gáy, lần này cụ nghiêng đầu tránh được. Thêm một đòn đá chân trái vào màng tang bắt buộc cụ phải lùi lại một bước.

    Cả đấu trường xôn xao! Ngay vài đòn đầu, đấu sĩ Nhật đã có vẻ chiếm thế thượng phong, hắn khôn ngoan biết sức cụ nên không đánh đòn tay gần mà chỉ dùng chân đá đòn xa. Một đá bằng ba đấm, chân hắn lại nhanh và tuyệt diệu. Hắn có vẻ tự tin hơn, khẽ nhếch mép cười. Cụ Voi Chảy biết gặp đại cao thủ, chẳng dám khinh thuờng như trước nữa, cụ thủ thế thật chắc, tay xòe ra che kín chỗ nhược.
    Võ sĩ Nhật lại tấn công trước. Đôi chân thoăn thoắt sàng qua sàng lại, thấy khó vào, hắn bất ngờ đá mũi chân vào vế non cụ Voi. Cụ Voi hơi khuỵu xuống thì một đòn đá dấp phóng ngay vào ngực, làm cụ hấp tấp đỡ. Nhưng đó chỉ là đòn hư, cú đá bổ thật sự tiếp theo làm cụ tối tăm cả mặt mũi.
    ?oSư tử? Bạt vụt đứng dậy:
    - Không xong rồi!
    Con beo đen không hề bỏ lỡ cơ hội, hắn nhanh chóng ra đòn, đôi chân bay như ****, liên tiếp phóng vào những chỗ hở của cụ Voi một cách chính xác làm cụ không kịp đỡ. Đã rối càng thêm hở, cụ liên tiếp trúng đòn nặng, choáng váng lảo đảo?
    Tay võ sĩ Nhật hét lên một tiếng ?oKiai? rồi phóng người lao cả hai chân vào giữa ngực cụ Voi làm cụ liêu xiêu xuýt ngã. Hắn tiến sát lại, quay sóng tay quật vào sóng mũi cụ. Máu phọt ra! Cả sân đều hét lên. Hắn vẫn không tha, mím chặt môi nắm tóc cụ giật ngửa đầu ra sau, chém liên tiếp vào yết hầu. Cụ Voi giẫy mấy cái rồi tắt thở, cuống họng dập nát, máu cứ trào ra đằng miệng, đằng mũi.
    Hội vật nín lặng đau thương! Không ngờ kết cuộc lại bi thảm đến như vậy! Dân chúng hét lên:
    - Đấu hữu nghị sao lại giết người? Quân đế quốc dã man! Đả đảo phát xít Nhật! Đả đảo!?
    Bọn Nhật rút hết vào trong hậu trường. Các đô nhào ra ôm xác cụ Voi, nhiều bà cụ nấc lên, trẻ con khóc rưng rức? Quản Bạt gạt lệ bảo Tiệp:
    - Cụ chết thay cho ta! Chúng bày ra cái trò này để giết anh hùng nước Nam! Khốn nạn thật! Cụ Voi mất thì còn ai dám đấu với nó nữa?!
    Rồi vẹt đám đông, Quản Bạt tiến lại bên xác cụ Voi nhìn một lúc, khẽ đưa tay vuốt mắt người đô vật già từng hiển hách một thời.
    - Thôi cụ nghỉ! Dù cụ có thắng, nó cũng sẽ giết cụ bằng kiếm, bằng súng đạn.
    Nói xong Quản bạt khóc lên một tiếng lớn, ngửa mặt than:
    - Tiếc rằng con chẳng năng luyện tập! Con biết sức mình thua nó xa. Nhưng cũng xin thề trả thù cho cụ.
    Rồi Quản Bạt bảo các đô đứng quanh:
    - Các anh bảo với nó: Sáng mai có người xin đấu với võ sĩ áo đen, hay bất cứ võ sĩ nào vô địch của Nhật. Và chỉ một trận thôi, nhớ nhé. Nếu bên nào không đấu là coi như thua.
    Tất cả đều ngạc nhiên, sững sờ và lo sợ!
    Chiều ấy Tiệp can anh:
    - Võ công nó quá ghê gớm! Lại tàn bạo nữa! Xin anh nghĩ lại ?
    Bạt cười nhạt, bỏ đi không nói gì.
    Nhiều đô khác biết can cũng chẳng được, cứ nhìn nhau mà thở dài.
    Tối hôm ấy, cơm nước xong, Bạt chậm rãi nói với anh em và môn đệ rằng:
    - Mai đấu phải quyết thắng. May lắm mới khỏi chết. Đòn nó mạnh như búa, nhanh như sét, lại bén nhọn chính xác, chuyên đánh vào các chỗ hiểm. Nó toàn đánh đòn xa. Đôi chân nó giỏi quá! Đẹp quá! Đòn tinh xảo mà lạ! Thế giới thật bao la!
    Trước nay ta chỉ quen hoa hòe hoa sói, múa lượn đánh đòn gần, quen thủ hơn công. Đấu không có ý sát thương, chỉ học võ để giữ sức khỏe, bảo vệ thân và người cô thế. Nó học võ cốt để thắng người, để hại người, nên đòn độc và CHUẨN XÁC. Nó chuyên cần hơn ta nhiều.
    Nước nó mạnh hơn, khoa học tiến bộ, vũ khí tối tân, nhưng không vì thế mà lơ là võ nghệ. Mình ngu dốt, non dại, võ vẽ tí chút đã khoe khoang, cứ vỗ ngực tưởng mình hay lắm! Không chịu học người, lại quên phát triển cái hay của mình. Có kẻ còn quay lưng đạp đổ cái tinh túy của cha ông nữa.
    Nay ta mới mở mắt, phải tự nhận cái lỗi lầm của mình, chỉ có ít lời khuyên: Lúc nào cũng phải cố gắng học hỏi cái hay của thiên hạ, cố gắng bảo tồn phát triển bản sắc độc đáo của riêng mình. Chỉ có thế mới tồn tại. Và nhớ là lúc nào cũng giữ lấy cái tâm, đó chính là lời thầy ta dạy.
    Quản Bạt nói xong xé dải khăn trắng thắt lên đầu, cùng bạn hữu và đồ đệ sang viếng thi hài cụ Voi Chảy?
    Bạt thắp ba nén hương, vái ba vái sát đất, nói lớn:
    - Ngày mai trong cuộc đấu, có thắng được cũng là nhờ thất bại của cụ ngày hôm nay. Xin cụ linh thiêng chứng giám và giúp con trả thù cho cụ.
  6. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    Sáng hôm sau.
    Sân vật đông gấp bội ngày hôm qua. Ai cũng có vẽ khẩn trương lo lắng, nhiều người mất ngủ suốt đêm. Họ bàn tán xôn xao:
    - Sư tử Bạt sức không bằng cụ Voi Chảy nhưng là cháu cụ Chép Vàng, võ nghệ đứng đầu thiên hạ. Ông Quản đã dám thách đấu chắc phải có đòn. Cầu xin cho ông thắng để rửa hận cho dân mình.
    Bọn Nhật cũng biết trận đấu quyết định này rất ghê gớm, chúng nghe phong phanh sẽ đối đầu với ?oSư Tử?. Nghĩa là một mất một còn. Chúng tăng cường thêm một tiểu đội lính. Ngoài súng ống, tên nào cũng lủng lẳng một thanh gươm dài.
    Cồng vang lên báo hiệu giờ đấu.
    Võ sĩ áo đen ra sân trước, vươn tay vươn chân nghe răng rắc. Hắn cũng ý thức được tầm quan trọng của cuộc đấu này và bình tĩnh hít một hơi dài chờ Sư Tử.
    Quản Bạt chẳng thèm cởi áo như mọi khi, rút chai rượu giắt ở bụng ra, tu một ngụm, nuốt ực, chắp chắp lưỡi rồi giơ tay quẹt miệng. Lại tu một ngụm nữa, đặt chai rượu lên bàn của trọng tài và bước thẳng ra sân.
    Tên Nhật ra đòn thử thách, Sư Tử Bạt chỉ tránh. Thêm một đòn hư, Bạt cũng im lặng, cũng chẳng tấn công. Beo đen dạo quanh tìm chỗ hở. Bạt trụ đinh tấn xoay theo. Tên Nhật định giở trò bất ngờ đốn chân, Bạt học được kinh nghiệm trước nên tránh được, quyết không để bị chao đảo, vì biết sơ sẩy sẽ bị các đòn khác hiểm ác hơn quật vào. Tay Không thủ Nhật do dự một chút rồi áp dụng lối tấn công vũ bão để tạo sơ hở đối phương. Hắn hét lên một tiếng thực lớn và xông vào, tay chân liên tiếp ra đòn như máy. Bạt cố tránh và đón đỡ, thế mà cũng trúng đòn, may chưa vào chỗ nhược, chưa hề đánh trả được đòn nào.

    Bạt để hở ngực, chịu một đòn chém vào chấn thủy, chộp lấy tay địch thủ, vặn tréo. Bạt rất giỏi về khớp, đối với những tay thường thì đã gãy, nhưng Beo Đen móng vuốt cứng như sắt, lại uyển chuyển tiến sát vào, đá vòng vào màng tang Sư Tử Bạt. Bạt rụt cổ, đòn trúng nhưng nhẹ, cũng làm ông choáng váng. Bạt cố chịu đau quàng luôn tay kia ôm siết ngang người hắn. Mặt sát mặt. Quản Bạt đã ôm được một tay vào ngang lưng võ sĩ Nhật. Nhưng ông thật thất thế! Võ sĩ kinh nghiệm không để thế bao giờ!

    Tên Nhật gồng tay còn lại chém mạnh vào cổ Sư Tử. Hắn tính chỉ ba phát là gục, nếu không sẽ đánh vỡ óc. Nhưng hắn bỗng dừng tay lại và ôm mặt! Bạt nhân lúc hắn bỏ tay ra liền đập trán vào mũi hắn. Beo đen hét lên! Tối tăm cả mắt mũi! Bạt buông tay trái ra chộp luôn vào tóc hắn. Tên Nhật gào lên! Đấm liên tiếp vào ngực Bạt. Bạt nhảy quanh tránh, tay vẫn không chịu buông tóc hắn. Beo đen rít lên, đấm đá loạn xạ, cái trúng cái không, đòn nào cũng mạnh. Sư Tử Bạt nhất định không bỏ. Tay Không thủ Nhật vội quàng tay nắm tay Bạt kéo sát về phía hắn, tay kia đấm liên hồi vào ngực. Bạt cố chịu đau, bất ngờ lên một gối vào hạ bộ địch thủ làm hắn rú lên, Bạt nắm tóc hắn giật ngửa, cũng chém liên tiếp ba phát vào yết hầu.
    Cụ Voi Chảy chết như thế nào thì tên Nhật cũng chết như thế.

    Sư Tử quỵ xuống, thở hổn hển, máu ứa ra một bên mép. Ông đã chịu biết bao đòn đấm khủng khiếp để đạt thắng lợi.

    Trống nãy giờ quên đánh, giờ ?ocắc cắc? liên hồi, báo hiệu cuộc đấu đã chấm dứt.
    Quản Bạt ôm ngực, nhổ máu, rồi gượng đứng lên giữa muôn tiếng hoan hô.
    Bọn Nhật còn đang ngơ ngác thì các đô đã ùa ra vây kín, vừa công kênh vừa khiêng giấu Sư Tử, sợ bọn chúng hèn hạ nổ súng. Các bô lão vung gậy gộc, ngăn chặn, dân chúng hò reo xông ra, ào ào như sóng.
    Đưa được Quản Bạt vào nhà rồi mọi người mới thấy an tâm. Các đô chia nhau bảo vệ chung quanh. Bọn Nhật biết nếu giở trò sẽ bị dân làng đập chết nên lẳng lặng khiêng xác tên võ sĩ Nhật rút lui.
    Sư Tử Bạt có vẻ đau đớn lắm! Ông cắn răn nuốt từng ngụm máu, toàn thân cứ giật giật. Một danh y trong làng được triệu tới, khi cởi áo Bạt ra, thấy vùng ngực bị sưng tím, sờ vào chỗ nào cũng thấy đau.
    Ghê thật! tay nó đấm gạch như vỗ bánh đa. Thế mà ông Quản chịu được hàng chục đòn?

    Sợ bể cả tim phổi ?!
    Thầy lang bảo người bắt cua giã nát, lọc lấy nước pha chút muối uống sống.
    Bạt gắng ngồi dậy, vẫy vẫy Tiệp lại:
    Anh biết mình phải chết! Mừng là trả được hận. Cái thằng ghê gớm quá! Thắng được cũng nhờ mưu cha ông?
    Nghỉ một chút, Bạt mỉm cười nói tiếp:
    - Yếu phải dùng mưu, để trừ kẻ tàn độc. Xưa Phạm Ngũ Lão tia trầu vào mặt tướng địch, thì nay Bạt cũng bắt chước phun thuốc vào mặt nó. Hà?hà?
    Nói xong Bạt ngã vật ra bất tỉnh.
    Khi người ta cáng Sư Tử Bạt về Đức Cơ, cả làng ra đón, lo lắng. Trong nhà làm nghề thuốc, nhưng một tuần sau thì ông mất. Năm ấy Bạt bốn mươi lăm tuổi, dân chúng ai nấy đều thương tiếc, có người khóc:
    - Ông Bạt ơi! Cũng là một chuyến ra đi, sao ông để chúng tôi thấy nhớ nhung và trống vắng vậy?
    N.T
    Đức Cơ, Tiền Hải, Thái Bình (1990)
  7. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
  8. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Nhìn đường quyền ngọn cước là biết là võ tàu ngay :)
  9. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Nhìn đường quyền ngọn cước là biết là võ tàu ngay :)
    [/quote]
    Không phải chỉ mỗi Nhất Nam là võ ta
  10. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Hồi nhỏ, em có đọc một cuốn truyện về Quản Bạt, vẫn nhớ bộ ba Chép Vàng, Voi Chảy, Ngựa ***g. Cái chết của Quản Bạt trong sách có khác đôi chút. Đại khái là cụ chỉ vào đòn khóa với gã Nhật kia, không hạ độc thủ. Gã Nhật đấm mãi mà không thoát được nên thua. Sau trận đó Bạt chết, gã Nhật mang khăn trắng để tang, đến tận nhà thắp hương.

    Còn về TLVĐ, có lẽ môn phái này nên liên kết với 1 phòng khám RHM nào đó để đỡ tiền cho môn sinh đi chữa răng. Chả hiểu ông Chưởng môn làm BS kiểu gì nữa....

Chia sẻ trang này