1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giống nhau và khác nhau về danh xưng trong quân đội và công an.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nayamioda, 04/01/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  2. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Sỹ quan cả thôi.
    Nhưng đã tốt nghiệp đại học một nghành như kiểu kỹ thuật nói chung vào các đơn vị thì cống hiến về mảng khoa học kỹ thuật là hợp nhất. Thời đại khoa học phát triển có chiến đấu cũng phải dựa vào công nghệ chớ, có thời gian thì nghiên cứu , cải tiến cái gì đó.
    Bạn Tôi có vài thằng sau khi đi học sỹ quan dự bị cũng có đứa về bên bộ công an (về tin)...Một số đứa khác thì bắn toán loạn về Viettel, Cục 2.... Nhưng cứ xác định làm công ăn lương cho nó khoẻ.
    Sỹ quan chỉ huy thì xác định ngay từ đầu vào các học viện cho nhanh
  4. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    - Bộ đội cũ: gạch gãy gọi là quân nhân chuyên nghiệp (gọi vui là cánh gà), gạch thẳng gọi là sỹ quan nghiệp vụ. Bộ đội không có hạ sỹ quan chuyên nghiệp (cấp bậc thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp là chuẩn úy).
    ------------------------------------
    Bác có chắc về cái vàng vàng ở trên không?
  5. thanh_a15

    thanh_a15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    1
    sĩ quan dự bị CA lần đầu tiên em nghe có cái danh xưng này.về tin học CA có đào tạo riêng,hàng năm cũng có gửi một số đi học học tại các trường của quân đội.nhưng mà tất cả số đi học này đều là gọi là học viên,số sĩ quan đi học rất ít,và thường là chuyên tu tại T31 và sĩ quan đó đi học vẫn là sĩ quan bình thường.CA không có sĩ quan dự bị,chỉ phân ra 2 loại chuyên môn kĩ thuật và nghiệp vụ.sự phân chia này được hiểu nôm na là phân chia ra sĩ quan nào trực tiếp chiến đấu sĩ quan nào không trực tiếp chiến đấu để rồi áp vào khung lương,mức chênh nhau không đáng kể,còn việc thưởng,thăng hàm đều như nhau.ngoài ra đối với sĩ quan chuyên môn kĩ thuật làm việc trong môi trường độc hại thì được thêm khoản"độc hại".còn 1 khác biệt nữa giữa 2 loại sĩ quan này là việc khống chế cấp hàm,(qui định này liên quan đến thời xưa nhiều hơn)
    SQ chuyên môn kĩ thuật nếu trình độ trung cấp có thể lên kịch kim trung tá.còn sĩ quan nghiệp vụ thì chỉ đại úy mà thôi,nhưng bậc lương không bị ảnh hưởng bởi qui định khống chế cấp hàm,nôm na là đại úy cũng có thể ăn lương đại tá.một số qui định liên quan về chức vụ công tác,thành tích cống hiến cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến việc chuyển loại từ vạch xanh sang vạch vàng,xin không trình bày
  6. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  7. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Đơn giản thôi bác ạ!
    - Gạch thẳng (trước khi áp dụng K08) là dành cho SQ chỉ huy. Tại sao lại gọi là SQ chỉ huy mặc dù họ làm tài chính, hậu cần hay kỹ thuật thì vì họ được đào tạo từ cái nền là SQ binh chủng hợp thành, sau đó mới đào tạo sâu về chuyên môn. Vì vậy, họ ra trường trở thành người chỉ huy cấp phân đội hoặc trợ lý cơ quan với nhiệm vụ tham mưu cho chỉ huy cấp mình về mặt công tác mà mình đảm nhiệm. SQ chỉ huy có khi còn gọi dân dã là SQ số vì trên chứng minh thư SQ có một dòng ghi "Số hiệu SQ", dòng này gồm nhiều con số trong đó có: năm phong hàm SQ, chuyên môn, nghiệp vụ,...
    - QNCN cũng có 2 loại: Loại giữ chức vụ SQ do cơ quan cán bộ quản lý. Loại còn lại do cơ quan quân lực quản lý. Cái khiến họ khác biệt với SQ chỉ huy là họ chỉ được đào tạo về chuyên môn thuần túy, không có cái nền binh chủng hợp thành, họ làm công tác chuyên môn, không có chức năng tham mưu cho chỉ huy. Giấy tờ tùy thân của họ không phải "chứng minh thư SQ" mà là "chứng minh QNCN", nó có dãy ký hiệu bắt đầu bằng chữ cái thể hiện chuyên môn chính của họ. Cấp bậc thấp nhất của QNCN là Thượng sỹ CN, thường phong cho những người được đào tạo sơ cấp, ví dụ: tiểu đội trưởng chuyên ngành, nhân viên chuyên ngành,... Cấp bậc cao nhất của QNCN là Thượng tá. Nếu đơn vị có nhu cầu chuyển 1 QNCN sang SQ, chức vụ anh ta đang đảm nhiệm theo biên chế là của SQ, phẩm chất, trình độ của anh ta đáp ứng yêu cầu thì trước khi được chuyển loại (phá ngạch theo cách gọi dân dã của lính) anh ta bắt buộc phải qua một lớp đào tạo ngắn hạn để học những kiến thức cơ bản nhất của một SQ binh chủng hợp thành. Thời gian đào tạo thường là 3 tháng với SQ cấp úy và từ 6 đến 9 tháng với SQ cấp tá.
    Thế đã đủ chưa ạ?
  8. cady666

    cady666 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Chắc là đủ ạ.
    Được cady666 sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 09/01/2009
  9. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  10. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Rất cám ơn bác tuy nhiên trước đây em được biết vẫn có thượng sỹ chuyên nghiệp thuộc khung huấn luyện của trường quân sự địa phương hay những ngươi làm quản lý tại các đồn biên phòng nhưng hiện nay khi quân nhân đã qua đào tạo sơ cấp thì lên thẳng chuẩn úy luôn chưa thấy trường hợp nào là thượng sỹ nữa. Số thượng sỹ chuyên nghiệp như bác nói có thể còn sót lại do chưa kịp lên quân hàm so với quy định mới chăng? Bác chỉ giáo thêm phần này nữa thì việc đủ là chuyện nhỏ, mà phải là trên cả tuyệt vời .
    Ở quê em mấy năm trước còn tổ chức cho con cháu các cụ đi học theo chương trình đào tạo chức danh Trung đội trưởng, thời gian đào tạo chỉ có 10 tháng mà khi về đã thấy mấy cụ non này đều đeo >** cơ.

    -------------------------------------------------------------
    Thế à? Chả hiểu chỗ bác thế nào chứ nhiều nơi tớ vẫn thấy các cu con đi học sơ cấp 6 tháng về đeo thượng sỹ CN đầy ra.
    Vậy là các cu con này đeo bậy, chủ trương khi tổ chức đào tạo các khóa trung đội trưởng này là để tăng cường cán bộ cấp phân đội cho các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị phía Nam. Học 10 tháng ra các chú chàng chỉ được đeo chuẩn úy thôi. Hì, bác có thể tìm hiểu thêm về "đối tượng 801" này bằng cách hỏi xem các chú ấy học những gì, học ở đâu? Có phải thuộc diện 801 không?
    Chuyện các chú mới chuyển CN đeo bậy thì thời nào, ở đâu chả có?

Chia sẻ trang này