1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giông Tố - VŨ TRỌNG PHỤNG

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi julie06, 07/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 19 ​
    Mịch bàng hoàng, ngơ ngác nhìn quanh như vừa tỉnh một giấc mộng. Trong cuộc đời gái quê thanh bần của Mịch, quả nhiên một sự phi thường đã xảy ra. Mịch chưa dám chắc đó là hạnh phúc hay chông gai, song cứ kể về phi thường thì quả thật những điều như thế đã phi thường lắm.
    Mịch đã ù tai về tiếng máy xe hơi, tiếng pháo nổ ran, tiếng giầy nện vào thang gác lúc rạp hát hạ lớp màn cuối cùng, tiếng cốc tách chạm nhau, tiếng cười nói bông lơn chưa hề nghe thấy. Mịch đã choáng mắt lên vì ánh sáng phản chiếu từ những miếng kền, miếng kính của hơn mười chiếc xe hơi, màu hoa đào của những gối chăn, màu xanh, đỏ, tím, vàng, lòe loẹt của những người đi đón dâu đẹp như tiên nga, màu hớn hở nghìn tía muôn hồng của những dây hoa xếp quanh cái xe hòm, mà Mịch đã bước lên, ngồi từ Quỳnh Thôn về đến Hà Nội. Khứu quan của Mịch đã bị kích động dữ dội về những mùi thơm ngào ngạt ở quần áo hai người đàn bà nhan sắc choáng lộn, quần áo kỳ lạ, ngồi kèm hai bên Mịch, tuy vẫn cười đùa với Mịch đấy nhưng mà Mịch vẫn sợ hãi, kính trọng một cách băn khoăn.
    Thật là một giấc mộng.
    Bây giờ, tâm hồn đã thư thái, Mịch mới kịp nhìn kỹ gian phòng. Cái giường Mịch ngồi là một thứ giường lạ mắt lùn tìn tịt, ngồi vào y như là ngồi xuống đất, có chăn gối mới, có nệm rất êm. Sau lưng Mịch, một cái gương to bằng cả một cái giường, khiến cho thoạt đầu lúc mới nhìn vào, Mịch phải tưởng là bên kia cũng có một gian phòng bày tiện như thế. Một đôi ngà voi chổng ngược, trấn ngay bộ bàn ghế, cũng lùn tịt ngay ở cửa phòng vào. Trên một cái dàn, một con trĩ đuôi dài, trông như thật, không biết thật hay là giả, do ai làm khéo đến như thế, cứ nhìn Mịch trừng trừng không thôi. Bốn bức tường thì nào là đĩa cổ nào là sừng hươu, nào là con dao, cái kiếm... Lại có mấy bức về đàn bà trần truồng trông đến lạ, không biết ai lại đi treo như thế, không biết treo như thế để làm gì.
    Nhìn lại sau lưng, Mịch thấy một người đàn bà mặc áo vải rồng, quần lĩnh, đứng lễ phép như chờ Mịch sai bảo, trông giàu có chẳng kém gì cô con gái ông chánh hội làng Quỳnh Thôn!
    Mịch chợt giật mình, nhưng sau khi thấy ngay rằng áo cánh của mình, cũng may bằng lụa, cái khăn chít trên đầu cũng bằng đoạn Vân Nam, cái áo dài lại bằng nhung đen, đôi giầy lại có thêm phượng múa, lại thêm tay có vòng, tai có hoa, cổ nặng trĩu những hạt vàng nên Mịch yên tâm ngay.
    Giữa hoàn cảnh ấy, trong sự trang sức ấy, Mịch không hiểu bỗng đâu nao nao lên sung sướng, hình như Mịch có một thế lực gì với đời rồi vậy.
    Rồi Mịch chợt nghĩ đến những nghi lễ của cuộc hôn nhân.
    Năm hôn trước đây, người ta đã về Quỳnh Thôn với ba chiếc xe hơi, với mấy nghìn cau, mấy trăm bánh và ba trăm bạc.
    Ngày hôm ấy cả làng đã nhao lên rồi.
    Hai hôm sau nữa thì trước sân nhà ông đồ đã có một bọn giai làng ngồi chống rạp. Rồi sáu con lợn theo nhau mà chết để giữ mấy vạn con ruồi của làng Quỳnh Thôn. Dư luận của làng bỗng xoay đổi hẳn.
    Những người đã chửi xỏ bà đồ Uẩn một cách hèn mạt nhất, thì lại là những người làm giúp một cách hăng hái nhất. Tuy nhiên cũng có vài gia đình mà sự căm hờn đã ngăn không cho đến để nốc rượu và thi hơi. Khốn thay, tuy không đến lấy lệ vậy thôi, chứ thực ra, họ đứng bên ngoài cái rào găng, mà chuyền tay nhau phỗng hàng rá thịt một.
    Mịch nghĩ như vậy mà sung sướng, muốn kiêu căng vô cùng... Nhưng mà... hôm đón dâu chính chàng rể không về, cái bàn thờ tổ tiên chỉ được có Mịch cúi đầu lễ mấy cái. Đám cưới thì long trọng lạ lùng, danh giá lạ lùng, duy có chỗ không thấy chàng rể là đáng bực mình một chút mà thôi. Hình như ông đồ buồn vì điều ấy lắm. Hình như cả làng bàn tán về chỗ ấy dữ dội lắm... Chả biết có thật không? Trong lúc bối rối cuống quít, Mịch không hiểu gì cả. Để nay mai sẽ hỏi xem sự xảy ra là thế nào... Như vậy thì ra cũng chưa nên kiêu căng vội.
    Đương phân vân nghĩ như thế, Mịch chợt thấy có tiếng gót giầy nện vào bậc thang. Đó là người con người vợ trước, tức là cậu cả con bà cả vậy.
    Tú Anh tươi cười đến bên cạnh giường mà rằng:
    - Thưa dì, tôi xin kính chào dì.
    Mịch đáp rất lễ phép:
    - Không dám, lạy ông.
    - Ấy chết, tôi đây chỉ là con bà cả, dì đừng gọi thế.
    - Vâng.
    Mịch đáp thế rồi không biết nên nói năng sao nữa.
    Tú Anh lại nói:
    - Cái nhà này, từ nay trở đi, là nhà riêng của dì.
    - Vâng.
    - Phố này là phố Quán Thánh ở Hà Nội.
    - Dạ, vâng.
    - Dì đừng lấy làm lạ nhé, ấy nhà tôi là như thế. Chồng một nơi, vợ một nơi, bố một nơi, con một nơi nhưng mà đã có xe hơi thì xa mà cũng là gần.
    - Vâng.
    - Chờ khi dì mãn nguyệt khai hoa xong, có muốn về trại với thày tôi ở tỉnh trên, thì tùy ý.
    - Vâng.
    - Rồi ít lâu nữa, tôi sẽ mời ông cụ đồ, bà cụ đồ ra đây ở chơi với dì vài tháng cho vui.
    - Vâng.
    - Dì cứ nằm nghỉ một lát cho đỡ mệt.
    - Vâng, được ạ.
    Tú Anh đến đây, ngồi xuống một cái ghế, bảo người hầu:
    - Con sen!
    - Dạ!
    - Sao mày không rót nước bà xơi?
    - Vâng ạ.
    - Mày hầu hạ bà phải cho ngoan ngoãn lễ phép.
    - Vâng.
    Tú Anh quay lại nói với Mịch:
    - Nó sẽ làm cơm và hầu hạ dì. Còn tôi, thỉnh thoảng tôi cũng xin đến thăm dì luôn.
    - Vâng.
    - Tôi cũng xin nói trước cho dì biết tính nết thày tôi, để dì liệu mà chiều chồng. Thày tôi là người nóng nảy lắm, mà hay có tính lỗ mãng một chút.
    - Vâng.
    - Tuy vậy, thày tôi cũng là người tốt lắm.
    - Vâng.
    - Còn đối với mẹ tôi, cũng không khó khăn gì, vì mẹ tôi không ở đây, mà ở Hải Phòng, có khi còn gặp nhau thì dì cứ giữ trọn vẹn cái đạo làm đàn em, cũng đã đủ lắm. Thày tôi ở trên tỉnh đã về đây hôm qua, chắc cũng sắp đến rồi đấy. Hiện giờ có lẽ còn ở hội khai trí tiến đức vì bận việc.
    - Vâng.
    - Dì đừng buồn rầu về phận lẽ mọn dì nhé! Nếu có sự gì thì đã có tôi. Tôi xin hết lòng săn sóc...
    Vừa nói có đến đấy đã thấy một hồi gót giày khua rộn lên.... Tú Anh ngừng lại, Mịch nhìn ra... Cái ông đã hiếp mình khi xưa, bữa nay trông hình như lại to béo hơn xưa nữa. Mà lại ăn mặc tây! Như thế thì lễ tơ hồng thế nào?
    Tú Anh đứng lên, bắt tay nghị Hách, chia tay về phía Mịch ra ý giới thiệu, đoạn khoanh tay sau lưng đứng dựa tường mà mỉm cười. Nghị Hách ra vẻ bực mình, gắt con giai bằng mấy câu tiếng tây. Tú Anh cũng đáp lại bằng tiếng tây khiến Mịch phải khó chịu vì không hiểu. Sau cùng Tú Anh bước xuống thang, sau khi bảo con sen cũng xuống theo.
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Nghị Hách đứng nhìn Mịch, như một đứa trẻ con lần đầu đứng trước cái chuồng hổ. Lão gật gật cái đầu rồi đến ngồi cạnh Mịch...
    Trên tường cái đồng hồ điểm 5 tiếng thánh thót, ngân nga... Lão nghị đứng lên ra chỗ tường. Tự nhiên thấy tách một cái rồi sáng lóe lên. Mịch vừa lạ vừa lóa mắt, lấy tay bưng lên mặt.
    - Thẹn à? Vẽ!
    Rồi lão lôi tay Mịch xuống. Một lát lại nói:
    - Em ạ, thế là mày đã là vợ lẽ tao rồi!
    Lão cười, rồi tiếp:
    - Trò đời cũng hay thật đấy!
    Không thấy vợ lẽ nói gì, nghị Hách lại ngắm nghía đến trố mắt. Rồi lão đứng lên mà rằng:
    - Ồ lạ thật!
    Mãi đến bây giờ Mịch mới nói:
    - Bẩm làm sao?
    Nghị Hách rằng:
    - Trông mày hôm nay xấu lắm!
    - ?... - Thật thế, cái tối hôm ấy, mày mặc cái váy nâu, chân mày đầy bùn, thế mà mày lại đẹp. Bây giờ mày diện đặc tiểu thư thế này, mà lại không bằng khi xưa? À, thôi phải rồi! Tại bữa ấy mày có khăn mỏ quạ!
    Mịch nghe thế thì như thấy điên người lên. Cái lối xưng hô ấy làm cô không chịu được. Lần đầu Mịch cảm thấy đủ mọi sự chua chát về phận lẽ mọn, nhất là lại lấy lẽ nhà giàu.
    Nghị Hách lại nói:
    - Mày thế mà tốt số đấy, em ạ. Xưa nay tao có định lấy vợ lẽ bao giờ đâu! Cũng may cho mày là con giai tao cứ muốn như thế. Em nên nhớ ơn cậu cả mới được.
    - Vâng!
    Mịch vâng bằng giọng gắt, để tỏ sự căm hờn... Nhưng chưa đủ thì giờ để Mịch căm hờn thì nghị Hách đã lại nói:
    - Em cứ chịu khó ngoan ngoãn, đừng hỗn láo với bà cả, đừng có ngoại tình, phải, nhất là đừng có ngoại tình, thì rồi ta cũng quí hóa, thì rồi cũng sướng thân. Lấy tao làm lẽ thứ mười cũng còn hơn làm chính thất người khác.
    Đoạn lão tần mần lột những cúc áo của Mịch ra. Tự lão, lão cởi cho Mịch cái áo nhung dài, và bỏ vòng hoa, xuyến, hột. Lão ôm xổ lấy Mịch một cái, lại hôn đánh choét một cái. Mịch hãi hùng đẩy mặt lão ra mà rằng:
    - Ấy chết! Thế không tế tơ hồng hay sao?
    Lão nghị trố mắt, hỏi:
    - Cái gì?
    - Bẩm, tế tơ hồng.
    - Tế tơ hồng ấy à?
    - Chứ gì!
    Lão cười sằng sặc một hồi dài mà rằng:
    - Tơ hồng! Tơ hồng... ha ha ha ha! Lại còn tế tơ hồng!
    Vì quê mùa, cũng hơi kệch cỡm. Mịch lại nói:
    - Phải thế cũng như mọi người chứ!
    - Ôi chà! Vẽ! Cô dâu về nhà chồng bụng đã to bằng cái thúng, lại còn vẽ tế với lễ! Mày cũng lắm chuyện lắm.
    Nói thế xong, lão mân mê vợ lẽ, làm đủ những trò của một người mới cưới vợ, vào buổi tối tân hôn.
    Mịch giữ lấy tay lão mà rằng:
    - Ấy chết, tôi đã có chửa đấy!
    Lão nghị vênh mặt lên mà rằng:
    - Biết! biết! Không có thì ông cưới làm thèm vào!
    Mịch cũng đã đến lúc nhờn, gắt.
    - Ăn nói đến hay thôi!
    - Chứ lại gì! Ấy may mà mày lại có mang đấy. Thế là có phúc lắm đấy.
    - Thôi đi! Nỡm lắm nữa!
    Nghị Hách cười một cách đa dâm mà rằng:
    - Ông... Ông lại... hiếp cho chuyến nữa bây giờ.
    Rồi đứng lên, vươn vai và, sau khi ngáp dài một cái:
    - Lạ thật! Hôm hiếp nó thì thế, mà bây giờ nó lấy mình thì thế!
    Lão ra ngồi bàn, nhìn mình trong gương một lúc lâu. Sau cùng, lại đến ngồi giường ôm lấy Mịch mà hôn hít một hồi vào khắp mọi chỗ, hai tay cũng thám hiểm khắp mọi chỗ. Trong lúc ấy Mịch nhắm nghiền mắt lại tưởng tượng nghị Hách là Long...
    Nhưng chợt lão ta vỗ vào bụng vợ bốp một cái, kêu to lên:
    - Thế này thì còn nước mẹ gì nữa!
    Thế là nghị Hách, không ân cần được nửa lời, lại tất tả xuống thang. Vài phút sau, tiếng máy xe hơi nổ lên sình sình.
    Đêm hôm ấy Mịch nằm một mình, nghĩ đến Long hối hận.
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 20 ​
    Hầu sáng bưng vào một cái liễn sắt đầy những măng tây, khói lên nghi ngút, mùi thơm đưa ra ngào ngạt... Tuyết õng ẹo hắt đống vỏ hạt dưa ở bàn cho rơi xuống sàn gác lách tách, và đài các phán cho hầu sáng:
    - Cái Nị vặn quạt chạy nhanh lên một tí nữa nghe không!
    Rồi âu yếm giục Long bằng một cái tát yêu:
    - ~n đi chứ, hở mình?
    Long chờ cho hầu sáng ra hẳn và cửa quầy đã khép hẳn lại, mới ngồi ngay ngắn lên và mắng Tuyết:
    - Tôi không bằng lòng cho Tuyết vô ý như thế! Khi có mặt một người thứ ba nữa thì Tuyết phải giữ gìn một chút mới được!
    Tuyết cười khanh khách mà rằng:
    - Anh ngượng với thằng hầu sáng đấy à? Anh gàn lắm. Những thằng ấy nó có để ý đến khách hàng làm trò gì với nhau bao giờ! Chúng nó cứ tính nhẩm những món ăn đem ra quầy nào, đáng là bao nhiêu, như thế cũng đủ nhọc.
    Câu trả lời tự nhiên ấy gieo một mối ngờ vực vào lòng Long. Chàng tự hỏi: ?oThế thì con yêu tinh này đã lả lơi với ta là với người đàn ông thứ mấy rồi, để mà kinh nghiệm như thế được?? Rồi Long làm bộ thản nhiên hỏi Tuyết:
    - Sao Tuyết dám tin chắc rằng họ không thể để ý đến mình?
    Không để ý đến câu hỏi vặn sâu sắc ấy, Tuyết lại nhí nhảnh đáp:
    - Suy ra thì biết chứ! Hơi đâu ai để ý đến kẻ khác làm gì, vì người nào có công việc người ấy. Cũng như tôi chẳng hạn, trong khi tôi chỉ biết công việc tôi là âu yếm mình thì tôi có để ý đến cái thằng hầu sáng là thằng nào đâu!
    Long gật gù nhưng vẫn nghi hoặc. Mặt chàng thờ thẫn ra... Trên từng gác thứ ba của hiệu cao lâu Thiều Châu, bữa ấy đông khách quá: tiếng đàn sáo ở phòng âm nhạc, tiếng hò hét của hầu sáng, tiếng bài mạt chược chạm nhau loảng xoảng loạn xạ lên. Tuy ngồi với người yêu trong một cái quầy kín đáo rồi, mà Long vẫn phải bứt rứt khó chịu như chung quanh chàng có tiếng kêu cháy, kêu cướp gì vậy!
    Nhưng Long không được khó chịu nữa, vì Tuyết đã ngoan ngoãn múc đầy măng vào bát của chàng, rồi lại đưa một thìa lên miệng chàng một cách đáng yêu.
    Môi dưới của Tuyết giẩu ra, mắt Tuyết đằm thắm nhìn Long, hai ngón tay ở bàn tay trái của Tuyết cũng nhẹ nhàng đỡ lấy cằm của Long - nghĩa là Tuyết có những cử chỉ của một vú nuôi cho em bé ăn vậy. Long cứ thản nhiên hưởng sự nâng niu ấy, trong bụng không khỏi thấy là buồn cười...
    Tuyết xúc hai ba lần cho người yêu như thế rồi ngừng tay, cau mặt mà rằng:
    - Ồ! Khỉ quá! Cái bàn này rộng quá! Mình sang đây đi, sang đây ngồi cạnh tôi cho chúng ta được gần gũi nhau một chút nữa!
    Long nghe theo, đến ngồi cái ghết bên cạnh Tuyết thì Tuyết quàng cổ chàng, rất sung sướng, lại nói:
    - Ừ! như thế này có phải hơn không?
    Anh hầu sáng khách tự nhiên mở cửa quầy dẫn xác vào, tay bưng một đĩa con bột hạt cải trộn với tương ớt. Không chút e lệ, Tuyết vẫn giữ nguyên dáng điệu cũ, hỏi Long.
    - Thế mình thích những món gì thì bảo ngay đi cho kịp.
    Long uể oải đáp:
    - Tuỳ đấy.
    - Sao lại tùy!
    - Tôi không thấy đói mấy. - Vẫn biết thế! Vẫn biết chúng ta vào đây cốt nhất là chuyện trò với nhau mà thôi, chứ tôi, tôi cũng không đói. Nhưng mà ít ra cũng phải ăn uống cái gì cho nó xứng đáng, lúc đi ra cũng phải trả vài ba đồng bạc thì mới trông được.
    - Mình gọi món gì thì gọi. - Tôi gọi sợ không hợp ý mình chăng?
    - Tuyết cứ việc gọi, vì món nào đã do Tuyết gọi, thì ắt là tôi ăn phải thấy ngon.
    Tuyết phán mấy món cho hầu sáng. Cửa quầy sập lại rồi. Tuyết vội chùi mồm vào giấy bản và thưởng Long bằng một cái hôn rất kêu vào má. Rồi nói
    - Chao ôi! Mình nói có một câu mà làm tôi sướng quá đi mất!
    Long nghiêm mặt nói, như người cực kỳ chán đời:
    - Ái tình là như thế đó! Một cử chỉ rất nhỏ mọn, một cử chỉ nghĩa lý, cũng đủ gây nên ái tình. Những khi người ta yêu là vì người ta mù lòa, là vì người ta không tự hỏi vì lẽ gì mà yêu. Bởi thế cho nên một cử chỉ vô nghĩa lý lại cũng có thể phá tan được ái tình. Do thế mà ái tình là điều mỏng mảnh, chóng hỏng, dễ vỡ.
    - Sao mình lại nói những câu chán đời như thế? - Tôi nói thế là tôi nghĩ thế.
    Long đáp vậy qua một cái chép miệng rồi không nói gì thêm. Chàng tự hỏi một cách chán nản: ?oÔ hay! Sao ta lại khổ đến thế này? Sao ta lại không còn đủ một chút tàn lực để yêu như xưa? Hay là ta đã yêu Mịch quá? Hay là lòng người nó dễ hiểu như những bậc triết nhân đã nói: ?Khi người ta đã yêu một bận rồi thì đến lần thứ nhì, người ta không thể yêu như trước được". Long nghĩ thế thì nhớ ngay đến Mịch. Sự thật thì đã mấy tháng nay rồi, chàng không còn tơ vương gì đến Mịch nữa, không lúc nào chàng buồn nghĩ đến Mịch nữa, quả thật như vậy! Thế mà lúc này Long vẫn buồn rầu thì tại làm sao?
    Chàng quay lại ngắm nghía Tuyết, lúc ấy, ngồi khoanh tay thẫn thờ, chỉ vì một câu nói chán nản của Long mà cũng không buồn ăn uống gì nữa. Cái khuôn mặt trái xoan tuyệt phẩm ấy, cặp mắt viền lông mi rất dài mà lòng trắng thì xanh như da trời, mà lòng đen như gỗ mun ấy, cái miệng xinh đẹp, rất tươi, mà môi trên như cánh vòng cung, mà môi dưới thuôn thuôn như một nét vẽ ấy, khiến cho Long ngạc nhiên như mới ngắm nghía Tuyết lần đầu! Chàng rất lạ lùng rằng sao bây giờ mới ngắm kỹ Tuyết, mãi đến bây giờ sao cái đẹp của Tuyết mới hiện ra một cách hoàn toàn, đầy đủ, choáng lộn như thế. Với mớ tóc trần vấn một cách khéo léo, với bộ y phục tân thời mà những đường khâu, đường viền tỏ ra vẻ kín đáo, sự sang trọng, với cái thân thể mảnh dẻ một cách khỏe mạnh.
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Tuyết hiện ra trước mặt chàng một trang tuyệt thế giai nhân... Người yêu của một trang tuyệt thế giai nhân! Sự nhũn nhặn của Long bắt chàng bình sinh không dám mơ màng đến thế. Ngày nay sự ấy đã thực hiện, cái cuộc tình ái ấy có thể khiến cho bao nhiêu thiếu niên khác phải thèm rỏ rãi, vậy mà Long cũng không do đó mà sung sướng được, là nghĩa thế nào? Long thở dài một cái, chợt nghĩ đến một tư tưởng của Anatole France. "Hạnh phúc là một điều gì đó mà chúng ta không biết được."
    Rồi Long ái ngại ngồi xuống cạnh Tuyết, khẽ để một cái hôn trên trán Tuyết mà rằng:
    - Tôi yêu Tuyết lắm, lắm lắm! Tuyết ơi! Tuyết biết rõ sao được cái lòng tôi yêu Tuyết nó đến bực nào?
    Hoài nghi, Tuyết đáp:
    - Không biết tôi có nên tin lời nói ấy không?
    - Ấy tôi cứ nói thế còn tin hay không cái đó tùy...
    Long ngoài miệng tuy cứng cỏi như vậy song trong lòng cũng lấy làm hổ thẹn, vì những lời ân ái ấy chẳng phải tự đáy lòng thốt ra. Long đã nói vì muốn lấy lòng Tuyết, vì muốn Tuyết khỏi buồn, vì muốn bữa tiệc cứ vui vẻ. Chàng cho mình là khốn nạn, khi có Mịch thì lại màng tưởng đến Tuyết, mà khi đã mất Mịch và đã được Tuyết rồi, thì lại thờ ơ... Long lo lắng phân vân nghĩ không khéo dễ mà chàng chính là người tạo hóa sinh ra đời để mà suốt đời bạc tình, để mà đóng một vai hề ngốc dại, lúc lớp màn đầu mở lên thì thả mồi bắt bóng và lớp màn cuối cùng hạ xuống thì không tìm được hạnh phúc, hay là không tìm được cái nghĩa lý cho cuộc sống còn nữa. Nghĩ như vậy, sợ mình đã trái, Long bất giác lại muốn yêu Tuyết vô cùng. Nhưng ngay lúc ấy, chẳng may Tuyết lại đi kể lể:
    - Thôi, chẳng qua là tôi yêu anh quá, nên anh coi thường tôi, rẻ rúng tôi. Anh nên biết rằng nếu tôi muốn sung sướng vì một người chồng thì không phải tôi không lấy được chồng, hoặc là nếu tôi muốn sung sướng vì tình thì tôi cũng chẳng thiếu người yêu. Cứ như gia thế nhà tôi sao tôi không lấy được người chồng làm đốc tờ, đỗ cử nhân, làm giáo sư, làm thày kiện? Thế mà tôi đi tôi yêu anh! Tại làm sao? Vì anh bảo là anh yêu tôi! Thế rồi tôi không giữ gìn gì nữa! Nhất là anh lại bảo anh cả tôi, cũng muốn cho anh làm anh rể anh ấy! Bây giờ, anh nói vài câu tôi cũng đã rõ cái bụng dạ của anh đối với tôi ra sao rồi! Anh kêu chưa yêu ai cả, là nói dối. Chắc anh đã thất vọng vì tình rồi, thì mới nói như thế. Thì ra tôi bị mắc lừa!
    Long tuy cũng lộn ruột về sự suy bì gia thế, cũng cố nén giận, vỗ vào lưng Tuyết mấy cái rồi nói:
    - Tuyết ơi, việc đời và lòng người không giản dị như em đoán đâu, Tuyết ạ. Nhưng thôi, nghĩ ngợi làm gì cho phiền! Ta nên nhắm mắt lại mà yêu nhau.
    - Tôi hiểu rồi, vì chính tôi, tôi đi tìm anh nhiều quá, cho nên anh nghi tôi, có phải thế không?
    - Có lẽ...
    - Em xin thú thật với anh rằng tuy em tự do thật đấy, nhưng em chưa yêu ai bao giờ cả. Anh là người thứ nhất...
    Long cười nhạt: - Đây này, nếu việc trăm năm của chúng ta mà không thành, mai sau em có người yêu nào khác, thì em lại có thể nói với người ta như bây giờ em nói với anh! Người ấy sẽ cũng vẫn còn là người yêu thứ nhất của em! Không hơn không kém...
    - Trừ khi đã trải đời lắm rồi, thì mới đa nghi như anh. - Có lẽ...
    - Sự thật thế nào tôi nói thế, còn tin hay không là quyền anh.
    - Tôi phải tin chứ! Nếu tôi không tin mình thì tôi khổ lắm. Sự hoài nghi chỉ làm cho ta khốn khổ chứ có đẻ ra hạnh phúc bao giờ! Tôi yêu Tuyết lắm, tôi tin Tuyết lắm. Thế mình bằng lòng chưa?
    - Thôi đi, ăn đi!
    Long đứng lên, đi đi lại lại, cầm tăm xỉa răng, và đứng dừng trước gương. Chàng ngắm bộ âu phục chải chuốt của mình mà thấy mình khôi hài vô cùng. Cả một đoạn đời niên thiếu của Long lại hiện ra trong trí nhớ: nhà hội Bảo anh, những cuộc đi chơi hàng lũ, một ông bố hờ, cô Mịch, ông nghị Hách, những cuộc ghen giận, những nỗi đau thương...
    Bốn tháng qua...
    Bây giờ đã là mùa hè, mùa hè với hoa xoan tây đỏ ửng, với tiếng tu hú kêu gay gắt, với giọng ve sầu dịp dàng nhặt khoan... Thị Mịch làm vợ nghị Hách, Tuyết làm hôn thê của chàng!
    Sự đời y như một giấc mộng.
    Đã thế thì, âu là chàng sẽ liều nhắm mắt đưa chân.. Chàng sẽ can đảm chịu những tai họa, vui vẻ, hưởng những cuộc hảo biến, không nghĩ ngợi gì nữa mặc cho con Tạo xoay vần...
    Long quay về hôn hít ôm ấp Tuyết.
    - Chiều nay Tuyết về Cảng?
    - Chiều hay sáng mai cũng được.
    - Thôi, về ngay chiều nay đi.
    - Sao thế?
    - Tôi chỉ sợ quyến luyến nhau quá, anh cả biết thì tôi mang tiếng.
    - Mình nói phải đấy!
    - Anh ấy biết thì em sẽ bị mắng mà tôi sẽ bị khinh.
    - Thế nay mai, thế nào mình cũng xuống nhá!
    - Ừ.
    - Mình chậm xuống, thì ắt tôi phải đâm bổ lên tìm mình.
    - Sao thế?
    - Nhớ lắm...
    Ngay lúc ấy có ba tiếng gõ vào cửa quầy. Long cũng giật mình, vội bước ra. Người gõ cửa là một ông già độ ngoài năm chục tuổi, vận âu phục, quần áo bằng vải vàng, đầu đội mũ dạ, chân đi giầy đen, trông có vẻ giang hồ khí phách, đáng trọng và cũng đáng đề phòng lắm. Râu ria không dài, không ngắn, hãy còn đen. Hai con mắt rất tinh tường, lưỡng quyền cao, địa các nở, một đường gân xanh chạy dọc qua trán, tinh thần hãy còn quắc thước, miệng cười tươi.
    Long hỏi:
    - Cụ muốn gì?
    Ông già thủng thẳng đáp:
    - Tôi muốn gặp cậu.
    - Xin lỗi cụ, tôi không được biết cụ...
    - Nhưng mà tôi biết cậu. Cậu là cậu Long, có phải không?
    - Bẩm vâng, rước cụ vào trong này.
    Long kéo ghế cho ông lão ngồi rồi đưa mắt cho Tuyết. Tuyết đứng lên chào lễ phép lắm. Ông già lại hỏi.
    - Cô là em gái ông Tú Anh có phải không?
    Long và Tuyết nhìn nhau, rất sợ hãi. Hầu sáng lúc ấy lễ mễ mang mấy bát thức ăn vào, Long mời ông già:
    - Bẩm xin cụ góp với cháu vài chén rượu.
    - Cảm ơn cậu, tôi không ăn... Tôi cần nói với cậu ba câu thôi, rồi tôi đi.
    - Bẩm cụ, cháu trót quên mất, vậy cụ quí tính là gì?
    - Cậu không thể biết tôi là ai được, vì lần này là lần đầu cậu gặp tôi...
    Long ngạc nhiên hết sức, không biết ông già này là người thế nào, định giở những trò gì, hay lại là quân lừa đảo gì chăng... Chàng chưa kịp hoài nghi, ông già lại nói:
    - Tôi biết bố mẹ cậu hiện giờ còn sống hay đã chết, cậu là con cái nhà ai nữa.
    - Dạ...
    - Trong ba tháng nữa thì cậu sẽ gặp mặt bố mẹ của cậu.
    - Thật vậy? Giời ơi, thế ra bố mẹ tôi còn sống!
    - Phải, còn sống, mà lại giầu có nữa!
    - Giời ơi, thế thì sung sướng biết bao! Tuyết ơi!
    - Tuy vậy, chưa chắc cậu đã sung sướng.
    - Thưa cụ thế cụ có làm thế nào cho tôi được gặp ngay không? Cụ sẽ làm cho bố mẹ tôi được gặp tôi?
    - Phải, mà tôi sẽ giảng cho cậu những điều bí mật của cuộc đời cậu nữa. Nhưng mà cậu phải hứa với tôi hai điều...
    - Xin cụ cứ dạy. - Một là cậu sẽ trái lời cậu Tú Anh. Cậu Tú Anh có nhờ cậu làm một việc gì thì cậu đã rõ, vậy cậu phải chối từ đi. Đó là một. Còn điều nữa là: từ nay trở đi, dù gặp tôi ở đâu, cậu cũng không được hỏi gì tôi cả, cậu không được nói gì đến việc tôi làm cả, mãi cho đến lúc bố mẹ cậu gặp mặt cậu. Thôi, tôi đi đây. Chào cậu, chào cô.
    Nói xong ông cụ ra. Long chạy theo:
    - Cụ ơi cụ!
    Ông già nghiêm mặt giơ ngón tay trỏ trước mũi Long mà rằng:
    - Ngay từ bây giờ không được nói gì cả! Không được hỏi gì cả!
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 21 ​
    Sáng hôm ấy, một ngày hè mây trời quang đãng, trong sân Tiểu Vạn trường thành, có tám chiếc xe hơi... Mỗi năm hai kỳ, ấp phải đón tiếp sự tấp nập, là vì mỗi năm hai kỳ, việc doanh thương của ông dân biểu Tạ Đình Hách được đem ra tính sổ.
    Trong phòng khách đợi, lúc ấy có ngót hai chục người chờ được tiếp, bọn người mà bề ngoài đủ tỏ ra vẻ doanh nghiệp, vẻ sắc sảo, vẻ gian hùng, ở những cái mũ cát két, ở những đôi dày ống, ở những cái kính cặp, ở những cái răng vàng, ở cái máy chữ sách được, ở cái cặp da to kếch sù, ở cái ống đựng nước giữ được nóng lạnh trong 24 giờ,.v.v... Bọn này thuộc vào lớp người mà do ai, xã hội được hoạt động, trông vào đâu, cũng thấy danh lợi, sống lên trên những cuộc tai họa hoặc những sự may mắn của người đời. Trước mắt bậc triết nhân hiền giả, họ là bọn sài lang, mà đối với gia đình của họ, thì họ là những bậc can trường lỗi lạc.
    Trong bọn ấy, có anh coi đời như canh bạc lớn, làm việc thiện là để quảng cáo cho mình, làm điều ác mà bắt mọi người phải nhớ ơn, đọc đủ cả các báo chí mà không biết gì về văn chương mỹ thuật, tủ sách đầy những tập kỷ yếu các hội ái hữu, nhưng kỳ chung thật không có ai là bạn trên đời, cầm đến tờ nhật trình chỉ xem tin thương trường, tin gọi thầu, các đạo nghị định, tin xuất cảng, nhập cảng, đã từng chủ tọa những cuộc bàn giải văn chương, mà chưa hề đọc hết một cuốn tiểu thuyết. Lại có anh vừa cổ động kịch liệt cho hội phật giáo, lại vừa xây hàng dãy nhà săm, thấy tin ở đâu bị lụt là lập tức hô hào mở cuộc lạc quyên, để đi cân gạo, thấy tin ông tổng trưởng thuộc địa qua chơi, là viết ngay một bài báo than phiền về nạn hiếu danh và lên kể công doanh thương với quan đầu tỉnh, coi đời là một sự vô nghĩa lý, nhưng đày tớ đánh vỡ một cái bát cũng bắt đền năm xu, giữa đám đông người thì cả mồm chửi những người tàn ác buôn đồng loại, nhưng ngồi một mình thì lại ca tụng mình đã làm được một việc tàn ác một cách có mỹ thuật. Có anh nữa, đã bị cáo trước vành móng ngựa hàng chục lần, mà vẫn chưa biết ông biện lý ngồi ở chỗ nào, vào đâu cũng khoe mình giỏi pháp luật, khai ở sở liêm phóng là vô nghệ nghiệp nhưng, thực ra, không còn nghề gì là không làm, ban đêm đi tiêm thuốc phiện cho người quý quốc, ban ngày đi đòi tiền hộ các sở nặc nô, làm chủ đã ba bốn tiệm khiêu vũ, mà đánh con gái đến hộc máu về tội ăn mặc tân thời, cho vay lãi mười lăm phân thì xót xa, vì đã quá hy sinh cho đời, mà đem vi thành quan trên bạc nghìn, vì đã được cái cửu phẩm còn sợ mình là bội bạc. Lại có anh vừa là chủ hiệu xe đám ma, vừa là chủ được phòng, bán tem cho hội bài trừ bệnh lao, lại bán cả thuốc lào mốc, chiếm kỷ lục về sự vô học nhưng lại gọi ông Quỳnh, ông Vĩnh là thằng, ấy vậy mà khéo làm tiền, thì lại cứ hơn những kẻ có bằng thương mại chuyên môn... Nói tóm lại một câu, bọn người này là những mẫu hàng đặc biệt của công giới và thương giới.
    Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh hoặc là tay sai của Nghị Hách cả. Người thì lên xin thầu một dãy nhà, kẻ mong điều đình xong một tờ giao kèo, anh thì muốn bán lại một cái mỏ, anh thì đến yêu cầu một sở đại lý độc quyền, anh thì đến bán một ít cổ phần của một công ty đương tổ chức lại, hoặc sắp tan...
    Trong phòng giấy, nghiệp chủ Tạ Đình Hách, bảo người thư ký riêng:
    - Anh ta xin lấy một lượt danh thiếp đã.
    Rồi lại hỏi người loong toong:
    - Chưa thấy ai ở Quảng Yên về à?
    Người loong toong đáp.
    - Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách.
    - Còn thì toàn là lạ mặt cả? - Bẩm chỉ có một người có tuổi là lạ mặt, còn thì phần đông là đều đã có lên đây một vài lần.
    - Một người có tuổi? - Vâng.
    - Ai thế nhỉ?
    - Bẩm, con không biết, vì chưa lên đây lần nào cả? - Đi chiếc xe mác gì?
    - Bẩm, không có xe hơi.
    - Quần áo thế nào? - Quần áo tây vải vàng. - Muốn hỏi gì?
    - Bẩm muốn hỏi quan lớn.
    Người thư ký mang vào một cái khay đầy những danh thiếp và nói:
    - Bẩm lại vừa có một ông Tây vừa lên bằng xe hơi, kêu muốn được tiếp trước cả.
    Nghị Hách mân mê cái danh thiếp trong tay, nghĩ một lúc rồi bảo người loong toong:
    - Anh ta thưa với các ông rằng đường sá xa xôi, ông chủ tôi có lưu các ông lại xơi bữa cơm trưa, xin các ông thuận cho.
    Rồi quay lại người thư ký:
    - Trong khi ấy, thì anh ra mời người Tây này vào trước.
    Mấy phút sau, người Tây được dẫn vào. Người này, đã cao tuổi, nói tiếng Việt Nam rất thông, xem chừng đã ở thuộc địa này ít ra vài ba mươi năm.
    - Tôi muốn ông nghị nói cho tôi hiểu rằng khóa này ông có ra tranh cử nữa không...
    Nghị Hách nghĩ mãi mới đáp.
    - Điều ấy tôi cũng chưa quyết định.
    - Nếu ngài ra tranh cử, thì nên quyết định ngay đi vì chỉ còn có hai tháng.
    - Vâng, nhưng vì công việc doanh nghiệp của tôi dạo này bận rộn lắm, có lẽ khóa này tôi thôi.
    Người Tây trợn tròn hai mắt:
    - Ngài thôi? Ngài nói?
    - Phải, có lẽ tôi thôi.
    - Ngài thôi vì công việc ngài đương tiến bộ?
    - Vâng.
    Người Tây cười nhạt một hồi rồi khẽ nói:
    - Ngài nên nói vì ngài đầy túi rồi thì hơn.
    Nghị Hách đứng lên nghiêm trang mà rằng:
    - Tôi xin thề với ông rằng, tuy chính phủ có cho tôi hai trăm mẫu đồn điền thật, nhưng tôi mất theo vào cái ấy có đến sáu vạn bạc, mà vẫn chưa thu về một xu nào cả!
    - Không phải vì thế mà ngài không thay mặt dân nữa.
    - Vả lại, tôi cũng không giúp ích được dân điều gì.
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 08:49 ngày 15/05/2004
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Người Tây lại cười gằn một hồi lâu, rồi ghé vào tai nghị Hách:
    - Khi mình làm nghị viên thì người ta hãy nghĩ đến cách giúp ích cho mình trước đã.
    Nghị Hách cũng cười trừ và chia tay ra bắt tay người Tây, sau khi nháy mắt mấy cái một cách ranh mãnh. Rồi tiếp:
    - Tôi hỏi thật ông rằng: nếu tôi ra tranh cử nữa, thì có lợi hại gì cho ông không?
    - Tôi cũng xin nói thật ngay rằng nếu ông tranh cử nữa, thì cả đôi ta sẽ cùng có lợi.
    - Xin ông cắt nghĩa kỹ...
    - Trước hết, tôi hãy nói cho ông biết rằng cách đây vài năm, tôi còn là một ông quan cai trị...
    - Vâng.
    - Tôi có cả Bắc đẩu bội tinh (người ấy nói xong trỏ lên ve áo).
    - Vâng, tôi đã rõ lắm...
    - Thế nghĩa là tôi quen thuộc nhiều người quyền thế lắm. Trong khi tôi còn làm quan cai trị thì tôi đã để ý đến việc doanh thương rồi. Hiện giờ, tôi làm đại biểu cho một hội lý tài mới lập bên Pháp, vốn liếng có hai mươi triệu phật-lăng, được hội cử đi tìm một việc gì có lợi. Tôi đã tìm ra được một cái độc quyền, là cái độc quyền nước mắm. Muốn đạt tới mục đích thì phải có vây cánh cho nên tôi muốn tìm ông.
    - Vâng.
    - Ông thử nghĩ xem? Một cái độc quyền nước mắm ở Bắc Kỳ và ở Trung Kỳ thì phải là một việc lợi lắm chứ?
    - Phải, phải.
    Vậy thì năm trăm cổ phần để dành cho ông đó nếu ông giúp tôi được việc.
    - Tôi sẽ phải hành động thế nào?
    - Ông sẽ ra tranh cử dân biểu, ông sẽ phải trúng cử cả ghế nghị trưởng nữa, để mà lên Đại hội nghị kinh tế.
    Có tiếng gõ cửa, nghị Hách quát:
    - Không vào được!
    Rồi ngồi thừ ra ngẫm nghĩ. Hồi lâu mới nói:
    - Chỉ sợ không đủ tài hùng biện... - Đã có người khác hùng biện.
    - Thế thì tôi phải làm gì? - Ông sẽ bỏ phiếu tín nhiệm một ủy ban vệ sinh cử đi xét nước mắm. Và ông sẽ ngồi im không nói gì cả, không cãi gì cả, khi nào có một hội viên Pháp đem vấn đề nước mắm ra chất vấn chính phủ tại hội nghị.
    - Chỉ có thế?
    - Phải, mà có thế cũng là nhiều lắm.
    - Tôi hỏi thẳng thế này nhé: thế trong cuộc tranh cử ghế nghị trưởng thì liệu hội ông có thể giúp đỡ gì được tôi không?
    - Chúng tôi sẽ giúp đỡ ông về phương diện tinh thần.
    - Còn tiền tranh cử thì tôi phải bỏ ra?
    - Phải, ta nên giao hẹn nhau đích xác như thế.
    Nghị Hách ngồi thừ ra một lúc lâu mới tiếp:
    - Như vậy thì khó khăn lắm,
    Nhưng người Tây đứng lên, nghiêm trang mà rằng:
    - Việc đời không bao giờ dễ cả. Tôi xin nói thẳng ngay rằng mỗi một cổ phần giá là hai nghìn phật lăng. Vậy thì năm trăm cổ phần về tay ông là bao nhiêu! Mà cái số lãi đồng miên sẽ là bao nhiêu? Ông nghĩ kỹ mà xem! Lãi nước mắm, cả Trung Kỳ lẫn Bắc Kỳ!
    - Ông nói có lý lắm.
    Người Tây vỗ vai nghị Hách, nói khẽ:
    - Vả lại, cái ghế nghị trưởng cũng đắt đến cái mề đay Bắc đẩu...
    - Tôi chỉ sợ không tranh nổi cái ghế nghị trưởng, sẽ có năm bảy tờ báo chửi tôi là vô học...
    Người Tây có vẻ cáu kỉnh mà rằng:
    - Những đứa nào chê ông là vô học thì ông sẽ lấy giấy bạc dán vào mồm nó, cho nó câm đi! Còn báo chí thì sợ gì? Ông chỉ việc ký vài cái ngân phiếu cho mấy thằng chủ báo! Tôi sẽ đi điều đình với ông! Ngoài ra, tôi cũng có mấy cơ quan ngôn luận bằng Pháp văn, sẵn sàng chửi cái anh nghị trưởng cũ là phản quốc, là tư bản, là bán đồng loại, rồi kia mà!
    - Những cơ quan ấy sẽ ca tụng tôi?
    Người Tây cả cười:
    - Ông thật thà quá! Những cơ quan của tôi mua được vào dịp tranh cử sẽ không ca tụng ông, mà lại còn công kích ông kịch liệt! Tôi sẽ thảo cho ông một chương trình cải cách vĩ đại về xã hội. Ông sẽ đòi quyền cho hạng lao động, cho nông dân... Những tờ báo kia sẽ chửi ông là cách mệnh... là cộng sản... Rồi thì mấy tờ nhật báo đăng tin ********, sẽ trích đăng những bài mà mấy tờ báo Tây chửi ông! Với cái lối hành động như thế thì chức nghị trưởng, ông lấy dễ như bỡn vậy.
    - Nếu đúng được thế thì hay lắm.
    - Vậy ông có bằng lòng ra tranh cử nữa không?
    - Đã thế, thì tôi phải ra nữa.
    - Với cái chức nghị trưởng, ông còn làm được nhiều việc lợi khác.
    - Có lẽ lắm.
    - Vậy hứa đi. Ta nên lấy danh dự mà thề với nhau đi...
    - Tôi xin thề.
    - Thôi, thế tôi tạm biệt ông. Ta sẽ gặp nhau luôn. Tôi phải về hội quán Hà Nội, chiêu tập một kỳ hội đồng bất thường để bàn cách làm việc.
    - Vâng.
    - Ông cũng nên nghĩ ngay mọi cách làm việc. Kính chào ông.
    - Chào ông!
    Người Tây ra, nghị Hách cũng ra theo, tiễn chân đến cửa ấp. Chiếc xe hơi chạy rồi nghị Hách quay lại phòng khách đợi, tươi cười tay bắt mặt mừng, chào hỏi cả một lượt. Khi bắt tay đến một ông già là người được hỏi đến sau cùng, thì nghị Hách có vẻ ngạc nhiên đứng ngẩn người ra ngẫm nghĩ rất lâu.
    - Quái lạ! Trông ông này giống ai mà tôi không nhớ nữa!
    Ông già cười ha hả nói:
    - Vâng, đã hai mươi nhăm năm nay rồi!
    - Ông là ai nhỉ?
    - Một người bạn cũ của quan lớn... đã quên đi mất.
    Nghe đến đấy, nghị Hách chợt giật mình, cũng muốn cáu kỉnh lắm, vội phải lén môi dưới vào hai hàm răng mà cắn chặt để nén sự bực tức. Một người bạn cũ mà đến với mình, khi mình đã giàu có, thì không khí nào lại là một điềm tốt, nên nghị Hách hỏi một cách cũng hơi xẵng:
    - Thế thì ông là ai?
    - Bẩm tôi là bạn với ngài, từ lúc ngài còn hàn vi... Nói ra vị tất ngài đã nhớ được, mà nói thì phải dài dòng lắm.
    Thấy ông ?obạn cũ? thản nhiên như thế, nghị Hách cũng vội dịu giọng:
    - Tôi vẫn chưa nhớ ra được bác là ai đấy!
    - Vâng, hơn hai mươi năm nay rồi còn gì!
    - Thế bác lên thăm tôi hay có công việc gì không?
    - Vừa thăm, và vừa có việc nữa.
    - Bác có vội không?
    - Tôi không vội chút nào.
    - Bác có thể ở đây lâu được?
    - Có thể ở vài ba tháng cũng được.
    Nghị Hách tuy ngạc nhiên, nhưng cũng gật gù:
    - Thế thì may lắm.
    - Vâng.
    - Bác cho phép tôi hãy tiếp những ông này đã, vì phần nhiều là có việc vội cả.
    - Được ạ.
    - Thế phiền bác đợi tôi ít lâu nhé?
    - Trong lúc ấy, tôi muốn bác cho một người nhà đưa tôi đi xem cái sinh phần. Tôi lên đây đã hai hôm. Cả buổi chiều hôm qua, tôi đã lên ngọn đồi bên kia ngắm nghía và xem mạch đất... Tôi thấy rằng cái ông thày địa lý nào, đã tìm cho bác chỗ đất ấy, thì hoặc là muốn phản bác, hoặc là không hiểu một tý gì về địa lý cả.
    Nghị Hách bảo người loong toong:
    - Anh tìm thằng Xuân, bảo nó đưa cụ đi xem sinh phần.
    Rồi đứng nhìn người bạn cũ để cố nhớ ra xem xưa kia đã quen thuộc ở đâu... Cái mắt quắc thước hai con mắt tinh thần vô cùng, lưỡng quyền cao, địa các nở, một đường gân xanh to như cái đũa chạy dọc qua trán, lại thêm ba chòm râu... Một bộ quần áo vải vàng, dáng người thật khó đoán lạ, khó nhớ lạ!
    Nghị Hách thở dài nói:
    - Tôi vẫn chưa nhận ra được bác là ai đấy!
    Ông già mỉm cười:
    - Tôi giúp việc cho bác xong, rồi mới nói lại chuyện cũ, thì cũng không muộn.
    Thằng Xuân chạy đến thì nghị Hách bảo:
    - Mày dẫn cụ đi xem vườn.
    Rồi quay lại tiếp những người khác.
  7. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 22 ​
    Mịch oán giận mẹ, căm tức bố, khinh bỉ anh, và nhớ Long.
    Trong khi khâu vá, vì không để hết được trí vào việc nên Mịch đã để lỗi kim, lỗi chỉ, nhầm lẫn đủ thứ đến nỗi có hai cái yếm rãi cũng phải khâu mất bốn ngày. Bây giờ đến cái áo thì Mịch lại viền lộn và cạp trái!...

    Bực mình, ném cái vạch xuống sàn gác, vứt cả thúng khâu đấy, Mịch đứng lên, thừ người ra, Mịch ra bao lan nhìn xuống phố cho khuây khỏa.
    Sáng hôm ấy, một buổi sáng chủ nhật lại mát trời. Phố xá đầy người và xe tấp nập... Những cặp vợ chồng, những cặp giai gái diện những bộ áo lòe loẹt nhan nhản trong xe điện, trên xe cao su, trên vỉa hè, người nào cũng có bộ mặt hớn hở công nhận rằng đời là tốt đẹp, là đáng sống, là đầy những ánh sáng và hi vọng... Trông người, chạnh nghĩ đến niềm riêng. Mịch xót xa thấy rằng đối với mình, cuộc đời đến như thế là hết, thật là hết. Không bao giờ Mịch còn hi vọng có được lấy một ngày vui. Long, thời gian sắp sửa lấy Long, những câu ân ái buổi xưa, những điều mơ màng bình dị với Long, những sự ấy, ngày nay chỉ còn là những vết tích đã phôi pha của một giấc ác mộng... Tuy vẫn không quên là mình chưa hai mươi tuổi. Mịch cũng thấy như mình đã già. Những sự yêu đương nhau của hạng vợ chồng trẻ là không khi nào Mịch còn được hưởng vì rằng chồng của Mịch là một ông chồng già, vậy mà cũng chưa hề có quay lại lần thứ nhì, kể từ sau tối tân hôn. Mịch ngạc nhiên ở chỗ chính mình, mình cũng có thể vô tình đến nỗi coi chồng như chết mất rồi: coi mình như một quả phụ được hưởng cơ nghiệp của chồng để lại, và coi đứa con trong bụng là một đứa trẻ xấu số, đến nỗi mồ côi bố ngay từ lúc chỉ mới là một cái bào thai! Lắm khi đã bồn chồn tự hỏi: Ta cứ sống mãi như thế này à? Lắm khi phải cố nhớ được Long, thương được Long, và căm giận được lại những phút đau thương ân ái đã sống chung với Long để mà có thể nhớ Long, rồi khóc một mình, ướt lã chã cả gối. Những khi thấy Long, là không thể yêu được nữa - dù là cái yêu âm thầm, dù là mối tình u ẩn tuyệt vọng trong đáy lòng - thì Mịch lại mơ mộng đến những người lạ mặt, những người qua đường, những người một bữa chủ nhật, hay một buổi mát trời, đã dun dủi cho lai vãng qua nhà Mịch để ngước cặp mắt lên bao lan nhìn Mịch trong hai phút và đã làm cho Mịch cũng phải nhìn xuống, quay đi, và nhìn trộm theo... Những hình ảnh thoáng qua ấy, có đủ sức huyễn hoặc kỳ khôi, làm cho Mịch phải tưởng đến, ôn lại, cố lục tìm trong trí nhớ, để chạy theo một cái ảo tưởng mà luân lý ngăn cấm, để ngoại tình bằng tinh thần, làm một việc khoái lạc, mà người ngoài không biết được.
    Cái phương châm rất thông thường ấy, đã đến với Mịch cũng như đã đến với trăm nghìn người khác, những người cam bề lẽ mọn ngoài mặt, mà đầy những tư tưởng thương thân tủi phận trong đáy lòng, những người khát yêu. Mịch đã cho mình là phải, là cao thượng, là làm những việc chính đáng, những khi có tư tưởng bất chính. Cho nên một buổi chiều, chỉ cần có một người khách qua đường nhìn thấy Mịch, là đủ cho đêm ấy, Mịch được cái sung sướng, bài trí trong óc một cảnh hạnh phúc gia đình với khách qua đường ấy, một cảnh trong đó có đủ: những sự ôm ẵm, mơn trớn... nâng niu... Từ khi lấy chồng đến nay, đã ba bốn tháng, thì là đã luôn trong ba bốn tháng, Mịch đã ngoại tình bằng tinh thần, đã lừa chồng với hàng trăm nghìn người, những người qua đường. Sự phản phúc trong ấy thật đã là hoàn toàn, thật đã là đầy đủ, đủ cho một sự tình cờ nhỏ mọn cũng có thể gây ra một cuộc lừa dối rành rọt bằng xác thịt nữa. Mịch sẽ lừa dối chồng cả phần hồn lẫn phần xác... Và như vậy thì là một sự rửa thù oanh liệt cho Mịch và cho Long!
    Những cảm giác đê mê ở cuộc hãm hiếp, còn để sót lại trong trí Mịch những phút hồi ức băn khoăn của một dục vọng chưa được thỏa mãn. Mịch đã phải tưởng tượng ra những cảnh cám dục ghê gớm, hưởng với mọi kẻ qua đường. Trong những sự mơ màng càn rỡ ấy, mỗi một cái mặt đã nhìn thấy là một cái sức ám ảnh riêng, là một thế giới riêng, có những sự khiêu động không bao giờ giống nhau cả. Và lòng khao khát đến một điều thỏa mãn bằng cách tưởng tượng ấy, không những chẳng làm cho Mịch mãn nguyện, nhưng trái lại, còn khiến Mịch càng như điên cuồng.
    Sau những phút ghê tởm đáng kinh hoàng ấy, sau khi ma quỉ đã phải chạy xa, để cho thiên thần đến thắng trận trong lòng người như thế, Mịch không phải là không hối hận. Song lẽ đó không phải là Mịch hối hận với chồng! Mịch chỉ hối hận với Long mà thôi. Dù sao thì, ngoài Long ra, trên đời chưa có ai yêu Mịch cả. Mịch tự kết án là có tội với Long, chỉ với Long.
    Ấy thế là hình ảnh Long lại bị lôi kéo vào dục vọng của Mịch. Hình ảnh những kẻ qua đường có vẻ phải lòng Mịch, những khi ấy, phai nhạt hẳn đi, Mịch đã thường ôm gối chăn, nghĩ đến Long, bàng hoàng soi bói trên thớ vải trắng muốt của gối chăn, ngõ hầu nhìn thấy cái miệng cười gằn, cặp lông mày hay nhíu lại của Long, hoặc là đã lặng im, nhịn thở, để tai nghe qua những cái tích tắc của chiếc đồng hồ, ước mong được nghe lại một lời buông xõng, một câu gắt gỏng, một cái thở dài chán chường của Long, của người đã khinh Mịch, đã rẻ rúng Mịch, đã hứa là tha thứ cho Mịch mà đã nuốt phăng lời hứa, đã phụ Mịch để lấy một thiếu nữ khác, đẹp hơn Mịch, có bố giàu hơn bố mẹ Mịch, nghĩa là một người đã làm khổ Mịch nhưng mà Mịch vẫn cứ vì người ấy mà xót xa, vì Mịch không thể nào quên được người ấy, không thể nào không yêu được người ấy!
    Những khi đêm khuya chợt thức giấc, nhìn chung quanh mình chỉ thấy sự hiu quạnh và ánh sáng lãnh đạm của một bóng điện trong dua xanh. Mịch, trong thâm tâm, đã cảm thấy đủ hết mọi nỗi chán chường của người bị cảnh ngộ ép duyên, của một người bị để lạnh lùng, và đã ước ao một sự phi thường gì dun dủi cho Long có can đảm đương lúc đêm hôm, cũng trèo tường vượt rào, mà đến gõ cửa phòng của Mịch, rồi chạy vào ôm choàng lấy Mịch áp mặt vào má Mịch, để rỏ xuống vài giọt lệ đau khổ thương xót rồi hai người sẽ ôm nhau mà khóc lướt mướt, mà cùng hối hận, mà cùng ganh nhau để xin tha thứ cho nhau, tranh nhau thỏ thẻ những lời ái ân nũng nịu, rồi vào cuộc chung chăn chung gối, tha hồ mà nõn nường âu yếm cho đến mê đến mệt, đến mất lý trí đến bay linh hồn, đến chán chê, đến lăn lóc, cho đến trơ ra như gỗ, như đá... Rồi thì chết! Chết cả đôi, ôm nhau mà chết, đem mối hận nghìn thu xuống suối vàng cho nó tiêu tan đi, sẽ yêu nhau dưới âm cung, nhưng lúc chết thì phải trên một giường... để cho nghị Hách trông thấy cảnh tượng rùng rợn ấy, để cho lão biết rõ ràng không phải hễ cứ lắm bạc, nhiều tiền là mua được cả linh hồn của người ta!
    Mịch đã dám có những ý nghĩ bất thường, gan góc đến như thế. Những lúc ấy, Mịch muốn có Long để khoe khoang rằng mình đã nghĩ thế, để tỏ dạ trung thành với người yêu. Vì không làm sao được, Mịch đã phải kêu gọi đến quỷ thần hai vai chứng giám! Rồi thì, sau đấy, Mịch cũng phải ngạc nhiên rằng mình thay đổi chóng quá, rằng mình không còn một tí gì là cô thôn nữ thuở trước nữa, vì mảnh hồn ngây thơ trong sạch đã bị cảnh ngộ giết chết mất rồi! Bây giờ, Mịch đã thuộc vào hạng người mà nền luân lý mù lòa, mà những dư luận bất cập và ấu trĩ sẽ kết án gay gắt... Đời người đầy dẫy những sự bất bình, những nỗi đau thương, song le không có một thứ ánh sáng nào soi thấu được đến những điều uẩn khúc ấy, thì Mịch cũng bất chấp lời khen tiếng che của đời... Mịch có thể tự liệt vào phái người tha thiết bênh vực những đàn bà lừa chồng, những cặp gian phu dâm phụ, vì những người ấy mà có chính là vì trong đời có những người khổ như Mịch và Long, chỉ có thế thôi!
    Mịch không nhớ tiếc tuổi ngây thơ xưa kia nữa. Do những ý nghĩ ấy, Mịch cũng không dám giận mẹ nữa, không căm tức bố mẹ, không khinh bỉ anh ruột nữa. Người ta thay đổi là vì hoàn cảnh. Nếu ông đồ và bà đồ có đâm ra đê tiện, mất lòng tự trọng mà khúm núm trước Tú Anh, mà chịu ơn của Tú Anh, khi không đáng chịu ơn, mà đâm ra mặt bòn rút, thì âu cũng là sự thường. Nếu anh Mịch mà cứ hết nay đến mai đến xin tiền Mịch để cờ bạc thì âu cũng là sự thường.
    Tư tưởng tha thứ ấy lại đem đến sự thư thái cho lòng Mịch. Vô cớ, Mịch thấy như có điều gì vui vui, Mịch quay vào thư thản khâu nốt cái áo. Rồi Mịch sẽ có con. Rồi Mịch có thể hy vọng được ở đứa con nó làm khuây khỏa những nỗi đau khổ đi. Có khi Mịch sẽ giữ được trinh tiết với cái thằng chồng khốn nạn ấy cũng chưa biết chừng! Sự đời, ai mà biết trước sự đời...?
    Mịch lôi kim ở vành khăn xuống. Mịch giơ kim lên chỗ sáng xâu chỉ. Một hồi chuông kêu ran lên.
    Chắc là Tú Anh đến chơi... Lại có một vài món quà gì đó... Con sen ra mở. .. Ô hay chuông lại kêu ran lên... Vậy thì con sen đâu?
    Mịch buông kim chạy ra bao lan nhìn xuống cổng... Giời ơi, Long! Long đến!
    Mịch đứng trù trừ một lúc lâu. Trong khi chưa quyết nên tiếp hay không. Mịch chợt nhớ ra: đã sai con sen về Hà Đông mua một con mèo. Âu cũng là có trời trong cơ hội này đây, việc gì Mịch lại còn e sợ?
    Nghĩ thế, Mịch thoăn thoắt xuống, mở cổng cho Long, bằng sự hấp tấp của một con dâm phụ, và mời hẳn Long lên buồng riêng.
    Lên đến phòng rồi, Long cũng cứ đứng lỳ ra, đầu hơi cúi xuống ngực, hai bàn tay nắm lại, nhìn trừng trừng xuống thúng yếm dãi và áo trẻ con để ở ghế. Sau khi khép cửa phòng, Mịch quay vào, thấy thế cũng đâm sợ, vì Long có cái tinh thần một người phẫn uất cực điểm, một người lăm le muốn gây ra vụ án mạng, một người điên. Hãi hùng Mịch khẽ mời:
    - Mời... anh ngồi chơi.
    Như không nghe thấy gì cả, Long không nhúc nhích. Mịch lấy tách ra, rót một chén nước, để ở bàn Long vẫn đứng nguyên như thế, Mịch phải cố giấu sự sợ hãi, gượng cười mời một lần nữa:
    - Kìa, mời anh ngồi xuống chứ, sao lại cứ đứng thế!
    Long thẫn thờ ngồi xuống ghế. Mịch hỏi qua những cái cười dòn:
    - Đương ngồi một mình buồn quá, hay sao anh lại đến chơi...
    Nghe đến đấy, Long mới đưa mắt lên nhìn Mịch. Chàng rất ngạc nhiên vì Mịch thay đổi chóng quá, không còn một vẻ gì là cô gái quê khi xưa nữa.
  8. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Trước mặt chàng, đó không phải là Mịch nữa mà là một thiếu phụ đẹp đẽ, dáng người đài các phong lưu, với cái bụng to nó tô điểm cho người thêm vẻ bệ vệ. Hai cái má đỏ ửng vì cái thai lại càng tăng vẻ đa tình... Mịch hỏi:
    - Anh Long ơi, tại sao anh lại còn đến đây? Cơ sự đã đến thế này, thì anh còn đến làm gì thế nhỉ?
    Long căm tức đáp:
    - Tôi muốn đến để hỏi rằng trong đời này, ai là người gây ra cái đau khổ của tôi!
    Mịch đứng lặng người ra hồi lâu rồi mới thất thanh nói:
    - Anh Long!... Anh Long!... anh phụ tôi đến như thế, mà anh còn dám vác mặt anh lại đây... hỏi tôi thế nữa à?
    - Tôi? Tôi phụ cô?
    Mịch cứng cỏi hỏi lại:
    - Thế thì ai?
    Long làm một thôi một hồi:
    - Tôi? Tôi phụ cô? Tôi phụ cô mà tôi lại dằn lòng tha thứ cho cô, từ khi cô còn nằm nhà thương? Tôi phụ cô, mà tôi đã từ hôn một nơi giàu có, đương đêm khuya vượt mấy tỉnh về tìm cô? Tôi phụ cô, mà tôi lại khổ thế này? Mà cô lại sung sướng như thế ấy? Tôi, tôi phụ cô? Thật thế đấy à, hở giời?
    Long vừa nói vừa nghiến răng, vừa đứng lên xông lại... Mịch giơ tay che mặt giật lùi.
    Long nắm lấy tay Mịch, hai con mắt trợn ngược lên, mũi cứ như muốn bổ vào mặt Mịch, giọng nói thì gay gắt, dằn từng tiếng một, mỗi một câu nói sắc như một lưỡi dao:
    - Thằng này phụ cô! Thằng này phụ tình mà thằng này đã mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng bị dao đâm vào ruột, mà cô thì lại bình yên như thế này, mỗi ngày một béo, một đẹp ra thế này? Ai phụ ai? Hở! Con khốn nạn! Đồ đĩ đạc!... Tao làm gì? Mịch, tao đã làm gì mày để mày phụ tao? Nói! Nói mau! Nói!
    Hai bàn tay Long bóp cổ Mịch mà lắc, lắc như người ta sóc ống thẻ, xin thẻ trước điện thờ thánh, Mịch lả oằn người đi, như không còn xương sống, ngã ngồi xuống, làm Long cũng ngã theo, và do cái ấy, mới buông tay ra. Nước mắt ràn rụa, Mịch nức nở nói:
    - Anh vẫn yêu tôi như thế này ư? Anh vẫn giận tôi đến thế này ư? Anh giết tôi đi? Tôi mà chết được vì anh thì hồn cũng mát đấy! Long ơi, quân giả dối, quân khốn nạn! Đừng mong đeo mặt nạ mà lừa tôi đâu!
    Trước luận điệu bất ngờ ấy, Long đứng ngẩn mặt ra. Bây giờ đến lượt Mịch được cất cao giọng:
    - Yêu người ta, thương người ta mà lại để Tú Anh về hỏi người ta! Mà lại cho nó toàn quyền khu xử mọi việc! Sao thế, hở đồ vô nhân bạc ngãi kia?
    Long ngơ ngác hỏi:
    - Bao giờ? Bao giờ? Ai cho Tú Anh toàn quyền? Ai xui...
    - Lại còn bao giờ!
    Chừng như thoáng nghĩ ra, chợt nhớ ra điều gì mà nói ra thì hợp thời lắm, Long nghiến răng hỏi vặn:
    - Thế còn cô? Thế tại sao lúc nó về hỏi thì cô vui mừng như bắt được của rồi nhận lời ngay tức khắc? Sao thế? Sao thế, hở đồ chó! Đứa nào tham của, thấy vàng phụ ngãi...?
    - Bao giờ? Ô hay? Ai nhận lời ngay với Tú Anh bao giờ? Mà ai khấp khởi mừng như được của? Tú Anh còn sống đây kia, nào thử gọi ba mặt một lời xem!
    Thấy giọng cứng cỏi thành thực, Long lại đứng ngây ra. Chàng đưa một tay lên bóp trán, Mịch hằn học nói:
    - Hay là chính anh tham vàng phụ ngãi? Hay tại cô Tuyết đẹp hơn con bé quê mùa này? Anh phụ tôi hay tôi phụ anh? Ai biết? Thật khó mà biết được ai phụ ai nhỉ.
    Mịch ngửa cổ ra cười qua hàng lệ, cười một cách ghê gớm, như một người cười mà tự tử... Long ôm choàng lấy Mịch, lôi Mịch ngồi xuống giường. Chàng khóc lóc rền rĩ:
    - Giời ơi, chả nhẽ chúng ta đều mắc lừa Tú Anh cả rồi hay sao?
    - Mình ơi, có lẽ mình nói đúng.
    - Giời ơi, thế thì sao ta lại không tin ta mà ta lại tin người khác như thế?
    Mịch khóc nức nở lên. Long cũng nói nghẹn ngào.
    - Tú Anh!... Giời ơi, một người như Tú Anh... Từ đấy trở đi, hai người mới kể lể hết với nhau, mới rõ sự thực, mới khám phá ra mối hiểu lầm, mới tranh nhau mà hối hận, mà xin nhau tha thứ cho nhau...
    Sáng chủ nhật hôm ấy, không lo ngại gì cả, cũng chẳng nghĩ đến cái thai trong bụng nữa, y như một con dâm phụ, Mịch đã cho Long ái tình.
    o0o​
    Chương 23 ​
    Chưa khuất hẳn sau dãy núi Tản Viên, mặt trời nhuộm cho những đám mây lơ lửng trên không gian có màu cá vàng. Ngọn đồi ở ấp Tiểu Vạn trường thành lúc ấy, sáng lấp lánh vì ánh nắng chiều còn tụ lại trên những ngọn lá cà phê. Hoa cà phê trắng xóa, từng nhành một, chen lẫn vào những vòm lá xanh thẫm như tuyết phủ... Chung quanh, trời đất mở ra một vùng phong cảnh ngoạn mục, nào đồi, nào làng mạc, nào ruộng nương, trùng trùng điệp điệp, kế tiếp nhau.
    Thung dung tay chắp sau lưng, nghị Hách đi cạnh bạn cũ. Cả hai dạo quanh cái sinh phần. Người bạn già có ý ngắm nghía phong cảnh, tìm kiếm mạch đất, còn nghị Hách thì chỉ im lặng nghe ngón một cách chăm chú thôi.
    Sinh phần trên mẩu đồi là một công trình kiến trúc bằng cẩm thạch rất lạ mắt, mới trông từ xa thì như bao diêm đặt lên trên cái mu bàn tay, nhưng khi đến gần, ta mới hiểu rõ rằng cái công trình vuông vắn ấy tuy đơn sơ là đơn sơ về đai thể, còn những bộ phận tỉ mỉ tô điểm cho sinh phần thì phải do những tay thợ đá lành nghề mới có thể chạm trổ, xếp đặt một cách công phu và tài tình đến như thế. Những đá đủ các vân, đủ các màu, không biết tìm được ở đâu ra... Có thứ trông như gỗ lát hoa, lại có thứ thoạt nhìn, ai cũng phải tưởng là gỗ lúp bên Ai Lao vậy. Bốn mặt tường sát nóc sinh phần, có những ô tròn và vuông. Hai đầu là hai cổng rất to, hình quả trám. Chung quanh sinh phần chi chít những cây thông, xoan, ngô đồng, phi lao, mọc hỗn loạn như ở một cái rừng con. Tuy vậy, sinh phần vẫn nhoi lên trên đám lá xanh rậm rạp ấy, nổi bật hẳn ra như một khối kim cương có trăm nghìn thứ ánh sáng, thật là đồ sộ, thật là cao cả, thật là vĩ đại.
    Người bạn thở dài:
    - Thì ra cái sinh phần này không phải chỉ là sinh phần.
    Nghị Hách nhăn nhó kể lại:
    - Phải còn là mộ nữa, vì trong này cũng đã có cốt, nhưng vì khiêm tốn nên không gọi là lăng, và vì còn muốn chôn cất nữa. Kiểu này là kiểu Xiêm La đấy, quan anh ạ. Riêng tiền đá cũng có bảy tám nghìn bạc rồi, ấy là chưa kể mấy tháng lương của hơn chục thợ, gọi từ bên Tàu sang, do ông Bang trưởng Hải Phòng kiếm hộ cho.
    - Thế cái anh thày địa lý Tàu ấy được bác hậu tạ bao nhiêu?
    - Đúng một nghìn!
    - Một nghìn?
    - Vâng. Làm sao?
    - Thế thì chả trách! Nó để sai huyệt thế này cũng là phải.
    - Chết nỗi, quan anh bảo sao? Như vậy thì một nghìn là ít ỏi quá chăng? Có lẽ nào...
    - Chính thế, nếu nó để đúng huyệt cho thì quan bác đã phất đến có thể đem của riêng ra cũng tậu được cả xứ Lào rồi! Nhưng mà thôi, cũng chẳng nên phàn nàn, vì quân Tàu vốn khoảnh độc, bao nhiêu mạch đất phát vương hầu xưa nay, hễ thấy là đều yểm đi cả, vậy mà anh thầy này còn để cho quan bác như thế này, thế đã tử tế lắm rồi đấy. Đây tôi cắt nghĩa qua cho bác nhé...! À, nhưng mà dễ phải trèo lên nóc sinh phần thì bác trông bác mới hiểu ra được... làm thế nào?
    Nghị Hách quay nhìn hỏi bâng quơ như quát, sau một cái giẫm chân:
    - Bay đâu? Có thằng nào đấy không?
    Tức thì thằng Xuân, không biết từ bụi nào, thình lình nhô ra:
    - Có tôi đây!
    Nghị Hách phán:
    - Kiếm ta cái thang dài đây! Mà cho mau!
    - Dạ!
    Thằng Xuân hấp tấp chạy. Ông già bảo Nghị Hách:
    - Nên biết không mấy khi người ta tìm đất trên đồi, vì trên đồi mạch đất khô táo không đủ thủy, nếu có phát thì chỉ hoạnh phát, mà đã hoạnh phát, thì lại hoạnh tán, cái lẽ tạo hóa thừa trừ là như thế.
    - Nếu bị hoạnh tán thì cũng được độ mấy đời? - Hoạnh tán thì có khi không trọn vẹn được một đời.
  9. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Nghị Hách thở dài ngán ngẩm. Lúc ấy thằng Xuân đã khiêng thang đến. Nghị Hách bảo nó bắc vào sinh phần, rồi hai người lổm ngổm bò lên... Lên đến nóc rồi, ông bạn già để tay làm mái hiên trước mắt, quay nhìn bốn phía, rồi trỏ tay bảo nghị Hách:
    - Đây kia kìa, quan bác nhìn xem. Cái chỗ có một túm phi lao, cạnh cái cây ngô đồng cao ngất ngưởng kia kìa! Bác cố nhận kỹ xem, cả cánh đồng cỏ lau chạy xoai xoải ấy, có một miếng đất nhô cao lên trên, mà chạy vươn ra không?
    - À phải... Thế sao à?
    - Đấy là con hỏa, hình lưỡi kiếm hẳn hoi nhé!
    - Vâng, vâng. - Ấy đó, theo sách địa lý thì là ở chỗ nga my tác án, sự ấy đã rõ rệt lắm. Trước mắt có ngay còn Hỏa tinh lưỡi kiếm như thế thì sẽ phát nghịnh, tử tôn thế nào cũng bất đắc kỳ tử, nghĩa là sẽ phải chết chém, hoặc chết vì tai nạn mất. Tuy cũng có phát phú thật, nhưng mà bõ bèn gì?
    Chợt nghĩ ngay đến Tú Anh, nghị Hách phải lấy khăn tay ra lau cái trán lấm tấm mồ hôi. Lão kêu lên:
    - Giời ơi! Thì ra họ phản tôi hay sao?
    - Không phải họ phản hẳn, có phát thì có sát, đừng nói thế mà phải tội. Nghĩa là họ chưa hết lòng... Vả lại quan bác trông mà xem... Mạch đất thìn tuất long thế kia là còn thô lắm, chưa được nhuyễn.
    Nghị Hách cứ thỉnh thoảng lại giậm chân, kêu lên một cách hèn hạ lạ lùng:
    - Giời ơi! Giời ơi là giời ơi...
    Ông bạn già:
    - Đặt sinh phần ngay chỗ này thì ra vượng tay long, mà lại mất tay hổ, con giai thì ăn thua mà con gái thì truỵ lạc, hoặc chết non. Chỗ này đẹp lắm, thiếu gì mạch tốt hơn, sao lão thày Tàu nó lại ngu đến thế không biết!
    - Thưa quan bác, thế quanh đây, chỗ nào mới là chính huyết?
    - Bác ra đây với tôi!
    Người bạn cũ kéo Nghị Hách ra phía kia sinh phần rồi trỏ tay ra xa, chỗ lương khoai, cạnh một cái lạch..
    - Bác ngắm cho kỹ nhé! Cái thửa ruộng khoai sọ ấy, chỗ lạch nước đấy... Bác nhìn đấy, rồi lần ra phía đông nam của thửa ruộng ấy có một sào ngô... Đất sào ngô ấy nhoi cao bật hẳn lên, có phải thế không? Đó là chúng giê như ngã độc cao...
    - Bẩm vâng. Tôi đã nhận ra rồi. - Ấy đó là một. Lại ngay trước mặt đấy có con thổ nữa tức là cái bãi cỏ vuông, bác nhận ra chưa?
    - Vâng vâng.. - Đất ấy mạch theo kiền hợi, thủy tụ nhiều, có bút ở phương tốn, lại có thổ tác án, nó theo sách là hợp cách thủy loan bão kể đã là đất tốt lắm, vì lẽ phát đại thần.
    - Thế à?
    - Như quan bác là phú gia địch quốc rồi, tiền vứt xuống sông không hết, vậy thì chỉ còn phải cầu cái chữ quý.
    - Vậy chỗ đất ấy phát có bền chăng?
    - Được độ ba đời.
    - Tay long tay hổ không chênh lệch nhau lắm?
    - Đều đặn. - Ba đời thì cũng chả là bền mấy.
    - Còn hơn chỗ cũ.
    - Còn chỗ đất nào hơn nữa chăng?
    - Thế bác quá bộ ra đây.
    Nghị Hách lại đi theo bạn ra phía kia nóc sinh phần. Ông bạn già ngắm nghía một lúc, đoạn trỏ tay bảo:
    - Các chân đồi này chừng tám trăm thước, đây kia, chỗ có những thửa ruộng hình mỏng như cánh ve xếp lớp vào nhau, từ dưới lên trên có một chỗ huyệt nhằm cách thiền dực xa phát cả phú, lẫn quý, lẫn thọ mà lại bền hàng chục đời! Hạng biết lo xa như Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng chẳng hạn, thì chỉ thích thứ đất ấy, mà thôi. Còn chọn như quan bác chọn cái sinh phần này thì chỉ có hạng thích cái đắc thế một thời, nghĩa là hạng Mạc Đăng Dung mà thôi! Như vậy là xuẩn.
    Nghị Hách ngắm ra xa, gật gù một hồi. Rồi hai người xuống thang, lại thung dung quay về Nghin phong dình là chỗ nhà hóng gió ở giữa ấp.
    Trên bàn đã có sẵn mấy chai nước suối Vi-ten. Hai người giải khát hồi lâu, nghị Hách cau có, nói:
    - Khổ thật!
    Ông bạn già giơ tay ngăn:
    - Quan bác chớ lo. Sự thật thì cũng chưa đến nỗi nào...
    - Vậy tiên sinh định liệu cho đệ ra sao?
    - Cải táng cải mả cụ cố ra chỗ khác, thì mới mong tránh cái nạn bất đắc kỳ tử cho con cháu được. Cứ ngắm nghía những ngọn cỏ trên nấm mộ, thì ít ra đã táng được bảy năm. Vậy nội trong năm nay phải bốc đi kẻo tôi ngờ cái nạn nga my lắc oán sẽ xảy ra đến nơi rồi đấy.
    Nghị Hách lại thở dài mà rằng:
    - Không biết làm thế nào mà dọn cả cái sinh phần ra chỗ khác được. Lại phá vụn ra, lại xây nó lại một lần nữa, thì bao nhiêu là tiền!
    - Việc gì phải thế?
    - Thế không khiêng sinh phần ra đất mới hay sao?
    Ông bạn già cười khanh khách một hồi như người điên, không sự nghị Hách phải ngượng đến đỏ mặt. Đoạn mới khẽ nói:
    - Cứ để nguyên đấy, không việc gì phải động chạm đến sinh phần cả. Quan bác tuy vậy mà còn thật thà quá! Quan bác nên hiểu cho rằng, những bậc vua chúa, những kẻ tai to mặt lớn, mà xây sinh phần, thì là để chôn mồ mả vào những chỗ không ở trong sinh phần, quan bác hiểu ra chưa?
    Nghe đến đấy, nghị Hách tươi tỉnh ngay lên. Rồi cười khà khà, bắt tay ông bạn cũ một cái sau khi nói:
    - Ồ, thế mà bây giờ đệ mới biết thế đấy!
    - Cho nên tôi vẫn bảo trước là không ngại mà!
    Nghị Hách đứng lên, chân thành nói:
    - Tiên sinh ơi, đệ rất lấy làm mừng rỡ được gặp ông bạn cũ như tiên sinh, một người đặc biệt, một bậc kỳ tài, thượng thông thiên văn, hạ trí địa lý, trung tri nhận sự! Đệ phải thù tạc tiên sinh vào bậc thượng khách thì mới khỏi phụ tấm ơn tri ngộ của tiên sinh. Nhưng mà đệ còn băn khoăn ở một chỗ là chưa nhớ ra được tiên sinh là người nào, xưa kia ta quen thuộc nhau bao giờ, đã ăn ở với nhau ra sao... Xin tiên sinh xá cho đệ chỗ khiếm khuyết ấy, và nói rõ phương danh để đệ xưng hô cho tiện.
    - Quan bác ạ, tôi ở đây với quan bác còn lâu... Để tôi lo xong việc cho quan bác đã. Hôm nào tôi được một số tiền hậu tạ và xách khăn gói lên đường, rồi sẽ nói quê quán tên tuổi, sẽ kể chuyện cũ, như thế tưởng cũng không muộn gì. Vả lại tôi đã thay tên đổi họ, xóa sạch trong trí nhớ cái cuộc đời vô nghĩa lý là cuộc đời cũ, để mà sống một cuộc sống giang hồ, phiêu lưu... là cuộc đời mới.
    - Thật xưng hô khó quá.
    - Tên tôi hiện giờ là Hải Vân, quan bác hãy biết thế thôi tưởng cũng gọn lắm rồi.
    - Vâng! Thế tiên sinh sống cuộc đời như thế thì có thú vị gì chăng?
    - Mỗi người một thích... Tôi có năm bảy mươi nghề, nên không bao giờ chết đói, đâu cũng là nhà, gặp ai cũng là thân yêu. Tôi không thu chặt lòng yêu vào gia đình, chỉ biết có gia đình, nhưng mà là để muốn biết cả nhân loại, muốn biết cả xã hội. Trong cuộc phiêu du, chí bình sinh là đem tiền kiếm được của bậc phú quí ra san sẻ cho kẻ bần hàn, thế mà thôi. Tôi đã rắc khắp nơi sự yêu, sự nhớ cũng như sự thù hằn oán ghét vì tôi ngay thẳng và không hề ở đâu lâu cả.
    - Cứ như ngụ ý của đệ, thì đệ không thể nào tưởng tượng được ra rằng trong đời này lại có một người kỳ dị như tiên sinh đấy.
    - Một vị tiết phụ không khi nào lại tưởng trong đời có kẻ bán thân nuôi miệng... Một người trần tục thích ăn ngon, thích gái đẹp, không khi nào tin rằng xưa nay vẫn có những bậc chân tu, cam chịu suốt đời khổ hạnh. Quan bác đã có cái chí kinh thiên động địa rồi, thì khi nào tưởng được trong đời có kẻ sống một cách phiếm lãng như tôi? Sự ấy âu cũng là thường vậy.
    - À quên, tiên sinh xem số tử vi cho đệ đi. Đệ tuổi Canh Dần, đẻ ngày 16 tháng tư, giờ ngọ. Xưa nay đệ xem đã nhiều, song chưa bao giờ gặp được thày hay.
    Ông bạn già giơ bàn tay ra bấm một lát rồi nói lầm bầm:
    - Sài pha tham, kiếm không đắc địa, kinh đà vương địa, song lộc triều viên. Quan bác nói đúng giờ lắm. Số quan bác là hung tinh đắc địa theo cái lối số Lê Hoan, nghĩa là có thể đã làm những việc đại gian hùng, mà không ai làm gì được mình cả.
    Nghị Hách còn hoài nghi, nói nửa thật nửa bỡn:
    - Tiên sinh thử kể những tội ác nhất của đệ ra xem sao.
    Ông bạn già nghiêm mặt:
    - Nếu tôi nói, quan bác đừng chối, mà cũng đừng giận!
    - Vâng! Xin cứ nói!
    - Thật thế đấy nhé?
    - Vâng, vâng!
    - Thôi, tôi chả nói!
    - Đệ lạy bác, xin bác cứ nói cho hết!
    Ông già nhìn chòng chọc nghị Hách, nói:
    - Năm Tân Hợi tức là năm 1911, quan bác phạm tội thông dâm vợ người. Năm Quí Sửu, quan bác lừa người được số bạc trăm. Đến năm Kỷ Mùi, tức là năm 1919, năm quan bác đúng 30 tuổi thì quan bác giàu có rồi, đã bắt đầu hiếp... rồi, thật thế đấy, tôi xin nhắc lại, quan bác đã hiếp... rồi!... Lại cho đến năm Nhâm Tuất thì quan bác gian hùng lắm. Hai mạng người đã chết vì quan bác. Lại đến hai năm sau nữa, tức là năm Giáp Tý 1924, thì quan bác lừa người được mấy chục vạn, và đồng thời xuýt nữa quan bác chết hụt thì phải. Chút nữa thì hỏa thiêu... Bẩm đoán qua loa có đúng chăng?
    Nghị Hách ngẩn người ra, mồ hôi trán đầm đìa lắp bắp:
    - Giời ơi, nếu vậy thì ra người ta ở đời này có số thật?
    - Người ta có số hay không thì quan bác biết đấy. Nếu không có số, tôi lại biết được những việc bí mật ghê gớm như thế mà quan bác đã làm hay sao?
    Trong một lúc lâu, nghị Hách ngồi trầm ngâm như một nhà triết học. Sau ngơ ngác hỏi:
    - Ô hay! Thế thì ra tôi cũng không phải chịu trách nhiệm về những việc tôi đã làm hay sao?
    - Chính thế. Cho nên không ai là đáng phục, không ai là đáng ghét, không ai là đáng yêu, không ai là đáng khinh. Số mệnh xui khiến cả.
    - Như vậy thì ngài là bực thánh sống thật đấy. Những câu đoán ấy quả có đúng cả! Thưa tiên sinh! Tiên sinh làm ơn xem hộ đệ năm nay ra sao.
    - Năm nay sợ có sự đau đớn về tinh thần...
    Mặt đã tái xanh, nghị Hách hỏi dồn:
    - Thế nghĩa là thế nào? Hở tiên sinh?
    Ông bạn cười nhạt:
    - Có thế mà cũng phải hỏi.
    Rồi một lát, ông bạn già thêm:
    - Ừ, mà xưa kia chưa bao giờ quan bác phải điều gì đau đớn lắm thì biết sao được!
    - Đau đớn thế nào? Có tránh thoát được không?
    - Phải cất mả lại... Để tôi xem, vì cưỡng lại số giời, cũng khó lắm.
    Nghị Hách khẩn khoản kêu van:
    - Xin tiên sinh cố giúp cho bao nhiêu tiền đệ cũng không tiếc. Giời ơi, nếu đệ phải đau đớn về tinh thần thì chắc là khổ lắm, thì chết mất!
    Ông bạn già giao hẹn:
    - Nói lời thì giữ lấy lời nhé?
    Nghị Hách đáp một cách anh hùng:
    - Bẩm vâng!
    - Thế mà không giữ lời hứa thì sao?
    Nghị Hách phát cáu, đứng lên:
    - Thế bác coi tôi là người hay là chó?
  10. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 24 ​
    Khi đi ngang qua chợ Đồng Xuân, Long đã thoáng nom thấy ông đồ Uẩn ngồi vắt vẻo trên chiếc xe nhà mà Tú Anh đã tậu cho Mịch. Trông mặt ông bố vợ hụt lúc ấy có vẻ dương dương tự đắc quá, có vẻ ngạo mạn quá, đến nỗi mới cảm tưởng thứ nhất của Long đối với ông đồ chỉ là lòng khinh.
    Long đã cười thầm.
    Chàng chợt nhớ lời Tú Anh trong một buổi chuyện về các nhà nho, về ảnh hưởng của nho học. Cái nền học thuật ấy vẫn chế tạo ra những hạng người cực đoan hoặc hay thì hay vô cùng, hoặc dở thì cũng dở vô cùng. Cho nên cái tiết tháo của nhà nho, hoặc cái đê tiện của nhà nho đều cùng đứng về hai thái cực cả. Ông đồ Uẩn chính là hạng thuộc về cái thái cực thứ hai, bị hoàn cảnh lôi cuốn đến không giữ được nhân cách. Do thế mới có hạng nhà nho không chịu đem tài học ra phụng sự chế độ mới, cam tâm và vui lòng sống suốt đời thành bần, không phàn nàn, không hối hận, với một hạng nho thứ hai lần, đã thành thực đi theo đạo quân cần vương, cũng như đã thành thực quay về kinh thờ một ông công sứ, đến nỗi sì sụp bốn lễ, bốn vái, mà không thấy ngượng, có thể cho xích tay cả gia đình bạn đồng chí cũ đã cứu mình thoát chết, để tâng công mà không chút hối hận mảy may... Người cao khiết quá, giữ tiết tháo một cách nghiệt ngã quá, thì thành ra gàn dở, vô dụng cho đời, mà người trung dung quá thiên về chủ nghĩa gia đình quá, thì thường vì bốn chữ vinh thân phì gia mà mất hết lương tâm.
    Càng nghĩ đến những lời nhận xét của Tú Anh, Long càng thấy đúng, mà đã càng thấy đúng, Long càng ngán ngẩm cho sự đời. Chao ôi! Ông đồ Uẩn! Một người xưa kia như thế mà bây giờ như thế! Hay là tại ông đồ chưa phải hẳn người đã thấm nhuần đạo nho? Hay tại đạo nho chỉ kết quả nên hạng người như thế? Hay bởi lẽ mặc lòng được tiếng nhà nho, ông đồ Uẩn cũng vẫn vô học như thường? Phải đâu, ừ phải đâu mới là một thày đồ có một dúm chữ ê a dạy lũ trẻ ranh mà đã là có học! Vả chăng cái số thầy đồ vô học mà tự phụ vẫn nhan nhản trong xã hội... Nếu đúng thế Long đã nhầm, đã nhầm một cách khốn khổ, đã sung sướng một cách vô nghĩa lý, khi chàng hỏi được Mịch mà chàng tự đắc là sẽ được làm rể một bậc thượng lưu học thức, một người thanh bần nhưng có một tầm hồn vững chãi, có một căn bản tinh thần - một nơi dòng dõi thế gia.
    Những ý nghĩ ấy dắt Long đến việc muốn giải phẫu cái tâm hồn khó hiểu của Mịch. Sự thay đổi tâm tình của Mịch khiến Long phải ngạc nhiên một cách kinh khủng mãi cho đến bây giờ, Mịch đã đi từ một cô thôn nữ ngây thơ, hiền lành, chất phác, đến một thiếu phụ gian dâm, lãng mạn, xảo quyệt, đáng sợ. Mỗi khi đem cái cảnh Mịch còn là cô gái quê lúi húi vớt bèo, mà so với cảnh Mịch đã là vợ lẽ một anh trọc phú, quần là áo lượt bệ vệ ngồi trên cái sập gụ khảm, mà cất cao giọng đài các xỉ vả đầy tớ, thì Long không biết rằng cuộc đời có còn là cuộc đời không, hay là Long đã ngủ mê... Mỗi khi nhớ lại cái cảnh Mịch vừa tự tử hụt xong mà khóc sướt mướt với Long trong nhà thương, rồi đem cảnh ấy ra so với trận cuồng dâm mà Long đã bị Mịch lôi kéo vào, thì Long lại phải lẩm bẩm một cách kinh hoàng: Thật là không thể tưởng tượng được! Trong cái thời gian chưa đầy nửa năm! Những nguyên nhân nào đã thay đổi lòng người đến thế?
    Sau cùng, Long tìm ra được cái bả vật chất. Thật vậy, sự phù hoa giả dối của một xã hội chỉ trọng những cái bề ngoài, một nền luân lý ích kỷ, sự tín ngưỡng thế lực hoàng kim, cuộc cạnh tranh dữ dội đến hình thức đã làm hại tâm thuật người đời. Do thế, lúc người ta bần thì người ta còn thanh, và đã nên phú rồi, nhiều khi người ta hóa ra trọc.
    Thế rồi ngẫu nhiên Long nghĩ ngay đến mình. Nào phải tìm ai để mà kinh ngạc nữa, Long cứ việc đem ngay Long ra đã thừa đủ! Thì Long cũng thay đổi một cách đáng sợ, cũng chỉ trong vòng nửa năm nay mà thôi. Từ một anh hàn sĩ đầy lòng thương đời, ghét cay ghét độc những cái xa hoa vật chất, và căm hờn sự vô tình của bọn trưởng giả đối với nòi giống, Long đã trở nên một kẻ hư hỏng, có tư cách con nhà phá của, đem tuổi thanh xuân ra miệt mài những nơi ca lâu tửu quán, và, quá nữa, lại đi thông dâm với vợ người! Cái tâm hồn trong sạch, cái chí khí cao cả, những tư tưởng hy sinh cho nòi giống đã đâu mất cả! Ngày nay, Long cũng đã hóa ra người ích kỷ, khốn nạn, người thuộc vào cái hạng mà chính Long đã rất khinh bỉ xưa kia! Mà vì lẽ gì, nào Long có hiểu... Long thấy mình không có điều gì trái đạo cả. Đời đã làm cho chàng đến nỗi thế. Danh từ của việc nghe đáng sợ lắm, tuy những việc của Long hình như là cố nhiên sẽ phải xảy. Long hình như không phải chịu trách nhiệm những cử chỉ mình Long đã bị hoàn toàn sai khiến.
    Những phút nghĩ ngợi như thế là những phút mà cái linh trí bất thần đến với Long để giúp chàng suy mình ra mọi người, để định lấy một phương châm xử thế. Long thấy ông đồ, Mịch và Long, chỉ là bọn người đáng thương hại mà thôi. Hầu như trong đời vẫn có một sức mạnh huyền bí gì đó, vẫn cầm quyền cuộc đời đến nỗi không còn ai lại tự nhủ nữa. Có một tâm hồn vững chãi... mấy ai mà có được? Mấy ai là chòng chọi nổi với hoàn cảnh?
    Long lại nhớ đến lời khuyên của Tú Anh... ?oNgười đời không ai đáng yêu, không ai đáng trọng, không ai đáng khinh, vì ai cũng có điều thiện và điều ác, trong lòng người nào cũng có một thần thiện và một thần ác?.
    Quan niệm của Tú Anh là coi thường sự đời, là sự thản nhiên với những việc có hại cho mình, là sự thận trọng những điều lợi hại cho người ta. Lối xử thế của Tú Anh chỉ có chịu thiệt mà không hề cầu lợi. Có lẽ vì chỉ muốn cứu vớt cả một đời Mịch, chỉ muốn gây dựng lại cái gia đình ông đồ, và chỉ muốn Long sẽ vui duyên mới mà quên hận cũ, chỉ muốn nhân sự đầy đủ vật chất, Long có thể luyện tập cái tinh thần cho vững chãi thêm lên, cho nên Tú Anh đã phải ép lòng nói dối cả Long lẫn Mịch, để cho cả hai bên hiểu nhầm nhau mà đoạn tuyệt nhau... Trong hành vi ấy, có kiến thiết mà không có phá hoại. Phải, phải, Tú Anh gả em gái cho mình thì nào có lợi lộc gì đâu? Mịch về làm vợ bé nghị Hách thì có lợi lộc gì cho Tú Anh đâu?
    Nghĩ đi nghĩ lại cho cùng, Long chỉ thấy Tú Anh là một người ngồi trên đống vàng đống bạc mà không hề bị ánh sáng hoàng kim chiếu lóa mắt, đương đuổi thanh xuân mà thản nhiên được trước ái tình, một người học thức cao, nhân phẩm cao, một người hữu ích rất hiếm có vậy, Long bất giác hối hận vì đã phản chắc Tú Anh, Long nguyện sẽ không bao giờ dám ngờ vực lòng tử tế của ân nhân mình nữa. Long quyết sẽ không cùng Mịch lừa dối nghị Hách và phụ lòng tin cậy của Tú Anh nữa. Và, muốn thế được, Long phải cấm mình không được thậm thọt nhà Mịch nữa.
    Còn đương nghĩ ngợi liên miên như thế thì Long đã đến Quán Thánh từ lúc nào không biết. Chỉ còn độ mươi bước nữa là đến nhà Mịch. Long tự hỏi: ?oTa đã biết nghĩ như thế thì ta còn đến đây làm gì?? Tuy nghĩ thế chàng vẫn bước chân đi... Long đi qua nhà Mịch mà cứ đi mãi, Long không biết nên quyết thế nào... Rồi nhân cái sự trù trừ của mình, Long càng thấy Tú Anh là người hiểu đời một cách âu xa, sau khi đã nói đến những câu: ?oLoài người không ai ác không ai tồi, không ai đê tiện, không ai phụ bạc cả. Loài người chỉ là một lũ ngu dốt không biết phân biệt điều hay, điều dở, không biết ăn ở sao cho phải, luôn luôn bất cập, luôn luôn thái quá; loài người chỉ là một lũ nhầm lẫn đáng thương! Do thế mới có câu: than ôi, không ai bản thân vốn ác, vậy mà người ta đã gây ra cho nhau biết bao nhiêu thảm kịch ở đời!?
    Long quay bước trở lại. Chàng tự giao hẹn: ?oTa vào lần này là lần cuối cùng?. Rồi bấm chuông.
    Đứa đầy tớ chạy ra mở cửa thì Long chững chạc đường hoàng vào ngồi đợi ở phòng khách. Một lát Mịch ngó đầu nhìn ra... Thấy khách là Long, Mịch cứ áo ngắn quần trong, ra ngồi tiếp chuyện. Tuy vậy, Mịch cũng che mắt thế gian bằng cách dõng dạc sai đứa con đỏ:
    - Pha nước và lấy gói thuốc lá ra đây, mày!
    Rồi Mịch hỏi vờ Long trước mặt con sen:
    - Này, anh Tú sao mà lại không đến thế?
    - Thưa dì, anh tôi còn bận dạy học, có lẽ chốc nữa mới đến được.
    - Tôi nóng gặp anh ấy để hỏi xem muốn chữa cái xe thì mất độ bao nhiêu tiền...
    - Thưa dì, xe mới tậu mà đã phải chữa?
    - Ừ, vì ngồi xóc lắm, cái đệm phải thay, díp xe cũng phải thay.
    - Bẩm hình như cụ nhà có ra chơi?
    Đứa ở, sau khi pha nước và để gói thuốc ở bàn lui vào nhà trong, chẳng ngờ vực gì cả. Nó thấy Long đến lần này đã là lần thứ ba... Nghe những câu như thế nó cho Long là họ hàng gì đó. Sau khi nó vào rồi, chủ nói mới lả lơi cười cợt với Long mà rằng:
    - Gớm, mất mặt! Độ này có gì lạ không?
    Long lắc đầu, khẽ đáp:
    - Còn có cái gì lạ được nữa.
    - Tôi thấy anh như độ này chơi bời lắm, không nên thế, anh ạ.
    - Nói bậy!
    - À, thế câu chuyện ông già bí mật bây giờ ra sao?
    - Từ độ ấy không gặp đâu nữa!
    - Anh có đi tìm ông già ấy không?
    - Biết người ta ở đâu mà tìm?
    - Lạ lắm nhỉ?
    - Thật thế, lạ lắm.
    - Anh có tin được lời của ông già kỳ quái ấy không?
    - Bảo tin thì tin sao được một người lạ mặt, kỳ quái, khó hiểu như thế? Mà không tin hẳn, cũng không xong, ấy thế mới khổ chứ!
    Mịch thần mặt ra hồi lâu rồi tiếp:
    - Sao cái ông lão ấy lại biết cô Tuyết? Sao lại biết rõ cậu Tú Anh có nhờ cậy anh giúp hộ một điều gì?
    Long nhăn mặt nghĩ ngợi mãi mới nói:
    - Chính tôi, tôi cũng đương sự hỏi sao ở đời này, lại có một người thứ hai nữa biết rõ cả những việc bí mật của tôi như thế? Nhất là chỗ tôi bồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ là điều mà đến Mịch cũng không biết được. Đã thế, làm thế nào để không tin hẳn ông già ấy? Cho nên hiện giờ tôi đương phân vân lắm. Lúc tôi phải nghĩ đến ông già thì tôi lại khổ sở vô cùng. Tôi lại còn có ý nghĩ này nữa là dễ thường ông già ấy chẳng qua chỉ là một người nào đó, không muốn cho tôi lấy được Tuyết, muốn cho tôi từ hôn, từ hôn đi! Nghĩa là ông già chỉ là tay sai của một gia đình nào muốn làm thông gia với nghị Hách, hoặc của một anh chàng nào say mê con Tuyết, đến bịa đặt ra câu chuyện tôi còn có bố mẹ giàu có, có thể làm cho tôi gặp bố mẹ tôi được, có thể cho tôi phải theo cái điều kiện trái ước với Tú Anh đi thì là người ta thành công trong sự rẽ duyên chúng tôi. Thế cũng nên.

Chia sẻ trang này