1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Chuotdong, 05/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Cậu hãy đọc lại những gì cậu viết dưới đây để xem cậu đã bao nhiêu lần vung tay lên vả vào mồm, theo định nghĩa của chính cậu, cậu nhé.
  2. nxt.ptc

    nxt.ptc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Hê hê hay quá rồi em đang kém về ngôn ngữ quá vào đây học cũng thấy hay. Người ta vẫn nói qua ngôn ngữ của mỗi dân tộc có thể hiểu trình độ văn minh của của dân tộc đó quả không có sai.
    Tiến lên Công an HN, cho đến khi không tiến được nữa thi .. quay lai
  3. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là các dẫn chứng cho lập luận trên đây của lão Tèo:
     
     
    (1): Đoạn đó chính là đoạn sau:

    Đoàn Kết, Đoàn Kết, đại Đoàn KếtThành Công, Thành công, Đại Thành Công​
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
  4. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, các bác chiến đấu ở đây rôm rả thật, cho tớ tham giá ké tí nhá.
    Đối với tớ thì tớ quan niệm thế này: ngôn ngữ là một trong những sự vật hiện tượng (nghe có vẻ "triết" quá, nhưng chả biết dùng từ nào thích hợp hơn) chịu ảnh hưởng rất mạnh của thói quen sử dụng hằng ngày của con người. Bởi thế, nó không có một quy luật cứng nhắc, chặt chẽ nào cả. Nếu có một ngôn ngữ hoàn toàn chặt chẽ như thế thì đó chỉ là một ngôn ngữ chết mà thôi (như tiếng Latin chẳng hạn). (Nếu lấy ví dụ từ ngoại ngữ thì chả cần dùng đến những thuật ngữ "xa xỉ" kiểu như lão Homo... đã dùng, cứ lấy ngay động từ bất quy tắc và có quy tắc của tiếng Anh , tiếng Pháp...là đủ rõ). Bởi thế, mục đích tranh luận về chủ đề này, tôi nghĩ chỉ nên xoáy vào việc bảo tồn cách sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn, trong sáng, ủng hộ việc phát triển tiếng Việt một cách lành mạnh, phê phán cách làm "thoái hoá" đi tiếng Việt bằng cách dùng nó một cách lệch lạc, thiếu trong sáng. Còn về vấn đề logic, quy luật, thiết tưởng ta không nên chú trọng quá vào nó.
    Bây giờ xin đi vào một vài vấn đề cụ thể.
    -Về vấn đề "trưởng-phó": đúng là nên bỏ bớt từ "trưởng" nếu đã có "phó" cho khỏi nặng nề, rườm rà. Nếu quan niệm có hai loại "trưởng", "trưởng nhớn" và "trưởng bé" như bạn nào đã nói thì có lẽ ta cần thêm chữ chính vào trước từ "trưởng" thông thường, chẳng hạn "chính trưởng ban" và "phó trưởng ban", nghe "trịnh trọng" phết các bác nhỉ ?! Như vậy, nên trả lại từ "phó" vị trí xứng đáng của nó. Về mặt ngữ nghĩa, khi nói "phó ban" tức là đã ám chỉ người "phó" của cái ban đó rồi. Về mặt "thực tế", khi nói "phó ban" chẳng ai là không hiểu ông "phó" này chính là ông "phó" của ông "trưởng" cả ! Vậy thì giữ lại từ "trưởng" ở giữa làm gì ?
    Tất nhiên, như đã nói, ngôn ngữ vốn không theo một quy luật cứng nhắc nào cả. Ta đã có "Hiệu trưởng" và "hiệu phó" nhưng cũng lại có "bộ trưởng" và , không phải "bộ phó" mà là "thứ trưởng". Đó là điều , dù không có quy tắc gì, nhưng ta vẫn phải chấp nhận thôi.
    -Về vấn đề vốn từ tiếng Việt rất phong phú và "sinh động", phải thừa nhận rằng bạn Connector nói đúng. Tiếng Việt ta có thể "tương thích" với cả tiếng Tàu lẫn tiếng Tây nhưng ngược lại thì là điều không thể . Ai đã từng thử đọc bộ "Thần điêu đại hiệp" được dịch sang tiếng Anh rồi dịch ngược lại tiếng Việt chưa nhỉ? Nghe buồn cười chết đi được. (Tất nhiên, đó không phải do hạn chế của tiếng Việt mà là do "khiếm khuyết" về vốn từ của tiếng Anh). Tớ nói thật, nếu mà bảo dịch mấy từ láy của tiếng Việt như "lay láy", "long lanh", "hây hẩy" ....ra nước ngoài thì có lẽ các vị giáo sư ngôn ngữ học cũng đành chịu chết, không làm sao chuyển tải được cái "thần" của nó được. Tất nhiên là vẫn có một số từ tiếng nước ngoài (cũng) không thể kiếm được từ tương đương trong tiếng Việt nhưng tớ vẫn cho là không thể bằng tiếng Việt được. Nghe thì có vẻ "dân tộc chủ nghĩa" quá, nhưng quả thật tớ rất khâm phục trước khả năng "tiếp nhận" một cách "uyển chuyển" của T.V. Riêng việc dịch các thuật ngữ tin học sang T.V một cách rất thành công cũng đã chứng tỏ điều đó rồi.
    -Về vấn đề sử dụng một số từ tiếng nước ngoài trong bài viết (tiếng Việt) tớ nghĩ cũng cần có một sự xem xét mềm dẻo, không nên "cực đoan" quá. Đối với những trường hợp "sính ngoại" quá, cố tình sử dụng những từ đó một cách gượng ép như một hình thức thể hiện sự thời thượng của mình, ví dụ, thay vì nói đi mua sắm thì cứ phải là đi "shopping" ...chẳng hạn, thì quả là đáng phê phán. Nhưng cũng lại có những trường hợp, thậm chí ngay cả khi đã có từ tiếng Việt tương đương, việc dùng từ tiếng nước ngoài nghe vẫn "gọn", vẫn ..."hay" hơn các bác ạ. Ví dụ, thay vì nói "hic,nhớ anh quá, hãy gửi thư điện tử cho em thường xuyên nhé" ta nói "hic, nhớ anh quá, hãy gửi email thường xuyên cho em nhé" các bác thấy cách nói nào "được" hơn ?.
    Tuy nhiên, việc dùng các từ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh và Pháp, cũng nên hạn chế và cần sử dụng cẩn thận. Chẳng hạn, một trong những từ được sử dụng "rộng rãi" nhất trên báo chí là từ "fan". Bản thân từ này đã có nghĩa là "người hâm mộ" rồi. Thế nhưng nhiều người lại khoái sử dụng "thuật ngữ" các fan hâm mộ (của...), như vậy có khác nào là thừa không? (Cái vụ "thừa" này trong tiếng Việt cũng không phải là ít. Ta cứ quen miệng nói "đường kinh tuyến" mà không để ý rằng "tuyến" vốn đã là "đường" rồi, nói thế chả hoá ra là "đường kinh đường" ư? ).
    Ngoài ra, việc dùng từ như vậy cũng cần cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Ta có thể nói "các fan của David Beckham" nhưng sẽ "rất ...kỳ" nếu nói "các fan của nghệ sĩ chèo..." (Ở đây không biết có bác nào đã nghe đến những trường hợp "khôi hài" ấy chưa nhỉ).
    Tạm thế đã các bác ạ, từ từ tớ post tiếp. Chẹp, thấy các bác Koibeto và bác Tèo "căng thẳng" quá, đang tính làm "trọng tài" cho các bác, chẳng biết có được không ?
    ---------------------------------------------------

    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier
  5. tbm

    tbm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Bài viết:
    1.226
    Đã được thích:
    0
    Tèn tèn tèn tèn tèn ten ,ten ten tèn tèn tèn tèn ,tèn tèn tèn tèn tèn ten ,ten ten tèn ten tèn tèn .
    Dạ , bác nào đoán được em đang hát bài gì em xinh đi chân giữa đến lạy chào các bác .
    he he he ,nhạc của mô-da ấy ạ
    Bạn nữ thần sắc đẹp mà cũng ám ảnh ******** , hư nhá .Thiên thần mà còn rứa huống chi mấy cô girls Việt Nam ,hi hi hi
    Tiếp theo này .
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bác Tèo cho phép em nói leo 1 câu được kô ạ? Trong câu:
    Đồ dùng học tập được thằng bé giữ gìn (rất) cẩn thận
    thì cẩn thận đúng là 1 phó từ/bổ ngữ (lâu quá rồi nên kô rõ lắm). Tuy nhiên, theo n-g-u ý của em thì bản chất của từ cẩn thận vẫn là tính từ. Có điều khi đặt trong câu văn trên thì nhiệm vụ của nó là phó từ/bổ nghĩa, chứ kô phải bản thân nó là như vậy. Cái này hình như trong tiếng Pháp người ta gọi là attribut thì phải, để phân biệt với épithète là từ đứng kế danh từ. Tóm lại, theo em nghĩ (vẫn là n-g-u ý ạ), khi xem xét 1 từ thuộc loại từ tố nào, ta nên xem xét bản chất của nó chứ kô thể đánh giá thông qua nhiệm vụ của nó trong câu văn được ạ. Xin hết!
    P.S: Nhị ca hăng hái với chủ đề này nhỉ!
    Si l'amour existe encore
  7. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Xin được tiếp tục với một vấn đề do bạn Otdo đưa ra :
    Đề cập đến vấn đề này, các bác Evil-Metal, Nguyenvanteo đã có những ý kiến như sau :
    Ý kiến của tớ nó là thế này :
    Muốn biết khi nói Tiếng Nam Bộ hoặc Giọng Nam Bộ, cách nói nào chuẩn hơn, ta thử cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai từ Tiếng và Giọng. Hai từ này khác nhau thì rõ ràng rồi, nhưng cụ thể chúng khác nhau ra làm sao thì phải mất thời gian và công sức hơn chút, mặc dù có thể khẳng định là không khó. Vậy chúng khác nhau ra làm sao???
    Với từ Tiếng, nó có thể được hiểu theo những nghĩa sau đây :
    +nghĩa chính : chỉ ngôn ngữ. Ví dụ: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp???
    +chỉ âm thanh. Ví dụ: tiếng động, tiếng ồn, tiếng gió thổi???
    +chỉ thanh danh, uy tín của một cá nhân, tổ chức. Ví dụ: danh tiếng, tiếng tăm, nổi tiếng???nghĩa này được sử dụng nhiều trong văn chương.
    +chỉ thời gian. Ví dụ : một tiếng đồng hồ, hai tiếng đồng hồ???
    Khác với Tiếng, Giọng chỉ mang một nghĩa duy nhất : chỉ âm thanh. Ví dụ : giọng cao, giọng trầm???Chính xác hơn, Giọng thường được dùng trong những tình huống người nói, người viết muốn đề cập hay nhấn mạnh sự khác nhau về ??otính chất??? giữa các loại ??oâm thanh??? khác nhau.
    Như thế có thể thấy, Tiếng có thể thay thế được Giọng trong một số trường hợp, nhưng điều ngược lại thì khó hơn. Ví dụ : giọng hát và tiếng hát, nhưng nếu nói ??onổi giọng??? để thay cho ??onổi tiếng??? thì không xuôi chút nào phải không các bác nhỉ.
    Quay lại với Tiếng Nam Bộ và Giọng Nam Bộ, có hai cách đánh giá hai cụm từ này như sau, phụ thuộc cách ta hiểu nghĩa của Tiếng và Giọng :
    +Như đã nói, Giọng chỉ mang nghĩa chỉ âm thanh nên khi nói, viết Giọng Nam Bộ, ta hiểu người nói, viết muốn nhấn mạnh đến ??otính chất âm thanh trong giọng nói của người dân Nam Bộ???. Cho nên, nếu nói, viết Cô gái nói giọng Nam Bộ, ta hiểu rằng cô gái này có giọng nói của người dân Nam Bộ???thú thật, tớ thấy giọng Nam Bộ rất dễ thương
    +Nếu nói Tiếng Nam Bộ, ta có thể hiểu theo hai cách sau, phụ thuộc cách ta hiểu nghĩa của từ Tiếng. Đặc biệt, trong tình huống này thì Tiếng chỉ có thể được hiểu theo 2 nghĩa, chỉ âm thanh hoặc ngôn ngữ.
    *Nếu coi Tiếng có nghĩa chỉ âm thanh, ta thấy cụm Tiếng Nam Bộ được hiểu giống như cách hiểu cụm Giọng Nam Bộ đã trình bày ở trên.
    *Nếu coi Tiếng có nghĩa chỉ ngôn ngữ, như thế thì cụm Tiếng Nam Bộ được hiểu như một cụm từ được dùng để chỉ hay định danh một ??oloại ngôn ngữ???, ta cứ tạm gọi là ngôn ngữ Nam Bộ. Nói một cách dễ hiểu hơn, có thể xem câu Cô gái nói Tiếng Anh và câu Cô gái nói Tiếng Nam Bộ có cách hiểu ??otương đương??? nhau. Tuy nhiên, nếu tinh ý một chút sẽ thấy cách hiểu cụm từ Tiếng Nam Bộ theo cách như vầy là có vấn đề. Vấn đề là liệu Tiếng Nam Bộ có thể được coi là một ngôn ngữ hay không, với đầy đủ các tiêu chuẩn để có thể được coi là một ngôn ngữ, như Tiếng Anh, Tiếng Pháp???ở chỗ cả 3 đều được xem là những ??ongôn ngữ???. Tiêu chuẩn để được coi là một ngôn ngữ là có đầy đủ 4 đặc điểm cụ thể sau: có hệ thống âm vực riêng, hệ thống từ vựng riêng, hệ thống ngữ pháp riêng và cách cấu trúc văn phạm riêng. Như thế có thể thấy, Tiếng Nam Bộ không thể được coi là một ngôn ngữ, mặc dù tiếng nói của Người Nam Bộ có những điểm khác biệt nhất định so với Tiếng Việt chuẩn, mà rõ nhất là sự khác nhau về ??oâm thanh??? và một vài điểm khác mà bác Tèo đã nêu được một vài ví dụ cụ thể về từ vựng. Mặc dù vậy, ta có thể coi ??otiếng Nam Bộ??? như là một ??ongôn ngữ??? ??ođịa phương?????? một cách đơn giản, ta có thể gọi loại ??otiếng địa phương ở Nam Bộ??? đó là Tiếng Việt Nam Bộ, như ý bác Tèo???
    Tóm lại, trong hai câu Cô gái nói Tiếng Nam BộCô gái nói Giọng Nam Bộ thì cách nói hay viết chuẩn hơn cả là: Cô gái nói Giọng Nam Bộ. Thêm một lời cuối, thực ra không cần sửa câu Cô gái nói Tiếng Nam Bộ cho chuẩn xác hơn bằng câu Cô gái nói Tiếng Việt Nam Bộ vì có sửa cũng chỉ là gượng ép mà thôi, nó làm cho cách diễn đạt mất đi vẻ tự nhiên vốn có, tại sao ta không nói hay sửa câu đó bằng một câu chuẩn thực sự là Cô gái nói Giọng Nam Bộ.
    Sẵn sàng từ bỏ những cách nói chưa hay, chưa chuẩn để đến với những cách nói hay hơn, chuẩn hơn???nếu thế thì kiểu gì Tiếng Việt của chúng ta cũng sẽ ngày càng trở nên Trong Sáng hơn, như nó vốn Trong Sáng từ xưa đến nay. Hãy cố gắng quan tâm, chăm bẵm và yêu Tiếng Việt nhiều hơn nữa Quả là không ngoa chút nào nếu nói : làm vẩn đục sự trong sáng của Tiếng Ta, cũng tức là Ta có tội với Ông Cha Ta, Con Cháu Ta và Dân Tộc Ta đó các bác ạ .
    Koibeto81

    Được koibeto81 sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 16/07/2002
  8. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Haha...xem ra bác Tèo còn hiếu thắng lắm, rõ ràng bác không có hiểu ý tớ thật rồi. Định nói để bác hiểu...hìhì...thế mà Kieu Phong lại nói mất rồi, cám ơn Tam đệ cái nhỉ...lâu rồi anh em ta không làm vài chầu, nhất định là hôm nay không say là không có dzề đâu đấy nhé...
    Hìhì...Cdtphuc huynh thân mến, lâu không gặp, huynh vẫn vậy ha...khỏe chứ.
    Đệ thấy tâm đắc với đoạn này :
    Nhưng mà, trót rồi thì phải trét thôi huynh ạ, là đệ nói đệ đó, chót nhảy vào cuộc với bác Tèo rồi thì phải theo chơi với lão cho có đầu có đuôi
    Huynh xung phong làm trọng tài, hay lắm, thế huynh định phán sử thế nào...??? Khi trong tay huynh không có lấy dù chỉ một tấm Thẻ Vàng, Thẻ ĐỏVới đệ, huynh nói thì đệ nghe, nhưng còn với người khác thì sao Khó lắm lắm huynh ạ. Thôi huynh ạ, chơi cho vui thôi mà, khi nào thấy không còn vui vẻ được nữa, đệ sẽ tự biết cách dừng lại mà, huynh cũng khỏi phải vất vả nữa.
    Koibeto81

    Được koibeto81 sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 16/07/2002
  9. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Lão nói chuyện cứ như người Mỹ nói về tiếng Việt vậy. Tớ hỏi lão thế cụm từ "thành công" có bản chất thuộc loại nào? Vì sao?
    Lão có biết câu này không?
    "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã"
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
  10. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Anh cu sai nhé, hay nói đúng hơn là chưa thật chuẩn xác: Thành Công là một từ ghép, không phải một cụm từ.OK.
    Thành Công nếu đứng một mình có thể xem nó như một danh từ or tính từ, khi đặt vào một tình huống, một câu cụ thể sẽ xét cụ thể hơn. Về bản chất, khó nói hơn, có lẽ nó là một tính từ, không dám chắc 100%, còn "vì sao?" thì trộm nghĩ, không cần thiết phải trả nhời, cứ xem việc coi "bản chất" của từ "thành công" là "tính từ" như một "tiền đề, định nghĩa" ta công nhận nó mà không chứng minh hay giải thích...là trộm nghĩ như vậy Còn nghĩ sâu hơn, phải có thời gian mới được, để kiếm thêm vài quyển sách đọc chơi cái đã...
    Anh cu nói câu nầy :
    Là có ý gì đây? Định chửi ai dzậy?
    Koibeto81

Chia sẻ trang này