1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giữa đảo vắng Thung Nai sống như thời Nguyên Thủy - Quần áo lá cây - Săn bắn Hái lượm - Là kế mưu si

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi MinskPro, 10/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Kế hoạch chuyến khảo sát.​
    Kết quả khảo sát sẽ được báo cáo lên bác chủ Topic, để bác ấy tham khảo mà xây dựng kế hoạch chính thức.
    1. Mục đích chuyến khảo sát:
    Kiểm tra tính khả thi của việc sinh tồn nơi hoang dã, trong điều kiện không có lương thực thực phẩm mang theo, không có công cụ lao động, không có tiện nghi sinh hoạt, không có ....bồ.
    Vì là chuyến kiểm tra, nên mình vẫn mang đồ dự phòng để đề phòng trường hợp kế hoạch chính bị phá sản. Danh mục những đồ mình mang theo sẽ post cuối bài.
    2. Địa điểm khảo sát: Hoang đảo không tên trong khu vực Thung nai đến Đà Bắc. Địa điểm đã được chúa đảo - là một thổ dân người Mường lựa chọn.
    3. Thời gian thực hiện khảo sát:
    - 4 giờ sáng thứ 7 (18 tháng 10) xuất phát từ Hà nội bằng phương tiện cá nhân. Onami làm xế, chưa có ôm. Bạn nào muốn ôm eo thì share xăng dầu.
    - Đúng 7 giờ sáng ngày thứ 7, tập kết tại Bến tàu Thung nai, ra hoang đảo. Chú ý là thời gian tập kết này là Fix rồi, không cao su vì chúng ta chỉ thuê 1 tàu.
    - 9 giờ sáng thứ hai (20/10) tàu ra đón về bến.
    - Ăn trưa giao lưu chén rượu nhạt với chúa đảo.
    - Chiều: Các bạn trong cả 2 nhóm cứu hộ và nhóm lên đảo quay về Hà nội bằng phương tiện cá nhân.
    Nào, em xin phép bác John McCain, copy lại cái kế hoạch đưa Việt nam trở về thời kỳ đồ đá. Hai ngày hai đêm trên hoang đảo sẽ tái hiện lại 3 thời kỳ trong lịch sử văn minh nhân loại.
    4. Kế hoạch chi tiết của ba thời kỳ phát triển.
    1. Vượn người:
    Thời kỳ này sẽ được chúng ta tái hiện trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều ngày 18 tháng 10.
    1.1. Đặc trưng của thời kỳ này:
    - Sống trong hang đá, các hốc đá mái đá hoặc ngủ trên cây như khỉ vượn.
    - Sống bằng hái lượm, săn bắt.
    - Chưa có lửa, ăn sống nuốt tươi.
    - Chưa sử dụng công cụ lao động.
    - Và tất nhiên,....chưa biết mặc quần áo.
    1.2. Hoạt động cụ thể như sau:
    - Cởi ...gần hết quần áo. Nam 1 mảnh, nữ ba mảnh. (Đoạn này gây tranh cãi đây, không biết có phải sửa lại không)
    - Toả ra khắp đảo, tìm nguồn thực phẩm có sẵn: Giun, dế, ếch, nhái, cá nhỏ ven bờ. Chỉ bắt bằng tay. Không biết có sót bắp ngô nào của chúa đảo không?!
    - Thực phẩm tìm được, mang về chia nhau ăn sống.
    Chú ý lớn:
    - Cần mang thuốc trị bệnh đi ngoài, đề phòng rối loạn tiêu hoá. (Nhưng tôi đảm bảo với các bạn ăn cá sống, dế sống, ngô non sống rất ngon, không đau bụng đâu. Bọn Nhật toàn ăn thế mà).
    - Thành viên nào không thích nghi nổi: phát tín hiệu nhờ đội cứu hộ đưa về đất liền.
    2. Người tối cổ - Thời kỳ đồ đá cũ:
    Thời kỳ này sẽ được chúng ta tái hiện trong khoảng từ 1 giờ chiều ngày 18 tháng 10 đến 7 giờ sáng ngày 19 tháng 10.
    2.1. Đặc trưng của thời kỳ này:
    - Biết chế tạo công cụ lao động từ đá tinh xảo hơn.
    - Biết sử dụng lửa.
    - Biết sử dụng công cụ lao động.
    - Mặc khố tước từ vỏ cây rừng.
    1.2. Hoạt động cụ thể như sau:
    - Sử dụng bùi nhùi và đá cuội tạo lửa.
    - Sử dụng rìu đá chặt cây dựng lều lợp lá hoặc lợp cỏ.
    - Chế tạo nhiều công cụ lao động và vũ khí thô sơ như : Cần câu, lao, cung tên bằng các vật liệu sẵn có trên đảo.
    - Ăn chiều với Menu là các lương thực, thực phẩm được nướng chín.
    - Ngủ lều (Nhưng không gia tăng dân số).
    - Đốt lửa cả đêm để chống thú dữ và muỗi.
    - Làm khố.
    3. Người tinh khôn - Thời kỳ đồ đá mới:
    Thời kỳ này sẽ được chúng ta tái hiện trong khoảng từ 9 giờ sáng ngày 19 tháng 10 đến 7 giờ sáng ngày 20 tháng 10.
    3.1. Đặc trưng của thời kỳ này:
    - Phát triển phong phú các loại công cụ bằng đá.
    - Biết làm đồ gốm để đựng và đun nấu.
    - Biết đan lưới đánh bắt cá từ dây rừng.
    - Biết trồng trọt và thuần dưỡng thú hoang trở thành vật nuôi - đặt nền móng cho một nền nông nghiệp sơ khai.
    - Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức.
    - Biết chế tác các nhạc khí,...nâng cao đời sống tinh thần.
    3.2. Hoạt động cụ thể như sau:
    - Tiếp tục suy nghĩ để hoàn thiện các công cụ lao động bằng đá như rìu đá, dao đá, chày - cối đá,...
    - Dùng rìu đá, chặt cây làm bè đi ra lòng hồ câu cá xa bờ.
    - Duy trì bếp lửa để nung nồi đất phục vụ việc nấu ăn. Chiếc nồi này sẽ được để lại trên đảo phục vụ những chuyến đi sau. Còn từ bữa sáng ngày 19 tháng 10 trở đi, chúng ta sử dụng nồi đất, xanh đất mang từ đất liền để đun nấu thức ăn.
    - Khai hoang vỡ đất làm nương. Chúng ta sẽ trỉa bắp (hạt giống là loại bắp nếp ngắn ngày mang từ đất liền).
    - Triển khai hoạt động chăn nuôi:
    + Chúng ta sẽ nuôi chừng chục chú gà choai mang từ đất liền ra.
    + Thuần hoá các loài thú hoang: Nuôi dế, và gì nữa nhỉ?
    - Chế tác các nhạc khí và đồ trang sức: đàn đá, khuyên tai, vòng đeo cổ,.....
    Tối 19 tháng 10: Điểm nhấn cho chưong trình:

    Party mừng ngày 20 tháng 10 ​
    Với những nội dung cụ thể như sau:
    - Mời đội cứu hộ và thổ dân địa phưong ra hoang đảo thăm cơ ngơi của chúng ta.
    - Liên hoan văn nghệ Tân cổ giao duyên với sự xen cài của các giai điệu Chầu văn và những vũ điệu tối cổ đầy nhục dục của thổ dân trên hoang đảo.
    - Lợn Mường nướng (Chủ chi là các bác cứu hộ, tụi em chỉ ăn thôi ).
    - cá nướng: cái này đội khảo sát chủ chi.
    - Rượu Mường sẽ chảy tràn trên Hoang đảo.
    - Chợ tình: (Có nên không nhỉ)
    - ....Còn gì nữa, mời các bạn bổ sung.............................
    [nick]
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 10:57 ngày 16/10/2008
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Công tác hậu cần phục vụ Kế hoạch dự phòng.​
    Như các bạn đã biết, đây chỉ là chuyến khảo sát để kiểm tra tính khả thi. Do vậy, kế hoạch mà tôi post ngay trên đây có thể sẽ không thành công.
    Đó chính là lý do mà chúng ta phải làm thật tốt công tác hậu cần phục vụ cho phương án hai, phương án ba, phương án thứ n.
    Theo chủ quan, tôi nghĩ có thể sẽ có những bất trắc sau, ảnh hưởng đến kế hoạch trên:
    1. Chúng ta không thể tạo ra lửa từ đá cuội và bùi nhùi.
    2. Có thành viên đoàn khảo sát gặp tai nạn, bệnh tật.
    3. Chính quyền địa phương gây khó dễ.
    4. Lương thực - thực phẩm kiếm được trên đảo không đủ để duy trì cuộc sống của nhóm.
    .......
    Để đối phó với những tình huống trên, bên cạnh việc đả thông tư tưởng cho chính quyền địa phương (hoặc làm chui) chúng ta cần chuẩn bị thật tốt công tác hậu cần.
    Tôi xin chia những vật dụng, trang thiết bị mà chúng ta cần chuẩn bị làm 3 loại:
    1. Những vật dụng, ...nhất thiết phải mang:
    2. Những trang thiết bị phục vụ việc tự chữa trị bệnh, trang thiết bị đảm bảo an toàn.
    3. Những trang thiết bị dự phòng.
    1. Những vật dụng nhất thiết phải mang:
    - Hạt giống rau, ngô, lúa nương.
    - 10 con gà choai.
    - Nồi đất + xanh đất: 1 bộ.
    2. Những trang thiết bị phục vụ việc tự chữa trị bệnh, trang thiết bị đảm bảo an toàn.
    - Thuốc lá chữa rắn rết cắn.
    - Thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá.
    3. Những trang thiết bị dự phòng.
    - Máy phát điện kèm 10 lít xăng.
    - Điện thoại di động: 1 chiếc/ người.
    - Ắc qui dự phòng + Bộ nâng áp từ 12v - > 20V: 1 bộ.
    - Áo phao cứu sinh: 1 chiếc/ người.
    - Áo liền quần chống thấm nước: 1 chiếc/ người.
    - Cần câu máy: 1 chiếc/ người.
    - Dao đi rừng (sử dụng trong trưòng hợp không chế tác được rìu đá): 1 con/ nhóm.
    - Dao Thái: 1con/ nhóm.
    - Cờ hiệu: Cờ đỏ và cờ trắng: 1 bộ. Dùng để treo ở nơi cao nhất đảo. Cờ đỏ là mọi sự vẫn tốt, cờ trắng là có thành viên đầu hàng, cần đội cứu hộ cho xuồng ra đưa về đất liền.
    - Pháo hiệu (sử dụng trong trường hợp cần đội cứu hộ hỗ trợ khẩn cấp): 10 quả.
    - Gạo: 1 kg/người.
    - Rau muống; 1 mớ/ người.
    - Diêm: 10 hộp.
    - Gia vị: Muối, ớt, tỏi, gừng, Mù tạt (để làm món Shashimi - cá sống ăn kiểu Nhật), rau thơm: Mỗi thứ 1 ít.
    - (Tí quên lời bác già): Nhớ mang thêm ít keo để bẫy chim. Đề phòng chẳng tìm ra cách gì để bắt. Nghe bác nói trên đó nhiều cò lắm.
    Trường hợp xấu nhất: Cả hai nhóm nhậu rượu Mường, Lợn Mán,....nghe hát Chầu văn ở trên bờ 1 bữa rồi về Thủ đô....Ô Hô hô...............
    Chi phí khảo sát.​
    Cái này ai đi thì tự chi nhá. Chả có nhà tài trợ đâu.
    Xăng xe tự chịu.
    Tiền mua lương thực thực phẩm và xăng cho máy phát điện dự phòng + tiền thuê tàu đi về, thuê đảo trong 2 ngày: Tạm thu 300k/ người. Chi phí công khai - thừa trả lại. Chắc chắn là không thiếu.
    [nick]
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 11:00 ngày 16/10/2008
  3. moalovetoa

    moalovetoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    1.121
    Đã được thích:
    0
    Ngoài cái gạch gạch và độ nhiệt tình thừa thãi thì suy nghĩ và tư duy của cậu đang đúng ở mức của thời vượn người rồi đấy.
  4. MinskPro

    MinskPro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    1.715
    Đã được thích:
    0
    Bác Nam chưa tiếp xúc với bác onamiowada nên chưa biết đấy thôi. Bác onamiowada rất nghiêm túc cùng em và bác SoldierTX xây dựng chương trình này. Hôm gặp bác onamiowada em thấy bác ấy có chất vượn lắm, rất khác biệt.
    Bác onamiowada sau chuyến thực tế này chúng ta lại ngồi cùng nhau để đưa ra chương trình chốt. Chắc bà kon cũng nóng mề lắm rồi đấy.
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Vâng. Tui nghĩ là còn nhiều điều có thể chưa khả thi. Các bác vào đọc mà im lặng thì cũng khó nghĩ. Các bác cứ cho ý kiến thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng.
  6. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Kỹ năng tìm kiếm thức ăn là kỹ năng quan trọng hàng đầu giúp con người có thể sinh tồn nơi hoang dã. Tiếp theo là kỹ năng chế biến.
    Nào thì copy & Paste hầm bà lằng những kỹ năng câu cá, câu tôm, mò cua, bắt ốc. Hy vọng hôm tới sẽ có ích.
     
    1. Cách sử dụng Mồi sống khi câu sông, hồ:
    http://www.4so9.com/cauca/ArticleView.php?article_id=52
     

    Các kiểu câu - Mồi sống (Bài 1: Câu sông)







    CÁCH MÓC MỒI SỐNG - BÀI 1: CÂU SÔNG & HỒ
    Một trong những khác biệt lớn nhất mà tôi biết được giữa câu sông và câu hồ là cá sông ăn mồi sống, mồi tự nhiên. Nói thế chứ mọi chuyện không đơn giản như móc con cá con vào lưỡi câu đâu, thưa các bạn. Khối chuyên gia trên thế giới đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để nghiên cứu và đúc kết các cách buộc mồi sống hiệu quả nhất khi câu trên sông biển. Sách vở kinh nghiệm thì vô hạn, tôi chỉ xin trích dẫn ra đây một số cách buộc mồi sống để câu trên sông (nước ngọt hay lợ) mà tôi đã có dịp đọc qua và thử qua (tuy không thành công như mong đợi !).
    [​IMG] Câu mồi giun que (worm - trùn đất hay trùn huyết):
    [​IMG]

    Mồi giun đương nhiên là mồi thông dụng nhất cho hầu hết các loại cá sông. Thường ta chỉ dùng giun còn sống mà thôi. Bạn có thể buộc một con, hai con hay nhiều hơn vào một lưỡi câu như hình trên. Xin đừng xé nát giun ra mà câu, vì nó sẽ tơi tả hết mùi đặc trưng của giun sau chỉ vài phút.
    [​IMG] Câu mồi sâu **** (caterpillar):

    [​IMG]
    Mồi sâu róm tuy ít dùng nhưng với vài loại cá sông như cá diếc, cá dĩa nó cũng phát huy tác dụng ra phết. Dùng khi sâu còn sống. Ðơn giản là móc lưỡi câu qua lưng con sâu.
    [​IMG] Câu mồi dế (cricket):


    [​IMG]
    Mồi dế dùng khá thịnh hành, đặc biệt trong câu cá Dĩa hay cá Chim Trắng. Ngay cả cá Trê cũng khoái mồi này. Cách móc như hình trên là cách đơn giản và hiệu quả nhất, bằng cách móc lưỡi ngay qua nách cách của dế (khá cứng)
    [​IMG] Câu mồi cào-cào (grasshopper):


    [​IMG]
    Cũng như mồi dế, tuy cào-cào khó tìm hơn, cũng khá thịnh hành trong câu cá sông. Mồi dế và cào-cào khi dùng cần thủ thưởng thả dây chùng cho nước trôi xuôi dòng tự do làm như dế hay cào-cào đang di chuyển trong lòng nước vậy. Tương tự mồi dế, móc lưỡi qua nách cánh cào-cào, và móc đừng quá sâu.
    [​IMG] Câu mồi tôm đồng nước ngọt (crayfish):


    [​IMG]
    Thông thường người ta câu mồi tôm đồng còn sống và xỏ lưỡi câu qua thân ngay khấc đuôi thứ 2. Câu tôm đồng tùy độ lớn và loại cá muốn câu mà ta dùng thêm chì neo loại nhỏ. Nhớ bẻ khớp càng của tôm để nó đừng có mà bò đi lung tung vào các hộc đá thì mất cả mồi lẫn lưỡi !
    Nếu bạn dùng mồi tôm đồng đã chết, trườc hết vò con tôm cho hết các chất nhờn trong người nó. Sau đó móc lưỡi qua vòm bụng của nó, đầu lưỡi thòi ra bạn nên móc thêm một mẩu sâu róm cho nhạy mùi.
    [​IMG] Câu mồi tôm sú nước ngọt (shrimp):


    [​IMG]
    Nên dùng tôm sú còn sống khi câu và đơn giản là móc qua đuôi tôm. Bạn có thể dùng 1 hoặc hai con móc ngược nhau như hình trên. Nếu buộc phải dùng tôm chết, móc lưỡi vòng qua bụng của tôm.
    [​IMG] Câu mồi cá sống (rê hay thả chìm):


    [​IMG]
    Có lẽ đây là cách móc câu các bạn sẽ quan tâm nhất. Tôi đã từng chứng kiến và đọc qua nhiều cách buộc mồi cá con để câu biển cực kỳ phức tạp (đến 15-18 bước). Tuy nhiên để câu sông (nước và sóng không lớn và rê không quá nhanh như ca-no trên biển) thì nó có thể chỉ đơn giản như hình trên. Theo tôi biết (và từng dùng cá chép và mè con để câu), cách buộc mồi cá qua môi và bụng cá rất thông dụng ở Việt Nam để rê cá lóc bông tại những hồ lớn hay sông.
  7. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Hồi nhỏ, tôi thường ra ao làng câu tôm càng..
    Làng tôi là một làng thuộc vùng Đồng Bằng Bắc bộ. Câu tôm dường như là việc dễ nhất với tụi trẻ trong kỳ nghỉ hè.
    Dễ lắm. Cứ lén chặt 1 tàu lá dừa, lấy sống lá là có hàng chục cái cần câu tôm. Dây câu chỉ là sợi chỉ lén lấy của mẹ. Lưỡi câu làm bằng dây phanh xe đạp cắt ngắn, uốn cong.Mồi câu tôm càng lại chính là những con tôm riu hớt được ven ao. Không cần phao câu.
    Cắm hàng chục cái cần câu như vậy ven bờ ao, chỗ có nhiều khe gạch. Khi tôm càng ăn mồi, nó không kéo lút như cá, mà chỉ kéo nhẹ, làm dây câu căng ra.. Mình cũng không giật mạnh như giật cá mà chỉ kéo đều tay......Bư...ựt nhẹ một cái, thế là con tôm càng đã nằm trên bờ ao, chỉ cần chạy tới nhặt bỏ vào rọ.
    Kiên nhẫn ngồi một buổi, lũ trẻ chúng tôi cũng có một rổ tôm. Con nào con nấy to như ngón tay cái...... Hân hoan vì mình kiếm được bữa ăn cho cả nhà....
    Giá mà lên Thung nai lại được chén món bánh tôm Hồ Tây nhỉ...Mà mình chưa biết cách chiên bánh tôm.
    Lang thang trên mạng, lại bắt gặp 1 bài viết trên HFC viết về câu tôm càng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thôi thì past nó luôn vào đây, sau khỏi tìm.
    http://forum.hanoifishing.com/showthread.php?t=2551
    Mùa câu tôm
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ai từng sống trên sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đều biết nơi nầy có một mùa câu tôm trong môi trường tự nhiên. Hàng năm, cứ đến tháng tám âm lịch thì câu tôm trứng trong rạch nhỏ, đến tháng mười âm lịch, dân câu tôm chuẩn bị vào mùa câu tôm càng xanh. Mùa câu tôm càng xanh kéo dài thời gian hơn mùa câu tôm trứng.
    [​IMG]
    Ảnh: Ngọc Hiệp
    Đầu mùa câu tôm, những người thợ câu lấp vò lại chiếc xuồng ba lá có cái bánh lái nước bằng miếng gỗ dài chừng năm tấc nằm phía sau, bên phải. Trên xuồng có trang bị cái rèm chầm bằng lá xé (có nơi người ta gọi loại lá này là lá vàng bạc, được kết từ lá dừa nước). Cái rèm có thể xếp cho gọn để dễ dàng di chuyển trên sông, khi cần thì bung ra làm mái che mưa nắng. Xuồng câu nào cũng phải có một chiếc đèn đốt bằng dầu hoả nhưng chống được gió. Có người dùng chiếc đèn bão bán sẵn ngoài chợ, có người tự chế bằng chai nước biển cắt miệng hoặc một chiếc hộp gỗ nhỏ có gắn miếng kiếng ở một mặt hộp. Luôn luôn trên xuồng có đến sáu bảy cây cần câu có lưỡi, một cây cần câu không lưỡi và một cây vợt tôm cáng dài hơn sải tay. Cặp bên hong chiếc xuồng câu của họ luôn có chiếc rọng tôm hình con thoi đan bằng tre, hai đầu rọng có bịt hai cái gáo dừa khô. Chiếc rọng càng cũ, càng đóng rong thì càng hay vì môi trường sống của con tôm sẽ được bảo đảm. Khi mang được con tôm sống về đến chợ sẽ bán có giá hơn con tôm chết. Cặp bên hong chiếc xuồng câu có cây sào cắm bằng tầm vông, loại tầm vông ?ochè nè? càng tốt, cây sào dài hơn 3 mét được cạo gọt thật trơn tru, có khi bóng lưỡng. Ngoài cây sào thật dài, họ còn có một chiếc neo cầm xuồng bằng viên gạch tiểu có cặp bốn cái móc bằng sắt.
    Tháng tám âm lịch, khi bắt được con tôm nào dưới sông cũng thấy bụng của nó đầy trứng. Mùa nầy con tôm tìm đường lên đồng ruộng tìm nơi sinh nở. Đến tháng mười âm lịch, nước trên đồng sẽ khô cạn không có chỗ dung thân, tôm cá lại trở về sông. Con tôm tìm đường đường ra sông cùng lúc với các loại cá trắng như mè dinh, he nghệ, mè dãnh?Con tôm non xuất hiện trên sông trước thế hệ cha mẹ chúng, kế đó là tôm càng loại nhỏ sau cùng là con tôm càng xanh vỏ đã đóng rêu, có con cân nặng đến 300 gram. Loại tôm nầy dân thợ câu thường gọi là con tôm sáu khía vì dùng cân xách tay để cân con tôm này thì trái cân nằm đúng ngay vị trí vạch thứ 6 trên đòn cân. Từ đầu tháng mười âm lịch, chưa ngay mùa vụ, dân câu tôm chỉ lai rai câu được những con tôm nhỏ.
    Theo qui luật của môi trường sinh thái trong tự nhiên, mồng năm tháng 5 âm lịch, tôm cá lên đồng ruộng tìm nơi sinh sản. Đến mồng mười tháng mười, nước trên đồng ruộng bắt đầu cạn kiệt, tôm cá tìm đường ra sông. Dân làm nghề chài lưới câu kéo?(nói chung là nghề đánh cá trên sông rạch) gọi đó là mùa xổ vì con tôm, con cá từ trong đồng ruộng tuôn xổ ra sông rạch. Đúng ngày mồng mười tháng mười (cũng theo âm lịch), dòng họ nhà tôm kéo bầy đàn tuôn đổ ra sông như một chuyến hồi hương qui mô. Dân câu tôm cứ theo mùa bung ra hoạt động. Đêm đêm nhìn trên sông, đèn xuồng câu từng đốm trôi dọc dài bờ bãi, xa xa nhìn giống như đom đóm . Khi chưa đến con nước thả câu, dân câu làm quen nhau rồi cặp xuồng lại với nhau uống trà chuyện phím. Lúc nước sắp đổi chiều, họ tìm chỗ thả câu, thường họ cắm xuồng dọc theo những giề lục bình nơi mé bãi, những gốc gừa gie nhánh thả nhủ xuống sông. Lúc nầy người ta dùng chiếc cần câu không lưỡi. Lưỡi câu chỉ là chiếc vòng kẽm luồn trùn, cơm dừa khô hoặc ốc ma. Họ thả câu cạnh những chỗ tôm có thể ở được như gốc cây chìm xuống sông hay nhủ của cây gừa. Thường ban ngày họ dùng loại cần câu có lưỡi, ban đêm mới dùng cây cần câu không lưỡi và chiếc vợt cán dài. Cách câu tôm có lưỡi cũng khác cách câu tôm không có lưỡi. Dân thợ câu phân biệt hai cách câu nầy là ?ocâu vợt? và ?ocâu cần? Khi câu vợt, người thợ câu tôm phải ngồi yên nghe cảm giác của tay cầm cần. Nếu có con tôm đeo vào ăn mồi động đậy, họ kéo cần lên rất nhẹ nhàng và từ từ để chú tôm mê mồi đeo theo cục mồi to tướng trong vòng kẽm. Khi kéo cần cho cục mồi có con tôm đang đeo lên gần đến mặt nước, họ dùng cây vợt tôm nhẹ nhàng múc ngược dòng nước chảy. Khi ấy chú tôm nằm gọn trong vợt. Câu cần thường bằng mồi tép rong hoặc mồi trùn cơm. Câu bằng mồi tép rong, móc con mồi vào lưỡi câu cũng phải có kỹ thuật. Luồn con tép bắt đầu chỗ cái đuôi , chiều cong con tép theo chiều cong của lưỡi câu và cuối cùng, cục gạch trong dầu con tép phải nằm đúng chỗ cái mấu nhọn của lưỡi câu. Mỗi khi câu cần phải thả từ bốn đến sáu cần tuỳ theo khả năng xử lý của người thợ. Những cây cần câu hai bên be xuồng trước mặt người thợ rẻ ra như nan quạt. Thỉnh thoảng họ thăm câu tuần tự từ cần nầy đến cần kia. Nếu phát hiện có tôm cắn câu, phải giữ cho sợi nhợ câu được thẳng để con tôm không vuột ra khỏi mấu của lưỡi câu.
    Địa bàn câu tôm nào không còn câu được nhiều tôm như lúc đầu mùa, dân nghề câu lại rũ nhau tìm địa bàn mới. Có khi từ Vĩnh Long họ kết bạn thương hồ rồi thả xuồng sang Sóc Trăng và có khi đến kinh Tổng Đốc Lộc tận Đồng Tháp. Nghe chỗ nào còn nhiều tôm, họ sẵn sàng đến dù phương tiện chỉ là một chiếc xuồng ba lá. Đương nhiên khi đi xa thì trên xuồng cũng trang bị thêm một số đồ dùng cá nhân gọn nhẹ. Một chuyến đi kéo dài hai ba tháng là chuyện bình thường. Câu đến đâu, bán đến đó. Chỉ cần tìm đến khu chợ nào đó trong vùng họ có thể tiêu thụ được số tôm càng lúc càng đầy trong rọng. Trong một năm có một chuyến đi câu xa nhà như thế nên dân thợ câu thường gọi nó là đi ?ocâu chuyến? Trong những ngày đi xa, dân thợ câu đậu xuồng gần nhau kết tình thâm giao bằng chén trà, ly rượu. Đêm đêm, họ cắm sào quây quần trên một bờ sông nào đó nghỉ ngơi và giúp đỡ nhau khi ?otối lửa tắt đèn?. Sau một chuyến đi, có khi họ cũng nói cho nhau nghe về khoản thu nhập của riêng mình để mừng cho nhau nếu kết quả tốt sau mùa thu hoạch. Ngày về với gia đình, xuồng câu của người thợ đi câu chuyến chở theo những kỷ niệm vui buồn trong một chuyến đi xa.
    Những năm gầy đây, con tôm càng xanh được nuôi trong môi trường nhân tạo vì lượng tôm ngoài môi trường tự nhiên không còn nhiều. Sau bao nhiêu năm làm nghề câu tôm, người thợ câu cũng bỏ nghề tìm sinh kế khác. Họ than phiền môi trường sinh thái trong tự nhiên khó cho con tôm tồn tại, con tôm không sinh sản được nhiều như những năm về trước. Họ có nhắc lại mùa câu tôm giống như một kỷ niệm đời mình. Nhưng hiện nay vẫn còn một số người kiếm sống được bằng nghề câu tôm.
    Nguồn: Quán Văn Nghệ













  8. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Mà tại sao hôm tới không thử làm món Bánh tôm Thung nai nhỉ?![​IMG]
     Ngó có vẻ không khó lắm.
     [​IMG][​IMG]
    Bánh tôm Tây Hồ
    Đây là món ăn được coi là đặc sản của đất Hà thành. Khi có khách từ xa về, người thủ đô thường thết đãi món bánh tôm hồ Tây.
    Nếu bạn không có điều kiện dẫn khách ra hàng thì với công thức sau, bạn cũng có thể làm được món ăn tuyệt vời này.
     Nguyên liệu: - 500 gr tôm đất. - 300 gr khoai lang bí. - 2 trứng vịt. - 200 gr bột mì. - 100 gr bột năng. - 1 quả dừa xiêm. - Nước mắm chua ngọt có củ cải, cà rốt bào sợi. - Rau sống. Thực hiện: - Trứng vịt đánh nổi, rây từ từ bột năng + bột mì vào tạo hỗn hợp sền sệt, để bột dậy 30 phút. - Khoai gọt vỏ, xắt sợi, ngâm 15 phút trong nước pha muối. Vớt ra, để ráo, trộn vào bột. - Tôm làm sạch, ướp với chút muối, tiêu, bột ngọt. - Khử hành tỏi thật thơm rồi vớt xác hành, tỏi bỏ ra bát. Lấy thìa lớn cho khoai lang vào, xếp tôm lên trên. Chiên vàng. - Cuộn bánh tôm với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 03:55 ngày 16/10/2008
  9. mytoillet

    mytoillet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
  10. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Nói đến tàu dừa, mình lại nhớ đến trò bắt ốc hồ của tụi trẻ bọn mình hồi nhỏ.
    Khác với người lớn bắt ốc kiếm sống, giữa đông giá cũng phải lặn ngụp dưới hồ ao bắt ốc, tụi trẻ chúng tôi có một cách bắt ốc khá đơn giản mà hiệu quả. Tuy không được nhiều ốc nhưng ốc rất to.
    Đó là chặt những tàu dừa hoặc cành rong tre (là những ngọn cây tre còn nguyên lá và cành), thả xuống hồ......Đợi 1 thời gian để rong rêu bám nhiều trên đó, lũ ốc sẽ tự mò lên ăn.
    Việc đơn giản còn lại chỉ là lôi cành rong hoặc tàu dừa lên bờ, nhặt bỏ vào giỏ. Chẳng phải bước1 bước chân nào xuống nước hết.
    Tuy nhiên cách này phải chờ rong chờ rêu hơi lâu.
    Không biết trên Thung nai có sẵn những cành củi rều đã có sẵn rong rêu chưa?! Nếu nhiều, thì nhất định phải mang (dự phòng ) một tí gừng ớt mới được. Cũng không thể quên 1 can rượu. Ốc mà không có rượu thì đâu còn là ốc.
    Xem ra cuộc sống nơi hoang đảo sẽ khá là phong lưu.

Chia sẻ trang này