1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giun đất! Có ai cùng chung sự quan tâm tới giun đất không?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Eaglet, 09/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Giun đất sau khi bị đứt đoạn vì sao lại biến thành nhiều con? - 22/2/2006 6h:38
    Giun đất là một loại động vật nhỏ thường thấy chui trong lớp bùn đất, làm tơi xốp đất màu và cũng làm thức ăn cho nhiều loại động vật khác.
    (Ảnh: isledegrande)

    Về phân loại, giun đất là một loại động vật thuộc bậc thấp, chúng có đầu, có đuôi, còn có vòm miệng, dạ dày, ruột và hậu môn, khắp người chúng giống như một ống hoa văn có 2 đầu nhọn.
    Giun đất có một khả năng đặc biệt, nếu như chúng bị đứt thành 2 đoạn, chúng không những không chết đi mà qua vài ngày chúng sẽ biến thành nhiều con hoàn hảo theo số đoạn bị đứt.
    Nguyên nhân là do khi bị đứt thành nhiều đoạn, phần cơ thịt ở chỗ bị đứt ngay lập tức vừa co lại vừa hình thành các tế bào mới nối liền vết thương, một bộ phận tế bào chưa phân hóa trong cơ thể nhanh chóng đi tới "tăng viện", cùng với tế bào mới hình thành mầm tái sinh. Đồng thời, các tổ chức tế bào trong khí quản nội tạng hệ thống thần kinh và các mạch máu trong cơ thể giun, thông qua sự sinh sôi chia tách với số lượng lớn nhanh chóng lớn trong mầm tái sinh. Không bao lâu sau, đoạn thiếu đầu mọc lên một đầu mới, đoạn thiếu đuôi mọc lên một đuôi mới, một con giun đất đã biến thành nhiều con giun đất hoàn chỉnh theo số lượng bị đứt.
    Trường hợp giun đất bị đứt biến thành nhiều con giun hoàn chỉnh được gọi là "tái sinh", ngoài giun còn có loài đỉa cũng tái sinh như vậy. Động vật ở mức càng thấp thì khả năng tái sinh càng lớn.
    Được eaglet sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 09/01/2007
    Được eaglet sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 09/01/2007
  2. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    8.1. Phân loại các loài giun đất
    Phân loại các loài giun căn cứ vào các tài liệu thích hợp (Graff 1953, Sim & Gerard 1985), và sử dụng các danh pháp của Easton (1983).
    Giun đất sau khi thu nhặt được cố định trong dung dịch formađehyt 5 % và lưu giữ cho đến khi đưa ra phân loại. Cồn 70 % cũng có thể được sử dụng làm dung dịch cố định và bảo quản. Tuy nhiên, cồn có bất lợi là tẩy trắng giun nên gây khó khăn cho việc phân loại giun. Việc phân loại giun đất sống có thể tiến hành ngay ngoài thực địa nhưng đòi hỏi người phân loại phải có kỹ năng phân loại các loài.
    Tính riêng số lượng giun trưởng thành và còn non của một loài. Đối với những con giun non khó phân biệt, thì việc phân loại chúng sẽ dựa vào sự khác biệt giữa Tanylobes và Epilobes.
    Chú thích - Để thuận lợi cho việc phân biệt giun đất non thì sự khác biệt giữa
    Epilobous (môi sau) và Tanylobous (môi trước) là rất cần thiết và quan trọng. Phần quanh miệng ở đốt đầu tiên mà bao quanh miệng, lưng mang một thùy hướng về phía trước gọi là môi. Khi giun không hoạt động, nó đóng vai trò như là một cái nắp và bịt kín xoang miệng hoặc khoang má, nhưng khi khác nó đóng vai trò như là cơ quan xúc giác và thụ quan cảm giác hóa học. Ở Lumbricus spp., môi có thêm chức năng dùng để lấy cỏ và lá cây vào trong hang. Môi có thể tiếp tục về phía sau với phần quanh miệng (Zygolobous), có một đường phân cách đơn giản (Prolobous), có một mấu lồi ngắn dạng lưỡi về phía sau (Epilobous) hay có mấu lồi dạng lưỡi kéo dài về phía sau đến gian đốt đầu tiên và phân chia phần quanh miệng ở phía lưng (Tanylobous).
    8.2. Cân
    Trước khi cân, giun đất đã cố định được đặt vào giấy lọc để loại bỏ những dịch ướt bao quanh cơ thể. Khối lượng của giun được tính cho loài và mức độ trưởng thành của giun.
    9. Tính toán và biểu thị kết quả
    Xác định số giun trưởng thành và giun còn non và khối lượng của chúng đối với mỗi loài giun thu được trong mỗi lần lấy mẫu. Sử dụng phương pháp thống kê thích hợp để so sánh mẫu đã xử lý và đối chứng. Phép thử thống kê và suy luận phụ thuộc vào việc các giá trị lặp lại có được phân bố chuẩn và có đồng nhất theo sự biến thiên của chúng không.
    Để kiểm tra sự phân bố chuẩn và sự biến thiên đồng nhất, sử dụng tương ứng các phương pháp của Kolmogoroff-Smirnov và của Bartlett. Với các số liệu phân bố chuẩn và đồng nhất, các phép thử t bội có thể thực hiện được như phép thử của Dunnett hoặc của William (α = 0,05, một phía). Mặt khác, phép thử U bội có thể tiến hành, như phép thử U Bonferroni phù hợp với Holm (1979). Nếu chỉ có một cách xử lý được tiến hành và điều kiện tiên quyết (sự phân bố chuẩn, sự đồng nhất) của quy trình thử thông số được đáp ứng, sử dụng quy trình thử t Student, hoặc không thì quy trình của phép thử U Mann-Whitney.
    Chú thích - Phải lưu ý rằng khi sử dụng các phương pháp tách dựa theo tính hoạt động của giun thì có thể một vài loài xuất hiện quá nhiều hoặc quá ít so với mức đại diện. Ví dụ khi sử dụng phương pháp tách bằng điện thì các giun đất trưởng thành của loài Lumbricus terrestris nằm sâu ở dưới đất sẽ không xuất hiện (Cuendet et al. 1991). Tương tự với loài giun nội sinh nhỏ hơn ở trong đất, có thể bị chết khi sử dụng phương pháp tách bằng formol và do đó ở dưới mức đại diện (Raw 1959).
  3. vthuhien1985

    vthuhien1985 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Giun đất! Có ai cùng chung sự quan tâm tới giun đất không?

    Hic, chuyển đề tài sang phân loại giun đất mất rùi, tưởng là dễ vì nó nhiều vô kể nhưng mà không có tài liệu mới mẻ nào cả. Bác nào có thì giúp đỡ tui với nhé. Thanks trước và chúng ta cùng bàn luận sau nhé.
    Y!M vthuhien1985
    mail: vthuhien1985@yahoo.com
  4. vthuhien1985

    vthuhien1985 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác nhé! Bác có được nguồn dữ liệu cho em thì cáng tốt nhỉ?

Chia sẻ trang này