1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp đỡ về Nghị Luận Văn Học với!! Trao Duyên-Nguyễn Du

Chủ đề trong 'Văn học' bởi mrhi93, 31/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrhi93

    mrhi93 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Giúp đỡ về Nghị Luận Văn Học với!! Trao Duyên-Nguyễn Du

    Đề Bài: Cảm Nhận Của Em Về Đọan :
    Bây giờ trâm gãy bình tan,
    Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
    Trăm nghìn gửi lạy tình quân
    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
    Phân sao phận bạc như vôi?
    Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
    Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
    Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

    Thanks mọi người:!
  2. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
  3. mrhi93

    mrhi93 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    bạn có thể làm bài văn về đề tài đó giúp mình đc ko?
  4. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Viết bài dài để nộp thì tôi không đủ thời gian. Tuy nhiên có một số ý chính sau có lẽ là cần thiết:
    - Việc dùng hình ảnh tan vỡ không níu kéo được, không quay ngươc được cho thấy cảm giác của Kiều ở đây rất thực:"trâm gãy, bình tan, nước chảy, hoa trôi"-toàn những sự việc một đi không trở lại.
  5. mrhi93

    mrhi93 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Lập cho mình 1 dàn ý chi tiết hơn đc không?
  6. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Có 4 ý chính cần phân tích:
    1. Tâm trạng đớn đau của Kiều khi phải vì hiếu mà dứt tình (chú ý phân tích Kiều là người sống có tâm hồn, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân, nhận phần thiệt thòi về mình để những người trong gia đình được yên ổn. Đó cũng là đức hi sinh nói chung của người phụ nữ Việt Nam truyền thống).
    2. Thân phận người phụ nữ phong kiến, không thể tự mưu cầu và quyết định hạnh phúc cho riêng mình (dẫn chứng thêm Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Hồ Xuân Hương).
    3. Lối tư duy "hồng nhan bạc mệnh", "tài mệnh tương đố"... trong Truyện Kiều và trong văn học phong kiến nói chung.
    4. Thái độ trân trọng của Nguyễn Du đối với nàng Kiều nói riêng và người phụ nữ nói chung (khác với văn học cùng thời, Nguyễn Du rất chú trọng đến những diễn biến tâm lý tinh tế của nàng Kiều. Nên chú ý một điều là các nhà Nho phong kiến, khi nói về người đẹp thì thường coi họ là yêu ma, là thứ cần tránh - văn học cổ có nhiều câu chuyện về những con hồ li tinh dưới lốt một cô gái đẹp - thậm chí sau này, các nhà Nho tài tử mặc dù có cái nhìn thoáng hơn về người phụ nữ, đặc biệt là những người kỹ nữ thì cũng chỉ coi họ là một thứ mua vui mà thôi).
    Thật ra, ý 1 và 2; ý 3 và 4 có thể gộp lại thành 2 ý. Nhưng nếu như thế thì sẽ chỉ làm nổi bật tâm trạng của nàng Kiều mà không đề cập hết được thái độ tôn trọng của Nguyễn Du đối với người phụ nữ - mà đối với đoạn thơ này, thì nó cũng là một ý quan trọng. Bởi chính vì tôn trọng, thấu hiểu, cảm thông với Kiều, Nguyễn Du mới có thể lột tả được tâm trạng đau đớn của Kiều thành công đến thế.
  7. nhumayphudu

    nhumayphudu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Thật là tai vạ

Chia sẻ trang này