1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp em chọn trường bên Pháp với ạ

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi trung_aob, 02/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cách dạy ở Pháp thì sao? Nó có mang tính creative như bên Mỹ không? Nó có tính điểm dựa trên cả quá trình học hay chỉ chăm chăm vào bài thi cuối năm. Mình hồi trước cũng đã học xong cấp 2 ở VN nên rất thấm cái mùi đó. Chăm chỉ cả năm mà thi điểm không cao là chết...hic hic

    Nghe bác so sánh école với faculte như thế làm em tò mò không biết nó có giống public uni với community college bên Mỹ không nữa? Vả chăng chỉ là 4 năm đại học, kiếm nơi nào rẻ nhất nhưng có điều kiện nhứt mà học, còn sau đó lên đến Master mới dấn thân vào trường danh giá, ấy là quan điểm dân Việt mình bên Mỹ, có lẽ là để tiết kiệm chi phí vì đại học ở Mỹ vẫn thu phí cao chứ không được nhà nước hỗ trợ như bên Pháp.
  2. huy9xls

    huy9xls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2010
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Grande Ecole tương đương Stanford , Yales, Havard vào khó ra càng khó lại tốn tiền học phí
    Faculté là ĐH công động phổ cập xóa mù đại học ( đen trắng vàng nâu thoải con gà mái)
  3. phivuttv

    phivuttv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2008
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Tớ làm ruộng nên không biết chương trình học bên Mỹ creative như thế nào, chỉ có bạn thằng cháu có đầu óc tí xíu học bên Mỹ.
    Nó nói: (tớ đoán là nói bậy nhưng biết đâu)
    Học bên Mỷ dễ lắm, phần đông là QCM không à, thêm nữa có nhiều giảng viên lười, kiểm tra cứ lấy kiểm tra củ đổi tí xíu, cho nên học mà rớt năm đầu ráng năm thứ hai là đậu nếu không xin bài các bạn khoá trước là OK.
    Thêm nữa thí dụ có người, đúng ra 1 bà hoc kỷ sư mà nó quen trong khoá, bả chả chịu học gì hết nhờ có chồng đã là kỷ sư, khoá học bả với ông chồng cùng ghi danh tới ngày thi cả hai cùng thi, nhưng vì là QCM thành ra thằng chồng trả lời tiện thể ghi tên vợ vào giấy luôn thế là cô vợ không cần học mà lại được điểm cao, sướng vô cùng.

    Còn xứ Pháp hình như còn cổ lổ sỉ lắm, chả chịu tân tiến theo ai cho nên chưa áp dụng QCM nhiều, hầu như rất hiếm, các bạn du học cho xác nhận nha, thành ra làm bài viết mỏi 2 cả tay, mệt cả đầu. Còn vấn đề kiểm tra thì hình như tuỳ ngành, kiểm tra định kỳ hay cuối năm kiểm tra đó.
    Còn 1 điều nữa, bên Pháp học kỷ sư là = master = 5 năm chứ không phải là 4 năm.
    Tiếng Engineer bên Mỷ người ta cứ dịch ra là Ingénieur, nhưng thực thụ chỉ bằng Maîtrise = bac + 4 bên Pháp thôi.

    Đây là bác Google cuả tớ chỉ cho thôi, không hiểu sao các dân cội gạo thứ thiệt không lên tiếng cho biết thêm chính xác vấn đề. Hi hi chắc các bạn ấy E lệ, mắc cỡ =))=))

    @QiangGuowu : vậy lúc cấp 3 và lên cao bác học ở đâu vậy ?
  4. VietanhRic

    VietanhRic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2008
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Nói về kn trải qua của bản thân thôi nhé:
    Mình chưa bao giờ biết bên Mỹ, các bạn ấy học tập theo phong cách nào và ntn. Bên Pháp, thì tuỳ từng môn (thầy cô giáo), từng ngành, mà có kiểm tra giữa kì, và có lấy điểm thường xuyên trong kì học (TD), nhưng điểm thi cuối là quan trọng nhất (3/4). Hình thức thi: Viết ,tính toán, giải thích -như các môn maths, maths financières,TQ...
    QCM cũng khá nhiều (dần dần áp dụng cho hầu hết các môn): Droit , Micro, Marketing... và càng lúc càng quy củ, mỗi bài có 1 mã số, lúc nộp bài họ quét như quét mã hàng ấy...có thầy cô ko cho dễ dàng đâu mà QCM copie của nhau được hay làm 2 bài cùng lúc được: họ chỉ cho 1 tờ, và 1 đề có mã số riêng, các đề cứ tưởng giống nhau hí hửng chép vào là chết, phải đọc mới biết là các đề có khác nhau ( 2 đề trùng khi ở giữa có 1 đề khác), đã được đổi vị trí, hoặc đổi số , đổi chữ trong câu hỏi, nên câu trả lời sẽ ko giống nhau. Sau đó lại còn có thêm luật là câu trả lời đúng đc tính điểm, nhưng sai sẽ bị trừ điểm (1 nửa của câu trl đúng)..nói chung QCM ko dễ ăn tí nào!
    còn loại kiểm tra trình bày ý hiểu theo 1 đề cho sẵn thì bị giới hạn (mots, feuilles) chứ ko phải viết mỏi tay, hay linh tinh mà được.viết dài linh tinh ăn 0 như thường, bt họ cho 2pts lấy công đi thi ^^, ngắn gọn đủ ý là chả lo.
    Các hình thức thi tuỳ từng trường, tuỳ người, có chỗ khó, chỗ dễ.
    Nhưng mình thích giáo dục của Pháp, và khả năng đào tạo người giỏi cũng nhiều, chỉ cần bạn chăm chỉ, và có khả năng .Họ còn giúp đỡ bạn trong cuộc sống: như trợ cấp nhà ở, bảo hiểm y tế cũng tốt,...ở các nước khác chỉ có thể là có tiền chứ ko thì toi, đặc biệt ở Mỹ.
    Công dân ở đây còn có nhiều chế độ trợ cấp, giúp đỡ khác...Và mình thật sự đánh giá cao!
    Cũng chính vì thế mà công nhận càng lúc càng nhiều dân nhập cư bhp,...

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    hệ thống học thông thường bên này là LMD: Licence(bac+3), Master (bac+5), doctorat (bac+8)
    Master 1 và 2, đầu vào M1 dễ, nhưng qua được mới khó (thi), qua được thì M2 sẽ xong.
  5. VietanhRic

    VietanhRic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2008
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    có nhiều cơ sở đào tạo: grande école, école privée,... hay univ thì đều tuỳ vào đối tượng (tài năng, dạng bt,...), vào ngành nghề (thời trang( tư), kinh tế (tư+công) ,y (công), dược (công), thẩm mĩ(tư), ẩm thực (tư), nghệ thuật (tư+công)...),mục đích kiếm việc và khả năng kinh tế. Và đều có khả năng kiếm việc tốt, trong trường hợp là dân bản xứ. Hầu hết các bạn sv chúng ta kêu khó xin việc, hoặc có đòi hỏi từ trường nọ trường kia, bằng cấp cao...mình nghĩ chủ yếu do chúng ta là người nước ngoài, họ phải ưu tiên dân trg nước trước đã chứ, nên có tuyển người nước ngoài thì cũng phải đòi hỏi cao, nếu ko thì ko có lí do gì mà giữ lại, nên bạn cũng đừng nghĩ rằng có quá nhiều khác biệt giữa các cơ sở đào tạo. Có chăng là bạn đóng tiền nhiều hơn rất nhiều khi đó ko phải là univ, bạn đi thực tập nhiều hơn, bạn làm nhiều hơn, vì họ dạy bạn đi làm chứ ko phải đơn thuần là đi học nghiên cứu, cái này cũng có thể tìm ở univ (khi bạn chọn formation continue, prof, hay học trong iae- cái này cũng đóng tiền nhiều hơn chút), và vì ko phải là univ nên sv ít hơn trông thấy, cơ sở vật chất đáp ứng cao, ai cũng sờ mó được, thầy cô "giám sát" cao chứ ko chung chung như trên univ, khả năng mở rộng quen biết sẽ cao hơn các sv trg univ...Nhưng có thể nói là hầu hết giáo viên giảng dạy đều "giống nhau", hoặc, trình độ tương đương nhau.VD điển hình nhất: trong y tế, bs trong bv nhà nước cũng là bs trong 1 bv tư nào đó, và cũng là bs trong phòng khám riêng của ông ấy.
  6. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0


    Cái này thì nó nói chính xác đấy. Ở bậc high school bên Mỹ học dễ hơn VN nhiều, mà cực dễ là đằng khác. Nhưng một số Toán thì tuỳ thôi, theo mình vẫn dễ ợt. Cái khó là học sinh giỏi Toán, Lý, Hoá hay các môn tự nhiên thường tham gia nhiều vào các hoạt động thực tế như chế tạo Robot. Đa số các bang đều có giải đấu người máy xem ai hay nhất. Có điều cái vụ lấy điểm cũ bù điểm mới là sai toét. Giáo viên cho bạn nhiều cơ hội để gỡ điểm. Nếu lỡ kiểm tra điểm thấp quá, nhưng rõ ràng thái độ học tập của bạn rất nghiêm chỉnh, chăm chú nghe bài, BÀI NHÀ ĐẦY ĐỦ, thì họ sẵn sàng sửa điểm cho bạn, hoặc cho bạn làm lại bài kiểm tra, hoặc cho thêm điểm nếu bài kiểm tra sắp đến của bạn cao.

    Cái quan trọng là: Nếu bạn muốn đi học trường làn nhàn, vốn có vô vàn thì dễ thôi. Nhưng nếu bạn muốn đặt chân đến Yale, Notre Dame, Chicago, UCLA thì e rằng một cái bản điểm trăm phần trăm của bạn không đủ để giữ chân dự bị, chứ đừng nói là vào trường học nganh hàng với người ta. Bạn cần có mục đánh giá của tất cả giáo viên dạy bạn cấp thấp, giấy chứng nhận những nơi bạn từng làm việc ngoài giờ, giấy chứng nhận các hoạt động ngoại khoá, cộng thêm điểm SAT và TOELF cao nếu bạn là học sinh nước ngoài.

    Mà nếu bạn là học sinh ngoại quốc thì sẽ không siết bạn chặt thế đâu, cứ chép bài vô tư, thậm chí cấp bạn mảnh bằng loại xịn luôn, nhưng thiếu các mục nêu trên thì còn khuya mới kiếm nổi việc làm ở Mỹ, mà không có việc làm có nghĩa là tòn teng về nước, cũng có nghĩa là bạn cúng tiền bố mẹ vài trăm nghìn đô cho người Mỹ mà thu lại chẳng được gì sất. Đấy là hạ sách, nhưng rất tiếc không ít người nhìn không ra :(

    Điểm đặc biệt ở Mỹ là giáo dục thể chất được chú trọng tối đa, học sinh Mỹ ở bậc trung học thường có thân hình vạm vỡ khoẻ mạnh nếu là nam, hay uốn lượn nữ tính như nữ. Học sinh từ bé đã được hướng theo nhiều môn thể thao và văn hoá thể thao là rất nổi trội, có lẽ tương tự như bóng đá ở Pháp.

    Nhưng mà bảo học đại học ở Mỹ mà kêu là dễ thì... Ai cũng biết để học những ngành như y hay dược đều cực kì khó khăn cam go. Được học được vào trường dược, bạn phải cạnh tranh với hằng hà sa số học sinh khác, rồi để học xong gần mười năm hơn cũng không phải dễ dàng gì. Học sinh Việt Nam sang đó học có lẽ do dạng đi tự túc, lại con nhà cành vàng lá ngọc nên ít chịu học lắm, thành ra làm xấu mặt người Việt. Trong khi con cháu người Việt của những người tị nạn năm 1975 thì hết sức nổi bật, do đã nếm trải khó khăn từ thế hệ trước, và cũng là để không phụ lòng cha mẹ.

    Mình hỏi vậy vì mình không biết liệu giáo dục Pháp có giống Anh không. Thời học cấp 3 mình theo chương trình A Level của anh, sau đó chuyển sang học IB (International Baccalaureate). Mình quan sát thấy A Level học nặng nề và rất rập khuôn, đặc biệc các môn tự nhiên. Trong khi học những môn này ở Mỹ, lên phòng thí nghiệm xùng xục, tính toán loay hoay và viết lab như cơm bữa, vừa tập kĩ năng thực tiễn vừa đào tạo các bước thực hành bài bản. Đến khi lên đại học người ta không hướng dẫn lại các bước vào lab và kiến thức căn bản đã học ở phổ thông.

    Ở Mỹ cách kiếm tiền có vô vàn, cho nên những câu chuyện như sinh viên dựa vào youtube để bán hàng qua video clip kiếm được 800,000 USD một năm không phải là chuyện xạo. Người Mỹ trẻ năng động và rất sáng tạo, cái này mình ghi nhận, phục sát đất!


    Đây có lẽ là văn hoá, nhưng ở Mỹ động lực để tiến thủ và lao động là rất lớn. Có lẽ khác biệt giữa Mỹ và Pháp là nước Mỹ ưu tiên nhiều hơn cho người bản xứ và ít chú trọng tạo điện cho du học sinh, có lẽ vì vậy nên ở Trung Quốc người ta thường bảo người Mỹ làm việc không tính đến tình người. Kiếm việc trên đất Mỹ chắc còn cam go ở trên đất Pháp, mình đoán thế vì kinh tế suy thoái ở đây sợ hơn bất cứ đâu. Vì vậy bỏ vài năm nghiên cứu ngôn ngữ kinh tế và đặc biệt luật kinh tế Trung Quốc là bước đầu tiên mình làm để cải thiện cơ hội tìm việc. Dẫu sao đi nữa thế kỉ này tiếng Hán cũng sẽ trở nên quan trọng mà....
    Thế đấy, khi bạn tự sơn mình bằng màu sơn nào độc nhất, thì người ta thuê bạn, bằng không... Xã hội ở đâu cũng thế cả, người sinh ở nước nghèo sẽ thiệt thòi trăm phần với ở những nước giàu có. Thiên đường đâu thể có chỗ cho tất cả!

Chia sẻ trang này