1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp em tí về văn hóa Đức các bác ơi!!!

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi man_in_the_snowy_river144, 11/03/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. man_in_the_snowy_river144

    man_in_the_snowy_river144 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Giúp em tí về văn hóa Đức các bác ơi!!!

    Em đang phải làm 1 đề tài tìm hiểu về văn hóa Đức dài khoảng vài trang A4 đại ý là những điều nên làm và nên tránh trong cách xử sự khi đến nước Đức, những điểm nhỏ nhỏ thôi chứ không phải là khái quát về văn hóa. Bác nào biết trang nào viết về những điều đấy thì cho em xin cái link. Em xin nghìn lần cảm tạ. Ông thầy ác quá, cho nhóm em ngay phần xương ăn nhất. Mai em phải nộp rồi mà giờ chưa có tí thông tin nào cả. Huhuhu!
  2. discodisco

    discodisco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu CHLB Đức: Đời sống văn hoá (P.1: Chế độ liên bang về văn hoá)
    Không ở đâu cấu trúc liên bang của Cộng hoà Liên bang Đức lại thể hiện rõ như trong lĩnh vực văn hoá. Đức chưa bao giờ có trng tâm bh ngang tầm với Paris ở Pháp hay London ở Anh. Đời sống văn hoá riêng của các bang đã tạo nên những trung tâm văn hoá lớn, nhỏ với những dáng vẻ khác nhau. Văn hoá và khoa học tự phát triển ở cả các thị trấn và cộng đồng cư dân nhỏ.
    Sự đa dạng thể hiện ngay ở sự phân bố theo khu vực của các tổ chức văn hoá và hoạt động văn hoá khác nhau ở Đức. Thư viện Đức (Deutsche Bibliothek), một cơ quan Liên bang, có các cơ sở ở Frankfurt am Main, Leipzig và Berlin. Cục lưu trữ Liên bang đặt cơ sở ở Koblenz, có các chi nhánh ở nhiều thành phố, trong đó có Bayreuth, Berlin, Freiburgim Breisgau và Potsdam. Hamburg có ngành truyền thông tập trung đông nhất; trong khi Kôln, Dũsseldorf và Kassel chỉ là ba ví dụ trong số các trung tâm nghệ thuật hiện đại. Berlin có nhiều nhà hát nhất. Viện Hàn lâm khoa học có cơ sở ở Berlin, Dusseldorf, Gõttingen, Heidelberg, Leipzig, Mainz và Mũnchen. Những bảo tàng nổi tiếng nhất nằm ở Berlin, kõln, Frankfurt am Main, Hildesheim, Mũnchen, Nũrnberg và Stuttgart. Hai viện lưu trữ tác phẩm văn học quan trọng nhất nẳm ở Marbach và Weimar.
    Việc thành lập và duy trì phần lớn các cơ sở văn hoá ở Đức là trách nhiệm của chính quyền các bang và các thành thị. Việc ban hành các pháp chế về văn hoá là đặc quyền của các bang -trừ một vài ngoại lệ.
    Vì những lý do kể trên, Cộng hoà Liên bang Đức chưa từng có một bộ văn hoá cấp liên bang. Tuy nhiên, Chính phủ Đức đã bổ nhiệm một thành viên mang hàm Bộ trưởng Liên bang phụ trách các vấn đề văn hoá và truyển thông trong phủ thủ tướng . Trong khi thẩm quyền văn hoá của các bang vẫn được bảo đảm, vị bộ trưởng này điều phối các quyền hạn về chính sách văn hoá của Liên bang - trước đây do các bộ khác nhau nắm. Ông là người liên hệ , thúc đẩy các chính sách văn hoá Liên bang và là đại diện văn hoá Đức trên trên trường quốc tế - đặc biệt là ở châu Âu. Ông đặc biệt chú ý hỗ trợ văn hoá cho thủ đô Berlin và các bang Đông Đức.
    Hội đồng văn hoá Đức.
    Hội đồng văn hoá Đức thành lập năm 1982, là một hội đồng độc lập về chính trị của các tổ chức và cơ quan có tầm quan trọng quốc gia về chính sách văn hoá và truyền thông. Từ tháng 9-1995, Hội đồng văn hoá Đức là một hiệp hội đã được đăng ký. Hội đồng là tổ chức đứng đầu các hội nghệ thuật Liên bang . Hội đồng là đối tác liên hệ của giới chính trị và quản lý Liên bang , Liên minh châu Âu cũng như các bang và địa phwong trong mọi vấn đề liên quan đến chính sáhc văn hoá . Nhiệm vụ của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau vào các cuộc thảo luận về chính sách văn hoá ở tất cả các cấp trên toàn quốc. Hội đông văn hoá Đức có tám bộ phận chuyên ngành - bao trùm hơn 190 hiệp hội và cơ quan độc lập - là: Hội đồng âm nhạc Đức , Hội đồng nghệ thuật biểu diễn , Hội văn học , Hội đồng nghệ thuật , Hội đồng kiến trúc , Hội tạo hình , Hội điện ảnh /nghe nhìn và Hội văn hoá xã hội.
    Các tổ chức trung gian về văn hoá.
    Hợp tác và trao đổi văn hoá quốc tế trong lĩnh vực hoạt động trong khuôn khổ các hiệp định văn hoá phần lớn được tiến hành bởi các tổ chức trung gian độc lập về pháp lý, trên nghuyên tắc tự chịu trách nhiệm. Là một phần của chín sách văn hoá đối ngoại , các cơ quan này được cung cấp tài chính từ ngân sách của Vộ ngoại giao Đức. Những tổ chức quan trọng nhất là Viện Goethe, Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức, Quỹ Alexander von Humboldt, Viện quan hệ quốc tế, và INTERNATIONES (tham khảo mục Những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của Đức).
  3. discodisco

    discodisco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    còn nhiều nữa nhưng mỏi tay kô paste được bạn tự google hix hix
  4. tunphuong

    tunphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Khoá topic với lý do: Các bài viết thích hợp 'ã 'ược chuyfn vào topic "Nét 'ặc trưng Vfn hoá Đức" 'ã có sẵn - Xem Mục lục
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này