1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

giúp em với help help

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Futureandforever192, 06/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Futureandforever192

    Futureandforever192 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    giúp em với help help

    em có cái đề tài bắt phân biệt giữa cm H2O va cm Hg. Nó khác nhau ở cái điểm nào thì em chịu và tiện thể các bác cho em biết cái chỉ số đo của nó. và 1cmHg=?cmH2O
    Thanks và em vote cho các bác nhiều
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    1 atmosphere = 10000 mm H20
    1 atmosphere = XXX mm Hg (quên rồi)
    suy ra 1 mm Hg = YY mm H20 (tam suất nhá)
  3. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Đều dùng để chỉ đơn vị áp suất cả, chỉ khác nhau về độ lớn.
    Ta biết rằng, một cột chất lỏng bất kỳ, nếu có độ cao H, khối lượng riêng D thì tại điểm đáy cột chất lỏng sẽ chịu một áp suất là:
    p = D.g.H (g là gia tốc trọng trường)
    - Nếu ta có đơn vị 1 cmHg, tức là áp suất tương đương với áp suất tại đáy cột thuỷ ngân có chiều cao H = 1 cm = 10-2 m (khối lượng riêng thuỷ ngân là D ~ 13600 kg/m3
    Như vậy, độ lớn của áp suất này là: (coi rằng g~ 10 m/s2 đi
    p = D.g.H = 13600*10*10-2 = 1360 N/m2
    - Tương tự, bạn có thể tính độ lớn áp suất 1 cmH[sub]2[/sub]O với khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3
    - Từ đó ta có: 1 cmHg = 13.6 1cmH[sub]2[/sub]O
    [​IMG]
    * Nói thêm: Tại sao lại dùng đơn vị mmHg hay cmHg.
    Đơn vị này thường dùng cho áp suất khí quyển (thông thường là vậy), xuất phát từ thí nghiệm Torricelli như sau. Ông ta dùng 1 ống thuỷ tinh nhỏ, dài hở 2 đầu. Đổ đầy thuỷ ngân vào ống, sau đó bịt 1 đầu và úp đầu hở xuống dưới vào chậu thuỷ ngân thì cột thuỷ ngân bị tụt xuống chỉ còn cao 76 cm (760 mm) và khoảng trống phía trên (chỗ đầu trên) là chân không). Để cân bằng cột thuỷ ngân, thì áp suất cột thuỷ ngân phải bằng áp suất khí quyển bên ngoài (xem hình vẽ).
    Do vậy, áp suất khí quyển được gọi là 760 mmHg (1 atmosphere) là vì thế.
    Được vodanh06 sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 06/07/2006
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ______________________
    Bổ xung một chút. Vì ông làm ra thí nghiệm này tên là Torricelli nên đơn vị mmHg còn được gọi là Torr (đọc là'' to'' ). Các đơn vị Torr hay mm Torr hay được dùng trong các máy bơm chân không. Nếu thông số của máy bơm chân không chỉ là 10-5 thì phải để ý xem là Torr hay bar hay Pa

Chia sẻ trang này