1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giúp em với! NT sắp đặt

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi no_fear_no_pains, 02/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. no_fear_no_pains

    no_fear_no_pains Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Giúp em với! NT sắp đặt

    Em muốn tìm hiểu về nghệ thuật sắp đặt và điều kiện để có thể có 1 triển lãm về nó !
    Ai giúp em với..........!!!! :D
  2. hoasikhongphainghi

    hoasikhongphainghi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    hôm nay muộn rồi mình cũng mệt chỉ nói lại với bạn là yên tâm mình sẽ giải thích theo cách hiểu của mình mai nhé hẹn gặp lại
  3. no_fear_no_pains

    no_fear_no_pains Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cả ngày chờ bài viết của cậu cho mòn cả con mắt ! Cố lên! Giúp tớ đi!
  4. hoasikhongphainghi

    hoasikhongphainghi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    HI xin lỗi vì mấy hum bận quá nên không lên trả lời được hum nay trả lời nhé ( đây chỉ là cách hiểu và cảm nhận riêng thui)
    +Nghệ thuật sắp đặt chắc chắn đã có từ hàng nghin đời này trong cuộc sống của chúng ta. Cụ thể trong cuộc sống hàng ngày qua hàng ngàn năm qua chúng ta vẫn làm công việc rất giống với nghệ thuật sắp đặt đó là cách sắp xếp các đò vật. (Đang nói đến cái cốt lõi của vấn đề). NHưng sau này khi con người càng phát triển qua hàng ngìn năm lịch sử . thì con người nhận thấy rằng sắp đặt có ảnh hưởng to lớn tới con người về mọi mặt: Tâm tư tình cảm, >>>> khi con người nhìn vào cảnh vật xung quanh sẽ bị ảnh hưởng ko nhỏ tới cuộc sống của họ.
    +khi vui thì họ nhìn quang cảnh theo kiểu khác và khi buồn lại nhìn theo kiểu khác tuy nhien có những cách sắp xếp đò dạc mà ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư con người bất kể khi vui , buồn . Bạn mà nhìn vào khung cảnh đó cũng sẽ đều xuất hiện một cảm giác .
    +Những hoạ sĩ phương tây với tính sáng tạo và sự nhạy cảm của nghệ sĩ đã tìm ra cách thể hiện mới cho hội hoạ họ mở rộng khái niệm đồ hoạ ra cao hơn nữa ( không chỉ dừng lại ở bút, mực, toan và gỗ....mà còn là những hình khối những cách sắp xếp các đồ vật trong 1 trường nhìn mà vẫn tạo nên cảm xúc . Những cảm xúc này đã là con người ai cũng có người thì cảm xúc mạnh người thì cảm xúc bình thường nhưng chung qui đều ít nhiều bị tác động.
    +VÌ vậy các hoạ sĩ đã nảy ra một cách làm mới mình đó là thể hiện ngôn ngữ hội hoạ hoàn toàn mới mẻ. Và chính sự tươi mới này đã đem lại một trong những nghệ thuật đương đại đựoc nhiều tầng lớp quốc gia đón nhận vì sự gần gũi cũng như khả năng biểu cảm của nó.
    +Các danh hoạ cận đaqị và hiện đại đã từng làm nghệ thuật sắp đặt nổi tiếng và sơ khai nhất như: Picasso ( với các tác phẩm con dề bằng kim laoi, .....và các dụng cụ khác nó là tiền thân của nghệ thuật sắp đặt nếu bạn nhìn theo 1 khía cạnh nào đó. HIện tại ở nước ta có xuất hiện nhiều trào lưu mới như : sắp đặt, trình diễn....... Tôi thì yêu thích nghệ thuật trình diễn hơn cả vì thực ra ngay từ bé tôi đã sử dụng trình diễn tương đối nhiều và đặc biệt gần đây . trong nghệ thuật trình diễn phải kể đến ở VIỆT NAM có Dào Anh Khành là một trong những người đi tiên phong.
    +Tuy nhiên nghe nhìu nhưng tôi chưa hề đi xem tận mắt bao giờ. CŨng có thêm thông tin cho các bạn nếu muốn tìm hiểu thêm về trình diễn các bạn có thể tận mặt xem Anh Khánh trình diễn vào cuối tháng này cụ thể vào ngày: 25/11 này tại trang trại riêng ở gia lâm tui ko rõ lắm các bạn nếu có nhu cầu tự tìm hiẻu và post địa chỉ lên cho tui cùng đi xem với ok?
    +MỌi người có gì mình chưa nói đúng xin cứ bổ xung thêm và chỉ giáo tại hạ sẽ lĩnh hội ( nhưng đừng gay gắt tội nghiệp) mà gay gắt là em liều mình ra sông tuẫn tiết đấy
  5. no_fear_no_pains

    no_fear_no_pains Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    khi và?o mẶt cư?a hà?ng nà?o 'ò, viẶc bẮ trì, trưng bĂ?y càc phĂ?m vẶt cùfng cò à?nh hươ?ng vĂ cù?ng quan tròng tới tĂm lỳ ngươ?i mua hà?ng. Cò lèf vì? vẶy mà? nhiĂ?u cư?a hà?ng ngà?y nay thươ?ng cò kẮ hoàch thay 'Ă?i lài càch xẮp 'f̣t càc thương mài phĂ?m, càc 'Ă? trưng bà?y theo tuĂ?n, theo thàng hay theo càc dìp 'f̣c biẶt nà?o 'ò.
    ViẶc xf́p 'f̣t nà?y 'ò?i hò?i phà?i cò nhưfng ngươ?i cò òc thĂ?m mỳf, cò khà? nfng bà?i trì (mà? hì?nh như ơ? nhiĂ?u nước thì? 'Ăy cùfng là? 1 nghĂ?)... tẮt cà? 'Ă? nhf?m phùc vù 2 mùc 'ìch chình là? vư?a tiẶn dùng, vư?a 'àt yẮu tẮ thĂ?m mỳf cho ngươ?i mua hà?ng, ngươ?i khàn làfm v.v... VẶy nhưfng cĂng viẶc như trĂn liẶu cò nf?m trong cài gòi là? "NghẶ thuẶt sf́p 'f̣t"???
  6. linkvespa

    linkvespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    3.714
    Đã được thích:
    0
    NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT LÀ GÌ
    Nghệ thuật Sắp đặt khi khởi đầu từ những năm 60, có tên là "nghệ thuật không gian". Nó cùng với nghệ thuật Pop, nghệ thuật Cực thiểu, nghệ thuật Quan niệm có quan hệ. Chỉ trong thời gian ngắn chừng vài chục năm, nghệ thuật Sắp đặt đã trở thành thời thượng trong nghệ thuật đương đại. Có rất nhiều nghệ sỹ, hoạ sỹ, nhà điêu khắc cho mình danh hiệu nghệ sỹ Sắp đặt. Ở phương Tây có các bảo tàng Mỹ thuật dành riêng cho nghệ thuật Sắp đặt: như bảo tàng nghệ thuật Sắp đặt London, Anh; Trung tâm nghệ thuật Sắp đặt ở phố Ka- pa San Francisco phát triển từ năm 1983 từ một toà lầu đến 4 toà lầu năm 2000; Trung tâm nghệ thuật đương đại PSI (Mỹ) âu cũng là một bảo tàng nghệ thuật Sắp đặt. Các học viện nghệ thuật bắt đầu các khoá học cho nghệ thuật Sắp đặt. Tại nước Anh, đại học Huddersfield đã có chương trình nghệ thuật Sắp đặt bậc cử nhân. Trong bảo tàng mỹ thuật phương Tây đương đại, nghệ thuật Sắp đặt chiếm một vị trí tương đối trọng yếu. Như bảo tàng nghệ thuật Santiago (Mỹ) từ năm 1969 đến năm 1996 đã có 67 lượt nghệ thuật Sắp đặt. Trong những năm lại đây, đa phần các bài tốt nghiệp của các thạc sỹ là các nghệ sỹ sắp đặt. Ví dụ học viện mỹ thuật Maine năm 2000, 10 người tốt nghiệp thạc sỹ thì có 9 người làp tác phẩm sắp đặt.
    Nhà phê bình nghệ thuật Mỹ Anthony Janson đối với nghệ thuật Sắp đặt của nghệ thuật Hậu hiện đại làm chú ý mọi người bởi cách giải thích: " căn cứ vào quan điểm nghệ sỹ theo chủ nghĩa kết cấu, thì thế giới có dạng văn bản (text), nghệ thuật Sắp đặt có thể được xem như thị hiện thị hoàn mỹ của những quan niệm, những ý tưởng của nghệ thuật Sắp đặt, ngay đối với người nghệ sỹ làm ra nó cũng không thể hoàn toàn nắm vững, cho nên độc giả có thể tự do căn cứ vào sự lí giả của mình, để tiến hành "đọc hiểu" tác phẩm đó. Nghệ sỹ sắp đặt sáng tạo nên một thế giới khác. Nó - một vũ trụ riêng vừa lạ vừa quen. Khán giả đành phải tự cho tìm cho mình một lối đi vào tiểu vũ trụ này. Các tác phẩm Sắp đặt tạo nên một thế giới tân kỳ, khơi gợi ký ức của người xem, sản sinh những dạng thức kinh nghiệm, và người xem dựa vào đấy để tìm cho mình một cách lí giải riêng, đấy là một quá trình làm lớn thêm đời sống kinh nghiệm bản thân. Kết quả là quá trình sáng tạo Văn bản đã nhận được sự giúp đỡ của khán giả. Bản thân nghệ thuật Sắp đặt mà nói, chăng qua đấy cũng là một nồi lẩu dung nạp những hy vọng về nội dung của tác giả và người xem. Cho nên nghệ thuật Sắp đặt có thể là gã môi giới lanh lợi nhất, có thể biểu đạt tất thảy nội dung từ xã hội, chính trị, hoặc những vấn đề của cá nhân. Sự hưng thịnh của nghệ thuật Sắp đặt có liên quan tới sự thâu nhận văn hoá của nó - Michael Kimmelman nhà phê bình nghệ thuật đã nhận định như vậy. Ở phương diện truyền tải này, nó mãi mãi vượt qua những hình thức như nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh. Sự hưng thịnh của nghệ thuật Sắp đặt có thể coi như là sự lật lại của chủ nghĩa Cực thiểu. Nếu như nói đến chủ nghĩa Cực thiểu, cơ hồ như là sự tiếp xúc với hư vô và đơn giản. Ở một trình độ nhất định, phản ánh sự sùng bái tốc độ và tần xuất của xã hội Hậu công nghiệp. Còn như nghệ thuật Sắp đặt có thật nhiều tiện ích, làm cho người xem chùng lại nhịp sống. Cho nên nghệ thuật Sắp đặt dường như thoả mãn tâm sinh lý của những con người luôn bận rộn, có nhu cầu hài hoà và thang bằng tâm lý. Do nghệ thuật Sắp đặt có từ nhiều loại hình nghệ thuật, lại là sự tập hợp phi logic các vật thể thực (cách sắp đặt vô lý) tạo nên sự cường điệu tột độ quan niệm về các tổ hợp Sắp đặt. Đồng thời nghệ thuật Sắp đặt phản ánh một thế giới đang biến hoá, bởi vì trong nghệ thuật Sắp đặt, sự tính tại của các vật thể là không tĩnh tại tuyệt đối, chúng tồn tại trong một hoàn cảnh không gian và môi trường xã hội vĩnh viễn vận động. Cho nên bản thân ý nghiã của nó cũng không ngừng biến hoá. Ngoài ra một đặc điểm của xã hội hậu hiện đại tinh thần bài trừ cực đoan và nhấn mạnh sự khoan dung. Sự hình thành từng bước "Ngôi làng trái đất". Hình thái ý thức đối địch đang bị các chế tài kinh tế thay thế, triết trung, nhượng bộ đang trở thành cách ứng xử quốc tế. Trong mọt thời đại biến hoá vô cùng, như tuyên ngôn của các nhà nghệ thuật Vị lai từng nói: " tất thảy những toan tính đều được dùng tư duy logic giải thích chuẩn xác, giải thích tất cả những mối quan hệ nhân quả - đấy là cách nghĩ ngu ngốc. Vì sự vật bủa vây va đập vào chúng ta, chúng kết hợp, hỗn hợp một cách hỗn độn, không tuần tự." Nghệ thuật Sắp đặt là cách giải thích mập mờ về một thế giới vật chất hỗn độn, con mắt nhân loại hôm nay không được ngơi nghỉ trước hàng đống phim ảnh, những âm thanh hỗn độn kỳ quái, những câu thần chú, những tác phẩm điêu khắc xen cùng hội hoạ. Thể hiện con người phương Tây đang mê man lạc lối, khi lấy mình làm trung tâm, vứt bỏ truyền thống tôn giáo, trong vấn đề thần bí, họ đi tìm đáp án cho những vấn đề bất khả tri. Nghệ thuật Sắp đặt diễn giải định tính không chuẩn xác những ám thị thần bí, nó thừa nhận nhận thức của con người là tương đối, những vấn đề bất khả tri không có cách gì thâm nhập mới là tuyệt đối. Một đồng nghiệp tại Mỹ của tác giả, là một nhà giáo dục đáng kính, đã từng có một vài triển lãm Sắp đặt khá hay một vài năm trước đột nhiên từ chức đi tới Nepan để xuất gia thành một Latma, mong được bước vào một thế giới bất khả tri cao hơn nữa. Xét trong lĩnh vực nghệ thuật, nghệ thuật Sắp đặt đối với sự phân loại truyền thống nảy sinh nhiều tranh cãi. theo mỗi thời kỳ, sự phân loại nghệ thuật căn cứa nhất định vào điều kiện xã hội, hình thái kinh tế chính trị. Thế kỷ 19 các nhà mỹ học đã thử dùng nhiều hệ thống phân loại, có cách căn cứ vào các giác quan cảm nhận của chủ thể. Như cách lấy thính giác lại phân loại, hoặc đem phân thành nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời gian, hoặc như đem nghệ thuật phân thành nghệ thuật tái hiện và nghệ thuật phi tái hiện. Những nỗ lực tạo nên các hệ thống phân loại mới, trước hết phải kể đến nhà mỹ học Pháp thế kỷ 18 Abbe Battaux.
    Cho rằng định giới một hiện tượng phức tạp như các hiện tượng trong nghệ thuật không thể theo một nguyên tắc cứng nhắc bằng hệ thống định vị các ranh giới. Chúng ta không ngừng từ nhiều giác độ để thâm nhập vào bản chất nghệ thuật và những mối quan hệ loại hình. Trong tác phẩm " Mỹ học phương Tây đuơng đại", Châu Địch cho rằng nghệ thuật nghệ thuật đương đại " sự thuần tuý đã có của mỗi loại hình nghệ thuật và những mối quan hệ giữa các loại hình được đa số mọi người công nhận do những tiêu chuẩn và tiêu chí truyền thống. Trước hết những biến hoá đưa đến chúng ta không giống như trước đây, với những tiêu chí phân loại trong nghệ thuật truyền thống, không thể nghiên cứu những biến đổi, những phát sinh mới của các loại hình nghệ thuật, hoặc là nghiên cứu những đặc điểm chung nhất cấu thành nên các loại nghệ thuật. Nghệ thuật Sắp đặt do sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, biểu hiện phương thức nghệ thuật trong biểu đạt tư tưởng quan niệm là không thể dùng cách phân loại cơ giới để phân định. Do những thủ pháp và chất liệu nghệ thuật hôm nay đã biến hoá đến hoa cả mắt, cách phân loại nghệ thuật càng nảy sinh những nguyên tắc mới, đem những hiện tượng nghệ thuật như vô pháp thành hứu pháp, không chỉ giúp chúng ta ngày có một nhận thức mới thêm về nghệ thuật.
  7. linkvespa

    linkvespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    3.714
    Đã được thích:
    0
    Tiếp
    Trong phương diện triển lãm và sưu tập, nghệ thuật Sắp đặt làm ngơ trước quyền uy các bảo tàng mỹ thuật. Rất nhiều tác phẩm Sắp đặt ban đầu trình diện trong các hiện trường triển lãm " phi chính thức" (không phải trong các bảo tàng hay trong các gallery). Chẳng hạn như trung tâm nghệ thuật Sắp đặt ở phố Kappa, Sanfransico ban đầu cũng chỉ là rời rạc các căn nhà cũ hợp thành. Ở phương Tây nghệ thuật trong bảo tàng cơ bản là nghệ thuật của tằng lớp trung lưu. Quảng đại tầng lớp những người lao động chưa qua giáo dục bậc cao cơ hồ rất ít khi đến bảo tàng Mỹ thuật. Do nghệ thuật Sắp đặt khi diễn ra bên ngoài, ở trong những căn nhà cũ được cải tạo lại, trong các kho bãi, đã làm cho sự hiện diện của nó trở nên bình dân hơn, thực tế là nó có khẩu vị của nghệ thuật đại chúng, đem nghệ thuật không chỉ cư trú trong các bảo tàng, các gallery mà còn đến với nhân dân lao động. Nghệ thuật Sắp đặt đồng thời phản đối luôn thứ mỹ thuật bảo tàng coi bảo tàng như các tháp ngà thoát ly cuộc sống. Nó không chỉ " bình dân hoá" mà nó còn trực tíêp đi vào cuộc sống. Có một số tác phẩm nghệ thuật Sắp đặt ngoài trời hiện diện dưới hình thức tổ hợp tiếng động, âm thanh, điêu khắc, có một số kiến tạo như toà thành kỳ dị trong các công viên, lại có những tác phẩm nghệ thuật Sắp đặt như công trình kiến trúc trong thế giới của những giấc mơ. Có tác phẩm trở thành một phần trang sức trên các bên ngoài các toà lầu. Chúng thực sự thành một không gian sống mà mọi người vừa nhìn ngắm vừa vui đùa, vừa có thể ngắm, vừa có thể nằm chơi. Nhưng nghệ thuật Sắp đặt đi vào không gian sinh hoạt của thị dân, hẳn không chỉ là miền đất hứa cho lý tưởng nghệ thuật mà còn có những nguyên nhân kinh tế ẩn chứa. Có rất nhiều tổ chức tài trợ mỹ thuật công cộng Mỹ đều dành một phần lớn ngân sách giúp đỡ các nghệ sỹ Sắp đặt. Nghệ thuật Sắp đặt có những đặc trưng sau:
    1. Nghệ thuật Sắp đặt trước hết đưa người xem vào trong lòng tác phẩm. Môi trường không gian ba chiều, môi trường này bao gồm không gian nội thất và ngoại thất, nhưng chủ yếu là nội thất.
    2. Các nghệ sỹ của nghệ thuật Sắp đặt luôn phải nắm vững đặc điểm không gian nội ngoại thất của địa điểm triển lãm. Đặc trưng thiết kế không gian và những sáng tạo nghệ thuật trở thành một chỉnh thể.
    3. Cũng như rạp chiếu phim không thể chiếu cùng một lúc hai bộ phim, chỉnh thể của tác phẩm nghệ thuật Sắp đặt đòi hỏi một không gian độc lập trên phương diện thị giác và thính giác đều không chấp nhận sự ảnh hưởng và gây nhiễu.
    4. Người xem thâm nhập và tương tác trở thành một bộ phận không thể tách rời của nghệ thuật Sắp đặt.
    5. Nghệ thuật Sắp đặt là sự sáng tạo không gian, không gian này bao gồm cả quần chúng, từ chỗ bị động thưởng thức chuyển sang chủ động, loại cảm thụ này ngoài tính tích cực của sự tiếp nhận tư duy và cơ thể, huy động tất tật các cảm quan như thị giác, thính giác, xúc giác, thậm chí cả vị giác.
    6. Nghệ thuật Sắp đặt không hạn chế các loại hình nghệ thuật, nó tổng hợp một cách tự do hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, lý lịch, tản văn, điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, tiếng động, thơ ca... sử dụng bất cứ phương pháp nào. Có thể nghệ thuật Sắp đặt là thức nghệ thuật giải phóng các phương pháp nghệ thuật.
    7. Để làm náo hoạt người xem, có lúc nghệ thuật Sắp đặt làm đảo lộn cả thói quen tư duy của người xem bằng các biện pháp khoa trương, cường điệu quái lạ để kích thích cảm quan người xem.
    8. Nghệ thuật Sắp đặt thông thường tồn tại trong một thời gian ngắn, không phải thứ nghệ thuật sưu tập.
    8. Nghệ thuật Sắp đặt là nghệ thuật biến hoá. Nghệ thuật gia trong thời gian triển lãm có thay đổi, có thể làm khác lạ đi một vài chi tiết hay toàn thể tác phẩm.
    Hiển nhiên, nghệ thuật Sắp đặt tự nó là biến hoá, đối với thứ nghệ thuật bảo tàng truyền thống giống như một chiếc ***g, thì nghệ thuật Sắp đặt đương đại không còn sự tương phản và tạo phản. Thủa ban đầu, nhằm phản đối cung cách sưu tập vĩnh viễn của bảo tàng, nghệ thuật Sắp đặt đã xưng danh là "nghệ thuật không gian", nhưng giờ đây đã bị "chiêu an", trong các danh mục sưu tập vĩnh viễn của bảo tàng. Ví dụ như bảo tàng Santiago, trong 67 lần trưng bày nghệ thuật Sắp đặt thì có tới 58 tác phẩm trở thành sưu tập vĩnh viễn của bảo tàng. Nhà phê bình nghệ thuật Hugh.M. Davies (Mỹ) cho rằng nghệ thuật Sắp đặt đã đưa nghệ thuật Sắp đặt quay trở về với nghệ thuật hang động nguyên thuỷ (như động Lascaux - Pháp). Nghệ thuật Sắp đặt là tiếng vọng xa xôi của một truyền thống văn hoá cổ xưa của nhân loại. Nghệ thuật gia cổ xưa, không chỉ tạo nên các tác phẩm đơn lẻ, mà nó có thể di động, trở thành một không gian tín ngưỡng và tôn giáo. Cho nên, với các đền miếu và giáo đường có thể nói đây là tiền thân của nghệ thuật Sắp đặt.
  8. linkvespa

    linkvespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    3.714
    Đã được thích:
    0
    Tiep
    Thập niên 80, Nghệ thuật Sắp đặt có một đặc điểm khá rõ nét là sử dụng ngày càng nhiều TV và Video, đề tài cũng rộng hơn. ?oChung cư ma quỉ? (1981) của Terry Allen đem nhốt 1 con gà trống, 3 con gà mái và 2 con quạ vào 1 cái chuồng sắt, trên màn hình nghiêng có hình con quỉ đánh đàn piano. Sắp đặt này được coi là thể hiện mâu thuẫn chủng tộc ở Mỹ. (15) Kiến trúc sư Rob Wellington Quigley làm sắp đặt ?oHành lang Video? (1984), dùng ánh sáng đèn điện làm cho bức tường hình chữ nhật biến thành vật phát sáng giống như màn hình TV, cùng với hình ảnh chiếm trên TV, làm cho người xem cảm thấy như ở các nơi khác nhau, có cái thì tĩnh, cái thì động. Francesc Torres làm sắp đặt ?oĐộc tài bột phát? (1986): dùng hình ảnh TV nói lên hành động tàn bạo của chiến tranh và loài người. Sắp đặt của nhóm nghệ sĩ gồm David Avalos... có tên là ?o911: nhà có chuyện rồi? (1987) là một chiếc bàn hình chữ nhật, ở mỗi đầu bàn gắn một chiếc TV, màn hình hướng lên trời. Cơ cấu kiến trúc nội thất cũng kỳ quặc như chiếc bàn quái dị kia. Như vậy, sắp đặt này vận dụng đặc tính của TV, so sánh mẩu vụn sinh hoạt của con người với kiến trúc kỳ quặc để thể hiện bản chất quái đản trong cuộc sống của người đương đại.
    Thập niên 80, ý thức bảo vệ môi trường mạnh mẽ của con người đã tác động đến các Nghệ sĩ Sắp đặt, họ luôn lên tiếng kêu gọi là trực tiếp hành động, tận dụng những ngôi nhà cũ nát bị bỏ hoang làm nơi trưng bày sắp đặt. Trong đó có David Ireland là người đã sáng lập trung tâm Nghệ thuật Sắp đặt ở phố Kapa Francisco. Từ năm 1983, ông bắt tay vào tự sửa chữa một căn nhà lầu cũ nát từ thế kỷ 19 ở khu ổ chuột, mất nhiều năm mới sửa xong, ông lấy đó làm cơ sở Nghệ thuật Sắp đặt của mình, tại đây ông sáng tác và trưng bày nhiều tác phẩm sắp đặt. Hiện nay ngôi nhà đã trở thành một phần của trung tâm Nghệ thuật Sắp đặt ở phố Kapa. Một nghệ sĩ khác là Tyree Quyton (1955--) sinh ra và lớn lên ở khu người da đen tại Detroite, đã biến những ngôi nhà bỏ hoang ở cả một dãy phố thành ?oSắp đặt Heidelberg?, bắt đầu từ năm 1986 và tiếp tục cho đến nay. Năm 1993, nhóm nghệ sĩ đứng đầu là Rich Lowe dùng Nghệ thuật Sắp đặt, tái thiết và làm sống lại một khu dân cư. Tại một khu chung cư ở Houston, họ sửa chữa 7/22 ngôi nhà bỏ hoang thành nhà trưng bày Nghệ thuật Sắp đặt, thông qua nghệ thuật để cứu vãn khu nhà ổ chuột đổ nát. Một nghệ sĩ khác là George Rousse năm 1984 đã sử dụng một cửa hàng giặt khô bỏ hoang ở bang California để làm sắp đặt ?oKhông đề?, khiến ngôi nhà sắp bị dỡ bỏ... lại được phụ vụ người ở trong khu dân cư.
    Thập niên 90, các Nghệ sĩ Sắp đặt không thỏa mãn với việc sử dụng không gian có sẵn của phòng triển lãm để tạo nên ảo giác không gian nội thất bằng ánh sáng, mà ?otái thiết? không gian nội thất hoặc xây mới cả một kiến trúc.
    Nghệ sĩ Mỹ Vito Acconci (1940--) năm 1993 đã làm ở Viên một sắp đặt ?oTái thiết nhà triển lãm trung tâm Makos? phỏng theo phòng triển lãm đã được xây dựng lại nhưng hoàn toàn thay đổi hình dáng. Với kiến trúc phản lôgich, dị dạng què quặt, nghiêng ngả, đã thể hiện một cách gay gắt nỗi ám ảnh về nguy cơ của con người đương đại. Sắp đặt tương tự còn có nghệ sĩ Tiệp định cư tại Đức là Magdalena Jetelova, từ 1992-1994 đã sáng tác tại Viên, Vacsava và Berlin, sắp đặt hoành tráng trong nhà có tên là ?oThuần hóa Kim tự tháp?, tái hiện quang cảnh bi hùng giống như cảnh thành Pompei cổ La Mã bị nhấn chìm trong tro bụi núi lửa xưa kia. Những dòng bụi núi lửa và bụi dung nham đỏ quạch từ cầu thang, cửa sổ và hành lang của nhà bảo tàng nguy nga tráng lệ chảy xuống, chôn vùi những tượng đá hoa cương lúc ẩn lúc hiện. Cũng như những dân cư Pompei bỏ chạy năm xưa, người xem cũng phải hốt hoảng tìm đường thoát thân. Sắp đặt này là một sự cảnh báo về ngày tận thế của văn minh nhân loại, gây xúc động mạnh. Nil Udo năm 1992 sáng tác ?oPhong cảnh thác nước? tại số nhà 340 phố Atelier Brucxen Bỉ. Sắp đặt này thật là quái đản: cửa sổ tầng 2 được kéo dài thành vách đá, từ cửa sổ có một vòi nước máy chảy ào ào như thác đổ theo vách tầng 2 xuống bể nước dưới đất. Nghệ sĩ tuyên bố: ?oCác sắp đặt của tôi đều lấy chủ đề là mâu thuẫn, đó là điều không thể tránh khỏi trong sự sinh tồn của chúng ta. Mọi sự đụng chạm của ta đối với thiên nhiên đều gây tổn thương: chúng ta sẽ làm rách ********** của thiên nhiên? (16) Nghệ sĩ Hy Lạp Stephen Atonakos năm 1997 đã dự triển lãm Vơnidơ 2 năm 1 lần với sắp đặt ?oNhà nguyện thang trời?, đây là một kiến trúc kết cấu thép cao 549cm, trong nhà có một chiếc thang màu vàng dài 1.219cm xuyên qua ô cửa trên nóc chọc thẳng lên trời, như chỉ cho mọi người con đường tâm linh lên trời.
    Vào thập niên 90, đề tài Nghệ thuật Sắp đặt phương Tây mở rộng hơn, liên quan với rất nhiều mặt của cuộc sống và suy nghĩ của người đương đại, nhất là các điểm nóng, như bảo vệ môi trường, bào vệ hòa bình thế giới, đa văn hóa, mâu thuẫn sắc tộc... Sau khi chiến tranh lạnh giữa phương Đông và phương Tây chấm dứt, nhiều nghệ sĩ Liên Xô và Đông Âu đã kéo sang châu Âu và Mỹ, dùng sắp đặt để thể hiện trước người xem châu Âu những dấu vết còn lại của ý thức hệ khác nhau. Các nghệ sĩ dân tộc thiểu số Mỹ cũng sôi nổi hẳn lên. Các Nghệ sĩ Sắp đặt người Hoa sống ở New York như Cốc Văn Đạt, Từ Băng, Thái Quốc Cường đã sử dụng đặc trưng văn hóa Trung Quốc tạo ra các tác phẩm sắp đặt bắt mắt với nội hàm sâu sắc, nên họ đã trở thành những nhân vật được chú ý trong nghệ thuật đương đại phương Tây. Các nghệ sĩ da đen cũng bắt đầu nổi lên. Tác phẩm ?oĐiệu nảy Klakét (Tap dance): Nhìn lại ký ức? (1989) của Mildred Howard (1945--) đã nâng những ký ức về lịch sử bi thảm thấp hèn của người da đen lên tầm cao tôn giáo. Tại phòng trưng bày, sàn nhà có lối đi ở giữa và 2 khu ở 2 bên, trên lối đi để 4 dãy giầy da các loại toàn màu trắng, 2 khu thì bày đầy những cá sắt để đóng vào đế giầy da, giống như cách phân khu trong nhà thờ, đi sâu vào trong, chính giữa có 1 chiếc ghế 3 chỗ ngồi để đánh giầy, trông giống như ban thờ. Nghệ sĩ Sắp đặt của các nghệ sĩ dân tộc thiểu số ở Âu Mỹ, gồm nghệ sĩ nhập cư, da đen và da đỏ, nói chung đều đậm đà đặc trưng văn hóa dân tộc, làm tăng sắc màu rực rỡ cho nền nghệ thuật mà người da trắng nhất thống thiên hạ. Vì các nghệ sĩ này đã lĩnh đủ tệ nạn phân biệt chủng tộc, nên nhiều tác phẩm của họ chính là những tiếng thét phẫn nộ bi tráng.
  9. linkvespa

    linkvespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    3.714
    Đã được thích:
    0
    Tiếp :
    HỔ LỐN: Vai trò của hiện vật trong sắp đặt
    Trong Nghệ thuật Sắp đặt, hiện vật đóng vai chính. Giáo sư Mỹ học trường Đại học Yale George Kubler đã viết trong cuốn ?oVật hóa thời gian? của mình rằng, những thứ mà loài người làm ra đã ?oghi chép lại thời gian trôi qua với mức độ chính xác ngoài sức tưởng tượng của ta. Chính là những đồ vật đó trong phạm vi nào đó đã vật hóa thời gian? (17) Nghệ thuật tạo hình trước mỹ thuật hiện đại có thể nói là kỹ thuật tạo ảo giác thị giác. Các nghệ sĩ dùng màu sắc và chất liệu điêu khắc để tái tạo đối tượng và hiện vật. Nghệ thuật hội họa đầu thế kỷ 20 đã giải phóng nghệ thuật khỏi ách sao chép tái tạo. Trong hội họa Lập thể Picasso đã đưa hiện vật vào hội họa. Từ đây, những hiện vật thật có thể sờ thấy đã trở thành tác phẩm nghệ thuật một cách đàng hoàng, danh chính ngôn thuận. Tuy nhiên dùng hiện vật để thể hiện quan niệm thì mới có từ Marcel Duchamp. Tác phẩm nổi tiếng của ông ?oVòi phun nước? là một cái bô trắng mua ở cửa hàng ngũ kim, trên đó có chữ ký ?oMute? theo kiểu ký tên truyền thống của họa sĩ và ?onăm 1917?. Ông giải thích: ?oĐiều quan trọng không phải là chính tay ông Mute làm cái vòi phun nước này hay không, mà là sự lựa chọn của ông ấy (Duchamp nhấn mạnh). Ông đã chọn một đồ dùng hàng ngày đặt vào môi trường khiến cho nó mất đi giá trị thực dụng và gắn cho nó một tiêu đề mới để có một quan niệm mới. Ông đã lấy đồ vật ấy làm khởi điểm để tạo ra tư tưởng mới?. (18) Duchamp đem chiếc bô tiểu tiện dành cho đàn ông trưng bày tại bảo tàng mỹ thuật vốn chỉ trưng bày những tác phẩm quí giá, đã thể hiện rõ thái độ khinh miệt và phủ định của ông theo kiểu ?ochủ nghĩa đađa? nhằm vào nền văn minh ?ocao cả? của châu Âu đã lộ rõ chân tướng man rợ và khát máu trong thế chiến I. Ông mắc bệnh tim nhưng nhìn bên ngoài vẫn khỏe mạnh nên khi đi trên đường phố ở Pháp, ông luôn bị sỉ nhục vì bị hiểu lầm là một tên hèn nhát trốn quân dịch. Sau khi di cư sang Mỹ, ông coi khinh văn hóa Mỹ là nông cạn thô tục. ?oCác tác phẩm nghệ thuật mà nước Mỹ tạo ra cho loài người chẳng qua chỉ là những ống nước, gạch men, bô đái bệt xí và một vài cây cầu?. (19) Ông đặt tên cho cái sản phẩm công nghiệp mà ông đặt đại vào cung điện nghệ thuật ấy là ?oĐồ làm sẵn? (Ready ?" made), nó bất chấp chuẩn mực mỹ học truyền thống, bất chấp cá tính, bất chấp tính thực dụng, bất chấp mối liên hệ lô gích với hiện thực, mà chỉ là một cái biển chỉ đường hay một sự gợi mở cho nghệ sĩ lựa chọn để ám chỉ một quan niệm nào đó.
  10. linkvespa

    linkvespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    3.714
    Đã được thích:
    0
    Tiếp
    Đôi khi Nghệ thuật Sắp đặt mô phỏng cảm nhận của người đương đại. Loại Nghệ thuật Sắp đặt này thường thần bí sâu xa, dẫn dắt ta vào cõi thiền của loài người. Về mặt này, nổi bật là Ann Hamiltonl (1956--), một trong những nhân vật tiêu biểu của Nghệ thuật Sắp đặt đương đại Mỹ. Bà đổ mật ong lên sàn phòng triển lãm rồi dán lên đó 700 ngàn đồng tiền xu tạo nên tấn thảm tiền xu có hình làn sóng nhấp nhô. Bà đặt tên cho nó là ?oNghèo nàn và xa xỉ?. Bà nhấn mạnh cảm nhận của mình đối với lịch sử mà mỗi đồng xu tượng trưng, ?ođối với tôi, việc dán những đồng xu lên mật vừa là ẩn dụ vừa là cảm nhận về lịch sử của những con người đã đụng chạm đến chúng?. Sắp đặt ?oTấm lót? (1990) của bà hình như vay mượn nội dung và ý cổ của từ này. Bà dùng tấm thảm len trắng của Anh tạo nên căn phòng nhỏ vừa giống phòng cách âm vừa giống phòng giam. Ô cửa sổ nhỏ trên cánh cửa khiến ta nghĩ đến nhà giam. Bức tường len dày lại giống phòng cách âm. Sàn nhà dùng kính dày trong suốt, đè lên những ngọn cỏ thật dường như lay động theo gió. Mặt tường trong phòng gắn một lớp dải kính trong suốt, dưới kính là mặt tường trắng viết tay những đoạn trích nhật ký, ghi lại cảm tưởng của nhà thiên nhiên học thế kỷ 19 John More trong chuyến du lịch thiên nhiên. Người xem bước vào căn phòng nhỏ đó của Hamilton tức là bước vào một cái hộp thủy tinh cô lập, dưới chân là cỏ dại dù thật đến mấy cũng vì ngăn cách bởi lớp kính mà thành ra thiên nhiên trừu tượng. Liên quan với nó là những mô tả về thiên nhiên của nhà thiên nhiên học ngăn cách bởi tấm kính tường lại càng trừu tượng hơn cả trừu tượng. Căn phòng nhỏ vừa giống phòng cách âm vừa giống phòng giam thực ra đã tạo cho người xem một cõi tĩnh lặng để thiền, nó ngăn cách hẳn với sự ồn ào hỗn độn của cõi trần để ta yên tĩnh suy ngẫm về quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
    Đôi khi Nghệ thuật Sắp đặt mô phỏng tình cảm của cá nhân. Sắp đặt ?oTôtem? (2000) của Richard Metz làm vì 2 con trai của mình, chan chứa tình thương sâu nặng của người cha. Ông nói: ?oSáng tác của tôi đặt mối quan tâm chính vào tuổi thơ của các cháu nhỏ, tôi tìm hiểu nội hàm văn hóa trong đó, đồng thời nhớ lại tuổi thơ của mình và giao lưu tốt hơn với 2 đứa con của tôi. Theo tôi, chủ nghĩa hiện đại luôn áp đặt mệnh lệnh, chỉ tay năm ngón, vì thế tôi cố ý chọn sách lược lật đổ chủ nghĩa hiện đại. Tôi vẽ tranh trên những hòn gạch, làm mặt nạ cho bạn tôi đeo thế là thành ra vai diễn mà tôi tạo nên. Còn việc sử dụng các mẩu chuyện và vai diễn đồng thoại là nhằm tỏ thái độ hài hước đối với các vấn đề sắc tộc, giai cấp và giới tính ... (25) Nữ nghệ sĩ Becky Blosser làm sắp đặt ?oTổ chim? thể hiện sự ngây thơ trong trắng của trẻ thơ giống như Richard. Tổ chim bằng gốm vừa giống ngọn hải đăng thường thấy ở các bờ biển, vừa giống lâu đài ảo trong công viên Disney. Kataruna Weslien thì mô phỏng người đương đại bằng cách đi sâu vào những thứ mơ hồ mung lung như giấc mơ, vô thức và ý niệm..., ví dụ ?oSự sống ban đêm? (1996), ?oNội tạng? (1994), ?oThức tỉnh? (1998), ?oCột mốc? (1987) và ?oChín vòng liên hoàn? (1994, cộng tác với Alexandra Merrill).

Chia sẻ trang này